Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.21 KB, 36 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cải cách thuế là một xu thế, là mối quan tâm chung của mỗi quốc gia trên
thế giới. Với mỗi nước, mỗi khi chuyển sang một thời kỳ phát triển mới thì đồng
thời cũng phải cải cách hệ thống chính sách thuế cho phù hợp nhằm phát huy tác
dụng của chính sách đó. Thực tế cho thấy quá trình liên kết kinh tế quốc tế trong
những năm qua đã gắn liền với những thay đổi căn bản trong chính sách thuế của
mỗi nước. Quá trình hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực đòi hỏi từng quốc gia
phải có những bước điều chỉnh cơ chế chính sách của mình trong đó cải cách thuế
được xem là một nội dung có tầm quan trọng hàng đầu nhằm phát huy tối đa vai
trò của công cụ thuế và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cải cách thuế phản ánh sự phát triển của mỗi quốc gia, ở nước ta cùng với sự
phát triển của nền kinh tế sau đại hội Đảng lần thứ 6 (1986) chuyển từ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước,
công cuộc cải cách chính sách thuế từng bước thực hiện và hoàn thiện cho đến nay.
PHẦN 1:
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH KHI THỰC HIỆN
CẢI CÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM
Trước Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) nền kinh tế vận hành
theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, thu ngân sách Nhà nước chủ yếu từ
kinh tế quốc doanh (chiếm tới 90% tổng số thu), thuế chỉ áp dụng đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh dưới một số hình thức: thuế doanh nghiệp, thuế hàng
hoá, thuế lợi tức, thuế nông nghiệp, thuế môn bài vai trò của thuế trong quản lý
điều tiết vĩ mô nền kinh tế được sử dụng rất hạn chế. Kể từ sau đại hội với chủ
trương thực hiện đường lối đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Với những yêu cầu của
tình hình kinh tế xã hội lúc bấy giờ, trong lĩnh vực tài chính, nhà nước đã tiến hành
cải cách hệ thống thuế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển các thành phần kinh tế một
cách bình đẳng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong giai đoạn trước, tổ chức ngành Thuế được cải tiến theo Nghị định 61/CP
ngày 20/3/1974 của Hội đồng Chính phủ; ngành thuế đề ra chính sách, tổ chức
quản lý thu phù hợp có hiệu quả, những chưa tồn tại dưới dạng luật mà là sắc lệnh,


pháp lệnh, … Do đó trước yêu cầu của thời kì đổi mới, cần có một luật chính thức
về các sắc thuế. Cải cách lớn nhất trong giai đoạn này là luật hóa một số chính sách
thuế cơ bản:
 Luật Thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch:
Được quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 (số 5-HĐNN 8)
Nội dung chính:
Luật thuế xuất nhập khẩu nhưng nội dung
phần này chỉ thấy trình bày nhiều về nhập
khẩu, ko thấy nói về thuế xuất khẩu
- Về đối tượng chịu thuế và tổ chức nộp thuế: tất cả hàng hoá mua bán, trao đổi
với nước ngoài khi xuất hoặc nhập khẩu qua biên giới Việt nam. Những tổ chức
kinh tế được phép xuất nhập khẩu đều phải nộp thuế xuất nhập khẩu.
- Thuế suất đối với hàng nhập khẩu gồm hai mức: thuế suất tối thiểu và thuế suất
phổ thông.
- Giá tính thuế hàng nhập khẩu: là giá mua tại cửa khẩu đến, kể cả chi phí vận
tải, bảo hiểm theo hợp đồng. Trong trường hợp giá mua theo phương thức khác thì
căn cứ vào giá ghi trên các chứng từ hợp lệ.
- Biểu thuế nhập khẩu: được xây dựng căn cứ vào chính sách khuyến khích xuất
nhập khẩu đối với khu vực và đối với nhóm mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Với mức thuế suất tối thiểu áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩu hoặc nhập khẩu
với các nước có ký kết điều khoản ưu đãi trong quan hệ buôn bán với Việt nam,
thuế suất phổ thông áp dụng đối với hàng hoá còn lại. Mức thuế suất thấp nhất là
0% và cao nhất là 50%. Cụ thể là:
+ Thuế xuất nhập khẩu nói trên chỉ áp dụng đối với hàng xuất nhập khẩu mậu
dịch. Hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch được áp dụng theo biểu thuế quy định
trong biểu thuế hàng hoá, có sự phân biệt so với trước là chịu chung 50% (cả hàng
hoá sản xuất trong nước và nhập khẩu), nay phân biệt thuế suất đối với hàng hoá
nhập khẩu phi mậu dịch từ 35%-50%.
+ Cơ cấu thuế suất được xây dựng quá chi tiết, khó phân biệt, khung thuế suất
rộng (động vật sống:1% và 5%, sơn: 1% và 5%, sản phẩm da:1% và 20%, sản

