VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội, năm 2022
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
Ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính
Mã số: 9 38 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
Hà Nội, năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS TS Các số liệu, kết luận và các kết quả
nghiên cứu nêu trong luận án trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, chưa từng được
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào
Luận án sử dụng, kế thừa và phát triển một số tư liệu, số liệu, kết quả nghiên
cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu… liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu và
được chú giải đầy đủ
Nếu sai sót, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Tác giả luận án
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
8
1 1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
8
1 2 Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án
26
1 3 Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
29
Kết luận Chƣơng 1
30
Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHẢN BIỆN XÃ HỘI
CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
31
2 1 Khái niệm, đặc điểm phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
31
2 2 Địa vị chính trị - pháp lý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vai
trò ph ả n bi ệ n xã h ội củ a Mặt trậ n Tổ qu ố c Vi ệ t Nam
2 3 Cấu thành phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
44
60
2 4 Những yếu tố ảnh hưởng đến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
70
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN
TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ
77
3 1 Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ tác
động đối với phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
77
3 2 Thực trạng pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
81
3 3 Những thành tựu và hạn chế trong phản biện xã hội của Mặt trận
Tổ quốc các cấp tại các tỉnh Đông Nam Bộ
Kết luận chƣơng 3
89
122
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHẢN
BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
123
4 1 Phương hướng tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
123
4 2 Giải pháp tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam
126
Kết luận chƣơng 4
150
KẾT LUẬN
152
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
CỦA TÁC GIẢ
154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
155
PHỤ LỤC 1
170
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
CT - XH
Chính trị - xã hội
ĐNB
Đông Nam Bộ
HĐND
Hội đồng nhân dân
HTCT
Hệ thống chính trị
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
PBXH
Phản biện xã hội
UBND
Ủy ban nhân dân
VBQPPL
Văn bản quy phạm pháp luật
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3 1 Kết quả khảo sát việc xây dựng kế hoạch PBXH hằng năm của
MTTQ các cấp tại các tỉnh ĐNB
92
Bảng 3 2 Kết quả khảo sát chủ thể được lấy ý kiến PBXH đối với dự thảo
văn bản của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB
94
Bảng 3 3 Kết quả khảo sát đánh giá việc PBXH đối với dự thảo văn bản
của chính quyền địa phương tại các tỉnh ĐNB
95
Bảng 3 4 Kết quả khảo sát về loại dự thảo văn bản của chính quyền được
MTTQ tổ chức PBXH tại các tỉnh ĐNB
101
Bảng 3 5 Kết quả khảo sát về lĩnh vực và chất lượng của các dự thảo văn
bản của chính quyền được MTTQ tổ chức PBXH tại các tỉnh ĐNB
102
Bảng 3 6 Kết quả đánh giá về nội dung PBXH của MTTQ các cấp tại các
tỉnh ĐNB
105
Bảng 3 7: Kết quả khảo sát hình thức PBXH của MTTQ Việt Nam tại các
tỉnh ĐNB
108
Bảng 3 8 Tình hình tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ về công tác
PBXH của MTTQ Việt Nam các cấp
112
Bảng 3 9 Yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đóng góp ý kiến của MTTQ và
các tổ chức thành viên vào dự thảo văn bản của chính quyền địa phương
112
Bảng 3 10 Các tác động nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến hiệu quả
PBXH của MTTQ Việt Nam
113
Bảng 3 11 Nguyên nhân dẫn đến hoạt động PBXH của MTTQ tại các tỉnh
ĐNB chưa được bảo đảm
114
Bảng 3 12 Giải pháp nâng cao hiệu quả PBXH của MTTQ đối với dự
thảo văn bản của chính quyền địa phương
115
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
PBXH được coi là một yêu cầu để xây dựng xã hội dân chủ, tạo sự ổn định,
phát triển CT - XH ở các quốc gia Một xã hội chấp nhận phản biện tốt sẽ góp phần
tạo ra sự đồng thuận xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển, hạn chế được tối đa sự phản
kháng, chống đối của dân chúng
Ở Việt Nam cũng đã có những tiếp cận khá đầy đủ về PBXH, xuất phát từ
nhận thức: “Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều vì
lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân” [37, tr 125] Văn kiện Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “Xây dựng quy chế giám sát và PBXH của
MTTQ, các tổ chức CT - XH và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ
trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với
công tác tổ chức và cán bộ” [37, tr 135] và đặt ra yêu cầu: “Phát huy vai trò và tạo
điều kiện thuận lợi để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân tham gia xây dựng đường
lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện vai trò giám
sát và PBXH” [37, tr 305] “…PBXH là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ
của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý Nhà
nước… nhân dân khơng chỉ có quyền mà cịn có trách nhiệm tham gia hoạch định và
thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước PBXH là nhu cầu cần thiết
và đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan
liêu…” [37, tr 182-183] Đây được coi là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, góp
phần làm rõ hơn nội dung, phương thức PBXH của MTTQ Việt Nam
Trong các chủ thể PBXH thì MTTQ Việt Nam có vị trí, vai trị đặc biệt quan
trọng, điều này được Hiến pháp 2013 ghi nhận tại Điều 9, đó là: “MTTQ Việt Nam
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân;… giám sát, PBXH” MTTQ là chủ thể
có tiềm năng nhất, có khả năng phát huy cao nhất hoạt động phản biện của mình vì
MTTQ là tổ chức tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân Trong thời kỳ đổi mới,
MTTQ đã tích cực đổi mới phương thức hoạt động của mình, tiếp tục làm tốt vai trị
là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, là cầu nối giữa nhân dân với Đảng và
Nhà nước, thực sự thể hiện ý chí, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần
quan trọng trong việc xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân
1
Tuy nhiên, nhìn lại thời gian qua, PBXH của MTTQ đối với hoạt động của
nhà nước nói chung cũng như của chính quyền địa phương nói riêng khá mờ nhạt,
cịn nhiều hạn chế:
Thứ nhất, phạm vi phản biện chưa cụ thể Đối tượng để PBXH là những chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế thị trường, xây dựng nhà nước pháp
quyền XHCN và xã hội công dân, các văn bản về chủ trương, chính sách, pháp luật
ngày càng đa dạng Điều đó khơng thể đòi hỏi MTTQ Việt Nam phải phản biện tất
cả mọi văn bản của Đảng, chính quyền Tuy nhiên, đứng trước trách nhiệm đại diện,
bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân, nhiều nội dung rất thiết yếu, nhiều chủ
trương, chính sách, đề án quan trọng liên quan tới quyền và nghĩa vụ cơ bản của
người dân (nhất là cấp địa phương và cơ sở) đã được cơ quan có thẩm quyền ban
hành mà chưa có sự tham gia PBXH của MTTQ Việt Nam
Thứ hai, về cơ chế PBXH, sự phối hợp giữa Uỷ ban MTTQ các cấp với các tổ
chức thành viên trong thực hiện chức năng PBXH còn chưa rõ, hoạt động phản biện
của MTTQ còn mang tính hình thức, chiếu lệ Chưa xác định thật rõ ràng về quyền
và nghĩa vụ của chủ thể phản biện cũng như quyền và nghĩa vụ của chủ thể nhận sự
phản biện
Thứ ba, hiệu lực pháp lý và hiệu quả thực tế của PBXH của MTTQ Việt Nam
còn thấp, chưa đạt yêu cầu Việc tiếp thu, khắc phục, xử lý của các cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền đối với nhiều nội dung, nhiều vấn đề còn chậm, hiệu quả thấp, thậm
chí một số vấn đề khơng được xử lý nhưng việc trả lời, thông báo cho MTTQ Việt
Nam cũng không được thực hiện
Thứ tư, PBXH của MTTQ Việt Nam còn lúng túng, chưa hướng vào những
vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc của địa phương Vai trò PBXH của MTTQ khá mờ
nhạt, thái độ né tránh, ngại va chạm mà MTTQ có vị trí quan trọng trong việc phát
phản biện các chính sách, các văn bản, các đề án, dự án Ủy ban MTTQ Việt Nam các
cấp (nhất là cơ sở) thật sự “quá sức” để thực hiện nhiệm vụ quan trọng này
Thứ năm, về chủ thể nhận sự phản biện, khơng ít tổ chức đảng và cơ quan nhà
nước các cấp vẫn chưa ý thức được một cách đầy đủ và đúng đắn về vai trò và tác
2
dụng PBXH của MTTQ Việt Nam nên việc tiếp nhận PBXH của MTTQ đối với dự
thảo chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, dự án của một số cơ quan, tổ
chức có thẩm quyền cịn hình thức
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng đánh giá: “Việc đổi mới nội dung và
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có
mặt chưa theo kịp u cầu của tình hình mới, chưa thật sâu sát các tầng lớp nhân
dân và cơ sở; chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát, phản biện xã hội chưa đều”
[40, tr 88]
Tại các tỉnh ĐNB, PBXH của MTTQ Việt Nam đã có những đóng góp tích
cực trong cơng tác xây dựng Đảng và chính quyền Công tác PBXH của MTTQ
được quan tâm, chú trọng, chất lượng không ngừng được nâng lên trong thời gian
vừa qua Tuy nhiên, PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ và chưa ngang tầm với vị trí, chức năng
của MTTQ, thể hiện qua một số điểm cơ bản như sau:
- MTTQ ở một số địa phương chưa tổ chức được các hình thức PBXH, cịn hạn
chế ở cấp huyện, đặc biệt là ở cấp xã, chủ yếu chỉ dừng lại ở việc đóng góp văn bản khi
có yêu cầu, có những năm hầu như MTTQ các huyện, xã trên địa bàn không tiến hành
được cuộc PBXH nào
- Hoạt động PBXH của MTTQ cịn lúng túng, chưa có chiều sâu, hiệu quả
pháp lý chưa cao, chưa đưa ra được những đánh giá, nhận xét, lập luận, nghi vấn có
tính khoa học, thực tiễn Chưa phản ánh chính xác và đầy đủ chính kiến, ý kiến của
tổ chức thành viên Chưa bám vào những vấn đề trọng yếu, đươc nhân dân và xã hội
quan tâm, hay những vấn đề nóng, nhiều bức xúc tại địa phương
- Hình thức PBXH cịn chưa phong phú, chủ yếu PBXH bằng hình thức tổ chức
hội nghị, các thành viên của MTTQ tiến hành PBXH cịn hạn chế, chưa thu hút mạnh
mẽ, đơng đảo lực lượng tham gia, nhất là các nhà khoa học, các chun gia và những
người có năng lực, trình độ trong các lực lượng xã hội
Những hạn chế và bất cập nói trên dẫn đến hiệu quả, hiệu lực phản biện của
MTTQ còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, tác dụng thực tế qua hoạt động PBXH
của MTTQ Việt Nam để đưa đến sự điều chỉnh, bổ sung, hoàn chỉnh dự án, đề án
do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền soạn thảo còn nhiều hạn chế; PBXH của MTTQ
3
Việt Nam hiện nay chủ yếu mới chỉ dừng lại ở hình thức góp ý Để PBXH của
