ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
KHOA KINH TẾ
ĐỀ TÀI:
TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THAM GIA PHONG
TRÀO ĐOÀN, HỘI, CÂU LẠC BỘ, CÁC
CUỘC THI TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC
ĐẾN VIỆC HỌC TẬP VÀ RÈN LUYỆN KĨ
NĂNG MỀM CỦA SINH VIÊN.
Môn: Lý thuyết thống kê
Giảng viên: ThS Nguyễn Đình Uông
Lớp: K08405A
Nhóm nghiên cứu: Nhóm 1
Danh sách nhóm:
1. Tống Thị Thanh Tuyền K084050869
2. Nguyễn Thị Mai Như K084050815
3. Phạm Thị Hồng Huyên K084050783
4. Hoàng Mai Anh K084050736
5. Nguyễn Thị Thu Nguyệt ( nhóm trưởng) K084050814
1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở hình thành nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.3 Ý nghĩa của đề tài
1.4 Đối tượng , phạm vi đề tài
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.1Cơ sở hình thành nghiên cứu :
Có rất nhiều con đường để một người thành công , trong thực tế chúng ta có thể bắt
gặp nhiều gương mặt mà sự thành công của họ thật đáng ngưỡng mộ như tỷ phú Bill Gates
của tập đoàn Miscrosoft ; Sergey Brin , Larry Page 2 ông chủ của Google ….ở trong nước
như Đoàn Nguyên Đức – chủ tich tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ,Võ Quốc Thắng – Gạch
Đồng Tâm Long An .Họ là những con người tài giỏi , đa số họ chưa học qua trường đại
học nào nhưng họ vẫn rất thành công .Nhưng lời khuyên học dành cho ai muốn được như
họ là con đường học tập .Học là con đường tiến tới thành công một cách vững chắc nhất ,
ông bà ta thường nói “ không thầy đố mày làm nên “ , học tập để mạng lại tri thức giúp
chúng ta có nền tảng vững chắc để có thể làm việc trong xã hội .Việc học tập trong trương
đại học , cao đẳng chuyên nghiệp là rất quan trong , chuẩn bị những kiến thức quan trọng
chuyên sâu về lĩnh vực mình được đào tạo . Môi trường đại học không đơn giản chỉ để cho
sinh viên học tập mà còn hơn thế nữa đó là môi trường rất tốt để sinh viên hình thành
những kĩ năng căn bản trước khi ra trường đi làm .Những kĩ năng mềm này thực sự rất
quan trọng và các nhà tuyển dung ngày càng đòi hỏi cao về điều này. Theo thống kê của
NSW AMES (tổ chức quốc tế về đào tạo kĩ năng ) kĩ năng mềm chiếm 80 % sự thành công
. Việc tham gia các hoạt động do trường đại học tổ chức ,các hoạt động của Đoàn Thanh
niên , Hội Sinh viên và các cuộc thi chuyên để ,các cuộc hội thảo cho sinh viên trên quy
mô lớn thực sự có vai trò rất lớn .Đây là những hoạt động chính giúp sinh viên rèn luyên kĩ
năng mềm như kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, phỏng vấn , khả năng lãnh đạo ; hình thành
sự tự tin , năng động cần có khi đi làm việc , những kinh nghiệm học được từ những con
người thành đạt . Ngoài ra nó còn bổ trợ kiến thức chuyên sâu rất nhiều, hình thành được
2
cách làm việc, quản lí thời gian hiệu quả , hoạt động cộng đồng theo nhóm, làm việc độc
lập, quản lí căng thẳng….
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đặt ra yêu cầu trong buổi làm việc của
Thường trực Chính phủ với Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, ngày 5/4/2009, tại trụ sở Chính phủ : Phong trào Đoàn góp phần tạo sức mạnh tổng
hợp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội , các phong trào của Đoàn Thanh niên cần
được cụ thể hóa bằng các chương trình, hành động cụ thể, thiết thực, hiệu quả, góp phần
tạo sức mạnh tổng hợp triển khai nhanh, quyết liệt những giải pháp cấp bách nhằm ngăn
chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần đưa
các nghị quyết, chính sách đi vào cuộc sống.