phẩm đồng: 1% và 30%, thuốc lá: 20% và 100% ). Chủng loại hàng hoá trong
biểu thuế còn sơ sài, chưa thực sự khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.
+ Biểu thuế áp dụng theo danh mục của Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ
nghĩa chưa phù hợp với danh mục HS.
Về thủ tục thu nộp thuế nhập khẩu: chưa xác định rõ hàng hoá đã nộp thuế nhập
khẩu hay chưa nộp thuế tại biên giới, vành đai biên giới hay trong nội địa Chính
vì vậy, vấn đề kiểm soát hàng nhập khẩu gặp nhiều khó khăn khi hàng hoá nhập
khẩu lưu thông trên thị trường nội địa, khó khăn cho công tác đấu tranh chống
buôn lậu, bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Ngoài ra, trong giai đoạn này còn phải kể đến một số luật thuế như: thuế công
thương nghiệp, thuế hàng hóa; thuế nông nghiệp v.v…
- Đây là giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế nhằm thực
hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ VI. Bước
đầu Nhà nước sử dụng chính sách thuế làm công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế,
trong đó lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà nước ban hành Luật thuế xuất khẩu, nhập
khẩu hàng mậu dịch thay thế chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương trước đây.
Luật này ban hành nhằm mục đích phục vụ yêu cầu tăng cường quản lý các hoạt
động xuất nhập khẩu mậu dịch của các xí nghiệp trung ương và địa phương đang
phát triển, góp phần tích cực vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh tế đối ngoại, hình thành cơ cấu nhập khẩu mới hợp lý, góp phần bảo vệ và
phát triển sản xuất trong nước, hướng dẫn nhập khẩu và tiêu dùng hàng hoá hợp lý
tạo nguồn thu cơ bản cho ngân sách Nhà nước
Phần 2:
QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ
Hệ thống chính sách thuế của Việt Nam trải qua nhiều thời kỳ, tuỳ thuộc vào
điều kiện, đặc điểm kinh tế xã hội từng thời kỳ mà chính sách thuế cũng khác nhau
đã thể hiện rõ qua 03 bước cải cách cụ thể như sau:
I. Bước 1: Điều chỉnh, thay đổi một số sắc thuế (Từ năm 1990-1995)
1. Bối cảnh thực hiện cải cách

Vào cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước bắt đầu thực hiện chính sách mở
cửa và đổi mới nền kinh tế. Giai đoạn 1990 - 1995 là giai đoạn tiếp tục đường lối
đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước, cả nước từng bước chuyển đổi cơ chế quản
lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, có sự
quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Trong quá trình này, chủ trương
hội nhập kinh tế quốc tế đã từng bước được khẳng định. Nhà nước thực hiện một
chính sách kinh tế bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, tình hình thế giới có
nhiều thay đổi, quan hệ với Liên Xô và các nước Đông Âu không còn như cũ, đặc
biệt với sự tan rã của khối SEV, quan hệ kinh tế đối ngoại của ta được mở rộng.
Trong điều kiện quốc tế thay đổi đầu thập niên 90, Đại hội Đảng lần thứ VII (1991)
đã thông qua định hướng: “đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế”. Vì vậy,
thực hiện cải cách thuế trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành và điều chỉnh
chính sách thuế nhằm đáp ứng được các yêu cầu cấp bách của chính sách đổi mới
kinh tế và sự phát triển của kinh tế thị trường.
2. Nội dung thực hiện cải cách
 Ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu mới với một số nội dung thay đổi
cơ bản
- Chính sách thuế xuất nhập khẩu hàng mậu dịch trước kia đã bộc lộ những hạn
chế: Phạm vi điều chỉnh hẹp không còn phù hợp với đường lối đa phương hoá và
đa dạng hoá quan hệ kinh tế trong thời kỳ đổi mới và thiếu bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, đã tạo ra một môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, thủ tiêu
động lực cạnh tranh hiệu quả của nền kinh tế. Vì vậy, ngày 26/12/1991, Quốc Hội
đã thông qua “Luật thuế xuất nhập khẩu” có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/1992
với những nội dung thay đổi cơ bản như sau:
- Đối tượng chịu thuế: các hàng hoá xuất nhập khẩu của các tổ chức kinh tế thuộc
các thành phần kinh tế, qua cửa khẩu biên giới của Việt nam không phân biệt đó là
hàng mậu dịch hay hàng phi mậu dịch, kể cả hàng hoá từ thị trường trong nước đưa
vào khu chế xuất và từ khu chế xuất vào thị trường trong nước. Đối tượng không
thuộc diện chịu thuế nhập khẩu là hàng vận chuyển quá cảnh hoặc mượn đường
qua biên giới Việt nam, hàng chuyển khẩu theo quy định của chính phủ, hàng viện

trợ nhân đạo.
- Giá tính thuế được quy định đối với hàng xuất khẩu là giá bán tại các cửa khẩu
xuất theo hợp đồng ngoại thương, không bao gồm phí bảo hiểm và chi phí vận tải.
Đối với hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập theo hợp đồng ngoại thương,
kể cả phí bảo hiểm và chi phí vận tải.
- Biểu thuế nhập khẩu được xây dựng dựa trên “Danh mục mô tả và mã hoá hàng
hoá” của Hội đồng hợp tác hải quan thế giới (HS) thay thế cho “Danh mục hàng
hoá” của Hội đồng tương trợ kinh tế xã hội chủ nghĩa (SEV). Biểu thuế gồm 36
mức thuế, thấp nhất là mức 0% áp dụng đối với các mặt hàng hoá chất, thuốc tân
dược, máy bay, xe tăng và đa số các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất mà trong
nước chưa sản xuất được, cao nhất là mức 200% áp dụng đối với mặt hàng ô tô con
từ 5 chỗ ngồi trở xuống.
Biểu thuế được xây dựng dựa trên danh mục mô
tả và mã hóa hàng hóa, vậy nhóm bạn có thể trình
bày rõ hơn về nội dung của danh mục này không?
Biểu thuế gồm 36 mức thuế, nhóm bạn có thể
trình bày nói rõ 36 mức thuế này giùm mình được
không?
- Luật mới ban hành còn quy định một số trường hợp miễn thuế sau: hàng tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự hội trợ triển lãm; hàng nhập khẩu chuyên
dùng phục vụ trực tiếp an ninh quốc phòng, nghiên cứu khoa học và giáo dục đào
tạo; hàng biếu tặng, hàng là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho phía
nước ngoài; hàng là tài sản di chuyển, hàng nhập khẩu thuộc tiêu chuẩn miễn trừ
ngoại giao.
 Ban hành Luật thuế doanh thu và sửa đổi bổ sung
Luật thuế doanh thu đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
nam thông qua ngày 30/6/1990. Trong giai đoạn này, Luật thuế doanh thu cũng đã
được sửa đổi, bổ sung nhiều lần đặc biệt là thuế suất để đảm bảo phù hợp với quá
trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Nhà nước và trình độ, hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp và quá trình thực hiện cải cách chính sách thuế.

