TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN
Môn: Triết học Mác - Lênin
ĐỀ 1: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức. Liên hệ và đánh giá việc giải
quyết mối quan hệ này trong thực tiễn đời sống sinh viên hiện
nay ( trong lựa chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp, trong
tình bạn, tình yêu…)
Hà Nội 2022
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................2
NỘI DUNG..................................................................................3
Phần 1: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin
về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.......4
1.1 Vật chất, ý thức............................................................4
1.1.1 Vật chất là gì?...............................................................4
1.1.1.1 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật cũ (trước Mác) về
vật chất...............................................................................4
1.1.1.2 Quan niệm của triết học Mác – Lenin về vật chất...4
1.1.1.3 Các hình thức tồn tại của vật chất.........................5
1.1.2 Ý thức là gì ?.................................................................6
1.2 Phân tích mối quan hệ giữa vật chất, ý thức...........7
1.2.1 Vật chất quyết định ý thức..........................................7
1.2.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại
vật chất..................................................................................9
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận.........................................10
Phần 2: Liên hệ và đánh giá việc giải quyết mối quan hệ
biện chứng giữa vật chất và ý thức trong thực tiễn đời
sống sinh viên hiện nay ( trong lựa chọn ngành học, định
hướng nghề nghiệp trong tình bạn, tình yêu…).............11
KẾT LUẬN................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................16
Hà Nội 2022
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay, vai trò của sinh viên càng nổi bật vì đây là tầng lớp
nịng cốt, quan trọng và trân quý trong công cuộc xây dựng đất
nước. Nhất là trong thời điểm đất nước ta đang tiến vào cuộc
Cách mạng Công nghệ 4.0 làm cho tri thức được vốn hóa, thâm
nhập sâu vào nền sản xuất vật chất, vào mọi “ngõ ngách” của
đời sống con người, làm thay đổi lực lượng sản xuất và quan hệ
sản xuất. Q trình này diễn ra nhanh chóng trong thời gian
ngắn và làm biến đổi nhiều đặc điểm văn hóa, lối sống của con
người ở nhiều quốc gia - dân tộc, trong đó có Việt Nam. Tất cả
những điều đó đã và đang tác động rất mạnh vào suy nghĩ,
hành động của sinh viên Việt Nam hiện nay - đối tượng sinh ra
và lớn lên trong thời kì đổi mới và có những thay đổi, chuyển
biến vơ cùng mạnh mẽ của xã hội
Bài tiểu luận này sẽ trình bày khái quát quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng của vật chất và ý
thức cũng như ý nghĩa của phương pháp luận để từ đó có thể
liên hệ, đánh giá về việc sinh viên hiện nay đã vận dụng và giải
quyết mối quan hệ này trong đời sống thực tiễn như thế nào
(trong lựa chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp, trong tình
bạn, tình yêu, …)
3
Thơng qua bài tiểu luận , người đọc sẽ có căn cứ khoa học
để nhận thức được mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để giải
thích được hành vi và thấu hiểu lối suy nghĩ của sinh viên thời
nay . Qua đó, mỗi người cũng nhận thức rõ hơn về suy nghĩ, lối
hành xử, cách giải quyết vấn đề của các sinh viên.
NỘI DUNG
Phần 1: Phân tích quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện
chứng giữa vật chất và ý thức
Để phân tích được quan điểm của Mác – Lenin về mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức thì trước tiên ta phải hiểu và phát biểu được khái niệm về vật
chất và ý thức.
1.1 Vật chất, ý thức
1.1.1 Vật chất là gì?
1.1.1.1 Quan niệm của chủ nghĩa duy vật cũ (trước Mác) về vật chất
Chủ nghĩa duy vật trước Mác có rất nhiều định nghĩa về vật chất, trong đó nổi
lên các định nghĩa điển hình sau đây:
Thời kỳ cổ đại: đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể
- Phương Đông:
4
⇒ Quan niệm vật chất thời cổ đại là những suy luận phỏng đốn, khơng chứng
minh, mang tính trực quan.
