Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đáp án Cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cho Học sinh Cuộc thi an toàn giao thông cho học sinh THCS, THPT năm 2021 - 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.97 KB, 14 trang )

Đáp án cuộc thi an tồn giao thơng cho nụ cười ngày
mai THCS năm 2022

C UỘC THI TÌM HIỂU AN TỒN GIAO THƠNG

"An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai" cấp trung học cơ sở

Dành cho học sinh

Năm học 2021 - 2022
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……
Ngày tháng năm sinh: ……………………………..
Lớp:………………………………………….………
Trường: ………………………..……………………
Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…
Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…
Email (nếu có) …………………..…………………
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thơng đường bộ?
A. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải
quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật
qua đường.
B. Tại nơi đường giao nhau khơng có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường
cho xe đi từ bên trái.
C. Đối với việc sử dụng làn đường, phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển
với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.



D. Khi có người điều khiển giao thơng thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu
lệnh của người điều khiển giao thơng.
Câu 2: Bình đang điều khiển xe đạp trên đường một chiều, đến gần đoạn đường
giao nhau với ngã tư có cắm biển báo hiệu “cấm rẽ phải”, Bình thấy tín hiệu đèn
xanh bật sáng và một chú cảnh sát giao thông đang đứng hướng về hướng Bình,
ra hiệu lệnh hai tay dang ngang. Trong trường hợp này Bình phải đi như thế nào là
đúng với quy tắc giao thơng?
A. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ nhanh hơn.
B. Tiếp tục điều khiển xe về phía trước với tốc độ chậm hơn.
C. Giảm tốc độ và dừng lại trước vạch dừng xe.
D. Giảm tốc độ, giơ tay xin đường, chú ý quan sát và rẽ sang đường bên phải.
Câu 3. Hằng ngày, bố vẫn chở Hoàng (học lớp 6) đến trường nhưng sáng nay xe bị
hỏng. Bố đã bảo Hồng sang nhờ cơ chú hàng xóm tiện đường đi làm chở Hồng
đi cùng cho kịp giờ (cô chú đi chung xe mô tô). Trong trường hợp này, Hồng có
được đi cùng xe với cơ chú khơng?
A. Khơng được đi chung vì chỉ được chở tối đa một người.
B. Khơng được đi chung vì chỉ được chở thêm 01 trẻ em dưới 7 tuổi.
C. Được đi chung nhưng bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
D. Được đi chung và không cần mũ bảo hiểm.
Câu 4. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn khi điều khiển xe
đạp điện trên đường trơn trượt.
A. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và không phanh gấp.
B. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ nhanh, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và
và không phanh gấp.
C. Thả lỏng tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, giữ đều ga và sẵn sàng phanh gấp khi
trơn trượt.
D. Giữ vững tay lái, di chuyển với tốc độ chậm, tăng giảm ga theo độ trơn của đường và
sẵn sàng phanh gấp khi trơn trượt



Câu 5. Để chuyển hướng an toàn tại nơi giao nhau chúng ta phải thực thực hiện
các bước theo thứ tự nào sau đây?
(1) Bật tín hiệu báo hướng rẽ, quan sát an tồn phía trước và sau. Từ từ chuyển làn
đường.
(2) Xác định hướng rẽ trước khi tới đường giao nhau.
(3) Quan sát an toàn tại nơi giao nhau trước khi đổi hướng.
(4) Thận trọng đổi hướng tại nơi giao nhau, chú ý quan sát.
A. 2 – 3 – 1 – 4
B. 3 – 4 – 2 – 1
C. 2 – 1 – 3 – 4
D. 1 – 3 – 4 – 2
Câu 6. Nhân dịp vừa sinh nhật trịn 16 tuổi, Nam mượn xe mơ tơ của anh trai để
chở bạn

lên thị trấn chơi, cả hai đều đội mũ bảo hiểm và có cài quai. Theo em, trong trường
hợp

trên, ai đã vi phạm quy tắc giao thông an toàn?
A. Nam và bạn của Nam.
B. Nam và anh trai của Nam.
C. Nam.
D. Anh trai của Nam.
Câu 7. Cách ứng xử nào dưới đây thể hiện người lái xe có văn hóa khi tham gia
giao thơng?
A. Điều khiển xe đi trên phần đường, làn đường có ít phương tiện tham gia giao thông,
tránh xa các vụ tai nạn giao thông.
B. Tuân thủ hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch
kẻ đường và nhường đường cho người đi bộ.
C. Thường xuyên sử dụng còi, đèn để yêu cầu các phương tiện tham gia giao thông khác
nhường đường.



