Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

VẬN DỤNG 3 TẦNG LỚP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀO CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.66 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
BÀI TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
GVHD: PGS.TS. HỒ TIẾN DŨNG
Nhóm thực hiện: Nhóm 5
Khóa 21 - Cao học quản trị kinh doanh đêm 2
1. Nguyễn Thế Anh.
2. Hứa Kim Dung.
3. Lê Trung Dũng.
4. Nguyễn Hồng Phúc.
5. Nguyễn Trần Hoàng Phước.
6. Đoàn Minh Quang.
7. Lê Hoàng Vĩnh Phú
8. Lê Nguyên Thanh Vân.
9. Đặng Nguyễn Hồng Phúc.
Thành phố Hồ Chí Minh 05- 2013
1
ĐỀ TÀI 1: VẬN DỤNG 3 TẦNG LỚP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀO CÔNG TY
ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC
Văn hóa doanh nghiệp là một tài sản vô hình đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tầm
nhìn, chiến lược, sứ mệnh và xây dựng thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Việc xây dựng thành
công văn hóa doanh nghiệp không chỉ giúp các doanh nghiệp định vị thương hiệu trên thị trường
mà còn tăng cường sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Xây dựng văn hóa nói chung, văn hóa
doanh nghiệp nói riêng, sự nhiệt tình chưa đủ, còn cần kiến thức, thời gian và cam kết của cấp
lãnh đạo doanh nghiệp. Muốn vậy, lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải hiểu được cấu trúc để hình
thành nên văn hóa doanh nghiệp gồm những bộ phận nào, quan hệ giữa các bộ phận ra sao và các
bộ phận này có vai trò như thế nào?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 5 xin giới thiệu tiểu luận :
“VẬN DỤNG 3 TẦNG LỚP VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀO CÔNG TY ĐIỆN
TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC”


1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp:
1.1 Văn Hóa:
Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà loài người tạo ra trong quá trình lịch
sử.
1.2 Văn Hóa Doanh Nghiệp:
Văn hóa doanh nghiệp là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức
và phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh
hưởng trong phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong hoạt động kinh
doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Qua định nghĩa này ta thấy rõ văn hóa doanh ngiệp là hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin
chủ đạo, cách nhận thức và phương pháp tư duy. Đây chính là những yếu tố then chốt, cốt lõi tạo
nên văn hóa doanh nghiệp. Như vậy thì các yếu tố cốt lõi này hình thành thế nào mất bao lâu và
ngoài các yếu tố này ra còn có thành phần nào khác cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp.
2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp:
2.1. Văn hóa gia đình
2
Văn hóa gia đình nhấn mạnh đến thứ bậc và có định hướng về cá nhân. Kết quả mà văn hóa
gia đình tạo ra là một môi trường có định hướng về quyền lực và được một vị lãnh đạo có vai trò
như bậc phụ huynh chăm sóc và biết được điều gì là tốt nhất cho các cá nhân.
2.2. Văn hóa tháp Eiffel
Chú trọng đặc biệt vào thứ tự cấp bậc và định hướng nhiệm vụ, công việc được xác định
rõ ràng, nhân viên biết rõ mình phải làm gì và mọi thứ được sắp xếp từ trên xuống dưới. Cơ cấu
tồ chức có độ dốc, hẹp ở trên đỉnh và rộng ở phía dưới, giống như tháp Eiffel.
2.3.Văn hóa theo kiểu tên lửa có định hướng
Chú trọng tới sự bình đẳng trong nơi làm việc của nhóm hoặc các đội dự án. Trong một
nhóm làm việc, hàng trăm nhà kỹ sư thuộc các chuyên môn chịu cùng hợp tác chặt chẽ và hòa
hợp làm việc.
Khi mục tiêu hoàn thành, các thành viên phân tán vào nhóm làm việc mới với nhiệm vụ mới.
2.4. Văn hóa là ấp trứng
Nhấn mạnh vào sự bình đẳng và định hướng cá nhân. Tổ chức đóng vai trò như một lò ấp

trứng để các thành viên tự hoàn thiện và bày tỏ bản thân.
