Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

giữa kì môn tư tưởng HCMg

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.71 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Trần Thị Hiền
Lớp
: POL 1001 4 (Thứ 2)
Khóa
: QH2019
Mã số sinh viên: 19040850

Hà Nội – 2021


1.1.

Cảm nhận của em về môn học tư tưởng Hồ Chí Minh.

Từ tiết học Tư tưởng Hồ Chí Minh đầu tiên em đã ấn tượng với kiến thức của môn
học đem lại - quả thực những kiến thức này không những khơng phải là lý thuyết
khơ khan mà nó cịn có thể áp dụng vào đời sống hiện đại ngày nay. Những tư
tưởng đó của Bác Hồ dù đã trải qua dấu ấn của thời gian rất lâu tuy nhiên khơng vì
thế mà trở nên lỗi thời. Trong mơn học, chúng em có dịp ngồi lại cùng tìm hiểu về
chủ tịch Hồ Chí Minh và chia sẻ lại những gì bản thân hiểu về vị lãnh tụ đáng kính
của dân tộc Việt Nam. Cuộc hành trình của Hồ Chí Minh là một bước ngoặt lớn
của Cách mạng. Người đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước ở phương Đơng và
phương Tây. Người đã ghé lại nhiều hải cảng, đã thăm các nước châu Phi, châu Á,
châu Mĩ. Người đã sống dài ngày ở Anh, ở Pháp. Lúc làm bồi, lúc cuốc tuyết, lúc
làm nghề rửa ảnh... Chế Lan Viên cũng đã có lần viết:
"Đời bồi tàu lênh đênh theo sóng bể,


Người đi hỏi khắp bóng cờ châu Mĩ, châu Phi
Những đất tự do, những trời nô lệ
Những con đường cách mạng đang tìm đi."
(Người đi tìm hình của Nước)
Người nói và viết thạo nhiều ngoại ngữ như Pháp, Anh, Hoa, Nga... Không phải là
Bác đi du lịch... mà trái lại cuộc đời Người đầy truân chuyên, Người đã làm nhiều
nghề, và đặc biệt là "đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuật đến
một mức khá un thâm"1. Lối diễn đạt tinh tế của nhà thơ Chế Lan Viên đã cho
chủng ta thấy Hồ Chí Minh đã tiếp thu mọi hay cái đẹp của các nền văn hóa, và đã
nhào nặn tới cái gốc văn hóa dân tộc đã thấm sâu vào tâm hồn mình, máu thịt

1

Lê Anh Trà (1990). Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Viện Văn hóa

1


mình, nên đã trở thành "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất
Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời “rất mới, rất hiện đại"2.
Việc được học tập mơn học tư tưởng Hồ Chí Minh đối với em rất có ý nghĩa. Em
khơng chỉ được trang bị hệ thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí
Minh mà cịn nâng cao thêm lịng yêu nước của mình. Thật hạnh phúc và tự hào
biết bao khi dân tộc ta có một vị lãnh tụ như Hồ Chí Minh, có tư tưởng của Người
soi sáng. Điều đó đã thực sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam tạo động
lực để em ngày càng học tập hiệu quả, làm việc chăm chỉ hơn để kiến tạo một
tương lai tốt đẹp.

1.2.


Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì
sao?

Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh, bản thân em cảm thấy tâm đắc nhất là tư tưởng về
đại đoàn kết dân tộc. Với Hồ Chí Minh, đồn kết là một truyền thống cực kỳ quý
báu của nhân dân ta. Đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình
cách mạng Việt Nam. Đồn kết quyết định thành cơng cách mạng vì: đồn kết tạo
nên sức mạnh, là then chốt của thành công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi
phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối
thống nhất. Giữa đồn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mơ, mức độ
của thành cơng. Đồn kết phải ln được nhận thức là vấn đề sống cịn của cách
mạng. Lúc nào dân ta đồn kết mn người như một thì nước ta độc lập, tự do.
Trái lại, lúc nào dân ta khơng đồn kết thì bị nước ngồi xâm lấn. Và Người

2

Lê Anh Trà (1990). Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Viện Văn hóa

