Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ảnh hưởng của IBA và NAA đến kết quả nhân giống Gáo vàng (Nauclea orientalis) bằng phương pháp giâm hom

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.43 KB, 11 trang )

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

ẢNH HƯỞNG CỦA IBA VÀ NAA ĐẾN KẾT QUẢ NHÂN GIỐNG
GÁO VÀNG (Nauclea orientalis) BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIÂM HOM
Hoàng Vũ Thơ
Trường Đại học Lâm nghiệp

TÓM TẮT
Bài viết giới thiệu kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của IBA và NAA đến kết quả nhân giống Gáo vàng (Nauclea
orientalis) bằng phương pháp giâm hom cho thấy, sử dụng IBA và NAA thu được kết quả giâm hom khác
nhau. Tỷ lệ ra rễ và chỉ số bật chồi (IS) đạt trị số cao nhất là 50,74%; và 20,25 khi sử dụng IBA; số rễ TB/hom,
dài rễ TB/hom và chỉ số ra rễ (IR) đạt trị số lớn nhất là 9,10; 5,94; và 54,06 tương ứng khi sử dụng NAA. Sử
dụng IBA nồng độ 1000 ppm (CT3) có tỷ lệ ra rễ (53,33%); số rễ TB/hom (8,62); dài rễ TB/hom (5,84cm); và
IR (50,38) vượt các công thức CT2 (500 ppm); CT1 (250 ppm); và ĐC (0 ppm). Sử dụng NAA nồng độ 1000
ppm (CT6) có tỷ lệ ra rễ (48,90%); số rễ TB/hom (10,13); dài rễ TB/hom (6,39cm); và chỉ số ra rễ (64,73),
vượt các công thức CT5 (500 ppm); CT4 (250 ppm); và ĐC (0 ppm). Sử dụng IBA ở nồng độ 1000 ppm (CT3)
có chỉ số bật chồi đạt trị số cao nhất (21,78) vượt các cơng thức cịn lại cùng trong thí nghiệm và điều kiện.
Thành công của nghiên cứu này là quan trọng, tạo cơ sở cho nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật giâm hom Gáo
vàng và góp phần cung cấp cây con có chất lượng cao bằng kỹ thuật giâm hom phục vụ cho gây trồng Gáo
vàng theo hướng phát triển rừng gỗ lớn, bản địa tại tỉnh Hịa Bình cũng như các địa phương khác có điều kiện
tương tự.
Từ khóa: Gáo vàng, giâm hom, IBA, NAA, nhân giống, tỷ lệ ra rễ.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Gáo vàng là loài cây bản địa, gỗ lớn, có tên
khoa học là Nauclea orientalis (L.), thuộc chi
Gáo (Nauclea), họ Cà phê (Rubiaceae). Đây là
loài cây gỗ lớn, phổ sinh thái rộng, đa tác
dụng. Do có phân bố rộng nên ngoài tên Gáo
vàng (Việt Nam), loài cây này cịn có các tên
gọi khác như Gempol, Bengkal, và Klepu


pasir (Indonesia); Bulala và Mambog
(Philippines); Yellow cheesewood (Papua New
Guinea); Prung và Mau-kadon (Myanmar); và
Kan lueang và Krathum khlong (Thailand)
(Aisya S, 2012; Phan Thi Anh Dao et al., 2015;
Erdelmeier
CAJ
et
al.,
1992;
S.T.V.Raghavamma and N.Ramarao, 2010).
Gáo vàng có lá đơn, hình trứng, xanh bóng,
mọc đối, có lá kèm. Hoa lưỡng tính, hình cầu,
có hương thơm, ra hoa từ tháng 8 đến tháng 10.
Quả hình cầu, vỏ nhăn nheo, nhiều hạt nhỏ,
khơng có cánh. Gáo vàng là lồi cây có thân
thẳng, ưa đất ẩm mát, có thể chịu được úng
ngập ven các con sông, bờ suối, hay ao hồ và
cho tăng trưởng khá nhanh. Điều kiện thuận lợi
Gáo vàng có thể đạt tới 1,0 m và 30 m về đường
kính và chiều cao tương ứng, song khả năng tái
sinh tự nhiên thường gặp nhiều khó khăn. Gáo
vàng cho sản phẩm gỗ màu vàng, vân đẹp, dễ
chế biến, sử dụng làm ván sàn, ván bóc, chạm
42

khắc, bột giấy, song kém bền khi tiếp xúc trực
tiếp dưới nắng, mưa (Aisya S, 2012; Phan Thi
Anh Dao et al., 2015; Erdelmeier CAJ et al.,
1992; Hoàng Vũ Thơ, 2020; S.T.V.

