Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

giáo án địa lý 7 thcs

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 24 trang )

Phân mơn: Địa lí 7
Ngày soạn: 1/9/2022
Ngày dạy : 7/9/2022
Tiết
: 2+4+6+8

Năm học: 2022-2023
CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM
TỰ NHIÊN CHÂU ÂU ( 4 TIẾT).

I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực
1.1. Năng lực đặc thù mơn Địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí:
+ Biết trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu
Âu.
+ Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm
phân hố khí hậu.
+ Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp),
Volga (Vonga); các đới thiên nhiên.
- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Phát hiện nội dung kiến thức địa lí từ tranh ảnh.
+ Sử dụng bản đồ trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng, kích thước của
châu Âu; Xác định các sông lớn các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp),
Volga (Vonga); các đới thiên nhiên.
+ Tìm được nội dung địa lí trong một đoạn văn.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm kiếm và thu thập các thông tin
về một địa danh tự nhiên hoặc một trong các con sông lớn ở châu Âu: Rainơ,
Đanuyp, Vonga.
1.2 . Năng lực chung


- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về vị trí địa lí,
phạm vi và đặc điểm tự nhiên châu Âu.
+ Biết tìm kiếm các kiến thức tự nhiên châu Âu qua SGK, tranh ảnh, bản đồ.
+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động tìm hiểu tự
nhiên châu Âu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

+ Xác định được mục đích, đối tượng giao tiếp thơng qua việc tham gia trả lời
các câu hỏi khi tìm hiểu về vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên châu Âu.
+ Chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, theo dõi, điều chỉnh và đánh giá
khả năng hoàn thành trong hoạt động nhóm tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Phát hiện ra được vấn đề liên quan đến tự nhiên châu Âu qua hình ảnh và cap
“Một thống châu Âu giữa Hà Nội”.
+ Phân tích được tình huống học tập gắn với kinh nghiệm sống: Những kiến
thức cần biết về tự nhiên châu Âu nếu chúng ta đi du lịch hay du học tại đây.
2. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:
+ Chăm chỉ thơng qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.
+ Trách nhiệm: Hiểu được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên từ đó có ý thức
trách nhiệm với mơi trường sống, góp phần bảo vệ mơi trường và phịng chống
biến đổi khí hậu tồn cầu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Lịch sử và Địa lí 7 (Bộ KNTT)

- Phiếu học tập.
- Bản đồ tự nhiên châu Âu.
- Tranh ảnh về các cảnh quan tự nhiên châu Âu, các thông tin tài liệu liên quan đến
tự nhiên châu Âu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu/ khởi động
a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng
thú cho HS.
b. Nội dung: HS quan sát ảnh và đưa ra những lí giải theo hiểu biết của mình
c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS.
d. Tổ chức thực hiện.


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

- Bước 1: GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: Theo em, tại sao cáp của bức ảnh lại
được đặt là “ Một thống châu Âu giữa lịng Hà Nội”? Em hãy chia sẻ những hiểu
biết của mình về tự nhiên châu Âu?

- Bước 2: HS quan sát, liên tưởng và đưa ra đáp án.
- Bước 3: GV gọi một số HS chia sẻ ý kiến của mình.
- Bước 4: GV tổng hợp ý kiến và kết nối: Châu Âu là một châu lục tuy có diện tích
nhỏ nhưng có đặc điểm tự nhiên rất độc đáo, phong phú đa dạng mà ai trong chúng
ta cũng luôn mong ước một lần khám phá nơi đây. Vậy vì sao thiên nhiên châu Âu
lại đặc biệt như vậy và chúng ta sẽ ghi vào sổ tay du lịch kiến thức gì về tự nhiên
châu Âu thì cơ cùng các bạn sẽ đi khám phá trong bài học này.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi châu Âu.

