Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tìm hiểu văn hóa chính trị của singapore từ sau năm 1965 đến nay understanding of the political culture of singapore since 1965

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.75 KB, 8 trang )

TÌM HIỂU VĂN HOÁ CHÍNH TRỊ
CỦA SINGAPORE TỪ SAU NĂM 1965 ĐẾN NAY
LƯ VĨ AN*

Tóm tắt: Bài viết tìm hiểu những nét đặc trưng cơ bản của văn hóa chính trị
Singapore, bao gồm văn hóa chính trị truyền thống và văn hóa chính trị hiện đại. Văn
hóa chính trị truyền thống Singapore được thể hiện thông qua sự sùng bái quyền lực
nhà nước, tôn sùng cá nhân, tư tưởng gia trưởng - gia đình trị, các mối quan hệ kiểu
bạn bè, mối quan hệ giữa bầu chủ với phụ thuộc, nguyên tắc thoả hiệp và chủ nghóa
quốc gia dân tộc. Văn hóa chính trị hiện đại Singapore được thể hiện ở các khía cạnh
cơ sở kinh tế tư bản hiện đại, hình thái nhà nước cộng hòa nghị viện, cấu trúc nhà
nước tam quyền phân lập, hệ thống đa đảng chính trị và tính chất tư bản của quyền
lực nhà nước.
Từ khóa: văn hóa chính trị, quá trình chính trị, Singapore.

Mở đầu
Văn hoá chính trị là một trong những
thành tố cơ bản cấu thành hệ thống chính
trị - xã hội, phản ánh trình độ, năng lực,
phẩm chất của chủ thể chính trị trong các
hoạt động chính trị như nhận thức chính
trị, tổ chức chính trị và tham gia chính
trị(1). Nó được xem là một dạng thức hoạt
động đặc thù của xã hội loài người, là
thuộc tính của sản phẩm văn hóa tinh
thần, cũng là biểu hiện hoạt động văn hóa
của con người trong lónh vực chính trị.
Văn hóa chính trị luôn có sự phát triển,
* Lư Vó An, Đại học Istanbul, Thổ Nhó Kỳ

thường xuyên được làm phong phú thêm


bằng lịch sử và hoạt động của con người
cả về nội dung lẫn hình thức. Trong các
xã hội phương Đông thì văn hoá chính trị
còn có tác động chi phối đến hành vi của
chủ thể chính trị. Văn hoá chính trị đã trở
thành nền tảng của hệ thống chính trị,
tạo ra ảnh hưởng sâu rộng đến quá trình
phát triển của một quốc gia, dân tộc. Đối
với Singapore, các thành tố của văn hoá
chính trị trở thành nguyên tắc đạo đức
luân lý và tiêu chuẩn pháp lý xã hội, biểu
hiện qua các luật tục, các nguyên tắc của
quan hệ chính trị - xã hội, các phương


60

thức sản xuất vật chất, cũng như hình
thái tổ chức nhà nước và cách thức, biện
pháp quản lý xã hội của cộng đồng dân cư.
Nó là một yếu tố cơ bản của hệ thống
chính trị Singapore, đồng thời cũng là
một trong những yếu tố quan trọng dẫn
đến “kì tích hoá rồng” của quốc gia này.
1. Cơ sở hình thành văn hoá chính trị
Singapore
Singapore được biết đến là một quốc
gia - đô thị, có diện tích chỉ khoảng
728km2 với dân số 5,7 triệu người
(2019)(2). Diện tích nhỏ bé đã giúp cho

Singapore có được những thuận lợi lớn
trong việc xây dựng và quản lý đất nước
một cách hiệu quả. Về thành phần dân cư,
Singapore là một quốc gia đa tộc người,
trong đó chiếm đa số là người Hoa với
76,8% dân số, kế đến là người Mã Lai
chiếm 13,9%, người gốc Ấn chiếm 7,9%,
cuối cùng là các tộc người khác chiếm
1,4% dân số. Sự đa dạng về thành phần
tộc người đã mang lại cho Singapore một
diện mạo hết sức đặc thù về tôn giáo và
tín ngưỡng theo từng cộng đồng dân cư. Ở
Singapore có nhiều tôn giáo khác nhau
như Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo,
Islam, Hindu giáo, nhưng phổ biến nhất
là Phật giáo và Đạo giáo (chiếm 51% dân
số). Đây cũng là tôn giáo của phần lớn
cộng đồng người Hoa ở Singapore(3).
Trong thành phần dân cư của
Singapore thì người Hoa là cộng đồng có
ảnh hưởng và vai trò quan trọng đối với
sự phát triển của đất nước. Các giá trị văn
hoá của người Hoa do đó cũng có ảnh
hưởng sâu rộng trong xã hội Singapore.
Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo trở thành

