Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

giữa kì môn tư tưởng HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.3 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Phạm Thị Thu Huyền
Lớp
: POL1001 4
Khóa
: QH 2019
Mã số sinh viên: 19040010

Hà Nội , ngày 20 tháng 10 năm 2021

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


I.

Chủ đề bài luận
Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao? Trong
những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ Chí
Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào học tập
và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?

II.

Bài luận

A. Nêu cảm nhận về mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.


Mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự đã để lại nhiều bài học quý báu với cá
nhân em nói riêng và các bạn sinh viên nói chung. Việc học tập, tìm hiểu mơn
học này giúp chúng ta tiếp cận, hiểu rõ hơn về con người vĩ đại của Bác, về
công lao to lớn của Người đối với nhân dân Việt Nam và nhân dân của các
nước thuộc địa trên thế giới, là tấm gương sáng để noi theo khơi gợi trong mỗi
một người dân Việt Nam lòng biết ơn, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “Uống nước
nhớ nguồn”. Chúng ta còn được trang bị thêm các kiến thức cơ bản như: cơ sở
thực tiễn, lý luận và nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh; độc
lập dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; Đảng Cộng sản Việt Nam;..
Những nội dung này không chỉ làm phong phú thêm vốn kiến thức của bản
thân mà còn khiến chúng ta càng tự hào hơn khi là một người con đất Việt kiên
cường, đồn kết.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh mặc dù có tính khái qt cao nhưng lại có
tính thực tiễn và áp dụng rất cao, có thể được vận dụng hiệu quả trong từng
công việc nhỏ lẻ của mỗi cá nhân. Qua nghiên cứu mơn học này, bước đầu có
được tư duy và kỹ năng đúng đắn, phù hợp khi phân tích cả về mặt lý luận và
thực tiễn các vấn đề đặt ra trong cuộc sống; giúp bản thân có khả năng nhận
diện và phản bác những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực, phiến diện, phản động,
hướng đến những tư tưởng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển.


Là sinh viên Đại học ngoại ngữ, không chỉ là những người chủ tương lai của
đất nước, mà còn là những cầu nối văn hóa, dân tộc ta với các nước bạn bè trên
thế giới,việc học tập môn tư tưởng Hồ Chí Minh chính là một cách rèn luyện
bản thân toàn diện cả về kiến thức, tư tưởng, đạo đức và cả năng lực tư duy.
Rèn luyện tài: Tự giác trau dồi kiến thức một cách khoa học, có định hướng,
tận dụng triệt để những điều kiện mà xã hội đang tạo ra, khơng để làm phí hồi
tuổi trẻ. Rèn luyện đức: tự nhắc nhở đạo đức nghề nghiệp, đạo đức với quốc
gia dân tộc, thường xuyên tham gia các buổi học về tư tưởng chính trị, tư
tưởng Hồ Chí Minh thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thế kỉ

mới. Qua đó, giúp chúng ta có thể tự tin sánh bước với bạn bè thế giới, đưa
hình ảnh chu tịch Hồ Chí Minh cũng như dân tộc Việt Nam quảng bá rộng rãi
hơn.
B. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao?
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, em tâm đắc nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
1.1 Độc lập dân tộc là cơ sở, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội:
- Theo Hồ Chí Minh, độc lập dân tộc bao gồm cả nội dung dân tộc và dân
chủ, độc lập phải gắn liền với thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, và
hơn nữa độc lập dân tộc cũng phải gắn liền với tự do, cơm no, áo ấm, hạnh phúc
cho nhân dân.
- Khi đề cao mục tiêu độc lập dân tộc, Hồ Chí Minh khơng coi đó là mục tiêu
cuối cùng của cách mạng, mà là tiền đề cho một cuộc cách mạng tiếp theo cách mạng xã hội chủ nghĩa. Độc lập dân tộc vì vậy khơng những là tiền đề mà
còn là nguồn sức mạnh to lớn cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
1.2. Chủ nghĩa xã hội là điều kiện để đảm bảo nền độc lập dân tộc vững chắc:


- Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng tiềm lực, khả năng phát triển của
đất nước trên tất cả các lĩnh vực. Với một chế độ xã hội như trên, chủ nghĩa xã
hội sẽ có khả năng làm cho đất nước phát triển hoàn thiện, sẽ tạo nền tảng vững
chắc để bảo vệ nền độc lập dân tộc và hơn thế nữa, sẽ là một tấm gương cho các
quốc gia trên thế giới, nhất là các dân tộc đang phát triển đi theo con đường xã
hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa xã hội hiện thực cũng sẽ góp phần hạn chế những
cuộc chiến tranh phi nghĩa, bảo vệ được nền hịa bình trên thế giới, độc lập dân
tộc sẽ được giữ vững.
2. Lý do em rất tâm đắc tư tưởng này là vì: Hồ Chí Minh đã nhìn thấu được
những nguy cơ tiềm tàng, bản chất của Chủ nghĩa Tư bản là “con đỉa có hai vịi,
một cái vịi bám vào giai cấp vơ sản ở chính quốc và một cái vịi khác bám vào
giai cấp vơ sản ở các thuộc địa”, vì vậy chúng ta khơng những khơng đi theo mà

còn phải đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Hơn nữa, việc đi theo con đường
chủ nghĩa xã hội là một lựa chọn rất đúng đắn, khoa học, phù hợp với điều kiện
chủ quan và khách quan của đất nước ta lúc bấy giờ.
- Bối cảnh trong nước:Giữa thế kỷ XIX, từ khi thực dân Pháp nổ súng xâm
lược nước ta, nhân dân ta phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”, rơi vào cảnh thuộc
địa nửa phong kiến, có thể nói tình hình đất nước Việt Nam như một con thuyền
còn đang lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới, việc cứu nước như trong đêm tối
"không có đường ra".Các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu "Cần vương"
mang tính chất hệ tư tưởng phong kiến do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo hay các
phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản như chủ trương cầu ngoại viện,
dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Châu, "ỷ Pháp cầu tiến bộ",
khai thơng dân trí của Phan Châu Trinh đều nổ ra và đi vào thất bại do thiếu
đường lối lãnh đạo đúng đắn. Hồ Chí Minh đã nhận ra phong trào cứu nước của
nhân dân ta lúc này nếu muốn giành được thắng lợi phải đi theo một con đường
mới, cần có một lối đi riêng phù hợp với hồn cảnh đất nước và dân tộc.


- Hoàn cảnh thế giới: Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Chủ nghĩa tư
bản chuyển sang giai đoạn độc quyền, xác lập quyền thống trị của chúng trên
phạm vi toàn thế giới. Hầu hết các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh
đều trở thành thuộc địa hoặc phụ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc. Mâu thuẫn giữa
giai cấp vô sản và tư sản và mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với dân tộc thuộc
địa ngày càng gay gắt. Các cuộc đấu tranh của công nhân diễn ra sôi nổi và đặc
biệt là đỉnh cao cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917. Chính cuộc cách mạng
vĩ đại này đã làm "thức tỉnh các dân tộc châu Á" và có ảnh hưởng to lớn đến
việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ
nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xơ Viết, mở ra một thời kỳ mới trong
lịch sử lồi người. Cuộc cách mạng vơ sản ở nước Nga thành công đã nêu một
tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức, mở ra trước mắt họ thời
đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc.

- Tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản và sự thích hợp với hồn cảnh việt nam:
Thứ nhất, đây là quy luật phát triển khách quan của lịch sử khơng ai có thể ngăn
cản được. Người khẳng định: “Chế độ xã hội cũng phát triển từ cộng sản
nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong kiến, đến chế độ tư bản chủ
nghĩa và ngày nay gần một nửa loài người đang tiến lên chế độ xã hội chủ
nghĩa... Sự phát triển và tiến bộ đó khơng ai ngăn cản được”.
Thứ hai, chủ nghĩa xã hội mà Người hiểu là mơ hình xã hội duy nhất thực hiện
được ham muốn của Người là dân tộc được độc lập, nhân dân được hạnh phúc,
đồng bào được tự do, ấm no, hạnh phúc. Chủ nghĩa xã hội, theo Hồ Chí Minh
chính là “làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm
cho dân có học hành”. “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho Nhân dân đủ ăn, đủ
mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già khơng lao
động thì được nghỉ, những phong tục tập quán không tốt dần dần được xóa bỏ”.
“Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của Nhân dân
và do Nhân dân tự xây dựng lấy”.