a. Mục tiêu: Xác định và trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích
thước châu Âu.
b. Nội dung: HS quan sát bản đồ và thực hiện nhiệm vụ theo phiếu học tập.
c. Sản phẩm:
1. Vị trí và phạm vi châu Âu
- Châu Âu nằm phía tây của lục địa Âu- Á.
- Tiếp giáp: Đại Tây Dương, Bắc Băng Dương, biển Địa Trung Hải và châu Á
qua dãy U-ran.
- Diện tích: 10 triệu km2 (đứng thứ 5 trong các châu lục)


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

- Hình dạng: Tựa một bán đảo lớn với đường bờ biển dài cắt xẻ mạnh tạo ra
nhiều bản đảo, vịnh biển, biển ăn sâu vào đất liền.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ:
+ Cuộc thi giữa các nhà địa lí học ““ NGƯỜI ĐI TÌM HÌNH CHÂU LỤC”
+ Trong thời gian 3 phút, HS quan sát hình 1.1 SGK kết hợp thơng tin hồn thành
bài tập 1 trong Phiếu học tập.
+ HS nào hoàn thành sớm, giơ tay ra tín hiệu nếu kiểm đúng sẽ được nhận huy
hiệu “nhà địa lí học” tích đổi điểm.
- Bước 2: HS làm việc cá nhân, hoàn thành bài tập 1 trong PHT.
- Bước 3: GV gọi một số HS chia sẻ đáp án của mình kết hợp xác định trên bản đồ.
Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: GV chuẩn kiến thức trên bản đồ và chiếu đáp án chuẩn để HS đối chiếu
đánh giá.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên châu Âu.

a. Mục tiêu:
- Phân tích được đặc điểm các khu vực địa hình chính của châu Âu, đặc điểm phân
hố khí hậu.
- Xác định được trên bản đồ các sông lớn Rhein (Rainơ), Danube (Đanuyp), Volga
(Vonga).
- Xác định trên bản đồ các đới thiên nhiên.
b. Nội dung: HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của
GV.
c. Sản phẩm:


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: GV hướng dẫn học sinh cách chia nhóm thảo luận theo kĩ thuật mảnh
ghép:
+ GV sử dụng 1 bộ bài, phát ngẫu nhiên cho HS. Yêu cầu HS vẽ hoặc dán quân
bài mình vừa nhận được vào mặt trong trang bìa của vở. Quy ước quân bài đó như
thẻ tên của mình để GV tổ chức các hoạt động trong q trình dạy học.
+ Chia nhóm chun gia thảo luận trong 7 phút: (4 học sinh/ 1 nhóm) Những học
sinh cùng số của quân bài tạo thành 1 nhóm (VD HS có quân bài số 2 tạo 1 nhóm,
số 3 tạo 1 nhóm…).
+ Nhiệm vụ:

• Những nhóm có qn bài số 2,3,4, trao đổi thảo luận tìm hiểu các khu vực
địa hình châu Âu hồn thành bài tập 2 trong phiếu học tập.



Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

• Những nhóm có số quân bài 5, 6,7, trao đổi thảo luận tìm hiểu đặc điểm sự
phân hóa khí hậu châu Âu hồn thành bài tập 3 trong phiếu học tập.

• Những nhóm có số quân bài 8,9, 10, trao đổi thảo luận tìm hiểu đặc điểm,
xác định các con sơng lớn của châu Âu hồn thành bài tập 4 trong phiếu học
tập.

