Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

hoat dong ngoai gio len lop khoi 8 dong thap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.84 KB, 40 trang )

Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
Ngày soạn: __/__/2010
Ngày hoạt động: __/__/2010
THI TÌM HIỂU CÁC TẤM GƯƠNG HỌC TẬP TỐT
LỄ GIAO ƯỚC THI ĐUA HỌC TẬP TỐT, RÈN LUYỆN TỐT
THEO LỜI BÁC DẠY
I. Mục tiêu
- Giáo dục cho HS tính hiếu học, sự ham hiểu biết và tinh thần vượt khó để
vượt lên chiếm lĩnh tri thức và đạt kết quả cao trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng phương pháp học tập tốt, rèn luyện các phầm chất và ý
chí, năng lực học lậ[; năng lực theo gương sáng tạo các gương học tập tốt.
- Hiểu lời Bác dạy, hiểu nội dung và giao ước thi đua.
- Có ý thức thi đua lành mạnh, có động cơ, thái độ học tập tốt.
- Đoàn kết giúp đỡ nhau cùng học tập, rèn luyện, biết thực hành phương
pháp học tập tích cực.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tự tin khi tìm hiểu về những gương HS học tốt.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về gương học tốt.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về những gương học tốt.
- Kỹ năng nêu vấn đề về thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ làm thế nào thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Kỹ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu thi đua.
- Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh – liên hệ.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục
- Hỏi và trả lời.
- Biểu đạt sáng tạo – giao ước thi đua
- Trình bày một phút
IV. Tài liệu và phương tiện
- Hai bức thư của Bác Hồ gửi nhân ngày khai trường năm 1945 và Gửi ngành
giáo dục năm 1968.


- Bản đăng ký thi đua của tổ trình bày trên giấy A0.
- Bản giao ước thi đua chung của lớp: các chỉ tiêu phấn đấu, các biện pháp.
Bản giao ước thi đua này cũng được thể hiện trên giấy A0.
- Câu hỏi thảo luận
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 1
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ xen kẽ trong hoạt động.
V. Tiến trình hoạt động
1. Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết ”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau
cành hoa đến người nào đó sẽ nói to một câu. Ví dụ như: “Tôi biết Bác Hồ là
một danh nhân văn hoá”; “Tôi biết Ngô Bảo Châu là một giáo sư toán học”;
“Tôi biết Pytago là nhà toán học lỗi lạc”… cứ thế cho đến người cuối cùng.
- Kết thúc trò chơi người điều khiển chương trình cho cả lớp bình luận về các
phát biểu của bạn.
- Người dẫn chương trình mời một bạn hát ca ngợi về Bác Hồ
- Người dẫn chương trình chuyển sang giai đoạn 2.
2. Kết nối :
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về tấm gương học tốt
- Người dẫn chương trình lần lượt nêu các câu hỏi, đại diện tổ lên bắt thăm
trả lời câu hỏi.
1. Bạn hiểu thế nào là một học sinh tốt?
2. Trong lớp ta, bạn nào học tập tốt? Tại sao bạn lại cho như vậy? Bạn có thể
noi theo bạn đó những điều gì?
3. Trong trường ta, trong năm học qua, những học sinh nào được coi là học
giỏi tiêu biểu?
4. Bạn hãy cho biết một tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập ở trường
ta.
- Sau khi các tổ trình bày hết, người điều khiển chương trình kết luận: Mời

giáo viên nêu kết luận vấn đề - Thư ký ghi lại.
- Người dẫn chương trình mời một biểu diễn tiết mục văn nghệ.
Hoạt động 2: Giao ước thi đua
- Người dẫn chương trình lần lượt mời đại diện tổ lên trình bày giao ước thi
đua.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 2
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Bản giao ước của tổ được trình bày trên giấy A0 và được treo lên bảng, đại
diện của tổ trình bày giao ước thi đua của tổ.
- Sau khi HS đại diện tổ trình bày, người điều khiển chương trình hỏi ý kiến
các tổ viên tổ đó có ý kiến hoặc bổ sung thêm không. Các HS khác của lớp có
thể phát biểu ý kiến về bản giao ước thi đua của tổ bạn (ví dụ các chỉ tiêu phấn
đấu còn thấp, hoặc nội dung thi đua chưa đầy đủ,…)
- Sau khi các tổ đã trình bày, người điều khiển kết luận và mời lớp trưởng lên
trình bày giao ước thi đua của lớp - Thư ký ghi lại.
- Lớp trưởng thay mặt lớp lên trình bày giao ước thi đua. Bản giao ước thi
đua của lớp thể hiện ý chí phấn đấu của các tổ, của mọi HS trong lớp. Bản giao
ước của lớp cũng được trình bày trên giấy A0.
* Gợi ý: Nội dung bản giao ước thi đua
- Học thuộc bài, làm bài đầy đủ, hiểu bài mới.
- Tích cực tham gia xây dựng bài.
- Không nói chuyện, không làm việc riêng trong tiết học.
- Đi học đúng giờ, không nghỉ học không phép.
- Thực hiện đúng nội quy của nhà trường.
- Kết quả cuối năm: học lực và hạnh kiểm phải đạt ra sao.
Hoạt động 3: Thảo luận kế hoạch hành động.
- Người điều khiển chương trình lần lượt nêu từng câu hỏi thảo luận.
- Theo từng câu hỏi, HS của lớp phát biểu ý kiến của mình, bổ sung, tranh
luận với nhau. Người điều khiển tổng hợp ý kiến theo từng nội dung. Có thư ký
ghi biên bản thảo luận.

- Kết quả thảo luận thể hiện được chương trình hành động của lớp.
- Cuối cùng lớp thông qua chương trình hành động của lớp thi đua học tập
tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ dạy.
Gợi ý nội dung thảo luận
- Phát cho mỗi nhóm HS hai bức thư của Bác Hồ. Thảo luận nội dung sau:
1. Trong thư Bác Hồ gửi HS ngày khai trường đầu tiên (tháng 9/1945),
Bác đã dạy HS những điều gì?
2. Trong thư cuối cùng của Bác năm 1968, lời dặn nào của Bác mà theo
bạn là quan trọng nhất?
3. Trong các chỉ tiêu phấn đấu của lớp, bạn thấy những chỉ tiêu nào phù
hợp, những chỉ tiêu nào không? Vì sao?
4. Theo bạn, có thể có những khó khăn nào trong việc thực hiện? Khắc
phục bằng cách nào?
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 3
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
5. Theo bạn, để thực hiện những chỉ tiêu đó, cần phải có những biện
pháp gì?
6. Bạn phải làm gì để học tập tốt, rèn luyện tốt theo các lời Bác dạy
trong thư?
3. Thực hành luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi “bạn hãy nêu các nội dung
chính trong bản giao ước thi đua của tổ và của lớp, theo bạn những chỉ tiêu thi
đua nào là quan trọng nhất đối với lớp ta”.
- Yêu cầu trình bày ngắn gọn trong 1 phút
- Cho một vài bạn trình bày.
4. Vận dụng:
- GV giao nhiệm vụ cho mỗi HS về nhà, căn cứ vào giao ước thi đua của tổ
và của lớp, hãy xây dựng bản chương trình hành động, kế hoạch rèn luyện, phấn
đấu của cá nhân để thực hiện mục tiêu thi đua của tổ, của lớp.