2


khuyên dân ta rằng: “Dân ta xin nhớ chữ đồng: Đồng tình, đồng sức, đồng lịng,
đồng minh”3.
Đại đồn kết tồn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công
của cách mạng; là một mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, phải do quần chúng, vì quần chúng. Từ
trong phong trào đấu tranh để tự giải phóng và xây dựng xã hội mới tốt đẹp, quần
chúng nảy sinh nhu cầu đoàn kết và sự hợp tác. Đại đồn kết dân tộc khơng phải
chỉ là mục tiêu của Đảng, mà còn là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Như vậy,
đại đoàn kết phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ

trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng. Trên cơ sở của đường lối
đúng, Đảng phải cụ thể hóa thành những mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách
mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử để lôi kéo, tập hợp quần chúng, tạo thực
lực cho cách mạng; chuyển những nhu cầu, đòi hỏi khách quan, tự phát của quần
chúng thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức trong khối đại đồn
kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập của dân tộc, tự do
cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
Lực lượng đại đoàn kết dân tộc bao gồm các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội,
các ngành, các giới, các lứa tuổi, các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam, đồng
bào các tơn giáo, các đảng phái,… hợp thành khối đại đồn kết rộng rãi toàn dân
tộc trong khối đại đoàn kết rộng lớn, đơng đảo và đa dạng đó, liên minh cơng –
nơng – trí thức là nền tảng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất
Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với
người khơng tín ngưỡng, khơng phân biệt già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo. Nói dến đại
đồn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong
cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ta đồn kết để đấu tranh cho
3

Hồ Chí Minh (1942). Lịch sử nước ta. Cao Bằng: Việt Minh tuyên truyền bộ

3


thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đồn kết để xây dựng nước nhà. Ai có
tài, có đức, có sức, có lịng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đồn kết
với họ”4. Muốn thực hiện đại đồn kết tồn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu
nước- nhân nghĩa- đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lịng khoan dung, độ lượng
với con người. Xác định khối đại đoàn kết là liên minh cơng nơng, trí thức. Tin vào
dân, dựa vào dân, phấn đấu vì quyền lợi của dân. Người cho rằng: liên minh cơng
nơng- lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân, nền tảng được

củng cố vững chắc thì khối đại đồn kết dân tộc càng được mở rộng, không e ngại
bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đồn kết dân tộc. Phải giải quyết hài
hòa các mối quan hệ để khơng bỏ sót bất kỳ lực lượng nào miễn là có lịng trung
thành và sẵn sàng phục vụ Tổ quốc, khơng phản bội lại quyền lợi của nhân dân.
Đại đồn kết dân tộc phải là cơ sở và phải đi đến việc thực hiện đoàn kết quốc tế,
nếu đại đoàn kết dân tộc là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cách
mạng Việt Nam, thì đồn kết quốc tế cũng là yếu tố hết sức quan trọng giúp cho
cách mạng dân tộc dân chủ đi đến thắng lợi hoàn toàn và đưa cách mạng Việt Nam
lên giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Và cũng trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 khó khăn vừa rồi, em có thể thấy rõ
được tư tưởng đại đồn kết dân tộc tiếp tục được phát huy. Đảng và nhà nước đứng
trước tính hình phức tạp của dịch bệnh đã rất sáng suốt ra những chỉ thị phù hợp
nhất để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như để ngăn chặn dịch bệnh tái diễn.
Đảng đã ra quyết định thì người dân cũng không một ai mảy may không thực hiện,
từ già, trẻ, gái, trai đều thực hiện rất tốt chỉ thị. Hơn thế nữa, đã là công dân Việt
Nam rất giàu tính yêu thường, đùm bọc lẫn nhau trong cuộc sống cho nên khơng
một ai bị bỏ lại phía sau dù ai cũng đang trong hồn cảnh khó khăn về mọi mặt. Có
gặp khó mới thấu được tính người, mới biết được Tổ quốc ln dang rộng vịng tay
giúp đỡ mình. Đã có biết bao nhiêu cơng dân Việt Nam mắc phải Covid nhưng họ
vẫn được nhà nước hỗ trợ về kinh phí cũng như chỗ ở để phần nào an ủi, động viên
họ. Không chỉ trong nước mà công dân Quốc tế cũng được Nhà nước giúp đỡ như
4

Hồ Chí Minh (2011). Tồn tập, tập 9. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự Thật, tr.244

4


vậy. Và trải qua sự đồn kết cùng nhau đó, Việt Nam chủng ta như đón được “quả
ngọt” – dịch bệnh dần được kiểm sốt và tính hình đã ổn hơn rất nhiều. Công lao

đầu phải nhắc tới sự lãnh đạo tài tính của Đảng và khơng kém phần quan trọng đó
chính là ý thức và sự đồn kết của nhân dân Việt Nam.

