Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ví dụ và phân tích khoản 5 6 7 8 Điều 11 Luật Cạnh tranh 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.62 KB, 5 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Mơn: LUẬT CẠNH TRANH
Nhóm: HLM GROUP
Lớp: TM42A2

Đề tài: Cho ví dụ và phân tích Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 11 Luật
cạnh tranh 2018
Mai

Danh sách thành viên:
Họ và tên
Nguyễn Thị Bích Hồng
Nguyễn Mai Lan Hương
Cao Hồ Ngọc Linh
Mai Hoàng Trúc Linh
Nguyễn Hoàng Hà Linh
Huỳnh Ngọc Loan
Lê Thị Bích Loan
Nguyễn Thị Thu Mai
Nguyễn Văn Minh
Nguyễn Thị Mỹ Mỹ

Mã số sinh viên
1753801011066
1753801011069
1753801011097
1753801011101
1753801011103
1753801011106


1753801011107
1753801011113
1753801011115
1753801011121


Đề: Cho ví dụ và phân tích các Khoản 5-8 Điều 11 Luật cạnh tranh 2018.
Câu 1. Ví dụ Khoản 5 Điều 11: Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, khơng cho doanh
nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
Công ty phát thanh cáp Atys và Công ty phát thanh cáp Seco, là hai nhà cung cấp hệ
thống cáp duy nhất tại Việt Nam. Họ thường thu phí sử dụng truyền hình cáp của người
dân địa phương là 300000 đồng /tháng và những người dân ngoài địa phương là 400000
-500000 đồng/tháng.
Tuy nhiên, từ giữa năm 2003, công ty phát thanh cáp Hachi cũng được cho phép cung cáp
hệ thống cáp tại địa phương này. Mặc dù giá thu phí của Cơng ty Hachi giống với Atys và
Seco. Nhưng do công ty Hachi tiếp cận với nền khoa học tiên tiến hơn nên chất lượng về
hệ thông cáp của họ tốt hơn. Nên nhiều người dân đã dùng cáp của Công ty Hachi đe dọa
đến lợi nhuận của Công ty Atys và Seco.
Vì vậy, Atys và Seco đã ký thỏa thuận với nhau để ngăn cản sự phát triển của Công ty
phát thanh cáp Hachi bằng cách kêu gọi khách hàng tẩy chay Công ty Hachi đồng thời cả
hai Cơng ty Atys à Seco cùng giảm giá phí sử dụng truyền hình cáp cho người dân và có
những khuyến mãi đặc biệt nhằm thu hút khách hàng.
Trươc tình hình trên Công ty phát thanh cáp Hachi đã không trụ được dẫn đến phá sản
vào đầu năm 2015. Sau khi Cơng ty Hachi phá sản thì cơng ty phát thanh cáp Atys và
Công ty phát thanh cáp Seco lại tăng giá tiền sử dụng truyền hình cáp giống như trươc
đây(300000 đồng/tháng và những người dân ngoài địa phương là 400000-500000
đồng/tháng).
Chủ thể : Công ty phát thanh cáp Atys và Công ty phát thanh cáp Seco
Hành vi: Cản trở cạnh tranh của Công ty phát thanh cáp Hachi bằng cách: Atys và Seco
đã thỏa thuận với nhau sẽ ngăn cản sự phát triển của Công ty phát thanh cáp Hachi bằng

cách kêu gọi khách hàng tẩy chay Công ty Hachi đồng thời cả hai Công ty Atys à Seco
cùng giảm giá phí sử dụng truyền hình cáp cho người dân và có những khuyến mãi đặc
biệt nhằm thu hút khách hàng.
Hậu quả: Làm giảm cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, công ty phát thanh cáp Hachi đã
không trụ được dẫn đến phá sản vào đầu năm 2015.
2. Ví dụ Khoản 6 Điều 11: Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp
không phải là các bên tham gia thỏa thuận


Ví dụ: 5 cơng ty (A, B, C, D, E) sản xuất bột giặt ký một Bản thỏa thuận. Bản thỏa thuận
này có những nội dung chính là
- Khơng thực hiện mọi giao dịch với công ty F – một công ty sản xuất bột giặt mới gia
nhập thị trường và nhận được sự ủng hộ ban đầu của khách hàng
- Tích cực quảng bá, kêu gọi khách hàng sử dụng sản phẩm của 5 công ty này
- Kêu gọi những đại lý, nhà phân phối chấm dứt, không giao dịch với công ty F
- Thống nhất hạ giá thành thấp hơn sản phẩm của công ty F 15%
Bản thỏa thuận này nhằm mục đích khiến cho cơng ty F rút lui khỏi thị trường bột giặt
(loại bỏ).
Sau một khoản thời gian, 5 công ty trên thực hiện bản thỏa thuận thì cơng ty F dần mất
thị phần và khơng thể tiếp tục cạnh tranh trong thị trường bột giặt và rút lui khỏi thị
trường.
Phân tích
 Chủ thể: 5 cơng ty A, B, C, D, E
 Đối tượng tác động: công ty F – công ty không tham gia thỏa thuận
 Hành vi: 5 công ty đã thống nhất thực hiện 2 hành vi

