Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập tổng hợp công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.1 KB, 21 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT
NHẬT 2
1. Giới thiệu khái quát về công ty Việt Nhật 2
- Tên giao dịch viết tắt: VIET NHAT PRO CO.,LTD 2
- Trụ sợ chính: Số 741, Đường Nguyễn Đức Thuận, Xã Đặng Xá, Huyện Gia Lâm,
TP. Hà Nội 2
- Logo: 2
2
2
- Tên Giám đốc: Nguyễn Văn Nhượng 2
- Di động: 04 3 999 3888 - 0913 057 955 2
- Điện thoại: 04 36763411. Fax: 04 36763455 2
- Email: 2
- Mã số thuế: 0101993788 2
- Tài khoản: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 2
- Số tài khoản: 001.110.0190.1535 2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Việt Nhật 3
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Việt Nhật 3
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Việt Nhật 4
Các lĩnh vực hoạt động thế mạnh 6
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN
TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ
YẾU TẠI CÔNG TY VIỆT NHẬT 12
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của
công ty Việt Nhật 12
1.1. Chức năng hoạch định 12
21
1
PHẦN I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG


TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
VIỆT NHẬT
1. Giới thiệu khái quát về công ty Việt Nhật
- Tên chính thức: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THIẾT
BỊ CÔNG NGHIỆP VIỆT NHẬT
- Tên giao dịch quốc tế: VIET NHAT INDUSTRIAL EQUIPMENT
TRADING AND PRODUCTION COMPANY LIMITED
- Tên giao dịch viết tắt: VIET NHAT PRO CO.,LTD
- Trụ sợ chính: Số 741, Đường Nguyễn Đức Thuận, Xã Đặng Xá, Huyện Gia Lâm,
TP. Hà Nội
- Logo:
- Tên Giám đốc: Nguyễn Văn Nhượng
- Di động: 04 3 999 3888 - 0913 057 955
- Điện thoại: 04 36763411. Fax: 04 36763455
- Email:
- Mã số thuế: 0101993788
- Tài khoản: Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
- Số tài khoản: 001.110.0190.1535
- Giấy phép kinh doanh: 0101993788, đăng ký lần đầu ngày 17/07/2006, đăng ký
thay đổi lần 5 ngày 21/10/2011.
- Vốn điều lệ: 18,600,000,000 đồng
- Thành viên góp vốn:
1. Nguyễn Văn Nhượng: 16,368,000,000 đồng chiếm 88%
2
2. Nguyễn Văn Tuấn: 2,232,000,000 đồng chiếm 12%
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Việt Nhật
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật là nhà
cung cấp hàng đầu về các thiết bị sử dụng trong công nghiệp và các dịch vụ di
chuyển, lắp đặt máy móc và các dây chuyền sản xuất.
Năm 2006, công ty được thành lập với trụ sở chính tại đường Nguyễn Khoái,

phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội và nhà máy gia công
cơ khí nhỏ tại Bình Giang, Hải Dương (Quốc lộ 5). Bước đầu công ty đã sản xuất
gia công cơ khí và bán hàng thương mại cho một số khách hàng nhỏ quanh khu
vực Hà Nội, Hưng Yên và Hải Dương.
Năm 2008, công ty chuyển trụ sở chính về số 741, đường Nguyễn Đức Thuận,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Tại đây công ty đã hợp tác và nhận làm đại lý
phân phối các sản phẩm của một số hãng nổi tiếng tại Nhật Bản như: KITO,
ONPIN, YAMAMOTO KEIKI, SMC.
Năm 2011, công ty mở rộng quy mô sản xuất tại nhà máy, nghiên cứu và sản
xuất thành công những thiết bị máy móc với yêu cầu kỹ thuật cao như các thiết bị
nâng thủy lực, băng tải, bình tích áp, tủ phân phối điện,… Đồng thời mở thêm dịch
vụ di chuyển, lắp đặt máy, xây dựng và lắp đặt các công trình nhà xưởng, hệ thống
điện, nước, khí nén,… cho các dây chuyền sản xuất trong các khu công nghiệp.
Đến nay công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thiết bị công nghiệp Việt
Nhật đã trở thành nhà cung cấp, nhà thầu uy tín và tin cậy của các khách hàng tại
các khu công nghiệp trên toàn miền Bắc.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty Việt Nhật
Mục tiêu của công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiết bị Công nghiệp
Việt Nhật là trở thành một doanh nghiệp vững mạnh trong lĩnh vực: cung cấp, lắp
đặt các thiết bị công nghiệp phục vụ ngành xây dựng, thi công các công trình dân
dụng và công nghiệp. Phấn đấu mở rộng thị trường xây dựng, ngành nghề sản xuất
cũng như nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật các nghề.
3
. Để thực hiện mục tiêu trên, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiết bị
công nghiệp Việt Nhật cam kết chỉ cung cấp những sản phẩm đảm bảo chất lượng,
đảm bảo tiến độ thi công, thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Để đảm bảo chất
lượng cao cho sản phẩm công trình, Công ty không ngừng đầu tư cải tiến công
nghệ, năng lực thiết bị, tạo mọi điều kiện cho cán bộ công nhân của mình được
thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ để có đủ năng lực cần thiết thực hiện
những công việc được giao. Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ tư vấn kỹ thuật