Raghavamma and N. Ramarao, 2010).
Ngoài cung cấp gỗ lớn cho chế biến, cây có
thể trồng chắn sóng, ngăn xói lở ven sơng, hay
làm cây cảnh. Vỏ, thân, lá và rễ của cây chứa
các hoạt chất có thể dùng làm nguyên liệu
dược, chữa trị các bệnh sốt rét, xơ gan cổ
trướng, tẩy giun, chữa ho, đau dạ dày, tiêu
chảy, và ngăn khối u phát triển. Đặc biệt trong
thân và lá cây có chứa các hoạt chất chống oxy
hóa, ức chế q trình peroxy hóa lipid và gốc
tự do DPPH - cội nguồn và nguyên nhân gây
các bệnh lão hóa, bệnh gan, tim mạch, hệ miễn
dịch, ung thư và các bệnh thần kinh (Aisya S,
2012; Phan Thi Anh Dao et al., 2015;
Erdelmeier CAJ et al., 1992).
Do tập tính thụ phấn chéo, dùng hạt gieo
ươm tạo cây con thường bị phân hóa mạnh mẽ
về mặt di truyền, nên chất lượng cây con
khơng đồng đều. Vì thế, nếu nhân giống bằng
giâm hom có thể giữ nguyên được phẩm chất
di truyền của cây mẹ đem nhân giống, giúp
tăng nhanh số lượng cây con, chất lượng đồng
đều và tạo thu hoạch sớm (Hoàng Vũ Thơ,
2020; Hoang Vu Tho and Hoang Bich Ngoc,

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021


Cơng nghệ sinh học & Giống cây trồng
2019; Hồng Vũ Thơ, 2015).

tìm nồng độ thích hợp kích thích ra rễ trong
Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của IBA và
q trình giâm hom Gáo vàng.
NAA đến kết quả nhân giống Gáo vàng bằng
Trong nghiên cứu này, các hom sau cắt tỉa
phương pháp giâm hom là hết sức cần thiết, có
có độ dài từ 15 – 20 cm, được khử nấm bằng
ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao. Thành công
Benlat C ở nổng độ 0,3% trong 30 phút, sau đó
của nghiên cứu này góp phần cung cấp thơng
được tiến hành giâm kịp thời.
tin, cơ sở khoa học cho nhân giống vô tính Gáo
Trước khi cấy, các hom được nhúng nhanh
vàng bằng giâm hom phục vụ gây trồng và
vào dung dịch hormone có các nồng độ khác
phát triển lồi cây này. Bài viết này giới thiệu
nhau, tổng số sáu cơng thức thí nghiệm, được
kết quả nghiên cứu đạt được về nhân giống
ký hiệu: CT1; CT2; và CT3 sử dụng IBA với
Gáo vàng bằng phương pháp giâm hom.
nồng độ: 250; 500; và 1000 ppm tương ứng; và
CT4, CT5, và CT6 sử dụng NAA với nồng độ:
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
250; 500; và 1000 ppm tương ứng, và một
2.1. Vật liệu
Hom Gáo vàng sử dụng trong nghiên cứu
công thức đối chứng (ĐC), các hom được cấy
này được thu thập trực tiếp từ cành các cây mẹ
trên giá thể cát đã được khử nấm bằng Benlat
ở giai đoạn tuổi 5, có đường kính, chiều cao và

C có nồng độ 0,3%, liều lượng 4 lít/m2.
đường kính tán trung bình đạt 14,5 cm; 10,5 m
Các nghiệm thức và đối chứng được bố trí
và 4,5 m tương ứng. Các cây được lựa chọn có
theo khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần lặp, số mẫu
thân thẳng, không sâu bệnh và sức sống tốt
cho mỗi nghiệm thức và đối chứng là 90 hom,
được trồng trong vườn hộ gia đình ơng Trần
tổng số là 630 hom cho tồn bộ thí nghiệm.
Văn Phong tại tỉnh Hải Dương.
Sau khi cấy hom, luống giâm hom được che
Các cành hom thu thập có đường kính
nắng và giữ ẩm thường xuyên bằng vòm nilon,
khoảng 0,6 - 1,0 cm, được tỉa bớt lá và bao gói
duy trì độ ẩm bằng bình phun mù, thời gian và
trong vật liệu giữ ẩm, chứa đựng trong hộp xốp
nhịp độ phun mù phụ thuộc vào thời tiết trong
được làm mát bằng đá lạnh, tránh nắng và vận
ngày.
chuyển về Trường Đại học Lâm nghiệp kịp
Tỷ lệ ra rễ được tính theo cơng thức (1); Số
thời để thực hiện thí nghiệm giâm hom trong
lượng rễ TB/hom và chiều dài rễ TB/hom được
vụ Xuân năm 2021.
tính theo cơng thức (2); Kiểm tra thống kê ảnh
hưởng của loại hormone và nồng độ của IBA
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Các hormone được sử dụng là -NAA
và NAA đến tỷ lệ ra rễ theo tiêu chuẩn cn2 và
được tính theo cơng thức (3):

(Naphthalene Acetic Acid) và IBA (Indole
Butyric Acid) với các nồng độ khác nhau để dò
so hom ra re
Ty le ra re 
x 100% (1);
Tong so hom

1 n
X   X i (2); cn2 =
n i 1
Kiểm tra thống kê theo tiêu chuẩn U của
phân bố chuẩn tiêu chuẩn để tìm cơng thức có
ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng ra rễ theo
công thức (4) nếu giữa hai nghiệm thức có sự
sai khác rõ rệt. Chiều dài rễ được kiểm tra
XX

U
Sn

(4) ;

2

2

1

2


1

2

s s
n n

t

X
sn

i



1

X


1

n n
1

j




f

t

f



f



2

l

(3);

l

thống kê theo phân tích phương sai 2 nhân tố
để tìm nghiệm thức tốt hơn theo tiêu chuẩn t
của Student theo công thức (5) và (6) nếu giữa
các cơng thức thí nghiệm có sự sai khác rõ rệt.

