ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN
BỘ MƠN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TRỊNH QUỐC TRUNG
TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 05 năm 2022
ĐẠI HỌC UEH
TRƯỜNG KINH DOANH
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN
Mơn học: Kinh tế - Chính trị
Giảng viên: Hồ Quế Hậu
Mã lớp học phần: 22D1POL51002431
Sinh viên: Trịnh Quốc Trung
Khóa – Lớp: K47-KQ002
MSSV: 31211026961
TP Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 05 năm 2022
GIÁ TRỊ HÀNG HÓA VÀ QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN SẢN XUẤT
HÀNG HÓA: VẬN DỤNG VÀO THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP
Lời mở đầu
Nếu như đặc trưng của sản xuất tự cấp, tự túc là sản xuất ra những sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất thì sản xuất hàng hóa là sản xuất ra sản phẩm
để trao đổi và giao dịch mua bán. Toàn bộ lý luận kinh tế của C. mác dựa vào học
thuyết giá trị làm xuất phát điểm, gắn liền với việc nghiên cứu nền sản xuất hàng hóa
với những phạm trù: Giá trị sử dụng, giá trị, hàng hóa, tiền tệ. Trong nền kinh tế hàng
hóa, những vấn đề về học thuyết giá trị được C.Mác nghiên cứu, cụ thể là về hàng hóa
thì có thể thấy yếu tố cơ bản quyết định đến giả cả hàng hóa chính là lượng giá trị hàng
hóa.
Bài luận này sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp các tài liệu và giáo trình
nhằm phân tích giá trị hàng hóa cũng như là quy luật giá trị trong sản xuất hàng hóa,
đánh giá kết quả của việc áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam và đề xuất một số giải
pháp phát triển, cải thiện trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay giá
trị hàng hóa và quy luật giá trị xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới trừ các quốc gia có nền
kinh tế tự cung tự cấp và ngay tại Việt Nam, sau khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đã áp dụng thành công đưa đất nước ngày càng
phát triển, đạt được nhiều thành tựu về kinh tế lẫn khoa học kĩ thuật, mang lại hiệu quả
cho xã hội. Để tiếp tục phát triển, Nhà nước cần có chủ trương rõ ràng , hoàn thiện thể
chế để vận dụng hiệu quả các quy luật kinh tế, đặc biệt là quy luật giá trị trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Em xin cảm ơn sự hướng dẫn và và dạy dỗ tận tình qua các bài giảng của thầy Hồ
Quế Hậu. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy để bài tiểu luận hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
1. Giới thiệu:
a) Hai thuộc tính của hàng hóa:
Hàng hố có hai thuộc tính cơ bản là:
Giá trị sử dụng hàng hóa.
Giá trị hàng hóa.
Giữa hai thuộc tính này có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, nếu thiếu một trong hai
thuộc tính thì khơng phải là hàng hố.
b) Các quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa:
Quy luật giá trị.
Quy luật cạnh tranh.
Quy luật cung cầu.
Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát.
2. Cơ sở lý luận:
2.1) Giá trị hàng hóa:
a) Khái niệm:
Theo C.Mác giá trị hàng hóa là lao động của người sản xuất ra hàng hóa kết tinh trong
hàng hóa ấy. Để lý giải khái niệm này ta phải lý giải hai vấn đề, tại sao hai hàng hóa có
giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau? Tại sao chúng có thể trao đổi
theo một tỷ lệ nhất định, ai quy định tỷ lệ ấy?
Sở dĩ hàng hóa có thể trao đổi được với nhau là vì chúng có chung một điểm chung đó là
chúng đều là kết quả của sự tích lũy hao phí sức lao động. Hai hàng hóa có thể trao đổi có
tỷ lệ nhất định với nhau vì hai hàng hóa ấy chứa đựng hao phí sức lao động để tạo ra
chúng bằng nhau, tức là thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra lượng hàng hóa này
cũng bằng với thời gian lao động xã hội cần thiết để tạo ra lượng hàng hóa kia, tức là
chúng có giá trị ngang nhau.
Cho nên 2 người sản xuất trao đổi hàng hóa với nhau thực chất là chỉ trao đổi hao phí lao
động bên trong hàng hóa.
Ví dụ:
Sở dĩ chúng có thể trao đổi được với nhau vì hao phí lao động của người ni gà bằng
hao phí lao động của người trồng táo hay thời gian lao động xã hội cần thiết để nuôi 1
con gà bằng thời gian lao động xã hội cần thiết để trồng 10kg táo hay nói cách khác
Giá trị 1 con gà bằng 10kg táo.
