Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Quản trị khu vực công Hãy tìm hiểu kinh nghiệm của Singapore để làm cho môi trường xanh sạch đẹp & đưa ra những kiến nghị cho Đà Nẵng.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.24 KB, 5 trang )

Bài Tập:
QUẢN TRỊ KHU VỰC CÔNG
Đề bài : Hãy tìm hiểu kinh nghiệm của Singapore để làm cho môi trường
xanh sạch đẹp & đưa ra những kiến nghị cho Đà Nẵng

Sinh viên : Bùi Thị Quỳnh Trâm
Lớp : 29K2.1- Đn
KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE TRONG VIỆC LÀM CHO
MÔI TRƯỜNG XANH SẠCH ĐẸP.
Singapore là một quốc đảo bao gồm một đảo chính với 63 đảo nhỏ xung
quanh, là một quốc gia diện tích nhỏ, dân số ít ở khu vực Đông Nam châu Á,
diện tích cả nước khoảng hơn 700 km2 và dân số khoảng 4,8 triệu người.
Singapore giành được quyền tự trị vào năm 1959 và được độc lập vào năm
1965. Thời kỳ mới độc lập, thu nhập bình quân đầu người chỉ 400 USD
tương đương với Đà Nẵng cách đây gần 10 năm, phần lớn người dân sống
trong khu ổ chuột và lều láng như khu vực làng cá Nại Hiên Đông (Đà
Nẵng), xung đột sắc tộc và kỳ thị tôn giáo là những vấn đề thường xuyên
xảy ra.
Tuy nhiên, trong một thời gian không lâu sau khi giành độc lập, kinh tế
Singapore đã phát triển nhanh chóng. Qua hơn 40 năm, đến nay Singapore
đã trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Là một
quốc gia không có dầu mỏ nhưng Singapore là một trong những trung tâm
lọc dầu và phân phối dầu của thế giới. Ngoài ra, Singapore còn là nơi cung
cấp các mặt hàng linh kiện điện tử, đứng đầu về công nghiệp chế tạo, sửa
chữa tàu biển và dịch vụ cảng biển. Cảng Singapore là cảng trung chuyển
lớn của quốc tế, giải quyết nhiều việc làm và đem lại nhiều nguồn thu cho
ngân sách. Bên cạnh đó, quốc gia này còn là một trong những trung tâm tài
chính quan trọng nhất Châu Á với sự hiện diện của hơn 130 ngân hàng; Giáo
dục và Y tế của Singapore được xếp hạng ngang hàng với những quốc gia
phát triển. Thu nhập bình quân đầu người ở Singapore hiện nay hơn 30.000
USD, đứng thứ hai châu Á, sau Nhật Bản. Để đạt được những điều đó, chính


phủ Singapore đã đưa ra và thực hiện các điều luật hết sức nghiêm ngặt, hợp
lý, cải tổ đồng bộ và chắc chắn từng bước một.
Việc đầu tiên mà chính phủ Singapo nhận thấy là đất nước có qua nhiều hủ
tục của những năm tháng bị chiếm đóng và ý thức chủa người dân còn rất
hạn chế. Bắt đầu bằng việc khởi xướng các cuộc vận động nhằm nâng cao ý
thức giừ gìn môi trường cho nhân dân: cuộc vận động chống khạc nhổ ( hủ
tục lâu đời của TQ), cuộc vận động cấm vứt rác bừa bãi và thái độ cộc cằn
của người dân và hướng dẫn người dân ý tứ, lịch sự hơn, cấm đốt pháo, nói
không với thuốc lá và kẹo cao su…. Không chỉ tạo ra các cuộc vận động
nhân dân,chính phủ Singapore cũng biết rằng việc xây dựng ý thức tự giác
từ lúc còn trẻ là vấn đề rất quan trọng, nên cần đặc biệt quan tâm, trẻ em
Singapore được dạy cách trồng cây, bảo vệ cây xanh và quan tâm đến môi
trường sống, nhờ vậy mà bọn trẻ đã mang thông điệp đó về cho cha mẹ
chúng dần hình thành ý thức trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh việc cải thiện, xây dựng ý thức cho người dân thì chính phủ
Singapore còn lên kế hoạch quy hoạch thành phố 1 cách tổng thể. Singapore
xây dựng lại gần như toàn bộ thành phố, phá bỏ những khu ổ chuột, đưa
người dân ở đây về sống tại những khu chung cư, trồng cây xanh, tạo công
ăn việc làm cho nhân dân, đưa họ vào khuôn khổ, xây dựng lại các hệ thống
giao thông, trường học được bố trí gần các khu công nghiệp để học sinh có
thể vừa học vừa thực hành…
Trước đây khi số người thất nghiệp còn nhiều thì có đến hàng ngàn người
xếp hàng dài tại các buổi tiếp dân của các Bộ trưởng và các Nghị sĩ giúp giải
quyết các vẫn đề của cử tri của họ. Những người thất nghiệp, cùng với vợ và
con của họ cần xin việc làm, giấy phép lái xe tắc xi hoặc bán hàng rong,
hoặc quyền bán thức ăn trong căng tin trường học. Đây là khía cạnh nhân
quyền đằng sau các con số thống kê thất nghiệp. Hàng ngàn người bán thức
ăn trên lề đường không đếm xỉa gì đến giao thông, sức khoẻ, và các lý do
khác. Rác rưởi, mùi hôi thối của các thức ăn đã bị thối rữa, và các âm thanh
hỗn loạn đã khiến nhiều khu vực của thành phố biến thành những ổ chuột.

