Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Bệnh nghề nghiệp ở nhóm ngành y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.29 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

BÀI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ: BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở NHÓM NGHÀNH Y
TẾ
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân viên y tế đang công tác tại
khoa Hô Hấp

Môn học: Sức khỏe mơi trường và bệnh nghề nghiệp
Giảng viên:
Lớp:
Nhóm:
Năm học: 2022 – 2023



TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA VINH

BÀI TIỂU LUẬN
CHỦ ĐỀ: BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở NHÓM NGHÀNH Y
TẾ
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân viên y tế đang công tác tại
khoa Hô Hấp

Môn học: Sức khỏe mơi trường và bệnh nghề nghiệp
Giảng viên:
Lớp:
Nhóm:
Năm học: 2022 – 2023



Danh sách các thành viên trong nhóm:
1.


A. THẾ NÀO LÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP?
1. Định nghĩa:
Khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 đã định
nghĩa về Bệnh nghề nghiệp như sau: “Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát
sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với
người lao động”.
Theo đó, Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh do điều
kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đến sức khỏe của người
lao động.
Có thể thấy, Bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông
thường mang tính bẩm sinh hoặc phát sinh từ mơi trường sống ngoài xã
hội mà phải xuất phát từ yếu tố độc, hại của “nghề nghiệp”.
Bệnh nghề nghiệp có thể ra cấp tính hoặc từ từ. Một số Bệnh nghề
nghiệp thậm chí cịn khơng chữa khỏi và để lại di chứng sau này. Tuy
nhiên, Bệnh nghề nghiệp có thể phịng tránh được nhờ việc khám phát
hiện Bệnh nghề nghiệp định kì hằng năm.
2. Phân loại:
Có nhiều cách phân loại Bệnh nghề nghiệp: theo nguyên nhân,
theo nhóm bệnh, theo đặc điểm hoặc theo danh sách bệnh được bảo
hiểm.
2.1. Phân loại theo định nghĩa Bệnh nghề nghiệp:
- Bệnh nghề nghiệp thực sự: Là bệnh nghề nghiệp chỉ xảy ra ở một
số nghề có yếu tố độc hại đặc trưng. Ví dụ bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh
bụi phổi silic, bệnh bụi phổi bông, bệnh nhiễm độc chì, TNT, bệnh nốt
dầu, bệnh nhiễm xạ,…
- Bệnh có tính chất nghề nghiệp, bệnh liên quan đến lao động: Là

các loại bệnh gây nên do lao động, hoặc do điều kiện lao động có hại,
nhưng khơng đặc trưng cho một nghề hoặc một số nghề nào, mà có thể
gặp ở rất nhiều nghề khác nhau. Ví dụ như bệnh giãn tĩnh mạch chân ở
người lao động phải đứng nhiều, bệnh cơ, xương khớp ở người lao động
nặng, làm việc ở tư thế cúi xoắn vặn nhiều,...


Loại bệnh này không chỉ gặp ở người lao động trong điều kiện lao
động có hại, mà cịn có thể gặp ở cộng đồng. Ví dụ như bệnh viêm phế
quản mạn, viêm gan virus, hen phế quản, ung thư phổi,…
2.2. Phân loại theo bệnh được bảo hiểm hay chưa được
bảo hiểm:
Về nguyên tắc, khi người lao động bị bệnh nghề nghiệp thì chủ sử
dụng lao động phải đền bù. Nhưng, tùy theo quy định của mỗi quốc gia,
tùy theo sự phát triển kinh tế của mỗi nước mà từng thời kì có các danh
sách Bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm khác nhau.
Ở nước ta hiện nay có 34 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, cụ thể
là:
Nhóm I : Các bệnh bụi phổi và phế quản
1. Bệnh bụi phổi sillic nghề nghiệp
2. Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)
3. Bệnh bụi phổi bông
4. Bệnh bụi phổi Talc
5. Bệnh bụi phổi than
6. Bệnh hen nghề nghiệp
7. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.
9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng.
10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.
12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.
13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.
14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.
15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.


Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.
21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.
22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.
23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.
25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.
26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.
27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh
kéo dài.
28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất
phụ gia cao su.
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.
30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.
31. Bệnh lao nghề nghiệp.
32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Không nhất thiết phải xét nghiệm
Theo Thông tư 15/2016/TT-BYT, người lao động sau khi được
chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được người sử dụng lao động bố
trí vị trí làm việc hạn chế tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề
nghiệp đó.


