Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê ở việt nam trong mấy năm gần đây và đưa ra một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.1 KB, 28 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU.
Là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lưu lượng mưa lớn cho nên
Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Thêm vào đó, vùng Tây
Nguyên và Đông Nam Bộ có không khí mát mẻ cộng với nền đất bazan màu mỡ rất thích
hợp cho việc phất triển cây công nghiệp trong đó cà phê là một loại cây điển hình.
Xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng là một trong những ngành
đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước. Đây là một ngành kinh tế mũi
nhọn của Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm,
giảm gánh nặng cho xã hội… Những năm gần đây Việt Nam là một nước đứng thứ hai
trên thế giới trong việc xuất khẩu cà phê (đứng sau Brazin).
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organization) tổ chức thương mại thế
giới năm 2007, nền kinh tế bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trong đó lĩnh vực
xuất khẩu cà phê cũng chuyển sang một bước ngoặc lớn. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu
cà phê đạt hơn 2,11 tỷ USD, tăng hơn so với năm 2007 khoảng 9,46%. Xuất khẩu cà phê
đem lại nguồn thu ngoại hối đứng thứ hai cho quốc gia (trong lĩnh vực xuất khẩu nông
nghiệp), chỉ đứng sau gạo.Sản phẩm cà phê Việt Nam đã bán được trên nhiều quốc gia
trên thế giới. Bên cạnh các thị trường tiêu thụ lớn như: Châu Âu, Mỹ… cà phê còn được
xuất sang các nước như: Nam Mỹ (Ac-hen-ti-na), Trung Đông.
Tuy gia nhập vào WTO có nhiều thuận lợi, nhưng bên cạnh đó chúng ta còn phải
tuân thủ một số điều luật khá khắc khe về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Thêm
vào đó giá trị xuất khẩu cà phê những năm gần đây có xu hướng giảm so với năm 2008
(năm 2009 xuất khẩu cà phê đạt khoản 1,73 tỷ USD, năm 2010 khoản 1,85 tỷ USD).
Nguyên nhân do tình trạng đầu cơ của các doanh nghiệp nước ngoài, nợ công ở châu Âu
(là thị trường cà phê lớn nhất của Việt Nam) đã khiến cho xuất khẩu cà phê giảm mạnh
về số lượng lẫn giá cả. Xuất khẩu cà phê nhân vẫn còn chiếm một phần lớn trong xuất
khẩu cà phê. Chất lượng cà phê tương đối thấp do trang thiết bị chế biến và bảo quản còn
1
nghèo nàn. Vì lý do đó nên em đã chọn đề tài: “tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê
ở Việt Nam trong mấy năm gần đây và đưa ra một số giải pháp”
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1:


THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ HIỆN NAY.
1. Trên thế giới:
Cà phê là một trong những đồ uống phổ biến trên thế giới, mức tiêu thụ cà phê
trên thế giới ngày càng cao. Cà phê ngày nay không những tiêu thụ nhiều ở những nước
phát triển mà ở cả những nước đang phát triển xu hướng uống cà phê cũng dần xuất
hiện.
 Vai trò của cà phê trên thị trường thế giới
Cà phê được sử dụng trong y học để chữa một số bệnh như: huyết áp cao, suy
nhược thần kinh Nhật bản còn áp dụng phương pháp ngâm mình trong bột cà phê để
chữa bệnh và làm tăng thể lực.
Ngoài ra cà phê cũng được dùng trong một số ngành công nghiệp thực phẩm và
là mặt hàng buôn bán lớn thứ hai thế giới đang phát triển sau dầu mỏ. Sản phẩm đă góp
phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của các nước trên thế giới.Tỷ lệ kim ngạch
xuất khẩu cà phê so với tổng kim ngạch xuất khẩu ở các nước như sau:
``Brazil 8-10% Ruanda 65% Burundi 90%
Colombia 90-95% Etiopia 60% Tandania 30-33%
Uganda 95% Trung Phi 65%
2
Trên thế giới có hơn 80 quốc gia sản xuất cà phê và hơn 25 triệu người tham gia
lao động trong ngành cà phê. Nền kinh tế của một số nước nghèo phụ thuộc rất nhiều
vào cà phê, đặc biệt là một số nước Châu Phi. Đối với nông dân các nước đang phát
triển, cà phê đem lại cho họ một hy vọng về tương lai tươi sáng.
