Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.77 KB, 7 trang )

Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA
CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH
TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
PGS. TS. Lại Xuân Thủy
Phó trưởng khoa, Học Viện Phụ nữ Việt Nam
Trung ương Hội Phụ nữ Việt Nam
Email:
Tóm tắt: Tham luận trình bày kết quả đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
các ngành du lịch tại các cơ sở giáo dục đại học theo quan điểm của sinh viên, sử dụng Mơ hình chuẩn
đầu ra được xây dựng dựa trên Khung năng lực đối với lao động du lịch Việt Nam theo Tiêu chuẩn nghề
Du lịch Việt Nam (VTOS), Khung năng lực đối với lao động phục vụ du lịch theo Tiêu chuẩn chung trong
ASEAN về nghề du lịch (ACCSTP) và yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu dựa trên kết quả khảo sát trực tuyến 598 sinh viên ngành Quản trị dịch
vụ du lịch và lữ hành tại các trường đại học, thực hiện từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2021. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, về khoảng cách chất lượng, các yếu tố kết quả đầu ra có khoảng cách nhỏ nhất là Kiến
thức về phát triển sản phẩm du lịch; Kiến thức về văn hóa dân tộc, bản địa; Nghiệp vụ đặt và giữ chỗ lữ
hành (cùng có khoảng cách là -0.02) và Kỹ năng ngoại ngữ; Thái độ niềm nở, hiếu khách; Thái độ tự tôn,
tự hào dân tộc (cùng có khoảng cách là -0.3). Trong khi các nhân tố có khoảng cách chất lượng lớn nhất
là Kiến thức về thị trường cạnh tranh (-0.48); Tính chủ động trong công việc (-0.38); Kỹ năng quản lý
môi trường (-0.35); Kỹ năng quản trị (-0.33); Nghiệp vụ đặt và giữ buồng phịng khách sạn (-0.29) và Kỹ
năng tin học (-0.27).
Từ khóa: Chất lượng giáo dục; Chuẩn đầu ra; Chương trình đào tạo; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
1. Đặt vấn đề
Du lịch là một ngành kinh tế có vai trò quan trọng vào việc thúc đẩy và phát triển nền kinh tế của các
quốc gia trên thế giới. Hội nghị cấp cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năm 2017 về
các chính sách phát triển du lịch bền vững và tăng trưởng lợi ích đã nhận định, du lịch có vai trị như một
đầu tàu phát triển kinh tế bền vững của các thành viên OECD và các quốc gia khác khi dựa trên các chính
sách lành mạnh cũng như quản lý hiệu quả.


Tại Việt Nam, trong những năm qua, ngành Du lịch đã tạo ra những bước phát triển nhanh chóng, tạo
động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Ngành Du lịch đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ và dần khẳng định được vị thế quan trọng,
mang lại nguồn thu lớn, tạo nhiều việc làm, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Theo số liệu của
thống kê của Tổng cục Du lịch, số khách quốc tế đến Việt Nam tính chung của cả năm 2019 là hơn 18
triệu lượt, tăng trên 16% so với năm 2018; số lượt khách nội địa du lịch Việt Nam đạt khoảng 85 triệu
lượt người, tăng trên 6% so với năm 2018 với tổng thu từ khách du lịch đạt trên 726 nghìn tỷ đồng, tăng
trên 17% so với cùng kỳ năm 2018. Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP ngày càng tăng. Năm
2015 đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019: 9,2%.
Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước,
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: “Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Bộ
92


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh
tế mũi nhọn khẳng định một trong số những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần thực hiện để đạt được mục
tiêu Nghị quyết đã đề ra là phát triển nguồn nhân lực du lịch, trong đó “Nhà nước có chính sách thu hút
đầu tư cho đào tạo nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực cho các cơ sở đào tạo du lịch cả về cơ sở
vật chất kỹ thuật, nội dung, chương trình và đội ngũ giáo viên”.
Trong thời gian qua, cơng tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch tại các cơ sở giáo dục đại
học đã được quan tâm, đạt nhiều kết quả, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành Du lịch. Một
trong những chuyển biến quan trọng có tính quyết định trong chất lượng giáo dục đại học là sự thay đổi
hệ thống giáo dục đại học định hướng nội dung, lấy người thầy làm trung tâm chuyển sang giáo dục theo
định hướng chuẩn đầu ra (outcome-based education - OBE), lấy người học làm trung tâm.
Chuẩn đầu ra (expected learning outcome) là khái niệm bắt đầu được sử dụng tại Việt Nam từ năm
2008 theo kết luận của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân tại Hội
nghị toàn quốc về chất lượng giáo dục đại học tổ chức vào tháng 2 năm 2008, theo đó, Bộ Bộ Giáo dục và

