Tải bản đầy đủ (.docx) (70 trang)

Đánh giá kiến thức và yếu tố tác động đến sự chậm trễ tiếp cận dịch vụ khám phát hiện bệnh lao tại bệnh viện phổi đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (572.21 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


LÊ ANH THƯ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN SỰ CHẬM TRỄ TIẾP CẬN DỊCH VỤ
KHÁM PHÁT HIỆN BỆNH LAO
TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM


LÊ ANH THƯ

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
ĐỘNG ĐẾN SỰ CHẬM TRỄ TIẾP CẬN DỊCH VỤ
KHÁM PHÁT HIỆN BỆNH LAO
TẠI BỆNH VIỆN PHỔI ĐỒNG NAI
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
MÃ SỐ: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BS.NGUYỄN DUY PHONG

TP.HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
Đặt vấn đề............................................................................................................. 1
Mục tiêu của đề tài................................................................................................ 1
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài................................................................................... 3
Cấu trúc của đề tài................................................................................................. 4
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 5
1.1. Đại cƣơng về bệnh Lao ……………………………………………………..5
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Lao ……………………………………………...5
1.1.2. Dịch tễ học bệnh Lao ……………………………………………………...6
1.1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh lao.......................................................................6
1.1.2.2. Nhiễm lao và bệnh lao.............................................................................. 7
1.1.2.3. Lây truyền bệnh lao.................................................................................. 8
1.1.2.4. Tử vong do lao......................................................................................... 9
1.1.2.5. Các chỉ số dịch tể học............................................................................... 9
1.1.3. Các yếu tố có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể ……………………9
1.2. Sự chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ khám phát hiện bệnh lao ……………..10
1.3. Tình hình bệnh Lao thế giới........................................................................14
1.4. Tình hình bệnh Lao Việt Nam.....................................................................15
1.5. Hoạt động chống Lao ở Việt Nam..............................................................17
1.6. Các phƣơng pháp phát hiện bệnh lao......................................................... 21
1.7. Sơ lƣợc về vị trí địa lý và tình hình khám phát hiện Lao tại Đồng Nai ….22
1.7.1. Sơ lƣợc về vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai......................................................22
1.7.2. Tổ chức mạng lƣới CTCL và các hoạt động chống lao hiện tại ………...23

1.7.3. Tình hình khám phát hiện Lao tại tỉnh Đồng Nai...................................... 24
1.7.4. Giới thiệu về Bệnh viện Phổi Đồng Nai …………………………………28
CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................30
2.1. Thiết kế nghiên cứu...................................................................................... 30
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................. 30
2.3. Địa điểm nghiên cứu..................................................................................... 30
2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu............................................................................30


2.5. Phƣơng pháp thu thập thơng tin...................................................................30
2.6. Mơ hình nghiên cứu......................................................................................31
2.7. Giải thích biến nghiên cứu............................................................................33
2.10. Đạo đức nghiên cứu....................................................................................35
2.9. Sai số và cách khống chế sai số....................................................................35
2.8. Phân tích và xử lý số liệu..............................................................................35
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.......................................................36
3.1. Kết quả........................................................................................................36
3.1.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội, nhân khẩu học của nhóm đối tƣợng …………36
3.1.2. Kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân ……………………………………
38 3.1.3. Sự chậm trễ
………………………………………………………………41
3.1.4. Các yếu tố tác động đến sự chậm trễ …………………………………….42
3.1.5. Mối quan hệ thống kê giữa kiến thức và các yếu tố nhân khẩu học …….45
3.2. Bàn luận………………………………………………………………….. 49
3.2.1. Kiến thức và các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức ………………………49
3.2.1.1. Kiến thức của bệnh nhân ……………………………………………...49
3.2.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến kiến thức về bệnh lao ………………........49
3.2.2. Sự chậm trễ và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự chậm trễ
của bệnh nhân lao ……………………………………………………………….51
3.2.2.1. Sự chậm trễ ……………………………………………………………51

3.2.2.2. Các yếu tố tác động đến sự chậm trễ trong việc tiếp cận dịch vụ khám phát
hiện bệnh lao …………………………………………………............................51
CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................56

4.1. Kết luận................................................................................................56
4.1.1. Kiến thức...........................................................................................56
4.1.2. Sự chậm trễ........................................................................................56
4.2. Kiến nghị..............................................................................................56


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
(-): Âm tính
(+): Dương
tính
AFB: Vi khuẩn lao kháng cồn, kháng axít
BHYT: Bảo hiểm Y tế
BK: Vi khuẩn lao (tên nhà bác học Đức)
BN: Bệnh nhân
BV: Bệnh viện
CTCL: Chương trình Chống lao
CTCLQG: Chương trình Chống lao Quốc gia
DOT: Điều trị có giám sát trực tiếp
DOTS: Hố trị liệu ngắn ngày có giám sát trực tiếp
MDR – TB: Lao đa kháng thuốc
TCYTTG: Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Các chỉ số hoạt động chống lao 05 năm (2009 – 2013).......................26
Bảng 3.1: Đặc điểm kinh tế - xã hội, nhân khẩu học...........................................36

Bảng 3.2: Kiến thức về bệnh lao.........................................................................38
Bảng 3.3: Thống kê điểm số của mẫu đối tượng.................................................39
Bảng 3.4: Bảng điểm đặc trưng về kiến thức.......................................................39
Bảng 3.5: Bảng phân phối tần suất kiến thức......................................................40
Bảng 3.6: Thời gian chậm trễ khám phát hiện bệnh lao......................................41
Bảng 3.7: Tác động của các yếu tố đến sự chậm trễ............................................42
Bảng 3.8: Mối quan hệ giữa kiến thức và các yếu tố...........................................45
Bảng 3.9: Mặc cảm về bệnh lao theo giới tính....................................................45
Bảng 3.10: Điểm kiến thức trung bình theo các nhóm đối tượng........................48
Biểu đồ 3.1: Kiến thức bệnh lao..........................................................................40