Thời kỳ cận đại
⇒ Quan điểm vật chất thời kì cận đại mang tính siêu hình, máy
móc. Nhưng là cơ sở cho toàn bộ khoa học tự nhiên nghiên cứu
thế giới.
1.1.1.2 Quan niệm của triết học Mác – Lenin về vật chất
Để đưa ra một quan niệm thực sự khoa học về vật chất, V.I.Lenin đã quan
tâm đến việc tìm kiếm phương pháp định nghĩa cho phạm trù này. Theo
V.I.Lenin, vật chất thuộc loại khái niệm rộng nhất, rộng đến cùng cực, cho nên
khơng thể có một khái niệm nào rộng hơn nữa. Do đó, khơng thể định nghĩa khái
niệm vật chất theo phương pháp thông thường (quy khái niệm cần định nghĩa
vào khái niệm rộng hơn nó rồi chỉ ra những dấu hiệu đặc trưng của nó) mà phải
dùng phương pháp đặc biệt – định nghĩa nó thơng qua khái niệm đối lập với nó
trên phương diện nhận thức luận cơ bản, nghĩa là phải định nghĩa thông vật chất
thông qua ý thức. V.I. Lenin viết: “Không thể đem lại cho hai khái niệm nhận
thức luận này một định nghĩa nào khác ngoài cách chỉ rõ rằng trong hai khái
niệm đó, cái nào được coi là có trước”.
Trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,
V.I.Lenin đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,
được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lai, phản ánh, và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác”. Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất và được coi
là một định nghĩa kinh điển.
- Lenin đòi hỏi phân biệt vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, nó
chỉ ra tất cả những gì tác động đến ý thức của chúng ta, giúp hiểu biết các hiện
tượng.
5
- Vật chất là thực tại khách quan, cái tồn tại hiện thực bên ngồi ý thức và
khơng lệ thuộc vào ý thức.
- Vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại
cho con người cảm giác.
- Vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó.
1.1.1.3 Các hình thức tồn tại của vật chất
Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng vật chất tồn tại bằng vận động, và
vận động của vật chất diễn ra trong khơng gian và thời gian. Vì vậy, vận động,
khơng gian và thời gian là các hình thức tồn tại của vật chất.
- Vận động là sự di chuyển vị trí vật thể trong không gian, thời gian,
nguồn gốc của sự vận động là ở bên ngoài sự vật hiện tương. Vận động là một
thuộc tính cố hữu và là phương thức tồn tại của vật chất, do đó, nó tồn tại vĩnh
viễn, không thể tạo ra và không bị tiêu diệt. Các
Hình thức cơ bản của vận động gồm: vận động cơ học, vật lý, hóa học, sinh học
và xã hội.
- Khơng gian và thời gian là một thuộc tính khách quan của vật chất, gắn
liền với sự vận động của vật chất. Trong đó, khơng gian là hình thức tồn tại của
vật chất xét về mặt quảng tính, sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn
nhau. Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài biểu
diễn, sự kế tiếp của các q trình. Khơng gian và thời gian là hai thuộc tính khác
nhau nhưng khơng thể tách rời nhau của vật chất vận động. Vì vậy, khơng gian
và thời gian có những tính chất sau đây:
Tính khách quan: khơng gian và thời gian là một thuộc tính của vật chất,
tồn tại gắn liền với vật chất vận động. Vật chất tồn tại khách quan, do đó khơng
gian và thời gian cùng tồn tại khách quan.
Tính vĩnh cữu của thời gian và tính vơ tận của không gian, những thành
tựu của vật lý học hiện đại về lĩnh vực vi mô cũng như vũ trụ học ngày càng
xác nhận những tính chất này.
6
Tính ba chiều của khơng gian và tính một chiều của thời gian, tính ba
chiều của khơng gian là chiều dài, chiều rộng và chiều cao. Tính một chiều của
thời gian là chiều từ quá khứ đến tương lai.
1.1.2 Ý thức là gì ?
