Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt tổ chức học thuật tại các trường Đại học Việt Nam Financial Autonomy and Organizational Autonomy in Vietnamese Universities

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160 KB, 7 trang )

Tự chủ về mặt tài chính và tự chủ về mặt tổ chức học thuật
tại các trường Đại học Việt Nam
Financial Autonomy and Organizational Autonomy in Vietnamese Universities
TS. Nguyễn Hoàng Tiến

Đại học Quốc tế Sài Gòn
Dr Nguyen Hoang Tien
Saigon International University

0708741048
Tóm tắt: Đổi mới cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học, tiến tới quản trị và tự chủ
đại học là yêu cầu cấp thiết trong đổi mới giáo dục Đại học Việt Nam. Trên thế giới,
mô hình tự chủ được nhìn nhận là phương thức quản trị đại học tiên tiến nhằm cải thiện
và nâng cao chất lượng đào tạo. Ở Việt Nam, trong thời gian qua, vấn đề tự chủ trong
giáo dục Đại học đã có nhiều kết quả thay đổi tích cực. Bài nghiên cứu này nhằm tìm
hiểu các kinh nghiệm trong tiến trình tự chủ tài chính đại học tại các cơ sở giáo dục Đại
học trong nước và thế giới. Với việc tìm hiểu một số kinh nghiệm về tự chủ tài chính
tại các quốc gia: Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, cùng với một số cơ sở giáo dục Đại học trong
nước đã tiến hành tự chủ trong thời gian qua, từ đó đưa ra một số bài học kinh nghiệm
cho các cơ sở giáo dục Đại học hiện nay để đẩy nhanh q trình tự chủ đại học.
Từ khóa: Tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức, cơ chế tự chủ, giáo dục đại học, tự chủ đại
học, đổi mới quản lý.
Summary: Reforming the autonomy mechanism of higher education institutions,
towards governance and university autonomy is an urgent requirement in reforming
higher education in Vietnam. In the world, the autonomy model is recognized as an
advanced method of university management to improve and improve the quality of
training. In Vietnam, in recent years, the issue of autonomy in higher education has had
many positive changes. This paper aims to explore experiences in the process of
university financial autonomy at domestic and international higher education
institutions. With the study of some experiences of financial autonomy in the countries
of the United States, South Korea and France, along with a number of domestic higher


education institutions, have conducted autonomy in recent years, thereby bringing
There are a number of lessons learned for higher education institutions today to
accelerate the process of university autonomy.
Keywords: Financial autonomy, organizational autonomy, autonomy mechanism,
higher education, university autonomy, management innovation.
1. Tự chủ về tài chính và tự chủ về tổ chức học thuật của các trường Đại học
trên thế giới.
Tự chủ về tài chính
Tiến trình tự chủ tài chính nói riêng và tự chủ đại học nói chung là con đường để
các quốc gia chuyển đổi cơ chế quản lý hệ thống giáo dục đại học từ mơ hình nhà nước
điều hành thành mơ hình nhà nước giám sát. Tiến trình này chủ yếu diễn ra ở các quốc
gia châu Á có hệ thống giáo dục đại học vận hành theo mơ hình nhà nước điều hành với

1


những bước đi mạnh mẽ hay thận trọng tùy theo bối cảnh cụ thể. Những quốc gia có
chuyển đổi tự chủ mạnh từ hơn 20 năm nay ở châu Á bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản
và Malaysia…
Nhìn chung, phương pháp tiếp cận đối với tự chủ tài chính đại học của tại các
quốc gia châu Á có nhiều nét tương đồng với các quốc gia phát triển ở châu Âu và châu
Đại Dương. Đối với các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, động
lực để chính phủ triển khai tự chủ tài chính là thúc đẩy các trường đại học đa dạng hóa
nguồn thu từ tư nhân để hỗ trợ cho hoạt động chung của trường đại học bên cạnh các
gói tài trợ cơng có chủ đích, giảm dần các tài trợ thường xuyên và nâng cao khả năng
quản lý tài chính của trường đại học hiệu quả hơn.
Một trong những chính sách được các quốc gia châu Á áp dụng rộng rãi để
khuyến khích, thúc đẩy tự chủ tài chính là thắt chặt ngân sách chính phủ tài trợ cho các
trường đại học, mà thay vào đó là dụng các gói tài trợ hướng vào các mục tiêu cụ thể.
Nhật Bản và Trung Quốc là những nơi áp dụng chính sách này. Ở Nhật Bản, trong giai