Đào tạo và các trường cần công bố tiêu chuẩn thành lập trường đại học và chuẩn đầu ra của chương trình
đào tạo.
Trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN và thực hiện Thỏa
thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP), cho phép dịch chuyển lao động tự do
trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN, việc chuyển đổi hệ thống giáo dục theo định hướng chuẩn
đầu ra, lấy người học làm trung tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo các ngành du lịch lại càng cấp
thiết hơn bao giờ hết để du lịch Việt Nam hội nhập mạng lưới du lịch toàn cầu.
2. Phương pháp nghiên cứu
Mơ hình nghiên cứu chuẩn đầu ra ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xây dựng dựa trên
Khung năng lực đối với lao động ngành du lịch Việt Nam theo Tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam
(VTOS) và Khung năng lực đối với lao động phục vụ du lịch theo Tiêu chuẩn chung trong ASEAN về
nghề du lịch (ACCSTP) cũng như yêu cầu về chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo đại học của Bộ Giáo
dục và Đào tạo.
Tiêu chuẩn VTOS là một hệ thống bao gồm các đơn vị năng lực. Mỗi đơn vị năng lực gồm các yêu
cầu cả 3 yếu tố là kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có cho một vị trí nghề nghiệp du lịch.
Mơ hình năng lực của người lao động theo trong du lịch của ASEAN được thể hiện trong Hình 1.

Hình 1. Mơ hình năng lực yêu cầu đối với lao động du lịch trong ASEAN
Nguồn: Tổng cục Du lịch Việt Nam (2014)
93


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Công văn 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng
và công bố chuẩn đầu ra ngành đào tạo định nghĩa chuẩn đầu ra là quy định về kiến thức, kỹ năng thực
hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề, công việc mà người học có thể thực hiện sau
khi hồn tất một chương trình đào tạo (Bộ GDĐT, 2010). Căn cứ trên các khung năng lực trên và hướng
dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đại học, xin đề xuất Mơ hình

nghiên cứu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại các cơ sở
giáo dục đại học như sau:
Bảng 1. Mơ hình nghiên cứu Chuẩn đầu ra Cchương trình đào tạo
ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại các cơ sở giáo dục đại học
Chuẩn đầu ra CTĐT cử nhân Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Kiến thức

Kỹ năng chung

Kỹ năng nghiệp vụ

Thái độ

1. Kiến thức
chuyên môn

1. Kỹ năng xúc tiến
bán hàng

1. Nghiệp vụ lễ tân

1. Phong cách văn
minh, lịch thiệp

2. Kiến thức về thị trường
cạnh tranh
3. Kiến thức về phát triển
sản phẩm du lịch
4. Kiến thức về xúc tiến
quảng bá du lịch

5. Kiến thức về văn hóa
dân tộc, bản địa

2. Kỹ năng phục
vụ khách
3. Kỹ năng
giao tiếp
4. Kỹ năng ngoại
ngữ
4. Kỹ năng tin học

2. Nghiệp vụ
buồng phòng
3. Nghiệp vụ ăn uống

2. Thái độ niềm nở,
hiếu khách
3. Thái độ nhiệt tình,
tận tâm
4. Sự ân cần, gần gũi
giúp đỡ khách
5. Thái độ tự tôn, tự
hào dân tộc

6. Kiến thức về xã hội

5. Kỹ năng lập kế
hoạch

7. Kiến thức về mơi

trường, an tồn thực phẩm

6. Kỹ năng bán
hàng
7. Kỹ năng quản trị

7. Nghiệp vụ điều
hành tour
8. Nghiệp vụ hướng
dẫn du lịch

7. Tinh thần cầu tiến,
học hỏi
8. Tinh thần trách
nhiệm cao trong công
việc

8. Kỹ năng quản lý
môi trường

9. Nghiệp vụ tổ chức
sự kiện

9. Tinh thần trách
nhiệm cao với doanh
nghiệp
10. Tinh thần trách
nhiệm cao với đồng
nghiệp


4. Nghiệp vụ an ninh
khách sạn
5. Nghiệp vụ đặt và
giữ buồng phòng
khách sạn
6. Nghiệp vụ đặt và
giữ chỗ lữ hành

9. Kỹ năng xử lý
tình huống

6. Tính chủ động trong
cơng việc

10. Kỹ năng làm
việc nhóm
Để đánh giá mức độ đáp ứng của sinh viên đối với chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chúng tơi
đo lường 2 khía cạnh. Khía cạnh thứ nhất là sự phù hợp của các nhân tố chất lượng đối với nhu cầu xã
94