Sản xuất cà phê góp phần tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại được
củng cố và phát triển. Mặt khác, trồng cây cà phê cũng là việc phủ xanh đất trống đồi
trọc, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái.
 Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức nông lương Liên hiệp quốc, trên thế giới có khoảng
hơn 80 nước trồng cà phê phân bố ở Châu Phi, châu Mỹ, Châu Á và Châu Đại Dương
với tổng diện tích trên 10 triệu ha, sản lượng hàng năm biến động khoảng 5,5-6 triệu tấn
cà phê nhân.

- Diện tích trồng cà phê thế giới.
Sản xuất cà phê thế giới tuy tăng giảm thất thường song xu hướng chung vẫn
tăng lên. Về diện tích, trong 20 năm từ 1959-1988 diện tích cà phê thế giới đă tăng 2,2
triệu ha (từ 9,1 lên 11,3 triệu ha). Trong đó riêng Châu Phi tăng 2 triệu ha (từ 1,8 lên 3,8
triệu ha), khu vực Châu Á Thái Bình Dương tăng 0,8 triệu ha (từ 0,4 lên 1,2 triệu ha).
Từ năm 1988 cho đến 1995 diện tích trồng cà phê thế giới hàng năm tăng ở mức 0,1%
đạt 10.493.940 ha vào năm 1995. Ở các khu vực khác nhau trên thế giới mức tăng giảm
cũng không đồng đều. Nếu như ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương mức tăng trung
bình là 2,8% thì diện tích trồng cà phê của những nước khác lại giảm với tốc độ trung
bình là 0,3%/ năm. Hiện nay như đã biết diện tích trồng cà phê ở Nam Mỹ với 4,8 triệu
ha; Châu Phi đã lên đến 3,8 triệu ha; tại Bắc và Trung Mỹ là 1,5 triệu ha và tại Châu Á
khoảng 1,2 triệu ha.
- Năng suất cà phê trên thế gới
Năng suất cà phê bình quân toàn thế giới năm 1985 là 5,7 tạ/ha, năm 1995 giảm
còn 5,34 tạ/ha, năm 1998 là 6 tạ/ha, hiện nay chưa quá 7 tạ/ha, trong đó Châu Phi trên
3
dưới 4 tạ/ha, Nam Mỹ và Châu Á trên 7 tạ/ha, Trung Mỹ xấp xỉ 6 tạ/ha. Như vậy là
năng suất cà phê toàn thế giới không phải lúc nào cũng tăng một cách đồng biến theo
thời gian. Mấy năm gần đây, do áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới như giống, kỹ
thuật canh tác… nên đă có hàng chục nước đưa năng suất bình quân đạt trên 1 tấn/ha,
điển hình là Costarica (Trung Mỹ) với diện tích cà phê là 85.000 ha, năng suất bình
quân trên 1,4 tấn/ha, Philipine 1,27 tấn/ha. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương có mức
năng suất tăng nhanh, trung bình 0,4%/năm. Ta cũng có thể thấy là việc tăng giảm năng
suất cũng không đồng đều ở các khu vực trên thế giới. Hiện Việt Nam đang là nước có
năng suất cao trên thế giới.