Các-Mác khẳng định quan điểm duy vật biện chứng về ý thức: “ý niệm
chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc con người và được
cải biến đi ở trong đó”
Chủ nghĩa Mác-Lenin đã khẳng định rằng: “Ý thức là hình ảnh chủ quan
về thế giới khách quan”, xét về nguồn gốc tự nhiên, ý thức chỉ là thuộc tính của
vật chất, mà là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ
óc người.
Theo định nghĩa của Mác-Lenin, ý thức và vật chất là một cặp phạm trù
song song, trong đó đặc trưng bản chất của ý thức là phản ánh thế giới khách
quan một cách năng động, sáng tạo và trong bộ óc con người là hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Nhưng, không phải cứ thế giới khách quan tác
động vào bộ não con người thì sẽ trở thành ý thức, do nhu cầu cải tạo giới tính
tự nhiên của con người quyết định và được thực hiện thông qua hoạt động lao
động vậy nên ý thức là cái vật chất được đem chuyển trong đầu óc con người
và được cải biến đi ở trong đó.
Tính sáng tạo của ý thức được biểu hiện rất phong phú. Trên cơ sở
những gì đã có, ý thức có thể tạo ra những hiểu biết mới về sự vật, có thể hình
dung ra những gì khơng có trong thực tế. Ý thức có thể dự đốn, đốn trước
được tương lai, có thể tạo ra những ảo tưởng, hoang đường, những lý thuyết
khoa học và lý thuyết rất trừu tượng và có tính khái qt cao.
Tuy nhiên, tính sáng tạo ra ý thức là sự sáng tạo ra sự phản ánh, vì ý
thức bao giờ cũng chỉ là sự phản ánh tồn tại.
1.2 Phân tích mối quan hệ giữa vật chất, ý thức
Mối quan hệ giữa vật chất, ý thức được coi là “Vấn đề cơ bản của mọi
triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại”
7
Theo duy tâm thì ý thức quyết định vật chất
Theo duy vật thì vật chất quyết định ý thức
Theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lenin, vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, cịn ý thức tác động tích
cực trở lại vật chất
1.2.1 Vật chất quyết định ý thức.
Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức được thể hiện ở các khía
cạnh:
Thứ nhất, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Vật chất tồn tại khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức
vậy nên vật chất có trước và là tính thứ nhất. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt
động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh hiện thực khách quan nên
ý thức là cái có sau, là tính thứ hai.
Sự vận động của thế giới vật chất trong tự nhiên (bộ óc người và thế
giới khách quan) và vật chất trong xã hội (lao động và ngôn ngữ) là yếu tố
quyết định sự ra đời của ý thức.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung của ý thức.
Ý thức dưới bất kỳ hình thức nào đều là phản ánh hiện thực khách quan.
Ý thức mà trong nội dung của nó chẳng qua là kết quả của sự phản ánh hiện
thức khách quan vào trong đầu óc của con người. Hay nói cách khác, có thể
thế giới hiện thực vận động, phát triển theo những quy luật khác quan của nó,
được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức.
Hoạt động thực tiễn có tính xã hội – lịch sử lồi người là yếu tố quyết
định nội dung mà ý thức phản ánh. “Ý thức khơng bao giờ có thể là cái gì khác
hơn là sự tồn tại được ý thức”. Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới khách quan.
Sự phát triển của hoạt động thực tiễn là động lực mạnh mẽ nhất quyết
định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung của tư duy, ý thức con người
qua các thế hệ.
Thứ ba, vật chất quyết định bản chất của ý thức
8
Hoạt động vật chất có tính cải biến thế giới của con người – là cơ sở để
hình thành, phát triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa
sáng tạo, phản ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
Thứ tư, vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi
của vật chất, vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi
theo.
Vật chất luôn vận động và biến đổi nên con người cũng ngày càng phát
triển cả về thể chất lẫn tinh thần, thì dĩ nhiên ý thức cũng phát triển cả về nội
dung và hình thức phản ánh.