- HS hoàn thành bản kế hoạch này trong một tuần và nộp cho lớp trưởng
quản lí theo dõi.
VI. Tư liệu:
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 4
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
1. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà tháng 9/1945
Các em học sinh,
Ngày hôm nay là ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Tôi đã tưởng tượng thấy trước mắt cái cảnh nhộn nhịp tưng bừng của ngày tựu trường
ở khắp các nơi. Các em hết thảy đều vui vẻ vì sau mấy tháng giời nghỉ học, sau bao
nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, các em lại được gặp thầy gặp bạn. Nhưng sung
sướng hơn nữa, từ giờ phút này giở đi các em bắt đầu được nhận một nền giáo dục
hòan tòan Việt Nam. Trước đây cha anh các em, và mới năm ngoái cả các em nữa, đã
phải chịu nhận một nền học vấn nô lệ, nghĩa là nó chỉ được tạo nên những kẻ làm tay
sai, làm tôi tớ cho một bọn thực dân người Pháp. Ngày nay các em được cái may mắn
hơn cha anh là được hấp thụ một nền giáo dục của một nước độc lập, một nền giáo dục
nó sẽ được tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một
nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Các em được hưởng sự may mắn đó là nhờ sự hy sinh của biết bao nhiêu đồng bào
các em. Vậy các em nghĩ sao? Các em phải làm thế nào để đền bù lại công lao của
người khác đã không tiếc thân và tiếc của để chiếm lại nền độc lập cho nước nhà.
Các em hãy nghe lời tôi, lời của một người anh lớn lúc nào cũng ân cần mong mỏi
cho các em được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các em hãy cố gắng, siêng năng
học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn. Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị
yếu hèn,ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng
ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến
thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai
với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công

học tập của các em.
Đối riêng với các em lớn, tôi khuyên thêm một điều này: chúng ta đã đánh đuổi
bọn thực dân, chúng ta đã giành được độc lập. Nhưng giặc Pháp còn lăm le quay lại.
Chúng ỷ vào kẻ khác mạnh hơn mà gây sự với ta. Tất nhiên chúng sẽ bị bại, vì tất cả
quốc dân ta đoàn kết chặt chẽ và một lòng chiến đấu cho giang sơn Tổ quốc. Phải sẵn
sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn
chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài
giờ học ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời
sống chiến sĩ và để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước.
Tôi đã thành thực khuyên nhủ các em. Mong rằng những lời của tôi được các em
luôn luôn ghi nhớ. Ngày hôm nay, nhân buổi tựu trường của các em, tôi chỉ biết chúc
các em một năm đầy vui vẻ và đầy kết quả tốt đẹp.
Chào các em thân yêu.
HỒ CHÍ MINH
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 5
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
2. Thư Bác Hồ gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968 (trích)
Các cô các chú và các cháu thân mến,
Nhân dịp đầu nǎm học thứ tư chống Mỹ, cứu nước, Bác thân ái gửi lời thǎm hỏi
tất cả các cô, các chú và các cháu.
Trong hoàn cảnh cả nước có chiến tranh, sự nghiệp giáo dục của chúng ta vẫn
phát triển nhanh, mạnh hơn bao giờ hết. […]
Các trường đã có nhiều cố gắng trong việc thi đua dạy tốt và học tốt bảo đảm an
toàn cho thầy và trò, làm cho đời sống vật chất và tinh thần ngày càng tiến bộ.
[…]
Vì vậy, Bác nhắc các cô, các chú và các cháu mấy điều sau đây:
- Thầy và trò phải luôn luôn nâng cao tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã
hội, tǎng cường tình cảm cách mạng đối với công nông, tuyệt đốí trung thành với sự
nghiệp cách mạng, triệt để tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng nhận bất kỳ
nhiệm vụ nào mà Đảng và nhân dân giao cho, luôn luôn cố gắng cho xứng đáng với

đồng bào miền Nam anh hùng.
- Dù khó khǎn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt. Trên nền
tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tuởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng
vǎn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề
ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học và kỹ thuật.
- Các cô các chú, các cháu phải cùng nhau tổ chức và quản lý đời sống vật chất
và tinh thần ở các trường học ngày một tốt hơn, tǎng cường bảo đảm sức khoẻ và an
toàn.
Nhiệm vụ của cô giáo, thầy giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang.
Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội
chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa
thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân
để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó.
Giáo dục nhằm đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của
Đảng và nhân dân ta, do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải
thật sự quan tâmhơn nữa đến sự nghiệp này, phải chǎm sóc nhà trường về mọi mặt,
đẩy sự nghiệp giáo dục của ta lên những bước phát triển mới.
Bác mong chờ những thành tích mới của các cô, các chú và các cháu.
Chào thân ái và quyết thắng
Bác Hồ
Ngày soạn: __/__/2010
Ngày hoạt động: __/__/2010
Chủ điểm tháng 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
THI VIẾT, VẼ VỀ CHỦ ĐỀ THẦY CÔ
TỔ CHỨC KỶ NIỆM NGÀY 20/11
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 6
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
I. Mục tiêu
- Khắc sâu những biểu tượng cao đẹp về thầy cô giáo và nghĩa thầy, trò.
- Nhận thức được ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam.

- Có thái độ trân trọng tình nghĩa thầy trò, tôn vinh nghề dạy học, biết ơn
thầy cô giáo, biết lễ phép, vâng lời thầy cô.
- Rèn luyện kỹ năng viết, vẽ, hát; phát huy năng lực sáng tạo và khả năng
thẩm mỹ của học sinh.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng viết, vẽ, hát về thầy cô.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò.
- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô
- Kỹ năng ứng xử với thầy cô.
- Kỹ năng tự tin tham gia lễ kỷ niệm ngày hội các thầy cô.
- Kỹ năng tìm kiếm cách lựa chọn phù hợp tham gia lễ kỷ niệm ngày nhà
giáo Việt Nam.
- Kỹ năng thể hiện sự cảm động với lao động sư phạm của thầy cô.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục.
- Động não (Hỏi đáp, vẽ, viết)
- Văn nghệ - Kể chuyện
- Trình bày
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các bài hát, các mẫu chuyện về thầy cô.
- Ca dao, tục ngữ nói về thầy cô giáo.
- Dụng cụ vẽ, trang trí
- Ảnh Bác
- Giấy A4.
- Câu hỏi – Đáp án.
V. Tiến trình hoạt động
5. Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết ”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một cành hoa chuyền nhau
cành hoa đến tay bạn nào thì bạn đó sẽ nói to tên một nhà giáo Việt Nam tiêu

biểu (có nhiều cống hiến từ xưa đến nay). Nếu đúng sẽ phát một phần thưởng
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 7
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
* Gợi ý: Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành, Phan Bội Châu, Nguyễn Đình
Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn, Đặng Thai Mai; Nguyễn
Lân; Trần Văn Giàu; Nguyễn Thúc Hào; Hoàng Minh Thảo; Đoàn Trọng
Truyến; Đinh Xuân Lâm; Nguyễn Cảnh Toàn; Hà Minh Đức; Nguyễn Văn Đạo;
Phan Cự Đệ; Ngô Bảo Châu
- Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát nói về thầy, cô.
6. Kết nối :
Hoạt động 1: Thi viết – vẽ chủ đề thầy cô
* Thi viết thơ:
- Chọn hai đội A và B
- Thể lệ: Mỗi đội sáng tác một bài thơ về chủ đề ngày 20/11
- Thời gian: 10 phút
- Ban giám khảo chấm điểm cho mỗi đội.
- Thư ký ghi điểm.
- Mời một bạn hát văn nghệ
* Thi vẽ
- Thể lệ: Mỗi đội vẽ trong thời gian 10 phút với chủ đề ngày 20/11.
- Ban giám khảo chấm điểm.
- Thư ký ghi điểm.
- Mời một bạn đọc một bài thơ hay câu ca dao, tục ngữ nói về thầy cô
 Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
 Không thầy đố mầy làm nên
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Mồng một ăn tết nhà cha.
Mồng hai nhà mẹ