1

MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Lao là một bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) gây
nên (Bệnh học lao - phổi, tập II. ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh). Bệnh lao có thể gặp ở
tất cả các bộ phận của cơ thể, trong đó lao phổi là thể lao phổ biến nhất (chiếm 80-85%)
và là nguồn lây chính cho người xung quanh.
Lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh nhiễm khuẩn. Tình
hình dịch tễ lao kháng thuốc đang có diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các
quốc gia.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG – WHO report 2014 – Global
Tuberculosis Control), mặc dù đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác
chống lao thời gian qua, bệnh lao vẫn đang tiếp tục là một trong các vấn đề sức khoẻ
cộng đồng chính trên phạm vi tồn cầu. Ước tính năm 2013 có khoảng 9 triệu người mới
mắc lao, trong đó 1.1 triệu người mắc lao/HIV (13%). Bệnh lao vẫn là một trong các
bệnh nhiễm trùng gây chết người nhiều nhất trên thế giới, với 1.5 triệu người tử vong do
lao (trong đó có 0.4 triệu người lao/HIV; 510,000 phụ nữ; 80,000 trẻ em). Tình hình bệnh

lao kháng đa thuốc (MDR – TB) diễn biến phức tạp và đã xuất hiện ở hầu hết các quốc
gia. Năm 2013, khoảng 3.5% số bệnh nhân mới và 20.5% số bệnh nhân điều trị lại mắc
MDR – TB, tổng số mắc MDR – TB là 480,000 người.
Năm 2013, các chuyên gia của TCYTTG phối hợp với CTCLQG ước tính tỷ lệ
hiện mắc lao tại Việt Nam giảm 4.6%; tỷ lệ lao mới giảm khoảng 2.6% và tỷ lệ tử vong
do lao giảm khoảng 4.4% hằng năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng
bệnh lao cao, đứng thứ 12 trong 22 nước có số người mắc bệnh lao cao nhất trên toàn
cầu, đồng thời đứng thứ 14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao
nhất thế giới. Nước ta hiện chưa có điều tra về tình hình lưu hành bệnh lao trẻ em, nhưng
theo ước tính của TCYTTG năm 2012, mỗi năm nước ta có khoảng 11,000 trẻ mắc lao
cần điều trị.


Cũng như nhiều nước trên thế giới, Việt Nam bắt đầu triển khai Chương trình chống
lao quốc gia (CTCLQG) từ tháng 11/1994, CTCLQG ln nằm trong số 10 chương trình
mục tiêu quốc gia về y tế thể hiện sự quan tâm của Đảng và chính phủ đến vấn đề này.
Trong những năm qua, cơng tác phịng chống bệnh lao trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
đã có nhiều nỗ lực. Tuy nhiên, tình hình bệnh lao vẫn chưa giảm, trong năm 2013, tồn
tỉnh có 3.105 bệnh nhân lao các thể, trong đó có 1.920 bệnh nhân lao phổi AFB(+) mới,
88 bệnh nhân lao/HIV, điều trị khỏi đạt 89.9% và tử vong do lao 99 người. Từ thực tế
cho thấy, tình hình bệnh lao vẫn còn nặng nề, nhiệm vụ phòng chống bệnh lao không
phải chỉ của riêng ngành y tế mà cần phải có sự quan tâm, đóng góp của các cấp, ngành
và toàn xã hội.
Tại Đồng Nai, từ năm 1998 dân số được bảo vệ bằng chiến lược DOTS (hóa trị
ngắn ngày có kiểm sốt trực tiếp_Directly Observed Treatment Short-Course). Một nội
dung quan trọng của chiến lược DOTS là phát hiện thụ động những người mắc lao. Phát
hiện thụ động có nghĩa là người có các dấu hiệu/ triệu chứng nghi mắc lao sẽ tự đến các
cơ sở y tế để được khám và xét nghiệm đờm tìm vi khuẩn lao. Việc trì hỗn chẩn đốn
lao là một vấn đề đáng quan tâm vì điều này là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn, làm
tăng nguy cơ lây lan trong cộng đồng, gia tăng tình trạng lao kháng thuốc và có thể dẫn

đến tử vong. Xuất phát từ thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Đánh giá kiến
thức và các yếu tố tác động đến sự chậm trễ tiếp cận dịch vụ khám phát hiện bệnh
lao tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai có ý nghĩa thực tiễn với Chương trình Chống lao Quốc
gia tại Đồng Nai cũng như cơng tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Việc tìm hiểu các
yếu tố có ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiếp cận dịch vụ khám phát hiện bệnh lao tại Bệnh
viện là vấn đề thiết yếu nhằm tăng cường phát hiện ca bệnh và cải thiện việc cung cấp
dịch vụ.


Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến sự chậm trễ khám phát hiện
bệnh lao của các bệnh nhân đến khám lao tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai, cụ thể là:
 Đánh giá kiến thức về bệnh lao của bệnh nhân đến Bệnh viện Phổi Đồng Nai; các
yếu tố tác động đến sự hiểu biết về bệnh lao;
 Đánh giá các yếu tố tác động tới sự chậm trễ của bệnh nhân lao phổi AFB (+)
trong việc tiếp cận dịch vụ y tế, đồng thời đưa ra các giải pháp can thiệp.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Lao phổi chiếm khoảng 85% tổng số lao các thể, là nguồn gốc của sự bùng nổ bệnh
lao trở lại trên toàn cầu, lao phổi rất hay bị chậm trễ trong chẩn đoán hoặc bị chẩn đốn
nhầm với các bệnh phổi khơng do lao. Bệnh nhân chưa nắm rõ nguyên nhân nên quá coi
thường, tưởng là “ho gió”, “ho thuốc lào, thuốc lá” hoặc do các yếu tố kinh tế - xã hội
tác động lên người bệnh mà họ không chịu đi khám bệnh sớm, đến khi xảy ra các biến
chứng như ho ra máu, tràn khí màng phổi, có thể suy kiệt, suy hơ hấp... (Hồng Long
Phát, tạp chí sức khỏe và đời sống), mới đến khám, lúc đó bệnh đã muộn, phổi bị đục
ruỗng nhiều hang hốc... chữa rất khó khăn, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Ngồi ra, người bệnh khơng biết cách giữ vệ sinh phịng bệnh cho cộng đồng, ho khạc
nhổ bừa bãi là nguồn gieo rắc vi khuẩn lao cho mọi người xung quanh. Đó là lý do làm
cho trong những năm gần đây tỷ lệ tử vong do lao phổi có xu hướng tăng cao. Đề tài
chúng tôi thực hiện nhằm đưa ra bức tranh mơ phỏng về tình hình thực tế và các yếu tố
tác động đến việc chậm trễ trong việc tiếp cận dịch vụ Y tế trong khám phát hiện bệnh

lao phổi mới AFB (+) tại Bệnh viện Phổi Đồng Nai, đồng thời đưa ra các giải pháp can
thiệp trong dự phòng bệnh lao tại địa bàn tỉnh Đồng Nai.


