VĂN 6 Tuần 1: Tháng 1
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức văn bản Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
- Củng cố lại kiến thức về tiếng Việt học kì I
B. Các kiến thức cơ bản
Tiết 1: Văn bản:
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Truyện thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng rút trong tập Nam Ông mộng
lục của Hồ Nguyễn Trừng. Nhân vật chính trong truyện là một lương y không
những tài cao mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót dân đen, con đỏ.
2. Truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng có cách viết gần với cách
viết ký (ghi chép sự việc) và cách viết sử (ghi chép chuyện thật có trong lịch sử).
Ngoài giá trị văn chương, truyện còn mang tính giáo huấn khá rõ.
II. Luyện tập
1. Phân tích nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. ( Chú ý : Thái y lệnh là người
thế nào? Khi gặp tình huống có hai bệnh nhân, ông đã xử lý thế nào? Đánh giá
của Vương về ông ra sao? Tại sao phần kết của tác phẩm không nói trực tiếp
đến Thái y lệnh mà nói đến con cháu của ông?).
Gợi ý:
- Thái y lệnh là người toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp cứu người. Điều đó
thể hiện:
+ Đem hết của cải trong nhà mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, lại còn cấp
nhà cho những kẻ khốn cùng đến chữa bệnh.
+ Không hề xa lánh hay né tránh bệnh nhân cho dù bệnh nhân ấy có dầm
dề máu mủ.
+ Chữa bệnh cứu hàng ngàn người nhưng không hề đòi hỏi gì.
1
+ Không sợ cường quyền
+ Đặt mục đích cứu người lên trên hết
- Phần cuối truyện không trực tiếp nói đến vị lương y mà nói đến con cháu
họ. Đây là một hình thức ca ngợi và khẳng định cái phúc của một gia đình luôn
quên mình vì người bệnh.
2. Truyện nêu lên bài học gì cho những người làm nghề y?
Gợi ý:
Truyện ca ngợ phẩm chất cao quý của lương y họ Phạm, qua đó khẳng
định: Điều quý nhất đối với bất cứ một thầy thuốc nào là tấm lòng lương y như
từ mẫu. Vì người bệnh, họ sẵn sàng hi sinh tất cả, không sợ quyền uy và các hệ
lụy khác trong đời.
3. Kể lại nội dung truyên
Tiết 2, 3: Tiếng Việt
Ôn tập kiến thức về từ tiếng Việt
I. Nội dung ôn tập
+ Cấu tạo từ Tiếng Việt
2
Từ (về cấu tạo)
Từ đơn Từ phức
Từ ghép Từ láy
+ Từ mượn
+ Nghĩa của từ
+ Chữa lỗi dùng từ
+ Từ loại & cụm từ
GV: Dựa vào sơ đồ cho h/s phát biểu lý thuyết.
3
PHÂN LOẠI TỪ THEO NG.GỐC
Từ thuần Việt Từ mượn
Từ mượn T.Hán Từ mượn ngôn ngữ khác
Từ gốc Hán
Từ Hán Việt
Nghĩa của từ
Nghĩa gốc Nghĩa chuyển
LỖI DÙNG TỪ
Lặp từ
Lẫn lộn
các từ
gần âm
Dùng từ
không
đúng
nghĩa.
TỪ LOẠI & CỤM TỪ
Danh từ Động từ
Tính từ Lượng từ
CHỈ TỪ
Cụm
Danh từ
Cụm Động
từ
Cụm Tính
từ
II. Luyn tp
1, Xác định từ đơn, từ ghép, từ láy trong đoạn văn sau:
Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn
xa, cái bụng mịn mợt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cờm lấp
lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ
càng đợc đeo nhiều vòng cờm đẹp.
( Tô Hoài )
2, Xác định và giải thích nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ xuân, mũi,
cứng trong các câu sau:
a. Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nớc càng ngày càng xuân.
b. Tôi đã tiêm phòng ba mũi.
c. Gỗ lim cứng nh sắt.
d. Nó là đứa cứng đầu.
e. Bạn ấy là học sinh cứng.
3, Xác định DT, ĐT, TT trong đoạn văn sau:
1, Hà nội đã thay đổi nhiều lắm. Những phố cũ, hẹp và khuất khúc, với
những nhà thò ra thụt vào, những mái tờng đi xuống từng bực nh cầu thang,
những cửa sổ gác nhỏ bé và kín đáo đã nhờng chỗ cho phố gạch thẳng và
rộng rãi, với từng dãy nhà giống nhau đứng xếp hàng. Thẳng và đứng hàng,
đó là biểu hiện của văn minh.
2, Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. Thành phố nh bồng bềnh
nổi giữa một biển hơi sơng. Mặt trời lên , chầm chậm, lơ lửng nh một quả
bóng bay mềm mại.
3, Hoa lay-ơn giống nh chiếc loa kèn màu hồng phấn, màu tuyết trắng. Mỗi
chiếc hoa ấy giấu một khúc nhạc riêng. Bông màu trắng gợi tiếng hót thánh thót
của chim oanh còn bông màu hồng là khúc ca thanh tao của chim sơn tớc.
4. Vit on vn trong ú cú s dng 1 cm danh t 1 cm ng t v ch t (gch
chõn ch rừ)
Tun 2 thỏng 1
A. Mc tiờu cn t:
- Cng c li kin thc v khỏi nim truyn dõn gian, truyn thuyt, c tớch, ng
ngụn, truyn ci
- Ni dung ngh thut cỏc truyn ó hc
- Luyn vit on vn cm th chi tit trong cỏc vn bn.