Mồng ba nhà thầy
Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Đắc đạo vong sư
Đắc ngư vong thuyền
Đến đây viếng cảnh viếng thầy
Không say mùi đạo cũng khuây mùi trần
 Cơm cha áo mẹ chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao
Trọng thầy mới được làm thầy
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói: đố mày làm nên !
 Ở đây gần bạn gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
- Thư ký tổng kết điểm hai phần thi. Trao giải thưởng
Hoạt động 2: Tìm hiểu ngày 20/11
- Mỗi một đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu hỏi
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 8
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
 Ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức đầu tiên vào ngày tháng năm nào?
 20/11/1982
 Bạn hãy đọc một câu ca dao, tục ngữ hoặc thành ngữ … nói về thầy cô
giáo

Xem phần trên

 Bạn hãy kể về một thầy, cô giáo cũ của mình
 Bạn nghĩ như thế nào về câu “HS thiếu thầy giáo như cây thiếu ánh sáng
mặt trời”
 Người thầy hướng cho HS cái đúng, nếu không có thầy định hướng HS sẽ
có nhiều biểu hiện lệch lạc.
 Bạn hãy hát một bài nói về thầy, cô giáo.
HS thực hiện
 Trong các hội thi GV dạy giỏi vừa qua, trường ta có bao nhiêu GV đạt giải
viên phấn vàng? Kể tên những thầy cô đó.
 Hai GV đạt giải viên phấn vàng. Thầy Trần Văn Sang-Sử; Cô Nguyễn
Thuý Hằng - Toán
 Có một nhà thơ đã ví cô và thầy giáo như là cha mẹ của học sinh ở trường.
Bạn có suy nghĩ như vậy không
 Có. Vì thầy cô cũng quan tâm dạy dỗ chúng em giống như cha mẹ.
 Bạn hãy kể một kỉ niệm về tình nghĩa thầy trò
HS thực hiện
 Bạn hiểu như thế nào về ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo”
Kính trọng thầy, quý mến thầy.
- Theo quan niệm xưa: Nghe lời thầy dạy bảo, chớ cãi lời, nhớ ơn thầy, chăm lo
khi thầy già yếu, cúng giỗ khi thầy qua đời.
- Học đạo thì phải trọng đạo. Có trọng đạo mới học được đạo, mở mang được
tâm hồn trí tuệ.
- Có trọng đạo thì con người mới trở nên tốt đẹp, gia đình mới hòa thuận, xã hội
mới yên ổn, đất nước mới hưng thịnh.
 Trường ta hiện có bao nhiêu thầy cô giáo? Bạn thích nhất là thầy cô nào?
Nêu lí do.
 Có 58 GV
Hoạt động 3: Chúc mừng thầy cô giáo – Văn nghệ chào mừng 20/11
- Người điều khiển chương trình đọc tóm tắt lịch sử hình thành ngày NGVN.
- Đại diện học sinh đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo.

- Đại diện HS tặng hoa.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 9
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Các thầy cô giáo phát biểu về tâm tư, tình cảm của mình đối với nghề nhà
giáo, đối với học sinh.
- HS biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị.
7. Thực hành luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi:
+ Sau hoạt động này, bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình
nghĩa thầy trò?
+ Trong hoạt động này, điều gì làm bạn tâm đắc nhất? Điều gì bạn thấy
chưa hài lòng?
+ Bạn ghi nhớ điều gì nhất về tình nghĩa thầy trò? Tại sao điều đó lại làm
bạn ghi nhớ nhất
- Yêu cầu trình bày trong một phút
- Cho một vài HS trình bày, HS lựa chọn một câu hỏi để trình bày và không
nói lại nguyên xi lời bạn khác đã trình bày.
- Người điều khiển chương trình mời GVCN cho ý kiến kết luận, tóm tắt lại
những nội dung bổ ích HS đã thu nhận được quan hoạt động.
8. Vận dụng:
GV yêu cầu mỗi HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân
về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế như thế
nào.
VI. Tư liệu:
Lịch sử ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo và ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở
Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des
Enseignants - Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục).
Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie - Thủ đô của Ba Lan) tổ

chức FISE xây dựng một bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội
dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo
dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học
và nhà giáo Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn
Giáo dục Việt Nam đã quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm
mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên
và học sinh đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh
thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến
chính nghĩa của nhân dân ta.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 10
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo
dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn
Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên(Thủ đô nước áo), trong đó có
Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập
(22.7.1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của
FISE. Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham
dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20 tháng 11
làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày
"Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những
năm sau đó, ngày Lễ 20 tháng 11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền
Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20- 11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản,
phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng
tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên
kháng chiến. Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước
được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định
hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa của ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo" đã hoàn thành sứ mệnh
lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20 -11 đã trở thành truyền thống với nội
dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam. Chính vì thế theo đề

nghị của ngành Giáo dục, ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ)
đã ban hành Quyết định số 167 - HĐBT về ngày Nhà giáo Việt Nam. Nội dung
Quyết định có những điều khoản như sau: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày
20 - 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam. Điều 2: Để ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa
thiết thực hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét
tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm
những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo
viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và
năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt
động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo
viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ
cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Uỷ ban nhân
dân và Hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp của ngành giáo dục và các
đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi
giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ
chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam
cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà
cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20 tháng 11, các trường có thể
sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các hoạt động
của nhà trường và của địa phương. Ngày 20 tháng 11 năm 1982, là Lễ kỷ niệm ngày
Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước ta, và từ đó dến
nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô
giáo - những người đã dày công vun đắp cho chúng ta - những cây đời mãi mãi xanh
tươi./.
Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 11
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG CỦA QUÊ HƯƠNG EM.
HỘI VUI HỌC TẬP.
I. Mục tiêu