Cấu trúc của đề tài
Đề tài bao gồm các phần chính:
Mở đầu
Nêu lên được vấn đề nghiên cứu, mục tiêu đề tài, ý nghĩa thực tiễn của đề tài mang
lại trong chương trình chống lao quốc gia.
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu
Chương này giới thiệu sơ lược về bệnh lao, các chỉ số dịch tể học, tình hình bệnh
lao ở thế giới, ở Việt Nam và ở tại tỉnh Đồng Nai
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu
Khái quát được phương pháp nghiên cứu, cách thức xử lý số liệu và khống chế sai
số trong quá trình thực hiện luận văn.
Chƣơng 3: Kết quả và bàn luận
Trình bày được các bảng số liệu sau khi đã thu thập, xử lý và tiến hành đọc kết quả.
Dựa trên kết quả tiến hành bàn luận dựa trên những con số thu thập được của
nghiên cứu, đồng thời liên hệ với các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước để thấy
được điểm tương đồng và khác biệt, kết hợp với tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng
Nai để nêu lên được giá trị của nghiên cứu thực hiện.
Chƣơng 4: Kết luận và kiến nghị
Ở chương này, tôi tiến hành tổng kết các kết quả chính đã thu thập được trong q
trình nghiên cứu, đồng thời đề ra những kiến nghị nhằm cải thiện tình hình chậm trễ trong
khám phát hiện bệnh lao tại tỉnh Đồng Nai, bổ trợ cho chương trình chống lao quốc gia.


CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Đại cƣơng về bệnh Lao

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh Lao
Bệnh Lao là một bệnh có từ rất lâu đời với những bằng chứng Lao xương trong các
xác ướp Ai Cập cổ đại cách đây trên 4000 năm. (Chuyên đề bệnh lao. Nhà xuất bản Y
học)
Thời kỳ Hypocrate, từ thế kỷ thứ V trước công nguyên (600 – 372 TrCN) người ta
đã đề cập đến bệnh Lao. Tuy nhiên, hiểu biết về bệnh lúc đó cịn chưa rõ ràng, chưa
khẳng định được là bệnh lây truyền hay bệnh di truyền. Lúc bấy giờ bệnh Lao được gọi
với nhiều tên gọi khác nhau vì chưa hiểu rõ bản chất của bệnh và được coi là “kẻ giết
người”, tử thần, … vì mắc bệnh coi như là chết (cứ 7 người chết trong đó có 1 người chết
do Lao). Năm 1839 Johann Lukas Schönlein đã gọi Lao là “tuberculosis” - là tên gọi
theo tiếng anh được dùng tới hiện nay.
Năm 1882 (ngày 24/3) Robert Koch (người Đức) bằng một phương pháp nhuộm
đặc biệt (nhuộm Ziehl Neelsen) đã tìm được một loại trực khuẩn và gọi là trực khuẩn
Lao, viết tắt là BK (Bacillus de Koch), thuộc nhóm trực khuẩn kháng cồn kháng toan, là
nguyên nhân gây bệnh Lao.
Năm 1895, Wilhelm Konrad von Rontgen đã chứng minh rằng tổn thương Lao tiến
triển có thể phát hiện được bằng chụp X-Quang.
Những năm cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 là thời kì "hồng kim" về những tiến bộ
trong nghiên cứu nhằm chinh phục bệnh Lao. Chất chiết xuất từ môi trường nuôi cấy vi
khuẩn Lao (Tuberculin) được R. Kock đặt tên từ năm 1890, đến năm 1907 test trong da
với tuberculin được Clemens von Pirquet phát triển và lấy tên gọi của bác sỹ Mantoux để
đặt tên cho kỹ thuật này. Phản ứng Mantoux được áp dụng để chẩn đốn Lao tiềm tàng
khơng có triệu chứng bắt đầu từ năm 1910.
Năm 1907 Calmette & Guerin đã tạo ra được một chủng vi khuẩn Lao giảm độc
lực, gọi là BCG (Bacilli de Calmette- Guerin). BCG được áp dụng để gây miễn dịch cho
người lần đầu tiên vào năm 1921 tại Pháp, mục đích là đề phịng bệnh Lao.


Tuy nhiên, điều trị bệnh Lao thì cả là một cuộc thập tự chinh. Cả một thời gian dài,
các nhà bác học tìm tịi phương pháp điều trị như tiêm Tuberculin cho bệnh nhân (R.

Kock), gây xẹp phổi bằng tràn khí màng phổi chủ động cũng khơng mang lại kết quả.
Năm 1943: Selman Waksman phát minh Streptomycin (giải thưởng Nobel năm
1952). Sau đó lần lượt các thuốc khác ra đời: 1949- PAS; 1952 - Isoniazid; 1954 Pyrazinamide; 1955 - Cycloserine; 1962 - Ethambutol và 1963 - Rifampicin.
Giáo sư John Crofton là người đi đầu trên thế giới xây dựng nền tảng nghiên cứu
lâm sàng bệnh Lao và hóa trị liệu bệnh Lao. Ông đã kết luận “sự phối hợp SM, PAS và
INH có thể chữa khỏi hồn tồn bệnh Lao”.
Về nghiên cứu dịch tễ và mơ hình quản lý bệnh Lao hiệu quả phải kể đến sự đóng
góp của Giáo sư Karel Styblo, người đã sang thăm Việt Nam và hướng dẫn triển khai thí
điểm chiến lược điều trị có kiểm soát (Directly Observed Treatment DOT) từ những năm
cuối thập kỷ 80. Người được coi như cha đẻ của chiến lược DOTS được Tổ chức Y tế thế
giới khuyến cáo áp dụng trên toàn cầu từ đầu thập kỷ 90. Chiến lược DOTS đang được áp
dụng một cách hiệu quả cho đến ngày nay.
Ở Việt Nam từ năm 1957 nhà nước đã có quyết định thành lập Viện chống Lao
Trung ương (nay là Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Trung ương). Từ năm 1957 đến 1975
công tác chống Lao ở miền Bắc đã đạt được một số thành tựu về mặt dịch tễ, chẩn đốn,
điều trị và phịng bệnh. Từ năm 1976 - 1985 đã có chương trình chống Lao 10 điểm cho
cả nước, chương trình này đã được Bộ Y tế thơng qua năm 1978, bước đầu đã có một số
kết quả. Từ cuối năm 1985 để nâng cao hiệu quả của hoạt động chống Lao, chương trình
chống Lao cấp II đã được đề ra và hiện đang được tiến hành có kết quả.
1.1.2. Dịch tễ học bệnh Lao
Theo Ban biên soạn ”Quản lý bệnh lao”, (2008). Tài liệu tập huấn quản lý chương trình

chống lao quốc gia:
1.1.2.1. Nguyên nhân gây bệnh lao
Do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra bệnh lao, lây nhiễm qua đường hô
hấp từ người này sang người kia.