(5) ; Trong đó,

s

n




Vn
na

(6)

2

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021

43


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
Kiểm tra ảnh hưởng dải nồng độ của IBA và
của NAA đến kết quả hom giâm với các chỉ
tiêu về tỷ lệ ra rễ trung bình, số lượng rễ trung
bình, chiều dài rễ trung bình, chỉ số ra rễ trung
bình, số lượng chồi trung bình, chiều dài chồi
Fa =

trung bình và chỉ số bật chồi trung bình trên
hom dùng phương pháp phân tích phương sai
một nhân tố theo tiêu chuẩn F của Fisher để
kiểm tra, theo công thức (7):

(7) với Sa =


Nếu Fa (tính tốn) ≤ F05 tra bảng với K1 =
a-1 và K2 = n-a bậc tự do, giả thuyết HA tạm
thời chấp nhận, khi đó nói rằng nhân tố a là có
ảnh hưởng một cách khơng rõ rệt lên kết quả
thí nghiệm.
Ngược lại, nếu Fa (tính tốn) ≥ F05 tra bảng
với K1 = a-1 và K2 = n-a bậc tự do, giả thuyết
HA bị bác bỏ, khi đó nói rằng nhân tố a là có
ảnh hưởng một cách rõ rệt lên kết quả thí
nghiệm.
Chỉ số ra rễ là chỉ tiêu tổng hợp được tính
theo cơng thức (8):
ỉ ố
ễ ( ) = Số rễ TB/ hom ×
Chiều dài rễ TB/ hom (8);
Chỉ số bật chồi, một chỉ tiêu tổng hợp phản
ánh chất lượng chồi của cây hom, và được tính
theo cơng thức (9):

; Sn2 =

ỉ ố ậ
ồ ( ) = Số chồi TB/ hom ×
Chiều dài chồi TB/ hom (9).
Các số liệu được thu thập vào tháng 6 năm
2021 tại vườn ươm của Trường Đại học Lâm
nghiệp. Số liệu thu thập được xử lý riêng từng
nghiệm thức theo phương pháp thống kê dùng
trong lâm nghiệp trên phần mềm ứng dụng
Excel 5.0 và SPSS.

3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Ảnh hưởng của loại hormone đến khả
năng ra rễ của hom Gáo vàng
Trong nghiên cứu này, các giá trị trung bình
về tỷ lệ ra rễ, số rễ, chiều dài rễ, số chồi và
chiều dài chồi khi sử dụng IBA và NAA trong
quá trình giâm hom Gáo vàng được tổng hợp
trong bảng 1.

Bảng 1. Ảnh hưởng của loại hormone đến tỷ lệ ra rễ của hom Gáo vàng

Số liệu bảng 1 và hình 1 cho thấy, công
thức đối chứng (ĐC) không sử dụng hormone
chỉ thu được tỷ lệ ra rễ thấp nhất (34,44%), sử
dụng các hormone khác nhau trong giâm hom
Gáo vàng cho kết quả với tỷ lệ ra rễ có sự khác
biệt. Cụ thể, sử dụng IBA có tỷ lệ hom ra rễ, và
chỉ số bật chồi đạt trị số là 50,74%; và 20,25
vượt lần lượt so với sử dụng NAA và ĐC là
1,22 và 1,47 lần; và là 1,29 và 1,02 lần tương
ứng về cùng chỉ tiêu so sánh.
Ngồi ra, hình 1 cũng cho thấy, cột trị số về
tỷ lệ ra rễ khi sử dụng IBA cao hơn hẳn so với
cột trị số về cùng chỉ tiêu khi sử dụng NAA và
44

đối chứng trong cùng điều kiện. Tuy nhiên, trị
số về chỉ số ra rễ (IR) khi sử dụng NAA lớn
hơn so với khi sử dụng IBA về cùng chỉ tiêu so
sánh trong cùng điều kiện mơi trường thí

nghiệm.
Kết quả kiểm tra thống kê bằng tiêu chuẩn

c 2n cho thấy, c (772,3) >

(5,99) điều đó
khẳng định sử dụng các hormone khác nhau có
ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ hom ra rễ trong q
trình giâm hom Gáo vàng, trong đó IBA có ảnh
hưởng rõ rệt hơn. Lựa chọn công thức tốt hơn
bằng tiêu chuẩn U cho trị số U (2,17) >

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
U (1,96), như vậy trong nghiên cứu này sử
dụng IBA trong giâm hom Gáo vàng cho tỷ lệ
ra rễ tốt hơn sử dụng NAA trong cùng điều
kiện mơi trường.
Ngồi ra, số liệu và đường biểu diễn trên

biểu đồ hình 1 cũng cho thấy, tỷ lệ ra rễ trong
quá trình giâm hom Gáo vàng tăng dần từ ĐC,
NAA đến IBA, trong khi chỉ số ra rễ (IR) lại có
xu hướng giảm dần theo sử dụng từ NAA, IBA
và đến đối chứng (ĐC).