đoạn 2004-2009, tỷ lệ nguồn tài trợ của chính phủ trên tổng nguồn thu của đại học
Hiroshima giảm từ 49,6% xuống còn 38,6%, nguồn thu từ các khoản phí đã chiếm 60%
nguồn thu của các trường đại học tư nhân. Trong khi đó, nguồn tài trợ của chính phủ
chỉ cịn chiếm 12%.
Ở châu Âu, ngoại trừ đảo Síp, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia còn lại trong
EU đều nhận được nguồn ngân sách cơ bản từ chính phủ dưới hình thức gói tài trợ phục
vụ cho một số hoạt động của trường đại học như giảng dạy, quản trị và nghiên cứu khoa
học. Các gói tài trợ này thường có thời hạn một năm, một số trường hợp ngoại lệ có thời
hạn lâu hơn như Áo (ba năm) và Luxembourg (bốn năm). Bên cạnh đó, nguồn ngân
sách tài trợ này còn được điều chỉnh tùy thuộc vào việc trường đại học đạt các chỉ tiêu
hoạt động hàng năm hay không, chẳng hạn như nguồn tài trợ của Anh và Estonia phụ
thuộc vào việc trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh hoặc tốt nghiệp hàng năm.
Trong khi đó, ở một số quốc gia khác thì các gói tài trợ được quy định chỉ phục
vụ cho những lĩnh vực cụ thể của trường đại học; chẳng hạn như giảng dạy và nghiên
cứu ở Iceland và Thụy Điển, lương và chi phí hoạt động ở Bồ Đào Nha, đầu tư, lương
và chi phí hoạt động ở Pháp. Hoặc như trường hợp của Cộng hịa Séc, chính phủ quy
định 80% gói tài trợ phải sử dụng cho mục đích giảng dạy và 20% còn lại cho các hoạt
động nghiên cứu và phát triển. Như vậy, có thể thấy rằng chính phủ vẫn giữ vai trị kiểm
sốt mục đích, lĩnh vực mà các trường đại học sử dụng gói tài trợ, hoặc quy định việc
phân bổ gói tài trợ của các trường đại học, nhưng điểm tiến bộ là gói tài trợ này gắn với
kết quả hoạt động của trường.
Các trường đại học Trung Quốc tìm kiếm các nguồn thu tư nhân từ cựu sinh viên,
tài trợ của xã hội, học phí và hợp đồng nghiên cứu khoa học. Các trường đại học tại
Indonesia được tự do tìm kiếm các nguồn thu khác như thu từ học phí, hoạt động tư
vấn, liên kết với doanh nghiệp. Với Nhật Bản, vào năm 2004, các trường đại học quốc
gia được chuyển đổi thành các công ty cổ phần đại học quốc gia.
Tự chủ về tổ chức học thuật:
Trên thế giới, tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học. Các nghiên
cứu về các mơ hình quản trị đại học trên thế giới thường tập trung vào mối quan hệ giữa
Nhà nước và cơ sở giáo dục đại học cho thấy mức độ tự chủ - thể hiện ở mức độ kiểm

soát của Nhà nước đối với cơ sở giáo dục Đại học ở các quốc gia rất khác nhau, chịu
ảnh hưởng của thể chế chính trị, hình thái lịch sử, kinh tế, xã hội khác nhau. Báo cáo

