Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Hoàn thiện quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường mỹ tại xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.33 KB, 85 trang )

Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá dất nớc,
ngành công nghiệp dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng,
không chỉ đảm bảo việc cung cấp sản phẩm dệt may cho nhu cầu trong nớc ngày
một tăng cả về số lợng và chất lợng, mà còn tạo điều kiện mở rộng thơng mại
quốc tế thông qua việc xuất khẩu hàng dệt may.
Hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc, với đặc điểm mức vốn đầu t
không nhiều, có khả năng thu hút nhiều lao dộng, gia công theo các kiểu mẫu của
đơn đặt hàng, với thị trờng sẵn có và khá rộng đang là một trong những hoạt động
chủ yếu của công nghiệp dệt may nớc ta, cho phép chúng ta giải quyết công ăn
việc làm cho nhiều lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ đáng kể góp phần tăng nguồn
vốn phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá.
Trong những năm qua, hoạt động gia công xuất khẩu hàng may mặc của nớc ta
ra thị trờng nớc ngoài nói chung và sàn thị trờng Mỹ nói riêng đã có nhiều tiến bộ
: với thị phần ngày càng lớn, mặt hàng phong phú hơn và doanh thu bằng ngoại tệ
tăng rõ rệt. Tuy nhiên, cũng còn không ít hạn chế đang là những cản trở đến việc
mở rộng quy mô, khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả của hoạt động gia công
xuất khẩu hàng may mặc sang thị trờng Mỹ.
Xuất phát từ những vấn đề trên, trong thời gian thực tậptốt nghiệp tại xí
nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì , em đã chọn đề tài nghiên cứu “ hoàn thiện quy
trình gia công hàng may mặc xuất khẩu ang thị trờng mỹ tại xí nghiệp may xuất
khẩu Thanh Trì “ làm luận văn tốt nghiệp.
Mục tiêu nghiên cứu: tông qua việc hệ thống hoá các lý luận về gia công hàng
may mặc xuất khẩu và phân tích đánh giá đúng dắn thực trạng quy trính gia
cônghàng may mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ cảu xí nghiệp, tìm ra được
những hạn chế trong hoạt động này và nguyên nhân của nó,từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển hoạt động gia công hàng may mặc
sang thị trường Mỹ.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 1 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt
động có liên quan đến quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị
trường Mỹ.
Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên
cứu kinh tế và tổ chức thông dụng như: Phương pháp điều tra, phương phápphân
tích tổng hợp…
Kết cấu đề tài bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận gia công quốc tế
Chương 2: Thực trạng quy trình gia công hàng may mặc xuất khẩu sang thị
trường Mỹ xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình gia công hàng may
mặc xuất khẩu sang thị trường Mỹ xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
Do thời gian thực tập không nhiều, kinh nghiệm thực tế và hiểu biết có hạnnên
đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong muốn nhận được sự đánh giá và ý
kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng xuất nhập khẩu của xí nghiệp
may xuất khẩu Thanh Trì đã chỉ bảo giúp đỡ em tiếp xúc tìm hiểu thực tế về các
nghiệp vụ xuất nhập khẩu của xí nghiệp, nhất là nghiệp vụ gia công hàng may
mặccủa xí nghiệp. Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo Doãn
Kế Bôn đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 2 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIA CÔNG QUỐC TẾ
1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI GIA CÔNG
QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một phương thức giao dịch , trong đó bên dặt gia công ở
nước ngoài cung cấp máy móc thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm để
bên nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất thành sản phẩm theo yêu

cầu của bên đặt gia công. Toàn bộ sản phẩm làm ra bên nhận gia công sẽ giao lại
cho bên đặt gia công để nhận về một khoản thù lao ( gọi là phí gia công ) theo
thoả thuận.
1.2. Dặc điểm của gia công quốc tế
- Gia công quốc tế là phương thức uỷ thác gia công, trong đó hoạt động xuất
nhập khẩu gắn liền với hoạt động sản xuất.
- Trong quá trình gia công, người nhận gia công trong nước bỏ ra lao động, tiền
chi phí gia công là thù lao lao động. Do đó có thể nói gia công hàng may mặc
xuất khẩu là hình thức mậu dịch lao động, là hình thức xuất khẩu lao động tại
chỗ.
- Gia công quố tế là phương thức buôn bán gia công “hai đầu ở ngoài “ nghĩa là
thị trường nước ngoài vừa là nơi cung cấp nguyên vật liệu đồng thời cũng là thị
trường tiêu thụ sản phẩm may mặc đó.
- Gia công quốc tế có những đặc điểm khác với hình thức mua nguyên vật liệu và
bán thành phẩm trong xuất khẩu trực tiếp (mua đứt bán đoạn ) :
+ Không có sự chuyển dịch quyền sở hữu, hoặc nếu có sự chuyển dịch quyền
sở hữu trong nhập khẩu nguyên liệu nhưng chúng đều thuộc một cuộc giao dịch,
các việc có liên quan đều được quy định trong cùng một hợp đồng. Gia công hàng
may mặc xuất khẩu thuộc về uỷ thác gia công, do dó người cung ứng nguyên liệu
lại chính là người tiếp nhận thành phẩm,
Sinh viên: Trần Phương Thúy 3 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
+ Trong hoạt động gia công quốc tế, sản phẩm làm ra do bên đặt gia công tiêu
thụ, bên nhận gia công chỉ tổ chức sản xuất không phải chịu rủi ro trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, lợi nhuận thu được từ hoạt dộng này không cao do
số tiền gia công chỉ là tiền thù lao lao động.
1.3. Phân loại gia công quốc tế
1.3.1. Căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu
Hình thức nhận nguyên liệu giao thành phẩm :Theo hình thức này bên đặt
gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm cho bên nhận gia công và sau

thời gian sản xuất sẽ thu hồi sản phẩm và phí gia công. Trong trường hợp này,
trong thời gian sản xuất quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia
công.
Hình thức mua đứt bán doạn : Dựa trên hợp đồng mua bán hàng dài hạn với
nước ngoài. Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau
thời gian sản xuất sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu
nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công.
Hình thức kết hợp : Trong đó bên đặt gia công chỉ giao nguyên vật liệu
chính còn bên nhận gia công sẽ cung cấp những nguyên vật liệu phụ.
1.3.2. Căn cứ theo giá gia công
Hợp đồng thực chi thực thanh : Trong đó bên nhận gia công thanh toán vói
bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với thù lao gia
công.
Hợp đồng khoán : Trong đó người ta xác định mức cho mỗi sản phẩm bao
gồm chi phí định mức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia
công là bao nhiêu đi nữa thì hai bên vẫn thanh toán vói nhau theo giá định mức
đó.
1.3.3. Căn cứ theo số bên tham gia quan hệ gia công
Gia công hai bên : Trong đó chỉ có hai bên tham gia quan hệ gia công, là
bên đặt gia công và bên nhận gia công.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 4 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
Gia công nhiều bên : Trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp
mà sản phẩm gia công của đơn vj trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn
bên đặt gia công chỉ là một.
1.3.4 Căn cứ theo công đoạn gia công
Gia công theo từng công đoạn : Bên nhận gia công sẽ gia công một phần
sản phẩm cho bên đặt gia công. Có thể là công đoạn còn lại hoặc một công đoạn
bất kì nào đó trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Sau khi hoàn thành các
công đoạn cần gia công sẽ giao lại sản phẩm dã thực hiện được cho bên đặt gia