Các chương trình, dự án mà Chính phủ giao đã được Trung ương Đoàn triển khai thực
hiện với kết quả tốt như Cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời Bác”,
phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”, “4 đồng hành với
thanh niên lập thân, lập nghiệp”, “Đoàn TN tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông”…
Trong điều kiện kinh tế nước nhà gặp nhiều khó khăn, thách thức, các cấp bộ Đoàn
trong cả nước đã nỗ lực, có nhiều sáng kiến, năng động, sáng tạo tổ chức các phong trào
ngày càng phong phú, thiết thực. Hoạt động của Đoàn trên các lĩnh vực đã khẳng định vai
trò xung kích của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế-xã hội, đóng góp tích cực vào
thành tựu chung của đất nước, xứng đáng là lực lượng hậu bị tin cậy của Đảng và Nhà
nước.
Các phong trào thi đua do Đoàn phát động đã cổ vũ thanh niên lập thân, lập nghiệp,
khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, bồi dưỡng và phát huy tiềm năng sức trẻ của thanh niên,
được đông đảo thanh niên hưởng ứng tham gia.
Thủ tướng cho rằng, Việt Nam với tư cách là một nền kinh tế mở, đang trên con
đường hội nhập quốc tế, do đó, khó khăn, thách thức còn rất lớn. Trước yêu cầu nhiệm vụ
của giai đoạn mới, Đảng, Nhà nước luôn đặt niềm tin vào thanh niên, mong đợi và đòi hỏi
Đoàn Thanh niên tiếp tục có những hoạt động giàu sức lôi cuốn, hăng hái tham gia phát
triển kinh tế - xã hội. Thủ tướng mong mỏi thế hệ trẻ Việt Nam sẽ luôn luôn kế tục xứng
3
đáng truyền thống tốt đẹp của cha ông, ra sức học tập, lao động xây dựng Việt Nam sánh
vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Từ những điều trên có thể thấy rằng phong trào Đoàn Hội có vai trò rất quan trọng, là
phong trào của thế hệ tiếp nối. Phong trào Đoàn Hội ở các trường Đại học lại càng có vai
trò quan trọng hơn. Để giúp sinh viên và những người tổ chức các hoạt động ,phong trào
này hiểu rõ thực sự được vai trò , tác động tích cực của nó đối với học tập và việc hình
thành nên những kĩ năng mềm và góp phần để những hoạt động này thực sự là bổ ích , có ý
nghĩa thiết thực hơn với sinh viên , chúng tôi đã thực hiện đề tài “ Tác động của việc tham
gia phong trào Đoàn , Hội , các câu lạc bộ ,các cuộc thi trong trường đại học đến việc học
tập và hình thành kĩ năng mềm của sinh viên “.
1.2.Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài được thực hiện với các mục tiêu nghiên cứu sau :
1.Nhận định tác động của việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến :
+ Kết quả học tập của sinh viên
+ Rèn luyện kĩ năng mềm
2.Kiểm định mối quan hệ giữa việc tham gia hoạt động trong trường đại học đến 2 yếu tố
trên .
3.Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao chất lượng các hoạt động ,phong trào trong
trường đại học
1.3 .Ý nghĩa đề tài :
Việc nhận định một cách cụ thể tác động của việc tham gia hoạt động trong trường đại
học đến kết quả hoạt động của sinh viên giúp cho sinh viên hiểu rõ về vai trò của nó không
chỉ đến việc học tập các môn chuyên ngành ,các môn học bắt buộc như anh văn , tin học
mà còn ảnh hưởng rất lớn trong việc hình thành những kĩ năng, phẩm chất cần thiết khi đi
làm việc, giao tiếp với công chúng . Hiện nay , đa số sinh viên đều có vẻ chưa xem trọng
việc tham gia này, coi chúng là những hoạt động không cần thiết, chỉ tập trung vào việc bổ
sung kiến thức, đây là một yếu tố dẫn tới chất lượng đầu ra kém chỉ nặng về lí thuyết mà
4
không có kĩ năng thực hành căn bản . Ngoài ra việc tổ chức các hoạt động cho sinh viên
còn nhiều hạn chế, đồng thời do sinh viên đánh giá là chưa chất lượng và thực sự hấp dẫn
với họ. Nhận định những ý kiến của sinh viên , phản hồi lại cho những nhà tổ chức để họ
cải tiến chất lượng các hoạt động , thu hút sinh viên tham gia .