Người lao động mắc bệnh nghề nghiệp cần được tạo điều kiện và
phải được điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm
độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời, đồng thời điều
dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao
động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.
Riêng đối với một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do
tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm
độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và
ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp khơng có khả
năng điều trị ổn định thì cần phải chuyển khám giám định ngay.
Đặc biệt, đối với những trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc
nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất
thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.
3. Các bệnh nghề nghiệp nhân viên y tế có thể mắc theo nhóm
yếu tố tác hại
3.1. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vi sinh vật
Đây là nhóm bệnh nghề nghiệp (BNN)mắc nhiều nhất trong nhân
viên y tế bởi họ là những người trực tiếp tiếp xúc với bệnh nhân, tiếp
xúc với máu và các chế phẩm của máu, dịch tiết bị nhiễm bệnh (nước
bọt, đờm dãi, mủ, nước tiểu, phân) thông qua các hoạt động khám, điều
trị, làm các xét nghiệm, thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin,…
Các cơng việc hoặc khoa/phịng có thể mắc:

- Khoa chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
- Khoa truyền nhiễm;
- Khoa lao và các bệnh phổi;
- Khoa hồi sức cấp cứu, khoa khám bệnh;
- Khoa thuộc hệ ngoại: khoa ngoại, chấn thương, sản, tai mũi họng,
mắt
- Giải phẫu bệnh;
- Khoa xét nghiệm sinh hóa, huyết học, tế bào, vi sinh vật;


- Tiếp xúc với các ổ dịch (nhân viên y tế đi vào làm việc tại vùng
dịch; nhân viên tẩy trùng, tẩy uế các ổ dịch; nhân viên thu gom và xử lý
chất thải y tế…).
- Nhân viên tại phòng thí nghiệm động vật, sản xuất vacxin…
Bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp chưa có trong danh mục BNN
được bảo hiểm:
- Bệnh do virut: SAR, Ebola, cúm A/H5N1, herper, sởi, cúm,
rubella, quai bị…
- Bệnh nhiễm khuẩn: lao, bạch hầu, thương hàn, liên cầu A…
- Bệnh nhiễm ký sinh trùng: bệnh sốt rét, dịch hạch, sốt xuất huyết
- Nhiễm nấm
3.2. Nhóm bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí
- Bệnh do yếu tố bức xạ ion hóa (chất phóng xạ) được quan tâm
nhất trong nhóm này,gặp ở nhân viên y tế làm việc trong các
khoa/phịng:
+ Khoa Chẩn đốn hình ảnh: chụp X-quang, SPECT-CT, PET-CT,
CT- Scanner, can thiệp mạch, đo độ loãng xương…
+ Khoa Xét nghiệm, khoa xạ trị có sử dụng các chất phóng xạ để
chẩn đốn, điều trị bệnh ung thư
- Bệnh do yếu tố bức xạ khơng ion hóa: sử dụng tia laser (hồng

ngoại, cực tím) trong điều trị bệnh nội khoa, da liễu, trong phẫu thuật.
Sử dụng bức xạ cực tím để diệt vi khuẩn nấm mốc trong phịng phẫu
thuật, vi sinh…
- Bệnh do ô nhiễm điện từ trường trong các bệnh viện chủ yếu ở
các khoa/phòng phục hồi chức năng, nơi có sử dụng các máy điều trị
sóng ngắn
- Bệnh do tiếp xúc với tiếng ồn cao: do máy phát điện, nồi hơi,
máy giặt ở các khu vực giặt là (khoa chống nhiễm khuẩn) và khu nhà
bếp...
3.3. Nhóm bệnh liên quan do các yếu tố vật lý, do bụi


Các cơng việc hoặc khoa/ phịng có thể mắc:
- Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: giặt là tiếp xúc với bụi bông vải
trong quần áo, khăn, ga, bông, gạc…
- Khoa ngoại: công việc tiếp xúc với bụi talc ở găng y tế, trong bó
bột điều trị gãy xương
3. 4. Các bệnh do yếu tố hóa học
Các cơng việc hoặc khoa/ phịng có thể mắc:
- Khoa Vi sinh; khoa Xét nghiệm sinh hóa, huyết học; khoa Giải
phẫu bệnh; khoa Ung bướu
- Hộ lí dùng hóa chất tẩy uế, làm sạch, khử trùng.
- Quản lý kho hóa chất, thuốc độc hại
Bệnh nghề nghiệp khác chưa có trong danh mục BNN được bảo
hiểm:
- Bệnh da nghề nghiệp: viêm da tiếp xúc, dị ứng
- Bệnh hơ hấp: nhiễm độc cấp tính, viêm phổi…
- Bệnh ung thư, bệnh ở hệ thần kinh, bệnh thận tiết niệu, bệnh cơ
quan sinh sản…
5. Các bệnh nghề nghiệp do các yếu tố ecgonomi (bệnh do yếu tố