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2021

quy tắc đạo đức chuẩn mực có tính nền
tảng trong việc xây dựng một trật tự xã

hội bền vững mà người Hoa là đại diện.
Họ trở thành “tầng lớp tiên tiến” (elite)
trong xã hội Singapore. Vilfredo Pareto
định nghóa rằng “tầng lớp tiên tiến” là
những người có các chỉ số (thành tích) cao
nhất trong các lónh vực hoạt động của
họ(4). Người Hoa chính là một cộng đồng
thuộc “tầng lớp tiên tiến” trong lónh vực
kinh doanh và thương mại ở Singapore.
Về tổ chức xã hội, người Hoa để lại những
nét đặc trưng trong quản lý cộng đồng,
thể hiện qua thiết chế bang - hội. Hầu hết
cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á đều
chủ trương duy trì thiết chế bang - hội để
tập hợp và gắn kết cộng đồng. Trong số
các bang - hội người Hoa ở Singapore thì
đáng kể nhất có thể kể tới bang - hội của
nhóm Phúc Kiến (nói phương ngữ Mân
Nam), kế đến là bang - hội của các nhóm
Triều Châu, Quảng Đông, Khách Gia và
Hải Nam.
Tuy nhìn nhận vai trò đáng kể của
người Hoa, nhưng không thể phủ nhận vai
trò của các cộng đồng dân cư còn lại, bởi
họ cũng có những đóng góp không nhỏ
trong các lónh vực khác đối với sự phát
triển của đất nước Singapore. Sự thống
nhất trong đa dạng đã làm cho văn hoá
chính trị Singapore trở thành một tổng
thể gồm nhiều yếu tố, mà thiếu đi một yếu

tố sẽ làm mất đi giá trị của cả tổng thể.
Mặt khác, khoảng thời gian nằm dưới sự
cai trị của người Anh (từ năm 1819 đến
năm 1959)(5) đã để lại những dấu ấn
phương Tây khá đậm nét trong nền tảng
văn hóa chính trị Singapore. Cho nên văn
hóa chính trị Singapore còn là sự tích hợp


Lư Vó An - Tìm hiểu văn hóa chính trị của Singapore từ sau năm 1965 đến nay

(hay cộng hợp) giữa yếu tố truyền thống
và hiện đại. Giống nhiều quốc gia khác,
văn hoá chính trị của Singapore gồm hai
bộ phận cơ bản là văn hoá chính trị
truyền thống và văn hoá chính trị hiện
đại. Trong đó:
Văn hoá chính trị truyền thống là
những yếu tố vốn có, nguyên hữu, mang
tính địa phương - bản địa được kế thừa từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Nó được thể
hiện thông qua sự sùng bái quyền lực nhà
nước, tôn sùng cá nhân, tư tưởng gia
trưởng - gia đình trị, các mối quan hệ kiểu
“bạn bè” - “huynh đệ”, phân biệt đẳng cấp
thứ bậc giữa “bầu chủ” (patrons) hay “đại
nhân” là chủ thể với “phụ thuộc” (clients)
hay “tiểu nhân” là khách thể, nguyên tắc
thoả hiệp (consensus) và chủ nghóa quốc
gia dân tộc (nationalism)(6).

