Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giữa kì môn tư tưởng HCMbb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.35 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Đường Thảo Ngân
Lớp :POL1001 4 (Thứ 2)
Khóa: QH2019
Mã số sinh viên:19041839

Hà Nội – 2021

Đề bài: Nêu cảm nhận của anh/chị về mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong


Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì sao? Trong
những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh,
anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào học tập và cuộc
sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
1.1. Cảm nhận về mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Người đã
dành cả cuộc đời của mình để cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc từ
xiềng xích của bè lũ thực dân và xây dựng đất nước. Công lao của người đối với
con dân Việt Nam to lớn khơng gì có thể so sánh được. Để có thể làm được
những điều lớn lao như vậy, ắt hẳn trong khối óc ấy chứa cả tinh hoa của một hệ
tư tưởng.
Mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp em có được cái nhìn sâu sắc và
tồn diện hơn về tư duy của một người làm Cách mạng - Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đồng thời bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, rèn luyện bản lĩnh chính trị. Học tập
tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần giáo dục đạo đức, tư cách, phẩm chất cách
mạng, biết sống ở đời và làm người có đạo lý, yêu cái tốt, cái thiện, ghét cái ác,


cái xấu; nâng cao lòng tự hào về Người, về Đảng Cộng sản Việt Nam, tự nguyện
“sống, chiến đấu, lao động, học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
Trên cơ sở kiến thức đã được học, sinh viên vận dụng vào cuộc sống, tu
dưỡng, rèn luyện bản thân, hoàn thành tốt chức trách của mình, đóng góp thiết
thực và hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, con đường cách mạng mà Hồ Chí
Minh và Đảng ta đã lựa chọn. Đối với sinh viên, giáo dục tư tưởng, văn hóa,
đạo đức Hồ Chí Minh là giáo dục lý luận sống, đạo làm người, hoàn thiện nhân
cách cá nhân, trang bị cho họ trí tuệ và phương pháp tư duy biện chứng để họ
trở thành những chiến sĩ đi tiên phong trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng một
nước Việt Nam đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong muốn và khát vọng của
Hồ Chí Minh.
1.2. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, anh/chị tâm đắc nhất tư tưởng nào?


Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, em thấy tâm đắc nhất là tư tưởng về dân
chủ. Dân chủ chính là bản chất của XHCN. Đây là mục tiêu, cũng như động lực
của Cách mạng XHCN. Người coi trọng việc xây dựng Nhà nước trong sạch,
vững mạnh, của dân, do dân, vì dân.
Quan điểm về dân chủ của chủ tịch Hồ Chí Minh bắt nguồn từ khát vọng
ngàn đời của dân tộc Việt Nam, đồng thời tiếp thu chọn lọc tinh hoa văn hóa của
nhân loại và được vận dụng một cách sáng tạo vào thực tiễn Việt Nam. Nó được
phản ánh một cách chắt lọc, cô đọng, cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hành, biểu hiện ở
ba vấn đề cốt lõi:
Thứ nhất, khẳng định vai trò, địa vị của nhân dân trong chế độ chính trị
dân chủ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định rõ mối quan hệ giữa nhân dân và Nhà nước:
“Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ khơng đủ lực lượng. Nếu khơng có
Chính phủ, thì nhân dân khơng ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân
phải đoàn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây dựng nên nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân khơng hưởng hạnh

phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”1
Thứ hai, xây dựng Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Ngay từ năm 1927, trong cuốn “Đường Kách mệnh”, Người đã xác định:
“Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh, thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao
cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn
ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”2
Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước cách mạng được thành
lập, Người nhấn mạnh: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều
của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân... Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng
đều ở nơi dân”3. Đây chính là điểm khác biệt về bản chất giữa nhà nước dân
1 Hồ Chí Minh: Tồn tập, tập 4, tr. 64-65, 64.
2 Hồ Chí Minh: Toàn tập (1945 - 1954) - Tập 2 (tr 270) (Nxb Chính trị quốc gia).
3 Dân vận - Hồ Chí Minh (1949).


chủ nhân dân với các nhà nước của giai cấp bóc lột từng tồn tại trong lịch sử.
Thứ ba, giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân trên tinh
thần dân chủ.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân là mối
quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Nhân dân cần Nhà nước để lãnh
đạo và tổ chức lực lượng xây dựng, phát triển đất nước. Mặt khác, Nhà nước
phải dựa vào mọi nguồn lực của nhân dân để phục vụ nhân dân. Năm 1946, bản
Hiến pháp đầu tiên ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng đến việc xây dựng
luật pháp, quản lý đất nước bằng luật pháp và làm cho luật pháp có hiệu lực
trong thực tế. Theo Người, trong Nhà nước dân chủ nhân dân, dân chủ và pháp
luật phải đi đôi với nhau, bảo đảm cho chính quyền hoạt động có hiệu lực, hiệu
quả.
Qua đây, ta có thể thấy được tầm nhìn xa trơng rộng, nỗi thấu cảm và tấm
lòng yêu nước thương dân, ln ln phấn đấu vì quyền lợi của dân tộc của
Người. Đây cũng là tư tưởng có ý nghĩa chỉ đạo đối với sự nghiệp cách mạng

Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
cũng như trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước hiện nay.

1.3. Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng
Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào
học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?


Trong những bài đã được học của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, em thích
nhất là là quan điểm lý luận phải gắn liền với thực tiễn, dùng thực tiễn để khái
quát lý luận và áp dụng lý luận để chỉ đạo thực tiễn.
Là một sinh viên chuyên ngành ngôn ngữ em có thể áp dụng điều này
ngay trong việc học tập của mình. Trên giảng đường, em được học các từ vựng,
cấu trúc ngữ pháp, ngồi ra, em cịn tự trau dồi thêm qua các tài liệu khác nhau,
bồi dưỡng kiến thức nền tảng, nâng cao trình độ giúp kiến thức thêm phong phú.
Lý luận chỉ có ý nghĩa khi được gắn với thực tế do vậy bên cạnh việc trau dồi
kiến thức trong sách vở, tài liệu, em cũng tham khảo và tìm hiểu thêm qua các
tình huống giao tiếp ngoài đời thực hoặc tham khảo qua phim ảnh, tin tức, diễn
văn bằng ngơn ngữ đó. Từ đó trau dồi vốn từ, cách biểu cảm, biểu đạt trong
từng tình huống giao tiếp khác nhau, phù hợp với văn hóa của quốc gia đó.



×