Ngồi ra, giá trị trao đổi hàng hóa là hình thức biểu hiện bên ngồi của giá trị hàng hóa
chứ khơng phải là giá trị hàng hóa.
b) Đặc trưng:
Biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với nhau.
Là phạm trù lịch sử.
Quy luật giá trị chỉ tồn tại trong trong nền kinh tế hàng hóa, tức là trong nền kinh tế
tự nhiên hay kinh tế tự cấp tự túc khơng có khái niệm giá trị hàng hóa.
c) Mối quan hệ với giá trị sử dụng:
Cả hai đều thống nhất (không thể tách rời) trong một hàng hóa:
Một sản phẩm nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì khơng được coi là hàng hóa.
Mâu thuẫn giữa hai thuộc tính:
Người sản xuất tạo ra sản phẩm, mục đích của họ là giá trị sản phẩm.
Người mua sản phẩm có mục đích là giá trị sử dụng.
Do đó người mua và người bán phải trao đổi trong lưu thơng (thực hiện q trình
giá trị) trước rồi mới tiêu dùng (thực hiện giá trị sử dụng).
Quá trình thực hiện giá trị và thực hiện giá trị sử dụng là 2 quá trình khác nhau.
2.2) Quy luật giá trị trong nền sản xuất hàng hóa:
a) Nội dung:
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thơng hàng hóa, ở đâu có
sản xuất và trao đổi hàng hố thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá
trị. Quy luật giá trị yêu cầu sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở giá trị của
nó, tức là hao phí lao động xã hội cần thiết.
b) Yêu cầu:
Trong sản xuất: quy luật giá trị yêu cầu người sản xuất phải đảm bảo sao cho thời
gian lao động cá biệt để sản xuất hàng hóa đó phải phù hợp với thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất hàng hóa đó. (Phù hợp: Thấp hơn hoặc bằng).
Trong lưu thơng: việc trao đổi hàng hóa phải dựa theo nguyên tắc ngang giá nghĩa
là phải đảm bảo bù đắp được chi phí chí người sản xuất (chi phí hợp lý) và đảm
bảo hoạt động sản xuất đó có lãi để tiếp tục tái sản xuất.
Giá trị là tiền đề của giá cả còn giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị.
Đối với một hàng hóa, giá cả của một hàng hóa có thể bán cao hoặc thấp so với giá
trị của nó nhưng bao giờ cũng phải xoay quanh trục giá trị hàng hóa. Vì giá cả
hàng hóa khơng chỉ phụ thuộc và quy luật giá trị mà còn phụ thuộc quy luật cung –
cầu, quy luật cạnh tranh, lưu thông tiền tệ...
Đối với tổng hàng hóa trên tồn xã hội, quy luật giá trị yêu cầu, tổng giá cả hàng
hóa sau khi bán phải bằng tổng giá trị hàng hóa được tạo ra trong quá trình sản
xuất.
3. Liên hệ thực tiễn:
3.1) Chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước:
Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta phủ nhận nền kinh tế sản xuất hàng hóa và quy luật giá
trị, nên không khai thác được các nguồn lực, nền kinh tế kém phát triển, rơi vào khủng
hoảng.
Trong thời kỳ đổi mới nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị vào việc đổi mới nền kinh tế
nước ta thông qua xây dựng và phát triển mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa. Thực hiện chế độ một giá, một thị trường thống nhất trong cả nước và mở cửa
với thị trường nước ngồi, nhờ đó đã đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế – xã hội và
đã đạt những thành tựu đáng kể.
Nhà nước cũng thông qua việc ban hành và sử dụng pháp luật, các chính sách kinh tế,
chính sách xã hội và bằng thực lực kinh tế của mình để điều tiết thị trường nhằm phát huy
mặt tích cực và hạn chế sự phân hoá giâu – nghèo và những tiêu cực xã hội khác, thúc
đẩy phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hố, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
Áp dụng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của Nhà nước, định hướng xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế vận động theo những
kinh tế vốn có của kinh tế thị trường. Các doanh nghiệp, hộ gia đình tự quyết định hành
vi của mình để trả lời thỏa đáng 3 câu hỏi: sản xuất cái gì, sản xuất cho ai, sản xuất như
thế nào. Trên thị trường hàng hóa và dịch vụ, giá cả điều tiết cung cầu. tiến hành đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, mở rộng quyền tự chủ doanh nghiệp, xóa bỏ dần việc nhà nước
bao cấp và sản xuất tiêu cực, giải thể các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ
lâu dài.
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được thể hiện trước hết và chủ yếu ở sức mạnh định
hướng, hỗ trợ phát triển và điều tiết nền kinh tế chứ không phải ở quy mô và sự hiện diện
của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở tất cả hoặc hầu hết các ngành, các lĩnh vực.