bao gồm nhiều kỹ sư chuyên ngành điện, cơ điện, xây dựng, kinh tế…công nhân
kỹ thuật lành nghề từ bậc 3 đến bậc 7, được đào tạo chuyên sâu có nhiều kinh
nghiệm lâu năm và nhiều uy tín trong việc triển khai và thực hiện các công trình
có quy mô lớn và phức tạp. Trong kinh doanh, Công ty đã chủ động hợp tác liên
doanh với nhiều công ty, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới.
Trong những năm tới, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiết bị Công
nghiệp Việt Nhật sẽ tăng cường thêm năng lực về mọi mặt để phù hợp với sự phát
triển lớn mạnh trong nước và thế giới, để củng cố và tạo uy tín trên thị trường với
mục tiêu là: “Năng suất- chất lượng- hiệu quả”.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Việt Nhật
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiết bị công nghiệp Việt Nhật được
tổ chức hoạt động và điều hành theo mô hình công ty TNHH có hai thành viên trở
lên, tuân thủ theo các quy định của Luật hiện hành.
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH thiết bị công nghiệp Việt
Nhật
Sơ đồ tổ chức công ty
(ORGANIZATION CHART)
4
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Nhìn vào hình 1.1 tác giả thấy rằng công ty có cấu trúc tổ chức phân theo chức
năng, giúp công ty kiểm soát các hoạt động của công ty dễ dàng và hiệu quả, đơn
giản trong vận hành. Ban giám đốc là cấp cao nhất chịu trách nhiệm điều hành
toàn bộ hoạt động của công ty, thông qua trợ lý giàm đốc, đưa ra chỉ thị tới các
phòng ban chức năng. Sơ đồ này giúp cho các thông tin được truyền đạt một cách
dễ dàng từ ban giám đốc xuống các cấp dưới và ngược lại.
1.4. Ngành nghề kinh doanh của công ty Việt Nhật
 Sản xuất, gia công, mua bán các mặt hàng cơ khí.
 Sản xuất, mua bán máy móc, thiết bị phục vụ ngành công, nông nghiệp.
5

BAN GIÁM ĐỐC
BOARD OF DIRECTOR
PHÒNG
KINH
DOANH
Business
Dept
TƯ VẤN, TRỢ LÝ GIÁM
ĐỐC
Assistant
PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU
Import-
Export
Dept
PHÒNG
TÀI
CHÍNH KẾ
TOÁN
Financial
Accounting
Dept
PHÒNG
MARKETING
Marketing
Dept
PHÒNG KỸ
THUẬT –

DỰ ÁN
Technology –
Project
Dept
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH –
NHÂN SỰ
Administration
-Human
Resource Dept
 Sản xuất, mua bán các sản phẩm nhựa phục vụ ngành công, nông nghiệp.
 Mua bán các nguyên liệu phục vụ sản xuất cơ khí và nhựa.
 Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, hạ
tầng đô thị, lắp đặt các thiết bị công nghệ, cơ điện, điện lạnh, cầu thang máy.
 Mua bán vật liệu xây dựng.
 Mua bán phế liệu.
 Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty sản xuất kinh doanh.
 Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
 Thiết kế điều khiển và rơ le điện công trình. Thiết kế đường dây và trạm
biến áp đến 500 KV.
 Xây dựng, lắp đặt đường dây và trạm biến áp đến 500 KV.
 San lấp mặt bằng xây dựng.
 Sản xuất, chế tạo, mua bán, lắp đặt các sản phẩm điện, điện tử, điện lạnh,
điện dân dụng.
 Chế tạo, mua bán máy móc, vật tư, linh kiện máy nâng hàng, máy thuỷ lực,
máy CNC, máy cắt dây kim loại, máy đúc, máy dập, máy hàn, máy nén khí.
 Kinh doanh các loại giấy giáp, nhám mài và vật liệu đánh bóng.
 Mua bán nguyên liệu sản xuất giấy.
 Kinh doah thiết bị, vật tư ngành nước, sơn các loại.