1.4.Đối tượng phạm vi đề tài :
+ Đối tượng đề tài : Sinh viên hiện đang học tại các trường đại học thuộc tất cả các khối
ngành
+ Phạm vi : Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh .
1.5.Phương pháp nghiên cứu :
Với mục tiêu , đối tượng ,phạm vi nghiên cứu trên ., đề tài được thực hiện thông qua 2
phương pháp nghiên cứu sau :
Phân tích định tính :
Mục đích của việc sử dụng phương pháp này : Đây là giai đoạn hình thành các chỉ
tiêu, các biến trong mô hình nghiên cứu .
- Thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn
- Sử dụng các thang đo cho các biến
- Khảo sát thí điểm 10 người nhằm kiểm tra tính tương thích của bảng câu hỏi .
Phân tích định lượng :
Mục đích của phương pháp : Đây là giai đoạn nghiên cứu chính thức ,kiểm định , kiểm
định mô hình nghiên cứu đã đề ra .
- Thực hiện điều ra không toàn bộ :
+ Số lượng mẫu : Số lượng 100 sinh viên
+ Phương pháp lấy mẫu thuân tiện :Lấy mẫu ở các trường đại học ,gặp trực tiếp sinh
viên để khảo sát ,cô gắng lấy mẫu đồng đều ở các khối ngành .
- Phân tích dữ liệu :
+Thống kê mô tả : Mô tả sơ bộ các đặc điểm của mẫu
5
+ Kiểm định độ tin cậy của dữ liệu thu thập được .
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG
2.1 Việc tham gia hoạt động trường lạc bộ trong lớp, đoàn hội, câu lạc bộ của sinh viên
trong các trường đại học hiện nay
2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học đến kết quả học tập
và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên.
2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến tương lai nghề nghiệp, việc
làm của sinh viên.
2.1 Việc tham gia hoạt động trường lạc bộ trong lớp, đoàn hội, câu lạc bộ
của sinh viên trong các trường đại học hiện nay
Hiện nay trong các trường đại học ở Việt Nam, các hoạt động trường lớp, đoàn hội, câu
lạc bộ ngày càng được tổ chức rộng rãi và đa dạng, thu hút nhiều sinh viên tham gia ( các
buổi giao lưu ngoại khóa, các hoạt động công tác xã hội, câu lạc bộ ngoại ngữ, câu lạc bộ
thể dục thể thao – nghệ thuật…) với mục tiêu đưa ra: giúp cho sinh viên nâng cao vốn kiến
thức, giúp sinh viên năng động, tự tin hơn, rèn luyện các kĩ năng mềm… Tuy nhiên số
lượng sinh viên tham gia vào các hoạt động đó trong một trường đại học không phải là
nhiều.
Sinh viên có tham gia vào các hoạt động, các câu lạc bộ đó hay không tùy thuộc vào
nhu cầu và suy nghĩ ở bản thân họ. Và sinh viên tham gia các hoạt động, câu lạc bộ nói
riêng cũng có nhiều lí do và mục đích khác nhau như điểm rèn luyện hay để phát triển, thể
hiện bản thân…
2.2 Mối quan hệ giữa việc tham gia các hoạt động trong trường đại học
đến kết quả học tập và việc rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên.
Với mục tiêu mà các hoạt động, các câu lạc bộ đưa ra, sinh viên tham gia sẽ được tạo
điều kiện và được rèn luyện để phát triển bản thân một cách hiệu quả. Bởi nhà tổ chức,
6
lãnh đạo những hoạt động, câu lạc bộ này là những người có kĩ năng tốt, có kinh nghiệm
nhiều năm trong trường đại học.
Các buổi hoạt động của các phong trào, các câu lạc bộ này đều vô cùng có ích cho sinh
viên, những người luôn có nhu cầu tìm hiểu và ham học hỏi, đây sẽ là môi trường học tập
và nghiên cứu hiệu quả, giúp họ nâng cao kiến thức về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực
chuyên môn của mình. Những buổi giao lưu do các câu lạc bộ tổ chức thường là hướng
dẫn và giải đáp thắc mắc về các môn học căn bản và chuyên ngành cho sinh viên, giúp sinh
viên giảm bớt căng thẳng sau học tập. Ngoài ra sinh viên khi tham gia các hoạt động, các
câu lạc bộ do trường lớp tổ chức cũng sẽ được cộng nhiều điểm rèn luyện, là một phần
quan trọng để đánh giá khả năng của sinh viên. Vì vậy tham gia các hoạt động trường lớp,
câu lạc bộ sẽ tạo cho sinh viên có một kết quả học tập tốt hơn.
