Tải bản đầy đủ (.pdf) (438 trang)

V2 GIÁO án dạy THÊM môn NGỮ văn 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.32 MB, 438 trang )

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 1- 2 : ÔN TẬP
KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Củng cố, khắc sâu thêm cho HS những đặc điểm cơ bản, những thành tựu
lớn của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến năm 1975.
- Những điểm đổi mới bước đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ
XX.
2. Kĩ năng
- Khái quát, đánh giá một giai đoạn văn học trong một hoàn cảnh lịch sử đặc
biệt của đất nước.
3. Định hƣớng các năng lực cần hình thành
+ Năng lực giải quyết vấn đề; Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập
thông tin.
+ Năng lực hợp tác; năng lực sáng tạo; năng lực tự quản bản thân; năng lực
giao tiếp
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản khoa học; năng lực tổng hợp kiến thức
B. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của Giáo viên
1


Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu tham khảo; thiết kế bài học theo hướng đổi mới
phát huy năng lực học sinh.
2. Chuẩn bị của Học sinh
- Đọc các tài liệu liên quan bài học.
- Chuẩn bị các câu hỏi thảo luận.


II. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
A. Ơn tập Văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975
1. Vài nét về hoàn cảnh lịch sử xã hội
2. Quá trình phát triển và thành tựu chủ yếu
? VH giai đoạn này chia làm mấy giai đoạn ?
- GĐ 1945-1954
- GĐ 1955-1964
- GĐ 1965- 1975
? Nêu những tác phẩm tiêu biểu và thành tựu chủ yếu của mỗi giai đoạn ?
a. Chặng đường từ 1945-1954
* Tác phẩm tiêu biểu :
- Truyện ngắn và kí : Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng (Trần Đăng); Đơi mắt, Nhật
kí ở rừng (Nam Cao)....
- Thơ ca : Thơ HCM; Việt bắc (TH); BKSĐ(H Cầm); Tây tiến (QD)....
- Kịch : SGK
- Lí luận phê bình : SGK
* N.Dung :
- Dựng lên được hình tượng những con ngời mới trong lao động sản xuất và chiến
đấu
- Khơi dậy tinh thần yêu nước của toàn dân
2


- Một số tác phẩm có giá trị cao biểu hiện sự tìm tịi cách tân.
b. Chặng đường từ 1955- 1964.
* Tác phẩm tiêu biểu : SGK
- Truyện kí :
- Thơ :
- Kịch :
* N.Dung :

- Hiện thực : XD xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà.
- Cảm hứng : hiện thực + lãng mạn : ca ngợi sự đổi thay của đất nước và con người,
tinh thần lạc quan tin tưởng
c. Chặng đường1965- 1975
* Tác phẩm tiêu biểu .
-Truyện, kí :
- Thơ :
* Nội dung:
- Chủ đề bao trùm : ca ngợi tinh thần yêu nước + CN anh hùng CM
- P/c, giọng điệu : trẻ trung sôi nổi, lạc quan yêu đời...
- Thành tựu : tập trung thể hiện cuộc ra quân của toàn dân tộc, khám phá sức mạnh
của con người VN.
3. Những đặc điểm cơ bản của VHVN từ 1945-1975
a. Nền vh chủ yếu vận động theo hướng hiện đại hóa, gắn bó sâu sắc với vận
mệnh chung của đất nước
- Giải thích :
chủ yếu: (chính) bên cạnh cịn có những đặc điểm khác thứ yếu.
- Dẫn chứng :
3


+ Đề tài chính mà vh tập trung thể hiện là đề tài tổ quốc (chiến sĩ, dân quân, du kích,
thanh niên xung phong...)
+ Đề tài XDXHCN : c/s mới, con người mới, MQH giữa những người lao động
b. Nền văn học hướng về đại chúng
- Giải thích : đại chúng: nd lao động bình thường.
- Dẫn chứng :
+ LL sáng tác : bổ sung những cây bút từ trong nd
+ ND sáng tác : phản ánh đời sống nhân dân, tân tiến khát vọng của họ. Tập trung
xây dựng hình tượng quần chúng cách mạng.