- Hiểu rõ truyền thống cách mạng của quê hương và ý nghĩa của truyền
thống đó đối với sự phát triển của quê hương đất nước.
- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh đã hy sinh để bảo vệ và
xây dựng Tổ quốc.
- Tự giác học tập tốt, tích cực tham gia các phong trào địa phương.
- Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học.
- Biết vận dụng kiến thức cơ bản vào cuộc sống và biết cách giải thích các
hiện tượng trong cuộc sống.
- Hứng thú, chăm chỉ, có tinh thần vượt khó trong học tập để đạt kết quả cao.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng xác định và tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê
hương.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về các truyền thống cách mạng quê hương.
- Kỹ năng về nhận thức về khả năng của bản thân để tham gia hội vui học
tập.
- Kỹ năng tự tin khi tham gia hội vui họctập.
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nội dung liên quan đến hội vui
học tập.
- Kỹ năng về hợp tác với người khác khi tham gia hội vui học tập.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục.
- Động não (Trả lời nhanh, Ô chữ).
- Văn nghệ
- Thi tìm hiểu về truyền thống cáchmạng quê hương
- Thi tài trí
- Trình bày
IV. Tài liệu và phương tiện
- Những tư liệu về truyền thống cách mạng của quê hương-đất nước.
- Các tư liệu tranh ảnh về cách anh hùng, liệt sĩ, những bà mẹ Việt nam anh

hùng ở địa phương.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 12
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Một số bài hát về quê hương
- Những tấm gương thương binh, cựu chiến binh ở địa phương.
- Những câu hỏi, câu đố, bài tập – đáp án.
- Ảnh Bác, lọ hoa, khăn trải bàn.
V. Tiến trình hoạt động
9. Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết ”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một bong bóng chuyền cho
nhau, nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó sẽ nói to tên những anh hùng
của quê hương đất nước. Nếu đúng sẽ phát một phần thưởng
* Gợi ý: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu,
Hoàng Văn Thụ, Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Lý Tự Trọng, Kim Đồng,
Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Vừ A Dính, Trần Văn Ơn, Nguyễn Viết Xuân…
- Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát ca ngợi sự hy sinh
cao cả của anh hùng. Bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”.
10.Kết nối :
Hoạt động 1: Truyền thống cách mạng của quê hương em
* Trình bày kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê hương:
- Thể lệ: Mỗi tổ cử một đại diện lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình
(trong khi trình bày nếu có tranh ảnh, tư liệu kèm theo để minh hoạ thì càng tốt).
- Sau mỗi lượt trình bày, lớp có thể nêu câu hỏi để làm sáng tỏ nội dung của
tổ viên đang trình bày.
Hoạt động 2: Thi hỏi đáp
- Người DCT sinh hoạt thể lệ.
- HS trả lời đúng nhận một phần quà.
 Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập vảo ngày tháng năm nào. Tại
đâu

 Ngày 22/12/1944 tại Cao Bằng
 Hãy cho biết tên của xã anh hùng tại huyện Tam Nông
 Xã Tân Công Sính
 Trước khi bị xử bắn, chị Võ Thị Sáu đã hô vang câu nói gì?
 Chị hát bài “Tiến quân ca”. Giọng hát của người con gái Đất Đỏ lúc này
thiết tha bay bổng, say sưa át cả tiếng tên chánh án đọc lệnh thi hành án tử hình
và tiếng hô ra lệnh cho toán lính lên đạn của tên đội trưởng lê dương. Khi tên
chỉ huy ra lệnh cho bọn lính chuẩn bị nổ súng thì chị lập tức ngưng hát và hét
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 13
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
lên: “Đả đảo thực dân Pháp!”. “Việt Nam độc lập muôn năm!”. “Hồ Chủ tịch
muôn năm!”.
 Bạn biết gì về Gò Quản Cung – Giồng Thị Đam
 Ngày 26 tháng 9 năm 1959, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân – tiền thân
Tiểu đoàn 502 tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp), lần đầu ra quân đã đánh
thắng trận phục kích vận động trên đồng nước tại Giồng Thị Đam – Gò Quản
Cung, bẻ gãy cuộc hành quân cấp Trung đoàn của địch, diệt và bắt sống hàng
trăm tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung nằm phía hữu ngạn kinh Phú Hiệp,
cách trung tâm huyện Tam Nông khoảng 12 km đường chim bay. Trong kháng
chiến, ở Đồng Tháp vào mùa nước nổi, những giồng, gò là nơi phòng thủ, tiến
công lợi hại của quân ta và cũng là điểm tập trung đánh phá của địch. Mùa
nước năm 1959, địch điều hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43 thuộc Sư đoàn 23
bộ binh và một giang lực gồm 01 tàu LCM, 02 tàu phom đến tỉnh Kiến Phong
do tên Trung tá Trần Hoàng Quân chỉ huy mở cuộc hành quân lớn tìm diệt quân
giải phóng ở Đồng Tháp Mười.
 “…Như năm bông hoa nở cùng một cội
Như năm ngón tay trên một bàn tay ” Đó là lời hát trong bài hát nào?

Năm anh em trên một chiếc xe tăng

 Anh hùng Nguyễn Viết Xuân đã có câu nói đanh thép như thế nào?

“Nhằm thẳng quân thù mà bắn”
 La Văn Cầu đã chặt đứt cánh tay bị thương để tiếp tục chiến đấu trong
chiến dịch nào?

Trong trận Đông Khê (Chiến dịch Biên giới 1950).
 Tên gọi đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam là gì?
 Đội VN tuyên truyền giải phóng quân
 Từ khi thành lập đến nay, Đội VN tuyên truyền giải phóng quân đã đổi tên
mấy lần. Hãy kể chi tiết?
 Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – 22/12/1944
Ngày 15 tháng 4 năm 1945 Giải phóng quân – 15/04/1945
Vệ quốc đoàn – Tháng 11/1945
Quân đội Quốc gia Việt Nam – 22/05/1946
Quân đội Nhân dân Việt Nam - 1950
 Nước ta trải qua bao nhiêu năm độ hộ của thực dân Pháp
 Từ 1858 đến 1945 – gần 100 năm.
Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 14
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Các tổ trình bày kết quả trên giấy A
0
, sau khi người DCT đọc câu hỏi. Xong
7 câu hỏi các tổ dán lên bảng
- Mỗi câu đúng đạt 10 điểm
- Tổng kết điểm, phát thưởng
 7 chữ cái – Đây là tên nước ta từ buổi đầu dựng nước
 VĂN LANG
 15 chữ cái – Tên của bài hát mà trong đó có đoạn “… Mùa thu rồi ngày

hai ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến ”
 NAM BỘ KHÁNG CHIẾN
 11 chữ cái – Trận đánh nào mà 55 ngày đêm quân ta chiến đấu đã giành
thắng lợi hoàn toàn
 ĐIỆN BIÊN PHỦ
 12 chữ cái – Chiến dịch Điện Biên Phủ do ai chỉ huy
 VÕ NGUYÊN GIÁP
 Ai là người đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai
 PHAN ĐÌNH GIÓT
 9 chữ cái – Tên của một con sông, nơi diễn ra trận thắng lớn của quân ta
chống xâm lược nhà Tống
NHƯ NGUYỆT
 Năm 2010 là năm lần thứ 20 mà con người phát hiện ra loại virus này
HIV
Hoạt động 4: Thi tài trí
- Nội dung gồm một số phần như sau: “Tiếp sức giải toán”, “Điền từ”. Các
câu hỏi thuộc lĩnh vực các môn học. Sau đó các tổ thảo luận với nhau trong thời
gian cho phép rồi trả lời. Tổ nào ra tín hiệu trước thì được quyền trả lời. Nếu
không trả lời được thì tổ khác trả lời, nếu không có tổ nào trả lời được thì dành
cho khán giả (Mỗi tổ cử 3 bạn).
- Mỗi câu trả lời đúng đạt 10 điểm.
- Đội nào có tổng số điểm cao hơn sẽ là đội chiến thắng
- Ban giám khảo chấm điểm và công bố kết quả chung cuộc.
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống
 _________một khối căm hờn trong cũi sắt (Gặm)
 Để 1m
3
nước tăng thêm 1
0
C thì cần cung cấp _________ (4.200.000J)