- Sản lượng
Sản lượng cà phê thế giới cũng có những nét biến động riêng biệt, tuy nhiên
xu hướng chung là tăng theo từng thời kỳ. Trong vòng 38 năm kể từ năm 1960 đến năm
1997 sản lượng cà phê thế giới tăng lên 25 triệu bao, tương đương với 37,9% với mức
tăng trung bình 1,25%/năm. Mức tăng giảm sản lượng cà phê thất thường và không đều

ở các năm. Thấp nhất là năm 1964/1965 sản lượng xuống còn 53 triệu bao/năm. Sản
lượng thời gian này thấp là do sương muối. Giai đoạn sau đó, sản lượng cà phê thế giới
tăng giảm thất thường, không ổn định. Tổng sản lượng cà phê toàn cầu tăng mạnh trong
niên vụ 1991/1992 nhưng lại giảm đi và chỉ tăng trở lại sau niên vụ 1995/1996 và duy
trì ở mức cao trong giai đoạn 1995/1996 tới 2000/2001. Sáu năm gần đây (từ năm 1997
đến nay), tổng sản lượng cà phê thế giới tăng 4% hàng năm, từ 94 triệu bao năm 1990
lên hơn 122 triệu bao vào năm 2002. Trong niên vụ 2001/2002, sản lượng cà phê có
giảm đôi chút nhưng có xu hướng tăng trở lại trong niên vụ 2002/2003.
Bảng 1: Tình hình sản xuất cà phê thế giới
Đơn vị: 1000 bao
Niên vô 1998/99 1999/00 2000/01 2001/02 2002/03 2003/04
Toàn cầu 108.453 113.433 116.581 110.104 122.759 107.129
Nguồn: FAS/USDA, tháng 6/2003.
4
Tuy nhiên sản lượng cà phê không đồng đều giữa các quốc gia, khu
vực. Khoảng 90% cà phê thế giới được sản xuất ở các nước đang phát triển, trong đó
phần lớn là từ hai nước Braxin và Việt Nam. Khu vực sản xuất cà phê lớn nhất thế giới
là Châu Mỹ La Tinh. Các nước phát triển sản xuất với khối lượng rất nhỏ, để phục vụ
nhu cầu tiêu dùng là chủ yếu.
Bảng 2: Đánh giá sản lượng cà phê trên thế giới theo từng loại
Đơn vị: Triệu bao
Niên vụ 1996/97 1997/98 1998/99 1999/00 2000/01 2001/02 2002/03
Toàn cầu 99,4 103,6 104,0 115,0 111,7 110,2 119,1
Trong đó:
Arabica 64,8 69,5 73,4 75,4 68,8 72,6 79,5
Robusta 34,6 34,1 30,6 39,6 42,9 37,6 39,6
Tỷ trọng (%)
Arabica 65,2 67,1 70,6 65,6 67,6 65,9 66,7
Robusta 34,8 32,9 29,4 34,4 38,4 34,1 33,3
Nguồn: ICO và USDA. Coffee – An Export’s guide. International Trade Centre,

Geneva, 2002.
- Các nước sản xuất cà phê chính
Căn cứ vào loại cà phê xuất khẩu người ta chia các nước sản xuất cà phê thành
các nhóm: nhóm sản xuất cà phê Arabica và nhóm sản xuất cà phê Robusta. Tuy nhiên
cũng có nước thuộc nhóm Arabica cũng sản xuất cà phê Robusta và ngược lại. Trong
thống kê thì người ta chia các nước sản xuất theo khu vực , vùng lănh thổ như cà phê
vùng Bắc và Trung Mỹ, vùng Nam Mỹ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương…Tuy nhiên,
những nước sản xuất cà phê chính là Braxin, Colombia, Indonexia, Mexico, Cốtđivoa
chiếm 52% sản lượng cà phê thế giới.