Hình 1. Tỷ lệ ra rễ trung bình và chỉ số ra rễ theo loại hormone khác nhau*
(*Ghi chú: Đường nét đứt màu đỏ trên cột trị số biểu thị năng lực ra rễ theo hướng tăng từ ĐC đến sử dụng IBA;

Tương tự đường nét đứt màu xanh biểu thị chỉ số ra rễ theo hướng giảm dần ở ĐC và sử dụng IBA)

3.2. Ảnh hưởng của nồng độ IBA và NAA
đến khả năng ra rễ của hom Gáo vàng
* Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng
ra rễ của hom Gáo vàng

Trong nghiên cứu này, ảnh hưởng của loại
hormone và nồng độ của chúng đến khả năng
ra rễ của hom Gáo vàng thu được kết quả tổng
hợp trong bảng 2.

Bảng 2. Ảnh hưởng của loại và nồng độ hormone đến tỷ lệ ra rễ của Gáo vàng

Số liệu bảng 2 và hình 2 cho thấy, cùng một
loại hormone nhưng sử dụng nồng độ khác
nhau cho kết quả giâm hom với tỷ lệ hom ra rễ,
số rễ TB/hom, dài rễ TB/hom, và chỉ số ra rễ
(IR) là rất khác nhau. Theo đó, sử dụng IBA
nồng độ 1000 ppm (CT3) có tỷ lệ ra rễ

(53,33%); số rễ TB/hom (8,62); dài rễ TB/hom
(5,84 cm); và IR (50,38) vượt các công thức
CT2; CT1; và ĐC lần lượt là 1,07; 1,09; 1,55
lần; và 1,04;1,25; 1,16 lần; và 1,13; 1,13; và
1,09 lần; và 1,19; 1,43; và 1,28 lần tương ứng
trong cùng điều kiện thí nghiệm và thời gian.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021


45


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
Như vậy, trong nghiên cứu này sử dụng
IBA nồng độ 1000 ppm (CT3) cho tỷ lệ hom ra
rễ đạt trị số cao nhất (53,33%) so với các công
thức CT2 và CT1. Rõ ràng cùng một loại
hormone (IBA) nhưng nếu sử dụng nồng độ
thích hợp, chẳng hạn IBA nồng độ 1000 ppm
như công thức CT3 đã xúc tiến hom ra rễ tốt
hơn là ngược lại (Bảng 2 và Hình 2).
Kết quả kiểm tra thống kê ảnh hưởng của
nồng độ IBA đến tỷ lệ ra rễ, số rễ TB/hom và

IR bằng tiêu chuẩn F cho trị số của Ftt thu được
lần lượt là 13,89; 10,47; 10,06; và 21,0 tương
ứng, và tất cả đều lớn hơn F05 (F05 = 4,07, với
K1 = 3 và K2 = 8), hay Ftt > F05 (Bảng 2). Như
vậy có thể cho phép khẳng định rằng, sử dụng
IBA với các nồng độ khác nhau có ảnh hưởng
rõ rệt tới tỷ lệ ra rễ, số rễ TB/hom, dài rễ
TB/hom; và chỉ số ra rễ, trong đó nồng độ
1000 ppm có ảnh hưởng rõ rệt hơn.

Hình 2. Tỷ lệ ra rễ (trái), và chỉ số ra rễ (phải) của hom Gáo vàng theo nồng độ IBA
(Ghi chú: Đường nét đứt mũi tên màu đỏ (biểu đồ trái) biểu thị năng lực ra rễ theo hướng tăng từ ĐC (0 ppm)
đến sử dụng IBA nồng độ 1000 ppm)

Mặt khác, hình ảnh và cột trị số trên biểu đồ

hình 2 cũng cho thấy, tiền đề sử dụng IBA ở
nồng độ 250 ppm như CT1, các hom ra rễ kém
hơn, tăng nồng độ lên gấp đôi (500 ppm) như
CT2, tỷ lệ hom ra rễ cao hơn, tăng tiếp nồng độ
lên gấp 4 lần (1000 ppm) so với nồng độ khởi
đầu, kết quả thu được tỷ lệ hom ra rễ cao nhất

(53,33%), và chỉ số ra rễ lớn nhất (50,38) và
chất lượng bộ rễ của hom giâm cũng tốt hơn.
Ngồi ra, biểu đồ hình 2 và ảnh chụp hình 3 về
khả năng ra rễ của hom Gáo vàng khi sử dụng
IBA theo nồng độ đã làm sáng tỏ về những vấn
đề đã phân tích ở trên.

Hình 3. Khả năng ra rễ của hom Gáo vàng dưới tác động của các nồng độ IBA trong thí nghiệm

46

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này, nếu tiếp
tục tăng nồng độ IBA, chẳng hạn 1500 ppm
hoặc cao hơn nữa, liệu có thu được kết quả
cao hơn hay không? Câu trả lời có thể như là
một gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo với dải
nồng độ lớn hơn, khi đó có thể xác định được
giới hạn hay ngưỡng trên của nồng độ IBA
trong q trình giâm hom Gáo vàng.

