Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
LỜI MỞ ĐẦU
Đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, thuế đóng vai trò là công cụ quan trọng của Nhà nước
để quản lý, điều tiết sản xuất kinh doanh cũng như phân phối tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
Thuế là nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, bảo đảm sự tồn tại cho bộ máy chính trị quốc
gia, và là nguồn tài chính không thể thiếu cho các chính sách đầu tư công, phát triển cơ sở vật chất hạ
tầng phục vụ cho các hoạt động kinh tế, và đảm bảo cho đời sống an sinh xã hội.
Có được một hệ thống chính sách thuế phù hợp, đồng bộ, hoàn thiện và luôn theo kịp sự vận
động phát triển của thực tiễn là điều kiện cần thiết và cấp bách. Chính sách thuế không những phải phù
hợp với tình hình và định hướng phát triển của quốc gia, mà còn phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn
mực quốc tế, đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mở rộng như hiện nay.
Bởi vậy một tất yếu đó là, chính sách thuế của Việt Nam phải không ngừng được cải cách, kiện
toàn, trở thành công cụ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ổn định chính trị, thực hiện công bằng xã hội,
và phân bổ hiệu quả các nguồn lực, vì mục tiêu phát triển bền vững.
Bài tiểu luận “Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam” đưa ra những tìm hiểu cơ bản về thực
trạng cải cách chính sách thuế ở Việt Nam từ trước đến nay và kiến nghị một số giải pháp nhằm cải
cách, nâng cao hiệu quả chính sách thuế ở Việt Nam.
Trang 1
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Chương I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ :
1.1. Khái niệm :
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện đối với
Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành, không mang tính
chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.
1.2. Đặc điểm :
1.2.1. Thuế luôn gắn liền với quyền lực của Nhà nước
Có thể nói, đánh thuế là một đặc quyền của Nhà nước, đặc quyền này được quy định bằng
luật pháp. Chẳng hạn, chương II – CHẾ ĐỘ KINH TẾ, Điều 22 của Hiến Pháp nước ta
quy định: “Các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế phải thực hiện đầy
đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, …”; “Công dân có nghĩa vụ đóng thuế và lao động công
ích theo quy định của pháp luật”.
1.2.2. Thuế là một phần thu nhập của các tầng lớp dân cư bắt buộc nộp cho Nhà nước
Nhà nước sử dụng quyền lực chính trị buộc người nộp thuế phải chuyển giao một phần thu
nhập cho Nhà nước thông qua quy định pháp luật về thuế.
1.2.3. Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập không mang tính chất hoàn trả trực tiếp
Một đặc điểm dễ nhận thấy là thuế không mang tính đối giá. Nghĩa là không có sự chuyển
giao hàng hóa – dịch vụ giữa đối tượng nộp thuế và Nhà nước. Lợi ích của đối tượng nộp
thuế có được từ việc Nhà nước thông qua việc chi tiêu của Chính phủ như: chi đầu tư cơ sở
hạ tầng (điện, đường, trường, …) hay thông qua các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước; …
1.3. Phân loại thuế:
1.3.1. Căn cứ vào tính chất
a) Thuế trực thu :
− Thuế gián thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không phải là người chịu thuế. Nó
là yếu tố cấu thành trong giá mua hàng hoá và dịch vụ, nhằm động viên sự đóng góp của
người tiêu dùng. Như vậy, người nộp thuế thực chất là người nộp hộ cho người mua
hàng hoá và dịch vụ.
− Ví dụ: Thuế Giá trị gia tăng (VAT); Thuế tiêu thụ đặc biệt; Thuế xuất nhập khẩu; …
b) Thuế trực thu :
− Thuế trực thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời là người chịu thuế. Thuế
trực thu là loại thuế mà nhà nước thu thuế trực tiếp của các cơ sở sản xuất kinh doanh
hàng hóa – dịch vụ và có thu nhập. Thuế trực thu trực tiếp động viên, điều tiết thu nhập
của người nộp... .
− Ví dụ: Thuế thu nhập cá nhân; Thuế thu nhập doanh nghiệp; …
Trang 2
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
1.3.2. Căn cứ vào đối tượng đánh thuế:
a) Thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ: Thuế VAT, Thuế XNK, …
b) Thuế đánh vào thu nhập. Ví dụ: Thuế TNDN, Thuế TNCN, …
c) Thuế đánh vào tài sản. Ví dụ: Thuế nhà đất, thuế trước bạ, …
d) Thuế đánh vào việc sử dụng, khai thác một số tài sản. Ví dụ: Thuế tài nguyên, Thuế
sử dụng đất nông nghiệp, ...
1.4. Vai trò của thuế :
1.4.1. Thuế là nguồn thu chủ yếu của Ngân sách Nhà nước
− Thuế được xem như là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một
phần của cải vật chất trong xã hội vào ngân sách Nhà nước.
− Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu từ nội bộ nền
kinh tế quốc dân. Do đó, thuế phải trở thành nguồn thu chủ yếu, bộ phận cơ bản của một
nền tài chính quốc gia lành mạnh.