2. Những đặc trưng của văn hóa
chính trị Singapore
2.1. Văn hóa chính trị truyền thống
Văn hoá chính trị truyền thống của
Singapore được thể hiện ở các nội dung:
Thứ nhất, sự sùng bái quyền lực nhà
nước và tôn sùng cá nhân, đặc biệt đề cao
vai trò của nhà lãnh đạo. Tên tuổi và uy
tín của các nhà lãnh đạo, thủ lónh chính
trị Singapore được xã hội công nhận, tôn
vinh và tán dương như biểu tượng của đất
nước. Đó là trường hợp nhà lãnh đạo kỳ
cựu Lý Quang Diệu. Ông là Thủ tướng của
Singapore liên tục từ năm 1959 - thời
điểm Singapore giành được quyền tự trị từ
tay người Anh, đến năm 1990 khi chuyển
giao quyền lực cho Ngô Tác Đống (Gok
Chok Tong). Sau đó, cho đến lúc không
còn là Thủ tướng thì ông vẫn nắm giữ

61

cương vị Bộ trưởng Cấp cao (1990-2004)
và Bộ trưởng Cố vấn (từ năm 2004 đến
khi chức vụ này bị bãi bỏ vào năm 2011)
kiêm Chủ tịch Tập đoàn đầu tư chính phủ
Singapore (Government Investment
Corporation, GIC). Tuy có vài ý kiến chỉ
trích Lý Quang Diệu nhưng phần đông lại
xem ông như “quốc phụ” hay lãnh tụ của

Singapore hiện đại. Thực tế, vai trò của
ông đối với sự phát triển của Singapore là
điều không thể phủ nhận(7).
Thứ hai, tư tưởng gia trưởng - gia đình
trị thể hiện khá rõ trong đời sống chính
trị Singapore. Từ năm 1959 đến nay,
trong suốt 60 năm Singapore đã trải qua
ba đời thủ tướng thì hai trong số đó là các
thủ tướng xuất thân từ dòng họ Lý: gồm
Lý Quang Diệu (1959-1990) và Lý Hiển
Long (2004 - đến nay). Trên thế giới, tuy
việc cha và con đều trở thành lãnh đạo
đất nước không phải hiếm có, chẳng hạn
như ở Mỹ có trường hợp hai cha con Tổng
thống George H.W. Bush (1989-1993) và
George W.Bush (2001-2009); ở Hàn Quốc
là trường hợp hai cha con Park Chung
Hee (1963-1979) và Park Geun Hye (20132017), ở Ấn Độ là trường hợp cha - con gái
- cháu ngoại Jawaharlal Nehru (19471964), Indira Gandhi (1966-1977 và 19801984) và Rajiv Gandhi (1984-1989) nhưng
có thể thấy riêng ở Singapore, trường hợp
hai cha con thủ tướng Lý Quang Diệu và
Lý Hiển Long với thời gian nắm quyền
kéo dài gần nửa thế kỷ là điều vô cùng đặc
biệt. Có thể nói, quyền lực và uy danh của
gia tộc họ Lý đã chi phối đậm nét đến đời
sống chính trị Singapore.
Thứ ba là mối quan hệ đẳng cấp giữa
“bầu chủ” với “phụ thuộc” (quan hệ patrons



62

- clients). Mối quan hệ này còn được gọi là
quan hệ “đại nhân” - “tiểu nhân”. Nguồn
gốc của mối quan hệ này là sự phân chia
đẳng cấp trong các tầng lớp xã hội. Nếu
như ở phương Tây, quan hệ này được phân
định một cách rạch ròi giữa các tầng lớp:
tầng lớp dưới phục tùng tuyệt đối tầng lớp
trên thì ở xã hội phương Đông, quan hệ
này có sự phụ thuộc, tác động qua lại lẫn
nhau như sự cộng sinh cùng có lợi. Các
“đại nhân” - những người có thế lực, địa vị
và giàu có vẫn cần có sự giúp sức của các
“tiểu nhân” để tăng thêm uy danh và
thanh thế, còn các “tiểu nhân” luôn tìm
đến sự che chở, bảo bọc của các “đại nhân”
để có cuộc sống ổn định. Ờ Singapre, khía
cạnh này biểu hiện không thật rõ nét bởi
xã hội Singapore chưa phải là một xã hội
có một bề dày lịch sử lâu đời. Theo thống
kê thì vào năm 1819, dân cư ở Singapore
chỉ vỏn vẹn có 150 người, đến cuối thế kỉ
XIX cũng chỉ tới 200.000 người(8). Thoạt
đầu, nó mới là một vùng định cư nhỏ với
vài trăm ngư dân người Mã Lai và người
Hoa(9). Do vậy, mối quan hệ “bầu chủ” “phụ thuộc” chỉ thể hiện ở trong nội bộ
từng cộng đồng người Hoa, người Mã Lai
hoặc Ấn.
Thứ tư, mối quan hệ “bạn bè” (cronies)