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất, nhưng về
mặt nhận thức luận, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện chứng của V.I.Lenin,
rằng “sự đối lập giữa vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong những
phạm vi hết sức hạn chế: trong trường hợp này chỉ giới hạn trong vấn đề nhận
thức luận cơ bản là thừa nhận cái gì có trước và cái gì là có sau? Ngồi giới
hạn đó, thì khơng cịn nghi ngờ gì nữa rằng sự đối lập đó là tương đối”. Ở đây,
tính tương đối của sự đối lập giữa vật chất và ý thức thể hiện qua mối quan hệ
giữa thực thể vật chất đặc biệt – bộ óc người và thuộc tính của chính nó.
⇒ Ví dụ : Thời xưa, xã hội cịn nghèo khổ, vật chất của cải khơng có, niềm
mong muốn duy nhất chỉ là được ăn no mặc đủ. Bây giờ, khi xã hội phát triển,
kinh tế đi lên cùng với sự hỗ trợ của chính sách xã hội, con người giờ đây
khơng cịn q lo về việc ăn no mặc đủ, họ lại có nhu cầu ăn sang, mặc đồ xịn,
ở trong những ngôi nhà đắt tiền, đi trên những con xe đắt giá. Điều này đã
chứng minh cho việc vật chất thay đổi dẫn đến ý thức thay đổi, vật chất có
trước, ý thức có sau.
1.2.2 Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
Thứ nhất,tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự
phản ánh thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra,
nhưng khi đã ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát
triển riêng, khơng lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất. Ý thức một khi ra
9
đời thì có tính độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức có
thể thay đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó
thường thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất.
Thứ hai, Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt
động thực tiễn của con người. Nhờ hoạt động thực tiễn, ý thức có thể làm biến
đổi những điều kiện, hồn cảnh vật chất, thậm chí cịn tạo ra “thiên nhiên thứ
hai” phục vụ cho cuộc sống của con người. Cịn tự bản thân ý thức thì khơng
thể biến đổi được hiện thực.
Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành
động của con người, nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người
đúng hay sai, thành công hay thất bại.
Tích cực: Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có thể dự báo, tiên đốn
một cách chính xác cho hiện thực, có thể hình thành nên những lý luận định
hướng đúng đắn, từ đó sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội.
Tiêu cực: Khi phản ánh sai lạc, xun tạc hiện thực, ý thức có thể sẽ
kìm hãm sự phát triển của vật chất
Thứ tư, xã hội càng phát triển thì vai trị của ý thức ngày càng to lớn,
nhất là trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã
trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng khơng thể
vượt q tính quy định của nhưng tiền đề vật chất đã xác định, phải dựa vào
các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt động.
Nếu quên điều đó, chúng ta sẽ lại rơi vào vùng bùn của chủ nghĩa chủ quan,
duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh khỏi thất bại trong hoạt
động thực tiễn.
⇒ Ví dụ: - Tích cực: Ln ý thức bản thân ham học hỏi, ngày
đêm mày mị tìm hiểu nguyên lý hoạt động của máy móc từ đó
10
chế tạo ra các công cụ tân tiến phục vụ sản xuất như máy cày,
…
- Tiêu cực: Tập tục bó chân thời xưa với quan niệm cổ
hủ đã làm cho chân của nhiều bé gái bị hoại tử cũng như chết
chỉ vì hủ tục.
1.2.3 Ý nghĩa phương pháp luận
- Phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan kết hợp phát
huy tính năng động chủ quan. Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, mọi
chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu, chúng ta đều phải xuất phát từ thực
tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có, nếu khơng làm
như vậy, chúng ta sẽ phải gánh chịu những hậu quả tai hại khôn lường.
- Nhận thức, cải tạo sự vật hiện tượng, nhìn chung, phải xuất từ chính
bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ bên trong vốn
có của nó. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí, chủ
nghĩa duy vật tầm thường, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa khách quan.