5
2. Tại Việt Nam.
2.1 Quá trình phát triển cây cà phê ở Việt Nam.
Thực chất cà phê không phải là loại cây được phát hiện tại Việt Nam. Lần đầu
tiên cây cà phê được đưa vào Việt Nam vào năm 1875, giống Arabica được người
Pháp mang sang và được trồng từ năm 1888. Lúc này việc xuất khẩu chủ yếu là sang
nước Pháp. Để cải thiện tình hình năng suất thấp của cà phê Pháp đã du nhập thêm hai
giống mới là cà phê vối (C.robusta) và cà phê mít (C.mitcharichia) vào năm 1908 để
thay thế. Từ đó, diện tích trồng cà phê không ngừng tăng lên. Đến năm 1980, Việt Nam
có diện tích cà phê khoãng 23000 ha và xuất khẩu khoãng 6000 tấn. Khi bước vào
thời kì đổi mới, với nền kinh tế thị trường mở cửa Việt Nam đã có những bước phát
triển mạnh mẽ trong lĩnh vực trồng và xuất khẩu cà phê. Trong những năm 90 Chính
phủ đã có những chính sách thúc đẩy sản xuất cà phê trong nước như hỗ trợ lãi xuất, trợ
giá đầu vào, tự do hóa thị trường đầu vào nông nghiệp cộng thêm sự kiện sương muối
năm 1994 ở Brasil

đã phá hủy phần lớn diện tích cà phê ở nước này, cộng hưởng đợt
hạn hán kéo dài năm 1997 đã làm nguồn cung trên toàn Thế giới sụt giảm mạnh, giá
tăng đột biến đã khích lệ mở rộng diện tích cà phê ở Việt Nam, đầu tư kỹ thuật canh tác
thâm canh, chuyên canh, nhờ đó diện tích và sản lượng tăng nhanh và đã trở thành một
trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu của Thế giới, với các thị trường lớn như EU,

Mỹ và các quốc gia khác của Châu Á.
Diện tích trồng cà phê chỉ tăng đỉnh điểm vào năm 2000 với diện tích 520 nghìn
ha. Sau đó thì tổng diện tích này giảm hẳn. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng
cung thừa trên thế giới đã làm cho giá giảm mạnh. Những hộ nông dân có diện tích
trồng nhỏ lẻ không đủ khả năng để tiếp tục đầu tư nên họ đã chặt bỏ hết cây cà phê để
trồng cây khác mang lại hiệu quả và thu nhập cho họ hơn.
Theo Vicofa: “Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh vượt
bậc. Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây chúng ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước
tăng lên hàng trăm lần. Thành tựu đó được ngành cà phê thế giới ca ngợi và chúng ta
cũng đã từng tự hào vì nó. Tuy nhiên trong vài năm lại đây do kích thích mạnh mẽ của
6
giá cả thị trường, cà phê đã từng mang lại cho các nhà sản xuất lợi nhuận siêu ngạch.
Tình hình phát triển cà phê đã ra khỏi tầm kiểm soát của ngành cũng như của Nhà nước,
và chính vì thế mà sự tăng trưởng nhanh chóng với mức độ lớn đã có tác động quan
trọng trong việc góp phần đẩy ngành cà phê thế giới đến thời kỳ khủng hoảng thừa. Giá
cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây. Người ta hô hào trữ lại cà phê
không bán, người ta chủ trương huỷ bỏ hàng loạt cà phê chất lượng kém Thời đại
hoàng kim của ngành cà phê đã qua đi, ngành cà phê bước vào thời kỳ ảm đạm và có
phần hoảng loạn, đài phát thanh và báo chí thường xuyên đưa tin nông dân chặt phá cà
phê ở nơi này, nơi khác ”
Cây cà phê cũng được trồng ở một số nơi có điền kiện không thuận lợi nên năng
suất thu được không cao, Chính phủ đã khuyến khích giảm diện tích cà phê ở khu vực
này. Từ đó, năng suất cà phê cũng giảm theo vào những năm đầu của thập kỷ thứ nhất
của thế kỷ XXI.
Thu họach và sơ chế cà phê Việt Nam vẫn còn lạc hậu, việc thu hái vẫn chưa có
hiệu quả, còn chế biến ở các hộ nông dân chủ yếu là phơi khô rồi đem bán lại cho các
thương lái. Dẫn đến chất lượng cà phê vẫn chưa cao.