Những thay đổi trong văn hóa lò ấp trứng thường nhanh và tự phát. Mọi thành viên đều hoạt
động vì mục tiêu chung.
3. Cấp độ của Văn hóa doanh nghiệp
Người ta chia văn hóa doanh nghiệp thành ba mức độ khác nhau, đó là các mức độ cảm nhận
được các giá trị văn hóa của doanh nghiệp hay nói cách khác là tính hữu hình của các giá trị văn
hóa đó. Đây là cách tiếp cận độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của một nên văn hóa, giúp ta
hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa đó.
• Cấp độ 1 : những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
• Cấp độ 2 những giá trị được tuyên bố
• Cấp độ 3 những quan niệm chung.
Chúng ta có thể ví 3 cấp độ này như 3 lớp của một khoanh gỗ cắt ngang.
Cấp độ 1 là vòng bên ngoài của cây gỗ. Các yếu tố của nhóm này dễ nhìn thấy :
+ Kiến trúc trụ sở của doanh nghiệp
+ Cơ cấu tổ chức
3
+ Các văn bản quy định nguyên tác hoạt động của doanh nghiệp.
+ Các biểu tượng, logo, khầu hiệu , đồng phục.
+ Hình thức mẫu mã sản phẩm.
Trong điều kiện môi trường bên ngoài thay đổi, thì nhóm yêu tố vòng ngoài cùng này sẽ chịu
tác động trước hết và nói dễ thay đổi hơn các nhóm ở vòng trong. Khi các nhóm ở các vòng bên
ngoài so với lõi trong cùng thay đổi trong một thời gian dài, đến lúc nào đó sẽ làm suy thoái giá
trị được ví như lõi trong cùng của thớ gỗ. Đến lúc đó thì văn hóa của doanh nghiệp đã thay đổi
một cách tự phát. Sự thay đổi này có thể phù hợp hoặc cản trở mục tiêu, nhiệm vụ của doanh
nghiệp.
Cấp độ thứ hai là những giá trị được tuyên bố. Có thể hình dung đây là vòng bên ngoài liền kề
với vỏ cây gỗ khi cưa ngang. Những giá trị này bao gồm các chiến lược, mục tiêu và triết lý của
doanh nghiệp, là kim chỉ nam cho hoạt động của toàn bộ nhân viên và thường được doanh
nghiệp công bố rộng rãi ra công chúng.
Cấp độ thứ ba có thể ví như lõi trong cùng của cây gỗ. Phải trồng cây gỗ nhiều năm mới có

được lõi gỗ và nó là phần rắn nhất trong cây gỗ. Gía trị văn hóa của một tổ chức cũng vậy. Tạo
dựng được giá trị phải mất nhiều năm và giá trị chỉ khẳng định được sự xác lập của nó thông qua
việc thâm nhập, chuyển tải các biểu hiện của giá trị vào các nhóm yếu tố chuẩn mực và yếu tố
hữu hình. Điều này cho thấy, giá trị khi đã được xác lập muốn xóa bỏ nó cũng không dễ trong
ngày một ngày hai, nhưng giá trị cũng có thể bị suy thoái, bị thay đổi trong một số điều kiện.
Vậy các giá trị đó là gì : là những ý nghĩa niềm tin nhận thức suy nghĩ và tình cảm có tính vô
thức mặc nhiên được công nhận trong doanh nghiệp.
5. Vận dụng vào VDC
Bây giờ ta qua đến phần ba để tìm hiểu xem tại VDC văn hóa doanh nghiệp được hình thành
như thế nào. Trước tiên mình xin giới thiệu một chút về VDC : Công ty Điện toán và Truyền Số
liệu (VDC) là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), trong 20
năm hoạt động, VDC tự hào luôn là công ty hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và
công nghệ thông tin tại Việt Nam. Chúng ta hãy cùng nhau phân tích 3 cấp độ tại VDC.
5.1. Cấp độ 1
5.1.1. Kiến trúc :
4
Trụ sở chính của công ty với hình ảnh đồ sộ như một ngọn tháp thể hiện ước mơ bay cao
bay xa liên tục phát triển. Công ty đặt các cửa kính nhìn ra bên ngoài thiên nhiên thể hiện sự hòa
hợp của con người và thiên nhiên. Đồng thời trang trí bên trong như ghế ngồi, mành hình LCD
rất lịch sự và trang trọng. Thể hiện tính công nghệ, sự hùng mạnh và tôn trọng khách
hàng.