+ NT : giản dị, dễ hiểu, ngắn gọn.
c. Nền vh chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
- Khuynh hướng sử thi: Đề cập đến số phận chung của cả cộng đồng, liên quan đến
giai cấp tổ quốc, đồng bào và thời đại. Nhân vật chính thường tiêu biểu cho lí tưởng
chung của cả dân tộc, gắn bó số phận mình với số phận đất nước, kết tinh những
phẩm chất cao đẹp ở cộng đồng
Cái đẹp của mỗi cá nhân là ý thức cơng dân, lẽ sống lớn tình cảm lớn(nếu có nói đến
cái riêng thì cũng phải hịa vào cái chung)
- Cảm hứng lãng mạn: Tràn đầy mơ ước, hướng tới tương lai tốt đẹp.
- Dẫn chứng:
+ Sử thi : lời văn mang giọng điệu ngợi ca (Tố Hữu), mang đậm khơng khí núi rừng
(Rừng Xà nu- NTT)
+ Lãng mạn : Chị Sứ, Nguyệt....
=> Khẳng định lí tưởng sống mới, vẻ đẹp con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh
hùng cách mạng.
GV kẻ bảng (phát phiếu học tập )
4


B. Ôn tập: Vài nét về văn học Việt Nam từ 1975 đến hết thế kí XX
1. Hồn cảnh lịch sử, văn hóa và xã hội.
- Đất nước đã thốt khỏi chiến tranh nhưng phải đương đầu với thử thách nghiệt ngã
hậu quả chiến tranh để lại
- Chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiếp xúc rộng rãi với nhiều nền văn hóa...
2. Những chuyển biến và một số thành tựu
Từ 1975- 1985 là chặng đường chuyển tiếp trăn trở. Từ 1986 là chặng đường đổi
mới.
- Thơ ca và văn xuôi
+ Sau 1975 thơ không tạo đợc sự lôi cuốn hấp dẫn như giai đoạn trước nhưng vẫn có
tác phẩm tạo được sự chú ý của người đọc

+ Văn xuôi có nhiều khởi sắc hơn thơ ca
- Phóng sự và kí : có nhiều cơ hội phát triển vì có nhiều câu chuyện người thật, việc
thật
- Kịch : phát triển mạnh
- Nghiên cứu phê bình văn học : có nhiều đổi mới
- Hạn chế : biểu hiện tiêu cực : chạy theo thị hiếu tầm thường.
C. LUYỆN TẬP
1. Đọc một số câu thơ mà em thích trong giai đoạn văn học này.
2.Những nét khác biệt cơ bản của văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 so với giai
đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945?
3. Kể tên những tác phẩm văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1975 đã được chuyển
thể thành phim mà em biết.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
5


- Sách giáo khoa, sách giáo viên.
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức - kĩ năng 12
- Thiết kế bài giảng 12
- Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (tập 2)
RÖT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 3- 4- 5- 6 :

ƠN TẬP
TUN NGƠN ĐỘC LẬP
- Hồ Chí Minh –


A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Ôn tập các kiến thức về tác giả Hồ Chí Minh, về giá trị nội dung và nghệ thuật của
tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng khái quát kiến thức về tác gia văn học.
- Kĩ năng nghị luận về văn bản chính luận hiện đại.
3. Thái độ
Có ý thức ôn tập nghiêm túc.
4. Định hƣớng các năng lực cần hình thành cho HS
- Năng lực chung:
+ Năng lực giải quyết vấn đề (giải quyết các câu hỏi, bài tập, nhiệm vụ, yêu
cầu mà giáo viên đề ra).
+ Năng lực tự học, tự khám phá tri thức, thu thập thông tin.
6


+ Năng lực hợp tác (phối hợp với các thành viên để giải quyết các câu hỏi, bài
tập khó, sưu tầm tài liệu…)
+ Năng lực sáng t ạo
+ Năng lực tự quản bản thân
+ Năng lực giao tiếp
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực đọc – hiểu văn bản nghị luận hiện đại.
+ Năng lực tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm nghị luận hiện đại.
B. THIẾT KẾ BÀI HỌC
I. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- GV: + SGK, SGV Ngữ văn 12
+ Tài liệu hướng dẫn ôn tập
- HS : SGK, Vở ôn tập và các tài liệu tham khảo khác.

II. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
2. Nội dung ôn tập
Phần 1: ÔN TẬP VỀ VĂN CHÍNH LUẬN CỦA HỒ CHÍ MINH

1.

Tác phẩm tiêu biểu:

- Trước CMT8: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925);
- Sau CMT8: Tuyên ngôn độc lập (1945); Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến (1946);
Khơng có gì qúy hơn độc lập tự do (1966).
2.

Đặc điểm phong cách:
7


-Văn chính luận của HCM thắm đượm tình cảm; giàu hình ảnh; giọng điệu đa dạng:
khi ơn tồn, thấu tình đạt lí; khi đanh thép, mạnh mẽ, hung hồn.

-Ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng thuyết phục, giàu
tính luận chiến và đa dạng về bút pháp.
Phần 2: ÔN TẬP TÁC PHẨM “TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP”
Nội dung 1: Tìm hiểu HCST, đối tƣợng, mục đích sáng tác, bố cục và mạch lập
luận?
1.1.

Hồn cảnh sáng tác


Về sự kiện Bác đọc TNĐL, nhà thơ Tố Hữu viết:
Hơm nay, sáng mồng hai tháng chín,
Thủ đơ hoa, vàng nắng Ba Đình.
Mn triệu tim chờ chim cũng nín,
Bỗng vang lên câu hát ân tình:
Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!
Người đứng trên đài lặng phút giây,
Trơng đàn con đó vẫy hai tay.
Cao cao vầng trán Ngời đôi mắt,

Độc lập bây giờ mới thấy đây!
Người đọc Tuyên ngôn Rồi chợt hỏi:
Đồng bào nghe tơi nói rõ khơng?
Ơi! Câu hỏi hơn một lời kêu gọi,
Rất đơn sơ mà ấm bao lịng!
Cả mn triệu một lời đáp: Có!
8


Như Trường Sơn say gió biển Đơng.
Vâng! Bác nói, chúng con nghe rõ,
Mỗi tiếng Người mang nặng non sông.
Trời bỗng xanh hơn, nắng chói lịa,
Ta nhìn lên Bác, Bác nhìn ta.
Bốn phương chắc cũng nhìn ta đó,
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa!
(Trích trường ca Theo chân Bác – Tố Hữu)




Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc: Hồng quân Liên Xô tấn công vào sào
huyệt của phát xít Đức,
+ Nhật đầu hàng Đồng minh



Trong nước:

+ CMTT thành cơng, cả nước giành chính quyền thắng lợi.

+ Ngày 26 tháng 8 năm 1945: Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới
Hà Nội
+ Ngày 28 tháng 8 năm 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập tại tầng 2, căn
nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.
+ Ngày 2 tháng 9 năm 1945: Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba
9


Đình, Hà Nội, khai sinh nước VNDCCH.
1.2.

Viết cho ai?



Tun ngơn độc lập viết để hướng tới ―đồng bào cả nước‖, những người hơn

80 năm qua rên xiết dưới ách xâm lược của TDP và phát xít Nhật, nay khi Chiến tranh thế

giới thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hang Đồng minh, dưới sự lãnh đạo của VM, đứng
đầu là CT HCM, họ đã nổi dậy giành chính quyền trên cả nước vào tháng 8 năm 1945.



Đối tượng hướng tới của bản TN cịn là nhân dân trên tồn thế giới. Phần

cuối của tác phẩm, Bác đã viết:‖Vì những lẽ trên, chúng tơi, Chính phủ lâm thời của nước
VN DCCH, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:‖.



Hoàn cảnh ra đời của bản TNĐL còn giúp chúng ta nhận thấy một đối tượng

hướng đến của tác phẩm là các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế đang dã tâm tái nô dịch
đất nước ta, đặc biệt là TDP và đế quốc Mĩ. (TNĐL ra đời giữa lúc hai đầu đất nước đều
có kẻ thù ngoại bang đe dọa. Phía Bắc là 20 vạn quân Tưởng đang ngấp nghé ở cửa biên
giới, chuẩn bị kéo vào miền Bắc nước ta, thay Đồng minh giải giáp quân đội Nhật. Phía
sau đội quân ―chấy rận‖ này là sự ―ngấp nghé‖ ―nhịm ngó‖, muốn can thiệp vào Đơng
Dương của đế quốc Mĩ. Ở phía Nam, thực dân Anh được giao nhiệm vụ của phe Đồng
minh. Nhưng ―mâu thuẫn Anh – Mĩ – Pháp là Liên Xơ có thể làm cho Anh – Mĩ nhân
nhượng với Pháp và để cho Pháp trở lại Đông Dương. Nhà cầm quyền Pháp lúc này tuyên
bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp, bị quân Nhật chiếm, nay Nhật đã đầu hàng Đồng
minh, đương nhiên Đông Dương phải thuộc quyền ―bảo hộ‖ của Pháp.

1.3. Viết để làm gì?



Tun ngơn độc lập chính là nhan đề văn bản đã cho thấy mục đích hướng


đến của tác phẩm là tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự
10


chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.