- “huynh đệ” giữ vai trò nhất định đến
hoạt động chính trị của Singapore. Điều
này được thể hiện thông qua sự gắn kết
trong hoạt động giữa Lý Quang Diệu và
những người cộng sự ngay từ buổi đầu lập
quốc. Họ tập hợp thành một nhóm các
chuyên gia, những người trẻ tuổi trở về
Singapore sau khi tốt nghiệp các trường
đại học của Anh đầu thập niên 1950 với
mục tiêu xoá bỏ sự thống trị của thực dân,

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2021

xây dựng một đất nước độc lập. Trong số
đó, trước hết phải kể đến Lý Quang Diệu,
Goh Keng Swee, Toh Chin Chye,
S.Rajaratnam(10). Họ vừa là cộng sự đắc
lực vừa là các “huynh đệ” cùng chung chí
hướng về mặt chính trị, phối hợp cùng
nhau đặt nền tảng cho nhà nước
Singapore. Hầu hết họ đều trở thành
những chính trị gia hàng đầu của đất
nước: Lý Quang Diệu là Thủ tướng, Goh
Keng Swee, Toh Chin Chye và
S.Rajaratnam là các bộ trưởng, thành
viên chủ chốt của Nội các, sau đó trở
thành các phó Thủ tướng.
Thứ năm, nguyên tắc thoả hiệp hay
đồng thuận (consensus) chi phối mạnh
mẽ đến hoạt động chính trị của tầng lớp

thượng tầng trong bộ máy nhà nước. Yếu
tố này được thể hiện rõ ở nội bộ ban lãnh
đạo chính phủ Singapore khi tầng lớp
này tìm đến sự thay đổi phương cách
quản lý xã hội nhằm tránh đưa đất nước
lâm vào khủng hoảng mà vẫn không làm
mất đi địa vị thống trị vốn có của họ
trong bộ máy chính quyền. Sau thời gian
dài cầm quyền từ năm 1959 đến năm
1990, Lý Quang Diệu đã chuyển giao
quyền lực cho Ngô Tác Đống vào tháng
11 năm 1990. Ngô Tác Đống vốn xuất
thân từ tập đoàn tư bản kỹ nghệ, từng là
Phó Thủ tướng trong chính phủ của Lý
Quang Diệu từ năm 1985. Điều này đã
giúp cho xã hội Singapore chuyển sang
một giai đoạn phát triển mới dưới nhiệm
kỳ của Ngô Tác Đống mà không làm mất
đi vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân
Hành động (PAP).
Cuối cùng, chủ nghóa quốc gia dân tộc
là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội


Lư Vó An - Tìm hiểu văn hóa chính trị của Singapore từ sau năm 1965 đến nay

và là yếu tố góp phần tạo nên “kì tích hoá
rồng” của Singapore. Tuy ở Singapore tồn
tại nhiều cộng đồng dân cư khác nhau
nhưng giữa họ có sự gắn kết với nhau, đặc

biệt là ba cộng đồng người Hoa, Mã Lai và
Ấn. Đã có sự thay đổi rất lớn về ý thức dân
tộc của các cộng đồng dân cư ở Singapore.
Nếu như trong những năm đầu Singapore
giành được quyền tự trị (1959) đến khi
tách khỏi Malaysia (1965), vấn đề xung
đột giữa các nhóm người Hoa và người Mã
Lai là một vấn đề nhức nhối thì đến cuối
thập niên 1990, trong các đợt điều tra xã
hội học, hầu hết cư dân đều tự nhận mình
là người Singapore thay vì tự nhận là
người Hoa, người Mã Lai hay người Ấn(11).
Ngoài ra còn có hơn 77% cư dân tự nguyện
sẵn sàng hi sinh, sống và chết vì tổ quốc
Singapore. Điều này cho thấy các tộc người
ở Singapore đã ý thức được vai trò và trách
nhiệm của mình đối với quốc gia, dù rằng
tổ tiên của họ là các cộng đồng dân cư đến
từ nhiều quốc gia khác nhau. Mặt khác, ở
Singapore, việc xây dựng một hệ thống
giáo dục quốc gia sử dụng tiếng Anh làm
ngôn ngữ chung trong đào tạo cho tất cả
các cộng đồng tộc người bên cạnh việc vẫn
công nhận tiếng Hoa, tiếng Mã Lai và
tiếng Tamil là ngôn ngữ chính thức cũng
đã góp phần tạo nên ý thức thống nhất,
đoàn kết giữa các tộc người.
2.2. Văn hoá chính trị hiện đại
Văn hoá chính trị hiện đại của
Singapore mang đặc trưng dân chủ tư sản