5.1.2. Sơ đồ tổ chức của VDC
5.1.3. Logo của VDC
Logo gồm có 2 phần : phần hình được bao trùm bởi một màu tím đặc trưng của VDC, màu
tím tượng trưng cho sự thủy chung, gắn bó. VDC luôn trung thành với một lý tưởng, một con
đường đã chọn. Đó được coi là tiêu chuẩn đầu tiên đối với người làm công tác giao thông liên lạc
trước đây và người làm công tác Bưu điện ngày nay tận tụy hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao;
sáng tạo trong lao động sản xuất, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật; nghĩa tình trong cuộc
sống. Đó là động lực cơ bản để nhân viên ngành Bưu điện vượt qua mọi khó khăn, thử thách,
hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ giao phó.

5
Ta lại thấy hình ảnh của một tia chớp trong logo. Tia chớp này tượng trưng cho chất lượng
sản phẩm của VDC. Chúng tôi cam kết cung cấp một dịch vụ đường truyền nhanh như chớp và
không bị nghẽn mạng.
Ngoài ra, ta còn thấy phần hình cách điệu của một vòng lưỡi liềm hướng lên,biều hiện cho sự
phát triển theo mạch vận động không ngừng, phát triển đi lên theo vòng xoáy bất tận.
Nó cũng có ý nghĩa như một sự hoàn hảo trong việc đảm bào thông tin liên lạc thông suốt.
Phần chữ: Hình V là viết tắt của Việt Nam thể hiện khát vọng, tính dân tộc của công ty. Chữ
VDC ở phía dưới logo như là một khối vững chắc nâng toàn bộ khối hình tạo sự cân đốicho logo.
Logo có màu tím và trắng xen lẫn, chuyển dịch cho nhau vừa là màu sắc chủ đạo của tập đoàn
vừa làm người ta nhìn thấy sự vững chắc, hòa hợp.
Logo biểu tượng của VDC được gắn ở hầu hết các vị trí của công ty, sản phẩm,
trang phục, các biểu tượng cho thương hiệu, sức mạnh, niềm tin và mong ước của VDC, tạo nên
sự khác biết giúp khách hàng nhận ra ngay VDC trong lần tiếp xúc đầu tiên.
5.1.4. Đồng phục
Trang phục công ty cũng thể hiện văn hóa đặc trưng của VDC. Mẫu đồng phục được thiết kế
với màu trắng thương hiệu VDC nhưng vẫn đảm bảo thẩm mỹ và sức khỏe cho người mặc.
Như vậy, đồng phục của công ty đã gắn một nét văn hóa riêng của VDC. Nó làm cho người
mặc tự hào là nhân viên VDC.
5.1.5. Slogan
Thông điệp “Partner with your e-future” mang lại cho VDC một vị thế, nhựng giá trị tốt
nhất để phục vụ khách hàng có thể hưởng thụ cuộc sống tuyệt vời nhất, hạnh phúc nhất.
5.1.6. Công nghệ sản phẩm của VDC
Công nghệ và sản phẩm làm nên thương hiệu cho tập đoàn, từ đó xây dựng văn hóa mạnh
mẽ bền chắc cho công ty.
Công nghệ VDC theo đổi là công nghệ tiên tiến, tiện dụng phục vụ tốt nhất cho khách
hàng, sản phầm của VDC rất phong phú như các sản phẩm ứng dụng, cáp quang, internet,…
Các sản phẩm đã chinh phục khách hàng bởi chất lượng dịch vụ và sản phẩm như Mega
VNN…Tất cả những điều đó tạo nên văn hóa cho VDC .