1.4.2. Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế
− Pháp luật thuế là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống
xã hội. Hướng dẫn sản xuất và tiêu dùng thông qua sự phân bổ và sử dụng các nguồn
lực. Nó cũng là đòn bẫy kinh tế quan trọng, kích thích hiệu quả sản xuất kinh doanh.
− Tính chất điều tiết thông qua thuế được thể hiện ở việc xây dựng đúng đắn và mối quan
hệ giữa các loại thuế, qua việc xác định hợp lý đối tượng nộp thuế, đối tượng tính thuế,
thuế suất, biểu thuế, chế độ miễn giảm, phương pháp quản lý thu thuế trên cơ sở hạch
toán đầy đủ, chính xác. Ý nghĩa điều tiết của thuế bao gồm hai mặt:
• Khuyến khích, nâng đỡ những hoạt động kinh doanh cần thiết làm ăn có hiệu quả
cao.
• Đồng thời thu hẹp, kìm hãm những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế sản xuất, hạn
chế tiêu dùng theo hướng tiết kiệm, chống sa hoa, lãng phí.
− Bên cạnh đó, thuế còn có vai trò hướng dẫn và khuyến khích hợp tác đầu tư nước ngoài,
đẩy mạnh hoạt động XNK đồng thời với việc bảo vệ sản xuất nội bộ.
1.4.3. Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.
− Công bằng xã hội không có nghĩa là bình quân chủ nghĩa, đòi hỏi mọi người trong xã hội
chỉ có thể thu nhập ngang nhau. Người có thu nhập cao phải đóng thuế cao hơn người
có thu nhập thấp nhưng phải đảm bảo người có thu cao sẽ làm ăn ngày một có hiệu quả
hơn so với người có thu nhập thấp nhằm khuyến khích cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật,
đầu tư vốn, đầu tư chất xám, làm ăn có thu nhập chính đáng.
− Thông qua chính sách thuế, luật thuế trở thành một trong những công cụ hiệu quả góp
phần đảm bảo sự bền vững giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.
2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH THUẾ :
Trang 3
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
2.1. Định nghĩa :
− Chính sách thuế là một nội dung của chính sách tài chính quốc gia, là tổng thể các quan điểm,
tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà nước sử dụng đề ra quyết định về thu nhập và huy
động nguồn thu để đảm bảo cho nhu cầu chi tiêu của mình.
2.2. Vai trò của chính sách thuế :
− Chính sách thuế là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống chính sách tài chính quốc gia, là
một trong những công cụ quản lý vĩ mô quan trọng trong việc thực hiện đường lối phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Vai trò của chính sách thuế thể hiện qua chức năng cơ bản:
• Chức năng định hướng : Chính sách thuế góp phần định hướng cho nhà quản lý thu và nộp
thuế một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và hợp lý. Chính sách thuế còn giúp các nhà sản
xuất kinh doanh định hướng, xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh... để mang
lại hiệu quả phù hợp với khả năng và năng lực của mình.
• Chức năng điều tiết : Chính sách thuế giúp phân phối, điều tiết thu nhập giữa các cá nhân,
các tổ chức và góp phần phân phối lại các nguồn của cải xã hội và năng lực sản xuất của
toàn xã hội trong lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân theo những định hướng phát triển của
nhà nước.
− Như vậy, chính sách thuế góp phần chủ động tích cực trong việc khuyến khích hay kiềm chế đối
với các hoạt động kinh tế - xã hội của tất cả các ngành, lĩnh vực, lãnh thổ, tổ chức và cá nhân
theo những mục tiêu định hướng và hoạch định của nhà nước.
3. LỊCH SỬ NGÀNH THUẾ VIỆT NAM :
3.1. Thời kỳ đầu chưa có chính sách thuế chính thức dưới chính quyền cách mạng (1945-
1950):
− Ngày 10/9/1945, Chính phủ đã ban hành sắc lệnh số 27/SL đặt ra Sở Thuế quan và thuế gián thu
(trực thuộc Bộ Tài Chính) dưới quyền điều khiển của một Tổng giám đốc được bổ nhiệm bằng
sắc lệnh theo đề nghị của Bộ trưởng bộ Tài chính. Sở Thuế quan và Thuế gián thu có nhiệm vụ
xây dựng chính sách và tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thu các loại thuế xuất nhập cảng, các thứ
thuế gián thu (rượu, muối, thuốc lá điếu...). Cụ thể:
• Ở mỗi kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ) có "Sở thuế quan".
• Ở mỗi tỉnh có "Sở chánh thu thuế quan"; dưới sở chánh thu là "Sở tiểu thu" phụ trách các
đồng muối ...
• Ở Hà nội, Đà nẵng, Sài gòn có "Sở tổng thu" tập trung các khoản thu của mỗi kỳ.
• Riêng ở Hải phòng, Đà nẵng, Sài gòn có thanh tra thường trú phụ trách thuế xuất nhập cảng.
(Tổ chức như trên gần giống như tổ chức ngành thương chính thời Pháp thuộc).
