Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

24 nguyễn thị nga bài luận giữa kỳ môn tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.26 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
Lớp
: POL 1001 4 (Thứ 2)
Khóa
: QH2019
Mã số sinh viên: 19040955

Hà Nội – 2021


1.1.

Nêu cảm nhận của anh chị về tư tưởng Hồ Chí Minh
“Bác Hồ - Người là tình u thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái
tim nhân loại. Cả cuộc đời rất thanh cao không gợn chút riêng tư, mãi
ngàn đời ngát hương thơm trong tâm hồn Việt Nam!...”
Em bất giác nghẹn ngào khi lắng nghe những câu hát về Bác Hồ Chí
Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam! Ngay từ nhỏ, những câu
chuyện, bài học, thước phim tài liệu quý giá về cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng vĩ đại của Bác đã in sâu trong tâm thức của em hình ảnh Bác
Hồ kính yêu, một người bình thường mà rất đỗi phi thường, môt trong
những trái tim tuyệt vời và vĩ đại nhất thế kỷ XX “Người là Cha, là Bác,
là Anh/ Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”. Em cảm thấy bản thân
mình vơ cùng may mắn khi được học tập và nghiên cứu mơn học Tư
tưởng Hồ Chí Minh, tài sản tinh thần vô giá của Đảng và nhân dân ta. Tư
tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam giúp em có nhiều thay đổi trong nhận


thức và hành động để trước hết “sống và àm người”, sau học tập, làm việc
một cách khoa học, có hiệu quả.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một học thuyết mang tầm thời đại. Đó là q
trình học tập, trải nghiệm thực tiễn, gắn bó với thực tiễn, với các quy luật
vận động, đời sống văn hóa, xã hội, thực tiễn cuộc đấu tranh cách mạng
để khái quát thành một hệ thống lý luận, rồi đưa những lý luận ấy kiểm
nghiệm trong thực tiễn, vì vậy tư tưởng Hồ Chí Minh mang giá trị khách
quan, cách mạng và khoa học. Đặc sắc của tư tưởng Hồ Chí Minh là sự
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, đạo đức và phong cách, là quan điểm
và tấm gương mẫu mực của một người chiến sỹ cộng sản luôn luôn trung
thành với lý tưởng, con đường cách mạng, đặt lợi ích của nhân dân lên
trên hết, luôn tận trung, tận hiếu với nhân dân. Tư tưởng của Người là
“linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam”, là kim chỉ nam
soi sáng cho con đường phát triển của dân tộc Việt Nam.


Có thể nói rằng Tư tưởng Hồ Chí Minh là một đại dương mênh mông, là
kết tinh của cuộc đời hoạt động cách mạng vĩ đại, vốn sống phong phú
với những trải nghiệm thực tiễn của Người, nếu chúng ta học được một
phần nhỏ trong “đại dương” mênh mông phong phú ấy thì chúng ta sẽ
sống, học tập, lao động một cách vô cùng hiệu quả, thiết thưc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là giá trị vĩ đại, là tài sản vô giá của dân tộc ta.
Không chỉ mang những giá trị vĩ mơ to lớn, tư tưởng Hồ Chí Minh cịn vơ
cùng gần gũi, thiết thực, và mang tính ứng dụng cao trong đời sống thực
tiễn của mỗi người.
1.2.

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất?
Vì sao?
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, em tâm đắc nhất là tư tưởng Hồ

Chí Minh về Đạo đức. Em rất ấn tượng với những quan điểm, luận điểm
của Bác về vai trò của Đạo đức, và những nấc thang chuẩn mực đạo đức
trong tư tưởng của Bác:
Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh:

- Cơ sở lý luận:
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng của tinh hoa văn nhân loại, những tư
tưởng của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo. Hồ Chí Minh sinh ra trong
một gia đình có truyền thống nho học, người được tiếp xúc với những
vị chí sĩ có hiểu biết sâu rộng về Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo ngay
từ nhỏ. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh đã thấm nhuần những ln lý Nho
giáo về tu thân dưỡng tính, những lời răn dạy của Phật pháp khơi dậy
trong Người lòng trắc ẩn, bao dung, vị tha. Thêm vào đó, những tư
tưởng tinh thông về quy luật của vạn vất trong Đạo giáo ni dưỡng
Hồ Chí Minh với phong cách sống bình dị, trong sáng, thanh cao.