4
B. Cỏc kin thc c bn
Tit 1,2,3:
ễn tp truyn dõn gian
I. Cng c kin thc
1. Định nghĩa các thể loại. Kể tên các văn bản.
2. Đặc điểm các thể loại
Truyền thuyết Cổ tích Ngụ ngôn Truyện cời
Ni
dung
Kể về các nhân vật
và sự kiện lịch sử
trong quá khứ
Kể về cuộc đời số
phận một số nhân
vật quen thuộc
Kể chuyện loài
vật, đồ vật,
hoặc chính con
ngời.
Kể về những hiện
tợng đáng cời
trong cuộc sống
c
i
m
Có nhiều chi tiết tởng
tợng kỳ ảo nhng có
cốt lõi là sự thật lịch
sử.
Có nhiều chi tiết
tởng tợng kỳ ảo
Có ý nghĩa ẩn
dụ ngụ ý
Có yếu tố gây cời
Mc
ớch
Thể hiện thái độ cách
đánh giá của nhân
dân
Thể hiện ớc mơ,
niềm tin
Nêu bài học
khuyên nhủ,
răn dạy ngời ta
trong cuộc
sống.
Nhằm gây cời
mua vui hoặc phê
phán, châm biến
những thói h tật
xấu.
II. Luyn tp
1, K tờn cỏc truyn dõn gian ó hc v cho bit ni dung ca 1 truyn ó hc
2, So sỏnh s ging nhau v khỏc nhau gia truyn truyn thuyt v truyn c tớch.
3, Hóy vit 1 on vn cm nhn mt trong nhng chi tit sau õy:
- Ting n (Thch Sanh)
- Niờu cm thn
- Chi tit dõn lng gúp gúp nuụi Giúng
- Bi hc rỳt ra t truyn ch ngi ỏy ging
4, K din cm mt cõu chuyn em thớch nht trong nhng truyn dõn gian ó hc.
5. Trong cỏc truyn ó hc em thớch nhõn vt no nht? Vỡ sao?
Tun 3 thỏng 1
A. Mc tiờu cn t:
- Cng c kin thc vn bn: Bi hc ng i u tiờn
- Luyn tp kin thc vn bn
B. Cng c cỏc kin thc
Tit 1,2,3: Vn bn
5
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
I. Củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao
1. Bài học đường đời đầu tiên - tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài
viết về loài vật, dành cho thiếu nhi.
2. Thể loại: tự sự
3. Nội dung
- Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn và tính cách kiêu căng, xốc nổi đã dẫn
đến bài học đường đời đầu tiên
4. Nghệ thuật
II. Luyện tập
1. Kể tóm tắt đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên
2. Ngoại hình nhân vật Dế Mèn được khắc họa như thế nào?
Gợi ý:
Ngoại hình Dế Mèn được khắc họa rất sinh động. Nhân vật chính hiện lên
cường tráng, đẹp đẽ. Vẻ đẹp ấy được thể hiện qua hàng loạt tính từ miêu tả: đôi
càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi
cánh trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ thành cái ao dài kín xuống tận chấm
đuôi, hai cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng,
cả người rung rinh một màu nâu bóng mỡ, soi gương được và rất ưa nhìn, đầu to
và nổi lên rất bướng, Chú ý, các tính từ này miêu tả được khá đầy đủ các bộ
phận của một con dế nên hết sức sinh động.
Tương ứng với các từ miêu tả là hình ảnh nói về hành động: co cẳng, đạp
phanh phách, mỗi khi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giòn giã, nhai ngoàm
ngoạp,
3. Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt ra sao? Tại sao Dế Mèn lại đối xử với
Dế Choắt như thế?
Gợi ý:
Thái độ của Dế Mèn đối với Dế Choắt: coi thường, khinh rẻ. Điều đó thể
hiện rất rõ qua các yếu tố:
6
- Vẻ kẻ cả, bề trên thể hiện qua cách gọi tên: Dế Choắt, xưng hô: chú mày.
- Giọng điệu khinh rẻ: chú mày sinh sống cẩu thả quá như thế, chú mày có
lớn mà chẳng có khôn, chú mày hôi như cú mèo, giương mắt ra xem tao trêu
con mụ Cốc đây này,
- Thái độ ngông nghênh, chẳng coi ai ra gì: hếch răng, xì một hơi, khinh
khỉnh, không một chút bận tâm, quắt mắt, mắng, Thái độ như trên của Dế Mèn
đối với Dế Choắt xuất phát từ nguyên nhân: Dế Mèn tự phụ, huênh hoang về
ngoại hình và sức lực của mình. (Chú ý: Tô Hoài miêu tả hai nhân vật này
trong tương quan đối lậpT: Nếu Dế Choắt gầy gò, yếu ớt, nhìn cái gì cũng sợ sệt
thì Dế Mèn cường tráng to khoẻ hung hăng, ngỗ nghịnh). Thái độ của Dế Mèn là
thái độ "mục hạ vô nhân " (dưới mắt mình không ai ra gì).
4. Bài học Dế Mèn đã rút ra cho mình là gì?
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận của mình về Dế Mèn trong đó có sử dụng phó
từ?
