Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

09 chu thị gấm bài luận giữa kỳ môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.66 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Chu Thị Gấm
Lớp: PL 1001 4 (Thứ 2)
Khóa: QH2019
Mã số sinh viên: 19040415

Hà Nội – 2021


1.

Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sau đây em xin phép chia sẻ những cảm nhận của bản thân về môn học Tư tưởng

Hồ Chí Minh.
Thứ nhất, mơn học này có nhiều lý thuyết, hơi khó hiểu nhưng khơng hề nhàm chán.
Đối với mơn học này, giảng viên không chỉ giảng về lý thuyết trong giáo trình mà cịn
kết hợp kể chuyện, mở rộng, liên hệ thực tế, điều này giúp người học hứng thú, hiểu
sâu hơn những tư tưởng của Bác, và mở rộng tầm nhìn . Đặc biệt, trong giờ học, chúng
em được thuyết trình và thảo luận seminar về bài học một cách sơi nổi, việc tự tìm hiểu
và trao đổi giúp em hiểu sâu về nội dung kiến thức và giá trị của nó, cũng như rèn
luyện được thêm một số kỹ năng khác như kỹ năng thuyết trình, tư duy lý luận và mở
mang tầm nhìn.
Thứ hai, những kiến thức lĩnh hội được ở môn học này là vô cùng hữu ích và ln
được áp dụng trong thực tế cuộc sống. Trước kia, qua các giờ học lịch sử, văn học, em
đã biết đến nhân cách tốt đẹp cũng như một số tư tưởng của Bác như “Năm điều Bác
Hồ dạy”, "Khơng có gì q hơn độc lập, tự do ! "1,… Nhưng phải đến lúc học môn học


này, em mới hiểu rõ sâu hơn quá trình hình thành và phát triển những tư tưởng ấy, hiểu
và biết ơn hơn nữa về vị lãnh tụ đã hy sinh cả đời cho dân tộc và lịch sử cách mạng
của dân tộc ta. Những tư tưởng của Bác không mang nặng tính lý thuyết, chính trị mà
giống như lời đúc kết những trải nghiệm, lời khuyên, lời căn dặn,chứa đựng biết bao
nhiêu bài học kinh nghiệm của cả đời Người, có ý nghĩa là kim chỉ nam định hướng cả
trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Và qua những tư tưởng của Bác, em đã học hỏi
được rất nhiều điều và sự thật là đã có một chút thành cơng khi vận dụng tư tưởng của
Bác vào chính cuộc sống của mình.
Tóm lại, em nhận thấy mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh là một mơn học hữu ích, có
giá trị thực tế và cần thiết đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối tượng thành thiếu

1

Hồ Chí Minh: Tuyên ngôn độc lập (1945)


niên chúng em, thế hệ tương lai rường cột của nước nhà. Với những cơng dân tuổi đời
cịn trẻ như chúng em, dễ bị kích động gây hiểu lầm về Đảng và cách mạng, có những
hành vi khơng đúng đắn về tư tưởng đạo đức, Tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ giúp chúng
em có nhận thức đúng đắn hơn về Đảng và Nhà nước, định hướng về tư tưởng, đạo
đức con người, trách nhiệm với bản thân và xã hội, cũng như cũng như là một kho tàng
bài học kinh nghiệm quý giá của Bác và Đảng để chúng em có thể học tập, vận dụng
trong cuộc sống và trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
2. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao?
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” xuất phát từ các bậc hiền nhân từ Đông sang Tây, từ cổ
chí kim. Bác đã kế thừa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và dân tộc để vận dụng
phát triển tư tưởng ấy lên một tầm cao mới, sâu sắc và có ý nghĩa thiết thực với hồn
cảnh của đất nước ta. Chính vì vậy, trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, em tâm đắc nhất với
tư tưởng này.
Thứ nhất, qua tư tưởng “lấy dân làm gốc”, em cảm nhận được nhân cách cao đẹp

