Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.76 KB, 42 trang )

GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT
CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
Ở TRƯỜNG MẦM NON


1. Mục tiêu chung
Trang bị cho GVMN những kiến thức và kỹ năng tổ chức giáo dục nghệ thuật
cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trải nghiệm
2. Mục tiêu cụ thể
 Kiến thức
 Nêu được khái niệm giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trải
nghiệm ở trường mầm non; các loại hình nghệ thuật phù hợp với trẻ mẫu giáo;
phương pháp, hình thức giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo.
 Nắm được vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với giáo dục nghệ thuật cho trẻ
mẫu giáo.
 Xác định được quy trình, phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm để giáo
dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo theo mơ hình giáo dục trải nghiệm của David
Kolb.


MỤC TIÊU
2. Mục tiêu cụ thể

 Kĩ năng
 Kĩ năng tổ chức giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua trải
nghiệm
 Thái độ
 Quan tâm, hứng thú và sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giáo
dục nghệ thuật qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo.



NỘI DUNG
1.

Những vấn đề chung về giáo dục nghệ thuật; hoạt động trải
nghiệm

2. Giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo qua hoạt động trải nghiệm ở
trường mầm non


HOẠT ĐỘNG 1
1. Thế nào là nghệ thuật, giáo dục nghệ thuật và giáo dục nghệ thuật
cho trẻ mẫu giáo?
2. Hãy cho biết đặc điểm tiếp nhận nghệ thuật của trẻ mẫu giáo?
3. Những loại hình nghệ thuật nào phù hợp với khả năng tiếp nhận
của trẻ mẫu giáo?


KHÁI NIỆM NGHỆ THUẬT
Nghệ thuật được hiểu như là:
+ Phương tiện để diễn đạt hay trao truyền cảm xúc và ý tưởng
+ Phương tiện để khám phá và thưởng thức những yếu tố hình
thức hay ý tưởng của một người thông qua giác quan, một tài năng
hoặc một hoạt động sáng tạo ra vật dụng, trong đó cái đẹp như một
yêu cầu quan trọng.
Nghệ thuật có ba chức năng chủ yếu là nhận thức, giáo dục và
thẩm mỹ


KHÁI NIỆM GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT

 Giáo dục nghệ thuật (Arts Education) là hoạt động chuyển giao di
sản văn hóa nghệ thuật giữa các thế hệ và là một hoạt động mang
tính liên ngành.
 Giáo dục nghệ thuật là một trong những nhiệm vụ cơ bản, góp phần
giáo dục năng lực thẩm mỹ trong nhân cách con người.
 Giáo dục nghệ thuật bao gồm các hoạt động giáo dục về nghệ thuật
(ví dụ: hoạt động dạy vẽ, dạy múa, dạy hát cho trẻ em…) và các
hoạt động giáo dục thông qua nghệ thuật (VD: Sử dụng nghệ thuật
sân khấu để giáo dục về lịch sử và văn học, sử dụng NT hội họa để
hỗ trợ việc học các biểu tượng toán…


KHÁI NIỆM GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI
NGHIỆM CHO TRẺ MẪU GIÁO

Giáo dục nghệ thuật qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mẫu giáo ở trường mầm non là quá trình tổ chức cho trẻ tiếp
xúc trực tiếp, đắm mình trong các tác phẩm nghệ thuật và
trong hoạt động nghệ thuật nhằm tạo nên sự hiểu biết, khả
năng thưởng thức, kĩ năng thực hành và sáng tạo trong nghệ
thuật và trong cuộc sống.


ĐẶC ĐIỂM TIẾP NHẬN NGHỆ THUẬT CỦA TRẺ MẪU
GIÁO
- Giàu xúc cảm, dễ rung cảm.
- Nhìn thế giới bằng sự trong sáng và hồn nhiên.
- Tri giác trọn vẹn các phương tiện biểu hiện của nghệ thuật (hình
ảnh, âm thanh, ngơn từ, giai điệu...) mà ít chú ý tới các chi tiết cụ thể
dưới cái nhìn tách bạch, rạch rịi, khơ cứng. Đồng thời với q trình

tri giác nghệ thuật, trẻ thể hiện cảm xúc tự nhiên của bản thân bằng
lời nói, cử chỉ, hành động như chăm chú nhìn, reo lên, hoan hô…
- Sự tập trung chú ý của trẻ cịn yếu và thiếu tính bền vững, dễ bị
phân tán, tri giác thường gắn với hình ảnh trực quan; trẻ quan tâm
chú ý đến hoạt động có đồ dùng trực quan sinh động, hấp dẫn.


CÁC LOẠI HÌNH GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT PHÙ HỢP
VỚI TRẺ MẪU GIÁO

1. Kiến trúc và trang trí (lắp ghép, xếp hình, trị chơi xây
dựng và trang trí)
2. Điêu khắc (Nặn)
3. Hội họa (Vẽ, cắt, xé, dán)
4. Âm nhạc
5. Văn chương (thơ, truyện)
6. Sân khấu (đóng kịch, chơi đóng vai)
7. Điện ảnh (xem phim, video…)


HOẠT ĐỘNG 2: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG
GIÁO DỤC CHO TRẺ MẪU GIÁO
1. Thế nào là hoạt động trải nghiệm?
2. Hoạt động trải nghiệm có vai trị như thế nào đối với giáo dục
trẻ mẫu giáo?
3. Trình bày quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ
mẫu giáo?


