Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo án dạy thêm môn Văn khối 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.09 KB, 39 trang )

VĂN 9 Tháng 1– Tuần 1
Nội dung: - Ôn luyện văn bản: Bàn về đọc sách
- Ôn luyện Tiếng việt : Khởi ngữ

A. Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị
luận: Bàn về đọc sách
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về khởi ngữ trong câu
- Rèn kĩ năng đọc hiểu vb nghị luận và kĩ năng nhận diện, sử dụng khởi
ngữ trong đặt câu, viết đoạn.
B-Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. Nội dung
Tiết 1+ 2 : Ôn luyện văn bản : Bàn về đọc sách
I/ Củng cố kiến thức
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách
2. Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách:
3. Lựa chọn sách khi đọc
4. Phương pháp đọc sách
II/ Luyện tập
BT1. Tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản:
*Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách:
- Sách lưu giữ tinh hoa văn hóa của nhân loại từ trước đến nay. Chính vì thế,
đọc sách giúp con người mở rộng tầm hiểu biết.
- Đọc sách là con đường quan trọng để nâng cao tầm hiểu biết, là sự chuẩn bị
hành trang để bước vào tương lai một cách vững chắc.
* Những khó khăn nguy hại thường gặp khi đọc sách:
- Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu
- Sách nhiều làm cho người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian khi đọc
những cuốn sách không thực sự có ích.


1
* Lựa chọn sách khi đọc:
- Chọn cho tinh, đọc cho kĩ những quyển nào có giá trị, có lợi cho mình;
+ Cần đọc kĩ các cuốn sách thuộc lĩnh vực chuyên môn, chuyên sâu của mình;
+ Không thể xem thường những loại sách thường thức
*Phương pháp đọc sách
- Không nên đọc lướt qua, đọc để trang trí bộ mặt , mà phải vừa mà cần có
kế hoạch và có hệ thống.
- Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức, mà còn là rèn luyện tính cách,
học làm người.
BT2. Viết đoạn văn triển khai luận điểm.
a. Viết đoạn văn diễn dịch ( từ 12- 15 câu ) triển khai luận điểm sau : “ Sách có vai
trò, ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người”
b. Viết đoạn tổng –phân- hợp ( từ 12- 15 câu ) triển khai luận điểm sau: “Cần phải
lựa chọn sách để đọc ’’
HDVN:
- Học và nắm chắc nội dung đã ôn tập.
______________________________________________
Tiết 3 Ôn luyện Tiếng việt : Khởi ngữ
I/ Củng cố kiến thức
- Khái niệm:
Khởi ngữ (còn gọi là đề ngữ, thành phần khởi ý) là thành phần câu nêu lên đề
tài được nói đến trong câu, được đặt trước chủ ngữ hoặc trước nòng cốt câu đặc
biệt.
Ví dụ: Còn chị, chị làm việc ở đây à?
II/ Luyện tập:
BT 1. Xác định khởi ngữ trong các VD sau:
a. Tạp chí này, tôi đọc nó rồi.
b. Bông hoa này, cánh mỏng quá.
c. Đọc sách, phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ

BT2 Chuyển các câu sau thành các câu có chứa thành phần khởi ngữ.
2
. Ông giáo ấy không hút thuốc, không uống rượu.
b. Tôi cứ ở nhà tôi, làm việc của tôi.
* Gợi ý :
- Thuốc, ông giáo ấy không hút, rượu, ông giáo ấy không uống.
Hoặc : Ông giáo ấy, thuốc không hút, rượu không uống.
- Nhà tôi, tôi cứ ở, việc tôi, tôi cứ làm.
BT3. Viết một đoạn văn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng khởi ngữ.
3
Tháng 1– Tuần 2
Nội dung: - Ôn luyện văn bản: Tiếng nói của văn nghệ
- Ôn luyện Tiếng việt : Các thành phần biệt lập
A. Mục tiêu :
- Củng cố lại các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản nghị
luận: Tiếng nói của văn nghệ.
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về các thành phần biệt lập trong câu
B-Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. Nội dung
Tiết 1+ 2 : Ôn luyện văn bản: Tiếng nói của văn nghệ
I/ Củng cố kiến thức
1. Nội dung phản ánh của văn nghệ
2. Vai trò ý nghĩa của văn nghệ đối với đời sống của con người.
3. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.
II/ Luyện tập
BT1. Tóm tắt hệ thống luận điểm của văn bản Tiếng nói của văn nghệ.
BT2. Viết đoạn văn diễn dịch từ 12-15 câu để chỉ rõ sức mạnh của văn nghệ
• Gợi ý:

- Văn nghệ đi vào nhận thức tâm hồn chúng ta qua con đường tình cảm, giúp
con người tự nhận thức mình, tự xây dựng mình.
- Bằng cách thức đặc biệt đóm văn nghệ thực hiện chức năng của nó một cách tự
nhiên, hiệu quả, sâu sắc, lâu bền.
+ Tự thân văn nghệ, những tác phẩm chân chính đã có tác dụng tuyên truyền.
+Nó không tuyên truyền một cách lộ liễu, khô khan, không diễn thuyết, minh
hoạ cho các tư tưởng chính trị.
- Văn nghệ là cả sự sống con người, là mọi trạng thái cảm xúc, tình cảm phong
4
phú của con người trong đời sống cụ thể, sinh động.
- Văn nghệ tuyên truyền bằng con đường đặc biệt - con đường tình cảm
- Nghệ thuật mở rộng khả năng cảm nhận, thưởng thức của tâm hồn.
- Nghệ thuật giải phóng con người khỏi những giới hạn chật hẹp của đời sống
con người.
->Nói tóm lại, nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm. Nó có sức mạnh kì diệu,
sức mạnh cảm hoá to lớn.
Tiết 3 : Ôn luyện Các thành phần biệt lập
I / Củng cố kiến thức
* Ôn lại các khái niệm.
- Thành phần tình thái.
- Thành phần phụ chú.
- Thành phần gọi - đáp.
- Thành phần cảm thán.
II/ Luyện tập
BT 1.Tìm các thành phần tình thái trong các câu sau. Cho biết thành phần tình
thái đó biểu thị những ý nghĩa cụ thể nào?
a. Có lẽ tôi bán con chó đấy, ông giáo ạ !
b. Chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước.
c. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
Đáp án:

a, Có lẽ: biểu thị độ tin cậy chưa cao vào việc “bán con chó của lão Hạc”
b, Chắc: biểu thị độ tin cậy chưa cao vào việc “ người thạo mới cầm nổi bút
thước”
c, thế nào cũng: biểu thị độ tin cậy cao vào việc “ cuối năm mợ cháu về”
BT2. Tìm thành phần gọi-đáp trong những câu sau và cho biết thái độ của người
nói đối với người nghe.
a. Không hiểu sao cái Trinh, đứa bạn thân nhất của tôi, giờ này vẫn chưa đến.
5
b. Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.
Đáp án:
a, đứa bạn thân nhất của tôi: giải thích cho cái Trinh.
b, Nó cũng lại nói trổng: giải thích cho cả câu
6
Tháng 1– Tuần 3
Nội dung: -Ôn luyện Tiếng việt : Các thành phần biệt lập ( tiếp )
- Ôn luyện Văn bản:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
Tiết 1: Ôn luyện Tiếng việt : Các thành phần biệt lập ( tiếp )
• Luyện tập
BT1 Tìm thành phần cảm thán trong những câu sau và cho biết nhứng thành
phần đó bộc lộ cảm xúc gì?
a. Chà, cái mặt nhẫn kim cương đẹp quá, quý quá.
b. A, mẹ mua dưa. Cả khoai sọ nữa.
c. Chết chửa, tay anh làm sao lạnh thế này.
Đáp án:
a, Chà : thán phục
b, a : vui mừng
c, chết chửa : hoảng hốt
BT2. Tìm thành phần gọi-đáp trong những câu sau và ch biết thái độ của người
nói đối với người nghe.
a. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến