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

hội, đo lường bởi kỳ vọng của người học đối với các nhân tố này (Expectation). Khía cạnh thứ hai là sự
đáp ứng của người học đối với các nhân tố chất lượng, đo lường mức độ chất lượng cảm nhận của các bên
liên quan về các yếu tố chất lượng (Percieved quality). Khoảng cách giữa 2 khía cạnh đo này càng nhỏ thì
mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của sinh viên càng cao và ngược lại.
Thang đo 5 mức được sử dụng để đo lường các khía cạnh. Đối với khía cạnh mức độ phù hợp của
chuẩn đầu ra với nhu cầu xã hội, mức 1 tương ứng với mức “Hoàn tồn khơng quan trọng”; Mức 2

“Khơng quan trọng”; Mức 3 “Phân vân”; Mức 4 “Quan trọng”; Mức 5 “Rất quan trọng”. Đối với khía
cạnh chất lượng cảm nhận, mức 1 tương ứng với mức “Hồn tồn khơng đáp ứng”; Mức 2 “Không đáp
ứng”; Mức 3 “Phân vân”; Mức 4 “Đáp ứng”; Mức 5 “Hoàn toàn đáp ứng” .
Đối tượng khảo sát là toàn bộ sinh viên Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành năm 3 và 4 đang
theo học tại các cơ sở giáo dục đại học thuộc Mạng lưới các trường đại học đào tạo về du lịch.
Khảo sát được tiến hành qua hình thức trực tuyến trong tháng 9 và tháng 10/2021. Các ý kiến phản
hồi được ghi nhận từ 20:43:40 giờ ngày 28/9/2021 đến 7:56 giờ ngày 12/10/2021. Có tổng số 598 sinh
viên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành của 9 trường đại học tham gia, trong đó có 5 trường đại
học phía Bắc, 3 trường đại học miền Trung và 1 trường đại học phía Nam (Bảng 2).
3. Kết quả và thảo luận
Kết quả mẫu khảo sát được trình bày trong Bảng 2. Trong số 598 sinh viên ngành Quản trị dịch vụ du
lịch và lữ hành, có 247 sinh viên của Trường Đại học Thủ đô Hà nội, chiếm 41,8%; 160 sinh viên Trường
Du lịch, Đại học Huế, chiếm 26,7%; 107 sinh viên Học viện Phụ nữ Việt Nam, chiếm 17,9%; 55 sinh
viên Trường Đại học Hà Nội, chiếm 9,2% và 28 sinh viên các trường khác, chiếm 4,8%.
Bảng 2. Mô tả thống kê mẫu khảo sát
Ngành/Năm/Trường

Tần suất

Tỷ lệ (%)

Trường ĐH Thủ đô Hà Nội

247

41.3

Trường Du Lịch - ĐHH

160


26.7

Học viện Phụ nữ Việt Nam

107

17.9

Trường Đại học Hà Nội

55

9.2

Trường ĐH SPNTTW

9

1.6

Trường ĐH Khoa học - ĐHTN

5

0.9

Trường ĐH KHXHNV-VNUHCM

7


1.2

Trường ĐH Phú Xuân

5

0.8

Trường ĐH Kinh tế - ĐHH

2

0.3

598

100.00

Tổng

Kết quả nghiên cứu được trình bày tại Bảng 3 cho thấy, về kiến thức, người học kỳ vọng cao nhất
vào các chuẩn bao gồm: Kiến thức về văn hóa dân tộc, bản địa (4.16); Kiến thức về xúc tiến quảng bá du
lịch (4.17); Kiến thức về xã hội (4.19); Kiến thức chuyên môn (4.20). Về kỹ năng chung, người học kỳ
vọng cao nhất vào các chuẩn Kỹ năng ngoại ngữ (4.17); Kỹ năng phục vụ khách (4.18); Kỹ năng xử lý
tình huống (4.20); Kỹ năng giao tiếp (4.23) và Kỹ năng làm việc nhóm (4.24). Các kỹ năng chun mơn,
95