Trang 4
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
− Ngày 25/3/1946, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 210-TC thành lập Nha Thuế
trực thu Việt Nam (trực thuộc Bộ Tài chính) có nhiệm vụ nghiên cứu, đề nghị thi hành và kiểm
soát các công việc liên quan đến các loại thuế trực thu (thuế điền thổ, thuế thổ trạch, thuế môn
bài, thuế lương bổng, thuế lãi doanh nghiệp, thuế lợi tức tổng hợp). Cụ thể:
• Ở mỗi kỳ có Nha thuế trực thu cấp kỳ;
• Ở mỗi tỉnh có phòng thuế trực thu.
− Ngày 29/5/1946, Theo sắc lệnh 75/SL, cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính thay đổi. Về
thuế có Nha thuế quan và thuế gián thu; Nha thuế trực thu; Nha trước bạ Công sản - Điền thổ
(sau chuyển thành Nha Công sản - Trực thu - Địa chính được gọi là nha Công - Trực - Địa).
Riêng về thuế quan và thuế gián thu, ở mỗi kỳ có Sở thuế quan, ở mỗi tỉnh có Ty Chánh thu; ở
mỗi khu vực có đồng muối hoặc nguồn thu quan trọng có Ty phụ thu. Thuế trực thu và các loại
thu khác có một phòng trong Uỷ ban hành chính phụ trách.
3.2. Sau khi có hệ thống chính sách thuế mới dưới Chính quyền cách mạng (1951-1958) :
− Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ( 2/1951), Chính phủ đã ban hành hệ thống chính sách
thuế mới, chủ yếu là thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp.
− Ngày 14/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành Nghị định số 55/NĐ thành lập Vụ Thuế Nông
nghiệp (trực thuộc Bộ Tài chính) với nhiệm vụ xây dựng và tồ chức chỉ đạo, quản lý thu thuế
nông gnhiệp. Ở các liên khu tỉnh huyện, cơ quan tài chính trực tiếp phụ trách công tác chỉ đạo,
quản lý thu thuế nông nghiệp trên địa bàn.
− Ngày 17/7/1951, Bộ Tài chính đã ban hành nghị định số 63/NĐ thành lập hệ thống tổ chức
ngành thuế công thương nghiệp bao gồm:
• Ở trung ương: Sở thuế trung ương (Trực thuộc Bộ Tài chính).
• Ở liên khu: Phân sở thu.
• Ở tỉnh: Chi sở thuế.
• Ở tuyến có hoạt động xuất nhập khẩu lớn: Chi sở thuế xuất nhập khẩu.
• Ở huyện, thị xã: Phòng thuế.
− Sở thuế trung ương có nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện việc quản lý thu mọi loại thuế
(trừ thuế nông nghiệp và thuế trước bạ). Tuỳ tình hình dân số, diện tích, sô thuế thu được bình
quân hàng năm, các chi sở thuế, các phòng thuế được chia thành 3 loại: A,B,C. Tùy theo nhu
cầu công tác, phân sở thuế hoặc chi sở thuế có thể tổ chức Ban kiểm soát lưu động, có nhiệm vụ
kiểm tra, kiểm soát hàng vận chuyên trên đường; các phòng thuế được tổ chức các trạm kiểm
soát để tổ chức quản lý, thu thuế ở những nơi có hoạt động buôn bán tập trung (chợ, ga, bến xe,
tàu...).
− Sau khi miền Bắc được giả phóng, tạm thời không có thuế xuất nhập khẩu, mà chỉ có hoạt động
độc quyền ngoại thương đối với khu vực kinh tế quốc doanh, Thủ tướng chính phủ đã có quyết
Trang 5
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
định thành lập cơ quan Hải quan (trực thuộc Bộ ngoại thương) để quản lý hoạt động xuất nhập
khẩu.
3.3. Thời kỳ cải tạo và xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc (1959-1975) :
− Ngày 7/4/1959, Bộ tài chính đã ban hành Nghị định số 144-TC/TCCB về điều lệ tổ chức Bộ Tài
chính, trong đó Sở thuế Trung ương cũ được chuyển thành SỞ THUẾ CÔNG THƯƠNG
NGHIỆP chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế công thương nghiệp, thuế
rượu, thuế muối. Vụ thuế chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách thuế công
thương nghiệp, thuế rượu, thuế muối. Vụ thuế nông nghiệp vẫn tiếp tục chuyên trách về nông
nghiệp.
− Ngày 7/11/1961, Theo nghị đình 197/CP của Chính phủ về tổ chức bộ máy của Bộ Tài chính, tổ
chức ngành thuế cũng thay đổi:
• Sở thuế công thương nghiệp được chuyển thành Vụ THU QUỐC DOANH VÀ THUẾ
chuyên trách xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ thu riêng đối với khu vực kinh tế quốc
doanh và chính sách thuế công thương nghiệp trong khu vực kinh tế tập thể cá thể. Ngành
thuế công thương nghiệp không còn tổ chức theo hệ thống dọc. Ở địa phương, tổ chức thu
quốc doanh và thuế nằm trong cơ quan tài chính.