Tương ứng với đối tượng trên, TNĐL cịn nhằm mục đích bẻ gãy những luận

điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô dịch trở lại đất nước ta.



Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc.

1.4. Bố cục và mạch lập luận:
a/ Bố cục:



Phần 1: Từ đầu đến ―…không ai chối cãi được‖

-> Nêu ngun lí chung của bản tun ngơn độc lập.



Phần 2: ―Thế mà, …. phải được độc lập‖


-> Tố cáo tội ác của thực dân Pháp, khẳng định thực tế lịch sử là nhân dân ta đấu
tranh giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.



Phần 3: Cịn lại

->Lời tun bố độc lập và ý chí bảo vệ nền độc lập của dân
tộc. b/ Mạch lập luận:
Mục đích của TNĐL khơng phải chỉ để tun bố mà còn phải ―đánh địch‖, bẻ gãy
những luận điệu xảo trá của kẻ thù. Vì vậy bản TNĐL trước hết phải xác định cơ sở pháp
lí, điểm tựa vững chãi, thuyết phục cho mạch lập luận ngay từ phần mở đầu. Đây sẽ là căn
cứ thống nhất để vạch tội kẻ thù, chỉ ra tính chất phi nghĩa của chúng, đồng thời cũng là
11


cơ sở để khẳng định tính chính nghĩa thuận theo ―lẽ phải‖ của ta (phần nội dung). Từ đó
mới đanh thép, hùng hồn khẳng định xóa bỏ chế độ quân chủ, ―tuyên bố thoát li hẳn quan
hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa
bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam‖ -> Mạch lập luận thuyết phục
người đọc ở tính logic chặt chẽ: từ
cơ sở lí luận đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết luận phù hợp, đích đáng khơng thể
khơng cơng nhận.
Cách lập luận như trên chúng ta đã từng bắt gặp trong bản ―TNĐL lần hai‖ của dân
tộc – Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi). Trước khi lời ―đại cáo‖ (báo cáo rộng khắp) cất
lên cho ai nấy đều hay, điểm tựa lí luận quán xuyến được tác giả đặt ra là:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân – Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. Từ ―ngun lí‖
chung đó, giặc minh trở thành kẻ Dối trời lừa dân đủ mn nghìn kế – Gây binh kết ốn
trải hai mươi năm, còn quân ta trong tư thế Đem đại nghĩa để thắng hung tàn – Lấy chí
nhân để thay cường bạo.

Nội dung 2: Ôn tập đọc – hiểu văn bản
Đề 01: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền khơng ai
có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng ra, câu ấy
có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có
quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:
12


“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln được tự do và bình đẳng
về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải khơng ai chối cãi được.
(Trích Tun ngơn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn văn?
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào?
Câu 3. Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mĩ và Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp (1791) có ý nghĩa gì?
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí Minh
được thể hiện trong đoạn văn.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Nội dung đoạn văn: Tác giả nêu cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản tun ngơn.
Câu 2. Tác giả đã sử dụng trong đoạn văn các thao tác lập luận: bình luận, chứng minh
Câu 3. Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn:
– Làm cơ sở tuyên bố độc lập dân tộc
– Dùng lí lẽ của chính đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng
– Thể hiện niềm tự hào dân tộc khi đặt Cách mạng tháng Tám ngang hàng với các cuộc

Cách mạng của Pháp và Mĩ
Câu 4. Chỉ ra những đặc sắc của nghệ thuật viết văn chính luận được thể hiện trong đoạn
văn:
– Lập luận chặt chẽ
– Lí lẽ sắc bén
– Ngôn ngữ xác đáng
– Giọng điệu hùng hồn
Đề 02:
Đọc đoạn văn:
13


Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không
phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi
dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ khơng phải từ tay Pháp.
( Trích Tun ngơn độc lập- Hồ Chí Minh, Ngữ văn 12, tập 1)
Trả lời câu hỏi
1.

Xác định biện pháp tu từ ,phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản trên?

2.

Việc nhà văn láy đi láy lại ―sự thật‖ ấy có chủ ý gì?

3.