Tóm lại trong nghiên cứu này, giâm hom
Gáo vàng sử dụng IBA nồng độ 1000 ppm thu
được kết quả với tỷ lệ ra rễ, số rễ TB/hom, dài
rễ TB/hom và chỉ số ra rễ cao nhất so với các
nồng độ khác trong cùng điều kiện và thời gian.
Tuy nhiên đây là kết quả bước đầu, do đó
rất cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn với
dải nồng độ lớn và rộng hơn để thu được kết

quả chính xác hơn, cũng như xác định được
ngưỡng hay giới hạn trên của nồng độ IBA
trong nhân giống vơ tính Gáo vàng bằng
phương pháp giâm hom.
* Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả
năng ra rễ của hom Gáo vàng
Số liệu bảng 2 và hình 4 cho thấy, các công
thức CT4; CT5; và CT6 sử dụng NAA với
nồng độ tương ứng là 250; 500; và 1000 ppm
cho thấy, tỷ lệ ra rễ đạt trị số lần lượt là 35,60;
40,00 và 48,90% tương ứng. Cùng công thức
trên, các chỉ tiêu về số rễ TB/hom, dài rễ
TB/hom và chỉ số ra rễ đạt trị số lần lượt là
8,84; 9,12; và 10,13; 5,98; 5,07; và 6,39; và
52,87; 46,28; và 64,73 tương ứng trong cùng
điều kiện và chỉ tiêu so sánh.

Hình 4. Tỷ lệ ra rễ (trái) và chỉ số ra rễ (phải) của Gáo vàng theo nồng độ NAA
(*Ghi chú: Đường nét đứt mũi tên màu đỏ (biểu đồ trái) biểu thị năng lực ra rễ theo hướng tăng từ ĐC
(0ppm) đến sử dụng NAA nồng độ1000ppm)


Như vậy, sử dụng NAA nồng độ 1000 ppm
(CT6) thu được kết quả về tỷ lệ ra rễ (48,90%);
số rễ TB/hom (10,13); dài rễ TB/hom (6,39
cm); và chỉ số ra rễ (64,73), vượt các công thức
CT5, CT4 và ĐC lần lượt là 1,22; 1,37; và 1,42
lần; 1,11; 1,15; và 1,36 lần; 126; 1,07; và 1,20
lần; và 1,40; 1,22; và 1,64 lần tương ứng về
cùng chỉ tiêu so sánh trong cùng điều kiên thí
nghiệm.
Kết quả kiểm tra thống kê ảnh hưởng của
nồng độ NAA đến tỷ lệ ra rễ, số rễ TB/hom và
IR bằng tiêu chuẩn F cho trị số của Ftt thu được
lần lượt là 5,55; 17,12; 13,87; và 22,43 tương
ứng, và tất cả đều lớn hơn F05 (F05 = 4,07, với

K1 = 3 và K2 = 8), hay Ftt > F05 (Bảng 2). Như
vậy có thể cho phép nhận xét rằng, sử dụng
NAA với nồng độ khác nhau có ảnh hưởng rõ
rệt tới tỷ lệ ra rễ, số rễ TB/hom, dài rễ TB/hom
và chỉ số ra rễ, trong đó nồng độ 1000 ppm có
ảnh hưởng rõ rệt hơn.
Mặt khác, cột trị số trên biểu đồ hình 4 cho
thấy, tiền đề sử dụng NAA ở nồng độ 250 ppm
như CT4, các hom ra rễ kém, tăng nồng độ lên
gấp đôi (500 ppm) như CT5, tỷ lệ hom ra rễ
cao hơn, tăng tiếp nồng độ lên gấp 4 lần (1000
ppm) so với nồng độ khởi đầu (CT6), thu được
kết quả với tỷ lệ hom ra rễ cao nhất (48,90%)
và chỉ số ra rễ lớn nhất (64,73) và chất lượng


TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021

47


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
bộ rễ của hom giâm cũng tốt hơn.
Tương tự như sử dụng IBA đã nêu ở phần
trên, tiếp tục tăng nồng độ NAA lên cao hơn,
chẳng hạn 1500 ppm hoặc hơn nữa, liệu có thể
thu được kết quả tốt hơn khơng? Câu trả lời có
thể là một gợi ý mở ra hướng nghiên cứu tiếp
theo với nồng độ cao hơn, dải nồng độ rộng
hơn, khi đó có thể thu được kết quả chính xác
hơn, cũng như có thể xác định được ngưỡng
giới hạn về nồng độ NAA sử dụng trong nhân
giống Gáo vàng bằng phương pháp giâm hom.
Ngồi ra, hình 4 và ảnh chụp hình 5 về khả
năng ra rễ của hom Gáo vàng khi sử dụng

NAA theo nồng độ đã làm sáng tỏ những vấn
đề đã phân tích ở trên.
Tóm lại trong nghiên cứu này, giâm hom
Gáo vàng sử dụng NAA nồng độ 1000 ppm thu
được kết quả với tỷ lệ ra rễ, số rễ TB/hom, dài
rễ TB/hom và chỉ số ra rễ cao hơn so với các
nồng độ khác trong cùng điều kiện và thời gian.
Tuy nhiên, đây là kết quả bước đầu do đó rất
cần có các nghiên cứu chuyên sâu hơn với dải
nồng độ lớn hơn để thu được kết quả chính xác

hơn, cũng như xác định được ngưỡng hay giới
hạn trên của nồng độ NAA trong nhân giống vơ
tính Gáo vàng bằng phương pháp giâm hom.