 Kinh doanh thiết bị, vật tư bảo hộ lao động, thiết bị phòng cháy chữa cháy.
 Kinh doanh máy phát điện, máy tính, máy văn phòng, văn phòng phẩm.
 Kinh doanh hoá chất, chất tẩy rửa công nghiệp
 Dịch vụ đại diện thương nhân và môi giới thương mại.
Các lĩnh vực hoạt động thế mạnh
Sản xuất lắp đặt và xây lắp là những lĩnh vực nền tảng của công ty, bao gồm tư
vấn thiết kế và thi công.
Thi công là lĩnh vực thành công nhất của công ty, bao gồm: Xây dựng các hệ
thống sản xuất, hệ thống làm lạnh, xây dựng nhà máy công nghiệp, các loại băng
truyền, băng tải,… trong các nhà máy, xí nghiệp lớn như VAP, PIONEER, Công
6
ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiết bị công nghiệp Việt Nhật luôn tìm các
giải pháp tối ưu trong thiết kế, thi công, không chỉ đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ
thuật của công trình mà còn đòi hỏi tính thẩm mỹ cao, tiến độ nhanh cũng như tính
khả thi của thiết kế.
Tư vấn thiết kế cũng là lĩnh vực hoạt động thế mạnh của công ty. Với đội ngũ
kiến trúc sư, kỹ sư giỏi được đào tạo chính quy và tích luỹ kinh nghiệm qua nhiều
công trình có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại
Thiết bị công nghiệp Việt Nhật có khả năng cung cấp các thiết kế kiến trúc, kết
cấu và điện nước bao gồm cả tư vấn xây dựng cho các dự án nhà ở, công trình văn
hoá, thương mại có yêu cầu kỹ – mỹ thuật cao cũng như các công trình công
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
Ngoài ra Công ty hiện đang là nhà phân phối các sản phẩm thuỷ lực khí nén,
thiết bị điện và các thiết bị phụ tùng của máy móc công nghiệp như:
 Các thiết bị thuỷ lực của hãng TOKYOKENKI (JAPAN)
 Các thiết bị máy móc của hãng ONPIN (Taiwan)
 Đồng hồ, thiết bị kiểm tra của hãng YAMAMOTO (Japan)
 Hiện nay công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Thiết bị Công nghiệp
Việt Nhật đang tiến hành triển khai nhiều dự án quy mô lớn và dự định đầu tư vào
nhiều dự án lớn với thị trường mở rộng trên toàn quốc.

2. Tình hình sử dụng lao động của công ty Việt Nhật
2.1. Số lượng, chất lượng lao động của công ty Việt Nhật
Bảng 1.1 : Quy mô và chất lượng lao động
STT
Trình độ chuyên môn của
cán bộ theo nghề
Số
lượng
Thâm niên công tác
1 – 5
Năm
5 – 10
Năm
Trên 10
Năm
I ĐẠI HỌC 32 19 8 5
1 Kỹ sư điện 3 3
2 Kỹ sư cơ khí 13 6 4 3
7
3 Kỹ sư xây dựng 2 1 1
4 Cử nhân tài chính kế toán 8 4 3 1
5 Cử nhân quản trị DN 3 2 1
6 Cử nhân kinh tế ngoại thương 3 3
II
CAO ĐẲNG 18 8 8 2
1
Cao đẳng hệ thống điện 6 4 2
2
Cao đẳng chuyên ngành cơ khí 4 1 2 1
3

Cao đẳng xây dựng 1 1
4
Cao đẳng kế toán 7 2 4 1
III
TRUNG CẤP 11 6 4 1
1
Trung cấp điện 5 2 2 1
2
Trung cấp cơ khí 4 3 1
3
Trung cấp kế toán 2 1 1
IV
Công nhân kỹ thuật 62 48 12 2
V
Lao động phổ thông 27 21 5 1
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Nhìn vào bảng 1.1, thấy rằng công ty có quy mô 150 người, việc mở rộng thị
trường, công ty ngày càng chú trọng tới nguồn nhân lực về cả lượng và chất, theo
đó ưu tiên lao động có trình độ cao và có kinh nghiệm. Ngoài ra, nòng cốt vẫn là
lao động có sức trẻ, chính sách tuyển dụng lao động phù hợp với lĩnh vực thế
mạnh, phục vụ cho chiếc lược và mục tiêu lâu dài của công ty.
2.2. Cơ cấu lao động của công ty Việt Nhật (2013)
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động theo trình độ, giới tính và độ tuổi
STT
Chỉ tiêu Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
I Trình độ lao động 150 100
1 Đại học 32 22

8
2 Cao đẳng 18 12
3 Trung cấp 11 7
4 Công nhân kỹ thuật 62 41
5 Lao động phổ thông 27 18
II Giới tính 150 100
1 Nam 103 69
2 Nữ 47 31
III Độ tuổi 150 100
1 18 – 35 90 60
2 35 - 50 54 36
3 > 55 6 4
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)
Nhìn vào bảng 1.2, thấy được rằng công ty chọn đội ngũ lao động chủ yếu là
nam giới nhanh nhẹn, kết hợp giữa sức trẻ có trình độ với lao động có kinh
nghiệm, thâm niên lâu năm, đồng thời công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ cao nhất
nhắm phục vụ cho lĩnh vực thế mạnh của công ty là sản xuất lắp đặt và xây lắp.
Ngoài ra, đội ngũ lao động là nữ giới cũng luôn được xem trọng để đảm nhiệm
những công việc đòi hỏi sự cẩn thận.
3. Quy mô vốn kinh doanh của công ty Việt Nhật (trong 3 năm gần nhất)
3.1. Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Việt
Bảng 1.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty Việt Nhật
2010 2011 2012
Quy mô (đồng) Tỷ lệ
(%)
Quy mô (đồng) Tỷ lệ
(%)
Quy mô (đồng) Tỷ lệ
(%)
Lưu