Do thường xuyên hoạt động ở nơi bị ô nhiễm, nhiều khí uế, nơi ẩm ướt tối tăm, bụi
bẩn điều kiện để vi khuẩn lao phát triển gây bệnh.

Do việc tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh, tiếp xúc với chất thải có chứa vi
khuẩn lao như đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi …
Ngồi ra có thể do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú ni
nhiễm lao, khi chăm sóc thú bị chúng cào xước….thì cũng dễ mắc lao da, lao ống tiêu
hóa, lao dạ dày,…
1.1.2.2.

Nhiễm lao và bệnh lao

* Các yếu tố thuận lợi dễ mắc lao:
Nguồn lây: Những người tiếp xúc với nguồn lây nhất là tiếp xúc với nguồn lây
chính dễ có nguy cơ mắc bệnh. Trẻ em càng nhỏ tiếp xúc với nguồn lây càng dễ bị bệnh
hơn.
Trẻ em chưa được tiêm phòng lao bằng vaccin BCG: tiêm vaccin BCG giúp cho trẻ
em tránh được các thể lao nặng như lao kê, lao màng não...
Các yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng tới bệnh lao: Bệnh lao bị ảnh hưởng của nhiều
yếu tố xã hội như mức sống, thiên tai, chiến tranh...Các nước nghèo, mức sống thấp bệnh
lao thường trầm trọng. Bệnh lao cũng tăng lên rõ rệt qua 2 cuộc chiến tranh ở các nước
thắng trận và bại trận.
Một số bệnh tạo điều kiện dễ mắc lao:
Trẻ em: Suy dinh dưỡng, còi xương, giảm sức đề kháng của cơ thể (sau mắc bệnh
do vi rút) là điều kiện thuận lợi dễ mắc bệnh lao.
Người lớn mắc các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh bụi phổi, loét dạ dày tá tràng, nghiện ma túy, rượu...
Đại dịch HIV/AIDS: là một trong những nguyên nhân làm bệnh lao quay trở lại.
Một người nhiễm lao không nhiễm HIV thì khả năng bị bệnh lao chỉ là 10% trong cả
cuộc đời, nhưng nếu nhiễm lao kèm HIV thì khả năng bị bệnh lao gấp 30 - 40 lần.
Phụ nữ ở thời kỳ thai nghén: Bệnh lao thường nặng lên ở thời gian 3 tháng đầu của
thời kỳ thai nghén và sau khi đẻ. Ngày nay cơ chế được giải thích là do thay đổi nội tiết
trong thời kỳ thai nghén của người phụ nữ. Nội tiết tố gonadotropin tạo điều kiện cho vi



khuẩn lao lan tràn, còn estrogen ức chế sự lan tràn của vi khuẩn lao. Trong 3 tháng đầu
của thời kỳ thai nghén và sau sinh, nồng độ estrogen giảm hơn gonadotropin trong máu
người mẹ.
Yếu tố cơ địa: Sự khác nhau về khả năng mắc bệnh lao giữa các dân tộc đã được y
học nhận xét từ lâu trong đó có sự khác nhau giữa người bệnh và người về các kháng
nguyên hòa hợp tổ chức HLA (Human Leucocyte Antigen)
* Nhiễm trùng lao và sự bảo vệ của cơ thể:
Ban đầu vi khuẩn lao bị khống chế bởi hệ thống đề kháng của cơ thể. Sau một thời gian
(nhiều tháng hoặc nhiều năm), sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm do suy dinh dưỡng
hoặc một bệnh khác.
1.1.2.3.

Lây truyền bệnh lao

Lây truyền bệnh lao theo đường hô hấp là chủ yếu, khi người lao phổi có BK (+) ho
khạc đờm. Các hạt khí dung chứa vi khuẩn lao văng ra ngồi, lơ lửng trong khơng khí,
người hít phải những hạt có chứa vi khuẩn lao có khả năng bị nhiễm lao. Một người mắc
lao có thể lây nhiễm cho 10 - 15 người có nguy cơ bị bệnh lao.
Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể bị mắc lao và là nguồn lây, nhưng mức
độ rất khác nhau. Đối với các thể lao ngoài phổi (lao hạch, lao xương khớp, lao màng
não...) rất ít lây cho người khác vì vi khuẩn lao ít có khả năng nhiễm vào mơi trường bên
ngồi.
Lao phổi là thể lao dễ đưa vi khuẩn ra mơi trường bên ngồi, vì vậy lao phổi là thể
lây quan trọng nhất. Những bệnh nhân lao phổi tìm thấy vi khuẩn lao trong đờm bằng
phương pháp nhuộm soi trực tiếp khả năng gây bệnh cho người khác gấp từ hai đến hai
mươi lần so với các bệnh nhân phải ni cấy mới tìm được vi khuẩn lao hoặc khơng tìm
thấy vi khuẩn trong đờm. Vì thế bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm được phát
hiện bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp là nguồn lây nguy hiểm nhất (còn gọi là
nguồn lây chính). CTCLQG đang tập trung phát hiện và điều trị cho những bệnh nhân

này.


1.1.2.4.

Tử vong do lao

Bệnh lao đứng thứ 5 gây tử vong sau các bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn hô hấp cấp
tính, ung thư, tiêu chảy,... Bệnh lao có tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 2 trong các bệnh
nhiễm trùng. Theo báo cáo của Bệnh viện lao và bệnh phổi Trung ương, tử vong do lao
khoảng 3%.
1.1.2.5.

Các chỉ số dịch tể học

Theo Chuyên đề bệnh lao. Nhà xuất bản Y học định nghĩa như sau:
Tỷ lệ nhiễm lao: Tỷ lệ % người có phản ứng lao tố (+) tại một thời điểm xác định ở
một quần thề xác định;
Chỉ số nguy cơ nhiễm lao hàng năm (R): tỷ lệ người mới nhiễm hoặc tái nhiễm
lao trong một quần thể nhất định trong một khoảng thời gian nhất định thường là một
năm.
Tỷ lệ ngƣ i m i mắc lao (I): Số người mới mắc bệnh lao/100.000 người tại một
quần thể xác định trong thời gian một năm.
Tỷ lệ hiện mắc lao (P): tổng số người bệnh lao/ 100.000 người trong một quần thể
nhất định ở một thời điểm nhất định.
Tử vong do lao (mortality rate): Số người chết do bệnh lao/ 100.000người/ năm.
Tử vong trong điều trị lao (fatality rate): Tỷ lệ % bệnh nhân lao bị chết trong quá
trình điều trị (vì bất cứ lý do nào).
Chỉ số lao màng n o ở tr em (0 – 4 tuổi): Số trẻ 0 – 4 tuổi/ 100.000 trẻ (0-4 tuổi)
bị lao màng não tại một quần thể nhất định và trong một thời điểm nhất định (một năm).