2


tổng quan về xu thế quản trị đại học trên thế giới của World Bank 2008, khái qt bốn
mơ hình quản trị đại học với các mức độ tự chủ khác nhau, từ mơ hình Nhà nước kiểm
sốt hồn tồn như ở Malaysia, đến các mơ hình bán tự chủ như ở Pháp và New Zealand,
mơ hình bán độc lập ở Singapore và mơ hình độc lập ở Anh và Úc. Mặc dầu vậy, trong
mơ hình Nhà nước kiểm sốt thì cơ sở giáo dục Đại học vẫn được hưởng một mức độ
tự chủ nhất định vì những lý do tài chính và thực tiễn, Nhà nước khơng thể kiểm soát
được tất cả các hoạt động của cơ sở giáo dục Đại học. Bên cạnh đó, ngay trong mơ hình
độc lập thì vẫn có những mặc định ngầm về quyền của Nhà nước nắm giữ một số kiểm
soát về mặt chiến lược và có quyền u cầu tính giải trình cao ở các cơ sở giáo dục Đại
học.
Một nguyên lý cơ bản đằng sau tự chủ đại học là các cơ sở giáo dục Đại học sẽ
vận hành tốt hơn nếu họ được nắm vận mệnh của chính mình. Tự chủ sẽ tạo động lực
để họ đổi mới nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động của mình, đồng thời cũng
làm tăng tính cạnh tranh giữa các cơ sở giáo dục Đại học, tạo điều kiện để đa dạng hóa
các hoạt động giáo dục. Ví dụ như Nhật Bản thông qua Đạo luật Hiệp hội Đại học Quốc
gia năm 2003 trao quyền tự chủ về mặt pháp lý cho tất cả các trường đại học với quyền
lực nhiều hơn cho Giám đốc/Hiệu trưởng và Ban quản trị trường. Năm 2005, Singapore
cũng thông qua một luật tương tự trao quyền tự chủ cho 3 trường đại học của nước này.
Gần đây, bang Nord Rhein-Westfalia, Đức cũng trao quyền tự quyết định cho 33 trường
đại học trong việc tuyển dụng các giáo sư và các khóa đào tạo của trường.
Bên cạnh việc các nước ở các khu vực khác nhau có mức độ tự chủ đại học khác
nhau, ở trong cùng một quốc gia, mức độ tự chủ giao cho các cơ sở giáo dục Đại học
có thể cũng rất khác nhau tùy theo tính chất, chất lượng của các cơ sở giáo dục Đại học
đó. Ở một số nước phát triển trên thế giới, vẫn tồn tại song song các trường đại học

được trao quyền tự chủ tuyệt đối và các trường vẫn phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của
Nhà nước.
2. Tự chủ tài chính và tự chủ tổ chức trong các trường đại học tại Việt Nam: Cơ
hội và thách thức.
Cơ hội
Cơ chế tự chủ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho các trường đại học,
góp phần cải thiện nâng cao chất lượng đào tạo. Cơ chế tự chủ sẽ thúc đẩy các trường
đại học nâng cao hiệu quả hoạt động , khuyến khích các trường làm tốt hơn các nhiệm
vụ, sứ mạng của mình, giảm được thời gian và các chi phí vơ ích.
+ Về huy động vốn : các trường được vay vốn từ các tổ chức tín dụng, huy động vốn
của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động
sự nghiệp.
+ Về mở rộng và khai thác, phát triển nguồn thu: các trường đã mở rộng quy mơ, đa
dạng hóa các ngành nghề , cấp bậc đào tạo với nhiều hình thức đào tạo tập trung, đào
tạo từ xa, một số trường lớn đã mời chuyên gia nước ngoài tham gia giảng dạy tại trường
hoặc tổ chức liên kết với nước ngoài để mở trường , mở khoa, các trường đã có nhiều
giải pháp để quản lý nội bộ , thực hành tiết kiệm chi phí như xây dựng các tiêu chuẩn ,
hệ số quy đổi giờ giảng lý thuyết, thực hành thực tập ... đã góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động của đơn vị.
+ Về thu nhập tăng thêm của người lao động: các trường đã đổi mới hoạt động, thực
hành tiết kiệm chống lãng phí tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động. Điều này góp

3


phần tạo động lực để cán bộ viên chức nhà trường yên tâm tập trung vào công việc
giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục, tăng nguồn thu
từ các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, tư vấn, các hợp đồng có
tính thương mại… Như vậy, sẽ củng cố được lịng tin, uy tín của nhà trường, thu hút
thêm sinh viên, tạo cơ hội liên kết, hợp tác đào tạo với các cơ sở trong và ngoài nước.