Từ quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta, anh, chị hãy


viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ về tinh thần yêu nước của thế hệ
trẻ ngày nay?
Gợi ý
1. Biện pháp điệp từ : ―sự thật‖ có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh quyền độc lập tự do
của dân tộc Việt Nam.
Phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn bản trên là phong cách chính luận.
2. Việc nhà văn láy đi láy lại ―sự thật‖ ấy có chủ ý : Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân
Pháp trước dư luận thế giới. Thuyết phục Đồng minh nhân dân yêu chuộng hịa bình thế
giới ủng hộ nền độc lập của Việt Nam.
3. Học sinh viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ ngày nay? (
khoảng 200 từ)
Câu này kiểm tra năng lực viết bài văn nghị luận xã hội của học sinh. Học sinh có thể triển
khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do
bày tỏ quan điểm của mình, nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc phù hợp với
chuẩn mực đạo đức xã hội. Các ý của bài như sau.
– Trân trọng, biết ơn thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ đất nước.
– Ra sức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
14


Nội dung 3: Ôn tập Nghị luận văn học
GV yêu cầu HS lập dàn ý cho 3 đề bài sau:
Đề 1:
Nhận xét về giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho
rằng: “Tun ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại nhấn mạnh:
―Tuyên ngôn Độc lập là áng văn chính luận mẫu mực”.
Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập, anh/ chị hãy bình luận
những ý kiến trên
Đề 02:
Mở đầu bản “Tun ngơn Độc lập”, Hồ Chí Minh trích dẫn hai bản “Tuyên ngôn

Độc lập” năm 1776 của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của Cách mạng
Pháp năm 1791, trong đó có câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và
phải ln được tự do và bình đẳng về quyền lợi”; Sau đó Ngƣời lại viết: “Thế mà hơn 80
năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước
ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa”.
Từ việc cảm nhận những câu văn trên, anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật lập luận
của Bác trong bản ―Tuyên ngôn Độc lập‖.
Đề 03:
Nhận xét đoạn mở đầu bản ―Tun ngơn độc lập‖ của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho
rằng: ―Đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ Chí Minh vừa khéo
léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc‖. Bằng cảm nhận của mình về
đoạn trích mở đầu bài Tun ngơn, anh/chị hãy làm sáng tỏ điều đó.
Từ đó, anh/chị hãy liên hệ đến bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh để thấy được nét
thống nhất và đa dạng trong phong cách nghệ thuật của Người.
15


Đề 04: ĐỀ NÂNG CAO (Dành cho HS Khối C, D):
Giáo sƣ Nguyễn Đăng Mạnh đã đánh giá Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí
Minh như sau: ―Tài nghệ ở đây là dàn dựng được một lập luận chặt chẽ, đưa ra được
những luận điểm, những bằng chứng khơng ai chối cãi được và đằng sau những lí lẽ
ấy là một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn,
trong sáng, khúc chiết kinh nghiệm của nhiều thế kỷ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì
nhân quyền của dân tộc và của nhân loại‖. (Giảng văn Văn học Việt Nam, Tái bản lần
thừ nhất – Nhà xuất bản giáo dục, 1997, trang 490). Phân tích tác phẩm Tun ngơn độc
lập để làm sáng tỏ ý trên.
Gợi ý các đề
Đề 1:
I. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh.

– Bản Tun ngơn Độc lập ra đời trong một hồn cảnh đặc biệt sau khi Cách mạng
tháng Tám, năm 1945 thành công.
– Về giá trị của bản Tuyên ngôn Độc lập có hai ý kiến:
+ ―là văn kiện lịch sử vơ giá‖
+ ―là áng văn chính luận mẫu mực‖
II. Thân bài
B1. Giải thích ý kiến:
– Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với dân tộc.
– Văn kiện lịch sử vơ giá: vai trị, tầm quan trọng có liên quan đến việc quyết định
vận mệnh của một dân tộc.
16


– Văn chính luận: là những tác phẩm văn chương sử dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ
để khẳng định một tư tưởng nào đó khiến độc giả tin vào điều được khẳng định là đúng sự
thật.
– Những áng văn chính luận mẫu mực: là những áng văn đạt chuẩn mực cao về nội
dung và nghệ thuật có sức thuyết phục, quy tụ lòng người.
=> Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của Bác xét trên hai
góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật.
B2: Chứng minh
*Ý kiến 1: Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá:
– Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.
– Là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
– Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta.
*Ý kiến 2: Tuyên ngôn Độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực:
Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở cách lập luận
chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc,…Thể hiện:
- Lập luận chặt chẽ:
Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ với nhau trong

hệ thống lập luận:
+ Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản ―Tun ngơn‖.
+ Phần thứ hai: Cơ sở thực tế của bản ―Tuyên ngôn Độc lập‖.
+ Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản ―Tun ngơn‖.
- Lí lẽ sắc bén:
17


+ Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực tế lịch sử để
chứng minh: Thực dân Pháp đã không ―bảo hộ‖ được Việt Nam. Thực dân Pháp đã phản
bội Việt Nam, thực dân Pháp đã gieo rắc nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
+ Dùng thực tế để khẳng định công lao của Việt Minh – đại diện duy nhất của nhân
dân Việt Nam.
+ Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, cơng lí và đạo lí.
- Bằng chứng xác thực:
Bản Tuyên ngôn đưa ra những bằng chứng hồn tồn xác thực, khơng thể chối cãi
được (dẫn chứng).
- Ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc:
+ Từ ngữ hết sức chọn lọc, súc tích
+ Dùng hàng loạt động từ, tính từ, quán từ … chính xác, giàu sắc thái biểu cảm.
+ Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ (có tính khẳng định và
nhấn mạnh).
B3: Bình luận hai ý kiến:
Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối lập nhưng là bổ
sung cho nhau cùng khẳng định giá trị to lớn của bản tun ngơn. Đó là sự kết hợp hài hịa
giữa lịch sử chính trị và văn chương nghệ thuật.
=> ―Tuyên ngôn Độc lập” là một văn kiện lịch sử vơ giá, là áng văn chính luận mẫu
mực; là văn bản pháp lý, văn hoá của muôn đời; là hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của
Hồ Chí Minh cũng như của tồn dân tộc Việt Nam – Bản Tuyên ngôn xứng đáng là áng
văn lưu truyền muôn thuở.

III. Kết bài:
18


– Đánh giá về giá trị của tác phẩm và những đóng góp to lớn của tác giả trong nền
văn học dân tộc.
– Suy nghĩ của người viết.
Đề 02:
1.Mở bài:
– Giới thiệu tác giả HCM và tác phẩm ―TNĐL‖
– Nêu vấn đề cần nghị luận: cảm nhận về hai câu văn và nghệ thuật lập luận trong
bản ―Tuyên ngôn Độc lập‖
2.Thân bài:
Khái quát sơ lược về tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
– Ngày 19/08/1945, chính quyền Hà Nội về tay nhân dân. Ngày 26/08/1945, Hồ Chí
Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội và tại căn nhà số 48 phố Hàng
Ngang, Người đã soạn ―Tuyên ngôn Độc lập‖.
– Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Người đã đọc bản ―Tuyên ngôn Độc
lập‖ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
– “Tun ngơn Độc lập‖ ra đời trong một tình thế vơ cùng cấp bách : nền độc lập vừa
mời giành được bị đe dọa bởi các thế lực phản động, bọn đế quốc thực dân đang chuẩn bị
chiếm lại nước ta: tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc, đằng sau
là đế quốc Mĩ; tiến vào từ phía Nam là quân đội Anh, đằng sau là lính viễn chinh Pháp.

19


Lúc này thực dân Pháp tuyên bố Đông Dương là đất ―bảo hộ‖ của người Pháp bị nhật xâm
chiếm, nay Nhật đầu hàng, vậy Đông Dương đương nhiên phải trở lại với người Pháp

* Giá trị lịch sử và văn học, mục đích, đối tượng của bản ―Tun ngơn Độc lập‖
– Giá trị lịch sử: Là văn kiện lịch sử vô giá, là lời tuyên bố của một dân tộc đã đứng
lên xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, thực dân, thốt khỏi thân phận thuộc địa để hịa
nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, dân chủ, tự do.
– Giá trị văn học:
+ Giá trị tƣ tƣởng: “Tuyên ngôn Độc lập” là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu
tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do. Tác phẩm có tính nhân
văn sâu sắc.
+ Giá trị nghệ thuật: Là áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ,
lí lẽ đanh thép, những bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng
hồn.
– Đối tượng: Nhân dân Việt Nam; Các nước trên thế giới; Bọn đế quốc, thực dân
đang lăm le xâm lược nước ta : Mỹ, Pháp.
– Mục đích: Tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam và sự ra đời của nước Việt
Nam mới; Ngăn chặn âm mưu xâm lược của bọn đế quốc, thực dân.
Giới thiệu vị trí, tái hiện hai câu văn:
– Câu: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln được tự do và
bình đẳng về quyền lợi”(Tun ngơn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm
1791) thuộc phần mở đầu – cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn Độc lập.
20


– Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng,
bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân
đạo và chính nghĩa”.thuộc phần 2 – cơ sở thực tiễn của bản Tun ngơn Độc lập.
Phân tích:
* Câu văn trích dẫn trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của
Pháp “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải ln được tự do và bình
đẳng về quyền lợi”
– Trước hết, để đưa ra cơ sở pháp lí cho bản Tun ngơn Độc lập của dân tộc Việt