• Vụ thuế nông gnhiệp được chuyển thành Vụ TÀI VỤ HỢP TÁC XÃ VÀ THUẾ NÔNG
NGHIỆP chuyên trách xây dựng chế độ tài vụ đối với hợp tác xã nông nghiệp và quản lý,
thu thuế nông nghiệp khu vực tập thể cá nhân.
− Ngày 20/3/1974, Theo nghị định số 61/CP của Hội đồng chính phủ ban hành điều lệ về tổ chức
và hoạt động của Bộ tài chính, Vụ thu quốc doanh và thuế cùng với Vụ tài vụ hợp tác xã và thuế
nông nghiệp lại được giải thể để tổ chức:
• CỤC THU QUỐC DOANH: chuyên trách xây dựng chính sách, chế độ quản lý, thu trong
khu vực kinh tế quốc doanh, bảo đảm nguồn thu chủ yếu trong ngân sách nhà nước, các tỉnh
thành phố có các chi cục thu quốc doanh hoạt động sự chỉ đạo của ngành dọc cấp trên.
VỤ THUẾ TẬP THỂ CÁ THỂ: chuyên trách xây dựng chính sách và tổ chức quản lý các loại
thuế đối với khu vực tập thể - cá thể hoạt động công thương nghiệp và thương nghiệp. Ở các địa
phương, các bộ phận chỉ đạo quản lý, thu thuế nằm trong cơ quan tài chính.
3.4. Thời kỳ thống nhất đất nước trước cải càch hệ thống chính sách thuế (1975-1989) :
− Ngày 18/11/1978, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 90-CP sửa đổi tổ chức bộ
máy Bộ Tài chính, trong đó có Vụ thuế tập thể - cá thể được tách ra để thành lập 2 vụ thuế mới:
VỤ THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP và VỤ THUẾ NÔNG NGHIỆP để có điều kiện chỉ đạo,
quản lý, thu thuế cho chuyên ngành đạt hiệu quả hơn.
Trang 6
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
− Ngày 11/10/1980, Chính phủ đã ban hành quyết định 120-CP quy định tổ chức ngành thuế công
thương nghiệp thống nhất với nội dung chủ yếu là:
• Ở Trung ương: Có CỤC THUẾ CON (nằm trong Bộ Tài chính) do cục trưởng phụ trách.
• Ở Tỉnh và cấp hành chính tương đương có các chi cục thuế công thương nghiệp (nằm trong
Sở, Ty Tài chính) do một phó giám đốc hoặc phó trưởng Ty Tài chính phụ trách chi cục
trưởng thuế công thương nghiệp.
• Ở huyện và cấp hành chính tương đương, có phòng thuế công thương nghiệp (nằm trong
Ban Tài chính - Giá cả) do một Phó trưởng ban Tài chính giá cả phụ trách trưởng phòng
thuế công thương nghiệp.
• Ở đầu mối giao thông quan trọng những nơi tập trung hoạt động công thương nghiệp có
trạm hoặc đội thuế công thương nghiệp trực thuộc phòng thuế hoặc chi cục thuế công
thương nghiệp do một trưởng trạm hoặc đội trưởng thuế công thương nghiệp phụ trách.
• Các đơn vị thuế công thương nghiệp được dùng con dấu riêng.
− Ngày 15/7/1983, HĐBT đã ban hành quyết định số 75/CP sửa đổi một số điều trong quyết định
120-CP với nội dung "Ngành thuế công thương nghiệp được tổ chức theo hệ thống dọc từ trung
ương đến quận, huyện". Cụ thể là:
• Bộ Tài chính thì có Cục thuế công thương nghiệp; ở tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương
đương thì có Phòng thuế công - thương nghiệp... . Các đơn vị thuế do một cục trưởng hay
chi cục trưởng, trưởng phòng phụ trách.
• Cơ quan thuế chịu sự chỉ đạo của cơ quan thuế cấp trên và Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Đồng
thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan tài chính địa phương về xây dựng và thực hiện
chỉ tiêu thu thuế công thương nghiệp, chấp hành chính sách chế độ và kỷ luật tài chính của
Nhà nước.
− Cùng ngày, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành Quyết định số 76/HĐBT quy định: "Bộ máy thu
quốc doanh và quản lý tài chính xí nghiệp trung ương được tổ chức theo hệ thống dọc". Ở Bộ
Tài chính có cục Thuế quốc doanh và quản lý Tài chính xí nghiệp Trung ương; ở các tỉnh thành
phố có chi cục hoặc phòng Thuế quốc doanh và quản lý Tài chính xí nghiệp trung ương hay uỷ
nhiệm cho Sở tài chính phụ trách (tuỳ số lượng xí nghiệp phải phụ trách, tổng số thu, tổng số
cán bộ quản lý..). Uỷ ban nhân dân tỉnh thành phố có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của
các đơn vị thu quốc doanh như một đơn vị của trung ương đóng tại địa phương. Cơ quan tài
chính có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thu quốc doanh cùng cấp để kiểm tra, giám sát các
hoạt động kinh tế - tài chính các xí nghiệp quốc doanh trung ương đóng tại địa phương.