- Phải phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò
nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ động, ỷ lại, ngồi chờ, bảo thủ,
trì trệ, thiếu tính sáng tạo, phải coi trọng vai trị của ý thức. Đồng thời, phải
giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi dưỡng nhiệt tình,
coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên,
đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
- Để thực hiện ngun tắc tơn trọng tính khách quan kết hợp phát huy
tính năng động chủ quan, chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn
các quan hệ lợi ích, phải biết kết hợp hài hịa lợi ích cá nhâ, lợi ích tập thể, lợi
ích xã hội, phải có động cơ trong sáng, thái độ thực sự khách quan, khoa học,
không vụ lợi trong nhận thức và hành động của mình.
Phần 2: Liên hệ và đánh giá việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa
vật chất và ý thức trong thực tiễn đời sống sinh viên hiện nay ( trong lựa
chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp trong tình bạn, tình yêu…)
11
Về cơ sở lý thuyết, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định vai trò quyết
định của vật chất với ý thức đồng thời vạch rõ sự tác động ngược trở lại vô cùng
quan trọng của ý thức đối với vật chất.
Ý thức do vật chất sinh ra và quyết định, song sau khi ra
đời, ý thức có tính độc lập tương đối nên tác động ngược trở lại
vật chất thơng qua hoạt động thực tiễn của con người. Nói tới
vai trị của ý thức là nói tới vai trị của con người vì ý thức là ý
thức của con người. Bản thân ý thức không thể thay đổi được gì
trong hiện thực. Ý thức muốn tác động trở lại hiện thực phải
bằng lực lượng vật chất, nghĩa là phải được con người hoạt động
trong thực tế. Điều này cho thấy ý thức có vai trị quan trọng và
cần thiết trong đời sống sinh viên.
Về ý thức của sinh viên thời nay:
Sinh viên là tầng lớp ưu tú, có tri thức, luôn đi đầu trong
mọi hoạt động của thanh niên. Trong tiến trình đổi mới hiện nay,
vai trị của sinh viên ngày càng nổi bật, với tư cách là nguồn
nhân lực quý của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam. Nhận thức được tầm quan trọng khi là một sinh viên nên
hiện nay sinh viên đang rất cố gắng phát huy điểm mạnh của
bản thân, đóng góp năng lực, trí tuệ, lao động cho xã hội, cống
hiến hết sức mình để trở thành một cơng dân tốt, góp phần xây
dựng đất nước ngày càng phát triển, văn mình. Sinh viên Việt
Nam ngày càng trở nên năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp
thu tri thức tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên đang mắc
“căn bệnh” thụ động, họ trì trệ, trì hỗn, bảo thủ, khơng chịu
tìm tịi, phát triển bản thân, họ khơng có mục tiêu về cuộc sống,
chạy theo lợi ích cá nhân, giả dối, gian lận trong thi cử, họ nhận
được kết quả khơng tốt trong học tập, ít có các mối quan hệ xã
hội. Đây là những thành phần mà xã hội cần ra tay giúp đỡ,
12
giúp họ nhận ra họ đang không coi trọng vai trị của ý thức để
bài trừ đức tính đó khỏi xã hội từ đó đất nước mới có thể đi lên.
Về cách sinh viên hiện nay định hướng ngành học
Định hướng ngành học có ý nghĩa vơ cùng quan trọng
khơng chỉ đối với việc học của sinh viên mà còn ảnh hưởng tới
tương lai nghề nghiệp của họ. Trước tiên, khi đã có sự lựa chọn
chuyên ngành học phù hợp đúng đắn khi bước chân vào đại học
sẽ giúp sinh viên định hình và chuẩn bị từ trước, bản thân sinh
viên sẽ cảm thấy u thích ngành học, mơn học đó, sẽ tự giác
học tập, tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến ngành
học. Đó sẽ là bàn đạp chắc chắn giúp sinh viên có thể đạt được
kết quả cao. Định hướng đúng ngành học giúp sinh viên xác
định được cơng việc mình phải làm từ sớm để phát triển bản
thân theo đúng ngành học. Khi ra trường làm đúng ngành vừa
có lợi cho bản thân sinh viên, vừa góp phần phát triển xã hội.