Hình 5. Khả năng ra rễ của hom Gáo vàng theo sử dụng nồng độ NAA

3.3. Ảnh hưởng của loại hormone và nồng
độ đến khả năng bật chồi
Trong giâm hom cây thân gỗ, thu được tỷ lệ
ra rễ cao mới là điều kiện cần, song chưa đủ.
Điều quan trọng là tạo được cây hom hồn
chỉnh, có sức sống khỏe, sinh trưởng và phát
triển tốt đủ tiêu chuẩn xuất vườn trước khi đưa
đi trồng.
Do đó, nghiên cứu ảnh hưởng của hormone
đến khả năng bật chồi của cây hom trong quá
trình giâm hom là hết sức cần thiết, có ý nghĩa
thực tiễn, nhất là nhân giống vơ tính đối với
lồi bản địa như Gáo vàng. Tất cả sẽ được
trình bày chi tiết ngay sau đây của bài viết này.
* Ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng
bật chồi của hom Gáo vàng
48

Trong nghiên cứu này, tìm hiểu ảnh hưởng
của IBA và NAA và nồng độ của hai loại
hormone này đến khả năng bật chồi trong quá
trình giâm hom Gáo vàng được tổng hợp trong
bảng 3.
Số liệu bảng 3 và hình 6 (trái) cho thấy, sử

dụng IBA ở nồng độ khác nhau cho kết quả
khác nhau. Theo đó sử dụng IBA ở nồng độ
1000 ppm thu được kết quả với chỉ số bật chồi
đạt trị số cao nhất (21,78), vượt các công thức
CT2, CT1 và ĐC lần lượt là 1,18; 1,13; và 1,04
lần tương ứng về cùng chỉ tiêu so sánh trong
cùng điều kiện.
Kết quả kiểm tra thống kê ảnh hưởng của
nồng độ IBA đến khả năng bật chồi bằng tiêu
chuẩn F với các chỉ tiêu: số chồi TB/hom, dài

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
chồi TB/hom, dài chồi tối đa TB/hom, và chỉ
số bật chồi (IS) thu được trị số của Ftt (3,63) <
F05 (4,07); Ftt (5,48) > F05 (4,07); Ftt (5,26) >
F05 (4,07) và Ftt (6,89) > F05 (4,07) tương ứng
(Bàng 3). Như vậy có thể cho phép nhận xét sơ

bộ rằng, nồng độ IBA có ảnh hưởng rõ rệt về
dài chồi TB/hom, dài chồi tối đa TB/hom, và
chỉ số bật chồi, trong đó sử dụng nồng độ 1000
ppm có ảnh hưởng rõ rệt hơn.

Bảng 3. Khả năng bật chồi của Gáo vàng theo các nghiệm thức khác nhau

Tuy nhiên, số chồi TB/hom lại khơng có sự
khác biệt rõ rệt về cùng chỉ tiêu so sánh và

điều kiện. Ngoài ra, cột trị số và đường biểu
diễn trên biểu đồ hình 6 và ảnh chụp tại hình 7
đã phần nào phản ánh rõ hơn về những gì đã
phân tích.
* Ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả
năng bật chồi của hom Gáo vàng
Số liệu bảng 3 và hình 6 (phải) cho thấy, sử
dụng NAA ở nồng độ khác nhau cho kết quả
rất khác nhau. Theo đó sử dụng NAA ở nồng
độ 250 ppm thu được kết quả với chỉ số bật
chồi đạt trị số cao nhất (17,31), vượt các công
thức CT5 và CT6 lần lượt là 1,04; và 1,22 lần
tương ứng về cùng chỉ tiêu so sánh trong cùng
điều kiện.
Điều đáng chú ý là công thức đối chứng
(ĐC) với các chỉ tiêu về dài chồi TB/hom; dài
chồi tối đa TB/hom, và chỉ số bật chồi đạt trị
số lần lượt là 7,10; 11,20; và 20,93 tương ứng,
cao hơn các công thức CT4; CT5; và CT6 về
cùng chỉ tiêu so sánh. Rõ ràng sử dụng auxin
(IBA và NAA) có tác dụng tốt đối với xúc tiến
hom giâm ra rễ, song có thể kém thuận lợi hơn
trong việc gia tăng phát triển chồi của hom
giâm.