• Những nhóm có số quân bài J, Q, K trao đổi thảo luận tìm hiểu đặc điểm các
đới thiên nhiên của châu Âu hoàn thành bài tập 5 trong phiếu học tập.
+ Tạo nhóm mảnh ghép thảo luận trong 10 phút: (4 học sinh/1 nhóm) Những học
sinh đồng chất của quân bài 2,5, 8, J, tạo 1 nhóm; những học sinh đồng chất của
quân bài 3,6,9,Q tạo 1 nhóm, những học sinh đồng chất của quân bài 4, 7, 10,K tạo
1 nhóm. (VD: HS có chất CƠ quân bài 2,5, 8, J, tạo 1 nhóm; những học sinh đồng
chất của quân bài 3,6,9,Q tạo 1 nhóm, những học sinh đồng chất của quân bài 4, 7,
10,K tạo 1 nhóm, các chất khác tạo nhóm tương tự..)
+ Nhiệm vụ: Lần lượt thành viên đại diện từng nhóm chuyên gia chia sẻ nội dung
đã tìm hiểu được ở vịng 1 cho các thành viên cịn lại cùng trao đổi.
+ Cả nhóm thống nhất vẽ sơ đồ tư duy đặc điểm tự nhiên của châu Âu vào giấy A4
hoặc A3.
+ Nhóm nào làm việc tích cực, làm việc hiệu quả đúng nhanh nhất mỗi HS của
nhóm sẽ nhận 2 huy hiệu “nhà địa lí học” để tích đổi điểm.
- Bước 2: HS nghe hướng dẫn, làm việc theo nhóm GV đã hướng dẫn để hoàn
thành các nhiệm vụ tương ứng trong PHT.
- Bước 3: GV cho các nhóm trưng bày sản phẩm. Mỗi nội dung GV chọn bất kì
một nhóm lên trình bày kết hợp chỉ bản đồ, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.



Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

- Bước 4:
+ GV chuẩn kiến thức cho các nhóm đối chiếu đánh giá chéo và tặng huy hiệu.
Tiêu chí
Nội dung
(Chiếm 80%
TSĐ)

Hình thức
(Chiếm 20%
TSĐ)

u cầu SP

Điểm
đánh giá
Phân tích được đặc điểm 2 khu vực địa hình 2
(miền núi, đồng bằng)
Phân tích được đặc điểm phân hóa khí hậu (khí 2
hậu cực và cận cực  ôn đới Cận nhiệt đới)
Xác đinh được các sông lớn (Vonga, Da-nuyp, 2
Rai-nơ) nhận xét mang lưới sơng ngịi,
Phân tích được các đới thiên nhiên (đới lạnh, ơn 2
hịa, đới nóng)
Sơ đồ tư duy rõ ràng, trình bày khoa học
1

Trình bày sáng tạo, đẹp, thu hút
1

+ GV chiếu một số hình ảnh nổi bật về các đặc điểm tự nhiên của châu Âu.
3. Hoạt động luyện tập.
a. Mục tiêu: Luyện tập, kiểm tra củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS tham gia game “CHUYÊN GIA KHÍ TƯỢNG”.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1:
+ GV nhắc lại cách phân tích, nhận xét biểu đồ nhiệt độ lượng mưa.
 Xác định nhiệt độ cao nhất, thấp nhất, biên độ nhiệt, nhiệt độ trung bình.


Xác định lượng mưa cao nhất, thấp nhất, những tháng mưa nhiều, tổng



lượng mưa.
Nhận xét về chế độ nhiệt, chế độ mưa.

+ GV cho học sinh lựa chọn 1 trong 3 biểu đồ sau để phân tích, nhận xét xác định
biểu đồ đó thuộc kiểu khí hậu nào ở châu Âu.


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023


- Bước 2: HS nghe GV hướng dẫn, lựa chọn biểu đồ để phân tích, nhận xét và xác
định kiểu mơi trường tương ứng.
- Bước 3: GV gọi 3 HS lên bảng làm bài, các HS khác quan sát nhận xét.
- Bước 4: GV đánh giá, nhận xét và chấm điểm cho HS
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng, kết nối được kiến thức, kĩ năng đã học để thu thập
thông tin về tự nhiên của châu Âu.
b. Nội dung: HS sưu tầm những hình ảnh đẹp về thiên nhiên châu Âu (núi,
sơng, hồ, rừng…) và viết bài (khoảng 15 dịng) giới thiệu về cảnh đẹp đó.
c. Sản phẩm: Bản báo cáo kết quả HS sưu tầm.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1:
+ GV giao nhiệm vụ: Sưu tầm thông tin từ mạng Internet, tài liệu, sách báo
về những hình ảnh đẹp về thiên nhiên châu Âu (núi, sông, hồ, rừng…) và
viết bài (khoảng 15 dịng) giới thiệu về cảnh đẹp đó.
- Bước 2: HS về nhà tiến hành lựa chọn con sông để thu thập và xử lí thơng tin.
- Bước 3: GV thu sản phẩm, gọi 1- 2 HS chia sẻ kết quả.
- Bước 4: GV cho HS dựa vào những yêu cầu SP để tự đánh giá, chấm điểm.
Tiêu chí
Nội dung
(Chiếm 60% TSĐ)