tổ chức lao động không hợp lý, do căng thẳng lao động…):
- Bệnh tâm lý: trầm cảm, rối loạn lo âu, suy nhược tinh thần…
- Bệnh cơ xương khớp: thối hóa xương khớp sớm, gù vẹo cột
sống…
- Bệnh trĩ do ngồi lâu
- Nghiện các chất kích thích: thuốc lá, rượu bia, cà phê
- Giãn tĩnh mạch chi dưới
B. BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở CÁC NHÂN VIÊN Y TẾ ĐANG
CÔNG TÁC TẠI KHOA HÔ HẤP
I. YẾU TỐ NGHỀ NGHIỆP


Yếu tố nghề nghiệp là các yếu tố có trong q trình cơng nghệ, q
trình lao động và hồn cảnh nơi làm việc có thể gây ảnh hưởng nhất định
đối với trạng thái cơ thể và sức khoẻ người lao động.
Mỗi ngành nghề, khi chúng ta dành trọn đam mê và dấn thân vào
ngành thì chúng ta đều có những cái được và mất của mỗi ngành nghề.
1. Thuận lợi
Nghề y là một nghề cực nhọc nhưng trong đó mỗi cán bộ y tế cũng
đã được trang bị kiến thức cơ bản đủ để bản thân tránh được những yếu
tố nguy hại thường xun có trong cơng việc.
- Yếu tố hóa học: mỗi cán bộ y tế ln cẩn thận tỉ mỉ trong công
việc, luôn được làm việc trong môi trường sạch sẽ, luôn cố gắng và xử
lý nhanh nhẹn trong khi tiếp xúc với các chất độc hóa học.
- Yếu tố vật lý: các cán bộ y tế luôn được tiếp xúc với các loại
máy móc tân tiến nhất, ln học tập thường xun để có thể sử các loại
máy móc y tế điều trị cho bệnh nhân. Vì thế, họ cũng hiểu rõ các tác hại
của tác nhân vật lý để nhắc nhở bản thân và mọi người xung quanh
phòng tránh.
- Yếu tố sinh vật học: Hiểu rõ về tác hại của các vi sinh vật để biết

cách phòng tránh, biết các ứng dụng các yếu tố sinh vật học vào trong
việc điều trị bệnh nhân và cả trong cuộc sống thường ngày.
- Yếu tố tâm lý, xã hội: Vì là người điều trị và chăm sóc cho bệnh
nhân nên các cán bộ y tế hiểu rõ bệnh tình của bệnh nhân, thơng cảm
cho cảm xúc của họ nên được người nhà và bệnh nhân quý mến. Nghề y
cũng là nghề thiêng liêng cao quý được xã hội tơn trọng.
2. Khó khăn:
- Yếu tố hóa học: trong các bệnh lí có chỉ định nội soi phế quản,
cần sử dụng hóa chất (chất gây mê), chất khử trùng, tẩy rửa, khi nhân
viên y tế tiếp xúc có thể gây các bệnh ngồi da, bệnh hơ hấp, gây biến
đổi gen, lâu dài có thể dẫn đến ung thư.
- Yếu tố vật lý: X-quang phổi là cận lâm sàng thiết yếu cho các
bệnh nhân tại khoa, nếu nhân viên y tế nhiễm bức xạ ion hóa có thể ảnh


hưởng đến chức năng sinh sản. Ngoài ra, ngồi nhiều, đứng nhiều sẽ gây
đau lưng, nhức mỏi cột sống, giãn tĩnh mạch chi dưới…
- Yếu tố sinh vật học: Tiếp xúc với băng gạc, bệnh phẩm có chứa
máu, mủ, dịch vết thương của bệnh nhân chứa các virus, vi khuẩn (VGB,
HIV, Tụ cầu, Liên cầu) dễ gây mắc các bệnh lây truyền qua đường máu,
bệnh ngoài da, nhiễm trùng bệnh viện. Tiếp xúc, nói chuyện trực tiếp với
bệnh nhân có nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh hô hấp:lao, sởi, cúm…
- Yếu tố tâm lý, xã hội: Cường độ, áp lực công việc lớn do quá tải
bệnh viện. Phải trực đêm, phải tập trung cao độ. Không nhận được sự
cảm thông từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Lương thấp. Căng
thẳng, stress, cáu gắt, có thể bị hành hung…
II. YẾU TỐ TÁC HẠI
Khi các yếu tố nghề nghiệp có tác dụng xấu đối với sức khoẻ và
khả năng làm việc của người lao động thì được gọi là các yếu tố tác hại
nghề nghiệp.