Mặt khác, kết quả trên có thể cho phép nghĩ
rằng, cytokinine nội sinh trong cây đã phát huy
tác dụng khi khơng bị kìm hãm bởi auxin ngoại
sinh, mà cơng thức ĐC chỉ như là một ví dụ
minh họa cho một thực tiễn sinh động hơn

nhiều luôn xảy ra ở thực vật.
Tương tự như trên, kết quả kiểm tra thống
kê ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng
bật chồi bằng tiêu chuẩn F với các chỉ tiêu về
số chồi TB/hom, dài chồi TB/hom, dài chồi tối
đa TB/hom, và chỉ số bật chồi (IS) cho trị số
của Ftt (3,28) < F05 (4,07); Ftt (6,25) > F05
(4,07); Ftt (13,07) > F05 (4,07) và Ftt (31,58) >
F05 (4,07) tương ứng (Bảng 3).
Như vậy có thể cho phép nhận xét rằng,
nồng độ NAA có ảnh hưởng rõ rệt tới dài chồi
TB/hom, dài chồi tối đa TB/hom, và chỉ số bật
chồi. Tuy nhiên cũng tương tự như sử dụng
IBA, chỉ tiêu về số chổi TB/hom khơng có sự
khác biệt một cách rõ rệt trong cùng chỉ tiêu so
sánh và điều kiện.
Ngoài ra, sử dụng NAA ở nồng độ 250 ppm
(CT4) có ảnh hưởng rõ rệt hơn về các chỉ tiêu
như dài chồi TB/hom, dài chồi tối đa TB/hom,
và chỉ số bật chồi khi so sánh với các cơng
thức cịn lại.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021

49


Cơng nghệ sinh học & Giống cây trồng

Hình 6. Chỉ số bật chồi của hom Gáo vàng theo sử dụng IBA (trái) và NAA (phải)

(Ghi chú: Đường nét đứt mũi tên màu đỏ( biểu đồ trái) biểu thị chỉ số bật chồi (IS) theo hướng tăng ở ĐC và sử dụng
IBA1000 ppm; Đường nét đứt mũi tên màu đỏ (biểu đồ phải) biểu thị chỉ số bật chồi (IS) theo hướng giảm dần từ ĐC
đến sử dụng NAA1000 ppm.)

Mặt khác, cột trị số và đường biểu diễn trên
biểu đồ hình 6 (phải) cho thấy, chỉ số bật chồi
hay chất lượng chồi của hom giâm có xu

hướng giảm dần từ ĐC (0 ppm) đến sử dụng
NAA nồng độ 1000 ppm.

Hình 7. Khả năng bật chồi của hom Gáo vàng khi sử dụng IBA (trái) và NAA (phải)
trong thí nghiệm

50

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng
Như vậy, trong nghiên cứu này sử dụng
IBA nồng độ 1000 ppm thu được chỉ số bật
chồi cao, trong khi sử dụng NAA ở cùng nồng
độ chỉ thu được kết quả với trị số thấp hơn
nhiều về cùng chỉ tiêu so sánh.
Ngoài ra, đối chứng (ĐC) không sử dụng
auxin thu được kết quả với dài chồi TB/hom,
dài chồi tối đa TB/hom, và chỉ số bật chồi khá
cao, ngoại trừ chỉ tiêu về số chồi TB/hom như
số liệu, hình ảnh và những phân tích ở trên.

4. KẾT LUẬN
Sử dụng hormone khác nhau trong giâm
hom Gáo vàng cho kết quả khác nhau. Các chỉ
tiêu về tỷ lệ ra rễ và chỉ số bật chồi (IS) đạt trị
số cao nhất là 50,74%; và 20,25 tương ứng khi
sử dụng IBA, trong khi các chỉ tiêu khác như
số rễ TB/hom, dài rễ TB/hom và chỉ số ra rễ
(IR) đạt trị số lớn nhất là 9,10; 5,94; và 54,06
tương ứng lại nghiêng về sử dụng NAA.
Sử dụng IBA nồng độ 1000 ppm (CT3) thu
được kết quả với trị số cao nhất về tỷ lệ ra rễ
(53,33); số rễ TB/hom (8,62); dài rễ TB/hom
(5,84); và IR (50,38) vượt các công thức CT2;
CT1; và ĐC lần lượt là 1,07; 1,09; 1,55 lần ; và
1,04; 1,25; 1,16 lần; và 1,13; 1,13; và 1,09 lần;
và 1,19; 1,43; và 1,28 lần tương ứng về cùng
chỉ tiêu so sánh trong cùng điều kiện.
Sử dụng NAA nồng độ 1000 ppm (CT6) thu
được kết quả với trị số lớn nhất về tỷ lệ ra rễ
(48,90); số rễ TB/hom (10,13); dài rễ TB/hom
(6,39); và chỉ số ra rễ (64,73), vượt các công
thức CT5, CT4 và ĐC lần lượt là 1,22; 1,37; và
1,42 lần; 1,11; 1,15; và 1,36 lần; 126; 1,07; và
1,20 lần; và 1,40; 1,22; và 1,64 lần tương ứng
về cùng chỉ tiêu so sánh và trong cùng điều
kiên môi trường.
Sử dụng IBA ở nồng độ 1000 ppm (CT3)
thu được kết quả với chỉ số bật chồi đạt trị số

cao nhất (21,78), trong khi sử dụng NAA ở

nồng độ 250 ppm (CT4) thu được kết quả với
chỉ số bật chồi đạt trị số cao (17,31), vượt các
công thức CT5 và CT6 lần lượt là 1,04; và
1,22 lần tương ứng về cùng chỉ tiêu so sánh
trong cùng điều kiện.