MTTQ phát huy được hiệu lực, hiệu quả cao nhất cần có những giải pháp cụ thể
hơn về cơ chế, điều kiện, kinh phí, nhân lực cho PBXH, đó là vấn đề cần được tiếp
tục nghiên cứu, giải quyết
Xuất phát từ nhận thức đó, nghiên cứu sinh đã lựa chọn vấn đề: “Phản biện
xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ” để
làm luận án tiến sĩ Luật học, chuyên ngành Luật hiến pháp và luật hành chính
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2 1 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu, luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về
PBXH của MTTQ Việt Nam; đánh giá thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại
các tỉnh ĐNB, từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp phù hợp để tăng cường
PBXH của MTTQ Việt Nam
2 2 Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận án cần giải quyết các nhiệm
vụ nghiên cứu như sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài để làm rõ những
vấn đề đã được nghiên cứu, làm tiền đề cho việc nghiên cứu tiếp theo của luận án
Hai là, luận giải những vấn đề lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam (khái
niệm, đặc điểm, vai trị, đối tượng, nội dung, phạm vi, hình thức PBXH của MTTQ
Việt Nam…), những yếu tố ảnh hưởng đến PBXH của MTTQ Việt Nam
Ba là, phân tích, đánh giá thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh,
thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB nhằm rút ra những kết quả đạt được, những
bất cập, hạn chế và các nguyên nhân của những bất cập, hạn chế trong PBXH của
MTTQ Việt Nam tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB
Bốn là, đề xuất phương hướng, các giải pháp tăng cường PBXH của MTTQ
Việt Nam
3 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3 1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam đối với
dự thảo văn bản của chính quyền địa phương từ thực tiễn các tỉnh, thành phố thuộc
Trung ương tại ĐNB
4
3 2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Luận án chỉ tập trung nghiên cứu về PBXH của bản thân hệ
thống MTTQ Việt Nam ở ba cấp (tỉnh, huyện, xã) mà khơng nghiên cứu PBXH của MTTQ
với tính chất là liên minh (bao gồm các thành viên của MTTQ) đối với dự thảo văn bản của
chính quyền địa phương từ thực tiễn các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB dưới
góc nhìn pháp lý (về chủ thể PBXH, đối tượng, phạm vi, nội dung, hình thức,…)
Phạm vi về không gian: luận án xác định phạm vi nghiên cứu là từ thực tiễn
địa bàn các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB (bao gồm 6 địa bàn: TP Hồ
Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh)
Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài này được thực hiện tập
trung nghiên cứu từ ngày 01/01/2014 - ngày Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực và
hiến định chức năng PBXH của MTTQ trong Hiến pháp đến tháng 12/2021 Tuy
nhiên, về cơ sở và nội dung những hoạt động mang tính phản biện đã thể hiện trong
vai trò, chức năng của MTTQ trong giai đoạn trước đó (từ Đại hội X của Đảng)
cũng được nghiên cứu, xem xét, đánh giá nhằm đảm bảo tính tồn diện, tạo cơ sở để
so sánh, đối chiếu nhằm làm rõ hơn hoạt động PBXH của MTTQ
4 Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4 1 Phương pháp luận
Luận án dựa trên cơ sở quán triệt xuyên suốt hệ thống lý luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin với phương pháp luận nghiên cứu trên quan điểm khách quan, toàn
diện, lịch sử - cụ thể, phát triển và thực tiễn, quán triệt hệ thống quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về về vị trí, vai trò của MTTQ Việt Nam, về PBXH của
MTTQ Việt Nam, các lý thuyết về chủ quyền nhân dân và sự kiểm sốt quyền lực nhà
nước từ phía nhân dân, đặc biệt là đối với nhà nước pháp quyền XHCN
4 2 Phương pháp nghiên cứu
4 2 1 Phương pháp thống kê, phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng để hệ thống hóa các tài liệu, số liệu, kết quả nghiên
cứu từ các tài liệu, cơng trình nghiên cứu đã được phổ biến trong và ngoài nước; các báo
cáo, văn bản của Đảng, MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT - XH và VBQPPL có liên
quan đến đề tài, từ đó tập hợp thống kê để đưa ra những phân tích, đánh giá, các số liệu
cụ thể minh chứng cho các nhận định đưa ra trong cơng trình nghiên cứu
5
4 2 2 Phương pháp điều tra xã hội học
NCS xây dựng mẫu phiếu điều tra để lấy ý kiến đánh giá hoạt động PBXH của
MTTQ tại các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương tại ĐNB, bảo đảm tính đại diện
của cán bộ, công chức đang công tác tại các cơ quan nhà nước ở địa phương và cán
bộ ở cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể (cả 3
cấp) trên địa bàn TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, tổng số 1200
phiếu, mỗi tỉnh 400 phiếu
4 2 3 Phương pháp logic - lịch sử
Phương pháp này được thực hiện thơng qua việc nêu và trình bày khái qt
hóa các vấn đề gắn liền với sự kiện lịch sử theo chuỗi lơgíc trong từng giai đoạn
hoặc ở những thời điểm lịch sử cụ thể, từ đó làm nổi bật được tính hệ thống thống
nhất của các vấn đề nghiên cứu ở các chương của luận án
4 2 4 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các phương pháp được sử dụng để luận chứng, làm sáng rõ các nội dung của
luận án, từ đó đưa ra những nhận định, phân tích, đánh giá đối với các vấn đề
nghiên cứu
5 Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
Một là, qua việc phân tích, làm rõ lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam, các