 Số mol của 2,7g nhôm là _________ (0,1 mol)
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 15
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
 Nước ta có _________dân tộc sinh sống (54 dân tộc)
 Cây lấy khí _________ thảy khí _________ là quá trình quang hợp (CO
2

O
2
)
 Chiến thắng trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán do _________
lãnh đạo. (Ngô Quyền)
 _________ là một môn học mang lại sức khoẻ cho mọi người (Thể dục)
 _________ dùng để biểu diễn hình dạng bên trong vật thể. (Hình cắt)
 Tranh _________ được đặt nơi công cộng. (cổ động)
 Quyền được Bác Hồ quan tâm trước hết. (trẻ em)
11. Trong một tam giác, đường nào chia tham giác thành hai miền có diện
tích bằng nhau? (Đường trung tuyến)
12. Tác giả của bài hát “Tuổi hồng” (Trương Quang Lục)
13. Những tác nhân không gây lây nhiễm HIV: Giao tiếp thông thường: ôm,
hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi, Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm,
mặc chung quần áo, ngồi chung ghế, Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,
Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo,
gà, chim,
Hoạt động 5: Thi tài năng
- Lớp cử ra ban giám khảo gồm 3 người.
- Mỗi tổ sẽ trình bày phần biểu diễn tài năng của mình đã chuẩn bị (Hát, múa,
đọc thơ, đóng kịch, kể chuyện hài, ảo thuật…)
- Sau khi tiết mục biểu diễn xong thì BGK cho điểm. Đội có điểm cao nhất sẽ
nhận phần thưởng.

11.Thực hành luyện tập:
Hoạt động 6: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển chương trình nêu câu hỏi: “Để đền đáp công ơn của các
anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh để bảo vệ Tổ quớc thì bản thân HS chúng ta phải làm
gì?”
- Yêu cầu trình bày trong một phút
12.Vận dụng:
Để thể hiện tình cảm “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” , “Uống nước nhớ nguồn”
bản thân mình đối với quê hương, đất nước, ngoài nhiệm vụ học tập tốt, chúng
ta phải biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế.
VI. Tư liệu:
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 16
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
1. Chiến thắng Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung
Ngày 26 tháng 9 năm 1959, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân – tiền thân Tiểu đoàn 502
tỉnh Kiến Phong (nay là Đồng Tháp), lần đầu ra quân đã đánh thắng trận phục kích vận động
trên đồng nước tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, bẻ gãy cuộc hành quân cấp Trung đoàn
của địch, diệt và bắt sống hàng trăm tên, thu nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng.
Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung nằm phía hữu ngạn kinh Phú Hiệp, cách trung tâm
huyện Tam Nông khoảng 12 km đường chim bay. Trong kháng chiến, ở Đồng Tháp vào mùa
nước nổi, những giồng, gò là nơi phòng thủ, tiến công lợi hại của quân ta và cũng là điểm tập
trung đánh phá của địch. Mùa nước năm 1959, địch điều hai Tiểu đoàn của Trung đoàn 43
thuộc Sư đoàn 23 bộ binh và một giang lực gồm 01 tàu LCM, 02 tàu phom đến tỉnh Kiến
Phong do tên Trung tá Trần Hoàng Quân chỉ huy mở cuộc hành quân lớn tìm diệt quân giải
phóng ở Đồng Tháp Mười.
Khoảng 9 giờ sáng ngày 26 tháng 9 năm 1959, ta phát hiện địch hành quân bằng xuồng
trên đường cặp theo Giồng Thị Đam. Chúng rất đông, quân ta chỉ 42 tay súng nhưng tinh thần
quyết chiến cao, có tài đánh giặc trên đồng nước lại ở trong tư thế chủ động, bí mật. Đợi địch
lọt sâu vào trận địa phục kích, ta bất thần nổ súng khiến chúng vô cùng bị động, lớp chết, lớp
bị thương, xuồng chìm, quân lính chới với trên mặt nước, mất khả năng chống trả. Quân ta

chống xuồng xuất kích thần tốc diệt thêm nhiều tên nữa. Địch rối loạn, khiếp sợ và đầu hàng
quân giải phóng, ta bắt sống tù binh, thu dọn chiến trường và băng đồng về Gò Quản Cung
(cách Giồng thị Đam 03 km) bổ sung vũ khí mới, chuẩn bị trận địa đánh địch đến ứng cứu.
Đến 14 giờ, một tiểu đoàn khác của địch từ An Phong tiến về Gò Quản Cung để cứu viện.
Chúng cảnh giác, đi thưa hơn, nhưng cũng sa vào trận địa phục kích của quân ta. Khi địch đến
gần, ta nổ súng áp đảo, sau 10 phút tiêu diệt tốp đầu và tốp giữa, bọn đi sau hoang mang tháo
chạy.
Trong hai trận thắng liên tiếp tại Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung, ta tiêu diệt và bắt sống
gần 200 tên (có 105 tên bị bắt), trong đó có tên Tiểu đoàn phó, thu hàng trăm súng các loại và
nhiều quân trang, quân dụng. Bọn tù binh được ta giáo dục, băng bó, chăm sóc những tên bị
thương, giao trả lại tất cả tư trang, cấp xuồng và thả tất cả bọn chúng về quận lỵ Hồng Ngự.
Như tiếng sấm đầu mùa, trận đánh Giồng Thị Đam – Gò Quản Cung chẳng những có ý
nghĩa rất quan trọng về mặt quân sự, vì đây là trận mở màn và tập dượt, chuẩn bị cho cuộc
đồng khởi của quân dân niềm Nam năm 1960; mà còn có ý nghĩa rất lớn, là bài học kinh
nghiệm quí của ta trong việc phối hợp 03 mũi giáp công: “chính trị-binh vận-quân sự”. Vì sau
trận đánh này, do sự chính nghĩa, nhân đạo và tuyên truyền khéo léo của ta, hàng trăm binh sĩ
được thả đã tuyên truyền trong hàng ngũ của chúng những sự thật “mắt thấy, tai nghe”, làm
cho bọn binh lính địch rất hoang mang, dao động và nhiều tên đào rã ngũ.
Giồng Thị Đam - Gò Quản Cung ngày nay là cánh đồng mênh mông biển lúa thuộc nông
trường Giồng Găng. Tỉnh đã xây dựng nơi đây cụm tượng đài chiến thắng ghi dấu trận thắng
oai hùng năm xưa và để giáo dục truyền thống truyền thống cách mạng cho các thế hệ mai
sau.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 17
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
2. Bài hát “Nam bộ kháng chiến”
Mùa thu rồi ngày hăm ba ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến.
Rền khắp trời lời hoan hô dân quân Nam nhịp chân tiến lên trận tiền.
Thuốc súng kém, chân đi không mà lòng người giàu lòng vì nước.
Nóp với giáo mang ngang vai nhưng thân trai nào kém oai hùng.
Cờ thắm tung bay ngang trời sao vàng xao xuyến khắp nơi bưng biền, một lòng nguyện