Nam, Hồ Chủ tịch đã viện dẫn Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ – một cường
quốc thế giới lúc này, Người cũng không quên đưa ra những khẳng định hùng hồn của
người Pháp – đất nước trực tiếp đi đô hộ dân tộc Việt Nam – về quyền con người:
quyền tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đồng thời Người khẳng định đó là những chân lí
lớn của thời đại đã được thế giới cơng nhận, khơng ai có thể chối cãi được.
– Ý nghĩa của việc trích dẫn:
+ Tun ngơn muốn được mọi người thừa nhận phải xuất phát từ lí lẽ, nền tảng vững
chắc, có giá trị như một chân lí khơng ai chối cãi được. Hồ Chí Minh đã mượn lời trong
tuyên ngôn của hai nước Mĩ và Pháp, tức là xuất phát từ những nguyên tắc của hai cường
quốc lớn trên thế giới.
+ Việc trích dẫn này nhằm mục đích ―gậy ông đập lưng ông‖. Cách viết của Hồ Chí
Minh vừa khéo léo, vừa kiên quyết. Khéo léo vì tỏ ra tôn trọng lời của người Mĩ và Pháp,
tức là tôn trọng những đanh ngôn bất hủ. Kiên quyết ở chỗ nhắc nhở bọn đế quốc đừng đi
ngược lại những gì cha ông đã dạy, đừng đạp đổ lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái mà tổ tiên
chúng đã giương lên.
21


* Câu “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng,
bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn nhân
đạo và chính nghĩa”.
– Vạch trần bộ mặt xảo quyệt của thực dân Pháp trong suốt hơn 80 năm qua khi
chúng ―lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta‖.
Hành động thực tế của chúng đã đi ngược lại với những chân lí tốt đẹp mà cha ơng chúng
tạo nên.
– Ý nghĩa: là cơ sở để Hồ Chí Minh lần lượt đập tan luận điệu xảo trá ―khai hóa‖,
―bảo hộ‖ của thực dân Pháp, tố cáo những hành vi trái hẳn nhân đạo và chính nghĩa của
chúng đối với nhân dân ta ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.
Nhận xét nghệ thuật lập luận:
– Quan hệ giữa đoạn mở đầu với đoạn tiếp theo trong bản―Tuyên ngôn Độc lập‖ của

Bác là quan hệ ngữ nghĩa đối lập: đối lập nội dung, đối lập chữ nghĩa, đối lập về thái độ.
Tất cả đã được diễn đạt trang trọng, chặt chẽ, đanh thép, hùng hồn và xúc động.
+ Thứ nhất, đi từ một chân lý đã biết, đã được cơng nhận, suy ra một chân lý tương
tự, có chung logic bên trong, làm cơ sở cho Tuyên ngôn của Bác.
+ Thứ hai, đối chiếu mặt trái ngược để làm nổi bật điều mình muốn hướng tới là
phương pháp lập luận so sánh tương phản mà Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng khi đối chiếu
nội dung đoạn trích ―Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền‖ của cách mạng Pháp
năm 1791, cho kết luận hết sức thuyết phục: ―Thế mà hơn80 năm nay, bọn thực dân Pháp
lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động
của chúng trái hẳn với nhân đạovà chính nghĩa‖.
– Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén.
22


– Cơ sở lập luận của kết luận trên được xây dựng bằng lí lẽ: ―Đó là những lẽ phải
khơng ai chối cãi được‖. Rõ ràng, xét một cách hiển ngôn, tác giả ―Tuyên ngôn Độc lập‖
đã đánh giá lời trích dẫn Tun ngơn của nước Mĩ là ―bất hủ‖ và lời trích dẫn Tun ngơn
của nước Pháp ―là những lẽ phải không ai chối cãi được‖ thể hiện rõ hành động chính trị,
nhằm trả lời một đối một đối với những lí lẽ của những người chống đối hoặc phịng xa
nguy cơ chống đối.
=> Có thể nhận thấy, một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cao tư tưởng chính trị chứa
đựng trong những lời trích dẫn ấy được ghi bằng chữ vàng trong lịch sử không chỉ của
nước Mĩ, nước Pháp mà cả toàn nhân loại; mặt khác Người lên án việc xâm phạm, áp bức
các dân tộc, chà đạp nhân quyền là phi pháp lí và đạo lí, là phi văn hóa. Ở đây, chúng ta
bắt gặp một cách nói, cách viết vừa khéo léo, vừa kiên quyết của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Kết bài:
– Khẳng định giá trị của hai câu văn cũng như của toàn bộ tác phẩm.
– Nghệ thuật lập luận của Hồ Chí Minh.
Đề 03: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn mở đầu bản “Tun ngơn
độc lập”.