yếu tố ảnh hưởng đến PBXH của MTTQ Việt Nam, luận án góp phần làm sâu sắc
hơn lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam;
Hai là, qua việc đánh giá thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh
ĐNB, luận án chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập, chỉ rõ nguyên
nhân của những của những hạn chế, bất cập góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn cho
PBXH của MTTQ Việt Nam
Ba là, đóng góp những đề xuất về phương hướng và hệ thống giải pháp phù
hợp, khả thi tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB và cả nước
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6 1 Ý nghĩa lý luận
Luận án góp phần bổ sung, xây dựng hồn thiện cơ sở lý luận cho việc tiếp tục
tăng cường PBXH của MTTQ Việt Nam trong tình hình mới, khẳng định, phát huy
vị trí, vai trị, chức năng của MTTQ phù hợp với thời kỳ đổi mới đất nước
6
6 2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận án góp phần cung cấp cơ sở thực tiễn cho PBXH của MTTQ trong tình hình
mới, góp phần tăng cường PBXH của MTTQ hiện nay tại các tỉnh ĐNB và cả nước
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo
trong giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học và có thể vận dụng trong cơng tác của
MTTQ và các thành viên
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án được kết cấu làm 4 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Chương 2 Những vấn đề lý luận về PBXH của MTTQ Việt Nam
- Chương 3 Thực trạng PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB
- Chương 4 Phương hướng, giải pháp tăng cường hiệu quả PBXH của MTTQ
Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh ĐNB
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1 1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến phản biện xã hội và phản biện xã
hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Nghiên cứu về vấn đề PBXH và PBXH của MTTQ ở Việt Nam là một vấn đề
khá mới, cịn ít cơng trình đề cập bao quát, cụ thể Tuy nhiên, liên quan đến đề tài
nghiên cứu, cũng đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu ở những góc độ khác
nhau, có thể tổng qt các cơng trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài
như sau:
1 1 1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận về phản biện xã hội và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Có nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về dân chủ, về
phản biện và sự cần thiết của PBXH đối với quyền lực nhà nước nói chung Một
trong những cơng trình nghiên cứu có ý nghĩa nền tảng về dân chủ là tác phẩm
“Chính trị so sánh - về các nền dân chủ Đức, Mỹ, Pháp, Anh, Ý” của Y Meny
[163] Tác phẩm trên cơ sở tổng hợp các phân tích về một số HTCT có tính chất đại
diện, điển hình trên thế giới, so sánh và phân tích tính phổ biến và đặc thù của các
HTCT, làm rõ các giá trị văn minh chính trị có tính khái qt lý luận
Dưới một góc độ khác, GS, TS Y Thomas Meyer và Nicole Breyer trong cuốn
“Tương lai của nền dân chủ xã hội” [165] đã phê phán chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa
tân tự do với những đặc trưng của nó là phát triển và bảo vệ sở hữu tư nhân, kinh tế thị
trường tự do, tự điều tiết, các quyền con người thụ động, nền dân chủ hình thức và
khơng hoàn thiện Tư tưởng cốt lõi của cuốn sách là dân chủ xã hội ra đời và phát triển
trên cơ sở sự khơng hồn thiện của dân chủ tự do Tự do dân chủ xã hội khác với chủ
nghĩa tự do thuần túy, bao gồm một hệ thống các giá trị cơ bản, các quan điểm, nguyên
tắc và giải pháp cải cách, xã hội vì mục tiêu phát triển và lý tưởng tự do, cơng bằng,
bình đẳng và hạnh phúc của con người trong bối cảnh hiện nay của thế giới Xuất phát
từ lập trường, quan điểm dân chủ xã hội, các tác giả cố gắng lập luận về triển vọng
sáng sủa của dân chủ xã hội so với dân chủ tân tự do trong sự phát triển của thế giới
8
đương đại Cách nhìn nhận và đánh giá, kể cả một số quan điểm, luận điểm của các tác
giả cuốn sách không thể tránh khỏi những khác biệt với cách tiếp cận của chúng ta,
song cuốn sách là một tài liệu tham khảo bổ ích và gợi mở cho chúng ta suy ngẫm về
những vấn đề mà thế giới đang đặt ra, đồng thời cũng là những vấn đề mà chúng ta
đang quan tâm giải quyết cả về lý luận và thực tiễn
Rousseau trong tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội” [45] đề ra tư tưởng quyền
lực trực tiếp của nhân dân, tính tối cao của quyền lực nhân dân, từ đó ơng đưa ra kết
luận về sự khơng thể chấp nhận việc đại diện nhân dân cản trở nhân dân thực hiện
các quyền của mình Rousseau luận giải yếu tố quyết định của một chế độ xã hội
hợp pháp, hợp lý đó là quyền lực thuộc về nhân dân Ơng đưa ra vấn đề: Quốc gia
có thể tan rã theo một trong hai trường hợp Thứ nhất, khi người cầm quyền không
cai trị quốc gia theo luật pháp và cướp quyền của Hội đồng Tối cao … Thành ra
khi mà chính quyền cướp lấy Quyền Tối thượng (của Hội đồng Tối cao), khế ước xã
hội bị tan vỡ và mọi công dân đương nhiên lấy lại sự tự do tự nhiên của mình; và
lúc đó họ bị bắt buộc chứ khơng có nghĩa vụ phải tn lệnh Trường hợp này cũng
xảy ra khi các thành viên của chính quyền riêng rẽ cướp chánh quyền mà đáng lẽ họ
phải cùng với nhau phục vụ Ơng cho rằng, chính quyền cũng thường hay có xu
hướng làm trái với quyền lực tối cao và ý chí chung của tồn thể dân chúng Muốn
ngăn chặn nguy cơ chính quyền lạm quyền và cướp quyền, thì phải áp dụng một
biện pháp là triệu tập hội nghị định kỳ tồn dân, trong đó cần bàn luận hai câu hỏi:
Một là: Tồn dân có muốn giữ ngun hình thức chính quyền hiện hữu hay khơng?
