Improving teaching programs
toward students’ entrepreneurship capacity enhancement
Cải tiến chất lượng chương trình đào tạo
theo định hướng tăng cường khả năng khởi nghiệp của học viên
Nguyen Hoang Tien, PhD
Helena Chodkowska
University of Commerce and Technology
in Warsaw
Abstract: Improving programs and education activities to assure adequate quality is
an imperative for both the graduate and postgraduate systems to enhance the
individual entrepreneurship capacity and the competitiveness of universities in
Vietnam. This article will investigate differences and similarities in the ways the
graduate and postgraduate study programs managers are using to improve the quality
of the output of the education services.
Keywords: quality improvement, competitiveness, entrepreneurship capacity,
education managers.
Tóm tắt: Cải thiện các chương trình và hoạt động đào tạo để đảm bảo chất lượng phù
hợp là một điều kiện tiên quyết bắt buộc cho cả hệ đại học và sau đại học để nâng cao
năng lực khởi nghiệp của sinh viên và khả năng cạnh tranh của các trường đại học
Việt Nam. Bài viết này sẽ khảo sát sự khác biệt và điểm tương đồng về cách thức mà
các nhà quản lý chương trình đào tạo đại học và sau đại học sử dụng để có thể nâng
cao về mặt chất lượng đào tạo đầu ra của họ.
Từ khóa: cải tiến chất lượng, năng lực cạnh tranh, năng lực khởi nghiệp, các nhà
quản lý giáo dục.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cải tiến chất lượng chương trình đào tạo là điều kiện sống cịn của các trường
đại học tại các nước đang phát triển trên thế giới, nếu muốn phát triển và hội nhập
(Rynca và Radomska, 2009). Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện
nay, chất lượng chương trình đào tạo được xác định bởi năng lực khởi nghiệp của
người học sau khi ra trường. Người học sau khi ra trường, không chỉ phải được trang
bị những kỹ năng xin việc và thể hiện được năng lực công tác tại một lĩnh vực chuyên
môn nhất định. Ngày nay, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát
triển, sau khi ra trường người học phải làm chủ được bản thân, có ý tưởng kinh doanh
độc đáo, tự thành lập doanh nghiệp và tuyển dụng những người khác. Chất lượng và
khởi điểm chất lượng của các trường đại học tại Việt Nam rất khác nhau khiến cho
chiến lược và các biện pháp đi kèm nhằm cải tiến chất lượng giáo dục nâng cao năng
lực khởi nghiệp của người học tại hệ đào tạo đại học và cao học cũng rất đa dạng.
Nói đến chất lượng đào tạo cần phải kể đến khía cạnh tĩnh là chương trình đào tạo và
khía cạnh động là các hoạt động giảng dạy và hướng dẫn sinh viên hội tụ những kỹ
năng/năng lực khởi nghiệp cần thiết trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo
(Todose, 2008). Quá trình này diễn ra rất khác nhau tại hai hệ đào tạo nói trên.
2. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO ĐẠI HỌC
Đào tạo đại học ở Việt Nam, khác với ở nước ngồi, nhìn trung mang tính
đồng nhất cao với số lượng áp đảo là các sinh viên hệ chính quy so với hệ phi chính
quy. Tính đồng nhất này cũng được thể hiện ở độ tuổi nhập học (thường là ngay sau
khi tốt nghiệp phổ thơng trung học), trình độ dân trí (thể hiện ở việc đạt được điểm
sàn nhất định) và tinh thần học tập (học đại học là nhiệm vụ chính và trên hết trong
suốt 3-4 năm quãng đời của sinh viên) (Nguyễn Hoàng Tiến, 2017a). Từ thực tế của
các đối tượng học tập và mục tiêu học tập nêu trên các nhà quản lý đào tạo cần phải
có những biện pháp cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và hoạt động dạy học
định hướng khởi nghiệp sao cho phù hợp như sau:
- Tập trung vào việc cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng, gắn
liền với thực tiễn công việc trong tương lai, được cập nhật liên tục để từ đó
hình thành ở họ những kỹ năng và thái độ phù hợp, đáp ứng đòi hỏi ngày
càng khắt khe của thị trường lao động đầu ra của các chương trình đào tạo.