− Ngày 31/12/1983, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư số 49-TC/TCCB qui định về tổ chức bộ
máy thuế nông nghiệp, thuộc cơ quan tài chính các cấp. Cụ thể: ở Bộ Tài chính, có Vụ thuế
Trang 7
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
nông nghiệp; ở tỉnh, huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương, có Ban thuế nông nghiệp nằm
trong cơ quan tài chính; ở phường, xã, thị trấn, có ban thuế nông nghiệp nằm trong Uỷ ban nhân
dân.
− Ngày 15/10/1988, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành quyết định số 155/HĐBT và 156/HĐBT qui
định chức năng nhiệm vụ và tổ chức Bộ Tài chính và kiện toàn bộ máy thu quốc doanh và thuế
trong cơ quan tài chính các cấp với nội dung:
• Ở trung ương có Cục Thu quốc doanh, cục thuế công thương nghiệp, cục thuế nông nghiệp
trực thuộc Bộ Tài chính.
• Ở tỉnh hay đơn vị hành chính tương đương: Có chi cục hoặc phòng thu quốc doanh (phụ
trách cả xí nghiệp trung ương và xí nghiệp địa phương); chi cục thuế công thương nghiệp;
chi cục hoặc phòng thuế nông gnhiệp; trực thuộc Sở tài chính;
• Ở huyện hoặc cấp tương đương: có phòng thuế trực thuộc Ban tài chính - thương nghiệp (cơ
quan chuyên môn giúp Uỷ ban nhân dân huyện quản lý về tài chính, giá cả, thương nghiệp).
Cán bộ các tổ chức thu quốc doanh, thuế công thương nghiệp do Uỷ ban nhân dân địa
phương quản lý, bố trí sử dụng theo quy định của Bộ Tài chính về chức danh tiêu chuẩn
nghiệp vụ. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chính quyền địa phương đối với bộ
máy thuế quốc doanh, thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp được gắn chặt chẽ với sự
chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thuế quốc doanh và thuế cấp trên.
3.5. Thời gian thành lập ngành thuế nhà nước thống nhất (từ 1990 đến nay) :
− Ngày 7/8/1990, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành nghị định số 218-HĐBT về việc thành lập
ngành THUẾ NHÀ NƯỚC được hợp nhất từ 3 hệ thống thuế: Thuế quốc doanh; Thuế công -
thương nghiệp; Thuế nông nghiệp.
− Hội đồng quyết định thực hiện sự đổi mới cơ bản về hệ thống tổ chức thống nhất, kiện toàn bộ
máy, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, bảo đảm các mục tiêu cải cách hệ thống thuế mới với hiệu quả
cao nhất.
− Ngành thuế nhà nước được tổ chức qua 3 cấp: (1) Tổng cục thuế; (2) Cục thuế; (3) Chi cục thuế.
Từng cấp được xác định rõ quyền hạn trách nhiệm và sự phân công cụ thể hợp lý giữa cơ quan
thuế ngành dọc cấp trên và chính quyền từng cấp trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện
nghiêm chỉnh chính sách chế độ thuế chung cả nước và trên địa bàn lãnh thổ theo nguyên tắc
song hành lãnh đạo....
Chương II:
THỰC TRẠNG CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM
Trang 8
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
(Giai đoạn từ năm 1990 đến nay)
Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã trải qua 4 giai đoạn cải cách chính sách thuế:
1. Cải cách chính sách thuế Giai đoạn I (1990 – 1995) :
1.1. Nguyên nhân cải cách :
− Hệ thống thuế nước ta được hình thành và phát triển từng bước gắn với sự ra đời và phát triển
của Nhà Nước Việt Nam. Trong những năm đầu xây dựng CNXH ở Việt Nam, ngành thuế đã
đáp ứng nhu cầu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, song nó chưa thực sự là một hệ
thống thuế toàn diện và phát triển, bộc lộ nhiều nhược điểm về bản thân chính sách cũng như tổ
chức thực hiện.
• Các sắc thuế còn chưa đa dạng, bao trùm các tất cả lĩnh vực chủ yếu là thuế nông nghiệp,
một số sắc thuế khác trong khu vực công thương nghiệp áp dụng đối với kinh tế ngoài quốc
doanh, còn đối với xí nghiệp quốc doanh được áp dụng thu tài chính như thu quốc doanh,
chế độ phân phối lợi nhuận.
• Hệ thống hành thu thuế chưa thể hiện sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế quốc doanh
và các thành phần kinh tế còn lại về nghiã vụ đóng góp cho Nhà Nước. Đối với khu vực
kinh tế ngoài quốc doanh, hệ thống thuế ngoài mục tiêu ngân sách còn mang tính cải tạo
XHCN, cho nên thành phần này phải nộp nhiều khoản thuế cho Nhà nước. Do đó chưa
khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngành để tồn tại và phát triển.