Một vài thương nhân cho nhiều người mướn xe các xe hơi tư nhân cũ kỹ để
trở thành "những tài xế cướp tắc xi", không bằng lái và không bảo hiểm. Giá
đi loại xe này chỉ đắt hơn một chút so với xe buýt nhưng lại rẻ hơn nhiều so
với các loại xe tắc xi có đăng ký. Họ dừng lại mà không hề báo hiệu, đón và
trả khách vô tội vạ và đã trở thành mỗi đe doạ cho nhiều người đi đường
khác. Hàng trăm, hoặc thậm chí hàng nghìn tắc xi kiểu này đã làm kẹt cứng
đường phố và phá huỷ hệ thống xe buýt.
Chính phủ Singapore đã không thể làm sạch thành phố bằng cách di dời
những người bán hàng rong và những tắc xi bất hợp pháp trong nhiều năm
và chỉ khi đã tạo ra nhiều việc làm thì chính phủ mới có thể thi hành luật
pháp và làm sạch đường phố. Chính phủ cấp giấy phép kinh doanh cho
những người bán hàng rong và chuyển họ từ lề đường vào trung tâm dành
cho những người bán hàng rong với hệ thống nước, cống rãnh và chỗ đổ rác.
Mãi đến đầu những năm 80, chính phủ mới tái ổn định tất cả những người
bán hàng rong. Một vài người trong số đó làm những món ăn tuyệt hảo hấp
dẫn khách du lịch. Một vài trong số đó trở thành những nhà triệu phú đi làm
bằng xe Mercedes - Benz và thuê người phục vụ. Đây là sự táo bạo, nỗ lực,
và tài năng của những người tạo nên Singapore. Những tài xế tắc xi bất hợp
pháp đã bị trục xuất khỏi đường phố chỉ sau khi chúng tôi tái tổ chức lại hệ
thống xe buýt phục vụ và tạo cho họ những việc làm khác.
Ngay từ những năm đầu, Chính phủ đặc biệt quan tâm đến nhu cầu xây
dựng nhà ở cho nhân dân, đặc biệt là dân nghèo sống trong các mui thuyền,
nhà tạm trong các khu làng chài, các khu chung cư xuống cấp, không có các
dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục… Bắt đầu từ năm 1960, Chính phủ bắt tay
thực hiện chính sách mọi người đều phải có nhà ở. Theo từng giai đoạn,
chính phủ đưa ra những chính sách phù hợp với sức mua của người dân.
Quá trình phát triển nhà ở của Singapore có thể chia ra làm 4 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (năm 1960-1970): Xây dựng các khu chung cư thu nhập thấp
chỉ đủ để bố trí các phòng ở, mỗi căn hộ chỉ khoảng 50m2 đến 60m2 bố trí
cho các hộ thu nhập thấp chưa có nhà ở.