với tổ tiên
Thề quyết thắng quân ngoại xâm!
Ta đem thân ta liều cho nước, ta đem thân ta đền ơn trước.
Muôn thu sau lưu tiếng anh hào, người dân Việt lắm chí cao.
Thề quyết chống quân gian tham!
Ngày soạn: 10/01/2011
Ngày hoạt động: __/02/2011
Chủ điểm tháng 1+2/2011: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
SINH HOẠT VĂN NGHỆ MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
GIAO LƯU VỚI ĐẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG
I. Mục tiêu
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp; biết được nhiều bài hát ca ngợi
Đảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân của dân tộc.
- Càng tin yêu Đảng, yêu quê hương đất nước.
- Rèn luyện phong cách biểu diễn văn nghệ: tự tin, lạc quan, yêu cuộc sống.
- Hiểu biết những nét cơ bản về chi bộ và các đảng viên ưu tú của chi bộ
Đảng nhà trường hoặc cơ sở Đảng địa phương.
- Tôn trọng, tin tưởng, tự hào về chi bộ nhà trường, cơ sở Đảng địa phương,
tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
- Học tập và rèn luyện theo các gương tốt Đảng viên.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 18
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Kỹ năng nhận thức về bản thân, tự tin tham gia hoạt động văn nghệ mừng
Đảng, mừng Xuân.
- Kỹ năng trình bày ý tưởng thể hiện qua văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân.
- Kỹ năng tìm kiếm các lựa chọn phù hợp để tham gia hoạt động văn nghệ.
- Kỹ năng tự tin khi tham gia giao lưu.
- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong giao lưu.
- Kỹ năng quản lý thời gian trong giao lưu.

- Kỹ năng kiểm soát cảm xúc trong giao lưu.
- Kỹ năng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, để đền đáp
công ơn của Đảng – Bác.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục.
- Động não (Hái hoa dân chủ, Biểu diễn tài năng).
- Văn nghệ
- Trình bày
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các bài thơ, bài hát liên quan đến chủ đề.
- Các bài thơ, bài hát, tiểu phẩm tự biên tự diễn
- Các câu hỏi giao lưu với đảng viên
- Các câu hỏi về tết cổ truyền
- Các nhạc cụ: đàn, trống
- Các phương tiện dùng để trang trí.
V. Tiến trình hoạt động
13.Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết ”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành một vòng tròn, dùng một nhánh hoa mai chuyền
cho nhau, nếu nhành hoa đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của những các Tết
trong năm của nước ta. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng
* Gợi ý: Tết Khai Hạ - Mồng bảy tháng giêng; Tết Rằm tháng giêng - Tết
Thượng Nguyên; Tết Hàn Thực - Mồng ba tháng ba; Tết Đoan Ngọ - Mồng năm
tháng năm; Tết Trung Nguyên - Rằm tháng bảy; Tết Trung Thu - Rằm tháng
tám; Tết Trùng Cửu - Mồng chín tháng chín; Tết Trùng Thập Mồng mười tháng
mười; Tết ông Táo - Tết hai mươi ba tháng chạp; Tết Nguyên Đán
- Kết thúc trò chơi: mời lớp phó văn thể hát một bài hát có chủ đề Xuân.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 19
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
14.Kết nối :

Hoạt động 1: Biểu diễn văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân
* Hái hoa dân chủ
- Thể lệ: Chia làm hai đội. Mỗi đội cử một đại diện lên hái hoa trả lời câu
hỏi. Giả sử nếu đội A trả lời không được thì đội B trả lời đúng sẽ được tính
điểm. Nếu cả hai đội không trả lời được thì nhường quyền trả lời cho khán giả.
Khán giả trả lời đúng sẽ nhận một phần thưởng.
CÂU HỎI
Câu 1. Hãy cho biết tên của những trái cây trong mâm ngũ quả ở miền Nam?

Mãng cầu, đu đủ, xoài, sung và quả dừa. Ý nghĩa: cầu dừa đủ xài, gia đình
sung túc.
Câu 2. Những loại bánh đặc trưng trong ngày tết Nguyên đán

Bánh chưng, bánh dày, bánh tét.
Câu 3. Trong ngày tết, bạn thích nhất là điều gì? Vì sao?
Câu 4. bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ có từ “Đảng” hoặc “Xuân”
Câu 5. Cảm nghĩ của bạn như thế nào khi ngày tết đã gần kề?
Câu 6. Những loài hoa nào nở vào dịp tết Nguyên đán? Loại hoa nào đặc trưng
ở hai miền Nam và Bắc

Hoa mai – miền Nam, Hoa đào – miền Bắc
Câu 7. Hãy đọc 2 câu đối trong ngày tết

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Phúc sinh lễ nghĩa gia đường thịnh
Lộc tiến vinh hoa phú qúy xuân
Câu 8. Ở quê bạn có những phong tục gì khi đón mừng năm mới
Câu 9. Hãy giải thích câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết

thầy”
 Mồng một thăm viếng ông bà, mồng hai thăm họ ngoại, mồng ba thăng
viếng thầy cô và những người thân khác.
Câu 10. Hãy kể tên những trò chơi ngày tết ở quê hương bạn. Trò chơi nào mà
bạn thích nhất? Vì soa?
 Đánh đu, chọi gà, bơi chải, đua ghe ngo, tung còn, hát lượn
Câu 11. Bạn cho biết ngày 23 tháng 12 Âm lịch là ngày gì?

Tập tục đưa ông Táo về trời
Câu 12. Tết ở Việt nam có bao nhiêu ngày?

7 ngày (Từ mồng 1 đến mồng 7 – Hạ nêu)
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 20
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
Câu 13. Hãy cho biết tên một loại thức ăn trong ngày tết mà nhà nào cũng có
 Thịt kho
Câu 14. Phong tục của người Việt Nam vào đầu năm mới là phải dựng cây nêu
để tiêu diệt ma quỹ, loại bỏ xui rủi. Vậy bạn hãy cho biết việc dựng nêu, hạ nêu
sẽ diễn ra vào ngày nào?
 Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng chạp, là ngày Táo quân về
trời chính vì từ ngày này cho tới đêm Giao thừa vắng mặt Táo công, ma quỷ
thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà.
Ngày 7 tháng Giêng triệt hạ, gọi là "hạ nêu" phàm những khoản vay mượn
thiếu thốn trong tiết ấy không được đòi hỏi, đợi ngày hạ nêu rồi mới được đòi
hỏi"
⇒ Thư ký tổng hợp điểm.
Hoạt động 2: Biểu diễn tài năng
* Thi tiểu phẩm: Chủ đề “Ông táo về trời”
- Thể lệ: Mỗi đội sẽ sáng tác một tiểu phẩm, nội dung ngắn gọn đúng chủ đề,
sau đó trình bày, diễn xuất. Thời gian cho mỗi đội: 20 phút.