công. Hinh thức này áp dụng với những hàng mà bên nhận gia công không có khả
năng đảm nhận sản xuất toàn bộ sản phẩm hoặc tên của sản phẩm đã gắn liền với
danh tiếng của bên đặt gia công. Do đó hình thức này khai thác triệt để lợi thế
của bên nhận gia công về nhập khẩu sản xuất, giá cả lao động rẻ, trình độ tay
nghề, máy móc thiết bị đủ yêu cầu đáp ứng gia công tốt phần công đoạn đó.
Gia công hoàn chỉnh sản phẩm : Bên nhận gia công nhận nguyên vật liệu
và tiến hành gia công từ công đoạn đầu tiên đến công đoạn cuối cùng để tạo ra
sản phẩm hoàn chỉnh. Sau đó đóng gói, kẻ ký mã hiệu ( nếu có ) rồi chuyển giao
cho bên đạt gia công theo thoả thuận trong hợp đồng gia công. Hình thức này áp
dụng với các hàng hoá thông dụng không phải là mũi nhọn hiện thời của bên đặt
gia công và bên nhận gia công phải có đầy đủ năng lực để hoàn chỉnh sản phẩm.
Gia công chi tiết : Bên nhận gia công sẽ gia công một chi tiết sản phẩm mà
bên đặt gia công yêu cầu. Hình thức này thường được áp dụng đối với các sản
phẩm công nghiệp hoặc chi tiết đó có thể là ưu thế tuyêt đối của bên nhận gia
công.
1.3.5. Căn cứ theo nghĩa vụ của bên nhận gia công
CM ( Cutting and making ) người nhận gia công chỉ tiến hành pha cắt, chế
tạo và chỉnh trang sản phẩm theo yêu cầu của bên dặt gia công.
CMP ( Cutting, making and packing ) sau khi hoàn thành cắt và may sản
phẩm, bên nhận gia công phải đóng gói sản phẩm như đã được quy định trong
hợp đồng.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 5 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
CMT (cutting, making and trimming ) người nhận gia công phải cắt may và
thực hiện tất cả các công đoan liên quan đến hoàn thiện sản phẩm như : hồ, là…
CMPQ ( cutting, making, packing and quota ), ở hình thức này, nghĩa vụ
của bên nhận gia công nhiều hơn. Ngoài việc cắt, may và đóng gói sản phẩm,
người nhận gia công còn phải trả phí hạn ngạch theo quy định đối với những mặt
hàng được quản lí bằng hạn ngạch.
Một điều đáng chú ý là khi kí kết hợp đồng gia công phải tính tới số quota

mà doanh nghiệp có được để tránh tình trạng kí kết hợp đồng rồi mà không có
quota. Song cho dù áp dụng hình thức gia công nào thì mối quan hệ giữa bên đặt
gia công và bên nhận gia công cũng được xác định rõ ràng trong hợp đông gia
công, trong đó quyền hạn và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định cụ thể, chặt
chẽ.
1.3.6. Căn cứ theo mức độ cung cấp nguyên phụ liệu
Bên nhận gia công nhận toàn bộ nguyên phụ liệu bán thành phẩm. Trong
trường hợp này, bên đặt gia công cung cấp 100% nguyên phụ liệu. Trong mỗi lô
hàng đều có bảng định mức nguyên phụ liệu chi tiết cho từng loại sản phẩm mà
hai bên đã thoả thuận và được các cấp quản lý xét duyệt. Bên nhận gia công chỉ
việc tổ chức theo đúng mẫu của khách hàng và giao lại sản phẩm cho bên đặt gia
công hoặc giao lại cho người thứ ba theo sự chỉ định của khách hàng.
Bên nhận gia công chỉ nhận nguyên vật liệu chính theo định mức, còn
nguyên liệu phụ, phụ liệu thì tự khai thác theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Bên nhận gia công không nhận bất cứ nguyên phụ liệu nào của khách mà
chỉ nhận ngoại tệ rồi dùng ngoại tệ đó để mua nguyên liệu theo yêu cầu
2. Vai trò của hoạt động gia công quốc tế
Gia công quốc tế ngày càng phát triển mạnh và trở thành phương thức phổ
biến trong hoạt động xuất khẩu. Hình thức kinh doanh này không những mang lại
lợi nhuận cho các doanh nghiệp mà còn có vai trò to lớn đối với nền kinh tế của
một nước trong quá trình xây dựng nền công nghiệp tiên tiến. Nhiều nước đang
Sinh viên: Trần Phương Thúy 6 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền
công nghiệp hiện đại.
2.1. Đối với bên đặt gia công
- Lợi ích lớn nhất đối với bên dặt gia công là giảm được chi phí sản xuất do
tận dụng được nguồn nhân lực và một phần nguyên phụ liệu thường là rẻ ở nước
nhận gia công.
Chính lợi thế này quyết định xu hướng chuyển dần các ngành sản xuất đòi

hỏi nhiều nhân công, nhiều công đoạn tỉ mỉ ( nhưng không yêu cầu người lao
động phải có trình độ khoa học công nghệ cao ) từ những nước có nền công
nghiệp phát triển sang các nước mới phát triển có nguồn lao động nhiều và rẻ.
Bằng phương thức thuê gia công, nhà kinh doanh ở những nước phát triển đã
tiết kiệm đến mức tối đa chi phí đầu vào cho sản xuất. Đó là do chi phí lao động ở
nước ngoài thấp, còn nếu tự sản xuất trong nước thì chi phí nhân công cao khiến
giá thành sản phẩm tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường.
Nguồn gốc lợi nhuận từ nhà kinh doanh gia công quốc tế chính là từ phần
lao động thặng dư của người lao đông nước ngoài, mức lợi nhuận này cao hơn so
với lợi nhuận của cùng một số tư bản như vậy nhưng đầu tư ở trong nước.
- Một lợi thế khác là bên đặt gia công có thể chủ động điều chỉnh được nguồn
hàng để phục vụ cho yêu cầu kinh doanh của mình một cách có hiệu quả.
Người đi thuê gia công thường có thế mạnh là thị trường tiêu thụ hoặc là các
thị trường truyền thống, hoặc là các thị trường khó tính mà chỉ họ mơi đáp ứng
được. Cho nên khi thị trường phát sinh những yêu cầu lớn thì họ có thể dấp ứng
được ngay mà không phải bỏ thêm vốn đầu tư mở rộng phân xưởng sản xuát, thu
hút công nhân…một cách không cần thiết (đôi khi vì tốn thời gian nên mất cơ hội
làm ăn). Do vậy, họ vừa giữ được thị trường tiêu thu vừa tiết kiệm được vốn đầu
tư mà vẫn thu được lợi nhuận cao.
Trong quá trình gia công, bên đạt gia công còn có thể tạo thêm thị trường tiêu
thụ hàng hoá cho mình ngay tại nước nhận gia công. Những quy cách mẫu mã,
kiểu dáng, chất lượng của hàng hoá đạt gia công cũng có thể đáp ứng được thị
Sinh viên: Trần Phương Thúy 7 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
hiếu số đông người tiêu dùng ở nước nhận gia công, dần dần đi tới chiếm lĩnh thị
trường tiêu thụ ở nước đó và các nước lân cận. Đây là thực tế các nhà hoạch định
chính sách cần quan tâm.
2.2. Đối với bên nhận gia công
Trong hoạt động gia công, bên nhận gia công chỉ phải bỏ ra sức lao động và
vốn cố định ( nhà xưởng, kho bãi…)