động 16,332,765,687 89.41 21,561,885,975 61.41

25,134,143,895 64.93
Cố
định 1,933,801,809 10.59 13,553,449,910 38.59

13,576,765,557 35.07
Tổng
mức 18,266,567,496 100 35,115,335,885 100 38,710,909,452 100
(Nguồn: Phòng tài chính – Kế toán)
9
Nhìn vào bảng 1.3, tác giả nhận thấy vốn kinh doanh của công ty Việt Nhật có
mức tăng lớn, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2011 và giai đoạn ổn định 2011 – 2012,
những con số này chỉ ra được sự đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng, máy móc, công
nghệ kỹ thuật của công ty, phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất ngày càng
mở rộng, chứng minh tính hiệu quả trong hoạt động của công ty.
3.2. Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Việt Nhật
Bảng 1.4: Cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Việt Nhật
2010 2011 2012
Quy mô
(đồng)
Tỷ lệ
(%)
Quy mô
(đồng)
Tỷ lệ
(%)
Quy mô
(đồng)
Tỷ lệ

(%)
Huy
động
11,877,148,196 65.02 14,908,896,374 41.28

18,630,298,946 48.13
Chủ
sở
hữu
6,389,419,300 34.98 20,206,439,511 58.72

20.080,610,506 51.87
Tổng
mức 18,266,567,496 100 35,115,335,885 100 38,710,909,452 100
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)
Nhìn vào bảng 1.4, tác giải nhận thấy giai đoạn tăng trưởng vượt bậc 2010 –
2011 và ổn định trong giai đoạn 2011 – 2012. Chứng minh kết quả hoạt động kinh
doanh tốt đã mang lại lợi nhuận cho công ty, cho chủ sở hữu, vì vậy nguồn vốn
chủ sở hữu tăng nhanh chóng. Tỷ lệ vốn vhur sở hữu cao giúp công ty có thể phần
nào làm chủ được nguồn tài chính và không phải phụ thuộc cũng như chịu nhiều
lãi suất từ nguồn vốn bên ngoài từ đó giúp công ty tăng khả năng cạnh trạnh của
mình, thực hiện mục tiêu mở rộng thị trường.
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nhật (trong 3 năm gần
nhất)
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Việt Nhật
STT Chỉ Tiêu Mã Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
10
Số
1 Doanh thu bán
hàng và cung

cấp dịch vụ
01 36,850,225,666 51,621,237,394 67,516,334,592
2 Các khoản
giảm từ doanh
thu
02 0 0 0
3 Doanh thu
thuần về bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
10 36,850,225,666 51,621,237,394 67,516,334,592
4 Giá vốn hàng
hóa
11 33,506,645,773 46,522,960,213 60,964,450,758
5 Lợi nhuận gộp
về bán hàng và
cung câp dịch
vu
20 3,343,579,893 5,098,277,181 6,551,893,834
6 Doanh thu
hoạt động tài
chính
21 136,347,055 211,947,482 287,348,818
7 Chi phí tài
chính
Trong đó lãi
vay
22
23
538,074,698

430,800,000
750,465,866
523,400,000
815,648,725
640,054,465
8 Chi phí quản
lý kinh doanh
24 1,190,553,679 1,739,199,792 2,487,359,769
9 Lợi nhuần
thuần
30 1,751,298,571 2,839,559,005 3,536,234,158
10 Thu nhập khác 31 59,895,531 93,887,425 102,801,520
11 Chi phí khác 32 23,252,208 44,600,540 50,716,401
12 Lợi nhuận
khác
40 36,543,323 49,286,885 52,085,119
13 Tổng lợi
nhuận kế toán
trước thuế
50 1,787,841,894 2,888,845,890 3,588,319,277
14 Chi phí thuế
thu nhập
51 321,811,541 519,992,260 645,897,470
11
doanh nghiệp
15 Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
doanh nghiệp
60 1,466,030,353 2,368,853,630 2,942,421,807
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

Nhìn vào bảng 1.5, tác giả nhận thấy tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty
qua các năm luôn có sự tăng trưởng và ổn đinh. Có được kết quả như thế này là do
trong những năm gần đây nền kinh tế đã có những dâu hiệu phục hổi sau thời kỳ
suy thoái kinh tế, ngành công nghiệp có xu hướng phát triển, nhu cầu về các sản
phẩm công nghiệp và lắp đặt- xây lắp công trình, hệ thống của các doanh nghiệp
tăng nhanh, bên cạnh đó công ty cũng luôn chú trọng đầu tư phát triển mở rộng thị
trường và năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
PHẦN II. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ
TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN
TRỊ CHỦ YẾU TẠI CÔNG TY VIỆT NHẬT
1. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị
chung của công ty Việt Nhật
1.1. Chức năng hoạch định
Khi được hỏi điều tra nhân viên đánh giá mức độ thực hiện chức năng hoạch
định của công ty, có tới 45% nhân viên đánh giá ở mức độ khá, 10% đánh giá ở
mức độ trung bình, 15% đánh giá ở mức trung bình khá, 20% nhân viên được
điều tra đánh giá ở mức độ trên khá, và 10% nhân viên đánh giá tốt. Trên thực tế
ban quản trị đã có hoạch định các mục tiêu kinh doanh và phương án kinh doanh
cụ thể cho công ty, dự tính khách hàng và tìm kiếm nguồn hàng để đáp ứng nhu
cầu phục vụ khách hàng cho tương lai. Ngoài việc hoạch định các chiến lược,
mục tiêu, tầm nhìn dài hạn, công ty đã có các kế hoạch triển khai rõ ràng, cụ thể
12
cho các tháng, quý, cho từng người, từng phòng ban. Chẳng hạn, với mục tiêu
tăng doanh thu 1 năm lên 100 tỷ đồng thì công ty chia nhỏ mục tiêu cho từng
tháng, quý, 6 tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm hay mỗi nhân viên phải tìm kiếm
được bao nhiêu khách hàng, doanh thu trên mỗi khách trung bình là bao nhiêu.
1.2. Chức năng tổ chức
Công ty thực hiện tốt, khi có 30 % nhân viên đánh giá là khá, 60 % đánh giá
trên khá, còn lại 10% đánh giá là tốt. Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức (hình 1.1) tác giả
thấy những ưu điểm trong cách thức tổ chức của công ty. Với thế mạnh là sản