Khái niệm hoạt động trải nghiệm

 Trải nghiệm là tham gia các hoạt động thực tế, sau đó phản ánh, tổng kết
lại để tăng cường hiểu biết, phát triển kỹ năng, định hình các giá trị sống
và phát triển tiềm năng bản thân.
 Hoạt động trải nghiệm của trẻ mẫu giáo là quá trình trẻ hành động thực
tiễn với các sự vật, hiện tượng, con người trong cuộc sống thực; trong
tương tác xã hội, sự định hướng của xã hội nhờ hoạt động tích cực của
não, các giác quan, hệ thần kinh, thân thể trẻ và hành vi ngôn ngữ để có
được những nhận thức (cảm nhận) và cảm xúc chính xác về các thuộc
tính, tính chất của các sự vật, hiện tượng, con người trong mơi trường
sống, theo đó hình thành và phát triển vốn sống kinh nghiệm vật lý, xã
hội, đồng thời hé lộ những khả năng, năng lực tiềm ẩn ở mỗi đứa trẻ.










Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan
(nghe, nhìn, chạm, ngửi...) có thể tăng khả năng lưu giữ những điều
đã tiếp cận được lâu hơn.
Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến thức và tìm giải pháp từ
đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự tự tin.
Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng tạo,
tính năng động và thích ứng.
Hoạt động trải nghiệm giúp cho việc học trở nên thú vị hơn với trẻ
và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy.

Khi trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ
sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận.
Trẻ có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua
các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ
năng đó vào thực tế.


Đặc tính

Hoạt động học
mơ phạm

Đối tượng trung Giáo viên

Hoạt động học qua trải
nghiệm
Người học

tâm
Trọng tâm

Nội dung bài học

Nội dung và quá trình tổ
chức hoạt động giáo dục

Nhiệm vụ người

Truyền thụ kiến


Sắp xếp, tổ chức để quá

dạy

thức

trình hoạt động giáo dục
được diễn ra, đạt được
mục tiêu giáo dục một
cách hiệu quả

Tâm thế người

Bị động

Chủ động

học
Quan điểm, ý
kiến của người
học

Ít được chú ý

Biết và được lắng nghe,
tôn trọng


Đặc tính


Hoạt động học

Hoạt động học qua

mơ phạm
Liên hệ với thế
giới bên ngồi

trải nghiệm
Ln có tính cập nhật, gắn

Tương đối cách biệt,
ít có tính cập nhật

với cuộc sống theo quan
điểm: Giáo dục bắt nguồn từ
cuộc sống và phục vụ cuộc

Kết luận/phát

sống
Xu hướng phổ biến là Ln có và từ bản thân người

hiện trong quá

từ người dạy

học

Rất ít lựa chọn


Rất nhiều lựa chọn

trình khám phá
tri thức
Lựa chọn của
người học về cách
khám phá tri thức
Yêu cầu chính với Thuyết phục người

Nhạy cảm với người học, là

người dạy

điểm tựa, “thang đỡ” để tổ

học

chức q trình nhận thức cho
người học tự tìm tịi, khám
phá, thử nghiệm và thu nhận


QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO TRẺ MẪU
GIÁO



Giai đoạn 1 - Kinh nghiệm


 Giai đoạn 2 - Quan sát, phản hồi
 Giai đoạn 3 - Hình thành khái niệm
 Giai đoạn 4 - Thử nghiệm tích cực

Mơ hình học tập qua trải nghiệm của
Kolb (Kolb, 1982)


GIAI ĐOẠN 1- KINH NGHIỆM

Bắt đầu từ hành động trong đó khai thác kinh nghiệm đã có gắn liền
với bối cảnh mà trẻ đã trải qua. Những kinh nghiệm này được tích
lũy thơng qua sự hiểu rõ, nắm rõ các sự vật hiện tượng mà trẻ đã
được học, đã được tiếp xúc. Kinh nghiệm đó được lưu lại trong bản
thân trẻ. Khi bước vào giai đoạn 1, trong nhận thức về kiến thức ở
mỗi trẻ bắt đầu xuất hiện sự mẫu thuẫn giữa kiến thức đã có với
nhiệm vụ được giao -> kích thích nhu cầu học tập ở mỗi trẻ.


GIAI ĐOẠN 2 – QUAN SÁT, PHẢN HỒI
Qua quan sát, cảm nhận, đối chiếu, phân tích, đánh giá các sự vật, hiện
tượng kết hợp huy động vốn kinh nghiệm đã có của bản thân để tìm
hiểu sự vật, hiện tượng. Tự mình suy nghĩ hoặc trao đổi với các trẻ
khác về tính đúng đắn, mức độ hợp lý, khơng hợp lý, có quan điểm hay
thực tế nào đi ngược lại với kinh nghiệm của bản thân trẻ đã có về sự
vật, hiện tượng đó hay k?
Suy nghĩ của trẻ đi từ cấp độ thấp-> cao và được cụ thể hóa qua việc trả
lời các câu hỏi: Trẻ cảm thấy như thế nào? Tại sao như vậy? Nguyên
nhân do đâu?...