Tác hại nghề nghiệp khoa nội hơ hấp là những yếu tố trong q
trình sản xuất và điều kiện lao động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và
khả năng lao động của nhân viên y tế khoa nội hô hấp gây nên những rối
loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp xúc.
Tác hại nghề nghiệp khoa nội hơ hấp có thể phân ra các loại như sau:
1. Những tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất
Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc
trưng vật lý lý hóa, vi sinh vật... có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu
lên cơ thể nhân viên y tế:
- Các yếu tố vật lý như vi khí hậu, bức xạ, áp lực khơng khí khơng
bình thường, rung chuyển... Thường xuyên tác động lên cơ thể làm ảnh
hưởng đến sự cân bằng các phản ứng sinh lý, sinh hóa... Vi khí hậu xấu
có thể là q nóng hoặc quá lạnh.
- Các yếu tố lý hóa trong mơi trường bệnh viện như bụi, hơi khí
độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và BNN, đứng đầu là các loại bụi vơ
cơ gây xơ hóa phổi khơng hồi phục gây tàn phế bộ máy hô hấp. Một số
loại bụi hữu cơ như bông, đay,… gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế
quản. Các chất độc có trong mơi trường lao động có thể ở dạng bụi hoặc


khí gây nên nhiều bệnh nhiễm độc nguy hại như: thuỷ ngân,... Có những
loại chất độc dễ quan sát nhưng cũng có rất nhiều loại chất độc khơng
mùi vị, khó quan sát, dễ gây nhiễm độc, cấp cứu khó khăn như
oxytcarbon, thuỷ ngân...
- Trong mơi trường lao động có nhiều yếu tố sinh học gây hại như
các
vi
sinh
vật,


sinh
trùng,
các
loại sinh vật phẩm có tính chất kháng ngun như đờm, dịch phế quản,
máu,.. gây nên viêm nhiễm hoặc phản ứng dị ứng, các nấm hoặc vi trùng
có khả năng tồn tại cao ở ngoại cảnh như lao, bạch hầu,.. dễ gây bệnh
cho những người công nhân vệ sinh, các nhân viên y tế.
2. Các tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động
không hợp lý
Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự
cân bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó
sinh
ra
các
rối
loạn
bệnh lý:
- Thời gian lao động quá lâu dài có thể gây nên sự căng thẳng về
thần kinh, thể chất bởi sự đáp ứng quá ngưỡng: làm việc lâu, năng lượng
bị cạn dần các sản phẩm trung gian tăng lên ở các khối cơ, gây đau mỏi,
thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động (ví dụ: acid lactic tăng lên,

bị
co
cứng).
- Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương sẽ huy động
khối lượng cơ bắp, thần kinh lớn tham gia nhiều trong một thời gian
ngắn, điều này sẽ làm tăng nhanh sự tiêu hao năng lượng và hoạt động
của các cơ quan. Khi sự đáp ứng vượt quá ngưỡng bình thường như:
khối lượng cơ hoạt động quá lớn, nhu cầu đáp ứng năng lượng cao, cơ

thể có thể khơng đáp ứng kịp. Lao động nặng, tim phải cung cấp máu
nhiều qua hệ tuần hoàn đến tổ chức nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng,
tăng năng lượng và trao đổi khí, có thể gây nên tình trạng giãn tim đột
ngột và tử vong ở những vận động viên. Do lao động quá khẩn trương,
sự phối hợp giữa các nhóm cơ, các bộ phận khơng hợp lý dễ gây nên tai
nạn lao động, hoặc tăng nhanh quá trình mệt mỏi. Chế độ lao động và
nghỉ ngơi khơng hợp lý dễ làm tăng nhanh q trình mệt mỏi, phát sinh
các bệnh nghề nghiệp. Những lao động nặng tiêu hao năng lượng nhiều
hoặc tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại sẽ chịu nhiều ảnh hưởng xấu lên
sức khỏe nên cần được rút ngắn thời gian lao động và kéo dài thời gian