Chỉ số liên qua đến t nh trạng kháng thuốc lao: Tỷ lệ % bệnh nhân lao mang vi
khuẩn kháng thuốc trước điều trị.
Sinh học ph n tử: Tỷ lệ và sự thay đổi tỷ lệ mang chủng vi khuẩn lao trong cộng
đồng.
1.1.3. Các yếu tố có liên quan đến sức đề kháng của cơ thể
Theo Richard Long_nhà vi trùng học nhân loại, nhiều trường hợp bệnh lao được
tìm thấy trong nhóm có nguy cơ cao mang vi khuẩn lao dưới dạng "ngủ"; đó là những
người


người vơ gia cư, người nghèo và người có tuổi, người sinh ra ở nước ngồi, nơi có tỷ lệ
mắc lao cao. Ngồi ra bệnh lao có thể được tìm thấy trong những người tiếp xúc gần gũi
với người mắc bệnh lao.
Những yếu tố thuận lợi và những yếu tố làm giảm sức đề kháng, như nghiện rượu,
bệnh đái tháo đường, dùng thuốc (glucocorticoide, thuốc giảm miễn dịch, thuốc ức chế tế
bào...) tuổi cao, người sống trong nhà trọ, nhà dưỡng lão, dinh dưỡng kém, bệnh bụi phổi,
bệnh ác tính (u lympho ác tính, bạch cầu cấp...), nhiễm HIV dễ mắc lao.
D n tộc (Crofton, 1988) cho rằng: có một số dân tộc dễ bị mắc lao, chẳng hạn như:
những người ở vùng núi xứ Scotlen ở Anh và một số người ở một số nước Trung Phi
hoặc sống lâu trên triền núi Hymalaya.
Một số yếu tố di truyền một vài nghiên cứu ở Anh, phơi nhiễm lao như nhau
nhưng tỷ lệ mắc bệnh tăng theo chiều cao và giảm theo cân nặng, chứng minh một điều là
người gầy dễ mắc lao hơn người béo.
Sinh đ sức đề kháng của mẹ khi mang thai giảm, những khó khăn, vất vả của
người mẹ khi ni dưỡng bào thai, chăm sóc trẻ nhỏ dễ tạo điều kiện cho bệnh lao phát
triển.
Điều kiện sinh hoạt và lao động thiếu ăn, suy dinh dưỡng, nhà chật chội, vệ sinh
kém dễ mắc bệnh hơn.
Hút thuốc lá và lao phổi có mối liên quan với nhau. Bệnh lao phổ biến trong những
người nghiện rượu, mối liên quan giữa nghiện rượu và lao còn chặt chẽ hơn so với nghiện

thuốc lá và lao.
Ảnh hƣởng của các bệnh khác những người mắc bệnh đái tháo đường, HIV là
những đối tượng dễ mắc lao.
1.2.

Sự chậm trễ trong tiếp cận dịch vụ khám phát hiện bệnh lao
Theo Hướng dẫn thực hiện CTCLQG năm 2008, Bệnh viện Phổi Trung Ương định

nghĩa như sau:
Tổng th i gian chậm trễ: được tính từ lúc có triệu chứng nghi lao đầu tiên cho đến
ngày được bắt đầu điều trị.


Chậm trễ do Y tế: là khoản thời gian được tính từ khi bệnh nhân bắt đầu tìm đến
các dịch vụ Y tế (ngồi gia đình) cho đến ngày được bắt đầu điều trị. Sự chậm trễ trong
tiếp cận dịch vụ Y tế mà nguyên nhân từ phía Y tế phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản là: tình
trạng nguồn lực, trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất của các cơ sở y tế tiếp nhận bệnh
nhân
Chậm trễ do bệnh nh n (chậm trễ trong việc tiếp cận các dịch vụ khám phát hiện
bệnh lao): là khoảng thời gian từ khi bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên nghi lao cho tới
khi bắt đầu tìm đến các dịch vụ y tế ngồi gia đình.
Trong giới hạn của luận văn, tôi đề cập đến vấn đề chậm trễ do bệnh nhân (chậm trễ
trong việc tiếp cận các dịch vụ khám phát hiện bệnh lao)
Các nghiên cứu chậm trễ trong khám phát hiện bệnh lao:
Chẩn đoán muộn vẫn còn là vấn đề phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tập trung
chủ yếu ở các nước đang và kém phát triển. Thời gian chẩn đoán muộn khác nhau giữa
các quốc gia và trong cùng một quốc gia cũng có sự khác nhau giữa các vùng, miền.
Nguyên nhân chẩn đốn muộn có ở cả 2 phía bệnh nhân và thầy thuốc trong đó nguyên
nhân do bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao hơn.



Các nghiên cứu ở nước ngoài:

Tổng thời gian chậm trễ trung bình trong nghiên cứu của Mori T., Shimao T (1992)
tại Hàn Quốc là 2 tháng, trong đó 80% là chậm trễ do bệnh nhân, Mori T., Shimao T đã
nghiên cứu trên 630 bệnh nhân lao phổi AFB dương tính và âm tính, 1/4 trong số này là
bệnh nhân điều trị lại. Gần 80% bệnh nhân được chẩn đốn trong vịng 2 tháng đầu (đây
là khoảng thời gian tương đối ngắn) do đối tượng nghiên cứu của Mori T., Shimao T có
cả bệnh nhân đã có tiền sử mắc lao, khi có bất kỳ triệu chứng nào có liên quan tới bệnh
tình của họ trước đó thì những bệnh nhân này thường tìm đến cơ sở y tế sớm. (Moris T,
Shimao T, Jin BW (1992), “ Analysis of case-finding process of Tuberculosis in Korea”,
Tubercle & Lung disease, trang 225-231.)

