Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đáp án cuộc thi an toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.48 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CUỘC THI TÌM HIỂU AN TOÀN GIAO THÔNG
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" cấp THCS
Dành cho học sinh
Năm học 2017-2018
(Bài thi gồm 02 phần: Trắc nghiệm và tự luận)
Họ và tên:
…………………….………….......Giới tính: ………….…......
Ngày tháng năm sinh: …………………………………………………….…………....
Lớp:
…………………………………………………….…………....
Trường:
………………………..……………….…...…..………….........
Địa chỉ nhà trường:

…………….……………………..Tỉnh .…................................

Số điện thoại di động: …………….……………………..Nhà riêng…......…...............
Email (nếu có)

…………………..………………………….…...…..………….

PHẦN 1: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
(Em hãy khoanh tròn vào 01 phương án đúng nhất)
Câu 1. Người có văn hóa giao thông không thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Giúp đỡ người già, em nhỏ, người khuyết tật, người bị tai nạn giao thông.
B. Đeo tai nghe, nghe nhạc khi điều khiển xe đạp, xe đạp điện.
C. Nhường chỗ cho người già, phụ nữ mang thai, em nhỏ, người khuyết tật trên xe buýt.
D. Đội mũ bảo hiểm, cài quai đúng cách khi đi xe đạp, xe đạp điện hoặc ngồi phía
sau xe máy.


Câu 2. Hành vi nào sau đây vi phạm quy tắc giao thông đường bộ?
A. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình.
B. Đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu
đường bộ.
C. Đi xe dàn hàng ba, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
D. Ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Câu 3. Lựa chọn các từ theo thứ tự ở các phương án dưới đây, điền vào chỗ ..........
sao cho hợp lí về quy tắc đi xe đạp và xe đạp điện an toàn.
(1) Đi vào phần đường, làn đường dành cho xe đạp, xe thô sơ. Đi………….. theo
chiều đi của mình.
(2) Tuân thủ tín hiệu …………... và các hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
(3) Giảm…………..., đưa ra tín hiệu báo hướng rẽ nếu chuyển hướng.
(4) Chú ý quan sát …………….. ở mọi phía (trái, phải, trước, sau) khi thấy không có
xe nào đang đến gần mới đi qua nhưng vẫn chú ý quan sát.
1‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


A. bên trái – biển báo giao thông – quan sát – an toàn
B. bên trái – biển báo giao thông – tốc độ –các phương tiện
C. bên phải – đèn giao thông – tốc độ – an toàn
D. bên phải – đèn giao thông – quan sát – các phương tiện
Câu 4. Tư thế nào dưới đây là an toàn đối với người ngồi sau xe đạp, xe đạp điện và
xe máy ?
A. Sử dụng ô để che nắng, mưa cho người điều khiển xe.
B. Ngồi quay lưng lại với người lái xe để có thể quan sát khung cảnh phía sau.
C. Có hành động đùa nghịch người điều khiển xe.
D. Ngồi ngay ngắn trên phần yên dành cho người ngồi sau, hai tay ôm vừa chặt
thắt lưng người điều khiển xe, hai chân đặt lên phần để chân ở bánh sau.
Câu 5. Hành vi tham gia giao thông nào dưới đây không an toàn?
A. Đi bộ trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì

người đi bộ phải đi sát mép đường.
B. Băng qua dải phân cách, đi bộ dưới lòng đường, sát mép đường, đeo tai nghe
khi tham gia giao thông.
C. Mặc áo sáng màu hoặc áo phản quang vào buổi tối khi đi bộ để người tham gia
giao thông dễ nhận ra mình.
D. Đi bộ qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt,
hầm dành cho người đi bộ và tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
Câu 6. Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người đi bộ vượt qua dải phân cách hoặc đi
qua đường không đúng nơi quy định thì bị phạt tiền như thế nào?
A. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng.
B. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
C. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
D. Không bị xử phạt.
Câu 7. Theo Luật Giao thông đường bộ, người điều khiển xe đạp chỉ được chở một
người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em mấy tuổi thì được chở tối đa hai người?
A. Dưới 7 tuổi.

B. Trên 7 tuổi.

C. Không quy định tuổi.

D. Không được chở hai người.

Câu 8. Gặp biển nào dưới đây người điều khiển xe đạp không được phép đi vào?








A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 2 và 3

2‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


Câu 9. Biển báo nào dưới đây cảnh báo nguy hiểm phía trước có đường dành cho
người đi bộ cắt ngang?