với các nội dung:
Thứ nhất, hạ tầng cơ sở của Singapore
là nền kinh tế tư bản hiện đại, quy mô
lớn, trong đó thành phần kinh tế tư nhân
giữ vị trí then chốt, chi phối. Trong giai

63

đoạn từ năm 1959 đến năm 1963,
Singapore thực hiện chiến lược công
nghiệp hoá thay thế nhập khẩu. Đến năm
1965, Singapore bắt đầu thực hiện chiến
lược công nghiệp hoá ưu tiên xuất khẩu.
Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, nền kinh
tế tăng trưởng nhanh chóng và ở mức độ
nào đó, Singapore đã vươn mình trở
thành “con rồng châu Á” đầu tiên(12). Sự
ổn định về chính trị và cải thiện cơ sở hạ
tầng, nhất là việc hiện đại hoá các bến
cảng và nâng cấp các phương tiện giao
thông vận tải đã giúp cho Singapore trở
thành thị trường đầu tư hấp dẫn.
Singapore còn trở thành một trung tâm
tài chính hàng đầu của khu vực Đông
Nam Á.
Thứ hai, hình thái nhà nước của
Singapore là cộng hoà nghị viện, đứng
đầu nhà nước là Tổng thống, ban đầu do
nghị viện bầu ra, đến năm 1991 theo
hiến pháp sửa đổi thì Tổng thống do

nhân dân Singapore trực tiếp bầu cử.
Nghị viện Singapore là nghị viện đơn
nhất (Quốc hội một viện), quyền lực tập
trung vào tay Thủ tướng đứng đầu Nội
các chính phủ. Thủ tướng được cử ra từ
thủ lónh đảng chính trị chiếm đa số
trong cuộc bầu cử nghị viện. Hiến pháp
là đạo luật tối cao của Cộng hoà
Singapore có lịch sử phát triển đặc biệt
theo từng chặng đường lịch sử của
Singapore. Sau chiến tranh thế giới thứ
II, các khu định cư eo biển của thực dân
Anh bị bãi bỏ và Singapore trở thành
một thuộc địa riêng biệt vào năm 1946.
Vào thời gian đó, cùng với việc tiến hành
các cuộc bầu cử đại diện của cơ quan lập
pháp (hai lần vào các năm 1948 và


64

1955), bản hiến pháp đầu tiên của chính
quyền Singapore thuộc Anh là Rendel
cũng được thông qua trong năm 1955(13).
Đến năm 1958, Nghị viện Anh đã thông
qua Đạo luật Nhà nước (Hiến pháp) về
tình trạng Singapore. Singapore được
chuyển đổi từ vị trí thuộc địa thành nhà
nước có tư cách và địa vị pháp lý tự trị.
Tới năm 1965 khi Singapore chính thức