nghỉ ngơi, để các trạng thái sinh lý, sinh hóa của cơ thể được hồi phục
nhanh, khi chưa đến ngưỡng mất thăng bằng. Lao động nặng kéo dài sẽ
làm tăng các sản phẩm trung gian, cạn kiệt năng lượng nếu ta cho nghỉ
sớm các sản phẩm trung gian chưa xuất hiện nhiều, chưa đầu độc tế bào,
năng lượng còn đủ để kích thích nhanh q trình hồi phục.
- Tư thế lao động khơng phù hợp với máy móc hoặc phương thức,
phương tiện lao động sẽ gây nên sự bất thường cho các hoạt động chức
năng, vì thế, các rối loạn bệnh lý dễ xảy ra hoặc quá trình mệt mỏi tế bào
sẽ đến sớm. Trong thực tế, nhiều nhân viên y tế phải làm việc ở các tư
thế không hợp lý, nhiều nhóm cơ vận động trong tình trạng vận cơ tĩnh
hoặc tạo các góc quá nhiều, nhiều động tác uốn, vặn, sẽ làm tăng nhanh
sự mệt mỏi của thần kinh và thể chất như ngồi lâu trên ghế làm bệnh án,
đứng liên tục khi làm nội soi,..
- Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây
nên sự mệt mỏi cục bộ. Trong các cơ quan dễ bị mệt mỏi sớm nếu hoạt
động không phù hợp, người ta thấy đứng đầu là các giác quan, ví dụ:
nhìn lâu mỏi mắt
3. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện nơi làm

việc
Điều kiện làm việc kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi
nhiều yếu tố tạo nên cảm giác hoặc trực giác đối với người lao động.
Các yếu tố do điều kiện nơi làm việc kém tác động lên nhân viên y tế
làm cho các giác quan cung như tồn thân chóng mệt mỏi gây đến giảm
năng xuất làm việc, dễ gây các tai nạn nghề nghiệp và bệnh nghề nghiệp
- Độ thông thống trong mơi trường kém : làm giảm khả năng trao
đổi nhiệt, khí...VD: ánh sáng thiếu làm giảm khả năng hoạt động của thị
giác
- Các thiết bị vệ sinh và an toàn lao động: nhằm ngăn cản sự phát
sinh các yếu tố độc hại từ nguồn hoặc bảo vệ thụ động như: khẩu trang,
đồ bảo hộ y tế, găng tay y tế,….
- Chế độ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế khoa nội
hơ hấp cịn nhiều bất cập dù thường xuyên phải đối mặt với các nguy cơ
ảnh hưởng tới sức khỏe, dễ bị phơi nhiễm bệnh, phơi nhiễm các yếu tố
độc hại từ môi trường làm việc.


4. Những tác hại nghề nghiệp liên quan tới tâm sinh lý học
- Căng thẳng công việc: nhân viên y tế đã gánh chịu khơng ít mệt
mỏi, căng thẳng, nhiều người cịn lại phải làm việc với cơng suất tăng,
hằng ngày đối diện với người bệnh lâm vào tình trạng bệnh nặng, nhân
viên y tế của bệnh viện rơi vào hội chứng "burned-out", suy sụp về thể
chất và tinh thần do quá tải công việc và bị căng thẳng (stress).
- Áp lực dư luận: hồi nghi, thấy cơng việc của họ ngày càng căng
thẳng và bực dọc, mất khả năng đồng cảm và kết nối với bệnh nhân,
nhân viên và đồng nghiệp, thậm chí hay đổ lỗi, hoặc cảm thấy có lỗi.
- Tình trạng phơi nhiễm: thường xun tiếp xúc với với các yếu tố
nguy cơ như vi khuẩn , vi rút viêm gan B,C,HIV…
- Môi trường làm việc: ồn ào, khơng khí chưa thơng thống, vệ

sinh mơi trường chưa đảm bảo tốt,…
III. BỆNH NGHỀ NGHIỆP
Nhóm 2.2 xin trình bày một số bệnh nghề nghiệp hay gặp nhất ở
các nhân viên y tế làm việc tại khoa Hô hấp:
1. Viêm gan virus B nghề nghiệp
Viêm gan virus B là bệnh nhiễm trùng có liên quan đến yếu tố
nghề nghiệp. Đó là công nhận của Liên Bộ Y tế, Lao động – Thương
binh và Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về căn bệnh này
vì tỷ lệ mang kháng thể HBsAg nói chung của nhân viên y tế cao hơn
gấp 3-5 lần so với người dân bình thường.
Nhóm có nguy cơ cao bao gồm: Những người thường xuyên có
tiếp xúc với máu, dịch của bệnh nhân: nhân viên phòng xét nghiệm, y tá,
điều dường thường xuyên thực hiện các kỹ thuật tiêm, truyền dịch, máu
cho bệnh nhân, nhân viên nha khoa, ngoại khoa, sản khoa, nhân viên làm
công tác cấp cứu,... những người thường xuyên trực tiếp khám, điều trị,
điều dưỡng, phục vụ bệnh nhân viêm gan.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trong tổng số 35
triệu nhân viên y tế trên thế giới, mỗi năm, 2 triệu người tiếp xúc qua da
với bệnh truyền nhiễm. Trong đó, khoảng 40% bị phơi nhiễm viêm gan
B do tổn thương vì kim đâm. Đối với nhân viên y tế, phương thức lây