• Tổng thu thuế thấp, tỉ lệ đóng góp vào thu ngân sách nhà nước còn chưa cao, không có
nguồn vốn để phát triển cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp nhà nước không nộp thuế mà nộp: thu
quốc doanh và lợi nhuận trích nộp. Các khoản thu này vừa được miễn và giảm nhiều, vừa
được tính trên giá (giá bán buốn công nghiệp) thấp hơn mặt bằng giá thị trường. Do vậy dù
có tỷ lệ trích nộp thu quốc doanh và tỷ lệ nộp lợi nhuận khá cao song số thu vào ngân sách
nhà nước không đáng kể.
• Các chính sách còn chắp vá, thiếu tính hệ thống chặt chẽ, chưa bao quát hết các nguồn thu,
nhưng lại có những mặt chồng chéo trùng lặp.
• Các văn bản chính sách hầu hết ban hành với hình thức dưới Luật nên tính pháp lý chưa cao,
còn tuỳ tiện trong việc xử lý.
• Bộ máy thu thuế phân tán, chưa tạo thành một hệ thống chặt chẽ, thống nhất để chỉ đạo tổ
chức thực hiện các khoản thu.
− Trước những yêu cầu đổi mới của đất nước theo Nghị quyết đại hội Ðảng toàn quốc lần thứ VI
về cơ chế quản lý kinh tế, xã hội, thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa với
Trang 9
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
nước ngoài, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý Nhà Nước theo định hướng lên
CNXH đòi hỏi chính sách thuế phải thay đổi phù hợp với kinh tế thị trường có nhiều thành
phần.
1.2. Mục tiêu cải cách giai đoạn 1990 -1995 :
− Mục tiêu, yêu cầu chủ yếu đặt ra cho thuế là phải bao quát hết mọi nguồn thu, để có thể khai
thác động viên, để thuế có thể trở thành nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế phải có tác dụng
góp phần giải phóng mọi tiềm năng, đảm bảo sự công bằng giữa các thành phần kinh tế, thúc
đẩy việc tổ chức, sắp xếp lại lao động, sản xuất hợp lý, tăng cường hạch toán kinh doanh
XHCN, tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng tích tụ cho cơ sở, tạo điều
kiện nộp thuế được nhiều, góp phần bình đẳng, công bằng xã hội.
− Hệ thống thuế không nên quá phức tạp song cũng phải bao gồm một số sắc thuế nhất định. Mỗi
sắc thuế có chức năng, tác dụng, mục đích khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
tác động qua lại để phát huy tác dụng toàn diện của cả hệ thống thuế.
1.3. Nội dung cải cách giai đoạn 1990 -1995 :
− Trước tình hình thực tiễn của nước ta và tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Quốc hội khoá VIII
kỳ họp thứ 6 cuối năm 1989 đã thông cơ cấu hệ thống thuế mới của nước ta gồm 9 sắc thuế:
thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế XNK, thuế tài
nguyên, thuế thu nhập, thuế nhà đất, chế độ thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp.
Thời gian Quốc
Hội thông qua
Thời gian
ban hành
Thời gian có hiệu
lực thi hành
Thời gian sửa
đổi bổ sung
Luật thuế Xuất khẩu-Nhập
khẩu (hàng mậu dịch và phi
mậu dịch)
26.12.1991 1993
Luật thuế doanh thu 30.06.1990 08.08.1990 01.10.1990 1993,1995
Luật thuế tiêu thu 30.06.1990 08.08.1990 01.10.1990 1993,1995
Luật thuế lợi tức 30.06.1990 08.08.1990 01.10.1990 1993
Luật thuế sử dụng đất nông
nghiệp
1993 1994
Luật thuế chuyển quyền sử
dụng đất
06.1994 01.07.1994
− Pháp lệnh thuế tài nguyên được ban hành 30/03/1990 và có hiệu lực từ 1991.
− Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã ban hành ngày 27/12/1990 có hiệu
lực thi hành từ 01/04/1991 được sữa đổi bổ sung vào tháng 5/1994
− Pháp lệnh thuế nhà, đất được ban hành tháng 9/1992 và được sửa đổi, bổ sung vào tháng 5/1994
Trang 10
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
− Thuế doanh thu:quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để nộp thuế. Do đó nhà nước đánh thuế
trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu
thông đến tiêu dùng.
− Nếu sản phẩm, hàng hóa chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế nhà nước thu cũng tăng
thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu trùng lặp đối với doanh thu đã chịu thuế ở
giai đoạn trước. Điều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng
hóa
1.4. Đánh giá cải cách giai đoạn 1990 -1995 :
1.4.1. Kết quả đạt được:
Thông qua bước cải cách này,hệ thống thuế Việt Nam đã có những thay đổi cơ bản, toàn diện
và sâu sắc. Toàn diện vì hệ thống thuế bao trùm mọi hoạt động kinh doanh và mọi doanh nghiệp
dưới dạng luật mở đường cho tăng cường tính cưỡng chế của thuế; bộ máy hành thu được cải tổ
sâu sắc. Căn bản, cải cách thuế mở ra hướng đi mới trong việc sử dụng thuế làm công cụ quản lí
và điều tiết kinh tế vĩ mô.