D. Đi chậm trên làn đường, phần đường phía bên phải của mình, nhường đường cho các
phương tiện tham gia giao thông khác.
Câu 8. Theo em, quy định nào dưới đây là không đúng quy tắc tham gia giao
thông?
A. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường khơng có hè phố, lề
đường thì người đi bộ được đi dưới lòng đường.
B. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc
có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
C. Trường hợp khơng có đèn tín hiệu, khơng có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho
người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm
an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
D. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao
thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở
ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Câu 9. Biển báo nào dưới đây chỉ dẫn được ưu tiên qua đường hẹp?

A. Biển 1
B. Biển 2 và 3
C. Biển 3
D. Biển 1 và 2
Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo phía trước có chướng ngại vật, người điều
khiển phương tiện cần giảm tốc độ và đi theo chỉ dẫn trên biển báo?


A. Biển 1.
B. Biển 1 và 2.
C. Biển 3.
D. Biển 2 và 3

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Em hãy chỉ ra các lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong những hình ảnh
sau. Trình bày những quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe
đạp, xe đạp điện để đảm bảo an toàn.

Trả lời:
Lỗi vi phạm của các bạn học sinh trong hình ảnh trên là:
Đi dàn hàng 4, hàng 5, và cười đùa khi tham gia giao thông.
Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác.
Quy định của pháp luật về việc tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện để
đảm bảo an tồn:
Khơng đi bên phải theo chiều đi của mình, đi khơng đúng phần đường quy định
Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước


Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ
đường
Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép
Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngồi đơ thị nơi có lề
đường
Chạy trong hầm đường bộ khơng có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ
xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ
Xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ ba xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng
ngang từ hai xe trở lên
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô, điện thoại di động; người ngồi
trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ơ
Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở
người bệnh đi cấp cứu
Điều khiển xe đạp, xe đạp máy buông cả hai tay; chuyển hướng đột ngột trước đầu
xe cơ giới đang chạy; dùng chân điều khiển xe đạp, xe đạp máy

Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của người điều khiển giao thơng hoặc người
kiểm sốt giao thông
Người điều khiển hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang
vác vật cồng kềnh; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Đi xe bằng một bánh đối với xe đạp, xe đạp máy; đi xe bằng hai bánh đối với xe
xích lơ;
......
Câu 2. Em hãy lựa chọn và thực hiện một biện pháp tuyên truyền để nâng cao ý
thức tham gia giao thông an toàn bằng xe đạp, xe đạp điện cho các bạn học sinh
trong trường em. (Có thể lựa chọn hình thức tuyên truyền như vẽ tranh, sáng tác thơ,
viết bài tuyên truyền, thiết kế khẩu hiệu, làm video…..)
Trả lời:
Mỗi khi chúng ta được đọc báo, hay nghe những thông tin về tai nạn giao thơng cũng
khiến cho chúng ta có sự đau xót khơn ngi. Đây là một vấn đề khá lớn đối với những
đất nước đang phát triển như chúng ta. Mỗi năm hàng ngàn người bị thương vong do tai
nạn giao thông. Vậy nên khi tham gia giao thông chúng ta cần phải nâng cao trách nhiệm
của bản thân đặc biệt là thế hệ trẻ, những “ chủ nhân tương lai của đất nước”.
Với những học sinh trung học như chúng ta việc khi tham gia giao thông bằng phương
tiện xe đạp hay xe đạp điện thì việc bảo vệ an tồn cho bản thân và cho gia đình là điều
vô cùng cần thiết. Chúng ta mỗi khi tham gia giao thông cần phải tuân thủ những quy
định của luật giao thông. Không đi ngược chiều, không dàn hàng hai hàng 3. Khi đến ngã
ba, ngã tư có đèn xanh đèn đỏ thì cần phải dừng lại. Đi đúng đường quy định cho xe đạp


và xe đạp điền. Nếu không chúng ta sẽ phải chứng kiến những tai nạn thương tâm, đó sẽ
là một nỗi đau của những người thân yêu xung quanh chúng ta.
Chúng ta không những phải tham gia giao thông an toàn, mà bạn hãy là những tuyên
truyền viên cho đến cho bạn bè, người thân về việc tuân thủ giao thơng. Nếu khi thấy
hành vi vi phạm bạn có thể khuyên, hoặc nhắc nhở họ.


Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày
mai THPT năm 2022

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TỒN GIAO THƠNG

"An tồn giao thơng cho nụ cười ngày mai" cấp trung học phổ thông

Năm học 2021 - 2022
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên: ……………….......Giới tính: .........……
Ngày tháng năm sinh: ……………………………..
Lớp:………………………………………….………
Trường: ………………………..……………………
Địa chỉ nhà trường: ……......…..Tỉnh .…...........…
Số điện thoại di động: ………..Nhà riêng…......…
Email (nếu có) …………………..…………………
PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Người khuyết tật, người già yếu tham gia giao thông, các phương tiện phải
nhường đường như thế nào là đúng quy tắc giao thông?
A. Các phương tiện phải bấm còi để báo hiệu cho người già yếu, người khuyết tật biết và
phóng nhanh qua.
B. Các phương tiện phải giảm tốc độ nhường đường cho người đi bộ, người khuyết tật,
người già yếu tham gia giao thông.


C. Các phương tiện bấm còi nhiều lần để người khuyết tật, người già yếu biết.
D. Các phương tiện phóng nhanh qua nơi có người khuyết tật, người già yếu.
Câu 2. Linh đang điều khiển xe đạp điện trên đường về nhà, đến đoạn đường giao

nhau với đường sắt không có rào chắn thì xe của Linh bị hỏng, trong trường hợp
này, Linh cần phải xử lý như thế nào để bảo đảm an tồn?
A. Để xe ở đó và tìm người hỗ trợ sửa xe giúp mình rồi đi tiếp.
B. Để xe ở đó và tìm cách báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất.
C. Di chuyển xe ra ngoài khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 4 mét rồi và tìm
người hỗ trợ sửa xe giúp mình.
D. Di chuyển xe ra ngồi khu vực đường sắt cách đường ray gần nhất 5 mét rồi và tìm
người hỗ trợ sửa xe giúp mình.
Câu 3. Để bảo đảm an toàn, người lái xe nên chọn cách xử lý nào dưới đây khi
quan sát

phía trước thấy người đi bộ sang đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người
đi bộ?
A. Tăng tốc độ để vượt qua trước người đi bộ.
B. Tăng tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho
người đi bộ
C. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trước vạch dừng xe để nhường đường cho
người đi bộ.
D. Giảm tốc độ, có thể dừng lại nếu cần thiết trên vạch dừng xe để nhường đường cho
người đi bộ.
Câu 4. Em đang đạp xe đến trường, thấy xe ngược chiều có tín hiệu báo hướng rẽ
trái cắt ngang hướng di chuyển của em, em phải chọn cách xử lí nào để bảo đảm
an toàn?
A. Giảm tốc độ hoặc dừng lại để nhường đường cho phương tiện đó rồi tiếp tục di
chuyển.
B. Đi nhanh hơn để vượt qua phương tiện có tín hiệu báo rẽ trái.
C. Đi sang phía giữa đường để tránh phương tiện có tín hiệu báo hướng rẽ trái.


D. Đi vào sát lề đường để tránh phương tiện có tín hiệu rẽ trái.

Câu 5. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây để điền vào chỗ
chấm

............. của đoạn thông tin về quy tắc vượt xe khi tham gia giao thông.

Khi vượt, các xe phải vượt về (1)……… (trừ các trường hợp được quy định trong Luật
Giao thông đường bộ). Xe đi với tốc độ (2)…….. phải đi về bên phải, khi có xe xin vượt,
nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải (3)………, đi sát
về (4)……… bên phải của phần xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được
gây trở ngại đối với xe xin vượt
A. (1) bên trái – (2) cao hơn – (3) duy trì tốc độ – (4) phần đường.
B. (1) bên phải – (2) thấp hơn – (3) tăng tốc độ – (4) làn đường.
C. (1) bên trái – (2) thấp hơn – (3) giảm tốc độ – (4) phần đường.
D. (1) bên phải– (2) cao hơn – (3) chuyển hướng – (4) làn đường.
Câu 6. Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt chỉ có đèn tín hiệu
hoặc chng báo hiệu, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng hoặc có tiếng chng
báo hiệu, người tham gia giao thông phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tính từ
ray gần nhất là bao nhiêu mét?
A. Tối thiểu 5 mét.
B. Tối đa 5 mét.
C. Tối thiểu 3 mét.
D. Tối đa 3 mét.
Câu 7. Hãy lựa chọn phương án đúng nhất để bảo đảm an toàn về sử dụng phanh
khi điều khiển mô tô, xe gắn máy?
A. Sử dụng đồng thời cả hai phanh, giữ nguyên ga, giữ xe cân bằng.
B. Sử dụng phanh sau trước sau đó sử dụng phanh trước, giảm ga, giữ xe cân bằng.
C. Sử dụng phanh trước sau đó sử dụng phanh sau, giảm ga, giữ xe cân bằng.
D. Sử dụng kết hợp giảm ga, phanh trước phanh sau sử dụng đồng thời. Không sử dụng
phanh một cách đột ngột