nhiễm bệnh virus viêm gan B chủ yếu qua đường máu: thực hành tiêm
truyền khơng an tồn, bị kim đâm vào tay, dụng cụ phẫu thuật chưa được
tiệt trùng đúng cách.
HBV có thể tồn tại bên ngồi cơ thể ít nhất tới 7 ngày. Trong thời
gian đó, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu nó xâm nhập vào cơ thể
của một người chưa bị mắc bệnh. Virus viêm gan B có thể gây ra bệnh
cấp tính với các hội chứng kéo dài khoảng vài tuần bao gồm vàng da và
mắt, nước tiểu đậm màu, suy kiệt, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng. Mọi

người có thể phải mất vài tháng đến một năm mới khỏi các hội chứng
này. HBV cũng có thể gây một nhiễm trùng gan mạn tính và sau này có
thể phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan. Khoảng 90% người lớn
khỏe mạnh bị nhiễm HBV sẽ hồi phục và hoàn toàn loại bỏ virus trong
vòng sáu tháng. HBV là một nguy hại nghề nghiệp nhiễm trùng chính
đối với nhân viên y tế.
2. Viêm gan virus C nghề nghiệp
Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp là bệnh gan do vi rút viêm gan
C gây ra trong quá trình lao động.
Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, trong tổng số 35
triệu nhân viên y tế trên thế giới, mỗi năm, 2 triệu người tiếp xúc qua da
với bệnh truyền nhiễm. Trong đó, khoảng 40% phơi nhiễm viêm gan C
do tổn thương vì kim đâm.
Nhóm nguy cơ cao bao gồm nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc
với máu, chăm sóc, khám và chữa bệnh cho người mắc bệnh với con
đường lây chủ yếu qua đường máu. Khi mắc bệnh, virus viêm gan C đi
từ máu đến gan và sinh sôi ở đó. Viêm gan C được xem là “một bệnh
thầm lặng”. Chỉ khoảng 1/3 người mắc bệnh có biểu hiện triệu chứng và
những triệu chứng này thường nhẹ nên bệnh nhân có thể khơng hề biết
là mình đã mắc bệnh. Bệnh viêm gan C diễn biến âm ỉ, hầu như khơng
có triệu chứng ở giai đoạn cấp. Các triệu chứng nếu có cũng rất mơ hồ,
khơng đặc hiệu như: mệt mỏi, chán ăn, đầy bụng, đau nhẹ hạ sườn phải,
rối loạn tiêu hóa, đa cơ. Có thể gặp vàng da nhẹ, kín đáo, xuất hiện từng
đợt, sốt và gây sút cân.
3. Bệnh lao nghề nghiệp


Bệnh lao nghề nghiệp là một trong 34 bệnh nghề nghiệp được Nhà
nước đền bù hiện nay ở Việt Nam.
Bệnh lao là một bệnh lây mà nguồn lây là những người mắc bệnh

lao phổi khi ho, hắt hơi, nói chuyện làm bắn ra những giọt dịch nhỏ chứa
vi khuẩn lao, tạo ra nguy cơ mắc bệnh lao cho những người xung quanh.
Những người dễ lây bệnh và dễ mắc bệnh lao nghề nghiệp bao gồm
những người tiếp xúc do yếu tố nghề nghiệp gần gũi, kéo dài với nguồn
lây, hàng đầu là các nhân viên y tế trực tiếp khám, điều trị, điều
dưỡng, phục vụ bệnh nhân lao.
Khi bị bệnh, các tổ chức, cơ quan trong cơ thể bị phá hủy, nếu phát
hiện muộn và điều trị không kịp thời, khơng đúng, cơ quan bị tổn thương
nặng nề, có chữa khỏi về mặt vi trùng cũng không hồi phục được. Tổn
thương hang hốc, xơ sẹo do lao phổi có thể dẫn đến suy hô hấp, tâm phế
mạn,… Lao xương khớp dẫn đến gù, vẹo cột sống, cứng khớp, tàn tật
suốt đời.
Trên thế giới bệnh lao còn rất nặng nề ở các nước đang phát triển.
Hàng năm có tới 2 tỷ người bị phơi nhiễm lao, 9 triệu ca mắc mới và 2
triệu người tử vong. Việt Nam đứng thứ 12 trong số 22 quốc gia có tỷ lệ
mắc bệnh lao cao. Tỉ lệ người mắc bệnh lao mới biểu hiện dưới các thể
bệnh là 173/100.000 dân mỗi năm, tỉ lệ tử vong là 23/100.000 dân. Các
thống kê cho biết: 80% là lao phổi. Đây là nguồn lây chủ yếu và 20%
mắc các bệnh lao khác, hơn nữa có tới 80% người bệnh lao nằm trong
lứa tuổi từ 16 đến 60 tuổi, lực lượng lao động sản xuất chính.
4. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp là tình trạng nhiễm vi rút
HIV trong quá trình lao động.
Đường lây: Đường máu
+ Tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị HIV qua vết thương hở
+ Bị kim tiêm, vật sắc nhọn đã từng sử dụng cho người bị bệnh
HIV đâm vào người
+ Sử dụng dụng cụ phẫu thuật chưa được tiệt trùng đúng cách
Các tình huống gây phơi nhiễm cho nhân viên y tế gồm: bị vật sắc
nhọn đâm (54%); máu và dịch tiết văng vào mắt, vào vết thương; vật