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Biển 4

Câu 10. Theo hướng mũi tên, những hướng nào dưới đây người điều khiển xe đạp
điện được phép đi?

A. Hướng 1 và 2.

B. Hướng 2 và 3.


C. Hướng 1 và 3.

D. Hướng 1, 2 và 3.

PHẦN 2: CÂU HỎI TỰ LUẬN: Chọn 1 trong 2 câu dưới đây
Câu 1. Vận dụng kiến thức đã học về chương trình “An toàn giao thông cho nụ cười
ngày mai” cấp THCS, hãy nêu những sáng kiến của bản thân để tuyên truyền nâng cao ý
thức tham gia giao thông an toàn đối với các bạn trong trường hoặc cư dân nơi em đang
sinh sống.
Câu 2. Đọc tình huống dưới đây:
Nhân dịp được bố mẹ mua cho chiếc xe đạp điện mới để đi học, bạn A, học lớp 8C,
mời hai người bạn thân của mình đi ăn kem. Sau giờ tan học, bạn A đèo hai bạn đến quán
kem gần trường và cả ba bạn không đội mũ bảo hiểm. Trên đường đi, do mải nói chuyện
nên bạn A đã lao xe vào ổ gà và bị ngã ra đường, cả 3 bạn đã được người dân đưa vào trạm y
tế gần đó để sơ cứu, rất may là 3 bạn chỉ bị trầy sát và xe bị hư hỏng nhẹ.
a. Hãy nhận xét về hành vi tham gia giao thông của 3 bạn trong tình huống trên và
nêu rõ những lỗi các bạn mắc phải.
b. Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống trên tham gia giao thông như thế nào để
đảm bảo an toàn?
3‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


Bài làm
Câu 1: Sáng kiến của bản thân để tuyên truyền nâng cao ý thức tham gia giao
thông an toàn đối với các bạn trong trường hoặc dân cư nới em đang sinh sống
là:

- Tổ chức Tham gia các trò chơi lớn: (nội dung liên quan đến an
toàn giao thông)
+ Nối biển báo với nội dung phù hợp

+ Bịt mắt đoán tranh an toàn giao thông
+ Đố vui các luật về an toàn giao thông
+ Thi hát về an toàn giao thông

- Nối nhịp nghĩa tình
+ Quyên góp tiền hỗ trợ các bạn có hoàn cảnh khó khăn
+ Quyên góp tiền giúp đỡ gia đình các nạn nhân bị tai nạn giao
thông.



 Các hoạt động tổ chức lớn hàng năm của câu lạc bộ
- Tổ chức diễu hành vì an toàn giao thông mỗi năm một lần vào tháng 9

+ Thời gian: vào cuối tháng 9, sau khi khai giảng 1 tháng
(chú ý: không phải giờ cao điểm, chọn vị trí diễu hành và đứng hợp
lý tránh ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông và làm
việc xung quanh)
+ Địa điểm: diễu hành truyên truyền an toàn giao thông trên các con
đường chính của thành phố, và hát ca khúc tuyên truyền của câu lạc
bộ.
4‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


+ Thành phần: Bao gồm các thành viên trong câu lạc bộ sẽ cùng
nhau hóa trang và diễu hành.
-

Tổ chức cuộc thi “Sưu tầm ảnh về an toàn giao thông trên đường đi
học”

+ Yêu cầu: Lập một facebook riêng cho cuộc thi thông qua trang
facebook của Đoàn trường để tất cả các bạn cùng tham gia.

+ Phụ trách kiểm soát nội dung và trao giải thưởng: Câu lạc bộ an toàn
giao thông của trường.
+ Thời gian tổ chức: Cả năm học
+ Giải thưởng: trao 3 giải hàng tháng cho các tác phẩm lần lượt có:
- Có tên cho ảnh sưu tầm hay
- Có số lượng like lớn từ các bạn học sinh
- Có số lượng bình luận quan tâm trên ảnh lớn.
Đồng thời cộng điểm thi đua cho các tập thể lớp có cá nhân có tác phẩm đạt
giải.
+ Nội dung cuộc thi: các cá nhân hoặc tập thể lớp của trường có thể nộp tất
cả những ảnh liên quan đến an toàn giao thông cho câu lạc bộ
- Ảnh chụp ở cuộc sống đời thường (trên đường đi học về, trước
nhà, sau ngõ …)
- Ảnh không được dựng cảnh
- Đặt tên cho ảnh khi nộp
- Tổ chức cuộc thi diễn kịch “An toàn giao thông vì nụ cười ngày
mai”
+ Yêu cầu: Mỗi lớp tham gia đóng góp 1 tiết mục
+ Phụ trách kiểm soát nội dung và trao giải thưởng: Câu lạc bộ an toàn
giao thông của trường.
5‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


+ Thời gian tổ chức dự kiến: Cuối học kì 1 – sau khi các bạn hs đã thi học kì
xong.
+ Giải thưởng: trao 3 giải các lớp có tác phẩm hay ấn tượng, có ý nghĩa
sâu sắc liên quan đến nội dung của cuộc thi.

