Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

4 cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.68 KB, 6 trang )





4 cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ


Hiện nay, nhiều bà mẹ đang băn khoăn là nên tránh, ngăn cản trẻ vui chơi
chạy nhảy, tập luyện thể dục thể thao để không lên cơn suyễn; hay vẫn cho trẻ
hoạt động bình thường và sẽ tìm cách để trẻ không lên cơn khi gắng sức.
Theo BS Trần Anh Tuấn, Trưởng khoa hô hấp BV Nhi đồng I, việc tập luyện thể
dục thể thao là rất cần thiết cho trẻ. Trẻ hen suyễn cần phải vận động nhưng phải
biết cách kiểm soát được việc lên cơn khi gắng sức.
Bác sĩ Tuấn cho biết, suyễn do gắng sức rất thường gặp. Có khoảng 70-90% bệnh
nhân suyễn có tình trạng này. Khoảng 50% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng, 10-14%
trẻ bình thường có thể bị lên cơn suyễn khi gắng sức, dù trước đó hoàn toàn khỏe
mạnh. 9% bệnh nhân suyễn do gắng sức không có tiền sử suyễn hay dị ứng.

Tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết cho sức khỏe của trẻ.
Triệu chứng suyễn do gắng sức thường xuất hiện sau 5-20 phút gắng sức, đến mức
tối đa sau khi ngưng gắng sức 5-10 phút và sau đó giảm dần, có thể kéo dài một
giờ hay lâu hơn. Một số triệu chứng thường gặp là trẻ ho, khò khè, nặng ngực, đau
ngực, khó thở, rất mệt mỏi.
Theo bác sĩ Tuấn, cần nghi ngờ trẻ bị suyễn do gắng sức khi có biểu hiện khó thở
khi hoạt động thể lực, thường bị ho trong hay sau khi chạy. Ngoài ra, trẻ có thểbị
đau ngực, nặng ngực khi gắng sức, trẻ khó theo kịp bạn bè khi chơi thể thao.
Bác sĩ Tuấn khuyến cáo những cách phòng chống suyễn do gắng sức ở trẻ.
1. Tránh gắng sức khi đang có triệu chứng suyễn
Trẻ hen suyễn chỉ nên gắng sức khi khỏe mạnh, tránh gắng sức khi đang bị nhiễm
trùng hô hấp, cảm, ho, sổ mũi… Tránh sử dụng các thuốc dễ làm lên cơn như
aspirin, kháng viêm không steriod (Ibuprofen), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp


thuốc nhóm ức chế beta.
2. Phòng ngừa bằng thuốc
- Có thể sử dụng thuốc giãn phế quản có tác dụng nhanh bằng đường hít dưới dạng
bình hít định liều. Thuốc chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng kỹ thuật. Dùng 10-20
phút trước khi gắng sức.Dùng 2 nhát nếu không dùng buồng đệm, hoặc 4 nhát nếu
có buồng đệm. Mỗi nhát cách nhau 1 phút. Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng là
sau 5 phút, tác dụng tối đa sau 15 phút, kéo dài 1-2 giờ, có khi đạt được đến 3-4
giờ.
- Thuốc giãn phế quản có tác dụng kéo dài. Có trong các loại thuốc phòng ngừa
suyễn loại “hai trong một” như Seretide, Symbicort. Thuốc này có hiệu quả, thời
gian tác dụng kéo dài hơn.
- Thuốc đối kháng Leukotrien (Singulair). Lợi điểm là dùng được bằng đường
uống, dùng 1 lần một ngày. Có thể dùng an toàn cho trẻ em từ 6 tháng tuổi và được
cho phép sử dụng ở trẻ nhỏ. Thường uống trước khi gắng sức 3 giờ.
- Điều trị phòng ngừa suyễn lâu dài, dùng các loại corticoid dạng hít.
3. Làm nóng đúng mức trước khi vận động
Khởi đầu bằng đi bộ và các động tác nhẹ nhàng, mềm dẻo, sau đó chạy nhanh từng
đoạn ngắn khoảng 30 giây rồi nghỉ 60 giây. Có thể lặp lại 2-3 lần.Thời gian khởi
động trung bình từ 5-10 phút, người lớn tuổi thường cần khởi động kéo dài hơn.
Cường độ gắng sức cần bắt đầu từ cường độ thấp và tăng dần lên từ từ.
4. Chọn lựa môn thể thao phù hợp
Cần lưu ý chọn lựa môn thể thao mà trẻ yêu thích và cảm thấy thoải mái, không bị
lên cơn khi chơi.
Các môn thường không phù hợp với trẻ suyễn là chạy cự ly dài như marathon,
chạy băng đồng, chạy việt dã…, đua xe đạp, đặc biệt là thể dục nhịp điệu. Các môn
thể thao hay gây suyễn khi gắng sức như bóng đá, bóng rổ, đua xe đạp, chạy cự ly
dài, thể dục nhịp điệu, khúc côn cầu. Môn thể thao mà bệnh nhân suyễn phải rất
thận trọng khi chơi là môn lặn, đặc biệt lặn biển vì có thể sẽ gặp nguy hiểm.
Một số môn thể thao phù hợp với trẻ hen suyễn là các môn thể dục nhẹ nhàng,
yoga, đi bộ, chạy cự ly ngắn, các môn chơi đồng đội, các môn có những giai đoạn

gắng sức ngắn (khoảng 10 giây) kèm giai đoạn nghỉ dài hơn (khoảng 30 giây) nối
tiếp nhau như cầu lông, quần vợt. Ngoài ra còn có các môn thích hợp, ít gây suyễn
khi gắng sức nhưđi xe đạp chậm, bóng chuyền, bơi lội, cử tạ, golf, bóng chày, bóng
bầu dục.
Với môn bơi lội, cần tập bơi trong điều kiện trời ấm, phù hợp và rất tốt cho bệnh
nhân hen suyễn vì được vận động trong môi trường ấm và ẩm. Nếu bơi khi trời
lạnh, bơi trong các hồ bơi không đảm bảo vệ sinh hoặc có quá nhiều chất sát trùng
làm bệnh nhân dễ lên cơn hơn.

×