Hai là: Nhân dân có vừa lịng với sự cai trị của những người hiện đang được ủy thác
không? Rousseau coi hội nghị toàn dân là dây cương cho cơ chế chính trị, là bộ hãm
hữu hiệu đối với chính quyền Thơng qua ý chí chung của tồn dân, đưa ra các các
biện pháp khắc phục, các quyết sách quốc gia Tư tưởng này đã đưa Rousseau trở
thành đại biểu nổi tiếng nhất của lý luận về chế độ dân chủ trực tiếp Rousseau ln
đặt quyền lực nhân dân với tính cách là quyền lực tối cao ở vị trí cao nhất, chi phối
các quyền lực khác Nền tảng của tư tưởng chính trị này chính là việc khẳng định
tính tối thượng của ý chí chung của tồn dân và sự hiện thân của nó trong khế ước
xã hội; là nền tảng lý luận cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước dân chủ
9
Trong cuốn sách Interpetation and Social Criticism (Chú giải và
phê phán xã hội) của Michael Walzer [169 ] đã phân tích làm sáng tỏ hoạt động phê
phán xã hội, đồng thời đưa ra một khuôn khổ triết lý để phân tích phê phán xã hội
là một hoạt động xã hội Cuốn sách phản ánh thực tiễn phê phán xã hội, giải thích
nó và việc hình thành các chuẩn mực đạo đức của phê phán xã hội Nội dung cuốn
sách còn đề cập đến tranh luận quan niệm đương đại khác nhau về phê phán xã hội,
lý thuyết và vai trò của trí thức trong việc hình thành các phê phán xã hội và tạo nên
sự thay đổi xã hội thông qua phê phán xã hội Trên nền tảng chung này, phê phán xã
hội được nhìn nhận ở nhiều cấp độ khác nhau, cấp vĩ mơ là sự hình thành, phát triển
các lý thuyết, hệ tư tưởng đang giữ vai trò chủ đạo trong xã hội; ở cấp độ vi mô là
sự phê bình, phản ánh, chỉ trích đường lối chính sách cụ thể của nhà nước hoặc các
hoạt động của nhà nước, đảng chính trị, phong trào xã hội, trên cơ sở cách nhìn
nhận xem xét, đánh giá và hướng tiếp cận khác nhau
Cuốn sách Critical Thinking for Students: Learn the Skills of Critical
Assessment and Effective Argument của Roy Van Den Brinkbudgen [105], luận bàn
về những kỹ năng cơ bản của tư duy phản biện Trong đó xác định đặc điểm chính
của mơn học này là nghiên cứu về những lập luận: Hầu như ở đâu chúng ta cũng
thấy xuất hiện những lập luận, làm cách nào để phân tích và đánh giá những lập
luận này Báo chí cũng thường dùng những lập luận nhằm thuyết phục chúng ta tin
vào những điều mà họ đưa ra Cuốn sách xác định chúng ta cũng phải sử dụng
những lập luận nhất định nào đó trong hoạt động hàng ngày của mình: “Tơi khơng
đồng ý với bạn bởi vì…” Việc xem xét một cách rõ ràng những điều đang diễn ra
trong một lập luận là một kỹ năng rất hữu ích Nó có thể giúp chúng ta nghiên cứu khá
kỹ càng bất kỳ đề tài nào, giúp xem xét những chứng cứ và những yêu cầu được thiết
lập xung quanh nó Nó cũng khuyến khích chúng ta tìm kiếm những lý giải tương ứng
cho các chứng cứ, và xem xét xem những lý giải này có tác động gì đến lợi thế trong
lập luận của người nói hay khơng Bằng cách này hay cách khác, tư duy phản biện có
thể giúp chúng ta trở nên năng động hơn trong những nghiên cứu của mình
William Hare với bài viết “Bertrand Russell bàn về tư duy phê phán” (Đinh
Hồng Phúc dịch) đăng trên Tạp chí Triết học tháng 4 năm 2013 [166], bài viết nói
10
đến tầm quan trọng của cơng trình của Russell đối với lý thuyết về giáo dục, một lý
thuyết bao gồm thành tố phê phán, trong đó Russell khẳng định: “Chomsky, chẳng
hạn, nhắc chúng ta nhớ quan niệm nhân văn của Russell về giáo dục, xem người
học là một cá nhân độc lập mà sự phát triển của anh ta đang bị lối học nhồi sọ đe
dọa Woodhouse, trong khi cũng viện đến khái niệm tăng trưởng, chỉ ra mối băn
khoăn của Russell về việc bảo vệ sự tự do của trẻ em để thực hành phán đoán cá
nhân về các vấn đề trí tuệ và đạo đức Stander bàn về yêu sách của Russell rằng việc
giáo dục trong nhà trường thường hay quá cổ vũ cái tâm tính bầy đàn, với sự cuồng
tín và độc đốn của nó, khơng phát triển được cái mà Russell gọi là một “thói quen
phê phán của đầu óc” Mối đe dọa của lối học nhồi sọ, tầm quan trọng của phán
đoán cá nhân, và sự chiếm ưu thế của các ý kiến cuồng tín, tất cả đều nhấn mạnh
nhu cầu cần có điều mà ngày nay gọi là tư duy phê phán; và công trình của Russell
là đáng giá cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu xem loại tư duy này địi hỏi những gì và tại
sao nó lại quan trọng trong giáo dục”
Trong cuốn “Đổi mới tổ chức và hoạt động của MTTQ và các tổ chức CT - XH
ở nước ta hiện nay” do Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương xuất bản [111] đã
phân tích, luận giải tính phổ biến và tính đặc thù của các tổ chức CT - XH trong
HTCT nước ta; vai trò của xã hội dân sự trong việc xây dựng và phát triển dân chủ
XHCN, làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về MTTQ và các tổ chức CT - XH, hệ
thống hoá tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vị trí, vai trị và chức
năng, nhiệm vụ của MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT - XH, từ đó rút ra những
bài học kinh nghiệm trong việc tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các tổ
chức này
Cơng trình cũng xác định rõ tính chất, chức năng, nhiệm vụ và các bộ phận
cấu thành của HTCT nói chung và từng tổ chức thành viên nói riêng một cách thống
nhất, cụ thể hơn, phù hợp với thời kỳ chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Từ đó phân
định rành mạch vị trí của từng tổ chức theo 3 khu vực của xã hội hiện đại: Đảng
chính trị (nhà nước) - Thị trường - xã hội (dân sự) Trên cơ sở tiếp thu có chọn
lọc kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các tổ chức CT - XH ở một số nước