Mặt khác, với những người chọn sai ngành học sẽ gây ra sự lãng
phí về cả tiền bạc, thời gian của bản thân và xã hội, vì bản thân
khơng thực sự thích, khơng thực sự hứng thú gây đến sự chán
nản, bỏ học, trì trệ bản thân.
Việc lựa chọn ngành học của sinh viên hiện nay cũng bị
ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: định hướng của gia đình, sự
hiểu biết của bản thân, các yếu tố xã hội khác
+ Với lợi thế về mặt kiến thức xã hội, kinh nghiệm sống, bố
mẹ tác động mạnh mẽ nhất tới sự lựa chọn ngành học của con
mình, mong muốn con vào những ngành “hot” nhưng không
đúng với khả năng cũng như mong muốn của con.
13
+ Quyết định lựa chọn cuối cùng thuộc về bản thân sinh
viên, do vậy sự hiểu biết của sinh viên đóng vai trị vơ cùng
quan trọng. Sự hiểu biết ở đây chính là sự hiểu biết về năng lực
bản thân mình, sở thích, đam mê mà mình có và sự tìm hiểu về
những ngành nghề, cơng việc mình có khả năng đảm nhận.
+ Xu hướng phát triển của xã hội là vô cùng đa dạng và
ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn ngành học của sinh viên.
Sinh viên có thể đăng ký ngành nghề chỉ vì nghe thấy ngồi kia
họ mách nhau ngành đó đang hot, ra trường sẽ kiếm được việc
làm ổn định, lương cao.
Về cách sinh viên định hướng nghề nghiệp
Thời đại phát triển đã giúp cho sinh viên hiện nay có nhiều
cơ hội được tiếp cận các nguồn tri thức, được trải nghiệm, tìm
hiểu bản thân, ý thức năng lực bản thân để từ đó xác định được
ưu điểm, nhược điểm để có thể phát huy, khắc phục chúng. Nhờ
những trải nghiệm tích cực tham gia các hoạt động, phát triển
kỹ năng mềm, sinh viên có thể tìm cho mình câu trả lời: Liệu
mức độ sở thích và niềm đam mê có đủ lớn, có đủ tạo động lực
cho bạn theo đuổi tới cùng với ngành nghề bạn đang định
hướng tới hay không ? Sinh viên ngày càng cố gắng phát triển
bản thân với mong muốn mình có năng lực chun mơn tốt hơn
khi ra trường, đáp ứng những yêu cầu của thị trường về chuyên
môn và nghiệp vụ. Khi định hướng đúng nghề nghiệp bản thân
mình phù hợp chính là một điều tuyệt vời, nhưng đối với sinh
viên hiện nay, họ rất năng động, linh hoạt; dù có định hướng và
chọn sai nghề nghiệp, họ đều rất dứt khoát với bản thân, rất
14
tích cực nghĩ rằng nhờ sự chọn sai ấy giúp họ hiểu bản thân hơn
từ đó có hướng đi đúng cho bản thân.
Sinh viên ngày nay rất hiểu mình, rất hiểu năng lực bản
thân mình, rất tơn trọng bản thân mình vậy nên khi định hướng
nghề nghiệp, sinh viên ln tạo ra một vài tiêu chuẩn để lựa
chọn: nghề nghiệp ấy có phù hợp với sở thích và năng lực cá
nhân? Thu nhập của ngành nghề ấy như thế nào ? Có cơ hội
thăng tiến khi theo đuổi khơng? Có giúp mình có được địa vị xã
hội hay khơng?……
Về vấn đề tình cảm
Những yếu tố tình cảm ban đầu của con người, tình gia
đình, tình bạn, tình yêu đều xuất phát từ những tiền đề vật
chất. Quan hệ vật chất mở rộng thì tình
cảm càng lâu bển
Đối với một sinh viên thì tình bạn đóng vai trị hết sức thiết
yếu. Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa
người với người có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm,
quan điểm hay hồn cảnh. Tình bạn là tình cảm của một người
biết quan tâm, giúp đỡ, đồng cảm, một người mình có thể tin
tưởng để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, một người bạn luôn ở cạnh,
động viên và nhắc nhở, giúp đỡ khi mình gặp khó khăn.
