Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

ôn thi tốt nghiệp môn văn phần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 15 trang )

ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP
PHẦN THƠ
CÁC TÁC PHẨM THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12:
Tây Tiến (Quang Dũng)
Việt Bắc- trích (Tố Hữu)
Đất Nước - trích (Nguyễn Khoa Điềm)
Sóng (Xuân Quỳnh)
Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo)
CÔNG VIỆC CỦA GIÁO VIÊN

Soạn giáo án ôn thi tốt nghiệp phần thơ (dựa
trên cơ sở các nguồn tài liệu: sách giáo khoa,
sách giáo viên, sách hướng dẫn ôn thi tốt
nghiệp môn Ngữ văn năm học 2012-2013)

Giao đề cương ôn tập phần thơ để định hướng
học sinh chuẩn bị ở nhà.

Hướng dẫn ôn tập trên lớp theo từng phần kiến
thức cơ bản.
Ôn tập phần câu hỏi tái hiện kiến thức:

Phần tác gia Tố Hữu:

Giáo viên hệ thống hóa kiến thức về tác gia Tố
Hữu: tiểu sử, các chặng đường thơ, phong
cách nghệ thuật thơ bằng các phiếu bài tập.

Hệ thống kiến thức về: hoàn cảnh sáng tác,
xuất xứ, nội dung, nghệ thuật các tác phẩm thơ
đã học bằng bảng


BẢNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
3. Ôn tập các câu hỏi khác:
- Trình bày những hiểu biết của
anh (chị) về binh đoàn Tây
Tiến
- Ý nghĩa lời đề từ bài thơ
“Đàn ghi ta của Lorca”
I. Giáo viên củng cố lại cho học sinh kĩ năng phân tích
thơ ( Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ)
- Giáo viên lưu ý khai thác những yếu tố nghệ thuật
thường được sử dụng trong thơ:
B. Ôn tập phần làm văn:
A, Thể loại thơ ( Ví dụ: "Sóng" thể thơ năm chữ ngắt nhịp
đa dạng có tác dụng diễn tả một cách sâu sắc sự chuyển
hóa đa dạng, phong phú của những con sóng, " Đất nước"
thể thơ tự do không bị gò bó về mặt câu chữ tuôn theo
mạch cảm xúc, "Đàn ghi ta của Lorca" thể thơ tự do
những câu thơ dài ngắn khác nhau chữ cái đầu dòng
không viết hoa sự đổi mới cách tân về nghệ thuật của
Thanh Thảo, "Việt Bắc" thể thơ lục bát đậm tính dân tộc,
phù hợp với giọng điệu trữ tình thương mến góp phần gợi
lên sự da diết trong buổi chia ly. )
B, Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hóa,
hoán dụ, điệp ngữ, câu hỏi tu từ, phép đối, từ láy,
từ trường nghĩa
C, Ngắt nhịp, phối thanh, gieo vần, hình ảnh

(Dốc lên/khúc khuỷu /dốc/ thăm thẳm
Nhịp thơ từ 3/4 gãy thành 2/2/1/2, câu thơ có
tới 5/7 thanh trắc, hai cặp từ láy có tác dụng diễn
tả: những cái dốc như dựng đứng trước mặt, lên
đến tận trời cao, hơi thở nặng nhọc dồn dập của
người leo núi, những con đường khúc khuỷu cheo
leo )
D, Hình tượng thơ (Hình tượng sóng,
hình tượng đàn ghita của Lorca, hình
tượng Lorca, hình tượng người chiến
sĩ Tây Tiến, hình tượng đất nước )
E, Sau khi phân tích xong phải chú ý nêu lên
cảm xúc, cái tôi trữ tình của nhà thơ qua bài
thơ, đoạn thơ (Sự ngưỡng mộ tài năng và
thương tiếc cho số phận nghiệt ngã của Lorca
- Đàn ghita của Lorca - cái tôi mãnh liệt sôi
nổi nhưng cũng rất giàu nữ tính của tâm hồn
của người phụ nữ hồn hậu và khao khát hạnh
phúc - "Sóng" của Xuân Quỳnh)
II, Hướng dẫn học sinh ôn tập với mỗi tác phẩm cụ
thể:
- Định hướng học sinh xác định lại bố cục mỗi tác
phẩm
- Giáo viên định hướng các đề văn trong mỗi tác
phẩm.
- Chia lớp thành nhiều nhóm học tập, giao cho mỗi
nhóm một yêu cầu công việc, lập dàn ý đại cương
cho từng đề bài cụ thể.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả của nhóm
mình, thảo luận và đi đến thống nhất chung

×