=> Như vậy, Có thể nói, chủ nghĩa xã hội theo Hồ Chí Minh là làm cho dân
giàu, nước mạnh, mọi người ai cũng có việc làm, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai
cũng được học hành; các dân tộc trong nước đồn kết, bình đẳng, tương trợ,
giúp đỡ lẫn nhau. Chủ nghĩa xã hội có quan hệ hịa bình, hữu nghị với tất cả các
nước, các dân tộc. Rõ ràng, chủ nghĩa xã hội như vậy sẽ không chỉ bảo vệ vững
chắc thành quả của độc lập dân tộc mà còn làm cho Nhân dân được hạnh phúc,
đồng bào được ấm no, tạo điều kiện phát triển mới cho dân tộc, cho mọi người
dân. Do vậy, mà Hồ Chí Minh đã gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội và
đây là một giá trị bền vững trong tư tưởng của Người.
C. Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng
Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó
vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
Hiện nay, khi sự vận động của hiện thực khách quan trong nước và trên thế giới

ngày càng nhanh, mạnh, việc học tập và vận dụng phong cách tư duy lý luận
gắn với thực tiễn hay “nói đi đơi với làm” của Hồ Chí Minh càng có giá trị to
lớn. Bác từng nói “phải biết rằng thực tiễn khách quan thay đổi hàng giờ hàng
phút, một chủ trương của ta hôm nay đúng, hôm sau đã không hợp thời, nếu ta
không tỉnh táo kiểm điểm những tư tưởng, hành vi của ta để bỏ đi những cái quá
thời, sai hỏng, nhất định ta sẽ khơng theo kịp tình thế, ta sẽ bị bỏ rơi, bị các bạn
tỉnh táo nhanh nhẹn hơn vượt lên trước”. Là một sinh viên ngoại ngữ, phong
cách tư duy này càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, được tìm hiểu và
nghiên cứu một nền văn hóa, ngơn ngữ mới, nếu chúng ta khơng tự mình thay
đổi, mở rộng hướng tư duy, thì sẽ rơi vào trạng thái bảo thủ, lạc hậu và khó tiếp
thu. Vì vậy, trong q trình học tập ln ln phải lấy ví dụ thực tế để chứng
minh, giải thích cho vấn đề được sáng tỏ. Ví dụ, khi học về các quy tắc, cấu tạo
từ tiếng trung, các thành ngữ, tục ngữ tiếng trung thì sẽ tức khắc phải liên hệ
xem trong Tiếng Việt có những điểm gì giống và khác so với cấu trúc tiếng
trung đó hay là tìm những thành ngữ, tục ngữ Việt có ý nghĩa tương tự. Trong


quá trình viết luận văn, hay trình bày quan điểm bản thân, khi đưa ra một quan
điểm cần phải có những luận cứ, ví dụ đi kèm để tăng tính thuyết phục người
nghe cũng như củng cố lại lập luận của mình, khơng thể chỉ lý luận sng, giáo
điều. Trong việc rèn luyện bản thân, luôn phải cập nhật thực tế để thay đổi bản
thân, như trong hoàn cảnh dịch Covid hiện nay, việc đến trường học tập còn là
vấn đề nan giải, thay vào đó chúng ta phải nhanh chóng thích ứng với việc học
trực tuyến, thay đổi phương pháp học, ôn tập theo hướng hiện đại như sử dụng
các phần mềm để ghi chép bài học hay sử dụng nhiều hơn các công cụ trực
tuyến. Đây cũng là một trong những cách liên hệ, bám sát thực tế đề ra những
phương pháp tư duy mới.
III.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội
năm 2013
2. Nguyễn Ái Quốc và con đường đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam,
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (2020)
3. Tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam,
Báo nhân dân (2021)
4. Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH ở Việt
Nam, Hoàng Trang, NXB Lao động, Hà Nội - 2004
5. Hồ Chí Minh tồn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà nội, năm 2011
6. Bài viết “Từ lý luận và thực tiễn đến phương châm “Nói đi đơi với làm”
của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, ThS. Hoàng Anh Tuấn, ngày 27/12/2013



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×