Thách thức:
Cơ chế tự chủ tài chính mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các trường đại học
cơng lập, nhưng bên cạnh đó cũng có thể xảy ra những tác động tiêu cực như:
- Mục tiêu xã hội của giáo dục đại học có thể bị ảnh hưởng: Nếu những quy định trong
cơ chế không đảm bảo được sự minh bạch, chặt chẽ, để xảy ra việc quá đề cao quyền tự
chủ tài chính nhưng khơng làm rõ trách nhiệm, biện pháp quản lý đi kèm thì có thể gây
tổn hại nghiệm trọng đến sự thống nhất, sự công bằng và tiến bộ xã hội. Điều này dễ
tạo ra cơ chế khuyến khích các trường bỏ qua trách nhiệm xã hội mà chỉ tập trung vào
việc cung ứng các dịch vụ đáp ứng cho những người có khả năng chi trả, làm cho người
nghèo mất đi cơ hội sử dụng dịch vụ giáo dục đại học.
- Đặc biệt là các trường áp dụng biện pháp tăng học phí để tăng nguồn thu.
- Có thể xảy ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các trường có cùng ngành nghề,
nội dung đào tạo: Nguyên nhân là muốn thu hút người học, các trường thường đưa ra
những ưu đãi khác nhau, trong đó có biện pháp giảm học phí… Khi cắt giảm học phí sẽ
làm các trường thiếu hụt nguồn thu, bắt buộc phải cắt giảm thời gian, nội dung, chương
trình đào tạo, cát giảm chi phí dịch vụ đi kèm dẫn đến giảm chất lượng đào tạo.
- Các trường nhỏ, các trường mới thành lập sẽ gặp khó khăn: Bởi vì, các trường này
thường có cơ sở vật chất nhỏ, chưa có uy tín, khó tạo lịng tin với các đối tác và cũng
gặp khó khăn trong việc thu hút người học.
- Có thể làm nảy sinh khuynh hướng các trường chạy theo lợi nhuận, chạy theo nguồn
thu dẫn tới vi phạm các quy định, quy chế giáo dục đại học; Vì nguồn thu, vì lợi nhuận,
một số trường sẽ tăng cường mở rộng quy mô đào tạo tức là tăng số lượng sinh viên,
học viên, tăng số giờ giảng dạy và các hình thức đào tạo nhưng lại buông lỏng quản lý.
Chẳng hạn, nới lỏng tiêu chuẩn đầu vào với người học, dẫn tới chất lượng đầu vào của
sinh viên, học viên thấp, khơng phù hợp với nội dung, chương trình đào tạo làm cho
q trình đào tạo của nhà trường khơng hiệu quả, gây lãng phí.
3. Tự chủ tài chính và tự chủ tổ chức trong các trường đại học tại Việt Nam: thành
tựu và hạn chế.
Thành tựu:
- Về cơ bản các trường Đại học đã xây dựng thành công và phát huy thế mạnh mơ

hình đại học nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực.
- Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài cho phát
triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Tiên phong đổi mới phương pháp đào tạo, xây dựng và phát triển các ngành mới
có tính liên ngành cao, đào tạo bằng kép ngành kép giữa các đơn vị, đi đầu trong
việc giảm quy mơ đào tạo đại học khơng chính quy, tăng quy mô đào tạo sau đại học
trên cơ sở đảm bảo chất lượng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho các bộ, ban, ngành,
địa phương.
- Đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước nhờ nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động Khoa học – Công nghệ, đạt được một số kết quả