Lợi ích của bên nhận gia công thể hiện ở các mặt sau :
- Lợi ích của bên nhận gia công có được không phải là nhỏ nhưng không dễ
nhận thấy ngay được, đó là việc giải quyết được những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu
của các nước chậm phát triển khi mới tham gia vào thị trường thế giới và thực
hiện chiến lược phát triển ngoại thương nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế của
mình.
- Khai thác được lợi thé nguồn nhân lực dồi dào trong nước, giải quyết công
ăn việc làm cho một bộ phận lao động dư thừa trong xã hội, góp phần cải thiện
đời sống cho người lao động, giảm thất nghiệp…
- Giải quyết những khó khăn về vốn đầu tư và kĩ thuật làm tiền đề xây dựng
các ngành công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ trong nước, dần dần làm thay
đổi cơ cấu hàng hoá xuất khẩu theo hướng tăng dần tỷ trọng hàng đã qua chế
biến, giảm tỷ lệ hàng nguyên liệu thô, tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất
khẩu.
- Khắc phục khó khăn về thị trường tiêu thụ, đồng thời sử dụng mạng lưới về
kinh nghiệm tiêu thụ hàng hoá của nước đặt gia công. Từ đó tích luỹ kinh
nghiệm, tập dượt cho việc chiếm lĩnh thị trường mới.
- Nhờ gia công xuất khẩu, có thể kết hợp xuất khẩu một số vật tư, nguyên liệu
sẵn có trong nước, phát triển thêm nguồn hàng, trang bị và khai thác máy móc
thiết bị tiên tiến hoặc quy trình công nghệ mới mà không mất nhiều thời gian
nghiên cứu thử nghiệm.
- Góp phần tăng thu ngoại tệ cho đất nước, giảm bớt sự mất cân đối trong cán
cân thanh toán quốc tế.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 8 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
Chính vì những lợi ích to lớn này nên phương thức kinh doanh gia công trên
thị trường quốc tế ngày càng phát triển không chỉ những nước kinh tế chưa phát
triển mới quan tâm mà ngay cả những nước công nghiệp phát triển cũng vẫn sử
dụng nhằm tận dụng tối đâ những lợi ích do phương thức gia công đem lại.
3. Quy trình gia công quốc tế

3.1. Hoạt động nghiên cứu thị trường và tìm đối tác
Khi nói đến hoạt động gia công xuất khẩu, nhiều người cho rằng việc nghiên
cứu thị trường là công việc của phía đặt gia công, tức là phía nước ngoài, còn phía
doanh nghiệp của ta chỉ lo sản xuất gia công theo yêu cầu. Quan điểm này chỉ
đúng trong việc nghiên cứu thị trường tiêu thụ của sản phẩm trong giai đoạn đầu
của hình thức gia công quốc tế. Còn hiện nay, khi mà chúng ta đã cung cấp được
một phần nguyên phụ liệu, trình độ tay nghề của công nhân cũng đã được nâng
cao, máy móc công nghệ đang được hiện đại hoá dần dần thì việc nghiên cứu, tiếp
cận thị trường là hoạt động hết sức cần thiết để tiến tới xuất khẩu trực tiếp. Mặt
khác, đặc điểm của gia công xuất khẩu là việc thực hiện hợp đồng thường kéo dài
rất lâu, nên nó chịu tác động rất lớn của môi trườmg kinh doanh trong nước và
quốc tế.
Môi trưòng kinh doanh quốc tế bao gồm các yếu tố và lực lượng gây ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các yếu tố
rất dễ thay đổi tạo thành một dòng chảy liên tục tạo nên những cơ hội hay đe doạ
cho doanh nghiệp. Khi nghiên cứu môi trường, người ta nghiên cứu hai loại môi
trường cơ bản : Môi trường bên trong và môi trường bên ngoài.
Nghiên cứu môi trường bên ngoài để thông qua đó xác định các cơ hội và đe
doạ. Phân tich môi trường bên trong là để xác định các điểm yếu và điểm mạnh
cùa công ty. Điểm yếu và diểm mạnh ở đây là phải so sánh vơi đối thủ cạnh tranh,
từ đó có các phương thức thích hợp trước những cơ hội và đe doạ của môi trường
kinh doanh.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 9 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu thị trường thực chất là nghiên cứu các điều kiện kinh tế, luật pháp,
chính sách kinh tế đối ngoại, các điều kiện về tín dụng, tỷ giá hối đoái, điều kiện
về vận tải, giá cước, … trên từng thị trường.
Nhận thức được vấn đề này, nên hoạt đông nghiên cứu thị trường rất được các
doanh nghiệp chú trọng quan tâm.
3.2. Giao dịch đàm phán và kí kết hợp đồng