đây, vất vả quá.
b. Trang ơi, mình không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn
đừng nói gì với lớp nhé. Mình mình bận.
Đáp án:
a, Thưa ông: thái độ kính trọng
b, Trang ơi: thái độ thân mật, bạn bè.
BT3. Viết đoạn văn có sử dụng thành phần biệt lập.
7
Tiết 2+ 3: Ôn luyện Văn bản:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
I/ Củng cố kiến thức
- Khẳng định sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất
- Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam
- Những căn bệnh cần tránh trong quá trình hội nhập
II/ Luyện tâp
BT1.Tóm tắt lại hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài.
BT2. Theo tác giả, con người Việt Nam có những điểm mạnh và điểm yếu nào?
Gợi ý:
Điểm mạnh
- Thông minh, nhạy bén với cái mới.
- Cần cù, sáng tạo
- Đoàn kết, đùm bọc nhau trong thời chiến tranh.
- Thích ứng nhanh
Điểm yếu
- Hổng kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành
- Thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng quy trình SX, chưa quen cường độ SXCN
khẩn trương.
- Đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống đời thường.
- Hạn chế trong nếp nghĩ, kì thị với kinh doanh, quen bao cấp, sùng ngoại hoặc
bài ngoại quá mức, khôn vặt, ít giữ chữ tín trong làm ăn và trong quan hệ.
BT3. Em nhận thấy ở bản thân mình có những điểm yếu và điểm mạnh nào

trong những điều tác giả đã nêu? Nêu phương hướng khắc phục những điểm
yếu?
Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại kiến thức
- Hoàn thành các bài tập
8
Tháng 1– Tuần 4
Nội dung: -Ôn luyện :Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống
Tiết 1+ 2+ 3
I/ Củng cố kiến thức
1 Khái niệm :
Nghị luận về một sự viếc hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự
việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê, có vấn đề đang
suy nghĩ.
2 Yêu cầu đề bài nghị luận
1 Nội dung :
- Phải nêu ra được sự việc hiện tượng có vấn đề
- Phân tích mặt đúng, sai, lợi, hại của nó
- Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến của người viết
2 Hình thức :
- Bố cục 3 phần mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận chặt
chẽ.
II / Luyện tập
• Hướng dẫn Hs 1 số đề bài sau:
Đề 1. Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà xao
nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện
tượng đó
Đề 2. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc việt nam, anh hùng giải phóng dân
tộc, danh nhân văn hóa thế giới . Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về Người
Đề 3 Một hiện tượng khá phổ biến hiện nay là vứt rác ra đường hoặc những nơi
công cộng.Ngồi bên hồ, dù là hồ đẹp nổi tiếng, người ta cũng tiện tay vứt rác

xuống…Em hãy đặt nhan đề để gọi tên hiện tượng ấy và viết bài văn nêu suy
nghĩ của mình.
• Gợi ý đề 3
1. Học sinh làm đúng yêu cầu về kiểu bài, nội dung của đề văn nghị luận:
9
- Xác định vấn đề nghị luận: hiện tượng xả rác ra đường phố và những nơi
công cộng.
- Bày tỏ suy nghĩ bằng cách đưa ra hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng
phong phú , lập luận chặt chẽ… để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.
- Đặt nhan đề cho bài viết
2. Trình bày bài viết theo bố cục ba phần:
a. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu sự việc, hiện tượng cần bàn
b. Thân bài: Giải quyết vấn đề:
- Nêu thực trạng của của hiện tượng xả rác bừa bãi
- Những tác hại của việc xả rác bừa bãi
- Nguyên nhân của thực trạng trên
- Giải pháp khắc phục hiện tượng
c. Kết bài: Kết thúc vấn đề ( đánh giá hiện tượng, rút ra bài học cho bản thân, lời
khuyên cho mọi người…)
Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập lại kiến thức
- Hoàn thành các bài tập
Tháng 2 - Tuần 1
Nội dung: - Ôn luyện văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La
phông ten.
- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
A. Mục tiêu :
10
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản: Chó
sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten.
- Giúp học sinh củng cố lại các kiến thức của bài văn nghị luận về một vấn đề tư