Thời gian đầu để tiết kiệm chi phí đầu tư và tiền điện vận hành, thang máy
các chung cư được thiết kế 3 tầng mới có một điểm dừng, những năm sau
khi thu nhập của người dân tăng lên thì hệ thống thang máy mới được cải tạo
để dừng ở từng tầng. Các căn hộ ban đầu cũng thiết kế diện tích nhỏ, ít
phòng ở nhằm phù hợp với sức mua, sau đó do nhu cầu ở và thu nhập tăng
lên các căn hộ được cải tạo nâng cấp mở rộng theo nhu cầu.
+ Giai đoạn 2 (năm 1971-1980): Xây dựng bổ sung cho nhu cầu cầu ở do
tăng dân số, diện tích các căn hộ được nâng dần lên khoảng 70m2 và căn hộ
có nhiều phòng 2-3 phòng.
+ Giai đoạn 3 (năm 1981-1991): Xây dựng thêm các chung cư và chú trọng
đến cảnh quan, môi trường cây xanh trong các khu chung cư, cải tạo một số
khu chung cư cũ cho phù hợp yêu cầu sử dụng ngày càng cao.
+ Giai đoạn sau năm 1991 đến nay, quy hoạch phát triển thêm nhiều khu ở
mới, nhằm phân tán và cân bằng mật độ dân số, thuận lợi cho việc giao
thông đi lại. Việc xây dựng các chung cư giai đoạn này phần lớn được thực
hiện theo đơn đặt hàng. Hàng quý, Cục phát triển nhà công bố kế hoạch xây
dựng nhà công khai để người dân lựa chọn, đặt hàng theo mẫu nhà và địa
điểm thích hợp.
Song song với những biện pháp mềm dẻo, giúp đỡ nhân dân là hình thức
cứng rắn, thẳng tay với những người cố tình không thi hành. Bất cứ ai nhìn
thấy du khách hoặc người dân bản địa vứt rác ra đường họ có quyền gọi
ngay cảnh sát đến xử phạt, và phạt rất nặng, chính phủ Singapore có nhiều
biện pháp kiểm soát và bảo vệ, trong đó có các biện pháp pháp lý. Đó là: các
đạo luật liên quan đến môi trường và những biện pháp thi hành các chế tài
dân sự, hành chính và tăng cường áp dụng các biện pháp hình sự đối với các
vi phạm pháp luật về môi trường .
So sánh Singapore với tp Đà Nẵng, chúng ta mới thấy còn quá nhiều điều
phải làm và còn quá nhiều điều bất cập ở đây:
Ý thức của người dân Đà Nẵng còn quá kém, rác thải vẫn được người dân
hồn nhiên vứt ra ngoài đường phố, nhất là xác chuột chết. Mặc dù được công

nhận là tp loại một,sạch đẹp nhất nhì của đất nước nhưng theo tôi thấy thì
hoàn toàn là do chính sách làm sạch môi trường của tp được áp dụng 1 cách
hiệu quả chứ chưa có hình thức truyền thông, vận đông triệt để cho người
dân nhằm nâng cao ý thức của họ, trong trường học học sinh cũng chưa
được dạy nhiều về môi trường, vd: nhiều lần đi đường tôi đã thấy nhiều bà
mẹ cho con uống sữa xong đã hồn nhiên bày con vứt ngay hộp sữa đó ra
đường, làm như vậy vô hình chính các bà mẹ đó đã dạy cho con 1 hành động
rất xấu, học sinh vẫn hồn nhiên xả rác khắp sân trường….
Các hàng quán bán trên lề đường hay trên bãi biển còn nhiều. Buổi sáng
sớm mà đi ra biển sẽ thấy vô số vỏ ốc, bao nilon, thức ăn thừa từ những
hàng quán này thải ra. Lề đường vẫn bị chiếm dụng cho việc buôn bán, lâu
lâu cũng có công an đi dẹp lề đường nhưng cứ dẹp xong là họ lại bày ra
ngay lập tức. Chính quyền Đà Nẵng cần có biện pháp để tạo công ăn việc
làm mới cho họ thì việc chiếm dụng lề đường để buôn bán hàng rong mới có
thể dần chấm dứt.
Chung cư dành cho người có thu nhập thấp đã được xây dựng nhưng giá cả
lại còn quá cao so với thu nhập của người dân thu nhập thấp thật sự, nhất là
những người ngoại tỉnh về tp làm ăn, họ không có nhà ở, không có đất đai,
không có gì để thế chấp vay vốn, tiền lương không đủ để sinh hoạt hằng
ngày nên họ vẫn không đủ khả năng mua những khu nhà chung cư đó.
Đà Nẵng cũng chưa có các điều luật rõ ràng, cụ thể và các hình thức sử phạt
nghiêm ngặt đối với các hành vi làm ô nhiễm môi trường vì vậy chính quyền
ĐN cần phải thực hiện vấn đề này gắt gao hơn.

×