1.3.

Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng
Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó
vào học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?

Trong những bài học mà em đã rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng Hồ Chí Minh,
em thích bài học về lý tưởng nhất. Bác Hồ đã có lý tưởng Cách mạng, nghiêm túc
tìm tịi và theo đuổi khơng màng khó khăn tới cuối cùng đã đạt được. Cịn bản thân
em có lý tưởng sống cho riêng mình. Trong học tập, em đã ln ln cố gắng
khơng ngừng để hồn thành những bài tập, dự án một cách hiệu quả nhất để có thể
đạt được kết quả cao. Những lúc cùng hoàn thành bài với các bạn, bản thân cũng
tiếp thu cũng như học hỏi được khá nhiều điều từ mọi người như sự đoàn kết thống
nhất để đưa ra ý kiến hợp lý nhất cho dự án hay tính kỷ luật để khơng ảnh hưởng
tới nhóm. Với những việc làm nhỏ trên sau này sẽ tịnh tiến dần tới lý tưởng, mục
tiêu cuối cùng của việc học đại học đó chính là tốt nghiệp với tư cách sinh viên
trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội, có thể là một cơng dân tốt,
có ích cho xã hội.
Cuộc sống sẽ phong phú hơn nếu chúng ta mở rộng biên độ của sự hiểu biết của
mình. Do vậy, em ln hướng sự quan tâm của mình tới những việc có thể làm
thay vì nghi hoặc khả năng của bản thân. Thực tế cho thấy, chúng ta sẽ chẳng đạt
được bất cứ điều gì nếu cứ ln miệng nói rằng mình khơng làm được. Cũng như
ngày Bác Hồ lên đường sang Pháp để tìm đường cứu nước trên con tàu Đơ đốc
Latouche (ngày 5 tháng 6 năm 1911), nếu ngày đó Bác vẫn hoài nghi về lý tưởng
5



của mình, lo sợ về thử thách hay mất niềm tin về một ngày không làm được điều
Người luôn trăn trở thì có lẽ đã khơng có Đất nước Việt Nam ngày hôm nay. Cho
nên, em rút ra được rằng khi phải đối mặt với khó khăn, hãy tự nhủ rằng mọi rắc
rối sẽ được giải quyết, từ đó nỗ lực tìm giải pháp cho vấn đề. Đó chính là cách tạo
ra sự khởi đầu tốt đẹp. Thành công trong cuộc sống luôn đi kèm với những câu
khẳng định “Tôi có thể” hoặc “Tơi sẽ làm được” và hành động bao giờ cũng tạo ra
những điều kỳ diệu. Theo em, khi thực sự muốn làm một điều gì đó, chắc chắn sẽ
có cách để làm được, điều quan trọng là phải xem xét các khả năng cũng như cách
thức hoàn thành nó. Trước khi vào năm nhất Đại học, em đã đặt cho mình mục tiêu
rõ ràng là bên cạnh việc học tập tại trường thì sẽ tham gia một câu lạc bộ và có một
cơng việc làm thêm. Và cho tới thời điểm hiện tại, em đã hoàn thành được cả hai.
Thực sự khi bắt đầu một điều gì đó, bản thân cũng cảm thấy lo lắng liệu mình có
làm được khơng nhưng khi có đủ niềm tin và quyết tâm thì trải qua rồi nhìn lại việc
đó thật dễ dàng. Khi tìm hiểu về lý tưởng của Bác, em ln thấy đó như một động
lực thực tế nhất mà bản thân có thể nỗ lực cố gắng học tập và hoàn thành lý tưởng
sống lớn lao là để trở thành một người tốt, một cá nhân xuất sắc và cũng là một
hình ảnh khiến bản thân mình ngưỡng mộ nhất.

6



×