Phân tích làm sáng tỏ đoạn mở đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Chủ Tịch Hồ
Chí Minh được viết rất cao tay: vừa khéo léo vừa kiên quyết lại hàm chứa nhiều ý nghĩa
sâu sắc.
– Nhiệm vụ của phần mở đầu một bản Tun ngơn là nêu ngun lí làm cơ sở tư
tưởng cho tồn bài. Ngun lí của Tun ngơn độc lập là khẳng định quyền tự do độc lập
của dân tộc. Nhưng ở đây Bác không nêu trực tiếp nguyên lí ấy mà lại dựa vào hai bản
Tun ngơn độc lập của Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp
23


năm 1791 để khẳng định ―Quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do‖ của tất cả các
dân tộc trên thế giới. Đây chính là nghệ thuật ―Lấy gậy ơng đập lưng ông‖.
– Bác đã khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc ta bằng chính những lời lẽ của
tổ tiên người Mĩ, người Pháp đã ghi lại trong hai bản Tuyên ngôn từng làm vẻ vang cho
truyền thống tư tưởng và văn hóa của những dân tộc ấy. Cách viết như thế là vừa khéo léo
vừa kiên quyết:
+ Khéo léo vì tỏ ra rất trân trọng những danh ngơn bất hủ của người Pháp, người Mĩ
để ―khố miệng‖ bọn đế quốc Pháp, Mĩ đang âm mưu xâm lược và can thiệp vào nước ta
(sự thật lịch sử đã chứng tỏ điều này).
+ Kiên quyết vì nhắc nhở họ đừng có phản bội tổ tiên mình, đừng có làm dấy bùn lên
lá cờ nhân đạo của những cuộc cách mạng vĩ đại của nước Pháp, nước Mĩ, nếu nhất định
tiến quân xâm lược Việt Nam.
– Đặt ba cuộc cách mạng ngang hàng nhau, ba nền độc lập ngang hàng nhau, ba bản
Tuyên ngôn ngang hàng nhau (và thực sự, cuộc cách mạng tháng Tám 1945 đã giải quyết
đúng nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng của Mĩ (1776) và của Pháp (1791).
– Ý kiến ―Suy rộng ra‖ là một đóng góp đầy ý nghĩa của Bác đối với phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới. Nó như phát súng lệnh khởi đầu cho bão táp cách mạng ở các
thuộc địa sẽ làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên khắp thế giới vào nửa sau TK XX.
– Đoạn trích đã đưa ra căn cứ, lí lẽ xác đáng cho lập luận. Quá trình dẫn dắt tới căn
cứ, lập luận chính xác, chặt chẽ . Qua đó có thể thấy tài năng lập luận bậc thầy, sự sâu sắc

trong tư tưởng, lí lẽ sắc bén, ngơn ngữ đanh thép hùng hồn tạo nên sức mạnh luận chiến
bất ngờ và sức hấp dẫn kì lạ của văn chính luận Hồ Chí Minh.

24


Liên hệ bài thơ “ Chiều tối” để làm rõ sự thống nhất, đa dạng trong phong cách
nghệ thuật Hồ Chí Minh:
– Chiều tối là một trong những bài thơ trích trong Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.
Bài thơ tả bức tranh chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn:
+ Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần
và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm bng xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung
tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: ―lơ dĩ hồng‖.
+ Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp
của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên
mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến
sĩ.
– Sự thống nhất, đa dạng trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh:
+ Thống nhất: Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại,phục vụ có hiệu
quả cho sự nghiệp cách mạng.Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ
đấu tranh và phát triển xã hội. Văn chương Hồ Chí Minh đều thống nhất ở lối viết ngắn
gọn, hàm súc, đầy thuyết phục.
+ Đa dạng: Thơ Bác tinh tế và nhạy cảm,có sự kết hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ
điển và tinh thần thời đại. Qua mỗi vần thơ người đọc luôn thấy bức chân dung tinh thần tự
họa của Hồ Chí Minh. Văn chính luận của Người sắc sảo, lý lẽ đanh thép, bằng chứng
thuyết phục và kết hợp nhiều giọng điệu khác nhau.
Đề 04: ĐỀ NÂNG CAO (Dành cho HS Khối C, D):

25



×