cùng tấm lòng hy sinh cao cả, hết mực vì nhân dân của Người, nhận thức được giá trị
và sự may mắn khi là công dân Việt Nam. Với quan điểm “ lấy dân làm gốc", Hồ Chí
Minh ln xem mình là cơng bộc của dân. Người nghiêm khắc phê phán những biểu
hiện quan liêu, xa dân, coi thường dân, thói tham ơ, lãng phí, đặt biệt là thói kiêu ngạo
“quan cách mạng”, “khơng tin dân” để dẫn đến chỗ “dân không tin” làm hại đến uy tín
của Đảng. Người ln nhắc nhở “Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì
có hại đến dân, ta phải hết sức tránh”2. Người phê phán những cán bộ “miệng thì nói
dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan” chủ: Miệng thì nói “phụng sự quần
chúng”, nhưng họ làm trái ngược với lợi ích của quần chúng..”
Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo đến cuộc sống của nhân dân. Cả cuộc đời
Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được
hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc,

2

Báo Cứu Quốc số 69, Hà Nội ngày 17/10/1945


ai cũng được học hành”3. Khi nước nhà mới giành được độc lập, Người nêu rõ quan
điểm: “chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do,
độc lập cũng khơng làm gì. Dân chỉ rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn
no, mặc đủ”4. Trong Di chúc, Người vẫn đau đáu nỗi lòng và chăm lo cuộc sống của
nhân dân. Người đã để lại những lời căn dặn tỉ mỉ về những việc cần làm đối với nhân
dân. Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh trách nhiệm đối với đời sống của nhân dân.“1Làm cho dân có ăn, 2- Làm cho dân có mặc, 3- Làm cho dân có chỗ ở, 4- Làm cho
dân có học hành, cái mục đích chúng ta đi đến 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng
đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do, độc lập”5. Người căn dặn: “Chính
sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân”.
Thứ hai, “lấy dân làm gốc” vừa là mục tiêu, động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của
cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Người nói: “Nước lấy dân làm
gốc….Gốc có vững cây mới bền. Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”6. Theo tư

tưởng Hồ Chí Minh, Gốc là tài dân, lực lượng dân, của dân, lòng dân, quyền dân, lòng
tin của dân. Người chỉ rõ: “Chúng ta biết rằng: lực lượng của dân chúng nhiều vô
cùng. Kinh nghiệm trong nước và các nước tỏ cho chúng ta biết: có lực lượng dân
chúng việc to tát mấy, khó khăn mấy làm cũng được. Khơng có thì việc gì làm cũng
khơng xong”. “Khi nhân dân giúp đỡ ta nhiều thì thành cơng nhiều, giúp đỡ ta ít thì
thành cơng ít, giúp đỡ ta hồn tồn thì thắng lợi hồn tồn”7. Và sự thật đã chứng
minh ý nghĩa của tư tưởng đó, có được lịng tin của nhân dân, nhân dân ta luôn luôn đi
theo Đảng, rất trung thành với Đảng, tạo nên ý Đảng - lòng dân suốt chiều dài lịch sử
cách mạng Việt Nam, tạo nên những thắng lợi trong công cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc, cũng như xây dựng phát triển đất nước.
Thứ ba, tư tưởng “lấy dân làm gốc” của Hồ Chí Minh vẫn cịn ngun giá trị và
được Đảng ta vận dụng một cách hiệu quả trong thời điểm hiện tại, đặc biệt là khi dịch
3

Báo Cứu Quốc ngày 21-1-1946
Hồ Chí Minh: Phát biểu tại cuộc họp đầu tiên của Ủy ban nghiên cứu kế hoạch kiến quốc ngày
10-1-1946, Báo Cứu quốc, số 139, ngày 11-1-1946
5
Hồ Chí Minh tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1995, T4; (tr152).
6
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2011
7
Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.7
4


bệnh Covid đang diễn ra phức tạp. Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách kịp thời, trong đó nhấn mạnh việc chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, tính
mạng và ổn định đời sống của nhân dân, được đặt lên trên hết và trước hết. Điều đó
được thể hiện rõ quan điểm đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phòng,