6

Như vậy ta đã phân tích xong lớp vỏ văn hóa doanh nghiệp bên ngoài của VDC. Đây là cấp
độ văn hóa có thể thấy ngay trong lần tiếp xúc đầu tiên. Cấp độ này có đặc điểm chung là ảnh
hưởng nhiều bởi tính chất công việc, quan điểm của lãnh đạo,…
5.2. Cấp độ 2
5.2.1. Chiến lược
Phát triển sản xuất kinh doanh:
• Đầu tư và mở rộng năng lực mạng lưới nhằm cung cấp sản phẩm – dịch vụ cho khách
hàng thuộc các vùng miền khác nhau trên cả nước.
• Đa dạng hoá và tích hợp các sản phẩm - dịch vụ, đồng thời mở rộng liên kết với những
môi trường cung cấp dịch vụ khác (môi trường phi công nghệ, môi trường thương mại…)
• Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ, góp phần khẳng định uy
tín và đẳng cấp của một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Internet, truyền số liệu và
công nghệ thông tin tại Việt Nam
• Hợp tác mạnh mẽ với các đối tác trong và ngoài nước, tiến tới mở rộng quy mô ra khắp
thị trường thế giới.
Trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng:
• Giữ vai trò điều tiết, kích cầu và định hướng tiêu dùng cho thị trường cung cấp dịch vụ
Internet, truyền số liệu và công nghệ thông tin tại Việt Nam.
• Phát triển cơ sở hạ tầng và ứng dụng công nghệ thông tin ở các vùng miền khác nhau
trong cả nước, đặc biệt là các khu vực miền núi, hải đảo xa xôi.
Xây dựng năng lực và văn hóa doanh nghiệp:
• Thường xuyên quan tâm đến các kỳ vọng chính đáng của người lao động; xây dựng một
môi trường và cơ chế làm việc hiện đại, chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân
viên trong công ty có cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân.
• Từng bước xây dựng một văn hoá doanh nghiệp có bản sắc dựa trên cơ sở kế thừa và phát
huy những giá trị truyền thống của dân tộc, qua đó hình thành một tập thể vững mạnh với
những con người có ích cho xã hội.
Như vậy, chiến lược lâu dài và xuyên suốt của VDC là giữ vững vị trí số 1 tại Việt Nam về cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ bưu chính, viễn thông. Đồng thời vươn mạnh mẽ ra ngoài thế giời.
7

Chiến lược phục vụ tốt nhất những nhu cầu của khách hàng, mang lại sự tiện lợi, niềm vui, hạnh
phúc, san sẻ những khó khăn, đem lại tối đa lợi ích cho khách hàng.
5.2.2. Mục tiêu
Tầm nhìn :
• Tiên phong, chủ đạo lĩnh vực cung cấp dịch vụ Internet và Công nghệ thông tin.
• Thể hiện vai trò của một doanh nghiệp nhà nước chủ đạo luôn nỗ lực hết mình vì sự phát
triển chung của toàn xã hội.
• Khẳng định đẳng cấp của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong phát triển hợp tác
toàn cầu.
• Với mục tiêu rõ ràng, cụ thể, mục tiêu ấy mang lại lợi ích cho cả khách hàng, chủ sở hữu,
đối tác và cả nhà nước. Chính điều này đã giúp tăng niềm tin tưởng, sụ trung thành của
khách hàng. Tăng niềm tin vào tương lai phát triển của tổ chức khi đó các chủ sở hữu sẽ
đầu tư vào tập đoàn vì họ biết rằng lợi ích của họ sẽ được bảo toàn và phát triển tối ưu.
• Mục tiêu chính là những giá trị tuyên bố ra bên ngoài của tập đoàn. Đó là cơ sở cho việc
xây dựng văn hoá doanh nghiệp bền chắc trong tương lai.
Triết lý kinh doanh : “Uy tín- tốc độ”:
VDC là cây cầu nối mọi khoảng cách từ nam ra bắc từ trong nước ra nước ngoài. VDC
mang niềm vui, niềm vui vì trí thức, niềm vui vì tình yêu, hạnh phúc, niềm vui vì được sẻ chia,
VDC là nền tảng vững chắc nâng cánh những ước mơ, ước mơ vươn lên trong công nghệ hiện
đại. Triết lý này còn khẳng định chiến lược phục vụ khách hàng ở mọi miền một cách tốt nhất,
VDC mang lại cho con người những lợi ích to lớn, thiết thực nhất.