 Ban hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (1990) và sửa đổi luật (1993 )
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành và có hiệu lực đồng thời với Luật
thuế doanh thu. Thuế tiêu thụ đặc biệt cũng là một loại thuế gián thu, nó thay thế
cho thuế hàng hoá trước đây áp dụng cho một số sản phẩm, hàng hoá ở khâu sản
xuất, áp dụng thống nhất đối với các cơ sở sản xuất thuộc các thành phần kinh tế
kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Đối tượng chịu thuế gồm 06 mặt hàng: thuốc lá điều, rượu, bia, pháo, bài lá,
vàng mã của các cơ sở sản xuất bán ra. Đến năm 1993, sửa đổi thu hẹp còn 04 mặt
hàng: thuốc lá điều, rượu, bia, pháo.
- Thuế suất: phân biệt theo từng mặt hàng
Mặt hàng
Luật ban hành
năm 1990
Luật sửa đổi
năm 1993
Thuốc lá điều 20 - 40% 32 - 70%
Rượu phân biệt theo độ cồn 55 - 65% 15 - 90%
Hàng là tài sản di chuyển là sao
bạn? bạn vui lòng giải thích rõ hơn
về cụm từ này, cho ví dụ minh họa
Luật thuế doanh thu được sử đổi,
bổ sung nhiều lần nhưng cụ thể là
sửa đổi bổ sung gì?
Thuốc lá điều là loại
sản phẩm gì vậy bạn?
Bia 50% 75 - 90%
Pháo, bài lá, vàng mã 70% 100%
 Ban hành Luật thuế lợi tức (1990) và sửa đổi bổ sung một số điều luật
(1993)
- Thuế lợi tức thuộc loại thuế trực thu, ngoài mục tiêu đảm bảo nguồn thu ổn định

ngày càng tăng của ngân sách Nhà nước, thuế lợi tức đóng góp vào việc đảm bảo
bình đẳng và công bằng giữa các thành phần kinh tế. Thực hiện chính sách hỗ trợ
các ngành công nghiệp nặng, khai thác, thông qua việc áp dụng thuế suất thấp hơn
so với các ngành thương mại, dịch vụ.
- Luật thuế lợi tức được Quốc hội thông qua năm 1990 và năm 1993 được sửa
đổi, bổ sung một số điều của luật thuế lợi tức.
 Ban hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao (1991)
và sửa đổi bổ sung Pháp lệnh (1993 – 1994)
Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao được Uỷ ban thường vụ
Quốc hội ban hành năm 1991. Năm 1994, Uỷ ban thường vụ Quốc hội sửa đổi ban
hành lại Pháp lệnh này. Xuất phát từ thực tế là nhiều người có thu nhập cao từ việc
chuyển quyền sử dụng đất có nhà trên đất đó nên tháng 3/1993, Uỷ ban thường vụ
Quốc hội đã ra Nghị quyết số 32/UBTVQH về việc bổ sung Pháp lệnh trong đó nội
dung chủ yếu là: các cá nhân không đăng ký kinh doanh nhà cửa nhưng có bán nhà
cùng với việc chuyển quyền sử dụng đất có nhà đó, có thu nhập cao phát sinh từ
hoạt động trên đều phải nộp thuế thu nhập không thường xuyên, mức thấp nhất là
1.8 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng.
3. Đánh giá chung
3.1 Kết quả đạt được
Hỗ trợ các ngành công nghiệp nặng, khai thác thông qua việc áp
dụng thuế suất thấp hơn với với ngành thương mại, dịch vụ. Vậy
thấp hơn cụ thể là thấp hơn bao nhiêu? Các ngành công nghiệp
nặng là tất cả các ngành công nghiệp nặng hay chỉ một số ngành
trong ngành công nghiệp nặng thôi?
Bước 1 mới
đúng
Quá trình cải cách thuế bước II (1990 – 1995) đã mang lại những kết quả khả
quan như sau:
- Về nguồn thu ngân sách Nhà nước: nguồn thu về thuế tăng nhanh qua các năm
đã đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên và tăng dần phần dành cho đầu tư phát