Yêu cầu SP
Điểm đánh giá
Sưu tầm được hình ảnh đẹp về thiên 3
nhiên châu Âu (tối thiểu 3 ảnh)


Phân mơn: Địa lí 7


Năm học: 2022-2023
Giới thiệu được những cảnh đẹp đó 3
(thuộc quốc gia nào, có những nét
nổi bật gì)

Hình thức
(Chiếm 40% TSĐ)

Thơng tin đúng, trình bày khoa học, 2
bài viết đủ đủ số dịng.
Trình bày sáng tạo, ảnh đẹp rõ nét, 2
hoặc video có thuyết minh..


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên:…………………………………………Lớp……………….
Bài tập 1: Quan sát H1.1 và đọc mục 1 SGK hồn thành những u cầu sau:
- Diện tích châu Âu……………. Xếp thứ ………. trong các châu lục.
- Dùng bút màu đánh dấu ranh giới
lãnh thổ châu Âu vào hình bên và ghi
lại tên các đại dương, biển, vịnh, châu
lục tiếp giáp với ranh giới châu Âu.
- Nhận xét đặc điểm hình dạng của
lãnh thổ châu Âu?
………………………………………

……………………………………
……………………………………
……………………………………...
- Dự đốn thơng thái: Với vị trí, hình dạng và kích thước như vậy có ảnh hưởng gì
đến đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu…) của châu Âu?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Bài tập 2: Dựa vào hình 1.1 kết hợp đọc thơng tin SGK em hãy:
1. Xác định vị trí và ghi tên các dãy núi và đồng bằng vào lược đồ BT 1 (Dãy núi:
Xcan-di-na-vi-a, U – ran, dãy Cap – ca, dãy Cap-pát, dãy Apen-nin, dãy An-pơ,
dãy Pi-rê-nê; đồng bằng: Đông Âu, Bắc Âu, đồng bằng Pháp, …)
1. Phân tích đặc điểm địa hình khu vực châu Âu:
Khu vực
địa hình

Khu vực đồng bằng
Diện tích chiếm….

Khu vực miền núi
Núi già

Phân bố
Đặc điểm

Núi trẻ


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023


Bài tập 3: Quan sát hình 1.3 đọc SGK hồn thành bài tập sau:
1. Ngun nhân khí hậu châu Âu phân hóa đa dạng do…………………………
……………………………………………………………………………………….
2. Phân tích khí hậu của châu Âu theo bảng sau:
Đới khí hậu
Khí hậu cực và
cận cực
Khí hậu ơn đới

Phạm vi phân bố chính

Đặc điểm

Khí hậu cận nhiệt
đới
Bài tập 4:
1. Quan sát hình 1.1, xác định vị trí trên bản đồ và dùng bút xanh vẽ vị trí các con
sơng lớn Rai-nơ, Đa-nuyp, Vôn-ga vào bản đồ BT 1.
2. Nhân xét đặc điểm mạng lưới sơng ngịi châu Âu:……………………………
3. Đánh giá giá trị của các dịng sơng ở châu Âu………………………………..
Bài tập 5: Đọc thông tin trang 91 SGK và quan sát H 1.1 phân tích đặc điểm thiên
nhiên của châu Âu theo bảng sau:
Các đới thiên
nhiên
Phạm vi phân
bố
Đặc điểm khí
hậu
Đặc điểm cảnh

quan

Đới lạnh

Đới ơn hịa


Phân mơn: Địa lí 7

Ngày soạn: 10/9/2022
Ngày dạy : 21/9/2022
Tiết
: 10+12
I. MỤC TIÊU
1. Về năng lực