nhọn không rõ nguồn gốc đâm; bệnh nhân cào; găng tay thủng.


Vật gây phơi nhiễm nhiều nhất là bơm kim tiêm (hơn 59%); tiếp
theo là kim khâu, kim luồn, kim sinh thiết, kéo, kim đường huyết.
Đối với người bị phơi nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, họ
sẽ được chăm sóc, hưởng các chế độ đền bù, căn cứ vào Quyết định số
265/2003/QĐ - TTg ngày 16/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chế
độ đối với người bị phơi nhiễm với HIV hoặc bị nhiễm HIV/AIDS do tai
nạn rủi ro nghề nghiệp.
5. Một số bệnh lây truyền qua đường hơ hấp khác
Bệnh nhiễm trùng đường khơng khí là những bệnh do vi sinh vật
(virus hoặc vi khuẩn) gây ra, chúng dễ lây truyền từ người bệnh sang
người lành qua hoạt động xuất tiết của người bệnh vào môi trường
không khí (ho, khạc nhổ, trị chuyện, hắt hơi, ca hát,....).
Virus, vi khuẩn gây bệnh nhiễm trùng đường khơng khí tồn tại và
lây truyền qua hạt khí dung, đây là những giọt nước kích thước siêu nhỏ
dễ kết hợp với giọt bắn hơ hấp từ người và động vật. Do kích thước nhỏ
nên các hạt này dễ phân tán mạnh trong khơng khí, từ đó khiến tốc độ
lây nhiễm vơ cùng nhanh chóng.
Như vậy, bệnh nhiễm trùng đường khơng khí gồm rất nhiều bệnh
lý với đặc điểm lây nhiễm chung qua hạt khí dung, những bệnh thường
gặp bao gồm:

Bệnh nấm phổi do nấm Cryptococcus, Aspergillus,
Blastomycosis.

Bệnh viêm phổi do phế cầu, liên cầu, tụ cầu vàng...

Bệnh cúm.


Bệnh do Adenovirus, Enterovirus, Rhinovirus, Rotavirus,...

Bệnh viêm màng não mô cầu.

Bệnh ho gà.

Bệnh đậu mùa.

SARS, Covid…


IV. BIỆN PHÁP PHỊNG CHỐNG
Nhân viên y tế có nguy cơ phơi nhiễm với rất nhiều yếu tố nguy
hại cho sức khỏe như: các yếu tố vi sinh vật (vi rút, vi khuẩn, kí sinh
trùng, nấm); các yếu tố vật lý (các chất phóng xạ, bức xạ hồng ngoại,
bức xạ tử ngoại, tiếng ồn…); các yếu tố hóa học (thuốc, hóa chất tiệt
trùng, hóa chất trong phịng xét nghiệm…); các yếu tố hóa lý, bụi: bụi
trong vải, quần áo, ga; các yếu tố ecgonomi (áp lực và cường độ lao
động cao, tư thế lao động).
=> Ta cần có các biện pháp phịng chống thích hợp để bảo vệ sức
khỏe cho các nhân viên y tế.
1. Các bệnh do yếu tố vi sinh vật
Đặc điểm phát sinh của nhóm bệnh này gồm 3 yếu tố: nguồn gây
bệnh (tác nhân); đường lây, mơi trường; vật chủ lây bệnh. Về ngun tắc
để phịng bệnh phải loại bỏ đi ít nhất một trong 3 yếu tố trên bằng biện
pháp sau:
- Tác động lên nguồn gây bệnh bằng các biện pháp như:
+ Cách ly, cô lập nguồn gây bệnh, biện pháp này rất quan trọng đối
với bệnh lây truyền qua đường hơ hấp.