Câu 8. Minh đang điều khiển xe đạp đến trường, đi đến đoạn đường giao nhau có
báo hiệu đi theo vòng xuyến. Trong trường hợp này, Minh cần lựa chọn cách đi
nào sau đây để không gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông?
A. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
B. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
C. Minh phải tăng tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.
D. Minh phải giảm tốc độ và nhường đường cho xe đi đến từ bên phải.
Câu 9. Em hãy sắp xếp thứ tự các bước vượt xe an toàn cho phù hợp.
(1) Kiểm tra an tồn phía trước và kiểm tra an tồn phía sau qua gương chiếu hậu hai
bên.
(2) Kiểm tra an tồn một lần nữa khi xe phía trước đã nhường đường. Tăng tốc độ để

vượt, giữ khoảng cách bề ngang với xe bị vượt, trong khi vượt dùng còi báo hiệu để

báo hiệu cho xe bị vượt biết bạn đang vượt.
(3) Bật tín hiệu chuyển hướng bên trái báo hiệu chuyển hướng và dịch chuyển đầu sang
trái.
(4) Duy trì tốc độ ổn định phía sau xe định vượt, giữ khoảng cách an toàn với xe định
vượt.
A. 2 – 3 – 1 – 4
B. 1 – 4 – 2 – 3
C. 4 – 3 – 1 – 2
D. 4 – 1 – 3 – 2
Câu 10. Biển báo nào dưới đây báo hiệu giao nhau với đường không ưu tiên?

A. Biển 1 và 2


B. Biển 2

C. Biển 3
D. Biển 2 và 3
PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1: Em hãy phân tích lỗi vi phạm giao thông của các bạn học sinh trong ảnh
dưới đây. Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với
em, em sẽ làm gì?

Trả lời:
Phân tích lỗi vi phạm giao thơng của các bạn học sinh trong ảnh:
Theo hình ảnh trên, lỗi vi phạm an tồn giao thơng có thể thấy rõ nhất là hành vi đi xe
máy không đội mũ bảo hiểm. Ngoài ra việc lái xe máy bằng một tay, tuy pháp luật chưa
có quy định cụ thẻ về hành vi này nhưng đây được coi là hành vi rất nguy hiểm khi tham
gia giao thông. Khi điều khiển xe bằng một tay, việc xử lý tình huống đột xuất trên đường
khơng thể an tồn, tai nạn bất thường có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông
sẽ bị xử phạt như sau:

STT

Đối tượng bị xử phạt

Mức phạt theo NĐ 100 (đang có
hiệu lực)

1

Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

200.000 - 300.000 đồng


2

Người điều khiển xe đạp máy, xe đạp điện

200.000 - 300.000 đồng


3

Người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy,

200.000 - 300.000 đồng

xe máy điện

Giả sử người điều khiển xe trong trường hợp này là bạn cùng lớp với em, em sẽ
làm như sau:
Việc tun truyền an tồn giao thơng hiện nay không chỉ đơn thuần là nhiệm vụ của cơ
quan chức năng và nhà trường mà nó là nhiệm vụ của tồn xã hội để xây dựng văn hóa
tham gia giao thơng đúng luật và an tồn.
Nếu là người bạn của người điều khiển xe máy trên hình trên đây, em thấy mình cần phải
có trách nhiệm khun bảo và tun truyền các kiến thức an tồn giao thơng cho bạn
mình để bạn có những nhận thức và hành động đúng đắn khi tham gia giao thông nhằm
đảm bảo an tồn cho mình và những người khác khi lưu thông trên đường.
Đặc biệt, việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, mô tô giúp giảm thiểu hậu quả do tai nạn
giao thông gây ra, đặc biệt là giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị TNGT.
Điều này cho thấy, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy là vô
cùng quan trọng và rất cần thiết.
Thực tiễn cho thấy, tác dụng to lớn của việc đội mũ bảo hiểm đối với người tham gia giao
thông bằng môtô, xe gắn máy. Tuy nhiên, để việc đội mũ bảo hiểm trở thành thói quen