Như vậy, cấp độ thứ hai của văn hóa VDC cho chúng ta có thể nhận thấy công ty
VDC tập trung mạnh vào việc phục vụ khách hàng.
5.3. Cấp độ 3
Bản sắc văn hóa VDC được thể hiện ở :
• Lãnh đạo tâm huyết
Văn hóa Công ty được khởi nguồn từ văn hóa của những người lãnh đạo công ty, đó là sự
tận tâm, tâm huyết với Công ty, là sự quan tâm và tin cậy nhân viên. Lãnh đạo VDC luôn tiên
phong đi đầu trong việc đưa ra những nhiệm vụ có tính đột phá, đón đầu. Công ty rất quan tâm
8

đến việc tuyển dụng, đào tạo và tái đào tạo nhân viên; đến việc tạo thu nhập cao cho nhân viên;
đến việc tạo điều kiện, phương tiện vật chất tiện nghi, hiện đại để nhân viên làm việc hiệu quả và
năng suất cao; đến việc tổ chức các lễ hội, các hoạt động tập thể để tạo một bầu không khí vui
vẻ, ấm cúng, gần gũi, gắn bó trong công ty.
• Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, năng động.
Kể từ khi ra đời cho tới nay, đội ngũ nhân viên của VDC luôn là đội ngũ được đánh giá
cao nhất trong số các công ty trong lĩnh vực thông tin di động. Những nhân viên VDC làm việc
có tâm huyết, chuyên nghiệp và năng động. Điểm đáng chú ý nhất về nhân sự tại công ty là hầu
như những nhân sự giỏi tại đây đều gắn bó với công ty từ ngày thành lập cho đến nay và có rất ít
người ra đi. Bên cạnh đó, công ty không ngừng tuyển dụng nhân sự mới trẻ, có năng lực và đam
mê.
Để mỗi nhân viên luôn thấm nhuần nội dung, ý nghĩa cốt lõi của văn hoá Công ty, Công ty
Thông tin di động thường xuyên thực hiện các chương trình truyền thông tới toàn bộ cán bộ
Công nhân viên, tìm hiểu về văn hoá Công ty…
Ban Lãnh đạo Công ty cũng luôn xác định, văn hoá doanh nghiệp phải thường xuyên được
duy trì, phát triển để có thể phát huy tác dụng của văn hoá một cách hiệu quả nhất. Do vậy, bồi
dưỡng văn hoá doanh nghiệp trong nội bộ luôn được cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên
quan tâm. Có thể nói, VDC là một tập thể đoàn kết nhất trí và có trình độ chuyên môn, quản lý
tốt. Giữa Lãnh đạo và nhân viên luôn tôn trọng lẫn nhau, tổ chức nề nếp có trên có dưới, tất cả
đếu hướng tới chất lượng và hiệu quả công việc tạo thành một nguyên tắc ứng xử chung trong
Công ty.
Để không ngừng hoàn thiện, nâng cao giá trị và hiệu quả của văn hóa VDC, bằng nhiều biện
pháp tuyên truyền giáo dục, văn hóa VDC đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi cán bộ công nhân
viên thông qua các cuộc thi tìm hiểu về văn hóa VDC, các hội thi Giao dịch viên kinh doanh
giỏi, trưởng ca giỏi, tổ trưởng công đoàn giỏi.
VDC đã xây dựng cho mình một nên văn hóa doanh nghiệp riêng, mà trong nền văn hóa ấy
mỗi thành viên của VDC phải tự hào vì mình đanmg đứng trong lĩnh vựa nhạy cảm nhất nhưng
cũng năng động và sáng giá nhất.