tưởng đạo lí
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản nghị luận và kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn
văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
B-Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
Tiết 1: Ôn luyện văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông
ten.
I. Củng cố kiến thức:
1. Tác giả.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ văn bản
- Bố cục văn bản.
- Nội dung :
+ Hai con vật dưới ngòi bút của nhà khoa học.
+ Hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn.
+ Hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn.
- Nghệ thuật:
+ Bố cục văn bản chặt chẽ, dẫn chứng sinh động.
+ Đây là bài nghị luận văn chương giàu sức thuyết phục.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: Tóm tắt văn bản Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La phông ten
dưới dạng hệ thống luận điểm
Bài tập 2: Hình tượng cừu và chó sói dưới ngòi bút của nhà khoa học Buy –
phông hiện lên như thế nào ?
Bài tập 3 : Hình tượng cừu và chó sói dưới ngòi bút của
11
La Phông – ten có gì đặc sắc ?
Bài tập 4 : Qua văn bản H.Ten muốn làm nổi bật điều gì ?

Tiết 2+3 : Ôn tập : Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
I. Củng cố kiến thức:
1, Khái niệm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: SGK
2, Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: SGK
II. Luyện tập
Bài 1: Tìm ý và lập dàn ý cho bài tập làm văn sau :
Suy nghĩ về đạo lí “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Gợi ý:
a, Tìm ý bằng cách:
- Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng câu tục ngữ
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt ?
- Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào ?
b, lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiêu câu tục ngữ và nêu tư tưởng chung của nó.
- Thân bài:
+ Giải thích nội dung câu tục ngữ
+ Đánh giá nội dung câu tục ngữ
- Kết bài :
+ Khẳng định ý nghĩa của câu tục ngữ
+ Liên hệ bản thân rút ra bài học kinh nghiệm
Bài 2 : Viết đoạn văn triển khai dàn bài trên:
a, Viết đoạn văn mở bài
b, Viết đoạn văn triển khai luận điểm 1 phần thân bài
c, Viết đoạn văn phần kết bài
Hướng dẫn về nhà:
- Học kiến thức phần củng cố
- Viết tiếp đoạn văn triển khai luận điểm 2 phần thân bài
12
Tháng 2 - Tuần 2
Nội dung: - Ôn luyện: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

A. Mục tiêu :
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Vận động làm một số Bài tập nhận biết về liên kết câu và liên kết đoạn
- Rèn kĩ năng viết đoạn văn
B-Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
Tiết 1: Củng cố kiến thức :
I. Khái niệm liên kết:
- Về nội dung:
+ Liên kết chủ đề
+ Liện kết logic
-Về hình thức:
+ Phép lặp
+ Phép đồng nghĩa ,trái nghĩa và liên tưởng
+ Phép nối
+ Phép thế
II. Nhận diện các phép liên kết
Chỉ ra liên kết nội dung ( chủ đề, logic ) và liên kết hình thức ( các phép liên kết)
trong văn bản dưới đây:
Thời gian là vàng : SGK t36
Tiết 2+3 : Thực hành liên kết câu và liên kết đoạn văn:.
* Bài tập 1 (Bài tập 4/51 SGK):
Lỗi về liên kết hình thức
a.Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và 3 không thống nhất
13
-> Thay đại từ “nó” -> “chúng”
-> Thay từ “hội trường” ở câu 2 -> “văn phòng”
không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này