Khơng chỉ chịu ảnh hưởng bởi nền tẳng văn hóa Đơng-Tây, Hồ Chí
Minh cịn tiếp thu tư tưởng tiến bộ của phương Tây về đạo đức.
Những học thuyết tư tưởng tiến bộ của Rút-xơ, Moongtecskio về
quyền tự do và bình đẳng của con người. Người lĩnh hội tinh thần đạo
đức cách mạng của người cộng sản từ chủ nghĩa Mác- Lenin. Người
vững tin rằng tư tưởng đạo đức sẽ mang lại cuộc sống hạnh phúc cho
nhân dân.
- Cơ sở thực tiễn
Hồ Chí Minh đã chứng kiến những cảnh áp bức, bóc lột người dân An
Nam ở tầng lớp đáy của xã hội. Và Người đã từng kinh qua cuộc sống
đó, đã từng nạo tuyết, bồi bàn, phụ bếp, gắn bó với giai cấp cơng nhân
ở nhiều nước thuộc địa. Chính vì thế, lịng đồng cảm, lịng khoan
dung, bác ái, thương dân sâu sắc của Hồ Chí Minh càng được bồi đắp.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trị, sức mạnh của Đạo đức
- Đạo đức là cái gốc của người cách mạng.
Muốn làm cách mạng thì trước hết phải biết làm người. Làm cách
mạng là một nhiệm vụ nặng nề, không phải là công việc một sớm
một chiều, sức nặng của cách mạng phải có đạo đức cách mạng
làm nền tảng mới hoàn thành được các nhiệm vụ cách mạng vẻ
vang. Người khẳng định “Mọi việc thành hay bại chủ chốt là do
cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay khơng?”1
Bác nói: “Cán bộ Đảng viên muốn cho dân tin, dân phục thì khơng
phải cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần
chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức.”2 Vậy nên

1

2

. Người cán bộ cách mạng, t.7, tr480.
. Hị Chí Minh: Tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, t.6, tr.16.


muốn làm cách mạng phải có đạo đức, có nhân sinh quan tiến bộ
để mọi suy nghĩ và hành động đều vì nhân dân và có lợi cho nhân
dân.
Làm cách mạng khơng chỉ địi hỏi rèn luyện phẩm chất để trở
thành người tốt, người dũng cảm mà đòi hỏi độ sâu sắc và chín
muồi về nhân sinh, cách ứng xử với con người, dù họ là người
sang, hèn, sắc tộc, nịi giống. Có một câu chuyện về Bác mà em
ln ghi nhớ. Đó là câu chuyện trong một trận đánh, Bộ tư lệnh
báo với Bác rằng trận này quân ta thắng lớn, quân địch phải bỏ xác
nhiều. Nhưng Bác đã kết luận rằng “Đó là một thất bại”, hành động

vì con người, tránh tối đa những tổn thương cho con người.
- Đạo đức là thước đo lòng cao thượng của con người
Đạo đức giúp con người vượt lên những cám dỗ, vượt lên trên lợi
ích cá nhân để đáp ứng nhu cầu của tập thể để vươn tới sự trọn vẹn
về nhân cách. Người nhấn mạnh: “Tuy năng lực và công việc mỗi
người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ nhưng ai
giữ được đạo đức cách mạng đều là người cao thượng.”3
- Đạo đức thúc đẩy con người vươn đến tài năng và cống hiến tài
năng
Người nhấn mạnh mối quan hệ giữa tài và đức: Có tài mà khơng có
đức là người vơ dụng. Có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng
khó. Theo Bác Hồ “Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà
khơng có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng
lại đi đến thụt két thì chẳng những khơng làm được gì ích lợi cho
xã hội mà cịn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà khơng có tài

3

. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, chương 6, tr.222.


ví như ơng Bụt khơng làm hại gì, nhưng cũng khơng lợi gì cho
người.”4 Có thể thể thấy tài và đức phải gắn liền với nhau thì mới
mang lại giá trị và nâng cao tầm giá trị cho con người.
- Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của đạo đức cách mạng:
Theo Hồ Chí Minh sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội chưa phải là ở
lý tưởng cao xa, ở mức sống vật chất dồi dào, ở Tư tưởng được tự
do giải phóng mà trước hết là ở những giá trị đạo đức cao đẹp và
phầm chất của những người cộng sản ưu tú bằng tấm gương sống
và hành động của mình chiến đấu cho lý tưởng đó trở thành hiện

thực.
Hồ Chí Minh cho rằng phong trào cộng sản công nhân quốc tế trở
thành lực lượng quyết định vận mệnh của lồi người khơng chỉ do
chiến lược và Sách lược thiên tài của cách mạng vô sản mà còn do
những phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở
thành sức mạnh vô địch5.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về những chuẩn mực đạo đức
Thang giá trị đạo đức trong tư tưởng của Người
Đối với Tổ quốc, đồng bào: Trung với nước, hiếu với dân. Đạo
đức truyền thống của Việt Nam và Phương Đơng nó phản ánh các
mối quan hệ lớn nhất và cũng là phẩm chất đạo đức bao trùm.
Người nhấn mạnh “Đạo đức đó khơng phải là đạo đức thủ cựu. Nó
là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó khơng phải vì danh vọng cá
nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân, của lồi người”6.

4

. Hồ Chí Minh Toàn tập, T.8, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001, tr.184.

5

. Hồ Chí Minh: Lênin và Cách mạng Tháng Mười, Nxb Sự thật, H.1995, tr.160.