11
trên thế giới, đổi mới tư duy, nhận thức lý luận về mơ hình tổ chức HTCT nước
ta Làm rõ tính chất của MTTQ với tư cách là một bộ phận của HTCT, thì cơ cấu
thành viên của Mặt trận cần được xem xét dưới góc độ yêu cầu của hệ thống
quyền lực chính trị
Nguyễn Thọ Ánh với “Thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQ Việt
Nam hiện nay” [3] Tác giả đã xây dựng một số vấn đề lý luận cho chức năng giám sát
và PBXH của MTTQ Việt Nam, trong đó đã tập trung phân tích vị trí vai trị của giám
sát và PBXH đối với quá trình thực thi dân chủ, xây dựng khái niệm PBXH, khẳng
định chức năng PBXH là một trong những chức năng cơ bản của MTTQ Việt Nam, là
yêu cầu tất yếu của việc đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân
Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Tường Vân trong sách tham khảo “Phản biện xã
hội và phát huy dân chủ pháp quyền” [112] đã luận giải về khái niệm, đặc điểm,
tính chất cũng như chủ thể, khách thể, đối tượng, các nguyên tắc, phương thức và
các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng PBXH Những vấn đề PBXH trong nền dân
chủ pháp quyền ở nước ta hiện nay như quan hệ giữa xã hộ và nhà nước với vấn đề
PBXH; dân chủ pháp quyền với vấn đề PBXH và sự phát triển bền vững; nâng cao
chất lượng PBXH phát huy dân chủ XHCN
PGS, TS Vũ Hồng Anh trong sách chuyên khảo “PBXH trong hoạt động lập
pháp, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội” [1]
đã xây dựng cơ sở lý luận về PBXH trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước như khái niệm PBXH nói chung và trong
hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước;
tính chất đặc điểm của nó như tính xã hội - chính trị, tính lịch sử - cụ thể, tính mục
đích, tính pháp lý cao, tính phổ biến, tính xã hội, tính dân chủ, tính quần chúng rộng
rãi; đối tượng, chủ thể của PBXH; nguyên tắc, hình thức, nội dung của PBXH trong
hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước;
vai trò của PBXH trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề
quan trọng của đất nước
Luận án tiến sĩ khoa học chính trị “Chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam
hiện nay” của Nguyễn Văn Minh [75] xác định đối tượng nghiên cứu của luận án là
12
vấn đề chức năng PBXH của báo chí ở Việt Nam hiện nay xác định và thực hiện
chức năng PBXH của báo chí trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, từ góc độ
của Chính trị học - mơn khoa học về quyền lực - quyền lực chính trị và quyền lực
nhà nước PBXH qua báo chí là việc nêu ý kiến, bình luận hay tranh luận bằng báo
chí của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, nhân dân, các tổ chức xã hội
nhằm thể hiện sự đồng tình, khơng đồng tình hoặc bác bỏ của xã hội hay một bộ
phận xã hội về một vấn đề, một quan điểm còn chưa rõ ràng, chưa đúng, chưa tạo
được sự đồng thuận xã hội trong chính sách của Đảng, Nhà nước ta Luận án nghiên
cứu về chức năng và thực hiện chức năng của báo chí ở Việt Nam, làm sáng tỏ khái
niệm và những cơ sở khoa học về tính tất yếu và cơ chế thực hiện chức năng PBXH
của báo chí ở Việt Nam, góp phần vào việc xây dựng và thực hiện chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước Thông qua việc thực hiện chức năng PBXH
của báo chí, quyền làm chủ của nhân dân ngày càng được phát huy Luận án
góp phần cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng và hồn
thiện chủ trương, chính sách và pháp luật về chức năng PBXH của báo chí
GS TS Đào Trí Úc trong sách “Mơ hình tổ chức và hoạt động của nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam” [129] và “Cơ chế giám sát của nhân dân đối với bộ
máy Đảng và Nhà nước - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [130] đã phân tích và
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nhà nước pháp quyền XHCN, trong đó đặt ra
yêu cầu cần phải giám sát nhà nước từ phía nhân dân Nhóm tác giả đề xuất mơ hình
kiểm tra, giám sát xã hội đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước, các thiết chế
thực hiện quyền đối với hoạt động của bộ máy nhà nước là kiểm tra của Đảng, giám
sát của MTTQ và các tổ chức thành viên, Thanh tra nhân dân và công dân đối với
bộ máy nhà nước, đặc biệt là hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
Trần Ngọc Đường và Chu Văn Thành trong “Mối quan hệ pháp lý giữa cá
nhân công dân với Nhà nước” của tác giả [34] phân tích những vấn đề lý luận về
mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân Theo các tác giả, để đảm bảo thực hiện
các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Nhà nước pháp quyền XHCN, vai
trò của MTTQ Việt Nam và tổ chức thành viên, cá nhân công dân rất quan trọng,
bảo đảm cho mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước và công dân không bị xâm
13
phạm Cơng trình khơng đi sâu nghiên cứu hoạt động giám sát của nhân dân
(giám sát xã hội) đối với các cơ quan hành chính nhà nước, nhưng đã chú trọng
đến các hình thức giám sát của nhân dân (các tổ chức xã hội và cá nhân công
dân) đối với Nhà nước
PGS TS Bùi Xuân Đức trong bài viết “PBXH: Ý nghĩa, cơ chế và điều kiện
thực thi” [33], đã phân tích PBXH chính là hình thức nhân dân, các tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội đóng góp, phê bình, kiến nghị với Đảng và Nhà nước về các
vấn đề liên quan đến quốc kế dân sinh PBXH là một biện pháp để mở rộng , phát
huy dân chủ và tạo ra sự đồng thuận cao trong xã hội , đây là vấn đề được Đảng và
