Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Xử trí khi trẻ bị co giật pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.55 KB, 4 trang )




Xử trí khi trẻ bị co giật





Trẻ sốt cao co giật không nhất thiết phải mang đến bệnh viện ngay vì
trên đường đi, nếu không được theo dõi, trẻ có thể bị ngừng thở dài.
Cách xử trí khi trẻ bị co giật luôn là câu hỏi được nhiều phụ huynh quan
tâm!
Tình trạng co giật thường rất hay gặp ở trẻ em khi bị sốt cao trên 39 độ.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em trong nhiều
bệnh khác nhau. Sốt cao thường là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng.
Nếu trẻ sốt cao liên tục sẽ rất nguy hiểm vì có thể xảy ra các cơn co giật.
Khi sốt cao, hệ thần kinh dễ bị kích thích nên trẻ có thể bị co giật trong 1
– 2 ngày đầu. Một số gia đình có tính di truyền. Có khoảng 2 – 5 % trẻ
em dưới 5 tuổi bị sốt co giật. Trẻ bị co giật ở lứa tuổi càng muộn, hoặc
co giật khi sốt nhẹ dễ có nguy cơ động kinh.
Khi trẻ con bị sốt cao co giật thì bạn nên bình tĩnh để xử lý tại nhà. Cũng
không nhất nhiết phải mang trẻ đến bệnh viện ngay vì trên đường đi, nếu
không được theo dõi, trẻ có thể bị ngừng thở dài, nguy hiểm đến tính
mạng của trẻ.

1. Để trẻ nằm nơi thoáng mát, tránh gió lùa và để đầu nghiêng sang một
bên để tránh dị vật lọt vào đường thở như: đờm, dãi…
2. Cởi bớt quần, áo, tã, lót cho trẻ và lấy khăn nhúng nước ấm lau khắp
người trẻ, đặc biệt là ở vùng nách, cổ và bẹn.
3. Theo dõi khoảng thời gian trẻ bị co giật để đánh giá mức độ trẻ bị


nặng hay nhẹ.
4. Thường xuyên kẹp nhiệt độ cho trẻ để theo dõi tình trạng sốt có hạ bớt
không.
5. Dùng thuốc hạ sốt dạng nhét hậu môn để tránh ảnh hưởng đường thở
trong trường hợp co giật có sốt cao hơn 39 độ C.
Thuốc hạ sốt thường được chọn là Paracetamol với liều 10 – 15 mg/ kg
cân nặng/ lần. Có thể dùng thuốc nhét hậu môn 3 – 4 lần/ ngày (những
gia đình có trẻ dưới 6 tuổi nên có thuốc thường xuyên trong tủ). Khi cơn
co giật kéo dài từ 5 phút trở lên thì phải dùng thuốc chống co giật.
6. Sau cơn co giật đối với trẻ nhỏ còn bú mẹ thì cho trẻ bú càng nhiều
càng tốt, sau đó cho bé ngủ và để đầu nghiêng sang một bên.
Đối với trẻ lớn không còn bú mẹ nữa thì sau cơn co giật, trẻ còn tỉnh táo
thì cho uống nhiều nước.
7. Khi trẻ đang bị co giật thì không nên cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ
gì để tránh tình trạng bị sặc và ngạt thở do dị vật lọt vào đường thở.
Nếu làm hết các biện pháp trên tại nhà mà không đỡ thì nên cho bé đến
bệnh viện.
Lưu ý
1. Cơn co giật do sốt cao ở trẻ nếu đã xảy ra thì rất hay tái phát. Điều
này gây hoang mang cho rất nhiều bậc làm cha mẹ, đồng thời cũng gây
nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
2. Cha mẹ nên có sổ ghi chép theo dõi sức khỏe của trẻ, diễn biến cơn co
giật, các tác dụng phụ của thuốc. Cần đảm bảo cho trẻ chế độ dinh
dưỡng đầy đủ, và sinh hoạt hợp lý.
3. Khi trẻ bị sốt cao co giật, bạn nên bình tĩnh để xử lý tại nhà.

×