7
Tuần 4 tháng 1
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố văn bản Sông nước cà mau
- Luyện tập về quan sát, so sánh, nhận xét và đánh giá trong văn miêu tả
B. Củng cố kiến thức
Tiết 1: văn bản
SÔNG NƯỚC CÀ MAU
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Sông nước Cà Mau (tên đoạn văn do người soạn SGK đặt) trích chương
XVIII truyện Đất rừng phương Nam (1957) của Đoàn Giỏi.
2. Đoạn văn miêu tả một cách chân thực cảnh sông nước Cà Mau theo trình
tự: từ cái nhìn bao quát đến cụ thể, miêu tả những nét độc đáo của vùng đất này
và cuối cùng là hình ảnh độc đáo của chợ Năm Căn. Như vậy, Đoàn Giỏi đã
miêu tả cuộc sống ở vùng Cà Mau qua hai phương diện chính: đất nước và con
người.
3. Đoạn văn cho thấy óc quan sát tinh tế, cách miêu tả cảnh sắc, hương vị đất
nước rất chân thực nhưng hết sức sinh động của Đoàn Giỏi. Màu sắc ngôn ngữ
Nam Bộ cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp độc đáo trong trang viết của nhà văn.
II. Luyện tập
1. Hãy xác định bố cục của đoạn văn và cho biết cảnh sông nước Cà Mau
được nhìn từ điểm nhìn nghệ thuật nào. ý nghĩa nghệ thuật của việc lựa chọn vị
trí và điểm nhìn khi quan sát thiên nhiên?
Gợi ý:
Đoạn văn gồm ba đoạn (được xác định theo trình tự quan sát và miêu tả của
người kể chuyện):
- Đoạn 1 (từ đầu đến màu xanh đơn điệu): ấn tượng chung về thiên nhiên
Cà Mau.
8
- Đoạn 2: (tiếp theo đến khói sóng ban mai): Đặc tả sông nước Cà Mau
- Đoạn 3 (còn lại): Cảnh chợ Năm Căn.
Cảnh sông nước Cà Mau và cuộc sống nơi đây (thể hiện rõ nhất qua hình
ảnh chợ Năm Căn) được miêu tả qua cái nhìn của nhân vật xưng "tôi". Như vậy
người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất. Vị trí quan sát của người kể chuyện: từ
trên thuyền. Đây là vị trí thuận lợi để quan sát và miêu tả. Nói cách khác, người
kể xuất hiện với tư cách là người trong cuộc đang trực tiếp chứng kiến vẻ đẹp
hùng vĩ và hoang sơ của sông nước Cà Mau. Việc lựa chọn điểm nhìn nghệ thuật
như trên khiến cho cảnh tượng thiên nhiên hiện lên như những thước phim tư
liệu hết sức sống động về đất rừng phương Nam.
2. Ấn tượng chung của người kể về sông nước Cà Mau là gì? Nó được cảm
nhận qua những loại giác quan nào?
Gợi ý:
ấn tượng chung là sự choáng ngợp trước vẻ đẹp hùng vĩ của sông nước Cà
Mau. ấn tượng ấy được thể hiện qua hai loại cảm giác: nghe - nhìn. Tương ứng
với nó là hai hệ thống hình ảnh:
- Hệ thống hình ảnh thị giác: sông ngòi chi chít như mạng nhện; cả ba lớp
không gian: trên trời, dưới nước, chung quanh đều toàn một sắc xanh cây lá.
- Hệ thống hình ảnh thính giác: tiếng rì rào bất tận của những khu rừng,
tiếng rì rào từ biển.
5. Tìm những hình ảnh SS được SD trong đoạn trích và tác dụng của
nhứng hình ảnh SS đó?
- nước ầm ầm đổ như thác
- cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa
những đầu sóng trắng
- rừng đước hiện lên cao ngất như hai dãy tường thành vô tận
=> Tác dụng:- làm nổi bật những đặc điểm tiêu biểu của dòng sông Năm Căn và
rừng đước
- giúp người đọc hình dung được sự rộng lớn, hùng vĩ của dòng sông Năm
9
Căn cũng như sức sống hoang dã, mạnh mẽ của rừng đước .
- nhờ các phép SS mà việc điễn đạt thêm giàu h /ảnh, sinh động, hấp dẫn hơn.
3. Cảm nhận của em về "đất phương Nam" qua đoạn văn vừa học?
Tiết 2, 3: Tập làm văn
QUAN SÁT TƯỞNG TƯỢNG,
SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Tiếp xúc với đối tượng → định mục đích → chọn vị trí → huy động giác
quan và trí tuệ quan sát bao quát → tập trung vào trọng điểm → lựa chọn và ghi
nhớ tư liệu.
2. Ngoài quan sát, còn phải tăng cường hiểu biết thiên nhiên, xã hội thông
qua đọc sách và các phương tiện thông tin nghe nhìn để bổ sung cho những gì
mình không có điều kiện quan sát trực tiếp.
3. Phải có trình tự miêu tả một cách nghệ thuật. Thông thường trong tả
cảnh, trình tự không gian hay được sử dụng nhất. Ngoài ra có thể theo trình tự
thời gian, trình tự từng đặc điểm sự vật; cũng có khi theo một trình tự của chủ
quan người viết (chẳng hạn từ một chi tiết ấn tượng nhất đối với người miêu tả
rồi đến những chi tiết mờ nhạt hơn, ); có khi lại là sự kết hợp các trình tự đó
mọt cách khéo léo.