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,

kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

người học đặt kỳ vọng cao hơn vào các chuẩn Nghiệp vụ lễ tân và Nghiệp vụ đặt và giữ buồng phòng
khách sạn (4.08); Nghiệp vụ ăn uống (4.09); Nghiệp vụ điều hành tour và Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
(4.10) và Nghiệp vụ tổ chức sự kiện (4.13). Trong khi đối với thái độ, người học kỳ vọng cao hơn đối với
các chuẩn Sự ân cần, gần gũi giúp đỡ khách và Tinh thần trách nhiệm cao với doanh nghiệp (4.31); Tinh
thần trách nhiệm cao trong công việc (4.32) và Thái độ nhiệt tình, tận tâm với khách hàng (4.33).
Về mức độ chất lượng cảm nhận, đối với kiến thức, sinh viên đánh giá cao mức độ đạt được các
chuẩn Kiến thức chun mơn (4.08); Kiến thức về văn hóa dân tộc, bản địa (4.14) và Kiến thức về phát
triển sản phẩm du lịch (4.17). Đối với kỹ năng chung, người học đánh giá cao hơn mức độ đạt được các
chuẩn Kỹ năng giao tiếp (4.11); Kỹ năng ngoại ngữ (4.14); Kỹ năng xử lý tình huống (4.16) và Kỹ
năng làm việc nhóm (4.17). Đối với kỹ năng nghiệp vụ, sinh viên cảm nhận mức độ đạt được cao hơn ở
các chuẩn Nghiệp vụ ăn uống và Nghiệp vụ tổ chức sự kiện (4.00); Nghiệp vụ điều hành tour (4.03);
Nghiệp vụ đặt và giữ chỗ lữ hành (4.09) và Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch (4.12). Trong khi đối với thái
độ, sinh viên đánh giá cao hơn ở các chuẩn Thái độ nhiệt tình, tận tâm; Tinh thần cầu tiến, học hỏi và
Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc (4.26); Thái độ niềm nở, hiếu khách và Thái độ tự tôn, tự
hào dân tộc (4.27).
Về khoảng cách chất lượng, các chuẩn đầu ra có khoảng cách nhỏ nhất là Kiến thức về phát triển
sản phẩm du lịch; Kiến thức về văn hóa dân tộc, bản địa; Nghiệp vụ đặt và giữ chỗ lữ hành (cùng có
khoảng cách là -0.02) và Kỹ năng ngoại ngữ; Thái độ niềm nở, hiếu khách; Thái độ tự tơn, tự hào dân
tộc (cùng có khoảng cách là -0.3). Trong khi các nhân tố có khoảng cách chất lượng lớn nhất là Kiến
thức về thị trường cạnh tranh (-0.48); Tính chủ động trong cơng việc (-0.38); Kỹ năng quản lý môi
trường (-0.35); Kỹ năng quản trị (-0.33); Nghiệp vụ đặt và giữ buồng phòng khách sạn (-0.29) và Kỹ
năng tin học (-0.27).
Bảng 3. Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
Nhân tố chất lượng