Đồng thời cộng điểm thi đua cho các tập thể lớp có cá nhân có tác phẩm đạt
giải.
+ Nội dung cuộc thi: Mỗi lớp tham gia đóng góp tối thiểu 1 tiết mục liên
quan đến an toàn giao thông.
* Tổ chức các CLB về an toàn giao thông
- Mở các CLB về an toàn giao thông: Đây là một câu lạc bộ bổ ích, cung
cấp nhiều kiến thức cho các bạn về An toàn giao thông, để các bạn có thể
tham gia giao thông một cách đúng luật và an toàn nhất.
- Cho các bạn biết về tình hình tai nạn giao thông hiện nay: hằng
năm, tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con người.

Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn đáng báo động đối với
toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Và một trong những nguyên
nhân chính gây ra tai nạn giao thông là sự hạn chế về hiểu biết và ý thức của
người dân trong đó thanh niên là đối tượng than gia giao thông đông nhất
hiện nay.
Vì vậy mỗi cá nhân cần tự tìm hiểu và trang bị cho bản thân mình
6‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


những kiến thức cần thiết nhất về Luật Giao thông đường bộ và An toàn giao
thông đường bộ. Với các bạn học sinh hiện còn đang ngồi trên ghế nhà trường
thì các bạn sẽ không có đủ thời gian và điều kiện để đến các lớp học về Luật
an toàn giao thông được nên Câu lạc bộ An toàn giao thông sinh hoạt ngay tại
trường học chính là một Câu lạc bộ vô cùng phù hợp với các bạn.
- Mỗi tuần các bạn sẽ chỉ cần bỏ ra 2 tiếng đồng hồ đến trường vào
sáng ngày chủ nhật tham gia Câu lạc bộ nhưng lại có thể thu được về cho
bản thân rất nhiều những kiến thức bổ ích như:
* Thế nào là tai nạn giao thông? Và tác hại to lớn của nó là gì?
Tai nạn giao thông là sự va chạm mạnh giữa những phương tiện tham

gia giao thông với nhau, gây thiệt hại nghiêm trọng về con người và vật
chất. Tai nạn giao thông có thể gây thiệt mạng, tàn tật cho con người dẫn
đến mất sức lao động cho xã hội và mất mát về mặt tình cảm cho gia đình.
Ngoài ra, tai nạn giao thông còn gây thiệt hại của cải cá nhân và công cộng.
* Nguyên nhân xảy ra tình trạng tai nạn giao thông hiện nay?

Thật ra, nguyên nhân sâu xa của tai nạn giao thông chính là sự thiếu ý
thức và thiếu hiểu biết của con người tham gia giao thông, trong đó học sinh,
sinh viên chiếm số lượng đông nhất. Những đối tượng này hoặc chưa có đủ
kiến thức về an toàn giao thông hoặc chưa hoàn toàn có ý thức chấp hành
Luật. Có những học sinh biết rõ Luật nhưng cố tình vi phạm. Mặc dù biết phải
dừng xe khi đèn đỏ nhưng thay vì làm thế các học sinh này lại cố phóng
7‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


nhanh để vượt đèn đỏ. Các học sinh ấy không biết rằng chỉ để tiết kiệm vài
giây mà họ có thể đánh đổi bằng mạng sống của mình. Lại có những học sinh
chưa đủ tuổi để điều khiển xe máy trên 50 phân khối nhưng đã đi xe đến
trường, không chỉ có thế những học sinh này còn tổ chức đua xe dẫn đến
những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Hay có trường hợp rất phổ biến ở trường học
hiện nay là học sinh
đến trường bằng xe đạp điện, hoặc được phụ huynh đưa đi không đội mũ bảo
hiểm mặc dù biết đó là quy định của Nhà nước và cũng là nội quy nhà trường.
Như chúng ta đã biết rằng số lượng học sinh tham gia giao thông là khá đông.
Vào các giờ tan trường lượng người tham gia giao thôngtăng lên làm cho các
làn đường trở nên đông đúc, chật hẹp. Đã vậy, một số học sinh còn tụ tập
thành nhóm trước cổng trường, ven các vỉa hè, con lươn gây ách tắc giao
thông và va quẹt lẫn nhau rất dễ dẫn đến tai nạn.
Và đặc biệt là học sinh, sinh viên rất hay dàn hàng ngang giữa lòng đường cản
trở các phương tiện khác tham gia giao thông, dẫn đến tình hình hỗn loạn trên