Ở Botswana (1998), Steen T W, Mazone G N, Tổng thời gian chậm trễ là 12 tuần
thực hiện nghiên cứu trên 212 trường hợp lao phổi AFB dương tính (bao gồm cả bệnh


nhân mới và điều trị). Thời gian chậm trễ ở thầy thuốc kéo dài hơn so với bệnh nhân vì
bệnh nhân sống ở những làng khơng có bệnh viện, khơng có đầy đủ các phương tiện chẩn
đốn kịp thời cho bệnh nhân. Thời gian chậm trễ do bệnh nhân xuất phát từ những bệnh
nhân thiếu hiểu biết về bệnh, họ đến các thầy thuốc đông y, đến các trạm y tế ban đầu,
thời gian đi lại nhiều và chờ chuyển tuyến đúng cơ sở phát hiện bệnh lao gây nên tình
trạng chậm trễ. (Steen T W, Mazone G N (1998), “Pulmonary Tubercolosis in Kweneng
District, Bostwana: Delay in diagnosis in 212 smear – possitive patients”, Int J Tuberc Lung
Dis, trang 627-634))

Lawn S.D., Afful B., Acheampong J. W (1998), Tổng số ngày chậm trễ trung bình
là 4 tháng, trong đó 44% bệnh nhân có tổng số ngày chậm trễ trên 6 tháng, nghiên cứu
này được tiến hành trên 100 BN lao phổi AFB(+) mới, người lớn tại Kumasi, Ghana, Tây
Phi. Số ngày chậm trễ này được xác định là những bệnh nhân sống ở vùng sâu vùng xa.

Nghiên cứu cho thấy thời gian chậm trễ do thầy thuốc lớn gấp 2 lần so với bệnh nhân và
các yếu tố có liên quan tới thời gian chậm trễ như giới tính, bệnh nhân sống ở vùng sâu
vùng xa, bệnh nhân đến với y tế tư
Ở Kumasi Ghana, tại Tây Phi theo Lawn SD. và CS (1998) nghiên cứu với lượng
mẫu là 100 BN lao phổi mới AFB (+), kết quả tổng thời gian chậm trễ trung bình là 4
tháng, trong đó 44% BN có tổng số ngày chậm trễ trên 6 tháng, kết quả cho thấy sự chậm
trễ là tương đối lớn so với khuyến cáo khám phát hiện bệnh lao…( Lawn S D, Afful B,

Acheampong J W (1998), “Pulmonary Tuberculosis: Diagnotics delay in
Ghanaian adults”, Int J Tuberc Lung Dis, trang 635-640)


Các nghiên cứu tại Việt Nam:

Theo Hoàng Thị Quý, Đặng Thị Thùy Nhiên và cộng sự (Trung tâm lao và bệnh
phổi Phạm Ngọc Thạch) (2001) đã khảo sát 606 bệnh nhân lao phổi AFB (+) đang điều
trị trong 2 tháng đầu tấn cơng tại thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy thời gian
trung bình từ ngày bệnh nhân có triệu chứng đầu tiên đến khi đi khám bệnh lần đầu là
60,5 ngày lâu nhất là hơn 1 năm và trung bình khoảng 1 tháng sau, bệnh nhân mới được
bắt đầu điều trị lao(35,5 ngày). Tổng thời gian chậm trễ cả 2 giai đoạn trung bình khoảng


96 ngày, có người lên tới 2 năm, thậm chí 3 năm. Thời gian này là tương đối dài và được
xác định việc chậm trễ này là do bệnh nhân.
1. Lê Thành Phúc và Trần Văn Sáng (1997), nghiên cứu 183 bệnh nhân lao phổi

mới AFB (+) tại Viện Lao Trung Ương, kết quả cho thấy 37,2% số bệnh nhân được chẩn
đoán dưới 2 tháng; 40,9% được chẩn đoán trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến dưới
01 năm và 21,9% sau 1 năm mới được chẩn đoán. (Lê Thành Phúc, Trần văn Sáng. Nhận xét
tình hình chuẩn đốn của 183 bệnh nhân lao phổi B (+) và tình trạng bệnh lý khi vào VLBP

năm 1997. Tạp trí nghiên cứu y học. Hà Nội 1997 tập 1, trang 12-18)

Năm 2002, tại Hà Tây, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thúy Hà đã phát hiện
57% bệnh nhân vẫn chưa tìm đến các dịch vụ y tế sau 4 tuần kể từ khi có triệu chứng đầu
tiên.
Thời gian trung bình xuất hiện triệu chứng đầu tiên cho đến lúc đi khám bệnh là
55,6 ngày (± 54,7) là kết quả nghiên cứu của Huỳnh Bá Hiếu (tháng 9/2005-8/2006)
Các nghiên cứu về hiểu biết bệnh lao
Khả năng điều trị khỏi của bệnh lao sẽ cao nếu BN được phát hiện sớm, điều trị kịp
thời. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, người dân vẫn chưa hiểu đúng về bệnh này, từ
cách hiểu sai và không tuân thủ đúng phác đồ điều trị càng dễ lây lan bệnh lao…


Trên thế giới

Năm 1992, Crofton J. và cộng sự cho rằng hiểu biết về bệnh lao khác nhau ở từng
quốc gia, khu vực, tùy nền văn hóa và từng nhóm dân cư trong cùng một vùng.
Năm 1998, Ở Mỹ, Marinac JS điều tra hiểu biết về bệnh lao của 505 đối tượng
thuộc nhóm nguy cơ cao sống ở thành thị đã cho rằng bệnh nhân thiếu kiến thức về bệnh
lao, chủ yếu là về nguyên nhân gây bệnh, đường lây truyền và việc điều trị bệnh lao.
Ở Hàn Quốc và Nepal cũng cho ra kết quả tương tự trong các nghiên cứu, vấn đề
mấu chốt là phải giáo dục truyền thông kiến thức về bệnh lao cho toàn dân để phát hiện
sớm bệnh lao.


Tại Việt Nam


Ở nước ta đã có một số nghiên cứu về sự hiểu biết bệnh lao trong cộng đồng dân cư,
vấn đề này đang được chú ý và giữ một vai trị quan trọng trong chương trình chống lao

quốc gia.
Năm 1997, Phương Thị Ngọc điều tra hiểu biết về bệnh lao trên 210 người dân của
Hà Tây cho thấy rằng bệnh nhân có hiểu biết về bệnh lao với 82,6% bệnh nhân cho rằng
bệnh lao là bệnh lây truyền, trong khi chỉ có 17,4% bệnh nhân cho rằng lao là bệnh di
truyền.
1.3.