9
ĐỀ TÀI 2: DOANH NHÂN VÀ NGHIÊN CỨU MỘT DOANH NHÂN TIÊU BIỂU

Văn hóa doanh nhân chính là yếu tố hàng đầu, tác động rất lớn và góp phần quyết định tạo
nên sự thành công hay thất bại của văn hóa doanh nghiệp. Một doanh nhân có nếp sống phù hợp,
sẽ góp phần tạo nên một văn hóa doanh nghiệp phù hợp. Hiện nay, các doanh nghiệp đua nhau
xây dựng văn hóa doanh nghiệp, nhưng điểm lại, không mấy doanh nghiệp thành công. Vì sao
như vậy? Trước hết, sự thất bại nằm ở ngay chính bản thân những người lãnh đạo cao nhất doanh
nghiệp
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm 5 xin giới thiệu tiểu luận :
“DOANH NHÂN VÀ SỰ THÀNH CÔNG CỦA ĐẶNG LÊ NGUYÊN VŨ”
1. Một số khái niệm liên quan đến Doanh nhân
1.1. Thương nhân
Cá nhân từ 18 tuổi trở lên có hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ
điều kiện để kinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động
thương mại thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và trở
thành thương nhân. (Điều 17 Luật thương mại).
1.2. Thương gia
Là thương nhân ở quy mô và tầm vóc lớn hơn. Thương nhân đề cập đến cá nhân của người
làm kinh doanh còn thương gia thể hiện quá trinh lịch sử của người đó.
1.3. Nhà quản lý
Là người thực hiện chức năng quản lý, mà trong kinh doanh là nhà quản trị doanh nghiệp,
lòa người chịu trách nhiệm điều hành công việc của doanh nghiệpmột cách có mục tiêu, tổ chức
và phương pháp.
1.4. Giám đốc doanh nghiệp
Là chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc chủ sở hữu theo ủy quyền, là người hoạch định quản lý
điều hành một doanh nghiệp và chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình cho dù doanh
nghiệp này thuộc loại hình sở hữu như thế nào.
1.5. Chủ doanh nghiệp
Là người tổ chức được một doanh nghiệp bằng nguồn lực của mình hoặc huy động hoặc cả
hai và tham gia quản trị khai thác nguồn lực trực tiếp hoạc gián tiếp.
10
2. Doanh nhân

Doanh nhân là người làm kinh doanh, là chủ thể lãnh đạo, chịu trách nhiệm và đại diện cho
doanh nghiệp trước xã hội và pháp luật. Doanh nhân có thể là chủ doanh nghiệp, là người sở hữu
và điều hành, Chủ tịch công ty, Giám đốc công ty hoặc là cả hai.
3. Văn hóa doanh nhân
Là toàn bộ các nhân tố văn hóa mà doanh nhân lựa chọn, tạo ra và sử dụng trong hoạt động
kinh doanh của mình.
4. Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân
4.1. Năng lực của doanh nhân
Trình độ chuyên môn.
Năng lực lãnh đạo.
Trình độ quản lý kinh doanh.
4.2. Tố chất của doanh nhân
Tầm nhìn chiến lược.
Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt và sáng tạo.
Tính độc lập, quyết đoán, tự tin.
Năng lực quan hệ xã hội.
Có nhu cầu cao vê sự thành đạt.
Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh.
4.3. Đạo đức của doanh nhân
Đạo đức con người.
Xác định hệ thống giá trị đạo đức nền tảng.
Nỗ lực vì sự nghiệp chung.
Kết quả công việc và đóng góp cho xã hội.
4.4. Phong cách doanh nhân
Phong cách gia trưởng : đỏi hỏi cấp dưới tuân thủ tức thì các mệnh lệnh và rất coi trọng thành
tích, sáng kiến và tính biết kiềm chế.
Phong cách ủy thác : khích lệ cấp dưới theo đuổi hoài bão, mục tiêu lâu dài tạo môi trường
năng động, chấp nhận thay đổi.
11
Phong cách dân chủ : chú trọng đến sự tích cực và vai trò của nhóm, quyết định tập thể.

Phong cách nhạc trưởng : thường tạo ra bầu không khí bất lợi do những yếu tố đạt ra là quá
cao, thích hợp để quản lý người nhiều tham vọng, trọng thành tích, có sức sáng tạo và linh hoạt.
5. Doanh nhân tiêu biểu – Đặng Lê Nguyên Vũ
5.1. Giới thiệu
Đặng Lê Nguyên Vũ (sinh năm 1971) là một doanh nhân Việt Nam. Ông là người sáng lập,
chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam. Theo giới doanh nhân
phương Tây, tài sản cá nhân của ông Vũ có thể lên tới 100 triệu USD. Khi được Forbes vinh
danh vua cafe Việt, ông, cùng với Chủ tịch Vinamilk Mai Kiều Liên, là một trong số những
doanh nhân Việt được Forbes ca ngợi.