Những buổi hoạt động đó cũng là môi trường thực nghiệm cho sinh viên, giúp sinh
viên làm quen dần với môi trường bên ngoài cuộc sống nhiều khó khăn, phức tạp để sinh
viên sau này bước ra làm việc khỏi gặp nhiều bỡ ngỡ và vướng phải sai lầm. Sinh viên sẽ
được hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng giao tiếp, kĩ năng quản trị, lãnh đạo… là những kĩ
năng cơ bản và cần thiết cho cơ hội việc làm cũng như cơ hội thăng tiến sau này của mỗi
sinh viên. Ngoài ra còn những kĩ năng khác như kĩ năng quản lí căng thẳng, kĩ năng vận
động bản thân, kĩ năng tranh luận, thuyết phục… rất cần thiết cho sinh viên trong môi
trường học tập hiện tại. Tất cả trên là những kĩ năng mềm mà sinh viên được rèn luyện khi
tham gia các phong trào hoạt động, câu lạc bộ.
2.3 Mối quan hệ giữa kết quả học tập, kĩ năng mềm cần có đến tương lai
nghề nghiệp, việc làm của sinh viên.
Nhà tuyển dụng ngày càng yêu cầu cao hơn về chất lượng sinh viên sau khi ra trường,
bao gồm kết quả học tập và những kĩ năng mềm phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Trong đó
kĩ năng mềm cần có ở sinh viên là quan trọng hơn cả. Nhà tuyển dụng yêu cầu rất nhiều kĩ
năng: ngoại ngữ, tin học văn phòng, giao tiếp, làm việc độc lập, tổ chức, quản lý, làm việc
nhóm, lãnh đạo, hoạch định, đàm phán… Tùy theo mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà nhà tuyển
dụng có yêu cầu khác nhau về những kĩ năng trên, nên sinh viên phải trang bị cho mình
những kĩ năng phù hợp để có thể được nhà tuyển dụng chấp nhận.
7
Chương 3 : PHÂN TÍCH DỮ LIỆU
Tổng thể nghiên cứu của đề tài này là toàn bộ sinh viên hiện đang học ở thành phố Hồ
Chí Minh.
Nhóm chúng tôi đã thực hiện cuộc khảo sát về đề tài “ Tác động của việc tham gia các
hoạt động Đoàn Hội,các câu lạc bộ ” của sinh viên các trường Đại học hiện nay trên một
mẫu phi xác suất, gồm 100 sinh viên từ nhiều trường Đại học khác nhau trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh.
Cuộc khảo sát được thực hiện đối với sinh viên của hơn 20 trường Đại học – cao đẳng
trên địa bàn TP HCM , để thuận tiện cho việc khảo sát chúng tôi chia 100 sinh viên viên
này theo các chuyên ngành : khoa học xã hội – kinh tế - luật , kỹ thuật – công nghệ , khoa
học tự nhiên , y dược , thể dục thể thao… Chia theo các nhóm đối tượng như trên vì chúng
tôi cho rằng có thể có mối liên hệ nào đó giữa việc tham gia các hoạt động Đoàn Hội , các
câu lạc bộ với chuyên ngành học của sinh viên. Vì các sinh viên thuộc khối ngành Khoa
học xã hội- kinh tế - luật rất năng động , việc tham gia các hoạt động cũng nhiều hơn
( Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Kinh tế , Khoa Kinh tế - Luật , Đại học
Luật , Cao đẳng Kinh tế đối ngoại… ) ,họ có nhu cầu cần hiểu biết nhiều về các vấn đề
Kinh tế - xã hội để phục vụ cho việc học tập đạt kết quả tốt hơn. Tham gia vào các Câu lạc
bộ công tác – xã hội, CLB kỹ năng, CLB ngoại ngữ, các sàn chứng khoán ảo (như ở trường
ĐH Kinh tế,Khoa Kinh tế - Luật ĐHQG TPHCM)…có thể mang lại những kỹ năng, những
kinh nghiệm, những hiểu biết ích lợi. Các ngành kỹ thuật, khoa học tự nhiên, y dược thì lại
cần thiết những hiểu biết về khoa học, ngoại ngữ ( sinh viên Y dược cần có vốn Pháp
ngữ,Anh ngữ tốt để nghiên cứu chuyên ngành ).Họ có thể tham gia các CLB khoa học,
ngoại ngữ để nâng cao năng lực của mình. Hay như sinh viên của các trường ĐH thể dục
thể thao thì chủ yếu tham gia vào các CLB thể dục thể thao. Sinh viên một số ngành thì
hứng thú tham gia các hoạt động Đoàn hội,các cuộc thi trí tuệ ( triết học Mac-Lenin, rung
chuông vàng…) hơn là các cuộc thi đấu về thể thao
Không thể không kể đến yếu tố con người trong việc tham gia các hoạt động đoàn
hội,các CLB,đó còn là quyết định chủ quan muốn hay không muốn tham gia của mỗi cá
8
nhân,không hẳn là nếu ý thức được ích lợi của các hoạt động này thì họ sẽ tham gia và
ngược lại.