• Về mặt kinh tế :
− Qua năm 5 chuyển khai thực hiện chính sách thuế mới, số thu cho NSNN bảo đảm khoản 80
- 90% tổng số thu trong nước, nâng dần tỷ lệ thuế và phí trong GDP từ 12,8% năm 1991 lên
khoản 24% năm 1995. Qua đó bảo đảm về cơ bản yêu cầu chi thường xuyên ngày càng tăng
của NSNN, góp phần giảm tỷ lệ bội chi NS, kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả, dành một
phần tích lũy ngày càng tăng cho xây dựng cơ bản.
− TỶ LỆ ĐỘNG VIÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC SO VỚI GDP
ÐVT 1991 1992 1993 1994 1995
GDP Tỷ đồng 76.707 110.535 136.751 170.258 210.000
Tổng thu NSNN/ GDP % 13,8 19,0 23,2 23,8 25,0
Nguồn: Ðề án "Cải cách bước 2 hệ thống chính sách thuế phù hợp với yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2000", Hà nội ngày 24/5/1995.
− Thực tế trong những năm qua cho thấy thuế đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tổng
nguồn thu ngân sách nhà nước. Từ khi áp dụng các luật về thuế, mức thu thuế và lệ phí
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu ngân sách nhà nước. Ðiều này thể hiện rõ mục
tiêu của Nhà nước khi xây dựng các luật về thuế " ... động viên một phần thu nhập của
người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước..."
− TỶ TRỌNG THUẾ VÀ LỆ PHÍ TRONG GDP QUA CÁC NĂM
ÐVT 1991 1992 1993 1994 1995
Thuế, lệ phí Tỷ đồng 9.844 18.514 28.623 36.410 52.400
Trang 11
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
Thuế, lệ phí/ GDP % 12,8 16,7 21 21,8 24
Thuế/tổng thu NSNN % 92,75 88 90,3 91,8 96,8
Nguồn: Ðề án "Cải cách bước 2 hệ thống chính sách thuế phù hợp với yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2000", Hà nội ngày 24/5/1995
− Cải cách thuế có ý nghĩa quan trọng, sắc bén đối với các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành
phần kinh tế trong nước và các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống thuế được áp
dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế đã góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng xã
hội về nghĩa vụ nộp thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa doanh nghiệp, sản xuất
mở rộng lưu thông, kích thích xuất khẩu và khuyến khích đầu tư trực tiếp từ nước ngoài
− Thúc đẩy các DNNN tăng cường hạch toán kinh tế, thoát dần khỏi khó khăn trong bước đầu
chuyển đổi cơ chế quản lý, khắc phục tình trạng lãi giả, lỗ thật.
− Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu đầu tư và cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công
nghiệp và dịch vụ trong GDP
− Khuyến khích có định hướng mọi doanh nghiệp và cá nhân bỏ vốn đầu tư từ đó thúc đẩy
thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển đúng hướng, bảo vệ sản xuất trong nước, khuyến
khích sản xuất nông nghiệp phát triển,
• Về mặt xã hội :
− Hệ thống thuế bước đầu được áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế và các tầng
lớp dân cư, tạo bình đẳng về nghĩa vụ nộp thuế. Thuế lợi tức góp phần điều tiết hợp lý thu
nhập xã hội.
− Nâng cao tính pháp lý của thuế lên rõ rệt bởi đa số thuế được ban hành dưới dạng luật và
pháp lệnh.
1.4.2. Những tồn tại và hạn chế:
− Hệ thống chính sách thuế còn để sót nhiều điểm quan trọng như: giá trị tài sản thuộc sở hữu
cá nhân, giá trị tài sản chuyển nhượng….
− Kỹ thuật thu và quy định về miễn giảm còn phức tạp
− Còn một số loại thuế phải gánh nhiều mục tiêu, nên không những kém hiệu quả trong hành
thu mà còn gây tâm lý thuế trùng lắp và chồng chéo
− Luật thuế còn chưa đạt tới sự hiệu quả cao, đánh thuế trùng lắp, thuế suất cao, nên vẫn chưa
thực sự khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh
− Chưa phù hợp với các quy định chung về hợp tác quốc tế.
2. Giai đoạn II (1996 – 2000) :
2.1. Nguyên nhân cải cách trong giai đoạn này :
Giai đoạn 1996-2000 là giai đoạn thực hiện cải cách thuế trong bối cảnh nền kinh tế phát triển
theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đất nước bước vào giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trong khu vực và thế
Trang 12
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
giới, tham gia hội nhập quốc tế phải thực hiện bảo hộ có chọn lọc. Các doanh nghiệp hoạt động
trong nền kinh tế đa dạng hoá gồm nhiều loại hình và thuộc nhiều thành phần kinh tế khác
nhau. Hệ thống chính sách thuế qua cải cách bước I vẫn còn những tồn tại nhất định, chưa đáp
ứng được sự phát triển của nền kinh tế.