triển.
- Về kinh tế: Bước đầu đã phát huy được tác dụng quản lý, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế.
- Về xã hội: Hệ thống chính sách thuế áp dụng cho các thành phần kinh tế, các
tầng lớp dân cư về cơ bản đã đảm bảo sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ nộp
thuế.
- Về pháp lý: Các loại thuế chủ yếu được ban hành dưới hình thức luật, pháp lệnh
nên có tính pháp luật cao hơn
3.2 Những mặt hạn chế
Trong quá trình thực hiện, chính sách thuế mặc dù đã được ban hành sửa đổi bổ
sung nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong
nước cũng như bối cảnh quốc tế. Một số điều luật chỉ đáp ứng được việc ổn định
nguồn thu ngân sách Nhà nước nhưng lại không phù hợp với thông lệ quốc tế cũng
như không thật sự hiệu quả trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Bước 2: Ra đời một số sắc thuế (Từ năm 1996-2004)
1. Bối cảnh thực hiện cải cách:
Giai đoạn 1996-2005 là giai đoạn thực hiện cải cách thuế trong bối cảnh nền
kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đất nước
bước vào giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng quan hệ hợp
tác với các nước trong khu vực và thế giới, tham gia hội nhập quốc tế phải thực
hiện bảo hộ có chọn lọc. Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế đa dạng
hoá gồm nhiều loại hình và thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Hệ thống
Ví dụ như điều luật
nào không phù hợp
với thông lệ quốc
tế?
chính sách thuế qua cải cách bước 1 vẫn còn những tồn tại nhất định, chưa đáp ứng
được sự phát triển của nền kinh tế.
Vì vậy, để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, cuộc cải cách hệ thống thuế

bước 2 được thực hiện nhằm khắc phục những nhược điểm, tồn tại của cải cách hệ
thống thuế bước I, phát huy vai trò của công cụ thuế trong việc điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, khuyến khích SX- KD phát triển, đảm bảo tỷ lệ động viên hợp lý cho
NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn để đầu tư, phát triển
và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài. Chính sách thuế tiến tới đơn giản, ổn định, công
bằng.
2. Nội dung thực hiện cải cách
Theo Chỉ thị số 41/1998/CT-TTG ngày 17/12/1998 của Thủ tướng Chính Phủ
v/v tiếp tục tổ chức thực hiện các luật thuế mới đã thể hiện rõ Luật thuế giá trị gia
tăng và các luật thuế mới có hiệu lực thi hành từ đầu năm 1999, đây là bước quan
trọng trong chương trình cải cách thuế bước 2 mà Chính phủ đang tiến hành nhằm
thúc đẩy sản xuất phát triển. Các luật thuế mới được triển khai thực hiện trong bối
cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới đang có nhiều biến động nên khó tránh
khỏi những khó khăn, vướng mắc ban đầu.
 Ban hành luật thuế giá trị gia tăng thay thế cho luật doanh thu
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) được thông qua ngày 10/5/1997 tại kỳ họp
thứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1999, Luật sửa đổi,
một số điều của Luật thuế GTGT năm 2003, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế GTGT năm 2005. Việc ban hành Luật thuế
GTGT để thay thế cho Luật thuế doanh thu theo chương trình cải cách thuế bước II
đã được Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ thông qua. Trong quá trình triển khai
thực hiện, Luật thuế GTGT được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịp thời
những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của Việt Nam
Luật thuế GTGT sau một thời gian đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến
nhiều mặt kinh tế-xã hội của đất nước và đã đạt được những mục tiêu đề ra của cải
cách thuế bước II. Tuy nhiên, trước bối cảnh nền kinh tế đang tiếp tục chuyển đổi
mạnh mẽ, hội nhập ngày càng sâu hơn, rộng hơn, Luật thuế GTGT vẫn còn bộc lộ
một số vấn đề cần phải xem xét để tiếp tục hoàn thiện. Cụ thể như sau:
Những kết quả đạt được
a) Thuế GTGT góp phần khuyến khích đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, thúc

đẩy phát triển sản xuất kinh doanh
Việc hoàn thuế GTGT đầu vào đối với các dự án đầu tư đã tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp phát triển công nghệ, đầu tư đổi mới tài sản cố định, góp phần thúc đẩy vốn
đầu tư xã hội tăng trưởng. Thông qua áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hoá, dịch
vụ xuất khẩu đã tạo điều kiện để doanh nghiệp hạ giá hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu,
tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó khuyến khích xuất khẩu
tăng trưởng mạnh qua các năm, cụ thể là:
- Số thuế GTGT hoàn cho các dự án đầu tư và xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ tăng
qua các năm: năm 1999 là 2.700 tỷ đồng, chiếm 15,7% tổng thu từ thuế GTGT của
năm, đến năm 2005 là 14.830 tỷ đồng (32,4% tổng thu từ thuế GTGT), năm 2006
là 18.037 tỷ đồng (32,7% tổng thu từ thuế GTGT) và năm 2007 là 24.650 tỷ đồng
(34,2% tổng thu từ thuế GTGT).
- Vốn đầu tư toàn xã hội so GDP tăng qua các năm: năm 2003 là 35,5% , năm
2004 là 36,2%, năm 2005 là 39,8%; 2006 là 40,9% và dự kiến năm 2007 đạt
khoảng 40,4%.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng cao cả vể số tuyệt đối và tỷ lệ so với năm
trước: năm 2003 đạt xấp xỉ 20 tỉ USD tăng 19%, năm 2004 đã tăng lên là 26 tỉ
USD tăng 28,9%, năm 2005 đạt 33,0 tỉ USD tăng 21,9% và năm 2006 đạt 39,6 tỷ
USD tăng 20%, năm 2007 đạt 48 tỷ USD tăng 22,4%.
b) Việc áp dụng thuế GTGT thay cho thuế doanh thu phù hợp với thông lệ quốc
tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế
Hầu hết các nước trên thế giới đã áp dụng thuế GTGT. Việc ban hành Luật thuế
GTGT không những khắc phục được những bất cập của thuế doanh thu là thu trùng
thuế qua các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối mà còn tạo điều kiện thuận lợi
cho việc đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và hoạt động thương mại của các
doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
c) Thuế GTGT là nguồn thu quan trọng và ổn định của NSNN, tăng cường tài
chính quốc gia, đảm bảo nguồn lực để phát triển kinh tế – xã hội, xoá đói, giảm
nghèo và củng cố an ninh, quốc phòng