4


tầm cỡ quốc tế, tăng số lượng đề tài, nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học tiếp
cận trình độ quốc tế; nghiên cứu Khoa học – Cơng nghệ có những đóng góp quan
trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước; gắn kết nghiên cứu khoa học và
đào tạo để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học góp phần
quan trọng trong việc đào tạo chất lượng cao, dẫn đầu về nghiên cứu khoa học sinh
viên.
- Góp phần nâng cao uy tín quốc tế và vị thế của giáo dục đại học Việt Nam trên
trường quốc tế.
- Hiện đại hoá trang thiết bị, tiên phong xây dựng thành công một số nhóm nghiên
cứu/phịng thí nghiệm đạt trình độ quốc tế.
- Chủ động thực hiện một cách sáng tạo chủ trương, đường lối, các nghị quyết, quyết
định, chỉ thị của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo.
Hạn chế:
Việc thực hiện tự chủ của các trường đại học ở Việt Nam đã đạt được các kết
quả khả quan, tuy nhiên, quá trình này cũng gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định.
Thứ nhất, hiện nay, nhiều quy định văn bản pháp lý chưa kịp thời thay đổi để hỗ

trợ cho các trường đại học tự chủ. Nghị quyết 77/NQ-CP về thí điểm đổi mới cơ chế
hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017 của Chính
phủ chỉ mới là thí điểm nên các văn bản pháp luật chưa kịp thay đổi. Dưới góc độ quản
lý tại các trường đại học cơng lập, do sự thiếu định hướng từ các cơ quan quản lý nhà
nước cho nên bản thân các trường khá lúng túng trong việc xây dựng tầm nhìn chiến
lược.
Thứ hai, nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục đại học còn hạn
chế, cơ chế phân bổ ngân sách vẫn mang tính bình qn giữa các trường đại học cơng
lập, chưa gắn với các tiêu chí phản ánh chất lượng và kết quả đầu ra. Điều này dẫn đến
tình trạng thiếu động lực cạnh tranh giữa các trường đại học. Đối với các trường thuộc
khu vực miền Trung, có nhiều sinh viên thuộc diện chính sách đến học, chiếm từ 20%
– 30% tổng số sinh viên, được Nhà nước miễn, giảm học phí, nhưng Nhà nước lại khơng
cấp bù kinh phí này cho trường.
Thứ ba, do nguồn ngân sách được cấp là nguồn thu chủ yếu và phụ thuộc rất lớn
vào quy mô hay cụ thể hơn là số lượng sinh viên đầu vào của trường, do vậy, để gia
tăng ngân sách chỉ có thể có được khi tăng quy mô sinh viên. Khi quy mô sinh viên tăng
nhanh hơn so với sự gia tăng số lượng giảng viên, đồng thời để tiết kiệm chi phí, một
số trường thực hiện việc ghép lớp làm tăng sỹ số sinh viên, điều này ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng đào tạo.
Thứ tư, mặc dù việc cải cách, đổi mới chính sách học phí, lộ trình tăng học phí
của các trường đại học trong thời gian qua đã được thực hiện theo Nghị định số
49/2010/NĐ-CP, ngày 15-5-2010, của Chính phủ cho giai đoạn 2010 – 2015 và Nghị
định số 86/2015/NĐ-CP từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021, tuy nhiên,
việc thực hiện cải cách này vẫn cịn nhiều hạn chế về việc phân loại nhóm ngành, mức
học phí vẫn cịn thấp, chưa phù hợp với chi phí đào tạo thực tế của các nhóm ngành và
các loại hình đào tạo bậc đại học.
Thứ năm, việc trao quyền tự chủ cho các trường đại học tại nước ta trong thời
gian qua có thể nói vẫn chưa được thực hiện một cách triệt để và đầy đủ.
Thứ sáu, đội ngũ giảng viên của các trường hầu hết còn trẻ, nhiều giảng viên
chưa chịu khó cập nhật thơng tin.