- Chú trọng vào khâu kiểm tra đánh giá công bằng và khách quan trong q
trình và cuối mỗi mơn học, tạo tinh thần ganh đua và cạnh tranh lẫn nhau
trong học tập và rèn luyện định hướng nghề nghiệp/khởi nghiệp.
- Tạo điều kiện để sinh viên, giữa (thông thường sau năm thứ hai) và cuối
q trình học tập (thơng thường là học kỳ hai của năm thứ tư), thông qua
các đợt thực tập, có cơ hội trải nghiệm và cọ xát để đối chiếu kiến thức đã
học, kỹ năng và thái độ đã được rèn luyện với môi trường doanh nghiệp
thực tế.
- Liên tục lấy ý kiến về chương trình đào tạo và hoạt động đào tạo của các
bên có liên quan như: các sinh viên và các cựu sinh viên, các nhà tuyển
dụng, các thầy cô trong trường, các chuyên gia cố vấn về giáo dục đại học,
các trường đại học khác… để có những điều chỉnh tích cực theo hướng liên
tục cải tiến và nâng cao năng lực khởi nghiệp của các em.
- Thực hiện benchmarking với các chương trình đào tạo của các trường đại
học cùng phân khúc và các trường đại học dẫn đầu cả nước và trên thế giới
nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu trong nâng cao năng lực khởi
nghiệp cho sinh viên tại đơn vị mình.
3. CÁC BIỆN PHÁP CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO SAU ĐẠI HỌC
Đào tạo cao học ở Việt Nam, khác với ở nước ngồi, nhìn trung ít mang tính
thống nhất do số lượng áp đảo là các sinh viên và các chương trình đào tạo hệ phi
chính quy. Ở các nước phát triển, bằng đại học (Bachelor) thường chưa phải là điều
kiện đủ để xin được việc làm cho nên sinh viên sau khi tốt nghiệp thường lựa chọn
học ngay lên cao học (và xin làm việc bán thời gian – part-time) để nâng cao trình độ
bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và thái độ để phù hợp hơn với địi hỏi hết sức khó tính
của thị trường lao động chất lượng cao (Nguyễn Hoàng Tiến, 2017b). Ở nước ngoài,
thời lượng học tập, định hướng học tập của các chương trình cao học hết sức khác
nhau. Có những chương trình cao học kéo dài hơn hai năm, có những chương trình
chỉ kéo dài một năm. Có những chương trình định hướng thực tiễn, giới hạn kiến thức
và kỹ năng ở góc độ hạn hẹp nhưng chuyên sâu. Có những chương trình mang tính
thực nghiệm, đơn thuần chỉ là những mô đun kiến thức mà học viên phải học qua để
được cấp bằng cuối khóa mà khơng u cầu thực hiện và bảo vệ luận văn thạc sỹ. Có
những chương trình định hướng nghiên cứu, chú trọng chất lượng của luận văn thạc
sỹ, phục vụ mục tiêu là chuẩn bị và tạo bệ phóng thuận lợi cho giai đoạn nghiên cứu
sinh tiếp theo (Howard và Kai, 2012). Ở Việt Nam các đối tượng tuyển sinh gặp phải
những trở ngại nhất định vì đa số các chương trình cao học yêu cầu ứng viên bắt buộc
phải có một số năm kinh nghiệm nghề nghiệp nhất định. Điều này cũng có cái hay vì
rằng khi đó sinh viên, sau một số năm cơng tác, sẽ có cái nhìn khác, thực tiễn hơn về
nhu cầu học tập, ý thức học tập, mục tiêu học tập và cơ hội nghề nghiệp/khởi nghiệp
sau khi tốt nghiệp cao học. Họ sẽ tiếp cận quá trình học cao học như một cơng cuộc