3.2.1. Giao dịch và đàm phán
Sau khi đã nghiên cứu kĩ lưỡng về thị trường và tìm hiểu đối tác thì doanh
nghiệp phải tiến hành giao dịch, đàm phán nhằm thoả thuận các điều kiện về hàng
hoá, giá cả, điều kiện và phương thức thanh toán…
Đàm phán là nơi bàn bạc trao đổi với nhau các điều kiện mua bán giữa các
doanh nghiệp để đi đến thống nhất kí kết hợp đồng. Trong thương mại quốc tế,
các bên giao dịch thường sử dụng ba hình thức đàm phán cơ bản sau :
- Đàm phán qua thư tín : Ngày nay thư từ vẫn là một hình thức giao dịch đàm
phán chủ yếu của những người kinh doanh quốc tế. So với các hình thức đàm
phán khác, đàm phán qua thư tín tiết kiệm được nhiều chi phí. Hơn nữâ trong
cùng một lúc có thể đàm phán với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau.
Người viết thư tín có diều kiện để phân tích, cân nhắc, tranh thủ ý kiến nhiều
người và có thể khéo léo dấu kín ý định thực hiện của mình. Nhưng việc giao dịch
dàm phán qua thư tín thường mất nhiều thời gian chờ đợi, có thể bỏ lỡ cơ hội mua
bán và nhiều khi không hiểu hết ý của nhau nhất là khi dùng ngôn ngữ có ngữ
cảnh cao.
- Đàm phán qua điện thoại : Đàm phán qua điện thoại thực hiện rất dẽ dàng
và nhanh chóng đảm bảo được tính thời điểm ( Just in time ). Nhưng chi
phí đàm phán lại rất cao, và thương lượng qua điện thoại phải hạn chế về
mặt thời gian cho nên các bên không thể trình bày một cách chi tiết. Người
đàm phán qua điện thoại yêu cầu phải có tính sáng tạo, phân tích, phán
đoán và phản ứng linh hoạt trước các vấn đề mà đối phương đưâ ra. Cho
nên phải chuẩn bị chu đáo trước khi đàm phán, để có thể trả lời ngay và
Sinh viên: Trần Phương Thúy 10 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
chính xác các vấn đề được nêu ra. Mặt khác, thương lượng qua điện thoại
sẽ gặp khó khăn khi phải sử dụng phiên dịch, và một điều cơ bản là trao đổi
qua điện thoại là trao đổi bằng miệng, không có gì là bằng chứng cho việc
thoả thuận, việc trao đổi qua điện thoại chỉ được sử dụng trong trường hơp
cần thiết, hoặc trong những trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả thuận

xong, chỉ cần xác nhận một vài thông tin…Sau khi trao đổi bằng điện thoại
cần có thư xác nhận nội dung đã đàm phán thoả thuận.
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp : Hình thức đàm phán bằng cách gặp
gỡ trực tiếp thường được áp dụng khi đàm phán các hợp đồng lớn, hợp
đồng có tính chất phức tạp,hàng hoá có tính chất phức tạp hoặc các bên có
nhiều điều kiện phải trao đổi để thuyết phục nhau. Đây là hình thức đặc
biệt quan trọng, nó đẩy nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữâ hai bên và
niều khi là lối thoát cho các hình thức đàm phán khác đã kéo dài quá lâu
mà không có kết quả.
Việc hai bên trực tiếp gặp gỡ nhau để đàm phán tạo đièu kiện cho hai bên hiểu
biết lẫn nhau và duy trì môi quan hệ lâu dài với nhau. Song đây cũng là hình thức
đàm phán khó nhất, yêu cầu người đàm phán phải am hiểu về nghiệp vụ, hàng
hoá và đố phương, nhanh chóng có biện pháp đối phó trong mọi trường hợp hoặc
quyết định ngay tại chỗ khi cần thiết.
Trong đàm phán trực tiếp cố gắng tránh để đối phương biết được ý đồ chiến
lược của mình thông qua ngữ cảnh đàm phán. Chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đàm
phán là việc làm hết sức quan trọng.
3.2.2. Kí kết hợp đồng
Phương thức kí kết hợp đồng gia công xuất khẩu thường có các loại sau :
- Nhà máy trực tiếp kí hợp đồng với hãng nước ngoài và làm toàn bộ cácc
quá trình của nghiệp vụ gia công quốc tế, tự thu chi phí lao động.
- Công ty kinh doanh xuất nhập khẩu độc lập kí hợp đồng gia công xuất khẩu
với hãng nước ngoài, sau đó giao nguyên vật liệu, linh kiện mà bên hãng
nước ngoài cung cấp cho nhà máy đã liên hệ để tiến hành gia công lắp ráp,
Sinh viên: Trần Phương Thúy 11 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
thành phẩm do công ty xuất nhập khẩu phụ trách giao hàng và thu nhận chi
phí lao động. Quan hệ giữâ công ty xuất nhập khẩu và nhà máy được xử lý
dựa vào hợp đồng đã kí giữâ hai bên.
- Công ty xuất nhập khẩu đại diện nhà máy, tiến hành đàm phán, đối thoại, kí

kết hợp đồng gia công, sau đó nhà máy phụ trách gia công lắp ráp thu chi
phí lao động. Công ty xuất nhập khẩu thu phí hoa hồng của nhà máy.
- Một công ty dịch vụ gia công xuất khẩu thay mặt nhà máy gia công, phụ
trách kí kết, làm thủ tục khai báo hải quan xuất đi, thanh toán chi phí lao
động.
3.2.3. Những nội dung cơ bản của hợp đồng gia công quốc tế
Trong hợp đồng gia công quốc tế thì phần mở đầu và phần kết thúc tương tự
như các hợp đồng quốc tế khác. Trong hợp đồng phải ghi rõ số hợp đồng, tên gọi
của hợp đồng, tên, địa chỉ giao dịch, quốc tịch, số diện thoại, số tài khoản mở tại
ngân hàng của các bên tham gia hợp đồng gia công, ngày ký hợp đồng…
Phần nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản sau :
3.2.3.1. Mục đích của hợp đồng
Trong điều khoản này cần quy định rõ ràng, cụ thể nội dung và yêu cầu của
sản phẩm, hạng mục gia công lắp ráp. Để đảm bảo chất lượng của thành phẩm, có
khi còn phải quy định bên hãng nước ngoài cung ứng một số máy móc thiết bị,
bên gia công sẽ dùng chi phí lao động để trả.
3.2.3.2.Quy định về thành phẩm
Trong điều khoản này ohải đưâ ra những quy định rõ ràng về tên hàng, quy
cách chất lượng của thành phẩm, số lượng, bao bì đóng gói, kỳ hạn giao nộp. Cần
đặt ra những điều khoản kỹ thuật tỉ mỉ đối với những sản phẩm yêu cầu đặc biệt,
đồng thời phải luôn quy định các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng.
3.2.3.3. Quy định về nguyên vật liệu
Trong hợp đồng gia công phải nêu rõ tên, loại nguyên liệu, quy cách, phẩm
chất, số lượng, giá cả nguyên vật liệu. Trong trường hợp, bên đặt gia công chỉ
cung cấp nguyên vật liệu chính và bên nhận gia công cung cấp nguyên vật liệu
Sinh viên: Trần Phương Thúy 12 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
phụ thì hợp đồng phải nêu rõ các loại nguyên liệu phụ, số lượng, quy cách. Điều
cơ bản là phải quy định cụ thể, chi tiết và tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu đối vói
mỗi sản phẩm gia công.