b.Lỗi: Từ “văn phòng” và từ “hội trường”
* Bài tập 2: Chỉ ra lỗi liên kết về nội dung của đoạn văn sau:
Lớp ta có nhiều bạn học giỏi, lao động tốt. Các thầy, cô giáo và nhiều bậc phụ
huynh của lớp ta đang rất lo buồn. Thế mà một số bạn trong lớp còn tỏ ra chểnh
mảng học tập.
Gợi ý: Các câu trong đoạn văn không cùng hướng về một chủ đề. Câu thì đánh
giá tốt về lớp, câu thì đánh giá không tốt.
* Bài tập 3 : Hãy sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn.
a, Vị lạnh của đá đã được xay nhuyễn làm cho vị thơm ngon của dừa trộn sữa
toát ra hết rồi lan tỏa khắp miệng để lại dư vị tuyệt vời trên đầu lưỡi.
b, Thời gian trước người ta thưởng thức dừa bằng cách nạo cơm dừa rồi bỏ vào
li có sẵn đá rồi sau đoa cho sữa bò vào.
c, Ngày nay người ta bỏ cơm dừa vào máy xay sinh tố có chứa sữa và đá ở trong
đó.
Gợi ý: b-c-a
* Bài tập 4 : Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng phép liên kết câu
Mẫu: Khu vườn nhà Lan không rộng lắm. Nó chỉ bằng một cái sân nhỏ, nhưng
có bao nhiêu là cây. Cây lan, cây huệ, cây hồng nói chuyện bằng hương, bằng
hoa; cây mơ, cây cải nói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói chuyện bằng quả.
Cây khoai, cây sắn nói chuyện bằng rể.
D. Củng cố:

- GV khái quát nội dung giờ học – nhận xét đoạn văn HS viết
E. Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh về nhà ôn bài và hoàn thành các đoạn văn còn lại.
- Luyện viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết.
Tháng 2 - Tuần 3
14
Nội dung: - Ôn luyện các dạng bài tập viết đoạn văn
A. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được các kiểu đoạn văn và biết cách xây dựng các kiểu đoạn văn
theo nội dung cần biểu đạt.
- Viết được các kiểu đoạn văn và vận dụng vào việc tạo lập văn bản trong các
giờ làm văn.
B. Chuẩn bị
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
Tiết 1+2 :
I. Củng cố kiến thức:
1. Khái niệm đoạn văn
2. Các kiểu đoạn văn
II. Thực hành:
Bài tập 1: Nhận diện đoạn văn.
Đọc 2 đoạn văn, cho biết chúng được trình bày theo cách nào? Vẽ mô hình
cho các đoạn văn đó.
Đoạn a:
Mưa đã ngớt. Trời rạng dần. mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra
hót râm ran. Mưa tạnh. Phía đông một mảnh trời trong vắt. Mặt trời ló ra, chói
lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.
( Tô Hoài )
Đoạn b:
Người ta tìm cách tránh tác hại của sét bằng cột thu lôi. Đó là một thanh sắt dài
và nhọn đầu. Thu lôi được đặt trên nhà cao, trên ống khói nhà máy và được nối
với đất. Khi có sét cột thu lôi sẽ truyền điện xuống đất nên không gây tác hại gì
cho ngôi nhà, các ống khói.
Đáp án:
Đoạn a.
15
((1) __(2) __ (3) __(4) __ (5) __ (6)

 Đoạn song hành.
Đoạn b:
(1)
(2)
(3)
 Đoạn móc xích
Bài tập 2: Xây dựng các kiểu đoạn văn theo các câu cho sẵn.
1. Cho một số ý sau, hãy viết thành câu và sắp xếp chúng trong một đoạn văn.
Cho biết cách trình bày đoạn văn đó.
- Chiều mùa đông
- Bầu trời u ám
- Người đi làm (việc gì đó ) về nhà
- Gió rét
- Không khí ấm cúng của gia đình
*GV gợi ý cho HS -> HS viết:
(1) Chiều mùa đông-(2) bầu trời u ám - (3) Người đi làm trở về nhà -
(4) gió rét - (5) không khí ấm cúng của gia đình.
=> Cách song hành
2. Hãy viết một đoạn văn lấy câu sau đây làm câu chốt và trình bày đoạn văn
theo cách diễn dịch hoặc quy nạp.
a. Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của
nhân dân ta.
b. Học tập là việc cần thiết trong cuộc đời mỗi con người.
* gợi ý: Gv gợi ý cách viết đoạn văn a?
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
16
Cuộc
k/c
chống
quân