Năm 1999 số thu từ thuế GTGT là 17.113 tỷ đồng, chiếm 23% trong tổng thu
NSNN tổng thu từ thuế, phí và lệ phí, đến năm 2007, các con số này là 72.022 tỷ
đồng tương ứng là 30,6%. Số thu thuế GTGT năm sau so với năm trước tăng bình
quân là 19,13%. Dự báo trong những năm tới, số thu từ thuế GTGT vẫn giữ vai trò
quan trọng cho ngân sách quốc gia (Phụ lục số 2 kèm theo).
d) Thuế GTGT đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện pháp luật về kế toán, thuế
của doanh nghiệp, từ đó, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, hiện đại hoá
và đổi mới phương thức quản lý thuế
Để thực hiện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp cần thực hiện
tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. Từ đó giúp doanh nghiệp hạch toán đầy đủ
doanh thu, chi phí, xác định chính xác kết quả kinh doanh và nâng cao ý thức tự
giác chấp hành pháp luật thuế của các đối tượng nộp thuế.
 Ban hành thuế thu nhập doanh nghiệp thay thế thuế lợi tức
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
1999 và Bãi bỏ Luật thuế lợi tức, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế
lợi tức và các quy định về thuế lợi tức trong các văn bản quy phạm pháp luật khác,
kể từ ngày Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực thi hành.
- Căn cứ tính thuế là thu nhập chịu thuế và thuế suất
- Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ và thu nhập khác, kể cả thu nhập thu được từ hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh là 28%.
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với cơ sở kinh doanh tiến hành tìm
kiếm thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 28% đến 50% phù
hợp với từng -dự án, từng cơ sở kinh doanh.
- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công,
tiền cung ứng -dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được
hưởng; trường hợp có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ra Đồng Việt Nam
theo tỷ giá hối đoái do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát
sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

Trong bước này, còn phải kể đến một số luật điều chỉnh và bổ sung như luật
thuế tiêu thụ đặc biệt được Quốc hội thông qua ngày 20/5/1998 bổ sung các văn
bản quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã ban hành.
V.v…
3. Đánh giá chung
3.1. Những kết quả đạt được
Nhìn chung, trong bối cảnh kinh tế xã hội trong nước, quốc tế có nhiều yếu tố
không thuận lợi nhưng công cuộc cải cách hệ thống thuế đã góp phần tích cực vào
việc ổn định và phát triển kinh tế xã hội theo đường lối chính sách của Đảng và
Nhà nước. Thu ngân sách ngày càng tăng lên; phù hợp với sự chuyển đổi của nền
kinh tế theo cơ chế thị trường và thực hiện đúng lộ trình hội nhập quốc tế. Cụ thể
như sau:
Về chính sách thuế
- Hình thành một hệ thống chính sách thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu,
áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế và từng bước thích ứng với yêu
cầu chuyển đổi nền kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính sách thuế gồm: 9 sắc thuế cơ bản (thuế giá trị gia tăng; thuế tiêu
thụ đặc biệt; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao; thuế sử dụng đất nông nghiệp; thuế tài
nguyên; thuế nhà đất; thuế chuyển quyền sử dụng đất). Ngoài ra, còn một số loại
thu dưới hình thức phí và lệ phí.
- Hệ thống chính sách thuế đã trở thành công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối
với nền kinh tế góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích
đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, thúc đẩy chuyển dịch
cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xoá đói
giảm nghèo.
3.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hệ thống thuế Việt Nam trong thời kỳ này
vẫn còn một số tồn tại cần tiếp tục khắc phục hoàn thiện như sau:
Về chính sách thuế

- Hệ thống chính sách thuế chưa bao quát hết đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp
thuế. Nguyên nhân là do khi xây dựng chính sách thuế chưa nhận thức hết phạm vi
điều chỉnh của từng sắc thuế và chưa lường hết các nguồn thu sẽ phát sinh trong
quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong quá trình thực hiện chưa sâu
sát thực tế, chưa phát hiện và đề xuất kịp thời các biện pháp để thu các khoản thu
nhập mới phát sinh vào Ngân sách Nhà nước như các khoản thu nhập từ chuyển
nhượng đất đai, nhà cửa và một số khoản thu nhập khác của tổ chức, cá nhân
- Hệ thống chính sách thuế còn nhiều mức thuế suất nên chưa thúc đẩy mạnh mẽ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyên môn hoá và hợp tác hoá trong sản xuất kinh
doanh.
- Hệ thống chính sách thuế chưa thực sự đảm bảo bình đẳng, công bằng xã hội về
nghĩa vụ thuế, còn có sự phân biệt về thuế suất, điều kiện ưu đãi, mức, thời gian
miễn giảm thuế giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu nước
ngoài; giữa người Việt Nam với người nước ngoài.
- Hệ thống chính sách thuế vẫn còn lồng ghép nhiều chính sách xã hội, còn nhiều
mức miễn giảm thuế làm hạn chế tính trung lập, không đảm bảo công bằng giữa
các đối tượng nộp thuế, dễ phát sinh tiêu cực, làm phức tạp công tác quản lý thuế.
III. Bước 3: Hoàn thiện chính sách thuế (Từ năm 2005-nay)
1. Bối cảnh trong nước tác động đến cải cách thuế:
- Giai đoạn 2005 - 2010 và đến năm 2020, Đảng và nhà nước ta đẩy mạnh công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng. Do chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, hàng
năm có thêm hàng chục vạn doanh nghiệp và hộ kinh doanh ra đời; quy mô kinh
doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn, hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng,
quản lý kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tiên tiến và hiện đại, đòi hỏi hệ
thống thuế phải tiếp tục được cải cách phù hợp với quá trình hiện đại hoá kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ 2001 - 2010 là đẩy mạnh công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, tăng trưởng kinh tế ở mức cao (bình quân 7%
- 7,5%/năm); dự kiến đến năm 2010 đưa GDP lên gấp đôi năm 2000. Ổn định kinh