đầu tư dài hạn cho tương lai. Sự thiếu đồng nhất cũng được thể hiện ở độ tuổi nhập
học với độ chênh nhau khá lớn nhưng có xu hướng thu hẹp lại trong thời gian gần
đây, ở trình độ dân trí (các ứng viên có nền tảng kiến thức từ các ngành nghề khác
nhau tại bậc đại học, như cử nhân sử học, kỹ sư xây dựng, kỹ sư máy tính, kiến trúc
sư, cử nhân kế tốn đều có thể, sau khi học qua những môn học chuyển đổi, học cao
học quản trị kinh doanh hay tài chính ngân hàng) và tinh thần học tập (mục tiêu và
động lực học tập cũng hết sức khác nhau, có những đối tượng chỉ cần bằng cấp để
thăng quan tiến chức vì đã có rất nhiều kinh nghiệm thực tế và bản thân đang công
tác tại các vị trí lãnh đạo chủ chốt, có những đối tượng kỳ vọng học hỏi được những
kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết để gia tăng cơ hội tìm kiến việc làm tốt hơn)
(Nguyễn Hồng Tiến, 2017b; Todose, 2008). Do vậy năng lực và tinh thần khởi
nghiệp của các đối tượng học viên cũng rất khác nhau. Tính đồng nhất của các chương
trình cao học tại Việt Nam được thể hiện ở chỗ tính đại trà trong đào tạo cao học hiện
tại còn chưa cao so với các nước phát triển, thời lượng đào tạo không dưới hai năm,
mức độ đa dạng về định hướng chương trình đào tạo khơng cao và khơng có sự khác
biệt đáng kể giữa chương trình đào tạo của trường này với trường khác do các trường
đều trực thuộc sự quản lý của Bộ Giáo dục vào Đào tạo và đều có tham khảo chương
trình của nhau trong xây dựng chương trình đào tạo của riêng mình. Điều này cũng
có mặt lợi và mặt bất lợi nếu xét tới nhu cầu học tập và định hướng nghề nghiệp/khởi
nghiệp hết sức đa dạng của các đối tượng học viên cũng hết sức đa dạng trong bối
cảnh hội nhập quốc tế của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam và mức độ cạnh
tranh ngày càng khốc nghiệt khi xuất hiện càng nhiều trên thị trường các chương trình
đào tạo liên kết với các trường đại học của nước ngoài (Nguyễn Hoàng Tiến, 2017a).
Từ thực tế của các đối tượng học tập và mục tiêu học tập của họ, trước bối cảnh mở
của của nền giáo dục đại học Việt Nam nêu trên, các nhà quản lý đào tạo cần phải có
những biện pháp cải tiến chất lượng chương trình đào tạo và hoạt động giảng dạy/dạy
học đinh hướng tới năng lực và tinh thần khởi nghiệp sao cho phù hợp như sau:
- Thu hút các đối tượng là học viên và giảng viên quốc tế đến với các chương
trình đào tạo cao học tiên tiến của các nước phát triển để nâng cao tính tồn
cầu và sự trải nghiệm đa văn hóa nhằm kích thích đổi mới và sáng tạo cho
các đối tượng là học viên và giảng viên trong nước.
- Đẩy mạnh triển khai các chương trình liên kết với các cơ sở giáo dục của
các nước tiên tiến, đào tạo bằng ngôn ngữ quốc tế (chủ yếu bằng tiếng Anh)
và các ngoại ngữ phổ biến khác song song (như Pháp, Đức, Nhật, Hàn)
phục vụ thị trường lao động phát triển cao, đa dạng và khó tính của những
nước đó. Hướng tới việc cả hai bên đối tác cùng cấp bằng hoặc bằng cấp
do bên đối tác nước ngoài cấp.