Nhà nước ta ln coi trọng ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân đối với
đường lối, chính sách của mình Trong bài viết tác giả đã phân tích sâu sắc về khái
niệm, ý nghĩa của PBXH, các yếu tố cấ u thành và cơ chế PBXH như chủ thể PBXH,
đối tượng PBXH, nội dung PBXH, hình thức PBXH, trình tự PBXH và xử lý kết
quả PBXH cũng như những yêu cầu trong triển khai thực hiện hoạt động PBXH
như sự thống nhất về nhận thức; bảo đảm công khai, minh bạch trong tổ chức, hoạt
động của các thiết chế chính trị trên cơ sở pháp lý, ứng dụng công nghệ thông tin để
nhân dân PBXH, xây dựng cơ chế pháp lý về PBXH
PGS Trần Hậu với bài viết “Phản biện xã hội” [47] đã phân tích nội hàm của
khái niệm phản biện, những cách g iải thích, tiếp cận về khái niệm phản biện và rút
ra những đặc trưng chung nhất của phản biện như đây là hoạt động phân tích độc
lập; là hoạt động xem xét, lập luận, phân tích các mặt khác nhau của vấn đề để tiệm
cận tới chân lý; là hoạt động được tiến hành bởi lực lượng xã hội, thông qua các tổ
chức xã hội và có tính xây dựng đối với hệ thống lãnh đạo, quản lý Từ đó tác giả đã
rút ra khái niệm PBXH và so sánh, phân biệt với một số khái niệm có liên quan
như: trưng cầu dân ý; phản bác, phản kháng để làm rõ hơn khái niệm PBXH
Trong bài viết “Tối ưu hóa hiệu quả giám sát, PBXH, bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân theo chủ trương Đại hội XIII của
Đảng” [49], tác giả Trần Hậu đã phân tích vấn đề giám sát, PBXH từ khi đổi mới
đến nay và khẳng định những cơ sở chính trị trong quan điểm của Đảng Cộng sản
Việt Nam, trong tư tưởng Hồ Chí Minh về lấy “dân làm gốc”, nhân dân là trung
14
tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, mọi chủ
trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ yêu cầu, nguyện vọng, quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của nhân dân Giám sát và PBXH là một con đường để thực
hiện dân chủ, một cơng cụ có hiệu quả để thực hiện vai trị làm chủ của nhân dân
Nó tồn tại một cách khách quan trong phát triển xã hội và có tác dụng, hiệu quả góp
phần thúc đẩy q trình dân chủ
Phạm Quang Tú, Đặng Hoàng Giang trong bài viết “ PBXH: K hái niệm, chức
năng và điều kiện hình thành” [126 ] đã phân tích chức năng của PBXH là: PBXH
giúp điều tiết xung đột lợi ích giữa các nhóm xã hội để tạo ra đồng thuận xã hội;
PBXH góp phần khắc phục những khiếm khuyết của các kiến tạo chính sách - thể
chế, qua đó nâng cao chất lượng quản trị của bộ máy nhà nước; PBXH góp phần
nâng cao trách nhiệm xã hội của cộng đồng, phát triển ý thức về quyền và nghĩa vụ
của người công dân, qua đó từng bước hình thành mơi trường xã hội dân chủ, tiến
bộ Bài viết cũng phân tích những điều kiện nền tảng để hình thành phản biện là: Hệ
thống thể chế minh bạch, dân chủ, tiến bộ; Sự hiện diện của xã hội dân sự; Năng lực
và trách nhiệm xã hội của giới trí thức; Trình độ dân trí của cộng đồng
Đồn Minh Huấn trong bài viết “Vai trò của giám sát và PBXH đối với việc
xây dựng nhà nước pháp quyền” [59] đã đi sâu phân tích vai trò của giám sát,
PBXH trên một số mặt như: giám sát xã hội và PBXH đảm bảo quyền phản hồi xã
hội trực tiếp hoặc bán trực tiếp đối với thể chế cầm quyền, nhờ đó, có tác dụng
phịng ngừa hoặc hạn chế sai lầm; giám sát xã hội và PBXH có vai trị kiểm sốt
quyền lực nhà nước sau quá trình ủy quyền; giám sát xã hội và PBXH có tác dụng
giải tỏa tâm trạng xã hội Qua giám sát và PBXH mà các mâu thuẫn trong nội bộ
nhân dân bộc lộ thành phản hồi xã hội, nhờ đó giới cầm quyền nắm được thông tin
và kịp thời điều chỉnh phương cách quản lý, phòng ngừa xung đột xã hội; giám sát
xã hội và PBXH có tác dụng khắc phục các biểu hiện dân chủ hình thức, thúc đẩy
minh bạch hóa và quản trị quốc gia theo nguyên tắc dân chủ; giám sát xã hội và
PBXH có tác dụng trực tiếp chống lãng phí, thực hành tiết kiệm; giám sát xã hội và
PBXH đòi hỏi giới cầm quyền phải chấp nhận sự cọ sát, tranh luận, đối thoại với
nhân dân và nhờ đó rèn luyện thêm kỹ năng chính trị hiện đại, khắc phục tình trạng
15
né tránh cơng luận, gây sự trì trệ của hệ thống Giám sát xã hội và PBXH cũng là
môi trường tốt cho giáo dục, rèn luyện, lôi cuốn quần chúng vào các phong trào xã
hội theo định hướng của thể chế cầm quyền
Lê Thị Thiều Hoa trong bài viết “PBXH và vai trò của PBXH ở Việt Nam
hiện nay” [54] Tác giả đã phân tích về bản chất PBXH là một hình thức thể hiện
quyền tự do của con người, được xây dựng trên cơ sở quyền tự do ngôn luận PBXH
chính là quyền bày tỏ ý kiến một cách có hệ thống và có cơ sở khoa học nhằm thực
hiện quyền dân chủ của cá nhân đã được ghi nhận trong các điều ước quốc tế về
quyền con người Trong bài viết, tác giả đã phân tích các đặc điểm của PBXH; chủ
thể, đối tượng, nội dung và hình thức PBXH; vài trị của PBXH
1 1 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến thực tiễn phản biện xã hội và phản
biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương trong cuốn “Đổi mới tổ chức và hoạt
động của MTTQ và các tổ chức CT - XH ở nước ta hiện nay” [111] Trên cơ sở xác
định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT - XH và
phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động để luận chứng tính tất yếu
khách quan và cơ sở lý luận - thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động của
các tổ chức này trong điều kiện mới Trong đó vạch rõ những vấn đề cần giải quyết
như: một số nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chưa phù
hợp với cơ chế mới, thiếu tính cụ thể, chưa đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng và quyền