- Ban giám khảo chấm điểm: Nội dung – Trang phục, diễn xuất, thời gian.
Thang điểm tối đa 50 điểm.
* Thi văn nghệ: Thời gian 20 phút.
- Thể lệ: lần lượt mỗi đội sẽ hát một bài hát có từ “Đảng”, “Xuân”, “Quê
hương”, “đất nước”, thành viên của đội này hát xong, đến thành viên của đội
kia, cú liên tục đến khi nào hết thời gian qui định.
- Ban giám khảo đếm số bài hát của mỗi đội mà cho điểm, một bài hát đúng
chủ đề được 10 điểm. (Ví dụ nếu đội A khônghát được thì thành viên của đội B
sẽ hát tiếp). Lưu ý: không để thời gian trống.
⇒ Thư ký tổng hợp điểm phần thi tài năng.
- Mời cổ động viên hát một bài, hát hay sẽ nhận được một phần quà.
Hoạt động 3: Giao lưu với đảng viên của nhà trường
- Trả lời nhanh
- Giao lưu trực tiếp hoặc gián tiếp. Người dẫn chương trình có thể mời một
thầy, cô là đảng viên của trường đến giao lưu. Nếu không mời được thì cả lớp
hoạt động theo hình thức trả lời câu hỏi.
- Thể lệ: Mỗi đội sẽ chọn một câu hỏi. Người dẫn chương trình đọc câu hỏi,
nếu đội này trả lời không được thì đội kia sẽ trả lời. Nếu cả hai đội trả lời không
được thì câu trả lời sẽ dành cho khán giả và nhận quà.
- Số điểm của mỗi câu sẽ là 20 điểm
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 21
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
Câu hỏi
Câu 1. Tên gọi của Chi bộ nhà trường là gì?
 Chi bộ trường THCS Tràm Chim
Câu 2. Chi bộ trường ta có bao nhiêu đảng viên?
 30 đảng viên
Câu 3. Chi bộ trường ta được thành lập vào ngày tháng năm nào?
Câu 4. Để trở thành một đảng viên gương mẫu thì bản thân mỗi người phải
phấn đấu như thế nào?

Câu 5. Chi bộ trường ta đã có những thành tích tiêu biểu gì?
Câu 6. Hãy nêu truyền thống nổi bật của Chi bộ nhà trường
15.Thực hành luyện tập:
Hoạt động 4: Trình bày 1 phút
- Người dẫn chương trình nêu câu hỏi: Qua các hoạt động của chủ điểm
“Mừng Đảng, mừng Xuân” đã giúp chúng ta nhận thức được những gì về Đảng,
về công ơn của Đảng, giúp chúng ta hiểu biết gì về phong tục tập quán, truyền
thống văn hoá của quê hương.
- Yêu cầu trình bày 1 phút.
16.Vận dụng:
Để sau này được trở thành một đảng viên ưu tú như các thầy cô của mình thì
bản thân chúng ta phải học tập thật tốt, bên cạnh đó thì phải thể hiện hành động
bằng thực tế.
VI. Tư liệu:
Những phong tục tập quán và sinh hoạt ngày Tết
• Sêu Tết: Ngày xưa các cặp trai gái đang trong thời kỳ hứa hôn, trước Tết người con rể tương
lai phải mang lễ đến biếu bố mẹ vợ
• Trồng và hạ nêu: Trên cây treo một số vật tượng trưng gọi là bùa nêu để trừ tà quỷ
• Hát sắc bùa: Sau giao thừa, trẻ em nhà nghèo tụ thành từng nhóm, đến cửa các nhà vừa
hát vừa gõ trống. Chủ nhà bao giờ cũng mở cửa ra phát tiền mừng tuổi cho các em để hai bên
cùng gặp hên
• Gánh nước: Ngay sau Giao thừa hoặc sáng mồng Một, người nhà mang thùng ra sông hoặc
ra giếng làng gánh nước về đổ đầy chum vại, với hy vọng sang năm mới “của cải như nước
non”
• Chúc Tết theo thứ tự: Chúc theo thứ tự
Mồng một nhà trai, mồng hai nhà vợ, mồng ba nhà
thày
. Ngày nay tùy theo thời tiết, đường sá, tiện bên nào thì đến bên đó trước
• Lạy sống ông bà: Con cháu đến chúc Tết việc đầu tiên là phải vào quỳ lạy sống các cố và
ông bà

Phong tục vẫn đang tồn tại rộng rãi
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 22
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
• Mua và xin câu đối trước Tết: Nhiều người ta mua một câu đối hay hoặc một vài chữ Nho
mang ý nghĩa cầu an, cầu tài lộc cho năm mới
• Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên: Được bày biện cầu kỳ đầy đủ vật lễ. Người nội trợ có ý
thức mua đủ 5 loại quả và trình bày sao cho đẹp mắt và có ý thể hiện vẻ sung túc của gia đình
• Xông nhà: Người ta nhờ người hợp tuổi, hợp mệnh đến xông nhà, cầu mong sang năm lấy
được vía tốt của người xông nhà
• Chọn hướng xuất hành: Sau giao thừa, có người xuất hành đi du xuân luôn. Họ chọn một
hướng tương hợp tương sinh với mình với con giáp của năm để xuất hành cầu tài đón lộc
• Lễ chùa: Có người cả năm không đi lễ, nhưng đến Tết nhất thiết phải qua chùa thắp nén
hương, dâng tiền giọt giầu hoặc tiền công đức cho chùa. Vào ngày đầu năm, tại chốn linh
thiêng, người ta tin rằng điều cầu khấn của mình có nhiều khả năng thành hiện thực
• Mua muối: Đầu năm mọi nhà đều mua muối để cầu may mắn đến Vẫn có câu là
Đầu năm
mua muối, cuối năm mua vôi
.
• Khai ấn và Khai bút: Đầu Xuân, nhằm vào ngày tốt, giờ tốt, người có chức tước
khai ấn
(đóng con dấu lần đầu tiên trong năm); học trò, sĩ phu
khai bút
(viết bài hoặc một đoạn văn,
một câu thơ đầu tiên trong năm); nhà nông khai canh, (cày ruộng, làm đất, trồng, cấy lần
đầu tiên trong năm); người buôn bán thì "khai thương", (mở hàng lần đầu tiên trong năm)
Sau ngày mùng Một, dù có mải vui cũng chọn ngày để
khai nghề
,
làm lấy ngày
. Nếu như mùng