Năm học: 2022-2023

CHƯƠNG 1: CHÂU ÂU
BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI VÀ ĐẶC ĐIỂM
TỰ NHIÊN CHÂU ÂU (2 TIẾT)


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

1.1. Năng lực đặc thù mơn Địa lí
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Biết đặc điểm cơ cấu dân cư, di cư và đơ thị
hóa ở châu Âu.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:
+ Biết nhận xét bảng số liệu cơ cấu dân số theo nhóm tuổi để rút ra đặc điểm cơ
cấu dân cư theo nhóm tuổi và cơ cấu dấn số theo giới tính của châu Âu.
+ Sử dụng bản đồ tỉ lệ dân thành thị và một số đơ thị ở châu Âu năm 2020 để
trình bày đặc điểm đơ thị hóa ở châu Âu.
+ Tìm được nội dung địa lí về vấn đề di cư ở châu Âu trong thơng tin trên báo
chí.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm hiểu được những tác động ảnh
hưởng của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở châu Âu.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập tìm hiểu về cơ cấu dân cư,
di cư và đơ thị hóa ở châu Âu.
+ Biết tìm kiếm các kiến thức dân cư châu Âu qua SGK, bảng số liệu, biểu đồ,
bản đồ.
+ Biết đánh giá được kết quả bản thân đạt được sau từng hoạt động tìm hiểu dân
cư châu Âu.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Xác định được mục đích, đối tượng giao tiếp thơng qua việc tham gia trả lời
các câu hỏi khi tìm hiểu về dân cư châu Âu.
+ Chủ động thực hiện nhiệm vụ của bản thân, theo dõi, điều chỉnh và đánh giá
khả năng hồn thành trong hoạt động nhóm khi tìm hiểu về đặc điểm dân cư.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Phát hiện ra được nhưng thuận lợi và thách thức của vấn đề di cư trên thế giới
vào châu Âu trong những năm gần đây.
2. Về phẩm chất
Bài học góp phần hình thành cho học sinh các phẩm chất như:
+ Chăm chỉ thông qua việc tích cực tham gia các hoạt động học tập.



Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

+ Nhân ái: Có ý thức tôn trọng và học hỏi các nền văn hóa đơ thị của châu Âu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK Lịch sử và Địa lí 7 (Bộ KNTT)
- Phiếu học tập.
- Bản đồ dân cư, đô thị của châu Âu.
- Tranh ảnh, biểu đồ, số liệu về dân cư của châu Âu, các thông tin tài liệu liên quan
đến dân cư châu Âu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động mở đầu/ khởi động
a. Mục tiêu: Xác định được vấn đề cần giải quyết liên quan đến bài học và tạo hứng
thú cho HS.
b. Nội dung: HS giải quyết vấn đề có tình huống dựa trên kinh nghiệm của bản
thân.
c. Sản phẩm: Các ý kiến của HS.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: GV đặt vấn đề có tình huống: Nếu thần đèn cho một điều ước trong
tương lai. Em có mong ước mình định cư tại châu Âu khơng? Vì sao? (Em đã biết
gì về đặc điểm dân cư, xã hội, văn hóa của người châu Âu?)
- Bước 2: HS suy nghĩ và đưa ra đáp án.
- Bước 3: GV gọi một số HS chia sẻ ý kiến của mình.
- Bước 4: GV tổng hợp ý kiến và kết nối: Châu Âu là một châu lục có nhiều phong
cảnh đẹp, nhiều tiện ích và được xem như “mảnh đất hứa” của nhiều người trên thế
giới. Tuy dân số khơng đơng nhưng châu Âu lại có những nét riêng biệt về cơ câu
dân cư, di cư và đặc điểm đơ thị hóa. Vậy, những chia sẻ hiểu biết của các em ở
trên có đúng là nhưng nét riêng biệt về dân cư nơi đây khơng thì chúng ta sẽ tìm
hiểu trong bài học này.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm cơ cấu dân cư.
a. Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu.