2.2. Mục tiêu cải cách giai đoạn 1996 -2000
Để phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và
hiện đại hoá đất nước, cuộc cải cách hệ thống thuế bước II được thực hiện nhằm khắc phục
những nhược điểm, tồn tại của cải cách hệ thống thuế bước I, phát huy vai trò của công cụ thuế
trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo tỷ
lệ động viên hợp lý cho NSNN, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp tích tụ vốn để đầu tư,
phát triển và nuôi dưỡng nguồn thu lâu dài. Chính sách thuế tiến tới đơn giản, ổn định, công
bằng.
2.3. Nội dung cải cách giai đoạn 1996 – 2000 :
Nghị quyết Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 (ngày 10/5/1997) đã ban hành Luật thuế giá trị
gia tăng (GTGT) và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có hiệu lực thi hành từ 1/1/1999
thay thế Luật thuế doanh thu, Luật thuế lợi tức. Năm 1998, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB),
Luật thuế XNK cũng được sửa đổi để bảo đảm sự đồng bộ.
a) Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) thay thế thuế doanh thu :
− Thuế GTGT tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng khâu
trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng nên khắc phục được nhược điểm thuế đánh
trùng lắp của thuế doanh thu; thuế được hoàn đối với hàng hoá xuất khẩu sẽ phát huy tốt tác
dụng khuyến khích xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi
trên thị trường quốc tế; thuế GTGT kết hợp với hàng nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với
hàng nhập khẩu, góp phần tích cực bảo vệ hàng sản xuất trong nước; tăng cường hạch toán
kế toán kinh doanh, thúc đẩy việc mua bán hàng hoá thực hiện tốt chế độ hoá đơn để được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào; khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, nâng
cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm…
b) Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thay thế thuế lợi tức :
− Khái niệm "thuế lợi tức" thường được hiểu là loại thuế đánh trên lợi tức kinh doanh. Trong
kinh tế thị trường, các khoản thu của doanh nghiệp rất đa dạng, phong phú, bao gồm cả lợi
tức kinh doanh và các khoản thu không phải từ kinh doanh như các khoản thu về chuyển
nhượng vốn, tài sản, chuyển giao công nghệ... Vì vậy cần thiết phải đổi tên "thuế lợi tức"
thành "thuế thu nhập doanh nghiệp".
Trang 13
Cải cách chính sách thuế ở Việt Nam GVHD: TS. Diệp Gia Luật
− Việc ban hành Luật thuế TNDN nhằm bao quát và điều tiết được tất cả các khoản thu nhập
đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trường; khuyến khích các nhà
đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu
tư phát triển kinh doanh qua các chế độ miễn, giảm thuế; từng bước thu hẹp sự khác biệt về
chính sách thuế để bảo đảm sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh
tế; hệ thống hoá những qui định ưu đãi về thuế trong nhiều luật khác nhau, bảo đảm sự rõ
ràng, thống nhất trong việc thực hiện các chế độ ưu đãi thuế.
− Theo nguyên tắc chung, thuế suất thuế TNDN áp dụng đối với cơ sở kinh doanh trong nước
và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh ở Việt nam không theo Luật đầu tư nước ngoài
tại Việt nam là 32%. Cơ sở kinh doanh có thu nhập cao do lợi thế khách quan mang lại,
ngoài việc nộp theo thuế suất 32%, còn phải nộp thuế thu nhập bổ sung 25% trên phần thu
cao, do lợi thế khách quan mang lại. Đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực, ngành
nghề, địa bàn khuyến khích đầu tư được áp dụng thuế suất 25%, 20%, 15% do Chính phủ
quy định.
c) Về sửa đổi, bổ sung Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu :
− Việc áp dụng Luật thuế GTGT (bắt đầu từ 1/1/1999) cả đối với hàng nhập khẩu đòi hỏi Luật
thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (thuế XNK) phải được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tính
đồng bộ trong các chính sách thuế áp dụng đối với hàng nhập khẩu, không ảnh hưởng đến
hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Đồng thời phải phát huy tác dụng của
thuế XNK khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động xuất khẩu, bảo hộ hợp
lý sản xuất trong nước theo tinh thần bảo hộ có chọn lọc, có điều kiện, có thời hạn, phù hợp
với tiến trình hội nhập quốc tế.
d) Về sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt :
− Mục tiêu khắc phục những tồn tại của thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) hiện hành, bảo đảm yêu
cầu động viên hợp lý cho NSNN.
− Nội dung chủ yếu trong Luật thuế TTĐB mới là: Điều chỉnh các thuế suất đối với thuốc lá
điếu xì gà (từ 32%, 52% và 70% xuống còn 25%, 45% và 65%); đối với rượu từ 75% và
90% xuống còn 55% và 70% (riêng rượu cồn etylic thuộc diện nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với
thuế suất 90% được chuyển sang diện nộp thuế giá trị gia tăng với thuế suất 10%); đối với
bia từ 75% và 90% xuống còn 50%,. 65% và 75%.
− Chuyển các loại pháo không có tiếng nổ từ diện đánh thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế suất 100%)
sang diện đánh thuế giá trị gia tăng (10%);
Trang 14