Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

giữa kì môn tư tưởng HCMh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.09 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGƯ

BÀI LUẬN GIỮA KỲ MƠN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Họ và tên: Doãn Thị Lý Lan
Lớp
: POL 1001 4 (Thứ 2)
Khóa
: QH2019
Mã số sinh viên: 19040892

Hà Nội – 2021


1.1. Nêu cảm nhận của anh/chị về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trong các mơn lý luận chính trị đã được học cho đến thời điểm nay, Tư
tưởng Hồ Chí Minh là mơn học mang đến cho em nhiều ấn tượng nhất bởi lẽ, nó
khơng chỉ cung cấp cho em những kiến thức, những vấn đề của thời đại trong
bối cảnh của nước ta mà còn giúp em hiểu hơn về con người của Hồ Chủ tịch,
từ đó rút ra những bài học cho riêng mình.
Quan điểm của Người về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam
được thể hiện một cách toàn diện và sâu sắc trên nhiều khía cạnh, từ cách mạng
dân tộc dân chủ đến cách mạng xã hội chủ nghĩa. Chủ nghĩa Mác- Lênin cũng
đã được vận dụng sáng tạo và phát triển trong tư tưởng của Hồ Chủ tịch để phù
hợp với điều kiện của nước ta. Có thể nói, trong quá trình tìm hiểu mơn học này,
em cũng hiểu rõ hơn phần nào về Chủ nghĩa Mác- Lê-nin. Tư tưởng Hồ Chí
Minh là kết tinh của tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Hệ tư tưởng của Người mang
theo hơi thở của thời đại, không chỉ đúng với trước kia mà còn phù hợp với cả
bây giờ và tương lai. Cùng với chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh


trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là cơ hội để em hiểu hơn về con
người và các phẩm chất của Bác, cũng như nhận thức sâu sắc hơn về công lao to
lớn của Người đối với nhân dân Việt Nam nói riêng, với nhân dân các nước
thuộc địa trên thế giới nói chung.Tồn bộ tư tưởng, quan điểm,nhận thức cũng
như phẩm chất đạo đức của Người chính là yếu tố then chốt tạo nên một con
người vĩ đại, dành được tình cảm, trái tim của đồng bào trong nước và nhân dân
thế giới. Một con người bình thường tạo nên những điều phi thường, Bác hy
sinh cả cuộc đời, qn mình vì nước, vì dân. Đó là cả một chặng đường dài để
từ một chàng thanh niên, một thân một mình ra đi tìm đường cứu nước tại Bến
Cảng Nhà Rồng năm nào trở thành một nhà lãnh đạo nổi tiếng, vị nguyên thủ tài
ba dược nhiều người ngưỡng mộ. Người đã dành 30 năm cuộc đời bôn ba khắp


bốn châu lục, ba đại dương, đi qua gần ba mươi nước, làm đủ các ngành nghề
khác nhau để trải nghiệm, để hiểu về cái gọi là “ tự do, bình đẳng, bác ái”, hiểu
về cuộc sống của kiếp lầm than, tìm tịi nghiên cứu về các tư tưởng văn hóa
đơng tây, rồi trên cơ sở của chủ nghĩa Mac- Lenin, biến chúng trở nên phù hợp
với thời đại.
Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh giúp em có một nền tảng vững chắc
cho tư duy lý luận đúng đắn, cũng như hiểu rõ hơn về con đường Chủ nghĩa xã
hội nước ta đang hướng đến. Từ đó xác định đúng hành động và phương hướng
thực hiện, độc lập tự chủ, sáng tạo trong hành động.
Môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự quan trọng đối với học sinh, sinh viên
đây chính là cơ sở định hướng tư duy, đạo đức, hành động của giới trẻ: học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.
1.2. Trong Tư tưởng Hồ Chí Minh anh/chị tâm đắc tư tưởng nào nhất? Vì
sao?
Trong quá trình tìm hiểu về tư tưởng Hồ Chí Minh, em tâm đắc nhất tư
tưởng của Người về độc lập dân tộc trong vấn đề dân tộc. Vì qua tư tưởng ấy,

khát vọng tư do của dân tộc, đất nước, con người được khẳng định và thể hiện
rõ ràng hơn bao giờ hết. “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”1. Đó là câu nói
bất hủ của Người khi kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Với
một dân tộc, một đất nước chịu đựng hơn 1000 năm bắc thuộc, hàng chục năm
đấu tranh chống thực dân đế quốc quả thực khơng có gì có thể sáng ngang được
với độc lập tự do.
Hồ Chí Minh nói: "Tự do cho đồng bào tơi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy
là tất cả những điều tôi muốn; đấy là tất cả những điều tơi hiểu"2. Chính khát

1

2

Hồ Chí Minh: Tồn tập, Sđd, t. 12, tr. 108
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 4.


vọng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước ấy đã thơi thúc Người ra đi tìm
đường cứu nước, đem lại hịa bình, ấm no cho người dân Việt Nam.
Người khẳng định rằng thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa là vấn đề
độc lập dân tộc, xóa bỏ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân. Bác đã vận dụng
và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lenin về vấn đề dân tộc để tư tưởng ấy trở
phù hợp với thực tiễn trong điều kiện từ đầu thế kỷ XX trở đi.
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả các dân
tộc. Tất cả dân tộc trên thế giới đều bình đẳng. Người đã thể hiện tư tưởng này
trong rất nhiều bài nói, bài viết, tiêu biểu nhất phải kể đến bản “Tuyên ngôn độc
lập” năm 1945. Người khẳng định rằng; tất cả dân tộc trên thế giới đều có quyền
bình đẳng, tự do, hạnh phúc, không phân biệt màu da, chủng tộc. Độc lập dân
tộc phải là độc lập thật sự, độc lập hồn tồn. "Nhân dân chúng tơi thành thật
mong muốn hịa bình. Nhưng nhân dân chúng tơi cũng kiên quyết chiến đấu đến

cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc
và độc lập cho đất nước"3. Độc lập là khi dân tộc có đầy đủ chủ quyền của quốc
gia về mọi mặt kinh tế, chính trị, an ninh và tồn vẹn lành thổ, khơng cịn chia
cắt các miền; người dân được quyền tự do hạnh phúc, được quyền giải quyết
mọi vấn đề của quốc gia mình. Độc lập dân tộc trong hịa bình chân chính.
Người ln nhấn mạnh, giơ cao ngọn cờ đấu tranh giành độc lập và bảo vệ chủ
quyền quốc gia.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội thì mới vững bền. Bởi
chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo vệ và phát triển vững chắc cho thành quả độc
lập dân tộc. Trước hết, tiến lên chủ nghĩa xã hội là quy luật phát triển khách
quan của lịch sử khơng ai có thể ngăn cản được. Người khẳng định: “Chế độ xã
hội cũng phát triển từ cộng sản nguyên thủy đến chế độ nô lệ, đến chế độ phong
kiến, đến chế độ tư bản chủ nghĩa và ngày nay gần một nửa lồi người đang tiến
3

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t. 4, tr. 469.


lên chế độ xã hội chủ nghĩa... Sự phát triển và tiến bộ đó khơng ai ngăn cản
được”. Chủ nghĩa xã hội mà Người định nghĩa chính là “làm sao cho Nhân dân
đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già
khơng lao động thì được nghỉ, những phong tục tập quán khơng tốt dần dần
được xóa bỏ”4. Người cũng đã từng nói : “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham
muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”5. Đó là
xã hội lấy dân làm gốc, do dân, vì dân. Chỉ có ở trong xã hội như thế, thành quả
độc lập dân tộc mới được bảo vệ vững chắc, người dân mới ấm no, hạnh phúc.
Mà chỉ khi dân hạnh phúc thì đó mới là độc lập thực sự. “Nước độc lập mà dân
không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”6_Hồ Chí
Minh

Cho đến ngày này tư tưởng về độc lập dân tộc của Người vẫn còn giữ
nguyên giá trị, vẫn phù hợp với hoàn cảnh của dân tộc, đất nước chúng ta.
1.3. Trong những bài học mà anh chị rút ra cho bản thân khi học Tư tưởng
Hồ Chí Minh, anh/chị thích bài học nào nhất? Nếu vận dụng bài học đó vào
học tập và cuộc sống của bản thân thì anh/chị sẽ làm gì?
Trong những bài học mà em có được trong q trình học tập mơn Tư
tường Hồ Chí Minh, em thích nhất bài học về tự học, nhất là tự học ngoại ngữ .
Đó là bài học em rút ra được từ khi tìm hiểu về q trình hình thành nên tư
tưởng Tư tưởng Hồ Chí Minh. Người đã tự học 29 ngoại ngữ bằng các cách
khác nhau. Đó là cơ sở để Bác có thể tìm hiểu và nghiên cứu các nền tư tưởng
văn hóa, chủ nghĩa Mác- Lênin . Mỗi điểm đến của Bác đều là một trường học.

4

Hồ Chí Minh tồn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H.2011, tập 2, 11

5

Sđd, t.4, tr. 161

6

Toàn tập, ST, 1984, tập 4, trang 35


Người dành cả cuộc đời để học tập, đến tận khi ngoài 70 tuổi, Bác vẫn tiếp tục
tự học ngoại ngữ.
Người đã từng nói rằng “Khơng ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết
hết rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên
chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”7. Kiến thức là vô

hạn, chỉ có hiểu biết của con người là hữu hạn. Học không bao giờ là đủ, học
trong sách vở trên trường thôi chưa thể cung cấp đủ kiến thức cho chúng ta. Tự
học là cốt lõi, đấy là cơ sở để có thể hiểu kiến thức một cách rõ ràng nhất, cũng
như có thể vận dụng kiến thức một cách tốt nhất.
Bản thân là một sinh viên nói chung, em nhận thấy tầm quan trọng của
việc tự học rõ ràng hơn bao giờ hết. Trường học chỉ có thể cung cấp cho em một
phần kiến thức, muốn hiểu sâu thì cần phải tự thân tìm hiểu. Khơng chỉ tự học
kiến thức học thuật về chuyên ngành, mà còn phải tự học cả các các quy tắc ứng
xử, lối sống, kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, máy tính,… Cịn với tư cách
là một sinh viên ngoại ngữ nói riêng, em nhận thấy mình càng phải chăm chỉ, tự
tìm hiểu, luyện tập để nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ của mình hơn nữa. Trước
hết, để có thể tự học hiệu quả, em sẽ cần đặt ra mục tiêu rõ ràng và kỷ luật cho
bản thân thật tốt. Bác đã từng nói rằng: "Tơi khun các bạn là chớ đặt những
chương trình kế hoạch mênh mơng, đọc nghe sướng tai nhưng khơng thực hiện
được. Việc gì cũng cần phải thiết thực, nói được, làm được”.8 Kế hoạch đặt ra
cần phải phù hợp, có thể đạt được. Sau đó em sẽ từng bước luyện tập, học từ
những sai lầm của bản thân, trải nghiệm có thể là thực tập hoặc làm thêm để
hiểu hơn về cách sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống hàng ngày.

7

8

Hồ Chí Minh tồn tập, 2000, Tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 215
Thư Bác gửi các bạn thanh niên


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập (2011). Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.
2. PGS.TS Vũ Quang Hiển (2012). Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân

tộc - mấy vấn đề bàn luận. Truy cập tại : />


×