xuất lắp đặt và xây lắp, nguồn lực của công ty chủ yếu được phân bổ cho bộ phân
kinh doanh và kỹ thuật.
1.3. Chức năng lãnh đạo
Có tới 70% nhân viên được điều tra đánh giá ở mức độ trên khá và tốt, 20%
đánh giá ở mức khá, chỉ có 10% đánh giá ở mức trung bình khá. Kết quả điều tra
này cũng phản ánh đúng thự tế khi các nhà quản trị ở công ty đặc biệt là giám đốc
Nguyến Văn Nhượng có một phong cách quản trị hòa đồng, dễ gần, quan tâm đến
đời sống nhân viên.
1.4. Chức năng kiểm soát
Công tác kiểm soát của các nhà quản trị cũng được các nhân viên đánh giá
cao khi 80% nhân viên được phỏng vấn đánh giá ở mức tốt, chỉ có 20% đánh giá
ở mức trung bình. Qua quá trình phỏng vấn và quan sát, tác giả đã biết được rằng
ở công ty các nhà quản trị được sắp xếp ở các phòng ban, kiểm soát chặt chẽ
công việc, thúc đẩy và điều chỉnh công việc của nhân viên linh hoạt. Ngoài ra,
việc sử dụng các phần mềm cho chuyên dụng cho văn phòng như phần mềm kế
toán MiSa, qua việc so sánh kết quả thực tế với kế hoạch đề ra, áp dụng trong
từng dự án, khách hàng, hay với từng nhân viên để có thể đánh giá chính xác nhất
hiệu quả mà công ty đạt được, công cụ kiểm soát khá đơn giản nhưng rất hiệu
quả.
1.5. Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết đinh quản trị
13
Sau khi được phỏng vấn, đã có 40% nhân viên đánh giá ở mức khá, 30%
đánh giá mức trên khá, 15% đánh giá ở mức tốt, 10% ở mức trung bình khá, chỉ
có 5% đánh giá ở mức trung bình. Theo quan sát của tác giả, công ty đã có những
thông tin kịp thời trong quá trình ra quyết định, chẳng hạn với khách hàng hay
nhà cung ứng, công ty đều có mẫu báo giá (Quotation) cụ thể, kịp thời nhằm đưa
đến việc quyết định mua hàng hoặc ký kết hợp đồng với khách hàng. Tuy nhiên
công ty mới quan tâm đến khách hàng và nhà cung ứng, chưa quan tâm đến đối
thủ cạnh tranh, Ngoài ra thì công ty còn thiếu bạn hàng tin cậy, hợp tác lâu dài
trong một số mảng phục vụ hàng hóa, nguyên vật liệu cho thế mạnh là sản xuất

lắp đặt - xây lắp.
Nhận xét chung: Nhìn chung tình hình thực hiện các chức năng quản trị cơ
bản của công ty Việt Nhật nhìn chung ở mức độ khá, ở một vài chức năng tốt hơn.
Đó là nhờ ban lãnh đạo và đội ngũ quản lý năng động, có trình độ cao, có tầm
nhìn và định hướng công ty vào những mục tiêu cụ thể. Công ty có bộ máy tổ chức
phân công, phân cấp đơn giản, gọn nhẹ, rõ ràng. Tạo điều kiện thuận lợi cho
nhân viên làm việc hiệu quả và công tác kiểm tra, và đánh giá của quản lý chính
xác và dễ dàng hơn. Giám đốc là một người có uy tín trong và ngoài công ty nên
rất được kính trọng. Ngoài ra, công ty chú trọng đầu tư công nghệ cao cho việc
trao đổi thông tin nhanh nhạy, kịp thời. Đội ngũ kế toán đông đảo, có nghiệp vụ
cao tạo sự tin cậy và chính xác trong sổ sách.
2. Công tác quản trị chiến lược của công ty Việt Nhật
2.1. Tình thế môi trường chiến lược
Theo thông tin phỏng vấn, công ty sử dụng SWOT để phân tích tình thế môi
chiến lược của công ty, dựa vào điểm mạnh và điểm yếu của công ty để nhận biết
đâu là cơ hội, thách thức. Chiến lược của công ty có sự thay đổi linh hoạt để phù
hợp với thị trường. Tuy nhiên, hoạt động phân tích tình thế chiến lược của công
ty chưa thực sự được chú trọng, đến 60% nhân viên được hỏi đánh giá hoạt động
này ở mức trung bình, 5% đánh giá ở mức độ kém, 25% đánh giá mức độ trung
bình khá, chỉ có 10% đánh giá khá.
14
Thực tế thị trường của công ty đã phát triển khắp miền Bắc và định hướng mở
rộng trên toàn quốc nhưng công ty vẫn chưa thành lập một phòng ban riêng biệt
để chuyên chịu trách nhiệm về chiến lược phát triển của công ty, công tác chiến
lược được lồng ghép vào các phòng ban khác. Chính vì thế đội ngũ nhân viên của
công ty chưa có được kỹ năng và phẩm chất cần thiết để có thể phân tích và xây
dựng chiến lược cũng như kế hoạch cho công ty một cách linh hoạt. Theo ông
Nguyễn Văn Nhượng thì công tác phân tích môi trường chiến lược thường xuyên
được ông chú trọng và quan tâm nhưng tác giả thấy rằng tuy được chú trọng và
quan tâm nhưng chủ yếu dựa vào năng lực cũng như kinh nghiệm của ông, còn