– Thống nhất không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận; và
– Thống nhất thực hiện thêm các hành vi:
+ Kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình khơng giao dịch với doanh nghiệp không
tham gia thỏa thuận;

+ Yêu cầu, dụ dỗ các nhà phân phối, các nhà bán lẻ đang giao dịch với mình chấm
dứt mua, bán hàng hố, của doanh nghiệp khơng tham gia thỏa thuận;
+ Bán hàng hóa với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận (công
ty F) phải rút lui khỏi thị trường liên quan.
 Hậu quả: Công ty F không tham gia thỏa thuận đã bị loại bỏ khỏi thị trường

3. Ví dụ Khoản 7 Điều 11: Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, cơng nghệ, hạn
chế đầu tư
Anh K có truyền thống gia đình trồng cà phê lâu năm và cũng là người hay tìm tịi về kỹ
thuật, máy móc nên qua 3 năm nghiên cứu K tự sáng chế máy sấy cà phê cỡ nhỏ dùng
cho hộ gia đình (sấy được nhiều nhất 1 tấn) có thể giữ được chất lượng của hạt cà phê


sau khi qua xử lý về độ thơm và hạn chế hạt hư hỏng, thời gian sấy khoảng hơn 10
tiếng/mẻ. Anh K sau thời gian nộp hồ sơ thì được cấp bằng sáng chế cho máy của mình.
Tuy nhiên, anh K lại không biết cách quảng cáo và nhân rộng sản phẩm của mình do
khơng có nhiều điều kiện (chi phí, xưởng,...). Biết được điều này, 2 cơng ty sản xuất máy
nông nghiệp M và N đã thỏa thuận mua lại sáng chế của anh K, đã chi với giá cao để mua
nhưng không sử dụng.
Chủ thể: 2 công ty sản xuất máy nông nghiệp M và N
Hành vi: Thỏa thuận mua lại sáng chế về máy sấy cà phê của anh K và thống nhất với
nhau không sử dụng sáng chế đó à Đây là hành vi thỏa thuận hạn chế phát triễn kỹ thuật.
Hậu quả: Cản trở cạnh tranh đối với các đối thủ sản xuất máy nông nghiệp vì họ có thể
mua lại sáng chế của anh K sản xuất hàng loạt và bán cho người tiêu dùng cạnh tranh với
máy do M và N sản xuất. Bên cạnh đó, người tiêu dùng có nhu cầu khơng được sử dụng
thành quả kỹ thuật mà anh K sáng chế.
4. Ví dụ Khoản 8 Điều 11: Thỏa thuận áp đặt hoặc ấn định điều kiện ký kết hợp
đồng mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp khác hoặc thỏa thuận
buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối
tượng của hợp đồng.

Ví dụ:
A, B, C là các doanh nghiệp cùng kinh doanh bánh trung thu, D là đại lý phân phối của cả
A, B, C. Thấy hàng hóa của doanh nghiệp C được tiêu thụ mạnh, A và B lo lắng rằng thị
phần của mình bị đe dọa nên đã bắt tay nhau để ký thỏa thuận ấn định điều kiện ký kết
hợp đồng với đại lý D buộc D khơng được bán bánh trung thu của C nữa. Vì sợ cả A và B
không tiếp tục cung cấp hàng cho mình nên đại lý D buộc đồng ý. Hậu quả doanh nghiệp
C bị tổn thất nặng nề do bị giảm nguồn đầu ra của hàng hóa. Dẫn đến làm cản trở công
việc kinh doanh của C trên thị trường. Làm giảm sức ép và cản trở cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp.
Phân tích
Chủ thể: A và B thống nhất bắt tay nhau để áp đặt đại lý D không được bán hàng cho C
Hành vi: doanh nghiệp A và B đã ký thỏa thuận buộc D chấp nhận các nghĩa vụ không
liên quan trực tiếp đến hợp đồng. Cụ thể, A và B lo lắng rằng thị phần của mình bị đe
dọa nên đã bắt tay nhau để ký thỏa thuận ấn định điều kiện ký kết hợp đồng với đại lý D


buộc D không được bán bánh trung thu của C nữa. Vì sợ cả A và B khơng tiếp tục cung
cấp hàng cho mình nên đại lý D buộc đồng ý.
Hậu quả: Doanh nghiệp C bị giảm đầu ra của hàng hóa và tổn thất nặng nề. Làm giảm
sức ép và cản trở cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.

.



×