chống đại dịch COVID-19. Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Chống
dịch như chống giặc” và nêu rõ: “Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước
mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”. Thủ tướng Phạm Minh
Chính khẳng định, càng khó khăn, phức tạp, càng phải đồn kết, thống nhất, phát huy
vai trị làm chủ của nhân dân, “sức dân như nước”. Tuyên bố trên thể hiện rõ sự đoàn
kết thống nhất và tinh thần làm chủ của nhân dân khi “lấy dân làm gốc”, tạo nên
những thành cơng nhất định góp phần giải quyết những khó khăn trong hồn cảnh
dịch bệnh phức tạp.
3. Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ
Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào học tập
và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
Khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh, em đã được nghe một câu chuyện về việc giữ lời
hứa. Nội dung câu chuyện như sau: Hồi ở Pác Bó, Bác phải đi công tác xa, Bác đã
hứa với một bé gái là khi nào trở lại, sẽ mua giúp một cơ bé chiếc vịng bạc. Hai năm
sau Bác quay trở lại, mọi người không ai nhớ đến chuyện năm xưa nhưng Bác vẫn
nhớ và trao tận tay cơ bé đó chiếc vịng. Bác nói: “ Cháu nó nhờ mua tức là nó thích
lắm, mình là người lớn đã hứa thì phải làm được, đó là "chữ tín". Chúng ta cần phải
giữ trọn niềm tin với mọi người”.
Ơng bà có câu: “Một lần bất tín, vạn lần bất tin”, giữ chữ tín là phẩm chất quý báu
của con người, giúp cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp, làm việc
một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, em rất tâm đắc với bài học này.
Hiện tại, em đang là sinh viên năm 3, deadline (hạn chót) bài tập (phần lớn là bài tập
nhóm) mà em phải hồn thành là rất nhiều, khơng chỉ vậy, cịn có nhiều lịch hẹn liên
quan đến câu lạc bộ, công việc làm thêm hay những công việc khác trong cuộc sống


riêng của bản thân. Nhiều khi bản thân mình hứa thực hiện việc này nhưng rồi lại
quên mất, không thực hiện, hoặc khơng muốn thực hiện, điều đó khiến em nhận thấy
mình đang làm mất đi uy tín bản thân và làm giảm hiệu quả cơng việc. Chính vì vậy,
để khắc phục những thiếu sót trên và tuân thủ lời hứa, trước tiên, em đã lập ra danh

sách những quy định trước và sau khi mình thực hiện hứa hẹn. Đó là:
- Đối với những lịch hẹn bắt buộc (deadline,…), thực hiện nghiêm túc và đúng
hẹn.
- Đánh giá tính khả thi của cơng việc mà mình sẽ hứa hẹn, ưu tiên cho những
công việc trong hoặc trên khả năng của mình một chút (bởi vì hứa hẹn điều mình
khơng làm được thì sẽ thất tín, thế thì từ đầu khơng hứa còn hơn).
- Nếu quỹ thời gian eo hẹp, tận dụng hết mức có thể những thời gian trống nhỏ lẻ
của mình. Thực sự hết cách thì ưu tiên những cơng việc gấp, quan trọng trước, có
thái độ thành khẩn, xin lỗi người mình thất hứa và sau đó cố gắng thực hiện nó
nhanh nhất có thể, hoặc đưa ra giải pháp giải quyết.
- Không hứa suông, với mỗi lời hứa thì nên có thái độ chỉn chu, nghiêm túc, loại
bỏ thực hiện cơng việc mình đã hứa một cách cẩu thả, hời hợt.
- Đưa ra hình thức khen thưởng khi tuân thủ tốt lời hứa hẹn (không cần to tát, có
thể chỉ là một câu tự động viên, một lời tự khen,..), và phạt nếu mình khơng tn
theo (với em thì em khơng thích làm tốn, nên có thể em sẽ tự phạt mình làm một
đề tốn, khơng được dùng facebook ,...)
Tiếp theo là bước lập thời gian biểu, đây là bước bước quan trọng để mình có thể
khái quát hóa kế hoạch cũng như quản lý hành động của bản thân. Thời gian biểu
này sẽ là thời gian biểu cho từng tuần để quản lý quỹ thời gian, ghi chú lại cụ thể
những lịch hẹn, deadline, đánh dấu mức độ quan trọng và cần gấp của từng việc
để tìm đi hướng đi đúng đắn nhất.




×