trở thành một quốc gia độc lập thì bản
hiến pháp mới cũng được thông qua (sửa
đổi vào các năm 1970, 1984, 1988, 1991,
1994 và 2016)(14).
Thứ ba, bộ máy nhà nước Singapore
dựa trên cấu trúc tam quyền phân lập,
gồm: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Hiến pháp Singapore gồm có 14 phần.
Trong đó quyền lập pháp được trao cho cơ
quan lập pháp là Nghị viện (điều 39);
quyền hành pháp được trao cho Tổng
thống và Nội các chính phủ (điều 23). Theo
hiến pháp thì nội các chính phủ Singapore
gồm có Thủ tướng và các Bộ trưởng (điều
25). Hiến pháp Singapore quy định thẩm
quyền rất lớn của Thủ tướng. Tuy vẫn do
Tổng thống bổ nhiệm nhưng Thủ tướng lại
có quyền triệu tập Nội các, có quyền tham
dự và chủ toạ các phiên họp của Nội các.
Còn quyền tư pháp, theo điều 94 của hiến
pháp, được trao cho Toà án Tối cao và các
toà án cấp dưới(15).
Thứ tư, ở Singapore tuy tồn tại hệ
thống chính trị đa đảng nhưng do một
đảng lãnh đạo. Quyền lực chính trị chi
phối bởi một nhóm đại diện cho lợi ích của
giai cấp tư sản. Hiện nay, Singapore có
khoảng từ 20 đến 23 đảng chính trị đăng
kí hoạt động chính thức. Trong đó, Đảng
Nhân dân Hành động (People’s Action


Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2021

Party, PAP) thành lập năm 1954 là đảng
nắm giữ địa vị cầm quyền liên tục trong
suốt hơn nửa thế kỷ qua, từ năm 1959 đến
nay. Trong các cuộc bầu cử nghị viện, PAP
luôn chiếm số ghế tuyệt đối hoặc đa số.
Hiện tại, PAP có hơn 3 vạn đảng viên
(chiếm gần 0,5% dân số Singapore) được
tổ chức rất chặt chẽ và không ngừng nâng
cao uy tín trong quá trình lãnh đạo. Các
đảng phái đối lập khác như Đảng Công
nhân (WP), Đảng Dân chủ (SDP), Đảng
Lao động (WP), Đảng Cải cách (RP), Đảng
Liên minh Dân chủ (SDA) tuy có nhiều nỗ
lực trong việc giành số ghế đại diện tại
nghị viện nhưng cho đến nay vẫn không
thể cạnh tranh ưu thế với PAP.
Cuối cùng, tính chất tư bản của quyền
lực chính trị, phản ánh qua việc quyền lực
chủ yếu thuộc về những người có khả năng
lớn lao về tài chính. Quyền lực chính trị
thực tế bị chi phối bởi nhóm tư bản kếch
sù với các chính trị gia truyền thống, một
sự kết hợp giữa thực lực kinh tế với thế lực
chính trị tạo thành hợp thể “thực - thế”
chi phối quyền lực chính trị Singapore.
Điều này thể hiện qua việc các Thủ tướng
Singapore từ Lý Quang Diệu, Ngô Tác

Đống đến Lý Hiển Long cùng các quan
chức cấp cao khác của chính phủ đều trực
tiếp hoặc gián tiếp có lợi ích gắn với các
tập đoàn, công ty tư bản lớn. Bản thân Lý
Quang Diệu từng là Chủ tịch Tập đoàn
đầu tư Chính phủ Singapore và Lý Hiển
Long là Phó Chủ tịch Ban Quản trị. Trong
khi đó, vợ của Lý Hiển Long là Hà Tinh
lại là Giám đốc Điều hành của Temasek
Holdings - một công ty đầu tư của chính
phủ, cũng là cổ đông lớn nhất của tập
đoàn truyền thông SingTel.


Lư Vó An - Tìm hiểu văn hóa chính trị của Singapore từ sau năm 1965 đến nay

3. Nhận xét
Từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến
nay, 5 nước đồng sáng lập ASEAN đều
cùng trải qua bước tiến hoá chính trị gần
giống nhau. Đó là đi từ hệ thống chính trị
dân chủ đại nghị với các yếu tố vay mượn
phương Tây đến xác lập mô hình độc tài,
sau đó chuyển hoá trở lại theo mô hình
dân chủ mà nhiều ý kiến cho rằng đó là
mô hình độc tài đa nguyên (quá độ từ độc
tài lên dân chủ)(16). Singapore cũng trải
qua quá trình chính trị giống với các nước
Đông Nam Á tư bản khác. Có điều, mô
hình dân chủ đại nghị vay mượn ở