lợi chính đáng của đồn viên, hội viên Vai trị là trung tâm, phối hợp hành động
của MTTQ với các đoàn thể CT - XH và các tổ chức thành viên chưa được thể hiện
rõ, đồng bộ Thực hiện quyền giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam và các đồn
thể chính trị-xã hội đối với các hoạt động của chính quyền nhà nước và đội ngũ cán
bộ, cơng chức cịn hạn chế Cơ chế, quy chế phối hợp chức năng giữa Đảng, Nhà
nước, MTTQ và các tổ chức CT - XH chưa rành mạch, vẫn cịn xu hướng “nhà
nước hố”, “hành chính hố” của MTTQ và các tổ chức CT - XH cũng như xu
hướng “chính trị hố” của các tổ chức xã hội - nghề nghiệp một cách tràn lan, tốn
kém về kinh phí mà kém hiệu quả, hoạt động chồng chéo; tiêu chuẩn đội ngũ cán
16
bộ, công chức làm công tác Mặt trận và hoạt động đồn thể rập khn như đội ngũ
cán bộ, cơng chức hành chính nên thiếu tính chuyên nghiệp
Nguyễn Thọ Ánh với “Thực hiện chức năng giám sát và PBXH của MTTQ
Việt Nam hiện nay” [3] Tác giả khẳng định chức năng PBXH của MTTQ Việt Nam
là một trong những chức năng cơ bản của MTTQ Việt Nam Tác giả đánh giá hoạt
động giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam hiện nay và đặt ra những vấn đề cần
quan tâm hoàn thiện chức năng phản biện của Mặt trận như phạm vi giám sát và
phản biện còn bị giới hạn, phản biện cịn mang tình hình thức và chưa tập trung vào
những vấn đề mang tính thiết yếu của cộng đồng Trên cơ sở đó dự báo những yếu
tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền dân chủ nước ta và hoạt động giám sát, phản
biện của MTTQ Việt Nam trong thời gian tới
Hồ Bá Thâm, Nguyễn Thị Tường Vân trong sách tham khảo “Phản biện xã
hội và phát huy dân chủ pháp quyền” [112] đã đánh giá tình hình PBXH ở TP Hồ
Chí Minh, những đặc điểm, vấn đề đặt ra và những khó khăn cản trở: trong đó phản
ánh sự hạn chế của PBXH ở nước ta cũng như TP Hồ Chí Minh chưa được luật hóa,
chưa có quy chế hoạt động nhưng đã trở thành điều kiện cần thiết khi chính quyền
muốn giải quyết một vấn đề nào đó; ở TP Hồ Chí Minh cần tập trung PBXH trong
một số lĩnh vực như vấn đề tham nhũng; vấn đề đất đai; vấn đề ô nhiễm môi trường;
vấn đề giáo dục, y tế; vấn đề tai nạn giao thơng và đánh giá những khó khăn cản trở
từ các yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội; thiết chế chính trị; nhân tố tâm lý, nhận
thức của cán bộ lãnh đạo quản lý nói riêng và cơng dân nói chung; về cách làm
PGS, TS Vũ Hồng Anh trong sách chuyên khảo “PBXH trong hoạt động lập
pháp, hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước của Quốc hội” [1]
đã đánh giá tình hình hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan
trọng của đất nước, những hạn chế trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước, từ đó đánh giá thực trạng PBXH trong hoạt
động lập pháp, hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trên các
phương diện như: thực trạng quy định của pháp luật về PBXH, thực trạng tổ chức
thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động lập pháp, hoạt động quyết định
những vấn đề quan trọng của đất nước qua các giai đoạn như soạn thảo dự thảo, giai
17
đoạn thẩm tra, giai đoạn Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết thông qua cũng
như xác định các nguyên nhân của các bất cập, hạn chế
Lê Thị Thiều Hoa trong bài viết “Một góc nhìn về thực tiễn PBXH tại Việt
Nam hiện nay” [55] Trong bài viết, tác giả đã đánh giá những mặt tích cực của
PBXH ở Việt Nam như PBXH ngày càng thu hút sự tham gia rộng rãi của các chủ
thể và ngày càng chuyên nghiệp; các hình thức PBXh ngày càng phong phú với
nhiều diễn đàn khác nhau; sự tham gia tích cực của báo chí, truyền thơng; nội dung
PBXH thể hiện tính khách quan, khoa học, dân chủ; PBXH góp phần nâng cao ý
thức, trách nhiệm của các cơ quan cũng như nhận thức, trách nhiệm của người dân
Đồng thời, tác giả cũng phân tích những hạn chế của PBXH như sự tham gia của
các tổ chức còn thụ động; chất lượng của một số ý kiến PBXH chưa thật sự khoa
học; năng lực PBXH của các chủ thể còn hạn chế và chỉ ra các nguyên nhân của hạn
chế từ góc độ nhận thức của các cơ quan nhà nước; sự thiếu vắng thể chế pháp lý
PBXH đồng bộ; sự hạn chế kiến thức pháp luật của người dân
Nguyễn Thiện Nhân trong bài viết “Tăng cường hoạt động giám sát và PBXH
của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT - XH theo tinh thần Hiến pháp năm 2013”
[77] đã phân tích những thực trạng giám sát và PBXH của MTTQ Việt Nam xác
định khi tiến hành các hoạt động giám sát và PBXH và góp ý xây dựng Đảng, chính
quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT - XH cần chú ý các nguyên tắc sau đây:
Việc thực hiện giám sát và PBXH phải gắn với việc phát huy quyền làm chủ của
nhân dân, góp phần xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tăng cường đồng thuận xã hội
và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân; Bảo đảm sự lãnh đạo
của Đảng, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, Điều lệ MTTQ Việt Nam, điều lệ của
các đoàn thể CT - XH cũng như quy chế phối hợp và thống nhất hành động của các
tổ chức thành viên trong MTTQ Việt Nam; có sự phối hợp chặt chẽ giữa ủy ban
MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT - XH với các cơ quan của chính quyền có liên
quan Ủy ban MTTQ Việt Nam và các đoàn thể CT - XH thực hiện giám sát và kiến
nghị; việc xử lý vi phạm được phát hiện qua giám sát của MTTQ do các cơ quan
nhà nước, tổ chức đảng thực hiện theo quy định của pháp luật và Điều lệ Đảng;
18