thiếu sự phối hợp giữa nhiều người.
2.2. Hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh và chiến lược phát
triển thị trường của công ty Việt Nhật
Công ty nắm bắt được thông tin của các đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn chưa có
chiến lược cạnh tranh dài hạn, chủ yếu cạnh tranh bằng kinh nghiệm, chất lượng
sản phẩm cũng như uy tín trên thị trường kết hợp công cụ giá trong ngắn hạn,
theo từng hợp đồng, dự án.
Hiện tại công ty mở thêm nhiều chi nhánh tại Hà Nội, Hải Dương và Hải
Phòng nhằm thuận tiện cho xuất nhập khẩu và mở rộng thị trường. Tuy nhiên,
công tác triển khai chiến lược cũng chỉ được đánh giá ở mức trung bình khá, do
chưa có phòng kế hoạch chuyên chịu trách nhiệm về chiến lược phát triển của
công ty để phối kết hợp với các phòng ban khác trong việc triển khai thực hiện
chiến lược.
Cụ thể công tác quản trị mục tiêu ngắn hạn thì hâu hết nhân viên đánh giá ở
mức trung bình khá đến tốt (chiếm hơn 80%) chỉ một số ít đánh giá ở mức trung
bình và yếu do áp lực công việc lớn.
Công tác xây dựng và phát triển mục tiêu Maketing. Dù có phòng ban
Marketing, tuy nhiên chiến lược Marketing của công ty theo tác giả nhận thấy thì
không thực sự hiệu quả, vai trò của phòng Marketing không nhiều, còn đan xen
với phòng kinh doanh. Theo điều tra cho thấy, các đánh giá của nhân viên cũng có
15
đánh giá tương tự, khi cho rằng công ty chưa chú trọng tới chiến lược Marketing,
có tới hơn 80% ý kiến đánh giá công tác Marketing ở mức trung bình, hơn 10%
còn lại được đánh giá ở mức độ trung bình khá.
Công tác xây dựng cấu trúc tổ chức phù hợp với chiến lược. Ở công tác này thì
đa số nhân viên được điều tra đánh giá ở mức khá khi chiếm tới 70%, 20 % đánh
giá trung bình khá, còn lại 10% đánh giá tốt. Như hình 1.1 đã nêu ở phần trên, cơ
cấu tổ chức của công ty được tổ chức đơn giản nhưng gần như đầy đủ các phòng
ban cần thiết nên dòng thông tin trong công ty được truyền tải nhanh, chức năng
nhiệm vụ được phân công rõ ràng. Tuy nhiên, theo đề xuất của tác giả, nên tổ chức

thêm Phòng kế hoạch để thực hiện nhiệm vụ xây dựng và triển khai chiến lược của
công ty, từ đó phối hợp giữa các phòng ban để thực hiện mục tiêu của công ty.
2.3. Lợi thế và năng lực cạnh tranh của công ty Việt Nhật
Công ty đã nhận ra được điểm mạnh của mình là sản xuất lắp đặt và xây lắp,
bao gồm tư vấn thiết kế và thi công. Do vậy ở hoạt động này công ty rấ chú trọng
đầu tư phát triển. mở rộng nhà máy sản xuất có diện tích lên tới 3000m2. Công ty
không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ, năng lực thiết bị. Hợp tác với doanh
nghiệp nước ngoài để chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
của thế giới. Tạo mọi điều kiện cho cán bộ công nhân của mình được thường
xuyên đào tạo nâng cao trình độ để có đủ năng lực cần thiết thực hiện những công
việc được giao. Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ tư vấn kỹ thuật bao gồm nhiều
kỹ sư chuyên ngành điện, cơ điện, xây dựng, kinh tế, được đào tạo chuyên sâu có
nhiều kinh nghiệm lâu năm và nhiều uy tín trong việc triển khai và thực hiện các
công trình có quy mô lớn và phức tạp. Có thể nhìn vào số lượng, chất lượng cũng
như khoản chi phí lớn để trả cho đội ngũ này.
Ngoài ra, công ty chú trọng tới hoạt động kinh doanh thương mại, hợp tác và là
nhà phân phối độc quyền các thiết bị phụ tùng công nghệp cho các thương hiệu
nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã gây dựng được
thương hiệu, uy tín trên thị trường. Giá cả các sản phẩm hợp lý, chất lượng sản
16
phẩm, công trình cao. Công ty luôn được biết đến với hình ảnh đối tác tin cậy,
hợp tác thành công.
Nhận xét chung: Công ty vẫn chưa thành lập một phòng ban riêng biệt để
chuyên chịu trách nhiệm về chiến lược cạnh tranh cũng như chiến lược phát triển
của công ty, công tác chiến lược được lồng ghép vào các phòng ban khác. Quá
chú trọng tới việc đầu tư cho lĩnh vực thế mạnh. Chưa đánh giá đúng tầm quan
trọng của việc xây dựng một chiến lược cạnh tranh. Ngoài ra, công ty chưa phân
định rõ vai trò của Marketing, còn đan xen với hoạt động của phòng kinh doanh.
3. Công tác quản trị tác nghiệp của công ty Việt Nhật
3.1. Quản trị bán