Nam
Hán
Cuộc
k/c
chống
quân
Tống
Cuộc
k/c
chống
quân
Nguyên
Cuộc
k/c …
=> Đoạn văn diễn dịch.
Cuộc
k/c
chống
quân
Nam
Hán
Cuộc
k/c
chống
quân
Tống
Cuộc
k/c
chống
quân

Nguyên
Cuộc
k/c …
Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại
=> Đoạn văn quy nạp.
* HS viết đoạn b -> trình bày -> HS cùng GV nhận xét.
3. Xây dựng đoạn văn theo kiểu song hành hoặc móc xích với chủ đề mùa
xuân.
Tiết 3:
* Luyện tập tổng hợp.
1.Hãy tìm trong SGK hoặc trong sách bài tham khảo những đoạn văn được xây
dựng theo các kiểu đã học, chỉ ra đoạn văn đó được xây dựng theo kiểu nào.
2.Viết đoạn văn theo kiểu diễn dịch hoặc quy nạp bình về cái hay trong hai câu thơ:
Lá đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
17
( Ông đồ - Vũ Đình Liên - )
3. Vận dụng các kiểu xây dựng đoạn văn đã học, hãy viết một văn bản về chủ đề
: Cây lúa trong đời sống con người Việt Nam.
D. Hướng dẫn về nhà:
- Học sinh về nhà ôn bài và hoàn thành các đoạn văn còn lại, các đoạn văn viết
chưa đạt yêu cầu
18
Tháng 2 - Tuần 4
Nội dung: - Ôn luyện văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
- Ôn luyện : Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
A. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố lại các kiến thức về nội dung , nghệ thuật của bài thơ
-Mùa xuân nho nhỏ.
- Giúp HS củng cố các kiến thức về bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

hoặc đoạn trích.
- RÌn kÜ n¨ng c¶m thô thơ hiÖn ®¹i và kĩ năng tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn
văn, bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
B-Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. Nội dung :
Tiết 1+2: Ôn luyện văn bản: Mùa xuân nho nhỏ
I. Củng cố kiến thức
1. Tác giả: SGK
2. Tác phẩm :
- Hoàn cảnh sáng tác
- Thể thơ
- Bố cục
- Mạch cảm xúc
- Nội dung:
+ Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất trời xứ Huế
+ Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước
+ Suy ngẫm và ước nguyện của nhà thơ
+ Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 tiếng có nhạc điệu trong sáng tha thiết gần gũi với dân ca
+ Nhiều hình ảnh đẹp giản dị gợi cảm
+ Nhiều so sánh, nhân hóa ẩn dụ sáng tạo độc đáo
19
II. Luyện tập
Bài 1 : Nêu bố cục, mạch cảm xúc của bài thơ
Bài 2 : Giải thích nhan đề của văn bản
là sự sáng tạo độc đáo , 1 phát hiện mới mẻ của Thanh Hải
Hình ảnh mùa xuân biểu tượng cho những gì đẹp nhất của sự sống , của