-
-
-
Tạo điều kiện để các học viên có cơ hội đi thực tập ngắn hạn và trải nghiệm
môi trường làm việc thực tế tại các cơng ty, các tập đồn nước ngoài, nhằm
trau dồi ngoại ngữ và mài giũa thêm kiến thức chuyên môn, củng cố tinh
thần và thái độ làm việc trong mơi trường tồn cầu và đa văn hóa của các
tập đồn đến từ nhiều quốc gia, làm tăng thêm tính hội nhập của các chương
trình đào tạo bậc cao học, đặc biệt là các chương trình MBA (Executive
hoặc International).
Hướng các học viên cao học tới sự tự học, tự nghiên cứu, tự lập nghiệp,
nhấn mạnh triết lý học tập suốt đời để kiến thức đã học không bị mai một,
trái lại cịn có thể phát huy theo thời gian, phục vụ sự nghiệp và khai thác
cơ hội khởi nghiệp tiềm ẩn của chính họ trong tương lai.
Khuyến khích các đối tượng học viên sau khi ra trường đóng góp vào việc
liên kết, xây dựng mạng lưới các mối quan hệ giữa các cựu sinh viên với
nhà trường và đội ngũ giảng viên, giữa các cựu sinh viên với nhau, khơng
chỉ khóa mình và cịn với các khóa khác cịn lại. Từ đó các học viên có thể
liên tục học tập, cập nhật thông tin về nhau và giúp đỡ nhau trong q trình
khởi nghiệp (Nguyễn Hồng Tiến, 2004, 2016; Barolli và Sevrani, 2009);
hình thành một hệ sinh thái khởi nghiệp thu nhỏ trong phạm vi nhà trường
bao gồm các giảng viên, các cựu giảng viên, các sinh viên, các cựu sinh
viên và tất cả các đối tượng khác trong và ngồi trường có quan tâm.
4. PHÂN TÍCH SO SÁNH, KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
Sự khác biệt giữa các chương trình đào tạo đại học và cao học, đặc biệt là tại
môi trường giáo dục bậc đại học của Việt Nam, với sức ép của thị trường lao động
chất lượng cao đang dần được hình thành và sự chuyên nghiệp hóa, với sức ép của
hội nhập giáo dục quốc tế thể hiện ở sự hiện diện ngày càng đơng đảo của các chương
trình cao học liên kết quốc tế, sự cải tổ nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo
dục Việt Nam ở cả hệ đại học lẫn cao học nhấn mạnh cả về tinh thần lẫn năng lực
khởi nghiệp ở người học này càng trở nên vấn đề cấp thiết (Nguyễn Hoàng Tiến,
2017a, 2017b). Trong khi đào tạo ở bậc đại học kéo dài khá lâu, ít nhất là 3.5-4 năm,
hệ chính quy, với khả năng chi trả của các sinh viên (hoặc là của các bậc phụ huynh)
là có hạn, đào tạo bậc cao học chỉ kéo dài từ 1.5 đến 2 năm, hệ phi chính quy, do vậy
có thể thu hút các đối tượng học viên đa dạng hơn cả về khả năng chi trả của họ (hoặc
là của các doanh nghiệp cử họ đi đào tạo dài hạn) cho quá trình đào tạo. Trong bối
cảnh hội nhập thị trường giáo dục quốc tế và hội nhập thị trường lao động quốc tế thì
việc thu hút các học viên quốc tế đến học với chương trình đào tạo cao học đã được
kiểm định và có uy tín nhất định và việc cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho
thị trường lao động quốc tế đang là sứ mệnh cao cả mà các trường đại học đều đang
hướng tới. Với xu hướng đó, tinh thần và năng lực khởi nghiệp của các học viên đang
dần được quốc tế hóa trong mơi trường giáo dục tồn cầu. Các chương trình đào tạo
hệ cao học thường linh động hơn, tính thương mại cao hơn là các chương trình đào
tạo hệ đại học và có được những lợi thế nhất định trong quá trình hội nhập, vươn ra
khu vực và thế giới. Các trường đại học nên đầu tư mạnh và có chọn lọc vào phân