4. Do đó phải dùng từ, đặt câu sao cho chính xác, sinh động và gợi cảm.
Nên coi trọng sự giản dị, chân thực, trong sáng; hết sức tránh sự lặp lại một cách
công thức. Văn miêu tả thường dùng nhiều tượng hình, tượng thanh, dùng nhiều
biện pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, giúp cho đối tượng cần tả hiện lên một
cách sinh động.
II. Luyện tập
1. Vận dụng các từ chỉ màu sắc khác nhau, viết vài câu văn nối tiếp nhau
tả một cây bóng mát trong sân trường.
Gợi ý:
10
Yêu cầu luyện kĩ năng dùng ngôn ngữ đẻ "vẽ" lên sự vật cần ta. Khi miêu
tả, nhất là tả cảnh thiên nhiên, biết dùng từ để tả màu sắc của cảnh vật là một
cách làm cho cảnh vật hiện lên sinh động như cảnh thật.
Từ tả màu sắc rất phong phú. Chẳng hạn, chỉ màu xanh lá cây, cũng có thể
có xanh non, xanh thắm, xanh biếc, xanh mướt, xanh thẫm (sẫm), xanh ngả
vàng, Nhưng lá cây đâu chỉ có màu xanh, lá theo mùa (thời gian), mới nhú có
màu tía, sắp rụng lá sẽ chuyển màu từ xanh ngả vàng đến vàng nhạt, rồi ngả
vàng nâu, nâu nhạt, Ngoài ra dưới ánh mặt trời lúc sáng sớm, giữa buổi, hoặc
trưa, màu lá lại khác nhau. Lá màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào thành xanh
biếc màu ngọc; nắng trưa thì mạ bạc cả rừng cây. Đó là mới gợi cho các em để
ý đén chiếc lá đơn lẻ. Khi là cả tán lá của một cây to, hay các tán lá của nhiều
cây, do chịu ảnh hưởng lẫn nhau, do chịu ảnh hưởng của sắc trời chuyển đổi
theo thời gian, thời tiết, thì còn biết bao nhiêu màu nữa.
Trên đây là gợi ý dùng từ màu sắc tả lá một cây bóng mát thì còn cành,
thân, rễ. Có cây, như cây phượng chẳng hạn, thì có mùa còn phải tả nụ, tả hoa,
Cho nên, phải xác định rõ và quan sát kĩ đối tượng huy động vốn từ ngữ tả màu
sắc mà tả cụ thể một cây nào đó.
2. a) Vận dụng biện pháp so sánh để bổ sung thêm cho đoạn văn tả cây
bóng mát trong sân trường em trên đây.
b) Vận dụng biện pháp nhân hóa để viết một vài câu tả cây bóng mát
trong sân trường.
Gợi ý: Yêu cầu luyện kỹ năng sử dụng một số biện pháp tu từ vào miêu tả.
a) Khi miêu tả, ngoài việc dùng từ giàu màu sắc, từ tượng hình, tượng
thanh, người ta còn hay dùng biện pháp tu từ để cho sự vật cần tả hiện hình cụ
thể, sinh động. Trong đó biện pháp so sánh được sử dụng nhiều nhất. So sánh có
rất nhiều cách.
Để viết được những hình ảnh so sánh hay như thế, bước đầu các em có thể
đọc các tác phẩm văn thơ và ghi chép những hình ảnh so sánh để có vốn khi cần
sử dụng. Nhưng cách đó chỉ là tạm thời. Cái chính là ghi chép hình ảnh so sánh
11
của người khác viết rồi em sẽ hình thành cho mình một khả năng quan sát sự vật
và liên tưởng từ sự vật ấy tới những sự vật khác giống nó. Trong quá trình tập
luyện, sẽ dần dần tự mình sáng tạo được những hình ảnh so sánh mới của riêng
mình.
b) Khi miêu tả, người ta còn hay sử dụng nhân hóa, để cho cảnh vật, sự vật
như gần gũi, thân thương với con người hơn.
- Nhân hóa đề tả bên ngoài
- Nhân hóa để tả tâm trạng bên trong. Trong trường hợp này có thể nằhm
hai mục đích: làm cho sự vật được miêu tả có hồn hơn, thân thiết với con người
hơn, đồng thời nhiều khi cũng là để người viết kín đáo thể hiện tâm trạng con
người.
3. Tả lại quang cảnh sân trường em trong giờ ra chơi.
12
Tuần 1 tháng 2
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức văn bản: Bức tranh của em gái tôi
- Cảm thụ chi tiết nhân vật
- Luyện nói về văn miêu tả
B. Các kiến thức cơ bản
Tiết 1,2 : Văn bản
BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Thể loại truyện: Truyện ngắn
2. Nội dung:
- Truyện cho thấy tấm lòng nhân hậu trong sáng của người em gái đã khiến
người anh nhận ra được những hạn chế của mình.
3. Nghệ thuật
- Miêu tả tâm lí nhân vật
- Ngôi kể thứ nhất
II. Luyện tập
1. Trong số các nhân vật có mặt trong truyện, ai là nhân vật trung tâm? Vì
sao em lại cho người đó là nhân vật trung tâm của tác phẩm?
Gợi ý:
Nhân vật trung tâm trong truyện là người anh. Thực ra, sẽ có bạn cho rằng
truyện có hai nhân vật chính là người em và người anh. ý kiến này không phải
không có lí. Tuy nhiên, nhân vật người anh có vai trò quan trọng hơn vì chủ ý
của tác phẩm là nói về sự thức tỉnh của người anh. Chân dung của người em
cũng hiện lên qua lời kể của người anh. Bởi thế, nói thế này sẽ hợp lí hơn:
Người anh là nhân vật trung tâm của truyện, còn người em là nhân vật chính
trong tác phẩm (các nhân vật khác là nhân vật phụ).