Ông sinh tại Nha Trang, Khánh Hòa trong một gia đình nông dân nghèo. Năm 1979, gia
đình ông chuyển đến sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam. Trải qua tuổi thơ thiếu thốn, năm
1981, bố ông gặp trọng bệnh, gia cảnh sa sút, hình thành ý chí làm giàu trong ông.
Năm 1992, ông nhập học Khoa Y, Đại học Tây Nguyên. Vừa đi học, ông vừa đi làm thêm
kiếm sống. Năm 1996, ông cùng với sự hợp tác ban đầu của 3 người bạn, lập nên "Hãng Cà phê
Trung Nguyên”.
Sáu năm sau, năm 1998, công ty Trung Nguyên lần đầu tiên mở quán cà phê ở Thành phố
Hồ Chí Minh, được nhắc đến như là doanh nghiệp đầu tiên kinh doanh mô hình nhượng quyền
thương hiệu và bắt đầu xuất hiện các quán cà phê nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên. Với
mô hình kinh doanh thành công này, từ năm 2000, thương hiệu Trung Nguyên và cái tên Đặng
Lê Nguyên Vũ được nhiều người biết đến.
Cà phê Trung Nguyên đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam chọn làm Đại sứ ngoại giao văn
hóa và làm quà tặng các nguyên thủ quốc gia.
5.2. Đặng Lê Nguyên Vũ là một Tổng giám đốc tài năng
5.2.1. Trình độ chuyên môn
Tuy không học về kinh tế nhưng những tài liệu, sách vở liên quan đến marketing thì ông
đọc rất nhiều. Qua thời gian, thêm sự rèn luyện, ông càng trao dồi kiến thức về điều hành công
việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp trước những vướng mắc có thể xảy ra.
12
Bên cạnh đó, những giai đoạn đầu khi tiếp xúc với kinh doanh thì tôi cũng gặp những khó
khăn, nhưng nhờ có những quyết tâm, mục tiêu lớn ông đã thực hiện một cuộc kinh doanh thành

công.
5.2.2. Tầm nhìn chiến lược
Ông Vũ có con mắt hơn người , ông có thể dự đoán được tương lai .Ông đã tưởng tượng ra
1 loại sản phẩm : cà phê- điều mà ko ai ngờ tới, ngay cả bản thân ông cũng nghĩ rằng khó có thể
thực hiện ý tưởng này.
Có một dạo, ông phát biểu rằng, “…một nghịch lý rất rõ ràng là những nước không trồng
cà phê lại thu về hàng chục tỷ đô-la mỗi năm từ cà phê trong khi Việt Nam là một nước xuất
khẩu cà phê mà doanh thu lại rất thấp và đời sống của người dân trồng cà phê luôn ở mức nghèo
khổ…”. Hiện trạng đó đã cắn xé tâm tư của ông và ông đã có những hành động thiết thực để
xoay chuyển nó.
Sau một thời gian làm đủ nghề để kiếm tiền học : Tưới cà phê, giữ rẫy, chở lương thực, bán
xăn, anh nhận thấy muốn thành công phải tập trung vào mục tiêu chính của mình và chuyển
hướng chiến lược. Ngắm sẵn một nhà sản xuất cà phê ở Buôn Mê Thuột mà mình tâm đắc với
loại cà phê ở đó, anh xin vào giúp việc. Đổ mồ hôi khá nhiều mới học được bí quyết rang xay,
pha chế cà phê .Năm thứ năm đại học (1996), anh liều cùng bạn đi vay tiền để mở doanh nghiệp,
tự sản xuất những túi cà phê đầu tiên và tự đạp xe đi bán. Đọc truyện kiếm hiệp nhiều thấy nói
”Ai chiếm được Trung nguyên sẽ làm chủ thiên hạ” nên chọn tên Trung Nguyên làm thương hiệu
cho hên, lại đi tiên phong trong việc in bao bì riêng cho sản phẩm.