5


4. Giải pháp và kiến nghị
Để thực hiện tự chủ ĐH, làm đòn bẩy nâng cao chất lượng đào tạo và năng lực
sáng tạo khoa học – công nghệ của các trường, trên cơ sở đó, áp dụng một số giải pháp
cấp bách sau:
4.1. Nhóm giải pháp về thể chế
Tập trung sửa đổi Luật GD và Luật GDĐH, từ đó rà soát, sửa đổi, bổ sung các
văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để tạo điều kiện thực hiện tự chủ ĐH. Cần
làm rõ trách nhiệm giải trình của các trường, phân biệt trường hoạt động vì mục đích
lợi nhuận và khơng vì mục đích lợi nhuận để các trường hoạt động khơng vì mục đích
lợi nhuận có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực của Nhà nước. Theo quan
điểm của chúng tôi, những trường hoạt động theo nguyên tắc doanh nghiệp – quyết định
dựa theo tỷ lệ phiếu của cổ đông và chia lợi tức cho cổ đơng dưới bất kỳ hình thức nào
– đều là trường hoạt động vì mục đích lợi nhuận.
4.2. Nhóm giải pháp thực hiện tự chủ về tổ chức – nhân sự
Nghiên cứu, giải quyết mối quan hệ giữa hội đồng trường (hội đồng quản trị) với
tổ chức, cá nhân có liên quan, trước hết là với Đảng ủy ở trường công lập và nhà đầu tư
ở trường tư thục, để hội đồng có đủ năng lực và thực quyền quyết định các vấn đề của
nhà trường. Bãi bỏ cơ chế “Bộ chủ quản”, các trường ĐH chỉ chịu sự quản lý nhà nước
của Bộ GD-ĐT. Các trường cần xây dựng, công bố và thực hiện tiêu chuẩn cán bộ quản
lý và giảng viên, quy chế tuyển dụng, làm việc, đề bạt cán bộ quản lý và giảng viên để
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên.
4.3. Nhóm giải pháp thực hiện tự chủ về học thuật
Cùng với việc đổi mới kỳ thi tốt nghiệp phổ thông theo hướng thể hiện yêu cầu
phân loại học sinh rõ hơn làm cơ sở tuyển sinh ĐH, cần tổng kết và kết thúc hình thức
thi “ba chung” để các trường tự quyết định việc tuyển sinh của mình (xét tuyển hay thi
tuyển, thi tuyển độc lập hay liên kết với một số trường khác). Các trường xây dựng và

công bố chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, chú trọng chuẩn ngoại ngữ trước mắt
ngang với yêu cầu của các trường ĐH hàng đầu trong khu vực ASEAN; gắn kết chặt
chẽ với đơn vị sử dụng lao động; thực hiện sàng lọc mạnh để đảm bảo chất lượng đào
tạo.
4.4. Nhóm giải pháp thực hiện tự chủ về tài chính
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thực hiện tự chủ đại học và thí điểm tự chủ về tài
chính, tiếp tục mở rộng yêu cầu thí điểm và số trường thí điểm để sớm có kết luận về
vấn đề này. Ngay cả các cơ quan trong hệ thống lập pháp và tư pháp cũng có quyền tự
chủ nhất định: Cơ quan lập pháp ở đơn vị hành chính cấp trên có quyền hướng dẫn
nhưng không bổ nhiệm cấp dưới; cơ quan lập pháp ở cấp dưới được ban hành văn bản
quy pháp luật không trái với văn bản quy phạm pháp luật của cấp trên. Cơ quan tư pháp
ở đơn vị hành chính cấp trên có quyền hướng dẫn nhưng khơng bổ nhiệm cấp dưới, mỗi
cấp đều có quyền xét xử độc lập theo quy định của pháp luật.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Tiến Đạt (2004) “Kinh nghiệm và thành tựu phát triển giáo dục và đào tạo
trên thế giới”, Tập 1, NXB Giáo dục, 2004, tr 317.

6


2. />3. Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam (2017), “Tự chủ đại học cơ hội và
thách thức”, NXB Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2017.
4.
/>5. Nguyễn Trường Giang, Đổi mới cơ chế tài chính đối với các cơ sở giáo dục đại học
gắn với nâng cao chất lượng đào tạo, thực hiện mục tiêu công bằng và hiệu quả, Bộ Tài
chính, 2013.

7




×