khúc này, đặc biệt là các chương trình cao học thuộc khối ngành kinh tế như: quản trị
kinh doanh MBA (Master of Business Administration), tài chính ngân hàng MFB
(Master of Finance and Banking)…để chúng trở thành những lò luyện giúp nâng cao
năng lực khởi nghiệp cá nhân của các học viên và tinh thần khởi nghiệp trên toàn
quốc, hướng tới việc đồng loạt cải tiến và nâng cao chất lượng giáo dục định hướng
khởi nghiệp cho tất cả các đối tượng sinh viên/học viên trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0, coi khởi nghiệp là đòi hỏi tiên quyết, yếu tố sống còn của người lao
động thời đại mới, tại các cơ sở giáo dục của mình góp phần nâng cao tinh thần quốc
gia khởi nghiệp của Việt Nam lên một tầm cao mới so với khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo:
1.
Barolli E. and Sevrani K. (2009), Reflection on E-learning Readiness in Albanian Education.
Contemporary Economics, Vol. 9 No. 1, pp. 5-18.
2. Fragueiro, F. and Thomas, H. (2011), Strategic Leadership in the Business School: Keeping One Step
Ahead, Cambridge University Press, Cambridge.
3. Howard, T. and Kai P. (2012), A Sustainable Model for Business Schools. Journal of Management
Development, Vol. 31 No. 4, p. 381. (DOI 10.1108/02621711211219031)
4. Lorange, P. (2008), Thought Leadership Meets Business: How Business Schools Can Become More
Successful, Cambridge University Press, Cambridge.
5. Nguyễn Hoàng Tiến (2018a). Young University Staff Development in Context of Industrial Revolution
4.0. Scientific Conference “Young University Staff toward Education Innovation and Industrial
Revolution 4.0”. April 2018. Hanoi University of Education, Vietnam.
6. Nguyễn Hoàng Tiến (2018b). Developing Potential of University Lecturers in Context of Education
Reformation Challenged by Industrial Revolution 4.0. Scientific Conference “Young University Staff
toward Education Innovation and Industrial Revolution 4.0”. April 2018. Hanoi University of
Education, Vietnam.
7. Nguyễn Hoàng Tiến (2017a). Challenges in the International Cooperation of Pedagogical
Universities in Vietnam. Conference on “Perspectives of International Cooperation of the
Universities”, October 2017, University of Pedagogy, Ho Chi Minh City.
8. Nguyễn Hoàng Tiến (2017b). International Executive MBA Study Program as Part the of International Cooperation Strategies of the Universities. Conference on “Perspectives of International
Cooperation of the Universities”, October 2017, University of Pedagogy, Ho Chi Minh City.
9. Nguyễn Hoàng Tiến (2004), International E-learning Center for Managerial Education in Vietnam.
In: Methods to Support Business in EU and Russia. Construction Sector of CWBI-ARE. Business and
Investment Support Center ASEANPL, 2004, Warsaw, Poland.
10. Nguyễn Hoàng Tiến (2016), The Conditions of Academic E-learning Development in Poland.
Proceeding of Scientific Conference Using Effective Teaching Methods in Vietnam’s Universities.
2016. Faculty of Economics, Thu Dau Mot University in Vietnam, pp. 55-62.
11. Rynca R. and Radomska J. (2009), Strategic Dilemmas of Universities. Contemporary Economics,
Vol. 11 No. 3, pp. 87-93.
12. Todose D. (2008), Education Management in Knowledge Based Society. Contemporary Economics,
Vol. 7 No. 3, pp. 109-117.