cuộc đời mỗi con người
MXNN thể hiện ước nguyện bình dị,khiêm nhường nhưng tha thiết mãnh
liệt của nhà thơ. Muốn dc làm 1 mùa xân nho nhỏ phóp phần vào mùa xuân lớn
của đất nước, đó cũng là khát vọng cống hiến của nhà thơ .
Bài 3: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ được
thể hiện trong mỗi đoạn thơ sau:
a, Khổ 1: Mọc giữa dòng sông xanh
Tôi đưa tay tôi hứng .
* Gợi ý: Tác giả sử dụng nghệ thuật đảo trật tự tự trong câu = cách đưa từ "mọc"
lên đầu câu thơ > sự xuất hiện đột ngột của bông hoa súng đồng thời ta cũng
cảm nhận dc quá trinh sinh trưởng của bông hoa.Dường như nó đang từ từ vươn
lên sèo nở giữa dòng sông
"ơi,chi" >cách gọi thân thương, trìu mến của người dân xứ Huế
Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "giọt long lanh".Đó khong chỉ
đơn thuần là giọt mưa sương, giọt mưa xuân mà trên hết nó là giọt âm thanh.
Dường như tiếng hót ấy không tan ra, không loãng ra mà đọng lại kết tụ thành
hình thành khối thành từng giọt rơi trong khung trung và trong sâu thẳm tấc lòng
của nhà thơ
Nhà thơ ko chỉ cảm nhận mùa xuân = thị giác, thính giác, mà còn = cả
xúc giác "tôi đưa tay tôi hứng" lấy từng giọt , từng giọt >Nhà thơ đón nhận vẻ
đẹp của mx = tất cả sự nâng niu, trân trọng.
b, Khổ thơ : Đất nước bốn ngàn năm
Cứ đi lên phía trước.
* Gợi ý : Thanh Hải có sự cảm nhận sâu sắc về đất nước "đất nước như vì sao"
20
bay lên ngời sáng, lung linh. Nhịp thơ nhanh , dồn dập hối hả > không khí
khẩn trương của đất nước ta trong giai đoạn đó
Đất nước như người mẹ hiền , tần tảo, bao dung,"vất vả và gian lao","như vì
sao" đạp = mọi chông gai, tiến lên phía trước trường tồn mạnh mẽ bất diệt theo
thời gian

==> Khổ thơ thể hiện niêm tin sáng ngời và niềm tự hào sâu sắc của nhà thơ về
đất nước và con người VN
c, Khổ thơ : Ta làm con chim hót
Dù là khi tóc bạc.
Gợi ý : Bằng sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, lặp lại hình ảnh, điệp
từ, điệp ngữ , điệp cấu trúc ngữ pháp, chuyển đổi đại từ nhân xưng, đã góp phần
thể hiện khát vọng được hòa nhập, được cống hiến sức mình tươi trẻ cho đất
nướcc. Ước nguyện đó đã dâng lên thành một lẽ sống cao đẹp : mỗi người hãy
cống hiến cho cuộc đời chung 1 nét riêng, cống hiến phần tinh túy nhất dù là
nhỏ bé, khiêm nhường
Ước nguyện ấy bất chấp thời gian, tuổi tác "Dù là tuổi hai mươi/Dù là khi tóc
bạc" lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt.Điệp từ "dù" > lời tự nhắc trong hoàn
cảnh nào cũng cống hiến hét mình. Ước muốn ấy còn được nhà thơ thể hiện =
hình ảnh thơ sáng đẹp, 1 giọng văn thủ thỉ tâm tình, tha thiết .
Bài 4: Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo lập luận diễn dịch hoặc quy nạp triển
khai luận điểm sau: “ Khổ thơ thứ nhất bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh
Hải đã diễn tả những cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên đất trời
xứ Huế”
Học sinh viết đoạn văn, giáo viên và các học sinh khác nhận xét, sửa chữa.
Tiết 3: Ôn luyện : Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
I. Củng cố kiến thức:
1. Khái niệm văn nghị luận về tác phẩm hoặc đoạn trích
2. Các yêu cầu của bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
21
3. Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích
II. Thực hành luyện tập
Bài 1 : Xây dựng dàn bài chung của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện
hoặc đoạn trích
Dàn bài:
a) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

b)Thân bài: Nêu luận điểm chính về ND- NT của TP; phân tích, chứng minh,
đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích.)
c) Kết luận:
Nêu nhận định đánh giá chung của mình về TP truyện (đoạn trích)
Bài 2 : Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long có hai nhân
vật không xuất hiện mà chỉ được nhắc đến qua lời nói của anh thanh niên với
người hoạ sĩ già. Đó là hai nhân vật nào?
Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 12 đến 15 câu phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật
đó trong lao động vì nhân dân, vì đất nước.
Gợi ý.
+Ý thức công vịệc việc, lòng yêu nghề:
- Hoàn cảnh sống và làm việc thật khắc nghiệt.
- Phẩm chất ở chung là lòng yêu nghề, ý thức về công việc.
- Cuộc sống đối với anh là không cô đơn, buồn tẻ, anh có niềm vui khác ngoài
công việc.
+ Sự cởi mở, chân thành, khiêm tốn.
- Anh là người đáng mến, cởi mở chân thành, biết quý trọng tình cảm của mọi
người, khao khát gặp gỡ, trò chuyện với mọi người.
- Biết quan tâm mình và quan tâm tới người khác,có đức tính khiêm nhường.
* Nghệ thuật: Chất trữ tình thể hiện ở ND, câu chuyện, thiên nhiên đẹp, thơ
mộng, đồng thời thể hiện qua cái nhìn của nhân vật.
D.Dặn dò:
- Ôn lại PP cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích), cách
22
làm bào nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
- Viết đoạn văn mở bài và một đoạn phần thân bài cho đề tập làm văn sau :
“Suy nghĩ về truyện ngắn Làng của Kim Lân” .
23
Tháng 3– Tuần 1
NNội