Song bằng niềm đam mê và tâm huyết nghề nghiệp, cộng với sự thông minh sáng tạo của
mình, ông đã đạt thành công với kết quả mĩ mãn .
5.2.3. Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, cò đầu óc kinh doanh
“Có niềm tin rồi sẽ có tất cả”- là câu nói mà Đặng Lê Nguyên Vũ- người sáng lập, chủ tịch
kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn cà phê Trung Nguyên, Việt Nam, vẫn luôn tâm niệm khi đối mặt
với những thử thách từ cuộc sống mang lại.
Con đường đến với ngôi vị Chủ tịch Tập đoàn cà phê Trung Nguyên của Đặng Lê Nguyên
Vũ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Vấp ngã rồi lại đứng dậy, đứng dậy để bước tiếp và đối mặt với
hàng nghìn những thử thách khác nhau, Đặng Lê Nguyên Vũ đã đôi lần muốn dừng lại, muốn
13
buông xuôi, nhưng chính niềm tin mạnh mẽ, tham vọng được cháy hết mình với ước mơ đã dẫn
lối Nguyên Vũ đi đến thành công như ngày hôm nay.

5.2.4. Đạo đức doanh nhân
Chúng ta – những người Việt Nam – nên nhìn nhận khách quan rằng, nhờ có ông Đặng mà
thế giới biết đến cà phê Việt Nam và hiện, ông cùng những con người khác đang từng bước nâng
tầm thương hiệu nông sản Việt Nam trên thương trường quốc tế. Đó là những điều đáng được
ghi nhận như một mốc son trong lịch sử hiện đại và hậu hiện đại của Việt Nam.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang cổ động và đi tiên phong trong diễn trình liên kết các
thương hiệu mạnh của Việt Nam lại với nhau nhằm tạo ra một quyền lực tổng hòa, đánh bật các
thương hiệu nước ngoài ra khỏi biên giới Việt Nam, khẳng định giá trị và chất lượng của sản
phẩm Việt Nam và tạo một tinh thần đoàn kết chặt chẽ trong cộng đồng kinh doanh nói riêng và
trong mỗi công dân Việt Nam nói chung. Nếu ông Đặng cũng chỉ là một doanh nhân bình
thường, cả đời chỉ chăm chú làm giàu cho bản thân thì ông ta có thể làm được những việc to lớn
ấy cho nền kinh tế Việt Nam và cho dân tộc Việt Nam không?
Sự lớn mạnh của Tập đoàn Trung Nguyên kéo theo hàng vạn lao động trên khắp miền Đất
nước có được việc làm, đời sống nông dân cà phê dần được nâng cao, vấn đề công bằng cà phê
cho người nông dân được cải thiện và kim ngạch xuất khẩu cà phê đang từng bước tăng lên.
5.2.5. Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo
Anh Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc tập đoàn Cà phê Trung nguyên Đặng Lê
Nguyên Vũ chia sẻ sáng tạo là tất cả, không có sáng tạo không có lịch sử; không có sáng tạo
không có tương lai.
Đến nay, Trung Nguyên đã có một hệ thống hơn 400 đại lý dọc Bắc - Nam và đã tạo việc
làm cho khoảng 150 000 người. Sau độc chiêu kinh doanh đầy sáng tạo ” chuyển nhượng thương
hiệu “, Trung Nguyên đã có mặt tại Singapore, Nhật Bản, đang chuẩn bị ” áp đặt ” vào Trung
Quốc khi thị trường này chưa chọn cho mình được một “gu” cà phê ưng ý và đang thách thức
cạnh tranh tại Đức, Úc, Canada … với các tên tuổi cà phê thế giới như Nescafe, Starburt.
Giờ đây khi nhắc đến cà phê Trung Nguyên, Đặng Lê Nguyên Vũ hiện lên như một minh
chứng cho lòng quả cảm, một khát khao của niềm tin, của ước mơ cháy bỏng. “Đời thay đổi khi
bạn thay đổi”- nếu bạn nắm trong tay ước mơ, hãy bắt tay vào việc tìm hiểu về chúng, gắn cho
chúng một sứ mệnh, thực hiện chúng bằng niềm đam mê vô tận và bạn sẽ thành công.
14

×