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

b. Nội dung: HS làm việc theo nhóm hồn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm:
1. Cơ cấu dân số
* Cơ cấu nhóm tuổi
- Số dân châu Âu năm 2020 khoảng 747 triệu người đứng thứ 4 trên thế giới.
- Châu Âu có cơ cấu dân số già, so với trung bình thế giới thì:
+ Tỉ lệ người dưới 15 tuổi thấp và có xu hướng giảm. (Năm 2020 chiếm 16,1%)
+ Tỉ lệ người từ 65 tuổi trở lên cao và có xu hướng tăng. (Năm 2020 chiếm
19,1%)
- Ảnh hưởng: Già hóa dân số dẫn đến tình trạng thiếu hụt lao động.
- Giải pháp: dùng các biện pháp thu hút lao động bên ngoài, khuyến khích sinh đẻ,
kéo dài tuổi lao động…
* Cơ cấu giới tính
- Một số quốc gia ở châu Âu cịn tình trạng mất cân bằng giới tính.
- Tỉ lệ giới nữ cao hơn tỉ lệ giới nam (Năm 2020 tỉ lệ nam/nữ ở châu Âu là
48,3/51,7).
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn.
- Trình độ học vấn ở châu Âu cao.
- Năm 2020, số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi là 11,8 năm- cao nhất
thế giới.
d. Tổ chức thực hiện.

- Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ:
+ GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh (3 bàn/1 nhóm)
+ Trong thời gian 7 phút, HS trao đổi thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1.
+ Nhóm nào làm việc tích cực, nhanh, đúng sẽ được thưởng ticker đổi điểm.
- Bước 2: HS làm việc theo nhóm, hồn thành PHT.
- Bước 3: GV gọi một nhóm lên báo cáo, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

- Bước 4: GV nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức.
- Mở rộng: GV giới thiệu một số trường đại học nổi tiếng ở châu Âu, đặt vấn đề:
Nếu có chương trình học bổng em dự định đến với trường đại học nào?

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm đơ thị hóa.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm đơ thị hóa của châu Âu.
b. Nội dung: HS làm việc theo cặp, trao đổi hoàn thành PHT số 2
c. Sản phẩm:
2. Đặc điểm đơ thị hóa
- Đơ thị hóa diễn ra sớm (từ thế kỉ XIX)
- Đơ thị hóa gắn liền với sự phát triển cơng nghiệp hóa.
- Ở các vùng cơng nghiệp lâu đời nhiều đô thị mở rộng, nối liền thành các dải đô
thị, cụm đô thị xuyên biên giới
- Quá trình đơ thị hóa nơng thơn đẩy nhanh  hình thành các đô thị vệ tinh.
- Mức độ đô thị hóa cao (Năm 2020 tỉ lệ dân đơ thị 75%)



Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1:
+ GV bắt nhịp 1 bài hát bất kì, yêu cầu HS sẽ đứng dậy di chuyển khỏi vị trí của
mình và nhanh chóng lựa chọn 1 bạn đối tác khi bài hát kết thúc.
+ GV phát phiếu cho các cặp đối tác, yêu cầu đọc sách giáo khoa kết hợp hiểu biết
của bản thân trao đổi trong thời gian 5 phút hoàn thành phiếu học tập số 2.
- Bước 2: HS tìm bạn đối tác ghép cặp và thảo luận hoàn thành nhiệm vụ.
- Bước 3: GV sử dụng bộ bài rút quân bài ngẫu nhiên để gọi đại diện cặp lên báo
cáo. Các cặp khác đánh giá, nhận xét và bổ sung.
- Bước 4: GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về đặc điểm di cư.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được đặc điểm di cư của châu Âu.
b. Nội dung: HS đọc thơng tin từ báo chí, suy ngẫm vấn đề có tình huống để đưa ra
ý kiến, nhận định về vấn đề di cư ở châu Âu.
c. Sản phẩm:
3. Di cư
- Từ thời cổ đại, châu Âu đã là châu lục đông dân do nhập cư.
- Từ thế kỉ XX đến nay, châu Âu tiếp nhận số lượng người di cư quốc tế lớn nhất
thế giới. (Năm 2019 châu Âu tiếp nhận 82 triệu người di cư quốc tế)
- Phần lớn người từ các quốc gia ở châu Phi, Trung Đông, Ấn Độ… nhập cư vào
châu Âu.
- Di cư trong nội bộ châu Âu gia tăng do nhu cầu tìm kiếm việc làm  Ảnh hưởng
đến dân số của các quốc gia.
d. Tổ chức thực hiện.



Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

- Bước 1:
+ GV chiếu một số tit đầu báo về vấn đề nóng “di cư vào châu Âu” hiện nay

+ Đặt vấn đề: : Theo em vì sao các nước châu Âu phải đưa ra giải pháp “đóng
cửa” biên giới để ngăn chặn các luông nhập cư vào châu Âu? Các luồng nhập đó
chủ yếu từ các quốc gia và châu lục nào? Vì sao họ lại nhập cư vào châu Âu?
- Bước 2: HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra nhận định của mình
- Bước 3: GV sử dụng bộ bài rút quân bài ngẫu nhiên để gọi HS đưa ra ý kiến.
- Bước 4: GV nhận xét đánh giá và chuẩn kiến thức.
3. Hoạt động luyện tập.
a. Mục tiêu: Luyện tập, kiểm tra củng cố kiến thức.
b. Nội dung: HS luyện tập vẽ và nhận xét biểu đồ cơ cấu dân số theo nhóm tuổi ở
châu Âu năm 1990 và 2020.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1:
+ GV hướng dẫn học sinh vẽ biểu đồ tròn.
 Chuyển đổi bảng số liệu từ % sang độ góc. (100% = 3600  1% = 3,60)
Năm


0-14 tuổi

15-64 tuổi

1990
2020

73,80
58,00

240,80
233,30

Từ 65 tuổi trở
lên
45,40
68,70



Dùng compa vẽ 2 đường trịn có bán kính bằng nhau, tâm nằm trên đường



thẳng ngang (lấy bán kính 2cm)
Nối tia 12h đến tâm làm điểm mốc.




Dùng thước đo độ để lấy góc cho từng nhóm tuổi.



Làm kí hiệu và bảng chú giải, ghi tên biêu đồ hoàn thiện.

+ Sau khi HS đã vẽ xong: GV hướng dẫn HS nhận xét
 So sánh tỉ lệ 3 nhóm tuổi ở 2 năm xác định nhóm tỉ lệ cao/thấp.
 So sánh tỉ lệ từng nhóm ở 2 năm xác định xu hướng tăng giảm qua các
năm.
- Bước 2: HS chú ý nghe GV hướng dẫn và thực hành luyện tập.
- Bước 3: GV gọi hai HS lên bảng thao tác vẽ biểu đồ ở 2 năm. HS ở dưới so sánh
với bài làm của mình để nhận xét đánh giá.
- Bước 4: GV nhận xét bài làm của HS, chiếu đáp án cho HS đối chiếu chỉnh sửa.


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Vận dụng, kết nối được kiến thức, kĩ năng đã học để thu thập
thông tin về dân cư của châu Âu.
b. Nội dung: HS thu thập thông tin về những ảnh hưởng cụ thể của cơ cấu
dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu.
c. Sản phẩm: Bản W hoặc bài viết về các thơng tin HS tìm hiểu được.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1:
+ Tập đồn VinGrop đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường châu Âu.
Nhưng để lên kế hoạch đầu tư gì thì chủ tịch tập đồn cần các thơng tin về

các vấn đề xã hội đặc biệt nhu cầu thị trường của một châu lục có cơ cấu dân
số già. Vì vậy, vào vai “xã hội học” bằng tất cả kinh nghiệm, kĩ năng của
HS thời đại 4.0 em hãy tìm hiểu thu thập thơng tin về những ảnh hưởng cụ
thể của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở châu Âu. Từ đó
có thể cố vấn cho chủ tịch tập đoàn nên đầu tư vào thị trường châu Âu lĩnh
vực nào để hiệu quả.
+ Yêu cầu sản phẩm
 Nội dung: (70% số điểm) Tìm hiểu được ít nhất 2 ảnh hưởng tích cực và 2