Mở rộng kinh tế đối ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Chủ động hòa
nhập, thực hiện đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực,
thúc đẩy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa.
3.2) Kết quả thực hiện chủ trương chính sách của Đảng:
Vận dụng phát triển kinh tế
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã
xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước đáp ứng cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo ra mơi trường thu hút nguồn lực xã hội cho
phát triển dài hạn và bền vững.
Trong đó, tăng trưởng kinh tế với tốc độ khá cao trong khu vực và trên thế giới. Năm
2017, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,81%, cao nhất trong 10 năm trở lại đây. Lạm
phát được kiểm soát tốt giúp kinh tế vĩ mô phát triển ổn định.
Về cơ cấu GDP theo ngành đã có chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của khu
vực nơng - lâm - ngư nghiệp và tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp xây dựng và dịch
vụ. Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng của 2 ngành cơng nghiệp và dịch vụ chiếm
khoảng 90% tăng trưởng toàn ngành kinh tế. Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch còn chậm.
Bên cạnh những tác động tích cực, quy luật giá trị cũng có những tác động tiêu cực đến
nền kinh tế nước ta như phân hóa giàu - nghèo, cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các chủ
thể sản xuất, buôn bán gian lận...
Vận dụng vào lĩnh vực sản xuất
Thứ nhất, đối với việc hoạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Để có lợi nhuận, các doanh nghiệp phải thơng qua các hình thức giá trị, giá cả, lợi nhuận,
chi phí... tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất bằng cách hợp lý hóa sản xuất, tiết kiệm chi
phí vật chất, tăng năng suất lao động... Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải nắm
vững và vận dụng tốt quy luật giá trị trong hoạch toán kinh tế. Thời gian qua ta thấy có
rất nhiều doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, điều đó cho thấy các doanh nghiệp đã vận
dụng khá tốt quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, Nhà nước ta
đã quyết định cổ phần hóa phần lớn các doanh nghiệp Nhà nước, và Nhà nước chỉ giữ lại
một số ngành có tính chất an ninh quốc gia. Các doanh nghiệp rồi sẽ dần chuyển thành
các công ty cổ phần với nhiều chủ sở hữu và mỗi cổ đơng sẽ vì lợi ích của mình để đầu tư
vào sản xuất, hoạch tốn kinh tế sao cho lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Bởi vậy, việc vận
dụng quy luật giá trị vào hoạch toán kinh tế của mỗi công ty cổ phần thời kỳ này là một
việc hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi công ty cổ phần.
Thứ hai, đối với việc hình thành giá cả sản xuất.
Thời kỳ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, tất cả giá cả các mặt hàng đều do Chính phủ
kiếm sốt. Sau năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển sang sản xuất hàng hóa thì giá cả là
do thị trường quyết định. Nhà nước ta cũng xác định, thời kỳ này giá cả phải vận dụng
tổng hợp các quy luật, trong đó quy luật giá trị có tác động trực tiếp. Giá cả phải do giá trị
quyết định. Tuy nhiên, trên thực tế giá cả hàng hóa chịu tác động của nhiều yếu tố như
cung - cầu, cạnh tranh, sức mua đồng tiền, giá các mặt hàng liên quan... không thể giữ giá
theo ý muốn chủ quan của Nhà nước. Qua đây cho ta thấy ngay trong Nhà nước cũng đã
nhận ra được vai trò quan trọng của quy luật giá trị trong việc hình thành giá cả trong nền
kinh tế thị trường.
Vận dụng trong lưu thơng hàng hóa
Trong lĩnh vực lưu thông, quy luật giá trị yêu cầu trao đổi phải theo nguyên tắc ngang
giá, tức giá cả bằng giá trị. Dưới tác động quy luật giá trị, hàng hóa trong nền kinh tế sẽ
được đưa từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung nhiều đến nơi cầu nhiều.
Thông qua sự biến động về giá cả trên thị trường, luồng hàng hóa sẽ lưu thơng từ đó tạo
sự cân đối về nguồn hàng giữa các vùng miền.
Đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam, thông qua hệ
thống giá cả quy luật giá trị có ảnh hưởng nhất định đến việc lưu thơng của một hàng hóa
nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm nguồn hàng, giá bán hạ sẽ thúc đẩy mạnh việc tiêu thụ
và ngược lại. Do đó mà Nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị,
xoay quanh giá trị để kích thích cải tiến kỹ thuật, tăng cường quản lý. Không những thế
Nhà nước ta còn chủ động tách giá cả khỏi giá trị với từng loại hàng hóa trong từng thời
kỳ nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất
và lưu thông, điều chỉnh cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế
quan trọng để kế hoạch hóa sự tiêu dùng của xã hội.