3.2.3.4. Quy định về giá cả gia công
Giá cả gia công được xác định trên các yếu tố tạo thành như tiền thù lao gia
công, chi phí nguyên phụ liệu, tỷ lệ thứ phẩm, các chi phí mà bên nhận gia công
phải ứng trước trong quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu, phu liệu và quá trình sản
xuất , gia công hàng hoá.
Quy định thù lao gia công là vấn đề hết sức quan trọng vì về bản chất gia công
xuất khẩu là hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ. Tính toán khi quy định định
mức thù lao gia công, bên nhận gia công cần xem xét các nhân tố sau : giá cả lao
động quốc tế, giá thành thực tế gia công sản phẩm đó của mình, mức độ chênh
lệch về năng suất lao động so với các nước khác, các chi phí như vận chuyển, bảo
hiểm dùng trong quá trình gia công do ai chịu nhằm vừa đảm bảo lợi ích kinh tế
của mình vừa tăng cường sức cạnh tranh, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
3.2.3.5. Quy định về nghiệm thu
Trong điều khoản này các bên phải thoả thuận về địa điểm nghiệm thu,
phương pháp kiểm tra hàng ( nguyên vật liệu và thành phẩm ), thời gian nghiệm
thu và chi phí nghiệm thu.
3.2.3.6. Quy định về thanh toán
Diều khoản về phương thức thanh toán là diều khoản quan trọng được các bên
quan tâm khi thoả thuận ký kết hợp đồng. Nó quy định phương thức trả tiền, địa
điểm, thời điểm trả tiền, đồng tiền thanh toán. Trong hợp đồng gia công quốc tế,
các bên có thể áp dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau như : thanh toán
bằng thư tín dụng, chấp nhận trả tiền đổi lấy chứng từ, phương thức chuyển
tiền… Song dù bất kì hình thức thanh toán nào thì trong điều khoản này cũng quy
định chính xác ngày tiến hành thanh toán một phần hoặc toàn bộ hợp đồng.
3.2.3.7. Quy định về việc giao hàng:
Sinh viên: Trần Phương Thúy 13 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
Điều khoản này quy định chính xác thời gian giao nguyên liệu chính và phụ,
thời gian giao sản phẩm. Đây là điều khoản quan trọng đảm bảo cho hợp đồng
được thực hiện đúng hạn không gây mất ổn định trong sản xuất kinh doanh, ảnh

hưởng tới quyền lợi các bên. Đồng thời trong điều khoản này quy định cụ thể
phương thức giao hàng (nguyên vật liệu và thành phẩm) theo tập quán thương
mại quốc tế. Các hợp đồng gia công ở nước ta thường áp dụng các phương thức
giao hàng sau : Nhận nguyên vật liệu theo điều kiện CIF cảng Việt nam, giao
thành phẩm theo điều kiện FOB cảng Việt Nam.
3.2.3.8. Quy định về kiểm tra hàng hoá
Điều khoản này quy định cụ thể về việc kiểm tra sản phẩm, hàng hoá thuộc
thẩm quyền của cơ quan nào. Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra theo thoả thuận
của hai bên sẽ quyết định bằng văn bản và đó là quyết định cuối cùng. Điều
khoản về kiểm tra chầt lượng hàng hoá phải được quy định cụ thể nghiêm túc
nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên. Khi tiến hành kiểm tra, các chuyên gia
sẽ căn cứ vào những điều kiện về quy cách phẩm chất đã đựơc quy định trong hợp
đồng.
3.2.3.9. Quy định về vận chuyển
Trong nghiệp vụ gia công xuất khẩu có liên quan đến hai giai đoạn vận
chuyển. Đó là vận chuyển nguyên liệu vào và vận chuyển thành phẩm ra. Cần quy
định rõ trách nhiệm và chi phí vận chuyển do bên nào chịu. Điều khoản vận
chuyển trong hợp đồng phải quy định phương thức vận chuyển, nơi xuất phát, nơi
đến, thủ tục uỷ thác vận chuyển do ai chịu…Thông thường trách nhiệm và chi phí
vận chuyển đều do bên đặt gia công chịu. Nhưng trong khi thực hiện cũng có thể
linh hoạt áp dụng, tức là một phần vận chuyển có thể do bên gia công phụ trách.
3.2.3.10. Quy định về bảo hiểm
Trong nghiệp vụ gia công xuất khẩu, nguyên liệu và thành phẩm thường phải
trải qua những chặng đường vận chuyển dài, qua nhiều quốc gia khác nhau để đến
được nơi tiêu thụ. Vì thế khả năng gặp rủi ro của chúng là rất cao nên cần tiến
hành bảo hiểm cho các quá trình vận chuyển cũng như bảo hiểm cho tài sản lưu
Sinh viên: Trần Phương Thúy 14 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
kho trong thời gian gia công hàng hoá. Ngoài những vấn đề trên đây, hợp đồng
gia công xuất khẩu còn có thể đề cập đến các vấn đề khác như : Việc ứng trước

thiết bị, máy móc cho bên nhận gia công; việc đào tạo thợ chuyên môn làm hàng
gia công; thưởng phạt; việc giải quýet tranh chấp…
3.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng gia công
3.3.1. Thủ tục hải quan nhận nguyên vật liệu
3.3.1.1. Thủ tục tiếp nhận hợp đồng gia công
Sau khi kí hợp đồng gia công, hai bên tham gia hợp đồng phải thực hiện
những nghĩa vụ của mình như đã thoả thuận trong hợp đồng. Bên đặt gia công
phải tiến hành gửi nguyên phụ liệu để bên nhận gia công tiến hành gia công. Bên
nhận gia công phải tiến hành xin giấy phép gia công hàng xuất khẩu để đưâ số
nguyên phụ liệu đó vào trong nước.
Đầu tiên bên nhận gia công phải làm xuất trình hợp đồng gia công xuất khẩu
với cơ quan hải quan chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi làm thủ tục nhập
khẩu lô hàng đầu tiên thuộc hợp đồng. Theo nghị định 57/NĐ-Cp 31/07/1998.
Bộ hồ sơ xuất trình gồm :
- Hợp đông gia công và các phụ kiện kèm theo ( nếu có ) : 02 bản
- Bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư đối với
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( nếu đăng kí lần đầu )
- Văn bản chấp nhận của Bộ Thương Mại nếu mặt hàng gia công thuộc danh
mục nhà nước Việt Nam cấm xuất nhập khẩu và tạm ngừng xuất nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận của cục sở hữu công nghiệp Việt Nam ( đối với nhãn hiệu
hàng hoá và tên gọi, xuất xứ hàng hoá đã được đăng kí bảo hộ tại Việt Nam ).
Trách nhiệm của cơ quan hải quan khi tiếp nhận hợp đồng gia công và cho
phép gia công hàng xuất khẩu.
- Tiếp nhận hợp đồng gia công phù hợp với quy định của nghị định 57/NĐ-CP
quy định về gia công hàng xuất khẩu.
- Đóng dấu “ ĐÃ TIẾP NHẬN “ lên hợp đồng và các tài liệu kèm theo. Tron
thời gian không quá hai ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ xin phép gia công
Sinh viên: Trần Phương Thúy 15 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
hàng xuất khẩu hợp lệ của doanh nghiệp, cơ quan hải quan lưu lại một bản để