13
2. Khi đứng trước bức tranh đoạt giải của người em gái, người anh có tâm
trạng gì? Vì sao?
Gợi ý:
- Khi xem tranh của em gái, cậu bé hai lần bị bất ngờ liên tiếp: bất ngờ thứ
nhất: nhân vật chính trong bức tranh là một cậu bé đẹp đẽ đang ngồi nhìn ra ngoài
cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.
Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy từ mà còn rất mơ mộng
nữa; bất ngờ thứ haib: cậu bé ấy chẳng phải ai khác mà chính là "tôi"! Vì thế, khi
mẹ hỏi, cậu bé giật sững người. Sau phút giật sững ấy, tâm lý cậu bé diễn ra hết
sức phức tạp nhưng rất hợp lí. Trước hết, cậu ngỡ ngành (vì không tin nhân vật
chíng của bức tranh giải nhất kia lại là mình); tiếp đến, cậu hãnh diện (vì trong bức
tranh kia, hình ảnh của cậu sao mà đẹp thế); cuối cùng, cậu thấy xấu hổ (vì hai lẽ:
Chẳng nhữ cậu lại hoàn hảo vậy ư? Hình ảnh của cậu đẹp đẽ vì tấm lòng của người
em quá đỗi nhân hậu và trong sáng). Đây cũng là lí do giúp ta hiểu, mặc dù cậu bé
không trả lời mẹ nhưng thực ra dòng suy nghĩ của cậu đã trả lời cho tất cả.
3. Bằng một đoạn văn em hãy nêu cảm nhận của mình về nhân vật Kiều
Phương, trong đoạn văn 1 câu có SD phép SS.
Gợi ý:
Nhân vật Kiều Phương, qua lời kể của người anh, là một cô bé đẹp đẽ, nhân
hậi và rất gần gũi. Vẻ đẹp ấy thể hiện ở mấy điểm chính sau:
- Là một cô bé nghịch ngợm, vô tư. Biệt danh Mèo cũng cho thấy được vẻ
đáng yêu của cô bé (cô bé không những vui vẻ chấp nhận cái biệt danh này mà
còn dùng để xưng hô với bạn bè). Ta có thể thấy hình ảnh Kiều Phương - Mèo
rất nhiều trong cuộc sống.
- Có năng khiếu và say mê với công việc mình thích (mặc dù với người
khác thì niềm say mê, lục lọi, bôi vẽ, lại là một thứ phiền toái).
- Tuy nhiên, phẩm chất nổi bật hơn cả của nhân vật này là tấm lòng nhân
hậu, trong sáng: Mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc một cách thái quá nhưng với
cô bé, "anh trai tôi" vẫn là người thân nhất, đẹp đẽ nhất.
14
Tiết 3: Tập làm văn
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
I. Củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao.
1, Bố cục của bài văn miêu tả:
+ MB: Giới thiệu cảnh sẽ tả
+ TB : Tả cảnh theo trình tự
+ KB : Cảm nghĩ về cảnh.
2, Yêu cầu:
+ Xác định đối tượng miêu tả
+ Lựa chọn chi tiết: tiêu biểu, đặc sắc, khác biệt.
+ Sắp xếp các chi tiết theo trình tự: K/quát - cụ thể, xa gần, trên dưới, phải trái
hoặc ngược lại
II. Luyện tập
Đề: Hãy tả lại một người thân của em.
A, MB: giới thiệu người thân
B, Thân bài: tả chi tiết
- Ngo¹i h×nh (tuæi t¸c)
+ G¬ng mÆt
+ §«i m¾t
+ M¸i tãc
+ D¸ng ®i
+ Hµnh ®éng
- PhÈm chÊt bªn trong
- TÝnh t×nh
C, Kết bài: Nêu cảm nghĩ
Học sinh dựa vào dàn ý trên trình bày bài nói của mình
GV sửa - chốt
* lớp luyện tập viết đoạn – MB, các đoạn TB, KB. nhận xét, chữa.
15
Tuần 2 tháng 2
A. Mục tiêu cần đạt
- Củng cố kiến thức:
+ Văn bản Vượt thác
+ Về So sánh
+ Về phương pháp tả cảnh
- Làm các dạng bài tập về kiến thức trên
B. Củng cố kiến thức
Tiết 1: văn bản
VƯỢT THÁC
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Võ Quảng là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi. Vượt thác trích từ
chương XI truyện Quê nội in năm 1974. Theo lời nhà văn Võ quảng, những tang
văn trong Quê nội là "những con chữ hết sức điển hình" mà bấy lâu nay ông tìm
kiếm.
2. Đoạn văn tả cảnh vượt thác trên sông Thu Bồn. Nhân vật chính trong
cuộc vượt thác là dượng Hương Thư. Lúc bình thường, dượng Hương nhỏ nhẹ,
nhu mì, nhưng khi vượt thác, dượng Hương Thư khác hẳn: Đó là một tay chèo
lão luyện, dũng cảm như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
3. Truyện không chỉ nói về vẻ đẹp và sức mạnh của con người trong cảnh
vượt thác mà còn làm hiện lên trước mắt người đọc một thiên nhiên hùng vĩ,
rộng lớn.