GIAI ĐOẠN 3 – HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM
Đây là giai đoạn trẻ dựa trên cơ sở lấy kết quả phân tích, đánh giá kinh
nghiệm ở giai đoạn 2 để tổng hợp, phát hiện kiến thức mới.
Mỗi trẻ bắt đầu có sự hình thành khái niệm về sự vật, hiện tượng mặc
dù các kiến thức đó có thể đúng hoặc chưa đúng về sự vật, hiện tượng.
Những kiến thức này là cơ sở để trẻ bước vào giai đoạn học tập tiếp
theo.


GIAI ĐOẠN 4 – THỬ NGHIỆM TÍCH CỰC
Trẻ đã có một bản kết luật được đúc kết từ thực tiễn với các luận cứ
và suy diễn chặt chẽ. Bản kết luận đó có thể coi như một giả thuyết
đỗi với mỗi đứa trẻ. Giả thuyết đó phải được đưa vào thực tiễn để
kiểm nghiệm -> qua đó trẻ nhận định lại những giả thuyết đã đề ra.
Hoạt động thử nghiệm giúp trẻ điều chỉnh, sửa sai những gì trẻ có
được, giúp trẻ nắm bắt khái niệm mới chắc chắn hơn và chuyển tải
thành kinh nghiệm mới cho bản thân trẻ.


Quy trình học tập dựa vào trải nghiệm diễn ra từ giai đoạn 1 đến giai
đoạn 4 và bắt đầu trở lại ở giai đoạn 1, tạo thành 1 vòng trịn khép kín.
Q trình học ln tiếp diễn 1 cách liên tục và nhịp nhàng trên cơ sở
kinh nghiệm, kết quả đã thu được ở bản thân trẻ.
Kinh nghiệm cụ
thể
(Cảm nhận)

Thử nghiệm
tích cực

(Thực hiện)

Quan sát, phản
hồi
(Quan sát)

Khái niệm hóa
(Tư duy)


HOẠT ĐỘNG 3: TỔ CHỨC GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ
MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON
1.

Trình bày mục đích, nội dung giáo dục nghệ thuật cho trẻ?

2. Trình bày phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục nghệ thuật
qua hoạt động trải nghiệm cho trẻ mẫu giáo?
3. Thực hành xây dựng hoạt động trải nghiệm nhằm giáo dục
nghệ thuật cho trẻ.


GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẪU GIÁO QUA
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM Ở TRƯỜNG MẦM NON

 Mục đích giáo dục nghệ thuật cho trẻ mẫu giáo
 Có khả năng cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm
nghệ thuật
 Có khả năng thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động nghệ thuật. Trẻ có
kiến thức, những hiểu biết mang tính nền tảng về nghệ thuật; quan điểm nhìn

nhận giá trị trong nghệ thuật (trọng tâm là cái đẹp); biết khám phá, cảm nhận và
thể hiện cảm xúc của bản thân bằng sản phẩm nghệ thuật và trong hoạt động
nghệ thuật; có khả năng sáng tạo nghệ thuật trong các hoạt động nghệ thuật và
trong cuộc sống, tạo dựng cho trẻ nền tảng văn hóa thẩm mỹ, góp phần phát
triển tồn diện và hài hịa nhân cách của con người.
 Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật; có ý thức giữ gìn
và bảo vệ cái đẹp
 Phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo cá nhân ở các hình thức nghệ thuật
khác nhau.


NỘI DUNG GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO TRẺ MẪU
GIÁO

 Các khái niệm cơ bản liên quan đến các loại hình nghệ thuật
 Đặc điểm và quy luật sáng tạo cơ bản của các loại hình nghệ
thuật, cách nhận biết giá trị của các tác phẩm nghệ thuật (vẻ đẹp
về nội dung và hình thức biểu hiện)
 Các kĩ năng thể hiện nghệ thuật (qua một số hoạt động nghệ thuật
như âm nhạc, tạo hình, văn học, sân khấu...)
 Sự sáng tạo nghệ thuật và tình cảm yêu quý, trân trọng nghệ thuật


PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT CHO
TRẺ MẪU GIÁO QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.

Phương pháp giáo dục nghệ thuật là quá trình GV cùng trẻ thực
hiện chu trình tổ chức huy động và cấu trúc lại các kinh nghiệm đã
có, đã trải nghiệm trước đây của trẻ để tạo nên những hiểu biết, tri
thức, giá trị, kĩ năng mới về các loại hình nghệ thuật.

Chú ý: PP giáo dục nghệ thuật qua hoạt động trải nghiệm
được thực hiện có sự định hướng, có dẫn dẵn của GV chứ khơng
phải là sự trải nghiệm tự do, tự phát, thiếu định hướng.


×