T nh h nh bệnh Lao thế gi i
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố cho biết, từ năm 1990 đến nay, số người

mắc bệnh lao trên toàn thế giới đã giảm mạnh tới 45%, số người mắc bệnh lao đã giảm
trung bình mỗi năm 1,5% từ năm 1990 đến nay. Cũng theo báo cáo của WHO, tính riêng
từ năm 2000 đến nay, đã có 37 triệu bệnh nhân lao được cứu sống nhờ những tiến bộ của
y học trong việc điều trị căn bệnh truyền nhiễm này. Song đáng chú ý là riêng năm 2013,
con số này cao hơn nửa triệu người so với dự đoán cũng như so với mức giảm đều đặn
trong nhiều năm liên tục. Nguyên nhân bệnh lao gia tăng là do tình trạng đói nghèo; di
dân; số người lang thang ở thành thị tại các nước đang phát triển; sự lãng quên bệnh lao
của nhân loại; hệ thống y tế cơ sở ở nhiều nước xuống cấp vì khủng hoảng kinh tế hoặc
khơng được đầu tư cho cơng tác phịng chống lao; do tác động của đại dịch HIV; do
bệnh lao kháng thuốc.
Tại các nước châu Âu từ năm 1990 trở lại đây bệnh lao cũng đã và đang phát
triển trở lại. Ở Anh, có khoảng 6000 bệnh nhân lao (năm 1980), nhưng đến năm
1992 đã có khoảng 7000 bệnh nhân. Tại Thuỵ Sĩ từ năm 1986 đến năm 1990 số bệnh
nhân lao tăng 33,3%; tại Đan Mạch tăng 30,7%. Ở các nước Đông Âu từ những năm
1990 1992 bệnh nhân lao đã tăng cao ở 20/27 nước với tỉ lệ từ 19 đến 80/100.000
dân. Tại các nước khu vực châu Phi, Nam Mỹ, Trung Mỹ, Caribe và châu Á bệnh lao
đã trở thành một gánh nặng thực sự cả về kinh tế và xã hội. Nguy cơ nhiễm lao ở các
nước này hàng năm cao gấp 20 30 lần so với các nước phát triển. Theo báo cáo
thường niên năm 2006 của TCYTTG về tình hình bệnh lao tồn cầu năm 2004, ba
khu vực trên thế giới đó là châu



Phi, Đơng Nam châu Á và Tây Thái Bình Dương chiếm 80% tổng số người bệnh lao mới
mắc.
Châu Phi là nơi bệnh lao gia tăng trầm trọng nhất, qua điều tra tại 18 nước, nguy cơ
nhiễm lao hàng năm (ARI) dao động xung quanh 3%. Một số nước lớn hơn 5%, như
Angiêri, Maroc, Nigiêria, Somali , ở Ên Độ là 2 - 4%, Indonesia 3%, Hồng Kơng 1%, cịn
Đài Loan, Campuchia, Philipin, Singapoe, Malaysia và Việt Nam từ 1 - 3%. Trong khi tại
Lào và Tây Samoa chỉ từ 0,5 - 2%. Tại khu vực Trung và Nam Mỹ, chỉ số nguy cơ nhiễm
lao thường gặp từ 1 - 2%.
Tình hình lao/ HIV và lao kháng thuốc vẫn đang là vấn đề nghiêm trọng trên toàn
cầu, đe dọa sự thành công của công tác chống lao. Số lượng bệnh nhân đồng nhiễm lao/
HIV và số lượng bệnh nhân kháng thuốc (MDR-TB) tiếp tục tăng. Năm 2007 ước tính có
khoảng 0,5 triệu bệnh nhân lao kháng đa thuốc. Tính đến cuối năm 2008, bệnh nhân lao
siêu kháng thuốc (XDR) đã được báo cáo tại 55 Quốc gia và vùng lãnh thổ.
Lao xảy ra trên toàn cầu,trong năm 2012, số lượng lớn nhất các ca mắc lao mới xảy
ra ở châu Á chiếm 60% các ca lao mới trên toàn cầu,tuy nhiên vùng cận Saharan Châu
Phi có tỷ lệ lớn nhất về số ca mắc mới trên dân số với hơn 255 ca trên 100.000 dân vào
năm 2012. Trong năm 2012, khoảng 80% các ca lao báo cáo xảy ra ở 22 quốc gia, một số
quốc gia đang trải qua một sự giảm lớn số ca lao, trong khi số ca lao giảm rất chậm ở
những nơi khác. Brazil và Trung Quốc chẳng hạn nằm trong số 22 quốc gia cho thấy một
sự giảm liên tục số ca lao trong vòng 20 năm qua. Trong thập kỷ qua, tỷ lệ hiện mắc lao ở
Campuchia giảm gần 45%.
(TCYTTG – WHO report 2014 – Global Tuberculosis Con)
1.4.

T nh h nh bệnh Lao Việt Nam
Việt Nam vẫn đứng thứ 12 trong số 22 nước có người mắc bệnh lao cao và đứng thứ

14 trong số 27 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới...

Chương trình chống lao quốc gia tại Việt Nam đã hình thành và triển khai các hoạt
động phòng chống lao từ năm 1986 theo khuyến cáo của WHO. Năm 1995, Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Lao là một dự án trong Chương trình mục tiêu y tế quốc gia.


Từ đó đến nay với sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Nhà nước, các nhà tài trợ quốc
tế, cùng với sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của các cấp chính quyền, các tổ chức, các đối
tác, cơng tác phịng chống lao Việt Nam đã có những kết quả tích cực, được cộng đồng
trong nước và quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.
Giai đoạn 1995-2005, sau khi được phê duyệt là một dự án trong Chương trình mục
tiêu y tế quốc gia năm 1995, cơng tác phòng chống lao ở Việt Nam đã đạt được chỉ tiêu
của Tổ chức Y tế thế giới về phát hiện (70% số người bệnh mới mắc) và điều trị khỏi
(trên 85%) so với ước tính dịch tễ lúc bấy giờ.
Giai đoạn 2006-2010, Bộ Y tế đã chỉ đạo điều tra dịch tễ lao toàn quốc với sự tham
gia của Tổ chức Y tế Thế giới và các đối tác quốc tế vào năm 2006-2007 để đánh giá
chính xác tình hình bệnh lao ở Việt Nam.
Năm 2013, Chương trình chống lao vẫn duy trì mục tiêu triển khai cơng tác chống
lao tại 100% quận, huyện và 100% xã, phường trong cả nước. Tỷ lệ dân số được chương
trình chống lao tiếp cận và bảo vệ đạt 100%
Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB dương tính mới được duy trì ở mức cao
(90,9%), hoạt động xét nghiệm vẫn đảm bảo chất lượng yêu cầu. Đặc biệt số liệu phát
hiện bệnh nhân lao dương tính mới giảm trong nhiều năm gần đây.
Năm 2014, Chương trình chống lao quốc gia vẫn duy trì mục tiêu triển khai cơng
tác chống lao tại 100% số quận, huyện và 100% số xã, phường; tỷ lệ dân số được chương
trình chống lao tiếp cận đạt 100%. Chương trình đã phát hiện trên tồn quốc được
102.070 bệnh nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện là 111,35/100.000 dân; trong đó có 49.934
bệnh nhân lao phổi AFB (+). So sánh với năm 2013, số bệnh nhân lao phổi mới phát hiện
trong năm 2014 tiếp tục giảm 673 bệnh nhân; tỷ lệ điều trị khỏi bệnh nhân lao phổi AFB
(+) đạt 89,93%.
Đặc biệt, năm 2014, hoạt động phát triển mạng lưới chống lao nhằm tăng cường

phát hiện bệnh nhân lao được triển khai tại 36 huyện khó khăn thuộc 9 tỉnh (gồm: Quảng
Bình, Hà Tĩnh, Hịa Bình, Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi và
Gia Lai)...