đường phố.
- Khi trình bày những nội dung này, Câu lạc bộ sẽ đưa kèm những hình ảnh
cụ thể về những tai nạn thương tâm, những vết thương không bao giờ lành lại
của những nạn nhân của tai nạn giao thông. Cùng với đó là những hình ảnh
ứng xử giao thông không đẹp trong nhân dân. Để các bạn học sinh tự nhận ra
những điểm sai trái trong hành vi tham gia giao thông của bản thân.
+

Em sẽ mời những chú Cảnh sát giao thông ở địa phương tới

tham gia những buổi tuyên truyền về Luật giao thông để các bạn được hiểu
một cách rõ ràng nhất về Tai nạn giao thông và Luật an toàn giao thông.

8‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


*Đi kèm với đó là những trò chơi bổ ích về An toàn giao thông như:
+ Quan sát màn hình và trả lời câu hỏi đúng sai về an toàn giao thông.
+ Đèn hiệu giao thông.
+ Ghép biển báo.
+ Phân loại các phương tiện giao thông theo vùng hoạt động.
1. Trò chơi 1: Quan sát màn hình và trả lời câu hỏi đúng sai
a. Mục đích :
- Giúp học sinh nắm vững luật đi đường và tín hiệu của đèn giao thông ở ngã tư
đường phố.
- Củng cố một số hiểu biết về luật giao thông đường bộ.
- Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
b. Chuẩn bị :
+ 1 màn hình và 1 đầu đĩa
+ 1 đĩa hình có quay các tình huống về luật lệ ATGG

VD 1 số tình huống về luật lệ ATGT:
+ Đèn xanh bật , 3 mẹ con cùng sang đường. Mẹ và bé gái đi theo vạch phấn
trắng. Còn bé trai chạy dưới lòng đường. Trong tình huống này , ai đúng? Ai sai?
Vì sao?
Có 2 bạn gái và 2 bạn trai đèo nhau trên xe đạp đi trên đường. Bạn gái ngồi
sau túm áo bạn. Còn bạn trai đứng trên yên xe bám vào vai bạn trai kia. Trong tình
huống này , ai đúng? Ai sai? Vì sao?
+ 3 xắc xô
c. Luật chơi :
- Đội nào lắc xắc xô ( hoặc chuông ) nhanh hơn đội đó sẽ giành được quyền trả
lời. Nếu trả lời chưa đúng đội khác sẽ được trả lời.
- Tình huống mà các đội chơi không trả lời được sẽ mời các bạn khán giả
tham dự trả lời ( câu trả lời đúng sẽ có quà tặng ) d.Cách
chơi :
- Chia học sinh ra làm 3 đội , mỗi đội 3 học sinh.
- Khi màn hình bật lên , học sinh phải quan sát màn hình và trả lời câu hỏi của
9‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 2017-2018


cô. Sau đó , học sinh phải lắc xắc xô thật nhanh để giành quyền trả lời cho
các tình huống về luật lệ ATGT.
- Các học sinh trong đội cùng tham gia trả lời câu hỏi.
- Đội nào trả lời đúng đội đó sẽ được thưởng 1 phần quà.
e.ứng dụng :
Trò chơi này đựoc ứng dụng vào tiết học tìm hiểu về luật lệ ATGT hoặc vào hội thi
tìm hiểu về luật lệ ATGT.
2. Trò chơi 2 : Ô số kì diệu
a. Mục đích :
- Giúp học sinh ôn lại các bài hát , bài thơ có nội dung về giáo dục luật lệ ATGT.