E

P


P-E

1. Kiến thức chuyên môn

4.20

4.08

-0.12

2. Kiến thức về thị trường cạnh tranh

4.12

3.64

-0.48

3. Kiến thức về phát triển sản phẩm du lịch

4.15

4.17

-0.02

4. Kiến thức về xúc tiến quảng bá du lịch

4.17


4.06

-0.11

5. Kiến thức về văn hóa dân tộc, bản địa

4.16

4.14

-0.02

6. Kiến thức về xã hội

4.19

4.07

-0.12

7. Kiến thức về mơi trường, an tồn thực phẩm

4.11

4.05

-0.06

8. Kỹ năng xúc tiến bán hàng


3.98

3.74

-0.24

9. Kỹ năng phục vụ khách

4.18

4.09

-0.09

10. Kỹ năng giao tiếp

4.23

4.11

-0.12

11. Kỹ năng ngoại ngữ

4.17

4.14

-0.03


12. Kỹ năng tin học

4.06

3.79

-0.27

13. Kỹ năng lập kế hoạch

4.12

4.07

-0.05

Kiến thức

Kỹ năng chung

96


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Nhân tố chất lượng

E


P

P-E

14. Kỹ năng bán hàng

4.04

3.92

-0.12

15. Kỹ năng quản trị

4.16

3.83

-0.33

16. Kỹ năng quản lý mơi trường

4.02

3.67

-0.35

17. Kỹ năng xử lý tình huống


4.20

4.16

-0.04

18. Kỹ năng làm việc nhóm

4.24

4.17

-0.07

19. Nghiệp vụ lễ tân

4.08

3.91

-0.17

20. Nghiệp vụ buồng phòng

4.02

3.97

-0.05


21. Nghiệp vụ ăn uống

4.09

4.00

-0.09

22. Nghiệp vụ an ninh khách sạn

4.00

3.95

-0.05

23. Nghiệp vụ đặt và giữ buồng phòng khách sạn

4.08

3.79

-0.29

24. Nghiệp vụ đặt và giữ chỗ lữ hành

4.05

4.09


-0.02

25. Nghiệp vụ điều hành tour

4.10

4.03

-0.07

26. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch

4.10

4.08

-0.04

27. Nghiệp vụ tổ chức sự kiện

4.13

4.00

-0.13

28. Phong cách văn minh, lịch thiệp

4.29


4.25

-0.04

29. Thái độ niềm nở, hiếu khách

4.30

4.27

-0.03

30. Thái độ nhiệt tình, tận tâm

4.33

4.26

-0.07

31. Sự ân cần, gần gũi giúp đỡ khách

4.31

4.25

-0.06

32. Thái độ tự tôn, tự hào dân tộc


4.30

4.27

-0.03

33. Tính chủ động trong cơng việc

4.29

3.91

-0.38

34. Tinh thần cầu tiến, học hỏi

4.30

4.26

-0.04

35. Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc

4.32

4.26

-0.06


36. Tinh thần trách nhiệm cao với doanh nghiệp

4.31

4.23

-0.08

37. Tinh thần trách nhiệm cao với đồng nghiệp

4.30

4.22

-0.08

Kỹ năng nghiệp vụ

Thái độ

Đánh giá chung, tất cả các chuẩn đầu ra đều chưa đạt được mức độ kỳ vọng. Những chuẩn được
đánh giá ở mức độ chất lượng cảm nhận thấp hơn bao gồm Kiến thức về thị trường cạnh tranh và Kiến
thức về thị trường cạnh tranh (3.64); Kỹ năng quản lý môi trường và Kỹ năng xúc tiến bán hàng (3.67).
Đây cũng là những chuẩn đầu ra có khoảng cách chất lượng cao nhất, tương ứng là -0.48 và -0.35.
Tài liệu tham khảo
[1]
[2]
[3]


ACCSTP: ASEAN Common Competency Standard on Tourism Professionals
Bộ GDĐT (2010), “Văn bản số 2196/BGDĐT-GDĐH ngày 22/4/2010”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tổng cục Du lịch Việt Nam, (2014). “Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du
lịch”. Sách hướng dẫn cho người lao động du lịch.

97


Hội thảo Du lịch“Liên kết đào tạo du lịch trong bối cảnh thích ứng an tồn, linh hoạt,
kiểm sốt hiệu quả dịch COVID-19”, Trường Đại học Thủy lợi-2022

Abstract:
ASSESSMENT OF THE STUDENT EXPECTED LEARNING OUTCOMES
OF TOURISM AND TRAVEL SERVICE PROGRAMS AT HIGHER EDUCATION
INSTITUTIONS
This article presents the results of assessing the response to the output standards of the tourism training
programs at higher education institutions from the student's point of view, using the built-in Standard Output
Model. based on the Competency Framework for tourism workers in Vietnam according to the Vietnam
Tourism Occupational Standards (VTOS) and the Competency Framework for tourism workers according to
the ASEAN Common Standards on Tourism Professions (ACCSTP). as well as the requirements on the output
standards of the university training program of the Ministry of Education and Training. The study is based on
the results of an online survey of 598 students majoring in tourism and travel service management at
universities, conducted from July to September 2021. The research results show that about about The gap
between quality and output factors is the knowledge of tourism product development; Knowledge of national
and indigenous cultures; Travel booking and reservation (with a distance of -0.02) and Foreign language
skills; Warm and hospitable attitude; Attitude of self-respect and national pride (with the same distance as 0.3). While the factors with the largest quality gap are Knowledge of the Competitive Market (-0.48);
Proactivity at work (-0.38); Environmental management skills (-0.35); Management skills (-0.33); Booking
and keeping hotel rooms (-0.29) and Computer skills (-0.27).
Keyword: Quality of education; Student expected learning outcome; Travel and tourism service
management; Training program.


98



×