của mọi người khơng phải “một sớm, một chiều” là có được, mà phải là một q trình, có
sự kết hợp chặt chẽ, đồng bộ của cơng tác tuyên truyền, giáo dục kết hợp với những chế
tài đồng bộ và kiên quyết. Hơn ai hết, chính những người tham gia giao thông bằng
môtô, xe gắn máy phải nâng cao nhận thức, có ý thức biết tự bảo vệ mình. Đội mũ bảo
hiểm là thể hiện trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Mọi người hãy tự giác thực
hiện.
Câu 2: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền về chủ đề giáo dục an toàn giao
thơng đường bộ cho các bạn trong trường em (có thể lựa chọn vẽ tranh, sáng tác
thơ, làm video, …). Thực hiện và viết báo cáo ngắn gọn về kết quả thực hiện sản
phẩm tuyên truyền đó.
Trả lời:
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên bao nhiêu thì các
phương tiện giao thơng hiện đại càng phổ biến bấy nhiêu kéo theo đó là sự đông đúc trên
đường phố cùng với tai nạn giao thông ngày càng tăng lên đáng kể. Vì vậy, vấn đề an
tồn giao thơng thực sự là một vấn đề quan trọng của nhân loại.


An tồn giao thơng là cụm từ dùng để chỉ các hành vi văn hóa khi tham gia giao thơng
bao gồm việc chấp hành luật giao thơng và phải có ý thức trách nhiệm khi tham gia giao
thông. Không chỉ là một thuật ngữ pháp luật, an tồn giao thơng cịn là sự an tồn đối với
người tham gia giao thông trên mọi phương tiện.
Hiện nay, mỗi ngày chúng ta có thể thống kê được rất nhiều những vụ tai nạn giao thông
để lại nhiều hậu quả đáng buồn. Tại sao việc an tồn giao thơng lại khó đến vậy? Nguyên
nhân điều này là do đâu? Đó là do người dân khơng chỉ chủ quan mà cịn thiếu ý thức
trách nhiệm trong khi tham gia giao thông, chỉ chấp hành luật khi thấy có cơng an giao
thơng, nếu sơ hở là sẵn sàng vượt đèn đỏ, phóng nhanh, lạn lách, đánh võng, không đội
mũ bảo hiểm,… Rất nhiều xe lưu thông trên đường mà không bao giờ dùng tới xi nhanh,
đèn hiệu, cịi,… Nhất là tình trạng người tham gia giao thơng có nồng độ cồn vượt q
mức quy định ảnh hưởng đến sự tỉnh táo của tay lái và gây tai nạn. Những tai nạn gây ra
hầu hết đều là do sự vơ ý thức của chính người dân và đã thiệt hại rất nhiều về người và

của.
Khơng ít những trường hợp mà mẹ mất con, con mất cha, gia đình đau xót, cá nhân mất
mát sau những tai nạn như vậy, người cịn sống cũng ít nhiều để lại những hậu di chứng
về sau. Đó đều là mất mát do tai nạn giao thông gây nên.
Để lại nhiều hậu quả đau lịng như vậy, rõ ràng an tồn giao thơng đóng một vai trị quan
trọng cho cá nhân và cho xã hội. Việc chấp hành các nội dung trong điều luật về an tồn
giao thơng sẽ góp phần giảm thiểu số vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra một cách đáng kể. Tai
nạn giảm thiểu, số người chết và bị thương do những tai nạn gây ra cũng giảm theo và
bớt đi phần nào những nỗi đau đớn mất mát mà gia đình và cá nhân phải chịu đựng khi
có một người vì tai nạn giao thơng mà mất đi sinh mạng hoặc di tật cả đời.
Thêm vào đó, giảm thiểu tai nạn giao thơng cũng là giảm thiểu chi phí do việc này gây ra.
Đối với một xã hội mà an tồn giao thơng được giữ vững, luật giao thông được chấp
hành, người tham gia giao thông có ý thức và an tồn thì nhất định là một xã hội ngày
càng đi lên. Mỗi chúng ta để thực hiện được an tồn giao thơng thì cần tự xác lập cho
mình ý thức trách nhiệm về việc chấp hành những quy định khi tham gia giao thông. Quy
định được đặt ra không chỉ để chấp hành mà là những quy chuẩn nhất định để bảo vệ sự
an toàn của chúng ta vì vậy hãy chấp hành nó là vì sự an tồn của chính mình, đừng đối
phó hay chống đối, điều này khơng có ích lợi cho ai cả. Những điều như không vượt đèn
đỏ, tốc độ đúng quy định, khơng dùng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông,… cần
được nghiêm túc chấp hành để tạo nền móng cho một xã hội văn minh, an tồn.
Nhưng ngày nay, không thiếu những hành vi coi thường luật giao thông để rồi gây ra
những hậu quả đáng tiếc cho gia đình và xã hội. Những hành vi ấy nhất định cần có biện
pháp xử lí đích đáng. “Phía trước tay lái là cuộc sống”. Hãy nhớ khẩu hiệu đó và ln có
ý thức trách nhiệm giữ an tồn giao thông cho người khác ở mọi lúc mọi nơi.




×