Bên cạnh đó đề tài cũng phân tích các yếu tố khách quan tác động tới việc tham gia
các hoạt động Đoàn Hội,các CLB của sinh viên hiện nay.
Dựa trên các tiền đề đó,nhóm chúng tôi tiếp tục khảo sát về kết quả học tập của 100
sinh viên và xem xét xem liệu có mối quan hệ nào giữa việc tham gia hay khong tham gia
các hoạt động Đoàn Hội với kết quả học tập của họ hay không. Đồng thời chúng tôi cũng
quan tâm nghiên cứu những nhận xét đánh giá của các sinh viên đối với chất lượng và ích
lợi của các hoạt động này. Việc tham gia các hoạt động Đoàn hội,CLB liệu thực sự có ý
nghĩa hay không,và nếu có ý nghĩa thì yêu cầu đặt ra với các trường ĐH hiện nay là gì?
Thông tin cá nhân của những người tham gia phần lớn được tổng hợp trên bảng 1 cho
thấy rằng cơ cấu sinh viên thuộc ngành Khoa học xã hội – Kinh tế chiếm tỉ lệ cao nhất
29% , tiếp theo là khối ngành Kỹ thuật công nghệ xấp xỉ 23% , Khoa học tự nhiên chiếm
17% , Nông lâm thủy sản chiếm 13% , Y dược 11% , và chiếm tỉ lệ khảo sát thấp nhất là
Thể dục thể thao 7%.
Cơ cấu về trình độ học vấn cũng tương đối hợp lý, số có tham gia đào tạo chính quy
một năm là 18%, phổ biến nhất là sinh viên năm 2 chiếm 48% sinh viên năm 3 chiếm 22%
và sinh viên năm 4 chiếm 12%
Qua cuộc nghiên cứu và khảo sát khi được hỏi “ Bạn có tham gia hoạt động trường
lớp, Đoàn Hội, câu lạc bộ, các cuộc thi do trưòng tổ chức không ? ” thì phần lớn các sinh
viên đều trả lời là có và con số đó chiếm đến 78%, những người trả lời ” chưa bao giờ
chiếm 22%
Đề tài sử dụng các đo lường tần số chung của mục đích và phần lớn khi đựợc hỏi mục
đích tham gia phần lớn của các sinh viên họ đều trả lời với mục đích hoàn thiện phẩm
chất , năng lực bản thân và tỉ lệ ấy chiếm 52.6% . kế đến là ảnh hưởng đến kết quả học tập
( điểm rền luyện ) chiếm 33 % , với mục đích thể hiện bản thân chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,4%
và hơn 7 % sinh viên trả lời với mục đích khác Những số liệu này cho thấy rằng đa số
những sinh viên tham gia các hoạt động này là vì nó ảnh hưởng đến kết quả học tập và để
hoàn thiện năng lực phẩm chất của bản thân. Trong đó có tới 52.6% trả lời cho lý do thứ
hai, gấp gần 1.5 lần số trả lời cho lý do thứ nhất. Điều đó cho thấy bộ phận sinh viên tham
9