Singapore không thể hiện rõ nét như ở
Malaysia hay Philippines.
Singapore bước vào giai đoạn phát triển
chính trị theo mô hình độc tài trong các
năm 1966- 1968, khi Đảng Nhân dân
Hành động (PAP) độc quyền hoá quyền lực
đất nước, kìm hãm mọi sự cạnh tranh của
các đảng phái chính trị đối lập. Có thể
hiểu đó là mô hình độc tài phát triển
nhưng cũng có những yếu tố tích cực nhất
định, phản ánh các giá trị thuộc về chiều
sâu của văn hoá chính trị truyền thống ở
phương Đông. Học thuyết tư tưởng nền
tảng của nhà nước Singapore là “chủ nghóa
xã hội dân chủ” thập niên đầu lập quốc đã
trở thành yếu tố quan trọng của sự phát
triển đất nước. Thượng tầng kiến trúc của
Singapore có sự thay đổi theo mô thức độc
tài đã tạo cơ sở cho việc tiến hành các dự
án cải cách “từ bên trên” một cách dễ dàng
và hiệu quả. Nhờ vậy mà từ thập niên
1980, Singapore đã trở thành một quốc gia
công nghiệp mới (NICs) của châu Á.
Đến cuối thập niên 1980 đầu thập niên
1990, khi hạ tầng cơ sở của Singapore đã

65

đạt đến trình độ hiện đại hoá cao thì sự
bất cập giữa thượng tầng kiến trúc - vốn

vẫn đang theo mô thức độc tài với hạ tầng
cơ sở diễn ra. Điều này tạo cơ sở cho sự
phát triển trở lại của khuynh hướng dân
chủ hoá và hiện đại hoá trong quá trình
chính trị của Singapore. Các nhà lãnh đạo
của Singapore đứng đầu là Lý Quang Diệu
và các đảng viên của Đảng Nhân dân
Hành động (PAP) đã tìm đến sự thay đổi
trong phương cách quản lý đất nước nhằm
tránh một cuộc khủng hoảng chính trị xảy
ra như trường hợp của Ferdinand Marcos
ở Philippines mà vẫn duy trì được vị trí
cầm quyền. Quá trình dân chủ hoá trở lại
Singapore từ đầu thập niên 90 của thế kỉ
XX khi vào tháng 11 năm 1990, chức vụ
Thủ tướng được chuyển từ Lý Quang Diệu
cho Ngô Tác Đống.
Singapore trở thành quốc gia khá tiêu
biểu cho quá trình chuyển đổi mô hình
chính trị từ độc tài sang dân chủ hoá. Thủ
tướng kế nhiệm Ngô Tác Đống thể hiện tư
tưởng ôn hoà. Ông thực hiện cải cách dân
chủ từ trên xuống. Một mặt, chủ trương
giữ ổn định chính trị và thúc đẩy tiến bộ
kinh tế, quan tâm giữ gìn các giá trị bản
sắc của các nhóm cộng đồng dân cư ở
Singapore. Mặt khác, kế tục đường lối
chính trị của người tiền nhiệm khi vẫn
tập trung quyền lực chính trị vào PAP,
hợp hiến hoá đảng cầm quyền và cố tạo ra

một phong cách lãnh đạo mới cởi mở hơn.
Đó rõ ràng là một mô thức hai mặt, thể
hiện tính quá độ “độc tài - đa nguyên”.
Có thể thấy, văn hoá chính trị phản
ánh toàn bộ quá trình lịch sử của một hệ
thống chính trị từ truyền thống đến hiện
đại. Văn hóa chính trị Singapore đã có


66

Nghiên cứu Đông Nam Á, số 5/2021

các tác động đến bước tiến hóa chính trị
của nước này theo suốt chiều dài lịch sử
từ năm 1965 đến ngày nay. Rõ ràng, nó
giữ một vai trò quan trọng đối với cấu
trúc của hệ thống chính trị - xã hội
Singapore, góp phần tạo nên sự tăng
trưởng vượt bậc và phát triển bền vững
của đảo quốc này./.

10. Lê Văn Đính (chủ biên, 2012), tlđd, tr.14.
11. Dẫn theo Trần Khánh (1995), Cộng hoà
Singapore 30 năm xây dựng và phát triển, Nxb.
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
12. Mary Sommer Heidhues (2007), Lịch sử phát
triển Đông Nam Á, Nxb. Văn hoá Thông tin,
tr. 223.
13. Yeo Kim Wah (1972), “A Study of Two Early

Elections in Singapore”, Journal of the
Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society,
Vol. 45, No. 1 (221), p. 57.
14. Lê Văn Đính (chủ biên, 2012), tlđd, tr.52.
15. Lê Văn Đính (chủ biên, 2012), tlđd, tr. 60 -67.