4. Lối kể chuyện tự nhiên, cách miêu tả tinh tế và việc sử dụng các chi tiết
nghệ thuật hợp lý đã góp phần đem đến thành công cho đoạn văn này.
II. Luyện tập
1. Phân tích cảnh vượt thác theo sự gợi ý sau:
a) Hình ảnh dượng Hương hiện lên như thế nào (về ngoại hình hành động)?
16
b) Để làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật
nào?
Gợi ý:
a) - Về ngoại hình. nhân vật đẹp một vẻ gân guốc, rắn chắc như một pho
tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, h ai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh
ra, cặp mắt nảy lửa.
- Về hành động, nhân vật hành động mạnh mẽ, dứt khoát, dũng cảm: con
người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng "soạc", ghì chặt trên
đầu sào, l ấy thế trụ lại, những động tác thả sào, rút sào rập ràng.
- Không chỉ miêu tả ngoại hình và hành động của nhân vật, tác giả còn sử
dụng thủ pháp so sánh để tô đậm vẻ đẹp của con người trong lao động
b) Đó là so sánh: Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp
thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì
trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Hình ảnh so sánh này hàm chứa những vẻ đẹp sau:
- Gợi cho người đọc liên hệ đến vẻ đẹp thể chất và sự dũng mạnh của
những nhân vật trong sử thi Tây Nguyên như Đam Săn, Xing Nhã.
- Hình ảnh hiệp sĩ Trường Sơn oai linh trong phép so sánh này nhằm kì vĩ
hóa nhân vật.
- Nếu để ý, ta sẽ thấy dụng ý của nhà văn: Ngoài đời, dượng Hương nói
năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ; nhưng khi vượt
thác dượng trở thành người hoàn toàn khác. Phải chăng, khi cần vượt qua thử
thách, con người Việt Nam vốn bình thường trong cuộc sống bỗng lớn dậy với
vẻ đẹp phi thường?
2. Viết 1 đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư trong
cuộc vượt thác có sử dụng hình ảnh so sánh
17
Tiết 2: Tiếng Việt
SO SÁNH
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Khái niệm về so sánh
2. Các loại so sánh
- A như B (so sánh ngang bằng)
- A không như (hơn, kém, không bằng, ) B (so sánh không ngang bằng).
Để phân biệt các kiểu so sánh, phải dựa vào các từ so sánh được sử dụng
trong so sánh. Cụ thể:
Các từ
so sánh
Là, như, y như, giống như, tựa như,
tựa như là; bao nhiêu bấy nhiêu
So sánh ngang bằng
hơn, hơn là, không bằng, chưa bằng,
chẳng bằng, khác,
So sánh không ngang bằng.
3. Tác dụng của so sánh:
- Đối với việc miêu tả sự vật, sự việc: tạo ra hình ảnh cụ thể, sinh động,
giúp người đọc (người nghe) dễ hình dung về sự vật, sự việc được miêu tả.
- Đối với việc thể hiện tư tưởng, tình cảm của người viết: tạo ra những lối
nói hàm súc, giúp người đọc (người nghe) dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của
người viết (người nói).
II. Luyện tập
1. Tìm và phân loại các phép so sánh trong các câu sau:
Gợi ý:
a) Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn.
(Nguyễn Đình Thi)
b) Đây quân du kích dao chen ánh,
Giữ lá cờ sao vàng lấp lánh.
Cờ như mắt mở thức thâu cảnh,
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.
(Xuân Diệu)
18
c) Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
d) Đất nước!
Của những người con gái, con trai
Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.
(Nam Hà)
Gợi ý: Tìm các phép so sánh có trong các câu thơ và phân loại chúng theo
hai kiểu: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. Ví dụ:
a) Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
(So sánh không ngang bằng - sử dụng từ so sánh hơn)
b) Cờ như mắt mở thức thâu canh,
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh.
(So sánh ngang bằng - sử dụng so sánh như)
c) Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!
(So sánh ngang bằng - sử dụng từ so sánh như)
d) Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép.
(Vừa có so sánh ngang bằng - sử dụng từ so sánh như, vừa có so sánh
không ngang bằng - sử dụng từ so sánh hơn).
2. Cách nói sau có chấp nhận được không? Tại sao?
a) Bạn Nam không cao bằng bạn Bình. (bạn Nam cao 1m60, bạn Bình cao
1m57).
b) Điểm kiểm tra Toán của bạn Nam không bằng bạn Bình. (Bạn Nam
được 9 điểm, bạn Bình được 7 điểm).
Gợi ý:
Dựa vào điểm 2 mục I để giải thích cách nói đã cho trong bài tập.
19
Tiết 3: Tập làm văn
PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Tả cảnh là một dạng trong văn miêu tả, đối tượng cần tả là cảnh vật.
2. Muốn tả cảnh cần phải:
- Xác định được cảnh vật phải miêu tả với những yêu cầu cụ thể về không
gian, thời gian, mối quan hệ của cảnh với người miêu tả,
- Quan sát, lựa chọn những chi tiết tiêu biểu của cảnh vật.
- Dùng ngôn ngữ để diễn tả một cách cụ thể, sinh động những gì quan sát
được theo một trình tự nhất định.
3. Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:
- Mở bài: Giới thiệu cảnh được tả.
- Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự nhất định. Thứ tự
tả cảnh thường là:
+ Trình tự không gian: Từ bao quát đén cụ thể, từ xa đến gần, từ cao đến
thấp, từ trái sang phải (hoặc ngược lại),
+ Trình tự thưòi gian: thời gian trong ngày, trong năm,
- Kết bài: Thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
II. Luyện tập
1. Tìm các câu có dùng phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ trong các đoạn văn
dưới đây và phân tích giá trị diễn tả của các câu đó.
(1) Nhưng cũng có những cây vượt lên được đầu người, cành lá xum xuê
như những con chom đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi
chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường
tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã Cứ thế hai ba
năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng
(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)
20
(2) Một đôi chèo bẻo về đậu trên ngọn cây trám, tiếng kêu như tiếng mài
gươm. Hoa xoan rắc nhớ nhung xuống cỏ non ướt đẫm. Đồi đất đỏ lấm tấm một
thảo hoa trẩu trắng. { }
Xế chiều, mây trên đỉnh Ba Vì mỏng dần đi. Mặt trời tròn xoay đỏ màu da
cam ló ra, rải xuống mặt đất ánh nắng ấm áp màu đào lạt khiến lá cây xanh nõn
càng tươi lên mơn mởn - rồi từ từ lặn xuống biển sương trắng bồng bềnh.
(Vũ Tú Nam, Thử thách thầm lặng)
Gợi ý:
(2) Ví dụ câu: Hoa xoan rắc nhớ nhũnguống cỏ non ướt đẫm với ngữ rắc
nhớ nhung vừa gợi lên sắc tim tím, màu của thương nhớ, vừa gợi tả tình cảm tha
thiết gắn bó với cảnh vật của người miêu tả.
2. Em đã quan sát trận mưa rào. Hãy thêm các từ thích hợp vào các câu
văn tả cảnh mưa rào sau đây:
Nước xuống xuống, vào trong bụi cây. Sân, đường đi nước màu ,
xuống rãnh hai bên đường, réo Gió những bụi tre, cố tình bắt chúng phải
mãi đầu xuống, những mớ tóc của tre.
Gợi ý:
Nêu thêm những động từ, tính từ, từ tượng thanh, diễn tả cảnh tượng
mưa, gió,
21
Tuần 3 tháng 2
A. Mục tiêu cần đạt:
- Củng cố kiến thức văn bản Buổi học cuối cùng
- Luyện tập về nhân hóa
B. Củng cố kiến thức
Tiết 1, 2: Văn bản
BUỔI HỌC CUỐI CÙNG
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
II. Luyện tập
1. Tóm tắt truyện
2. Truyện có mấy nhân vật chính? Đó là những nhân vật nào?
3. Phân tích diễn biến tâm trạng của Phrăng. Trong tác phẩm này, nhân vật
Phrăng có ý nghĩa nghệ thuật gì?
Gợi ý:
Nhân vật Phrăng là nhân vật được khắc họa khá thành công. Khi phân tích
nhân vật này, cần chú ý mấy điểm sau:
a) Một cậu bé ham chơi, lười học. Vì không thuộc bài nên cậu định trốn
học. Nhưng cậu đã cưỡng lại sức hút của tiếng chim, của những bãi cỏ xanh đẻ
ba chân bốn cẳng chạy đến lớp. Đã thế cậu định "nhất quỷ nhì ma" lẻn vào lớp
học lúc nhộn nhạo để thầy không nhìn thấy. Thực ra những chi tiết này về
Phrăng nhằm hai mục đích: vừa nói được tính cách ham chơi của trẻ con, vừa có
ý nghĩa làm nổi bật sự thay đổi trong nhận thức, tình cảm của Phrăng: từ chỗ
lười học, không thuộc lấy một chữ, chưa biết coi trọng tiếng mẹ đẻ đến chỗ nhận
thức được tiếng mẹ đẻ có tầm quan trọng thế nào.
b) Những thay đổi về tâm trạng và nhận thức của cậu bé:
- Ngạc nhiên: Buổi học hôm nay thật khác thường và trang trọng (yên tĩnh
như một ngày chủ nhật, trang nghiêm, thành phần tham dự có cả các cụ già và
22
dân làng, thầy Ha -men cũng khác với mọi hôm về trang phục, về cách đối
xử),
- Choáng váng khi thấy thầy Ha -men cho biết đây là buổi học cuối cùng.
- Tiếc nuối, ân hận: Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư?{ } Giờ đây
tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học { }.
Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế { } giờ đây dường
như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ
- Xấu hổ: Cậu bé xấu hổ vì trong buổi học cuối cùng này cậu không thuộc
bài. Nhưng cậu xấu hổ hơn khi nghe thầy nói: Giờ đây những kẻ kia có quyền
bảo chúng ta rằng: 'Thế nào! Các người tự nhận là dân Pháp, vậy mà các người
chẳng biết đọc, biết viết tiếng của các người! "
- Kinh ngạc vì thấy sao mình hiểu đến thế (lưu ý, trước khi đến lớp, Phrăng
thú nhận cậu chẳng lấy một chữ vì mải chơi).
- Tự hào về người thầy và nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của tiếng
mẹ đẻ. Trong tâm trí cậu bé, hình ảnh thầy Ha -men hiện lên thật đẹp: Chưa bao
giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế. Và cậu ý thức một cách thật rõ ràng: Yêu tiếng
nói của dân tộc mình cũng chính là biểu hiện của tinh thần yêu nước.