ảnh hưởng tiêu cực của cơ cấu dân số già đến sự phát triển kinh tế, xã hội ở
châu Âu. Đưa ra ý kiến cố vấn cho chủ tịch tập đoàn Vingrop về kế hoạch
đầu tư hiệu quả vào thị trường châu Âu.
Hình thức (30% số điểm): Bản W hoặc bài viết tay thêm các hình ảnh rõ nét

minh họa.
- Bước 2: HS thực hiện bài tập tại nhà.
- Bước 3: GV thu sản phẩm, gọi 1- 2 HS chia sẻ kết quả.
- Bước 4: GV cho Hs dựa vào những yêu cầu SP để tự đánh giá, chấm điểm.
Tiêu chí
Nội dung
(Chiếm 70% TSĐ)

Yêu cầu SP
Điểm đánh giá
Ảnh hưởng tích cực (tối thiểu 2 ý)
3
Ảnh hưởng tiêu cực (tổi thiểu 2 ý)
3

Ý kiến cố vấn đầu tư vào thị trường 1
châu Âu


Phân mơn: Địa lí 7
Hình thức
(Chiếm 30% TSĐ)

Năm học: 2022-2023
Thơng tin đúng, trình bày khoa học 2
trên bản W hoặc viết tay
Ảnh minh họa cụ thể cho các ảnh 1
hưởng


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

Phụ lục
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Họ và tên:…………………………………………Lớp……………….
Bài tập 1: Quan sát bảng số liệu và rút ra nhận xét.

Nhóm 0 -14 tuổi chiếm tỉ lệ thấp ; từ năm 1990 – 2020 có xu hướng….. (…..
%)
- Nhóm 15 - 64 tuổi chiếm tỉ lệ ………; từ năm 1990 – 2020 có xu hướng….(....
%)
- Nhóm 65 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ……; từ năm 1990 – 2020 có xu hướng….. . .
(……..%)

 Dân số châu Âu thuộc cơ cấu dân số……… …………………………………..
 Ảnh hưởng của cơ cấu dân số………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
Bài tập 2: Quan sát tháp dân số và bảng số liệu và rút ra nhận xét cơ cấu giới tính
ở châu Âu
-


Phân mơn: Địa lí 7

Năm học: 2022-2023

- Từ năm 1990 đến năm 2020 tỉ lệ giới tính nam có xu hướng…….giới tính nữ
…………….nhưng tỉ lệ giới tính nam ln………so với giới tính nữ
=> Cơ cấu giới tính của châu Âu …………………………...
Bài tập 3: Đọc SGK trang 102 em hãy cho biết:
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn…..
- Năm 2020 số năm đi học bình quân của người trên 25 tuổi ở châu Âu
là……..thuộc……………..thế giới. Tỉ lệ nhập học các cấp ở châu Âu là:………
…….% trong tổng số dân.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Họ và tên:…………………………………………Lớp……………….
Bài tập 1: Đọc thông tin trong SGK, cho biết đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đơ thị hóa ở châu Âu xuất hiện từ thế kỉ………………………….
- Đô thị phát triển do…………………………………………………………..
- Hiện nay, các đô thị phát triển mở rộng ra đến……………………
- Tỉ lệ dân đô thị năm 2020 là……………… Mức độ đơ thị hóa ………….
Bài tập 2: Quan sát: Bản đồ tỉ lệ dân đô thị và một số đô thị ở châu Âu năm 2020
em hãy:



Phân mơn: Địa lí 7

Kể tên các:
+ Đơ thị từ 5 triệu người 10 triệu người
……………………………
……………………………
…………………………..
…………………………..
…………………………
+ Đô thị từ 10 triệu người trở
lên
………………………..
……………………….


Nhận xét sự phân bố của
các đô thị
………………………
……………………….

Năm học: 2022-2023



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×