CHÚ THÍCH
1. Hoàng Văn Việt (2011), “Về hệ thống chính trị
Liên bang Úc”, Tập san Khoa học Xã hội và
Nhân văn, số 53, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 4.
2. Dẫn theo thống kê năm 2019 của Ngân hàng
Thế giới, />gapore, truy cập ngày 30/03/2021.
3. Ngoài ra, ở Singapore còn có khoảng 15% dân số
theo Cơ Đốc giáo, chủ yếu là người Hoa và người gốc
Âu. Islam chiếm khoảng 14% dân số, là tôn giáo
của cộng đồng người Mã Lai. Hindu giáo chiếm
khoảng 4% là tôn giáo của cộng đồng gốc Ấn.
4. Remigio E. Agpalo (1972), The Political Elite and the
People, Univeristy of Philippines, Manila, p. 71.
5. Tính từ hiệp định Johore kí kết giữa Thomas
Stamford Raffles và Sultan Hussain
Mahummed Shah của Johore với Datoo
Tamungon Sri Maharajah Abdul Rahman của
Singapore đến khi Singapore giành lại được
quyền tự trị. Lương Hạnh Nguyên - Nguyễn Thị
Hoa (2006), “Các hiệp định giữa các nước
phương Tây với Đông Nam Á”, Lịch sử Đông
Nam Á, Nxb. Giáo dục, tr. 610.
6. Hoàng Văn Việt (2009), Các quan hệ chính trị ở

phương Đông: lịch sử và hiện đại, Nxb. Đại học
Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh, tr. 11.
7. Trần Thị Vinh (2015), “Lý Quang Diệu (1923 2015) và bài học thành công của Singapore:
nhìn lại lịch sử và luận giải”, Nghiên cứu Lịch
sử số 03 (467), tr. 3, 12.
8. Trịnh Hải Tuyến (2010), “Chính sách cai trị của
Anh tại Singapore và hệ quả của nó”, Nghiên
cứu Đông Nam Á số 7 (124), tr. 55.
9. Lê Văn Đính (chủ biên, 2012), Về hệ thống chính
trị Singapore, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
tr. 50.

16. Hoàng Văn Việt (2009), tlđd, tr.131.

TÀI LIỆU THAM KHAÛO
1. Remigio E. Agpalo (1972), The Political Elite and
the People, Univeristy of Philippines, Manila.
2. Lê Văn Đính (chủ biên, 2012), Về hệ thống chính
trị Singapore, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Mary Sommer Heidhues (2007), Lịch sử phát
triển Đông Nam Á, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà
Nội.
4. Trần Khánh (1995), Cộng hoà Singapore 30 năm
xây dựng và phát triển, Nxb. Khoa học Xã hội,
Hà Nội.
5. Lương Hạnh Nguyên - Nguyễn Thị Hoa (2006),
“Các hiệp định giữa các nước phương Tây với
Đông Nam Á”, Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội.
6. Trịnh Hải Tuyến (2010), “Chính sách cai trị của

Anh tại Singapore và hệ quả của nó”, Nghiên
cứu Đông Nam Á số 7 (124), tr. 51-55.
7. Hoàng Văn Việt (2009), Các quan hệ chính trị ở
phương Đông: lịch sử và hiện tại, Nxb. Đại học
Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh.
8. Hoàng Văn Việt (2011), “Về hệ thống chính trị
Liên bang Úc”, Tập san Khoa học Xã hội và
Nhân văn, số 53, Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Trần Thị Vinh (2015), “Lý Quang Diệu (1923 2015) và bài học thành công của Singapore:
nhìn lại lịch sử và luận giải”, Nghiên cứu Lịch
sử số 03 (467), 3-13.
10. Yeo Kim Wah (1972), “A Study of Two Early
Elections in Singapore”, Journal of the
Malaysian Branch of the Royal Asiatic Society,
Vol. 45, No. 1 (221), 57-80.



×