- Tạo phản ứng nhanh nhạy và khả năng diễn đạt trước đông người.
- Ôn luyện các chữ số từ 1 đến 6.
b. Chuẩn bị :
Một bảng có gắn các ô số , đằng sau các ô số là các hình ảnh về phương tiẹn hoặc
luật lệ giao thông.
- Các ô số
ô số 1 hình ảnh là 1 chiéc thuyền
ô số 2 hình ảnh là 2 bạn nhỏ đèo nhau trên xe đạp ô
số 3 hình ảnh là mọi người đang đi bộ trên vỉa hè ô
số 4 hình ảnh là 1 chiếc ô tô
ô số 5 hình ảnh là 1 ngã tư đường phố
ô số 6 hình ảnh các phương tiện giao thông đi phía tay phải
c.Cách chơi :
- Học sinh chọn 1 ô số bất kì. Khi ô số được lật , hình ảnh về phương tiện giao
thông sẽ hiện ra. Học sinh nhìn hình ảnh và phải hát 1 bài hát hoặc đọc 1 bài thơ có

nội dung phù hợp với hình ảnh đó.
VD : Học sinh chọn ô số 1 hình ảnh là chiếc thuyền , học sinh sẽ phải hát hoặc đọc thơ
có nội
dung về chiếc thuyền.
Nếu học sinh hát hoặc đọc thơ đúng sẽ được thưởng 1 phần quà.
d.ứng dụng :
10‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 20172018


Qua trò chơi này không những ứng dụng hiệu quả ở môn Âm nhạc mà còn sử
dụng vào tiết học MTXQ giáo dục luật lệ ATGT cho học sinh hoặc vào các hoạt động
ngoài trời.

3. Trò chơi 3 : Đèn hiệu giao thông

a. Mục đích :
- Giúp học sinh nhớ được ý nghĩa của đèn hiệu giao thông.
- Rèn luyện phản xạ nhanh nhạy , chú ý cho học sinh.
b. Chuẩn bị :
10 đèn đỏ , 10 đèn xanh , 10 đèn vàng bằng xốp hoặc bìa có tay cầm. c.Cách
chơi :
+ Cách 1 :
Khi cô hô được đi. Những học sinh có đèn xanh sẽ giơ cao và cả lớp cùng nói
“đèn xanh“
Tương tự :
Chuẩn bị – “đèn vàng”
Dừng lại – “đèn đỏ”
+ Cách 2 :
Chơi ngược lại :
Khi cô giơ đèn xanh học sinh nói “được đi”
Tương tự :
Đèn đỏ – “Đứng lại” Đèn vàng –
“Chuẩn bị”
4. Trò chơi 4 : Ghép biển báo
a. Mục đích :
- Học sinh biết được 1 số biển báo quen thuộc.
- Học sinh hiểu được ý nghĩa của các biển báo đó.
- Rèn tính nhanh nhạy cho học sinh.
b. Chuẩn bị :
- 3 bảng dạ to.
11‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 20172018


- 15 biển báo chưa hoàn chỉnh.
- 1 số các chi tiết

VD :
+ Các biển báo chưa hoàn chỉnh :
+ Các biển báo đã hoàn chỉnh :
+ 3 bàn học hoặc 9 vòng tròn.
c. Cách chơi :
- Cách 1 :
, Học sinh đứng tại bàn. Khi có hiệu lệnh , học sinh phải thật nhanh nhặt các chi
tiết gắn vào biển báo sao cho thành biển báo có ý nghĩa. Sau khi ghép xong lần
lượt từng học sinh của từng đội sẽ lên giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép.
Đội nào ghép nhanh , giới thiệu đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.
- Cách 2 :
Trên bảng cô gắn rất nhiều các biển báo chưa được hoàn thiện. Khi có
hiệu lệnh , học sinh phải nhảy bật qua 3 vòng và lên nhặt các chi tiết gắn
thành biển báo có ý nghĩa. Sau đó , lần lượt từng học sinh của từng đội sẽ lên
giới thiệu về biển báo mà mình vừa ghép. Đội nào ghép nhanh , giới thiệu
đúng biển báo hơn đội đó sẽ chiến thắng.
d.ứng dụng :
Sử dụng vào tiết GD luật lệ ATGT , hội thi tìm hiểu luật lệ ATGT và hoạt động
ngoài trời.

Câu 2:
1. Lỗi các bạn mắc phải là: Chở quá số người quy định, không đội
mũ bảo hiểm khi điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông.
2. Trong trường hợp này em sẽ khuyên các bạn không được chở quá
số người quy định, phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện và các
loại phương tiện giao thông khác. Khi đi trên đường cần tập trung
không nên nói chuyện, cười đùa sẽ gây ra nguy hiểm cho mình và
những người xung quanh.
12‫׀‬3 Cuộc thi “An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai” dành cho học sinh THCS năm học 20172018




×