tế vĩ mô, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30%/GDP. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp lên 40-41%/GDP, dịch vụ lên 42-
43%/GDP, nông nghiệp giảm xuống còn 16-17%/GDP; Đẩy mạnh xuất khẩu; Thu
nhập dân cư và đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được nâng cao
một bước; An ninh, chính trị được giữ vững. Thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN được hình thành cơ bản.
- Trước yêu cầu tất yếu phải tiếp tục cải cách và hiện đại hoá hệ thống thuế, Bộ
Tài chính (Tổng cục Thuế) đã xây dựng chiến lược cải hệ thống thuế đến 2010 với
mục tiêu “Xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp
với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội nhập kinh
tế quốc tế đồng thời với hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính
sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài
chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực
hiện bình đẳng, công bằng xã hội”.
- Ngày 06/12/2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/QĐ-TTg phê
duyệt chương trình cải cách thuế đến năm 2010. Đây có thể coi là nội dung chủ
đạo của chương trình cải cách thuế bước 3 đến năm 2010, theo đó cần “xây dựng
hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn với hiện đại hoá công tác quản lý thuế
nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân, đảm bảo nguồn lực tài
chính phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; góp phần thực
hiện bình đẳng, công bằng xã hội và chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế”.
- Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 đã được Bộ Chính trị thông
qua. Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 201/2004/QĐ-TTg ngày 6/12/2004
phê duyệt Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Bộ trưởng Bộ Tài
chính đã có Quyết định số 1629/QĐ-BTC ngày 19/5/2005 ban hành Kế hoạch cải
cách và hiện đại hoá hệ thống thuế giai đoạn 2005-2010 và 10 chương trình thực
hiện chiến lược và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Nội dung thực hiện cải cách
Ngày 1.1.2009, là năm đánh dấu sự ra đời, đổi mới và hoàn thiện một số luật

thuế sau: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt ,thuế giá trị gia
tăng, và đặc biệt là sự ra đời của thuế thu nhập cá nhân thay thế cho luật thuế thu
nhập đối với người có thu nhập cao.
 Đối với Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp
Về đối tượng nộp thuế
Theo Luật thuế TNDN hiện hành, đối tượng nộp thuế bao gồm cả tổ chức và cá
nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Nay theo quy định của
Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 thì các
đối tượng là cá nhân và hộ gia đình sẽ chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân từ
ngày 1/1/2009. Vì vậy, đối tượng nộp thuế TNDN theo Luật mới chỉ còn bao gồm
doanh nghiệp và các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất,
kinh doanh, có thu nhập.
Về thu nhập chịu thuế
- Bỏ quy định thu bổ sung theo biểu lũy tiến đối với thu nhập từ hoạt động
chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất mà áp dụng chính sách thuế
TNDN đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả chuyển
nhượng đất và tài sản trên đất) theo hướng: kê khai riêng thu nhập từ chuyển
nhượng bất động sản để nộp thuế theo thuế suất chung (25%); nếu doanh nghiệp
được hưởng ưu đãi về thuế thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản không
được ưu đãi thuế và nếu có lỗ thì chỉ được bù trừ với lãi từ hoạt động này trong 5
năm tiếp theo mà không được bù trừ với lãi từ các hoạt động kinh doanh khác.
- Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất
động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập từ chuyển
nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại
tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được; thu
khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của
những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được
từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam. Các khoản thu nhập này sẽ
không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Về thu nhập được miễn thuế

Bổ sung thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh
nghiệp dành riêng cho lao động là người sau cai nghiện, người nhiễm HIV được
miễn thuế.
Về các khoản chi được trừ và các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập
chịu thuế.
Tại Luật thuế TNDN mới không quy định cụ thể cả các khoản chi được trừ và các
khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế mà chỉ quy định điều
kiện để xác định khoản chi được trừ và liệt kê cụ thể các khoản chi không được trừ.
Theo cách này, những khoản chi không được liệt kê thì đương nhiên doanh nghiệp
được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế (cơ bản theo hướng
như Thông tư số 134/2007/TT-BTC).
- Nguyên tắc xác định các khoản chi được trừ: Các khoản chi đáp ứng đủ các
điều kiện sau đây:
+ Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp;
+ Các khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy của pháp luật.
- Một số khoản chi được trừ mở rộng hơn so với Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành:
+ Giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp bất khả kháng khác
không được bồi thường.
+ Chi lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín
dụng hoặc tổ chức kinh tế tối đa không quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
+ Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân,
khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi
báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh
doanh được trừ tối đa là 10% trên tổng số chi phí không bao gồm các khoản chi
này. Đối với doanh nghiệp thành lập mới tối đa là 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi
được thành lập.
+ Chi tài trợ cho y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho người