+ Xử lí tiệt trùng, tẩy uế các bệnh phẩm,sinh phẩm, chất thải
( phân, nước tiểu), các đồ dùng bị nhiễm bệnh.
+ Vệ sinh, tẩy uế thường xuyên vật dụng, nhà cửa nơi làm việc.
+ Xử lí chất thải đúng nơi quy định.
- Cắt đường truyền bệnh:
+ Trong quá trình làm việc phải cẩn thận và tuyệt đối tuân thủ
nguyên tắc vô khuẩn, tn thủ quy trình phịng chống nhiễm khuẩn và
thực hành an tồn khi sử dụng vật sắc nhọn. Phịng ngừa các tai nạn rủi
ro nghề nghiệp do kim tiêm và các vật sắc nhọn.
+ Thường xuyên rửa và sát khuẩn tay sau khi khám bệnh, làm thủ
thuật.
+ Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân như
khẩu trang, mũ, găng tay, quần áo bảo hộ…


+ Thực hiện tốt công tác vệ sinh đảm bảo như nước uống, thức ăn
và kiểm soát tốt các vật trung gian truyền bệnh.
- Tác động lên vật chủ lây nhiễm bệnh
+ Tuân thủ đúng nguyên tắc an toàn vệ sinh khi làm việc.
+ Chủ động tiêm phòng vaccin phòng bệnh: tiêm vaccin phòng
bệnh viêm gan B, A; lao, quai bị, rubella, sởi, thủy đậu…
2. Các bệnh do yếu tố vật lí
- Tuyệt đối đảm bảo ngun tắc an tồn vệ sinh bức xạ. Đo kiểm
tra an toàn bức xạ ion hóa định kì nơi làm việc.
- Tn thủ ngun tắc an toàn khi sử dụng các máy phát bức xạ ion
hóa, khi sử dụng nguồn hóa chất đồng vị phóng xạ.
- Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân phịng chống bức xạ ion
hóa, phịng chống tiếng ồn (nút tai)
- Đeo liều kế cá nhân và kiểm tra định kì
- Thường xun đo kiểm tra mơi trường tiếng ồn, đo bức xạ cực

tím khi sử dụng để diệt khuẩn trong phòng mổ, phòng vi sinh…
- Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với chất phóng xạ chú ý
khám da, khám mắt và làm xét nghiệm huyết đồ, làm thêm các xét
nghiệm khác nhằm phát hiện sớm bệnh phóng xạ nghề nghiệp
- Khám sức khỏe cho người tiếp xúc với tiếng ồn: khám tai mũi
họng và đo thính lực …
3. Các bệnh do hóa chất, bụi
- Nắm được quy tắc an tồn khi làm việc với hóa chất. Nhận biết
các yếu tố nguy cơ và sử trí ban đầu.
- Sử dụng đầy đủ và đúng các phương tiện bảo hộ lao động cá
nhân.
- Biết được độc tính hóa chất khi sử dụng, đường xâm nhập, biểu
hiện bệnh và biện pháp phòng ngừa
- Nắm được các biện pháp sơ cứu ban đầu khi xảy ra tai nạn.
- Thơng thống và giữ vệ sinh nơi làm việc


4. Các bệnh do các yếu tố ecgonomi
- Cần bố trí làm việc, nghỉ ngơi hợp lí.
- Tăng cường luyện tập thể thao và tập bài tập thích hợp giữa giờ
nhằm giảm đau mỏi xương khớp

C. KẾT LUẬN
Hiện nay, bệnh hô hấp ngày càng phức tạp, các trường hợp mắc
bệnh khơng ngừng gia tăng. Mỗi năm trên thế giới có khoảng hàng triệu
ca tử vong do các bệnh lý đường hơ hấp trên. Bệnh có thể gặp ở bất cứ
ai, bất kì độ tuổi, nghề nghiệp nào, trong đó nhân viên y tế là những
người trực tiếp bị ảnh hưởng. Nhân viên y tế có trách nhiệm hướng dẫn,
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, sức khỏe của người lao động
nhưng thực tế họ lại được hưởng ít sự chăm sóc sức khỏe tại nơi mình

làm việc giống như những người lao động khác.
Hiện nay, Bộ Y Tế đã đề xuất nhiều các chính sách để chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho các nhân viên y tế nhưng vẫn chưa đáp ứng được
nhu cầu của họ vì tình hình bệnh tật ngày càng phức tạp, khối lượng
cơng việc của ngành y tế rất lớn trong khi họ lại chưa nhận được những
gì xứng với cơng sức đã bỏ ra. Điều này cũng dẫn đến các bệnh nghề
nghiệp.
Chúng ta cần quan tâm đến sức khỏe của các nhân viên y tế nhiều
hơn. Hãy dành cho họ sự tôn trọng xứng đáng.



×