Về phương diện tình u nam nữ của sinh viên thì đây là một vấn đề khá
phức tạp. Sinh viên khi đang ở độ tuổi chưa chín chắn vẫn bị những cám dỗ
trước mắt làm lay động, thay đổi tình cảm nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều bạn
ý thức được sự chân thành, thật lòng khi u chứ khơng phải tình u vụ lợi, u
vì vật chất, tiền bạc hay mục đích khác.
Bình thường, khi hai người mới gặp nhau thường thì họ chỉ có một chút gì
đó mến cảm với nhau lúc đầu thơi chứ khó có thể nói là đã yêu nhau được. Ý
15
thức được sự thu hút của đối phương, họ thường sẽ chủ động hành động để có
thể tìm hiểu nhau, được trò chuyện và tiếp xúc với nhau nhiều hơn, họ sẽ dần
dần hiểu nhau hơn, hiểu về con người, tính cách, cá tính và nét duyên dáng đáng
yêu của nhau. Dần dần trong họ bắt đầu nảy nở tình u.
Việc tích lũy đủ về vật chất; có được những hiểu biết, những tình cảm,
cảm xúc về nhau sẽ tác động tới ý thức, giúp hai người nhận ra hình như mình
đã có tình cảm với đối phương. Khi những sự hiểu biết đó, những tình cảm đó
đủ lớn, tình cảm đó sẽ có thể chuyển thành tình u.
KẾT LUẬN
Xã hội phát triển được như ngày hôm nay, không thể
không kể đến sự góp sức của thế hệ trẻ sinh viên Việt Nam - đối
tượng sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đổi mới với những thay đổi vô cùng mạnh
mẽ, cả về đời sống vật chất lẫn đời sống tinh thần của xã hội, và cũng là đối
tượng nhạy cảm nhất trước những biến chuyển này. Sinh viên ngày nay đã
xuất sắc phát huy được tính năng động chủ quan, phát huy vai
trị tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò
nhân tố con người để tác động, cải tổ khách quan. Điều này cho
thấy sinh viên đã tôn trọng tri thức khoa học, nâng cao trình độ
trí thức, bồi dưỡng, rèn luyện tư duy trí tuệ, trình độ lý luận.
Đồng thời sinh viên ngày nay cũng đã khắc phục được phần nào
16
bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh bảo thủ, trì trệ, thái độ tiêu cực,
thụ động, ỷ lại, ngồi chờ,…
Bài tiểu luận đã nêu khát quát quan điểm của triết học Mác Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức và đã liên hệ được mối
quan hệ biến chứng này trong đời sống sinh viên hiện nay. Qua đó, khẳng định
được mối liên hệ khơng thể tách rời của vật chất và ý thức tác động đến sinh
viên.
Trong khn khổ kiến thức, kỹ năng cịn hạn chế, bài tiểu luận quan điểm
của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức.
Liên hệ và đánh giá việc giải quyết mối quan hệ này trong thực tiễn đời sống
sinh viên hiện nay ( trong lựa chọn ngành học, định hướng nghề nghiệp, trong
tình bạn, tình u…) của em khơng thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em mong
q thầy cơ có thể đóng góp ý kiến giúp em để đề tài này được hoàn thiện hơn
nữa. Em xin chân thành cảm ơn thầy cơ!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học Mác – Lênin (sử dụng trong các trường đại học – hệ
khơng chun lý luận chính trị) - Bộ giáo dục và đào tạo – Năm 2019
2. Thực trạng về mối quan hệ bạn bè của sinh viên tại đại học quốc gia TP.HCM
- />
17
3. Khảo sát các yếu tố lựa chọn chuyên ngành của sinh viên />4. Cơng cụ tìm kiếm: Google
18