Dù thế mạnh của công ty không nằm trong việc kinh doanh các sản phẩm tự
sản xuất hay các sản phẩm phân phối, mà nằm ở các sản phẩm dịch vụ nhưng công
ty cũng đã chú trọng tới công tác này. 70% đánh giá công tác này trên khá, 20%
cho rằng tốt, 10% chỉ đánh giá ở mức trung bình khá. Tuy nhiên, theo điều tra tác
giả nhận thấy công ty chưa xây dựng được mô hình rõ ràng, chủ yếu bán sản phẩm
tự sản xuất cho các khách hàng theo đơn đặt hàng, còn với các sản phẩm phân
phối cho các thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị công nghiệp của Nhật
Bản thì công ty chọn cách bán hàng trực tiếp, khách hàng liên hệ trực tiếp với
công ty. Hoạt động này chỉ thực sự tốt với các sản phẩm dịch vụ thiết kế, thi công,
vì đây là thế mạnh của công ty.
3.2. Quản trị mua
Được đánh giá rất cao, theo ông Nguyễn Văn Nhượng thì quá trình mua của
công ty rất chuyên nghiệp, hiệu quả và kịp thời. Với các đơn đặt hàng cho trước,
công ty chủ động liên hệ nhà cung cấp xin báo giá (Quotation), chọn mua hàng
của nhà cung cấp tốt và giá rẻ nhất. Vì thế mà phục vụ hiệu quả cho khách hàng.
Duy chỉ có các mặt hàng thương mại thì do chưa xây dựng được mức dự báo bán
hàng nên công ty thường nhập khẩu hàng của các công ty Nhật Bản theo lô lớn rồi
dự trữ tại các kho. Nhìn chung thì công tác mua hàng của công ty được đánh giá là
tốt.
17
3.3. Quản trị dự trữ
Theo điều tra và phỏng vấn ông Nguyễn Văn Nhượng, tác giả nhận biết được
công ty có 5 kho với tổng diện tích hàng nghìn m2, phục vụ cho việc sản xuất, xây
lắp công trình và thương mại hàng hóa. Việc nhập kho và xuất kho được kiểm soát
chặt chẽ, các sản phẩm công nghiệp cồng kềnh nên đước sắp xếp phân lại và khoa
học. Theo ông, công tác này được đánh giá khá tốt, từ ngày thành lập công ty đến
giờ, chưa bao giờ xây ra tình trạng thiếu hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh.
3.4. Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại
Cũng theo ông Nhượng, công ty chú trọng tới các dịch vụ sau bán là chủ yếu,

các sản phẩm công nghiệp và các công trình xây lắp đòi hỏi yêu cầu phải được bảo
hành và hướng dẫn sử dụng cao hơn. Nhân viên công ty thường xuyên phải kiểm
tra và bảo hành các sản phẩm này, đồng thời cung cấp dịch vụ sửa chữa cho khách
hàng.
Nhận xét chung: Công tác quản trị tác nghiệp của công ty nói chung là thực
hiện tốt khi hầu hết nhân viên được điều tra đánh giá ở mức độ khá và tốt, tuy
nhiên vẫn còn công tác chưa thực sự tốt khi còn thiếu quy trình bán hàng, mới chỉ
quan tâm tới lĩnh vực thế mạnh, các hoạt động thương mại khác chưa được nâng
tầm quan trọng.
4. Công tác quản trị nhân lực của công ty Việt Nhật
4.1. Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực
Theo như Phòng Hành chính - Nhân sự, ở công tác này nói chung được thực
hiện bình thường, các nhân viên mới được bố trí công việc theo chuyên môn
nghiệp vụ và vị trí ứng tuyển, được kèm cặp bởi các nhân viên khác, có tuổi nghề
không cao. Công ty có các phòng ban cụ thể nên nhân viên được bố trí và sử dụng
theo đúng chuyên môn của mình.
4.2. Tuyển dụng nhân lực
Cũng theo trưởng phòng Hành chính – Nhân sự, công ty thường xuyên tuyển
dụng thêm nhân viên mới, tuy nhiên quá trình phòng vẫn không quá gắt gao và do
18
trưởng phòng Hành chính – Nhân sự thực hiện. Quy trình tuyển dụng cũng chưa
được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Khi nào công ty thiếu nhân lực hoặc mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh thì thông báo tuyển dụng. Không yêu cầu trình độ cao,
chỉ từ tốt nghiệp Trung cấp đối với nhân viên văn phòng , đối với lao động phổ
thông thì không cần kinh nghiệm.
4.3. Đào tạo và phát triển nhân lực
Theo như ông Nguyễn Văn Nhượng, công ty rất chú trọng tới năng lực của
những nhân viên nòng cốt, công ty có tổ chức cho một số nhân viên được sang
Nhật Bản nâng cao thêm trình độ trong lĩnh vực kỹ thuật công nghiệp này để phục
vụ cho hoạt động thiết kế, sản xuất, thi công của công ty. Với các nhân viên khác,