1.5.

Hoạt động phòng chống Lao

1.5.1. Hoạt động chống Lao thế gi i
WHO theo đuổi 6 chức năng cốt lõi trong việc giải quyết bệnh lao: cung cấp lãnh
đạo toàn cầu về các vấn đề quan trọng đối với bệnh lao (provide global leadership on
matters critical to TB); xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng, các chiến lược và các
tiêu chuẩn về phịng, chống bệnh lao, chăm sóc và kiểm soát và giám sát việc thực hiện
(develop evidence-based policies, strategies and standards for TB prevention, care and
control, and monitor their implementation); cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành
viên, xúc tác cho sự thay đổi, và xây dựng năng lực bền vững (provide technical support
to Member States, catalyze change, and build sustainable capacity); theo dõi tình hình
bệnh lao trên toàn cầu, và đo lường tiến bộ trong chăm sóc và phịng chống bệnh lao và
tài chính (monitor the global TB situation, and measure progress in TB care, control, and
financing); hình thành chương trình nghiên cứu bệnh lao và kích thích sản xuất, dịch
thuật và phổ biến kiến thức có giá trị (shape the TB research agenda and stimulate the
production, translation and dissemination of valuable knowledge); tạo điều kiện và tham
gia vào các quan hệ đối tác cho các hành động vì bệnh lao (facilitate and engage in
partnerships for TB action).
Chiến lược làm dừng lao của WHO được khuyến nghị để thực hiện cho tất cả các
nước và các đối tác nhằm mục đích làm giảm đáng kể bệnh lao bởi các hoạt động công
cộng và tư nhân ở cấp quốc gia và địa phương như theo đuổi việc thúc đẩy và mở rộng
DOTS chất lượng cao. DOTS là một gói 5 điểm gồm có: bảo đảm cam kết chính trị với
tài chính đầy đủ và bền vững (secure political commitment with adequate and sustained

financing); đảm bảo phát hiện ca bệnh sớm và chẩn đốn thơng qua vi khuẩn học đảm
bảo chất lượng (ensure early case detection, and diagnosis through quality-assured
bacteriology); cung cấp điều trị tiêu chuẩn với sự giám sát và hỗ trợ bệnh nhân (provide
standardized treatment with supervision and patient support); đảm bảo cung ứng thuốc có
hiệu quả và quản lý (ensure effective drug supply and management); giám sát và đánh giá
hiệu suất và tác động (monitor and evaluate performance and impact). Giải quyết lao-


HIV, lao đa kháng thuốc và nhu cầu của người nghèo và người dễ bị tổn thương; góp
phần tăng cường hệ thống y tế dựa trên chăm sóc sức khỏe ban đầu; tham gia của tất cả
các nhà cung cấp chăm sóc; trao quyền cho người mắc bệnh lao, và cộng đồng thơng qua
quan hệ đối tác; kích hoạt và thúc đẩy nghiên cứu.
1.5.2. Hoạt động chống Lao ở Việt Nam
Từ năm 1957, những hoạt động chống lao bắt đầu được triển khai trên qui mô nhỏ,
được đánh dấu bằng sự ra đời của Viện chống lao Trung ương. Tại thời điểm này chúng
ta chưa có hệ thống chống lao trên tồn quốc.
Năm 1979, Chương trình chống lao cấp 1 được hình thành với 10 điểm hoạt động
cơ bản. Cuối năm 1980 hệ thống chống lao trên toàn quốc được hình thành ở 4 cấp trung
ương-tỉnh-huyện-xã.
Trong nhiều năm nay, thực hiện chiến lược “Điều trị ngắn ngày có kiểm sốt trực
tiếp - DOTS” đảm bảo cho người bệnh dùng đúng thuốc, đúng liều, đều đặn và đủ thời
gian, Chương trình phòng, chống bệnh lao quốc gia (gọi ngắn là Chương trình chống lao
quốc gia - CTCLQG) đã và đang hình thành mạng lưới chống lao rộng khắp trong toàn
quốc. Hoạt động phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý bệnh lao được phân cấp theo
tuyến, tạo điều kiện thuận lợi cho cho người dân đến cơ sở khám và chữa bệnh lao ở gần
nơi sinh sống. (Bệnh viện Phổi Trung Ương, hướng dẫn thực hiện CTCLQG năm 2008)


Sơ đồ Tổ chức mạng lưới phòng, chống bệnh lao
BV LAO VÀ BỆNH PHỔI TW CTCLQG


BỘ Y TẾ
BV71TW
SỞ Y TẾ

BV PHẠM NGỌC THẠCH CTCL TP.HCM

CTCL CÁC TỈNH KHU VỰC B2
CTCL CÁC TỈNH KHU VỰC A VÀ B1
Y TẾ TUYẾN HUYỆN

Y TẾ TUYẾN XÃ

Quản lý hành chính nhà nước
Quản lý chuyên mơn kỹ thuật
Chương trình chống lao quốc gia triển khai tại 4 tuyến: Trung ương, tỉnh (thành
phố), quận (huyện), xã (phường).
- Tuyến Trung ương:
Bệnh viện Phổi Trung ương là bệnh viện đầu ngành chịu trách nhiệm khám bệnh,
chữa bệnh lao và bệnh phổi và chỉ đạo cơng tác phịng, chống lao và bệnh phổi trong
phạm vi toàn quốc.
Bệnh viện 74 Trung ương, Bệnh viện 71 Trung ương là Bệnh viện trực thuộc Bộ Y
tế chịu trách nhiệm khám bệnh, chữa bệnh lao và bệnh phổi và chỉ đạo công tác phòng,
chống lao và bệnh phổi các tỉnh theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh chịu trách
nhiệm khám bệnh, chữa bệnh lao và bệnh phổi và chỉ đạo cơng tác phịng, chống lao và


×