Ví dụ:
Giá cả của sản phẩm công nghiệp nặng lại đặt thấp hơn giá trị để khuyến khích sự đầu tư
phát triển, áp dụng kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này ở nước ta không
phải bao giờ cũng phát huy tác dụng tích cực, nhiều khi những chính sách này lại làm cho
giá cả bất ổn, tạo điều kiện cho hàng hóa nước ngồi tràn vào nước ta do giá cả hợp lý
hơn.
Vận dụng quy luật giá trị, nước ta tăng cường, đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, để
giải quyết tình trạng thừa cung lúa gạo, trái cây, hoa quả và các mặt hàng nông sản và
thiếu cung các mặt hàng công nghiệp, kĩ thuật, công nghệ cao. Quy hoạch từng vùng có
hoạt động kinh tế riêng biệt, có vùng làm du lịch, vùng làm nơng nghiệp, vùng làm cơng
nghiệp...
Bên cạnh những tác động tích cực thì cịn có những hạn chế. Do chạy theo lợi nhuận, do
tính cạnh tranh cao trong nền kinh tế nên xuất hiện tình trạng gian lận trong bn bán,
hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng xuất hiện tràn lan trên thị trường...Ở Việt Nam,
theo đánh giá của cơ quan chức năng, hàng giả, hàng nhái đang len lỏi vào thị trường một
cách công khai. Thực trạng hàng giả hàng nhái hiện nay là một vấn nạn xã hội chưa
hề có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí đang ngày một gia tăng. Thị trường băng đĩa
CD, VCD, DVD ở Việt Nam là một ví dụ điển hình cho hiện tượng này. Theo thống kê,
đối với mặt hàng mỹ phẩm, khoảng 75% thị phần mỹ phẩm bán ngoài thị trường là hàng
giả và hàng nhập lậu, hàng chính hãng chỉ có 25% cịn lại. Đặc biệt, 100% các sản phẩm
nước hoa và sáp vuốt tóc bày bán tại các chợ khơng phải hàng thật. Nhiều sản phẩm mỹ
phẩm của nước ngoài chưa hề được công bố cũng đã được bán tại nhiều chuỗi cửa hàng
của Việt Nam trong đó có cả những chuỗi cửa hàng danh tiếng.
3.3) Giải pháp để vận dụng tốt hơn quy luật giá trị vào nền kinh tế thị trường Việt Nam:
Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh cơ chế quản lý, phát triển kinh tế thị
trường.
Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp nhà
nước.
Tạo lập và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Tiếp tục chủ đồng hội nhập, thực hiện có hiệu quả các cam kết và lộ trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đổi mới cơ bản công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và
điều chỉnh mạnh cơ cấu kinh tế.
Kết luận
Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, tác động đến sản xuất và lưu
thơng hàng hóa. Đây cũng là một quy luật kinh tế có vai trị quan trọng đối với sự hình
thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Thực tế cho thấy rất rõ ràng rằng quy luật giá trị và những biểu hiện của nó như giá cả,
tiền tệ, giá trị hàng hóa, …là lĩnh vực tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội. Đảng
và nhà nước nước ta đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc đổi mới xã hội và
vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế đất nước.
Việc tuân theo nội dung của quy luật giá trị cũng như hiểu rõ bản chất giá trị hàng hóa để
hình thành và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt
được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, sự vân dụng đó vẫn cịn những hạn chế nhất
định và rất cần phải thực hiện các biện pháp kịp thời để khắc phục.
Tài liệu tham khảo:
[1] Đ. T. Q. Hà, “Quy luật giá trị và biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường Việt
Nam,” 2016. [Trực tuyến].
[2] T. H. Hải, “Glory Education - TS.Trần Hoàng Hải,” [Trực tuyến].
[3] T. T. Hướng, “LÝ LUẬN QUY LUẬT GIÁ TRỊ CỦA C.MÁC VÀ SỰ VẬN DỤNG
QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀO PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM,” 2018. [Trực tuyến].
[4] N. Nam, “Nhà nước đã vận dụng quy luật giá trị như thế nào vào nước ta?,” 2022.
[Trực tuyến].
[5] N. T. Nghĩa, Giáo trình kinh tế chính trị Mác - Lê nin (Dành cho bậc đại học không
chuyên lý luận chính trị), 2019: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội .
[6] N. T. T. Định, Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thơng hàng hóa, Lào Cai :
laocai.gov.vn, 2020.