nghèo theo quy định của pháp luật được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
+ Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển khoa học, công nghệ: Luật quy
định hàng năm doanh nghiệp được trích tối đa 10% trên thu nhập tính thuế để lập
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, như quy định tại Điều 45 của Luật chuyển
giao công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư
phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị, Trong thời hạn 5 năm kể từ
khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng, hoặc
sử dụng không hết 70%, hoặc sử dụng không đúng mục đích thì doanh nghiệp phải
nộp lại vào ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản
thu nhập đã trích lập Quỹ và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp
đó.
Xác định thu nhập tính thuế
- Thu nhập tính thuế trong kỳ được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập
được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
- Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản
xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam.
Về thuế suất
- Hạ mức thuế suất chung từ 28% xuống 25%.
- Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai tác dầu khí và tài nguyên quý hiếm
khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.
Về thuế suất : Hiện hành áp dụng 3 mức thuế suất ưu đãi là 10%, 15% và 20%, nay
bỏ mức 15%, thu hẹp diện ưu đãi để được hưởng các mức 10% và 20%.
 Ban hành Luật Thuế giá trị gia tăng (2008)
Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 13/2008/QH12 được Quốc hội thông qua
ngày 03/06/2008 (cùng với Thuế TNDN 2008), có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2009. Luật này thay thế Luật giá trị gia tăng 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế giá trị gia tăng số 07/2003/QH11 và bãi bỏ Điều 2 của Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia
tăng số 57/2005/QH11. Luật này quy định một số nội dung mới sau đây:
• Về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế: Luật thuế GTGT mới đã

thu hẹp diện không chịu thuế từ 28 nhóm hàng hóa, dịch vụ còn lại 25 nhóm hàng
hóa, dịch vụ. Một số loại hàng hóa và dịch vụ được bổ sung vào diện chịu thuế
GTGT là: Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng trong dây chuyền
công nghệ và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập
khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; hoạt động văn hóa, triển lãm và thể
dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu
phim nhựa, phim vi-đi-ô tài liệu; điều tra, thăm dò địa chất, đo đạc, lập bản đồ
thuộc loại điều tra cơ bản của Nhà nước; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ cung
ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế. Còn đối với “Chuyển nhượng vốn và các dịch vụ
tài chính phát sinh” thì không phải chịu thuế.
• Về thuế suất: Điểm mới của Luật là quy định rõ hơn về nguyên tắc áp dụng
từng mức thuế suất và về diện hàng hóa, dịch vụ theo từng mức thuế suất đó. Theo
đó mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; dịch vụ vận
tải quốc tế. Điều này đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với thông lệ quốc tế,
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải Việt Nam với các
hãng vận tải nước ngoài. Mức thuế suất 5% được áp dụng đối với hàng hóa, dịch
vụ là đầu vào của sản xuất nông nghiệp và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất
và đời sống gồm 15 nhóm hàng hóa, dịch vụ. “Hoạt động văn hóa, triển lãm và thể
dục, thể thao không nhằm mục đích kinh doanh; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất
phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim” được bổ sung thêm vào diện thuế suất
5%. Điểm mới của Luật Thuế GTGT là sử dụng phương pháp loại trừ hàng hóa,
dịch vụ áp dụng thuế suất 10% là các hàng hóa, dịch vụ còn lại, không thuộc diện
áp dụng các mức thuế suất 0%, 5% kể trên.
 Ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (2008)
Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2006, một số quy định của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt 2003 không còn phù hợp với thực tiễn. Do đó, Luật thuế tiêu
thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12 được Quốc Hội ban hành ngày 14/11/2008,
có hiệu lực thi hành từ ngày 01/04/2009. Luật này bãi bỏ Luật thuế tiêu thụ đặc
biệt số 08/2003/QH11 và Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng số 57/2005/QH11. Luật thuế tiêu

thụ đặc biệt 2008 có một số điểm mới như sau:
• Đối tượng chịu thuế: bổ sung thêm một số đối tượng chịu thuế TTĐB như:
ôtô dưới 12 chỗ ngồi vừa chở người, vừa chở hàng; xe ôtô có dung tích xilanh trên
125 phân khối; tàu bay và du thuyền (trừ tàu bay, khách du lịch).
• Đối tượng không chịu thuế: Luật Thuế TTĐB 2008 kế thừa các quy định của
pháp luật về thuế TTĐB trước đây, đồng thời quy định bổ sung một số trường hợp
cho phù hợp với thực tiễn hiện nay, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu
thuế, cụ thể là: tàu bay và du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển
hàng hóa, hành khách, khách du lịch; các loại xe ôtô dưới 24 chỗ ngồi nhưng được
sử dụng cho mục đích chuyên dùng như: xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe
tang lễ; xe ôtô thiết kế có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên
(xe buýt nội thành và liên tỉnh, xe buýt vận chuyển khách trong sân bay, nhà ga);
hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hóa từ nội địa bán
vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua
bán giữa các khu phi thuế quan với nhau (trừ xe ôtô chở người dưới 24 chỗ ngồi).
• Về thuế suất: thay đổi thuế suất với các mặt hàng như: rượu, bia, xe ôtô, máy
điều hòa nhiệt độ và các loại hình dịch vụ… để thực hiện cam kết khi gia nhập
WTO và bảo đảm phù hợp với thực tiễn.
• Về giá tính thuế: quy định rõ giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản
xuất, giá nhập khẩu chưa bao gồm thuế TTĐB. Do đó, đối với mặt hàng bia lon,
giá tính thuế là giá bao gồm cả vỏ lon, vỏ chai chứ không trừ ra như quy định trong
Luật thuế TTĐB cũ. Điều này phù hợp với thông lệ quốc tế và bảo đảm bình đẳng
với các mặt hàng khác cũng có bao bì như rượu, thuốc lá.
 Ban hành Luật Thuế tài nguyên (2009)
Thuế tài nguyên là một trong những công cụ thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối
với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt
động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Thuế tài nguyên trước
đây được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh thuế tài nguyên (năm 1998) và
Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung (năm 2008). Tuy nhiên, để khai thác, sử dụng nguồn tài
nguyên hợp lý, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời

gian tới, Pháp lệnh thuế tài nguyên cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần được bổ
sung và sửa đổi cho phù hợp. Do đó, Luật thuế tài nguyên số 45/2009/QH12 đã
được Quốc hội ban hành ngày 25/11/2009, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2010
và thay thế cho hai văn bản luật nói trên. Ngày 14/05/2010, Chính phủ ban hành
Nghị định số 50/2010/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật thuế tài nguyên 2009. Một số nội dung thay đổi chính của Luật
thuế tài nguyên 2009 như sau:
• Về phạm vi áp dụng: Thuế tài nguyên đã mở rộng đối với hoạt động tìm
kiếm thăm dò, khai thác dầu thô, condensat và khí thiên nhiên, khí đồng hành, khí
than tại Việt Nam.
• Về đối tượng nộp thuế: Luật quy định cụ thể và chi tiết người nộp thuế cho
từng đối tượng và trường hợp cụ thể.
• Về đối tượng chịu thuế: thêm một số đối tượng như: dầu thô, khí thiên nhiên,
khí than, nước thiên nhiên, yến sào thiên nhiên, hải sản thiên nhiên, các sản phẩm
từ rừng tự nhiên…
• Về thuế suất: Luật quy định khung thuế suất và giao Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên. Luật quy
định phân nhóm lại khung thuế suất từ 1 - 35% đối với từng nhóm, loại tài nguyên
chi tiết hơn; thu hẹp biên độ khung thuế suất, nâng mức thuế suất sàn của các loại
tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số loại tài nguyên quý hiếm
khác. Không có thuế suất 0% vì đây là tài nguyên quốc gia, bất kỳ ai sử dụng cũng
phải có nghĩa vụ đóng góp.
3. Đánh giá chung
3.1 Kết quả đạt được
Những cải cách chính sách thuế giai đoạn 2005 – 2010 đã đem lại được những kết
quả sau:
• Từng bước hoàn thiện các chính sách thuế hiện hành để phù hợp hơn với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội mới của Việt Nam, đặc biệt là trong giai đoạn
hội nhập kinh tế thế giới mạnh mẽ như hiện nay.
• Tổng động viên các nguồn thu thuế trong các thành phần kinh tế, đóng góp

vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên và đầu tư phát
triển của Nhà nước.
• Tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng cho các thành phần kinh tế.
• Chính sách thuế góp phần là một công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh
tế nhằm các mục đích: khuyến khích sản xuất kinh doanh qua việc giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp, hạn chế nhập siêu và khuyến khích xuất khẩu thông qua việc
tăng các loại thuế liên quan đến nhập khẩu và giảm các loại thuế liên quan đến xuất
khẩu, khuyến khích tiết kiệm để tái đầu tư…
3.2 Những mặt hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã phân tích ở phần trên thì chính sách
thuế trong giai đoạn này vẫn còn một số hạn chế như:
• Các luật thuế không theo kịp những thay đổi nhanh chóng của tình hình kinh
tế và xã hội, nhanh chóng trở nên lạc hậu và không phù hợp với tình hình hiện tại,
chẳng hạn: với tình hình lạm phát tăng nhanh trong những năm từ 2008 trở lại đây
thì việc quy định mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 4 triệu đồng/tháng và cho
người phụ thuộc là 1,6 triệu đồng/tháng không còn phù hợp nữa, gây nhiều bức xúc
cho người nộp thuế. Vì với mức giảm trừ như trên, người nộp thuế không đủ đảm
bảo cho chi phí sinh hoạt cá nhân và gia đình chứ chưa hề tính đến việc tích lũy để
tiết kiệm và tái đầu tư.
• Các quy định về thuế để tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp (đối
kháng), chống phân biệt đối xử trong nhập khẩu hàng hóa đã được ban hành nhưng
chỉ dừng lại ở những quy định “khung”, thiếu chi tiết, điều chỉnh những vấn đề
thuộc về nguyên tắc mà chưa đi sâu vào những vấn đề mang tính chất chi tiết, kỹ
thuật liên quan. Điều này có thể sẽ gây phản ứng nghịch, bất lợi cho cơ quan thực
thi.
• Thủ tục hành chính thuế tuy trong thời gian gần đây đã được cải cách nhiều
nhưng vẫn còn nhiều thủ tục gây phiền hà cho các đối tượng nộp thuế.

×