Nhân vật Phrăng có vị trí rất quan trọng trong truyện. Trước hết, đây là
nhân vật giữ chức năng người kể chuyện, và câu chuyện diễn ra theo cái nhìn và
thái độ của cậu. Thứ hai, thông qua cảm nhận của một cậu bé, tác giả đã làm nổi
bật chủ đề tác phẩm: Biết yêu quý tiéng nói của dân tộc mình chính là biểu hiện
cụ thể của lòng yêu nước sâu sắc. Thực ra, những tư tưởng ấy đã được thầy Ha
-men trình bày, nhưng nó thấm sâu vào tâm hồn cậu bé, làm thay đổi nhận thức
của cậu. Đó là sự thay đổi vừa tự nhiên vừa mang tính đột biến.
4. Phân tích nhân vật thầy giáo Ha -men và nêu ý nghĩa của hình tượng
nghệ thuật này.
Gợi ý:
Nhân vật Ha -men:
- Đó là người thầy đã có tới hơn bốn mươi năm gắn bó với nghề dạy học,
23
người tâm huyết với tiếng nói của dân tộc mình. Nếu Phrăng thể hiện sự thức
tỉnh tình yêu đối với ngôn ngữ dân tộc thì thầy Ha -men chính là người gieo lửa
vì thầy ý thức được rõ ràng ý nghĩa to lớn của tiếng mẹ đẻ.
- Trong buổi học đặc biệt này, thầy Ha -men thật trang trọng khiến Phrăng
thấy lạ (chú ý các chi tiết về trang phục: áo rơ-đanh-gốt, mũ tròn bằng lụa
đen, ).
Thái độ của thầy cũng khác với mọi hôm: dịu dàng khi Phrăng đến muộn;
ân cần tha thiết: Các con ơi, đây là buổi học cuối cùng thầy dạy các con { }.
Thầy mong các con hết sức chú ý; nhiệt tình truyền giảng bằng tất cả tam huyết
của thầy: Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng { } và cả
thầy giáo nữ, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế Trong lời nói
của thầy, vị trí, vai trò và vẻ đẹp của tiếng Pháp được tôn vinh: Tiếng Pháp là
ngôn ngữ hay nhất thế giới, vì thế, phải giữ lấy nó, không được quên lãng nó.
Từ thái độ tôn vinh ấy, thầy Ha -men nói đến sức sống, sức mạnh phi thường
của tiếng mẹ đẻ (rộng ra là của văn hóa dân tộc): Khi một dân tộc rơi vào vòng
nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm
được chìa khóa chốn lao tù. Có thể coi đây là câu nói quan trọng nhất là nổi bật
chủ đề tác phẩm. Nó mang tầm vóc của một chân lý.
- Hình ảnh của thầy Ha -men cuối buổi học đọng lại trong tâm hồn cậu bé
Phrăng thật đẹp, thật cảm động: Khi giờ học kết thúc cũng là khi nỗi đau của thầy
lên tới cực điểm (người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu, dằn mạnh
hết sức, thầy cố viết thật to: "Nước Pháp Muôn năm!", đầu dựa vào tường, chẳng
nói, giơ tay ra hiệu). Những chi tiết này cho thấy thầy như kiệt sức trong buổi học
cuối cùng. Nhưng thầy đã gieo vào những tâm hồi trẻ thơ như Phrăng tinh thần yêu
nước. Thầy Ha -men thực sự là một nhân cách lớn, có sức cảm hóa mãnh liệt.
Nhân vật thầy Ha -men, cùng với nhân vật Phrăng, đã giúp cho tư tưởng tác
phẩm hiện lên trọng vẹn. Thầy Ha -men thực sự là một chiến sĩ, một nhân cách
cao cả, một người yêu nước chân thành, sâu sắc, người thắp lên ngọn lửa tình
yêu Tổ Quốc thông qua tình yêu tiếng nói của dân tộc mình. Đây cũng chính là ý
24
nghĩa nghệ thuật của hình tượng này.
Tiết 3: Tiếng việt
NHÂN HÓA
I. Củng cố, mở rộng và nâng cao
1. Khái niệm: Nhân hóa (nhân: người, hóa: biến thành, trở thành) là dùng
những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất của con người để miêu tả những sự vật
không phải là người hoặc để xưng hô, để gọi chúng. Nhờ cách dùng như vậy mà
các sự vật được miêu tả trở nên sống động, gần với đời sống của con người.
Cách diễn đạt nhân hóa đem lại cho lời thơ, văn tính biểu cảm cao. Nhân hóa
còn được gọi là nhân cách hóa.
2. Có các kiểu nhân hóa sau:
a) Dùng những từ vốn để chỉ hoạt động, tính chất, của người để miêu tả,
hô - gọi sự vật không phải là người.
b) Dùng các từ vốn dùng để gọi người (cô, dì, chú, bác, cậu, mợ, thím, )
để gọi sự vật.
c) Trò chuyện với sự vật như trò chuyện với con người:
3. Tác dụng : Nhân hóa, ngoài tác dụng làm cho sự vật được miêu tả trở
nên sống động, gần gũi với con người (như đã nêu trên), còn thường xuyên được
sử dụng để làm phương tiện, làm cái cớ để con người giãi bày tâm, sự.
II. Luyện tập
1. Tìm phép nhân hóa và nêu tác dụng của chúng trong những câu thơ sau:
Gợi ý:
a) Trong gió trong mưa
Ngọn đèn đứng gác
Cho thắng lợi, nối theo nhau
Đang hành quân đi lên phía trước.
(Ngọn đèn đứng gác)
25