Một tốt thì chiều mùng Một bắt đầu. Riêng khai bút thì Giao thừa xong, chọn giờ Hoàng đạo
không kể mùng Một là ngày tốt hay xấu. Người thợ thủ công nếu chưa ai thuê mướn đầu năm
thì cũng tự làm cho gia đình một sản phẩm, một dụng cụ gì đó. Người buôn bán, vì ai cũng
chọn ngày tốt nên phiên chợ đầu xuân vẫn đông, mặc dầu người bán chỉ bán lấy lệ, người ta
thuờng chợ Tết cùng với du xuân (đi chơi Tết).
• Đi lễ chùa và xin xăm (miền Bắc gọi là
xin thẻ
): Không ai biết chắc chắn phong tục này có
từ bao giờ và tại sao nhưng trong những ngày đầu năm âm lịch thì rất nhiều người thích đi lễ ở
các lăng tẩm, đền chùa để cúng bái và xin xăm nhất là vào buổi sáng mồng một, phong tục này
thường được tiến hành chung với tục lệ chọn hướng xuất hành và hái lộc. Xin xăm là một hình
thức tin vào các thẻ xăm có ghi lời sấm báo trước điềm lành hay dữ trong năm và thường cần
có thầy bàn xăm. Ở miễn Bắc có tục "bốc quẻ thẻ" giống như tục "xin xăm" ở phía Nam. Người
xin thẻ dâng một lễ mọn rồi chọn lấy một quẻ thẻ bằng tre viết chữ Hán. Trên quẻ thẻ thường
ghi một câu văn ngắn gọn rút từ điển tích Trung Hoa cổ. Căn cứ câu văn ấy, người xin thẻ có
thể luận ra "tiền định" cuộc đời mình trong năm đó. Nếu không thông thạo Hán Văn, có thể
thuê thầy đồ luận giải giúp. Ngày nay, người ta thường bỏ thẻ tre và thay vào đó bằng những
tờ bướm in chữ quốc ngữ với lời giải được soạn sẵn.
Sinh hoạt ngày tết
• Áo quần mới: Ngày xưa, trước Tết một thời gian ngắn, các bà các mẹ trong nhà phải thức
khuya quay tơ, dệt vải, may áo quần mới cho cả nhà. Công việc này thường kết thúc vào ngày
cuối năm. Đến sáng mùng Một Tết, cả nhà dậy sớm, thay quần áo mới để làm lễ gia tiên.
Người ta cho rằng cần phải rũ bỏ những cái cũ, cái không may mắn đi theo quần áo cũ và đón
một năm mới với nhiều hi vọng và niềm vui mới từ bộ quần áo mới đó.
• Dọn dẹp nhà cửa trước Tết: Do tục kiêng cữ quét nhà trong ngày Tết. Theo quan niệm
dân gian, việc quét nhà trong ngày Tết sẽ quét đi theo cả lộc xuân (xác pháo đốt trong đêm
giao thừa), người quét nhà sẽ bị "rông" cả năm; (rông: được hiểu như sự xui xẻo).
• Trả nợ cũ: Đối với nhiều người Việt, dịp tất niên là dịp
trả nợ cũ
, xóa bỏ xích mích của năm

cũ, để hướng tới năm mới vui vẻ hòa thuận hơn.
• Treo quốc kỳ: Những năm sau ngày thống nhất đất nước, tại Việt Nam, ngày tết cũng như
các ngày lễ trong năm, chính phủ đều khuyến khích treo quốc kỳ. Các công sở, công ty, trường
học, nơi sinh hoạt công cộng thường treo quốc kỳ kèm bích chương "Chúc mừng năm mới" và
các loại cờ ngũ sắc.
• Trò chơi dân gian: bịt mắt bắt dê, múa võ, hát bội, hát cải lương, hát chèo, đánh đu, thi leo
cột mỡ, đập niêu, chọi gà; bài chòi; chơi tổ tôm điếm; chơi cờ nguời và nhiều trò dân gian cổ
truyền khác.
• Cờ bạc: Ngày xưa các gia đình có nề nếp quanh năm cấm đoán con cháu không được cờ bạc
rượu chè nhưng trong dịp Tết thì tam cúc, cờ gánh, cờ nhảy, chắn, tổ tôm ai thích trò nào
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 23
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
chơi trò ấy. Đến lễ khai hạ (hạ nêu) thì xé bộ tam cúc, cất bộ tổ tôm hoặc đốt các bộ bài
trong lễ hóa vàng.
• Cúng đưa và Hạ nêu: Trong những ngày Tết, người Việt quan niệm rằng có sự hiện diện
của Ông Bà tổ tiên nên bàn thờ luôn được thắp hương và cúng cơm mỗi ngày. Thường thì chiều
mồng Bốn hay mồng Năm cúng tiễn đưa Ông Bà, chiều mồng Bảy cúng
hạ nêu
.
• Đốt pháo thường hay có trong dịp cúng tất niên hay thời khắc giao thừa ngày Tết cổ truyền.
Từ năm 1994, chính quyền Việt Nam đã cấm đốt pháo, buôn bán và nhập khẩu pháo bằng Chỉ
thị số 406/CT-TTg ngày 8 tháng 8 vì tính chất nguy hiểm dễ gây sát thương của nó. Thay vào
đó, chính quyền tổ chức các đêm bắn pháo hoa cho người dân thưởng thức.
Ngày soạn: __/04/2011
Ngày hoạt động: __/04/2011
Ngày soạn: 06/03/2011
Ngày hoạt động: __/03/2011
Chủ điểm tháng 3/2011: TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
TIẾN LÊN ĐOÀN VIÊN
CHUẨN BỊ THAM GIA HỘI TRẠI 26-3

I. Mục tiêu
- Nhận thức được mục đích, lý tưởng của Đoàn & nhiệm vụ của đoàn viên,
thanh niên hiện nay.
- Tự hào và tin tưởng ở tổ chức Đoàn
- Rèn luyện đạo đức, tư cách người đoàn viên và phấn đấu được đứng vào
hàng ngũ của Đoàn.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của Hội trại 26-3 do trường tổ chức.
- Có kĩ năng tham gia thảo luận, bạn bạc kế hoạch chuẩn bị Hội trại, biết
điều khiển một hoạt động cụ thể.
- Có thái độ ủng hộ hoạt động của Hội trại, sẵn sàng tham gia với tinh thần
trách nhiệm cao.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động
- Kỹ năng tự nhận thức, tự tin phấn đấu vào Đoàn.
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 24
Trần Hồng Thắm Trường THCS TT Tràm Chim
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ về lý tưởng và nhiệm vụ của Đoàn.
- Kỹ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về hình thức, nội dung hội trại.
- Kỹ năng trình bày ý tưởng về chuẩn bị hội trại.
- Kỹ năng ra quyết định lựa chọn phương hướng tối ưu chuẩn bị tham gia hội
trại.
III. Các phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Trò chơi giáo dục.
- Tổ chức diễn đàn thảo luận
- Động não (Trả lời nhanh, Ô chữ)
- Thảo luận kế hoạch chuẩn bị hội trại.
- Các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
- Trình bày
IV. Tài liệu và phương tiện
- Các tư liệu về tổ chức Đoàn thanh niên (Bài viết, sách báo, điều lệ Đoàn) và
các tư liệu liên quan đến tổ chức Đoàn của nhà trường.

- Các bài tham luận của học sinh về từng vấn đề liên quan đến diễn đàn.
- Các tư liệu, tranh ảnh về các anh hùng liệt sĩ, các đoàn viên ưu tú
- Những câu hỏi, ô chữ.
- Bản thông báo của nhà trường về kế hoạch & nội dung tổ chức Hội trại 26-
3, các công viêc nội dung cụ thể
- Một số bài hát, bài thơ về Đoàn TN
V. Tiến trình hoạt động
17.Khám phá :
Trò chơi “Tôi biết ”.
- Luật chơi: Lớp đứng thành hai hàng, dùng một bong bóng chuyền cho nhau,
nếu bong bóng đến tay bạn nào thì bạn đó nói to tên của những đoàn viên ưu tú
đã hy sinh vì quê hương đất nước. Nếu nói đúng sẽ phát một phần thưởng
* Gợi ý: Lý Tự Trọng, Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, Nguyễn
Văn Trỗi…
18.Kết nối :
Hoạt động 1: Diễn đàn và thảo luận “Tiến lên Đoàn viên”
- Thể lệ: Người dẫn chương trình nêu lần lượt các câu hỏi. Yêu cầu các bạn
suy nghĩ và lên phát biểu ý kiến, trình bày nhận thức, quan điểm của mình về
Giáo án Ngoài giờ lên lớp 8 25

×