theo dõi.
3.3.1.2. Thủ tục hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu
Hàng hoá vận chuyển qua biên giới quốc gia để nhập khẩu hay xuất khẩu đều
phải làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là một công cụ quản lý hành vi mua
bán theo luật pháp của Nhà nước. Việc làm thủ tục hải quan bao gồm ba bước
sau:
- Khai báo hải quan
- Xuất trình hàng hoá
- Thực hiện các quy định của hải quan
Bộ hồ sơ đăng kí làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu nguyên vật liệu cho hợp
đồng gia công gồm :
+ Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu : 02 bản chính.
+ Hợp đồng gia công : 01 bản sao.
+ Hoá đơn thương mại : 01 bản chính.
+ Vận tải đơn : 01 bản copy.
Ngoài ra, tuỳ theo từng loại hàng hoá và trong các trường hợp cụ thể có thể
phải nộp thêm và xuất trình các loại chứng từ khác như :
+ Bản kê chi tiết hàng hoá.
+ Các chứng từ khác : C/O, giấy đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá, giấy
chứng nhận kiểm dịch…
Tuy vậy khi kiểm hóa hải quan phải lấy mẫu nguyên vật liệu, niêm phong và
giao cho bên nhận gia công bảo quản để xuất trình khi xuất khẩu thành phẩm
3.3.2. Nhận và kiểm tra nguyên liệu
3.3.2.1. Nhận nguyên liệu
Trong kinh doanh thương mại thương mại quốc tế có rất nhiều phương thức
vận tải. Mỗi pương thức đều có quy trình giao nhận khác nhau song đều có
nguyên tắc nhất định.
* Nhận hàng từ tàu biển được thực hiện qua các bước
Sinh viên: Trần Phương Thúy 16 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp

- Chuẩn bị các chứng từ để nhận hàng
- Kí kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga, cảng về việc giao nhận hàng từ
nước ngoài về.
- Xác nhận với cơ quan ga, cảng về kế hoạch giao nhận hàng, lịch tàu, cơ cấu
mặt hàng, điều kiện kĩ thuật khi bốc dỡ giao nhận và bảo quản hàng hoá.
- Cung cấp các taqì liệu cần thiết cho việc giao nhận hàng như vận đơn, lệnh
giao hàng ( D/O ) …
- Tiến hành nhận hàng: nhận về số lượng, xem xét sự phù hợp về tên hàng,
chủng loại kích thước thông số kĩ thuật, chất lượng bao bì, kí hiệu của hàng hoá
so với yêu cầu đã thoả thuận trong hợp đồng. Người nhập khẩu phải kiểm tra,
giám sát việc giao nhận, phát hiện các sai phạm và sử lí các tình huống phát sinh.
- Thanh toán chi phí giao nhận bốc xếp, boả quản hàng cho cơ ưuan cảng, ga.
* Nhận hàng chuyên chở bằng Container
- Nhận vận đơn và các chứng từ khác
- Trình vận đơn và các chứng từ khác ( hoá đơn thương mại, phiếu đóng gói
…) cho hãng tàu để đổi lấy lệnh giao hàng ( D/O)
- Nhà nhập khẩu đến bãi Container hoạc trạm để nhận hàng. Nếu hàng đủ
container (FCL), người nhập khẩu muốn nhận container về kiểm tra lại tại kho
riêng thì trước đó phải làm đơn đề nghị với cơ quan hải quan, đồng thời với hãng
tàu để mượn container. Khi được chấp thuận chủ hàng kiểm tra niêm phong, kep
chì của contianer, vận chuyển container về kho riêng, sau đó hoàn trả container
cho hãng tàu. Nếu hàng không đủ container (LCL), cảng cho container có nhiều
hàng nhất mang về cơ sở để bốc dỡ, phân chia với sự giám sát của hải quan. Nếu
cảng là người mở container thì nhà nhập khẩu làm thủ tục như nhận hàng lẻ.
3.3.2.2. Kiểm tra nguyên liệu
Đối với nguyên liệu để gia công cũng như hàng hoá nhập khẩu ở khâu tiếp
nhận đều phải qua khâu kiểm ra và có biên bản xác nhận.
Nội dung kiểm tra :
Sinh viên: Trần Phương Thúy 17 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp

- Kiểm tra về số lượng để phát hiện ra số lượng hàng hoá bị thiếu, hàng hoá bị
đổ vỡ và tìm ra nguyên nhân của việc đó.
- Kiểm tra về chất lượng để tìm ra số lượng nguyên vật liệu bị sai về chủng
loại, kích thước, mâu sắc, chất liệu hoặc số nguyên vật liệu bị suy giảm về chất
lượng, mức độ suy giảm và nguyên nhân của việc suy giảm đó.
- Kiểm tra bao bì xem có phù hợp với hợp đồng không ?
Khi kiểm tra nếu thấy sai sót về chất lượng, số lượng cần mời ngay đại diện
của cơ quan bảo hiểm của cảng, của hãng vận tải và đại diện người bán.
Khi nhận hàng hoá chú ý kiểm tra niêm phong, kẹp chì trước khi dỡ hàng hoá
khỏi phương tiện vận tải.
3.3.3. Tổ chức gia công sản xuất hàng hoá
Muốn hoàn thành tốt hợp đồng, bên nhận gia công phải chú trọng đến khâu
này bởi đây là khâu quyết định đến việc thực hiện hợp đồng gia công. Giải quết
tốt khâu này sẽ tăng được uy tín cho bên nhận gia công.
Tổ chức gia công và chuẩn bị hàng để giao bao gồm các công việc sau :
- Tiến hành gia công thử để tính định mức nguyên vật liệu chính, nguyên vật
liệu phụ và lao động.
- Giao nguyên vật liệu cho các đơn vị trực tiếp thực hiện để các dơn vị đó tiến
hành từng công doạn gia công sản phẩm
- Tính các khoản chi phí thù lao gia công ( chi phí cho một đơn vị sản phẩm )
- Sau khi hoàn thành sản phẩm, bên đặt gia công phải tiến hành :
+ Đóng gói bao bí hàng xuất khẩu : Lựa chọn bao bì và vật liệu, bao bì phải
tuân thủ theo quy định của hợp đồng. Công việc này rất quan trọng, bởi vì bao bì
không chỉ bảo quản hàng hoá mà còn liên quan đến việc chuyên chở, bốc xếp…
+ Kẻ, vẽ kí mã hiệu hàng xuất nhập khẩu : Việc kẻ kí mã hiệu phải đảm bảo
được yêu cầu sáng sủa, dễ đọc, không thấm nước, không phai màu, mực sơn
không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hoá.
3.3.4. Thuê phương tiện vận tải
Sinh viên: Trần Phương Thúy 18 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, viẹc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức
nào dựa vào bao căn cứ chủ yếu ;
- Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu
- Khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá
- Điều kiện vận tải
Ngoài ra còn phải căn cứ vào các diều kiện khấc trong hợp đồng nhập khẩu
như: quy định mức tải trọng tối đâ của phương tiện, mức bốc dỡ …
Nếu điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng là điều kiện CFR, CIF, CPT, CIP,
DAF, DES, DDU, DDP thì người xuất khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận
tải. Còn nếu điều kiện cơ sở gioa hàng là EXW, FCA, FAS ,FOB thì người nhập
khẩu phải tiến hành thuê phương tiện vận tải
Tuỳ theo đặc điểm hàng hoá kinh doanh, doanh nghiệp lựa chọn phương thức
thuê tàu cho phù hợp: Thuê tàu chợ, tàu chuyến, hay tàu bao . Nếu nhập khẩu
thường xuyên với khối lượng lớn thì thuê tài bao, nếu nhập khẩu không htượng
xuyên nhưng với số lượng lớn thì thuê tàu chuyến, nếu nhập khaaur với số lượng
nhỏ thì thuê tàu chợ.
Do thuê tàu phải lưu cước là một nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải có kinh
nghiêm, có thông tin về tình hình vật giá và giá cước, hiểu biết tinh thông về các
điều kiện của hợp đồng thuê tàu, nên trong nhiều trường hợp đơn vị kinh doanh
xuất nhập khẩu phải uỷ thác thuê tàu cho môi giới
3.3.5. Mua bảo hiểm cho hàng hoá
Trong thương mại quốc tế hàng hoá phải vận chuyển đi xa, trong những điều
kiện phức tạp hàng hoá dễ bị hư hỏng mất mát, tổn thất trong quá trình vận
chuyển. Chính vì vậy các người kinh doanh thương mại quóc tế thường mua bảo
hiểm cho hàng hoá để giảm bớt rủi ro có thể xảy ra,
* Nghiệp vụ mua bảo hiểm
- Xác định nhu cầu bảo hiểm,.
+ Các điều kiện bảo hiểm.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 19 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp

Điều kiện “C” tối thiểu bao gồm các tổn thát chung và các tổn thất khãc như :
cháy nổ, mác cạn, lật tàu, mất nguyên kiện khi bốc dỡ …
Điều kiện “B” bao gồm: động đát, núi lửa, sét đánh …
Điều kiện “A” gồm: mất trộm, mất cắp, thiệt hại do chất đống, tổn thất riêng…
+ Các hình thức bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm bao (Voyage Policy): mua bảo hiểm cho nhiều chuyến
hàng, trong mỗi chuyến chỉ cần điện cho hãng bảo hiểm để nhận giấy chứng nhận
hoặc đơn chứng nhận bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm chuyến ( Open Policy) : mua bảo hiểm cho từng chuyến
hàng và mỗi chuyến hàng cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm.
- Lựa chọn hãng bảo hiểm để tiến hành giao dịch; nên mua bảo hiểm ở những
hãng bảo hiểm nổi tiếng, có uy tín, có quan hệ thường xuyên, tỷ lệ phí bảo hiểm
thấp và thuận tiện ttrong quá trình giao dịch.
- Tiến hành giao dịch và kí hợp đồng bảo hiểm: Thanh toán phí bảo hiểm,
nhận đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận bảo hiểm
3.3.6. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
Trước khi giao hàng, bên nhận gia công phải có nghĩa vụ kiểm tra chất lượng,
số lượng, trọng lượng bao bì…của sản phẩm và các yêu cầu khác theo như thoả
thuận trong hợp đồng. Việc kiểm tra hàng gia công xuất khẩu nhằm :
- Thực hiện trách nhiệm của bên nhận gia cỗng xuất khẩu trong việc thực hiện
hợp đồng.
- Ngăn chặn kịp thời những hậu quả xấu dẫn đến khuyết tật phải làm lại hàng,
giao bù hàng…
- Phân định được trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình thực hiện hợp đồng,
dảm bảo quyền lợi của bên đặt gia công và bên nhận gia công.
3.3.7. Làm thủ tục hải quan xuất sản phẩm
Quy trình làm thủ tục hải quan bao gồm :
Sinh viên: Trần Phương Thúy 20 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
- Khai báo hải quan để kiểm tra tính hợp pháp của hàng hoá. Nội dung khai

báo hải quan gồm : Tên hàng, kí mã hiệu, phảm chất, số lượng, khối lượng, đơn
giá, tổng giá trị, xuất xứ hàng hoá cùng các chứng từ liên quan khác.
- Xuất trình hàng hoá : Hàng hoá xuất nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự,
thuận tiên cho việc kiểm soát…Yêu cầu của việc xuất trình hàng hoá là sự trung
thực của hàng.
- Thực hiện các quyết định của hải quan :Sau khi kiểm tra giấy tờ và hàng hoá
sẽ có một ttong các quyết định sau :
+ Cho hàng hoá đi xác nhận đã làm thủ tục hải quan
+ Cho hàng hoá đi nhưng phải nộp thuế (nếu hàng thuộc dạng phải nộp thúê)
+ Cho hàng đi nhưng phải bổ sung giấy tờ ( nếu giất tờ thủ tục không hợp
lệ )
+ Giữ hàng lại không cho xuất hoặc nhập khẩu (nếu hàng thuộc diện cấm
xuất , chưâ được sự chấp nhận của Bộ Thương Mại)
Bộ hồ sơ đăng kí làm thủ tục hải quan được thực hiện như đối với các hàng
hoá xuất khẩu khác. Ngoài ra, bên nhận gia công phải xuất trình mẫu nguyên vật
liệu đã niêm phong hải quan để hải quan làm thủ tục đối chiếu với nguyên vật liệu
cấu thành trên sản phẩm.
Trường hợp trong hợp đồng gia công có quy định về việc xuất trả nguyên vật
liệu dư thừa cho bên dặt gia công thì thủ tục hải quan khi xuất trả nguyên liệu
cần có thêm 01 bản sao có xác nhận của bên nhận gia công về yêu cầu xuất trả.
Sau khi đã hoàn thành tất cả các thủ tục hải quan cho việc xuất khẩu hàng gia
công. Hàng hoá sẽ được giao cho tàu hặc đại lí vận tải.
3.3.8. Giao sản phẩm
Hàng gia công xuất khẩu thường được vận chuyển bằng nhiều phương thức
khác nhau, có thể được giao bằng đường biển, băng container, bằng đường hàng
không.
* Nếu thành phẩm được giao bằng tàu biển, doanh nghiệp phải tiến hành các
bước như sau :
Sinh viên: Trần Phương Thúy 21 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp

- Lập bảng kê hàng hoá cho người vận tải để lấy cơ sở xếp hàng
- Trao đổi với cơ quan điều động cảng để nắm được kế hoạch giao hàng.
- Tổ chức vận chuyển hàng háo vào cảng và bốc lên tàu
- Lấy biên lai thuyền phó để xác nhận hàng háo đã được giao. Trên cơ sở biên
lai thuyền phó đổi lấy vận đơn đường biển.
* Trong trường hợp chuyên chở bàng container, hàng hoá được giao cho người
vận tải theo một trong hai phương thức sau :
- Nếu hàng đủ container : chủ hàng phải đăng ký thuê container, chịu chi phí
chở cotainer rỗng từ bãi container về cơ sở của mình, đóng hàng vào container rồi
giao cho người vận tải.
- Nếu hàng không đủ container : chủ hàng phải đem hàng hoá đến cảng và
giao cho người vận tải tại bãi container
* Giao hàng bằng đường hàng không : Bên đặt gia công liên hệ với bộ phận
giao nhận, vận chuyển hàng đến trạm giao nhận đã được chỉ định, làm thủ tục hải
quan giao hàng cho người vận tải hàng không và nhận vận đơn.
3.3.9. Làm thủ tục thanh toán
* Thanh toán bằng thư tín dụng
Đối với hợp đồng gia công quy định về việc thanh toán bằng thư tín dụng
(L/C). Sau khi giao hàng, bên đặt gia công phải đôn đốc bên đặt gia công mở L/C
đúng hạn và sau khi nhận được L/C phải kiểm tra xem L/C có phù hợp với yêu
cầu của hợp đồng không. Nếu thấy phù hợp, bên nhận gia công sẽ lập bộ chứng từ
thanh toán theo yêu cầu của L/C gồm : vận đơn, hoá đơn thương mại, giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hoá, Packing List, hợp đồng gia công. Sau đó xuất trình cho
ngân hàng mở L/C thông qua ngân hàng thông báo để đòi tiền. Ngân hàng mở L/
C sẽ kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với L/C thì trả tiền cho bên nhận gia
công.
* Thanh toán theo phương thức nhờ thu
Nếu hợp đồng gia công quy định thanh toán bằng phương thức nhờ thu thì
ngay sau khi giao hàng, bên nhận gia công phải hoàn thành việc lập chứng từ và
Sinh viên: Trần Phương Thúy 22 Lớp: K38-E4

Luận văn tốt nghiệp
phải xuát trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng để thu tiền sau khi kiểm
tra chứng từ trong một thời gian nhất định. Chứng từ thanh toán cần được lập hợp
lệ, chính xác và được nhanh chóng giao cho ngân hàng để sớm thu được thù lao
gia công. Nếu trong thời gian kiểm tra chứng từ, bên đặt gia công không có lí do
chính đáng từ chối thanh toán thì ngân hàng xem như yêu cầu thu tiền là hợp lệ.
Quá thời hạn quy định cho việc kiểm tra chứng từ, tranh chấp giữa bên đặt gia
công và bên nhận gia công về việc thanh toán sẽ được giải quyết giữa các bên
hoặc bằng trọng tài theo thoả thuận đã ghi trong hợp đồng.
3.3.10. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại ( nếu có )
Khi thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu, nếu một bên có vấn đề cần phải
khiếu nại về nguyên vật liệu hay thành phẩm thì phải :
- Để nguyên hiệ trạng hàng hoá đồng thời báo cho bên kia biết để kiểm tra lại.
- Lập biên bản giám định tất cả những sai sót được phát hiện với sự tham gia của
cơ quan giám địn theo toả thuận trong hợp đồng.
- Gửi biên bản giám định cùng đơn khiếu nại cho bên kia.
Hai bên có thể gặp nhau cùng thoả thuận, trao đổi cùng nhau giải quyết vấn đề
khiếu nại sao cho thoả mãn nguyện vọng và yêu cầu của cả hai bên trong thời
gian ngắn nhất. Nếu việc khiếu nại không được giải quyết thoả đáng, các bên có
thể đưâ ra hội đồng trọng tài giải quyết.
3.3.11. Thanh khoản hợp đồng gia công
Sau khi làm xong tất cả các thủ tục thanh toán cần tihiết, nếu không có tranh chấp
hoặc khiếu nại nào thì bên nhận gia công sẽ tiến hành thanh khoản hợp đồng. Việc
thanh khoản hợp đồng được tiến hành với cơ quan hải quan, hồ sơ thanh khoản gồm:
- Bảng tổng số nguyên phụ liệu dẫ nhập
- Định mức nguyên phụ liệu đã sử dụng cho từng mã hàng
- Bảng tổng số nguyên phụ liệu đã xuất khẩu
Trên cơ sở các bảng định mức đã có, cơ quan hải quan sẽ xác định được số
nguyên phụ liệu nhập vào thừa hay thiếu để có phương hướng giải quyết. Thông
Sinh viên: Trần Phương Thúy 23 Lớp: K38-E4

Luận văn tốt nghiệp
thờng trong hợp đồng gia công thì nguyên phụ liệu nhập vào không được sử dụng
hết và cách giải quyết số nguyên phụ liệu thừa như sau :
- Đóng thuế tiêu dùng nội địa
- Tái xuất trả lại cho khách hàng
- Chuyển cho hợp đồng sau
- Tiêu huỷ hoặc biếu
Thời gian chậm nhất để tiến hành thanh khoản hợp đồng gia công với cơ quan
hải quan là 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.
Sinh viên: Trần Phương Thúy 24 Lớp: K38-E4
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIA CÔNG HÀNG MAY
MẶC XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TẠI XÍ
NGHIỆP MAY XUẤT KHẨU THANH TRÌ
1.Tổng quan về xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
- Tên giao dịch : xí nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì
- Địa chỉ : Km 11, quốc lộ 1A- Thị trấn Văn Điển- Thanh Trì- Hà Nội.
- Tên giao dịch quốc tế : Thanh Trì Garment Factory
- Điện thoại : ( 84-4 ) 8618341 / 8615334
- Fax : (84-4 ) 8615390
- Quyết định thành lập số : 20320 QĐUB, ngày 13/6/1996
- Giấy phép kinh doanh : 300660 cấp ngày 29/6/1996
1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Sau một thời gian duy trì nền kinh tế tập trung bao cấp, tại đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986, Nhà nước đã chủ trương chuyển
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của
Nhà nước đã tạo ra bộ mặt mới cho đất nước ta nói chung và cho nền kinh tế
nói riêng. Để phát triển nền kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện chính sách
“mở cửa“ để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và cho phép các doanh nghiệp trong

nước tìm kiếm thị trường và đối tác làm ăn từ nhiều nước trên thế giới.
Trong xu thế hội nhập và phát triển đó, năm 1996, xí nghiệp may xuất khẩu
Thanh Trì được thành lập theo quyết định số 2032/QĐ-UB ngày 13/6/1996. Xí
nghiệp may xuất khẩu Thanh Trì là đơn vị trực thuộc tổng công ty sản xuất dịch
vụ xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội ( Haprosimex ). Kể từ ngày có quyết định
thành lập, xí nghiệp có tư cách pháp nhân, có con dấu và trụ sở riêng, có tài
khoản mở tại ngân hàng Vietcombank Hà Nội, và là đơn vị hạch toán độc lập.
Để có thể đi vào hoạt động ngay sau khi có quyết định thành lập thì trước
đó, vào năm 1993, cơ sở hạ tầng của xí nghiệp gồm nhà xưởng, văn phòng,
Sinh viên: Trần Phương Thúy 25 Lớp: K38-E4

×