công ty chưa có kế hoạch hoạch nâng cao trình độ cho họ, mà chủ yếu dựa vào học
hỏi và rèn luyện của bản thân.
4.4. Đánh giá và đãi ngộ nhân lực
Ở công tác này, theo như quan sát thực tế, tác giả biết được công ty áp dụng
chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa 25.000 VNĐ/bữa, công ty có xây dựng nhà tập thể
cho cho nhân viên xa ở. Chính sách lương theo cấp bậc, trình độ. Ngoài ra, nhân
viên được thưởng theo năng lực, thưởng tết, lễ, mừng thọ các cụ cao tuổi của cán
bộ công nhân viên. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa như đá bóng, ăn liên hoan,
tiệc cuối năm và đi du lịch. Đây là môi trường làm việc thân thiện.
Nhận xét chung: Nhận thức tầm quan trọng của bộ phận quản lý, đội ngũ lao
động trình độ cao, các phòng ban nòng cốt nên giám đốc đã có những quan tâm
đúng mức và đầu tư lâu dài. Lương thưởng thỏa đánh và chế độ đãi ngộ cao
khuyến khích nhân viên, tạo điều kiện để họ phát huy khả năng. Tuy nhiên, công ty
mới chú trọng tới cán bộ nòng cốt, chưa quan tâm đầu tư cho các nhân viên khác.
5. Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của công ty Việt Nhật
5.1. Quản trị dứ án
Theo phòng Dự án – Kỹ thuật, ở đây phòng có nhiệm vụ tham mưu cho ban
giám đốc, điều hành và quản lý toàn bộ dự án của công ty, lên kế hoạch cho dự án
và làm soạn theo hợp đồng, thiết kế bản vẽ, xây dựng phương án thi công, thẩm
19
định và kiểm soát chất lượng công trình. Đa số nhân viên lược hỏi cho rằng đây là
phòng làm việc năng suất và mức độ công việc lớn nhất. Do thế mạnh của công ty
trong lĩnh vực xây lắp nên đa phần ý kiến đánh giá công tác quản trị dự án là khá
tốt. Khi có tới hơn gần 90% đánh giá ở mức khá và tốt, chỉ chưa đến 10% cho rằng
áp lực công việc lớn nên chỉ đánh giá ở mức trung bình khá.
5.2. Quản trị rủi ro
Theo ông Nguyễn Văn Nhượng, công ty rất quan tâm đến vấn đề an toan lao
động, phòng chống cháy nổ, an toàn trong thi công và vệ sinh môi trường. Công ty
đã có quy định cụ thể về những nội dung này. Ngoài ra, công ty cũng chú trọng tới
vấn đề rủi ro trong tiến độ thi công, vậy nên đã xây dựng những biện pháp đảm

bảo tiến độ thi công. Từ đó, qua tìm hiểu thêm, tác giả có nhưng kết luận sơ bộ,
công tác quản trị rủi ro của công ty ở mức khá. Mặc dù công ty đã có những quy
định nhằm tránh những rủi ro về người, tài sản, thông tin. Tuy nhiên, công ty chưa
có biện pháp đối phó với rủi ro đến từ môi trường kinh doanh, chẳng hạn như từ
đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp
Nhận xét chung: Với lĩnh vực thế mạnh của mình, sự đồng bộ trong kiết kế và
thi công tạo cho công ty thế chủ động. Tình hình tài chính của công ty trong
những năm gần đây luôn ổn định và tăng trưởng, chứng tỏ khả năng phát triển
của công ty. Từ đó, công ty luôn chú trọng tính chất an toàn và phòng tránh rủi
ro trong lao động. Đề cao trách nhiệm xã hôi, đóng thuế đầy đủ, đúng nghĩa vụ,
có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công ty còn hạn chế
trong việc nhận thức rủi ro đến từ đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng,
đối tác
PHẦN III. ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
• Hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty TNHH sản xuất và thương
mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật.
• Giải pháp nâng cao vị thế và đẩye mạnh hoạt động thương mại hàng hóa
của công ty TNHH sản xuất và thương mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật.
20
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển và
mở rộng thị trường trong nước và thế giới của công ty TNHH sản xuất và thương
mại thiết bị công nghiệp Việt Nhật.

21

×