6

. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, t.1, tr295.


Nước là nước của dân, còn dân là chủ nhân của nước nên phải hiếu
với dân. Người nói cán bộ là” người đầy tớ của dân chứ không phải

là quan cách mạng”7
Đối với công việc và với bản thân: Cần, kiệm, liêm, chính. Em
học được nhiều giá trị từ tư tưởng của Bác. Đó là phải sống và làm
việc khoa học, có hiệu quả, yêu lao động. Tiệt kiệm thời gian, của
cải, khơng hoang phí “khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa
bãi”8. Sống trong sạch, thanh liêm, qn đi lợi ích cá nhân để sống
vì lợi ích của Tổ chức, của Xã hội.
Đối với con người: Nhân, nghĩa, trí, dũng, u thương con người,
sống có tình, có nghĩa. Đó là những phẩm chất đạo đức cao đẹp
nhất Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, mục đích cuối
cùng của Bác là con người. Người nói; “Tơi chỉ có một ham muốn,
ham muốn tột bậc là làm sao cho Nước được độc lập, dân được tự
do Mọi người ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”9.
Người khẳng định “Phải có tình đồng chí, thương u lẫn nhau”. 10
Đối với bạn bè quốc tế: Có tinh thần quốc tế cộng sản trong sáng,
đoàn kết và giúp đỡ. Theo Bác:
“Quan sơn muôn dặm một nhà
Bốn phương vô sản đều là anh em”11

7

. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.12, tr.498.

8

. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t.5, tr.636.

9

. Hồ Chi Minh: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.162.


10

. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, chương 6, tr.231.

11

. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, chương 6, tr.232.


1.3.

Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư
tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng
bài học đó vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm
gì?
Em ln khắc ghi bài học về đạo đức mà cô luôn luôn nhắc đến ở đầu
mỗi giờ học. Em nghĩ đó là giá trị tuyệt vời nhất mà em hiểu ra khi theo
học bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Bản thân em ln ln tâm niệm và khắc ghi những lời giảng của cơ về tư
tưởng Hồ Chí Minh, đó là học tập từ Người giá trị đạo đức và phong cách
sống, lý luận sống để làm người, để hồn thiện nhân cách cá nhân. Điều
đó khiến em nhận ra tư tưởng của Người rất gần gũi, áp dụng vào ngay
chính cuộc sống thường nhật của mọi người. Trước khi muốn trở thành
bất cứ một điều gì lớn lao, thì trước hết phải “sống để làm người”, biết
đúng, biết sai, biết phải, biết trái, biết trên, biết dưới. Sống hịa nhã, chân
thành u thương, khiêm tốn, khơng bao che, khơng giấu khuyết điểm,
biết phê bình và tự phê bình. Biết cách yêu thương và trân trọng, dành
những tình cảm thiết tha với những người thân yêu luôn sát cánh bên
chúng ta. Em đã suy nghĩ rất nhiều về những câu nói đó của cơ, và chợt

nhận ra bản thân mình trong dịng chảy xồ bồ của cuộc sống đã thực sự
hững hờ, đã thực sự vô tâm, lãnh đạm trong cách thể hiện tình cảm yêu
thương với gia đình của mình, với những người thân yêu của mình. Em
càng hiểu rõ câu nói “Chính những người mình u thương nhất lại là
những người mình làm tổn thương nhiều nhất” và em đã rất hối hận tại
sao mình lại ít giao tiếp với cha mẹ như thế, mình chỉ mải mê sự dụng các
thiết bị điện tử thông minh mà quên mất mình đã làm cha mẹ rất buồn.
Trong quan điểm về đạo đức, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “Lời nói phải đi
đơi với hành động”. Thế nên học tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là nói
về những lý thuyết suông mà là làm sao áp dụng lời dạy của Người vào


thực tiễn cuộc sống. Tư tưởng về đạo đức của Hồ Chí Minh đã giúp em
có những thay đổi trong hành động. Thật may mắn rằng được học tập về
tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn chưa quá muộn màng để em có thể sửa chữa
những lỗi lầm của mình. Em dành nhiều thời gian hơn dể nói chuyện với
cha mẹ, chia sẻ với họ những khoảnh khắc vui buồn hằng ngày. Chuẩn bị
cho họ một chậu nước ấm ngâm chân trước khi đi ngủ. Cùng mẹ nấu
ăn,… Đó chỉ là những điều rất nhỏ nhưng ý nghĩa vô cùng. Cả cha mẹ và
em đều cảm nhận được những niềm hạnh phúc nhỏ bé, gia đình càng
them gắn kết và yêu thương nhau. Em đã học tập từ Người phong cách
sống, phong cách làm việc, phong cách tư duy, phong cách diễn đạt,... và
áp dụng vào cuộc sống của chính mình để làm cho quá trình học tập, làm
việc của mình có logic, hiệu quả hơn.

-HẾT-




×