Lời cảm ơn
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Uỷ ban nhân
dân tỉnh Hịa Bình và đặc biệt là Sở Khoa học
& Cơng nghệ tỉnh Hịa Bình đã cấp kinh phí
hồn thành Đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aisya S (2012), Potensi Tumbuhan Bangkal
(Nauclea orientalis L) unauk Pengendalian Bakteri,
Jurnal Scientiae ,Vol 2 (4):166-177.
2. Phan Thi Anh Dao, Tran Le Quan and Nguyen Thi
Thanh Mai (2015), Constituents of the Stem of Nauclea
orientalis, Natural Product Communications Vol. 10
(11):1901-1903.
3. Erdelmeier CAJ, Regenass U, Rali T and Sticher
O (1992), Indole alkaloids with in vitro antiproliferative
activity from the ammoniacal extract of Nauclea
orientalis, Planta Medica, 58(1): 43-48.
4. Hoàng Vũ Thơ (2020), Nghiên cứu ứng dụng công
nghệ sinh học nâng cao hiệu quả rừng trồng theo hướng
phát triển rừng gỗ lớn tại tỉnh Hịa Bình, Thuyết minh
tổng thể Đề tài KHCN cấp tỉnh, giai đoạn: 2020-2022.
5. Hoang Vu Tho, Hoang Bich Ngoc (2019),
Researchh on cutting propagation of
Gardenia

jasminoides, Journal of forestry science and technology,
No.8 (2019): 21-30.
6. Hoàng Vũ Thơ (2015), Nghiên cứu nhân giống
Đinh đũa (Stereopermum colais (Dillw) Mabber) bằng
phương pháp giâm hom, Tạp chí Khoa học và cơng nghệ
Lâm nghiệp, số 2, tr.10-19.
7. Nguyễn Hải Tuất, Ngô Kim Khôi (1996), Xử lý
thống kê Kết quả nghiên cứu thực nghiệm trong Nơng
Lâm nghiệp trên máy vi tính, Nhà xuất bản Nông nghiệp
Hà Nội, 1996.
8. S.T.V.Raghavamma and N.Ramarao (2010), In
Vitro Evaluation of Anthelmintic Activity of Nauclea
orientalis Leaves, Indian J. Pharm. Sci., 72 (4): 520521.

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021

51


Công nghệ sinh học & Giống cây trồng

RESEARCH ON EFFECTS OF IBA AND NAA ON
Nauclea orientalis PROPAGATION BY CUTTING METHOD
Hoang Vu Tho
Vietnam National University of Forestry

SUMMARY
The article introduces the results of research on the influence of IBA and NAA on the propagation of Nauclea
orientalis by cuttings shown that, using different hormones to obtain different rooting and shooting results. The
criteria of rooting ratio and shooting index (IS) reached the highest value of 50.74%; and 20.25 respectively

when using IBA, while other parameters such as the average number of roots per cuttings, the average root
length per cuttings and rooting index (IR) reached the highest value was 9.10; 5.94; and 54.06 respectively to
lean toward in using NAA. Using IBA concentration of 1000ppm (CT3) obtained the results with the highest
value in terms of rooting ratio (53.33%); the average number of roots per cuttings was 8.62 roots; the average
root length per cuttings was 5.84cm; and the rooting index achieved 50.38 exceeding compare the formulas
CT2; CT1; and ĐC is 1.07; 1.09; and 1.55 times; and 1.04; 1.25; and 1.16 times; and 1.13; 1.13; and 1.09
times; and 1.19; 1.43; and 1.28 times respectively on the same comparative criteria. Using NAA concentration
1000ppm (CT6) obtained the results with the highest value of rooting ratio was 48.90%; the average number of
roots per cuttings was 10,13; the average root length per cutting was 6.39cm; and the rooting index achieved
64.73, exceeding compare the formulas CT5, CT4 and ĐC is 1.22; 1.37; and 1.42 times; 1.11; 1.15; and 1.36
times; 126; 1.07; and 1.20 times; and 1.40; 1.22; and 1.64 times respectively on the same comparison criteria.
Using IBA at a concentration of 1000ppm (CT3) resulted in the highest shooting index was 21.78, while using
NAA at 250ppm (CT4) obtained only results for the shooting index reached a high value was 17.31, exceeding
compare the formulas CT5 and CT6 by 1.04 and 1.22 times respectively on the same comparison criteria. The
results of this study are the basis for further studies to perfect the clonal propagation process of Nauclea
orientalis for plantation and development.
Keywords: cuttings, IBA, NAA, Nauclea orientalis, propagation, rooting.
Ngày nhận bài
Ngày phản biện
Ngày quyết định đăng

52

: 20/9/2021
: 25/10/2021
: 10/11/2021

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CƠNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 6 - 2021




×