dung:
- Ôn luyện văn bản: Viếng lăng Bác
- Ôn luyện văn bản: Sang thu

A/ Mục tiêu cần đạt
Giúp HS củng cố lại các kiến thức về nội dung, nghệ thuật của bài thơ Viếng
lăng Bác, Sang thu
- Rèn kĩ năng cảm thụ thơ hiện đại
B.Chuẩn bị:
- GV: Giáo án.
- HS : Ôn lại bài
C. NỘI DUNG
Tiết 1+ 2: Ôn luyện vb Viếng lăng Bác
I/ Củng cố kiến thức
1.Tác giả: SGK
2.Tác phẩm
Hoàn cảnh sáng tác
-Bố cục
-Mạch cảm xúc
3.Nội dung: Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ đối với Bác
Hồ trong một lần từ miền Nam ra thăm lăng Bác.
4.Nghệ thuật:
- Giọng điệu trang trọng và tha thiết
- Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp và gợi cảm
- Ngôn ngữ bình dị, cô đúc
II/ Luyện tập
BT1. Trong bài thơ Viếng lăng Bác có nhiều hình ảnh ẩn dụ đặc sắc. Em hãy
chép lại một câu thơ có chứa hình ảnh ẩn dụ và nêu ý nghĩa của hình ảnh ẩn dụ
đó?
BT2. Em hãy phân tích khổ thơ đầu của bài thơ?

24
Gợi ý:
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác :Câu thơ như một lời tâm sự, từ ngữ dung dị,
tự nhiên, cách xưng hô thân mật, gần gũi, giọng điệu cảm xúc
- Từ “con” thân thương vốn là cách xưng hô thông thường của đồng bào miền
Nam. -> thái độ thành kính, gợi lên cảm xúc mãnh liệt
- Từ “thăm” thay cho từ “viếng”: kìm nén đau thương nói tránh - khẳng định
Bác còn sống mãi.
- Ấn tượng đầu tiên sâu sắc về hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác vừa thực vừa
tượng trưng.
Hàng tre:
+ Bát ngát, thẳng hàng (tả thực)
+ Xanh xanh Việt Nam (tượng trưng)
- Xung quanh lăng Bác trồng nhiều tre và trúc. Tre cũng là hình ảnh quen thuộc
là biểu tượng của nhân dân Việt Nam > Hình ảnh hàng tre vừa tượng trưng vừa
thực, gợi tả được sự giản dị, gần gũi nhưng cũng rất thiêng liêng.
BT3: Trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ
Tiết 3: Ôn luyện vb Sang thu
/I/ Củng cố kiến thức
1.Tác giả: SGK
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh sáng tác
- Bố cục
- Mạch cảm xúc
3. Nội dung: Biến chuyển của thiên nhiên lúc giao mùa từ hạ sang thu qua sự cảm
nhận tinh tế của nhà thơ
4. Nghệ thuật:
- Hình ảnh thiên nhiên được gợi tả bằng nhiều cảm giác tinh nhạy
- Ngôn ngữ chính xác, gợi cảm
II/ Luyện tập

BT1. Viết đoạn văn diễn dịch ( 12-15 câu ) triển khai câu chủ đề sau: “ Khổ thơ
đầu bài thơ Sang thu đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến
25

×