“Có thể nói đây là tình hình chung của ngành cà phê toàn cầu và nó tác động lớn
đến ngành cà phê nước ta, một ngành cà phê đứng thứ nhì thế giới với quy mô sản xuất
không ngừng được mở rộng. Tình hình thị trường thế giới tập trung vào những thay đổi

then chốt của nền kinh tế cà phê thế giới, cán cân cung cầu và vận động của giá cả thị
trường”. (Vicofa)
2.2 Vấn đề chế biến cà phê từ khi gia nhập WTO cho đến nay:
Sau cuộc khủng hoảng giá cả cà phê vào những năm đầu của thế kỷ XXI, đến
năm 2007 thì giá cả cà phê có phần tăng trưởng trở lại nhờ các chính sách thúc đẩy
trồng cà phê của Chính Phủ được phát huy tốt. Thể hiện diện tích trồng cà phê tăng dần
từ 509,3 nghìn ha (năm 2007) lên 548,2 nghìn ha (năm 2010).
(1)
7
Vào thời Việt Nam mới gia nhập WTO, thì công cụ chế biến cà phê của người
dân vẫn còn thô sơ, lạc hậu, không có máy móc dây chuyên hiện đại cho công tác sấy
khô sản phẩm cũng như công việc bảo quản chất lượng lâu dài sản phẩm cà phê của đất
nước, dẫn đến chất lượng giảm, giá xuất khẩu trên thị trường tiêu thụ không cao.
Trong giai đoạn này, xuất khẩu cà phê nhân mới qua sơ chế vẫn còn chiếm đa số
trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê ở nước ta. Nguyên nhân chính do công ty chế
biến trong nước chưa đủ khả năng để chế biến cà phê, thiếu trang thiết bị hiện đại nhằm
mục đích sản xuất cà phê thành phẩm để xuất khẩu. thêm váo đó những công ty chế
biến ở những nước nhập khẩu nắm rõ được sở thích dung cà phê của người dân ở nước
họ nên việc chế biến cà phê phù hợp dễ đáp ứng nhu cầu thị trường hơn.
“Cà phê được chế biến chủ yếu tại 3 khu vực: hộ gia đình có quy mô nhỏ, thủ
công; các nhà máy chế biến cà phê nhân; các nhà máy chế biến cà phê bột. Hiện nay có
khoảng 80% sản lượng cà phê được sơ chế, chế biến tại khu vực hộ gia đình. Phần chế
biến quy mô công nghiệp gồm: Các nhà máy chế biến cà phê nhân, chủ yếu chế biến từ
nguyên liệu là cà phê thóc, cà phê nhân xô được mua thu gom từ các đại lý, qua xát,
phân loại, đánh bóng thành cà phê nhân thành phẩm. Đối với nguyên liệu là cà phê quả
tươi, các nhà máy chế biến áp dụng hai phương pháp: Chế biến khô đối với cà phê vối
và chế biến ướt đối với cà phê chè và một lượng nhỏ cà phê vối. Hiện nay cả nước có
hơn 100 nhà máy chế biến cà phê nhân, công suất từ 5.000 đến 60.000 tấn/năm, đủ cho
yêu cầu chế biến gần 1.000.000 tấn nhân/năm. Trong đó có khoảng 30 nhà máy sử dụng
phương pháp chế biến ướt với sản lượng khoảng 100.000 tấn cà phê (chiếm khoảng

10% tổng sản lượng). Các nhà máy chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan: Hiện nay, cả
nước có 17 cơ sở chế biến cà phê bột, cà phê hòa tan với tổng công suất 10.500 tấn sản
phẩm/năm.”
(3)
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO, các nhà nhập khẩu phải tính tới sự bình đẳng
nên giá cà phê xuất khẩu đã được cải thiện phần nào.
Nguồn:
(1)
Tổng cục thống kê Việt Nam (2010)
8
(2) (3)
Tailieu.vn (16/07/2010).
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG.
1. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam.
Cây cà phê được đưa vào Việt Nam hơn 100 năm nay, nó có vị thế và trầm quan
trọng rất lớn đối với nền kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Đối với kinh tế, cà phê là một
trong những mặt hàng nông sản được xuất khẩu và đã đem lại một nguồn thu ngoại hối
lớn cho nước ta, nó chiếm 1500 triệu USD/năm
(1)
cho nền kinh tế. Mặt khác, xuất khẩu
cà phê không những thực hiện được mục tiêu của chiến lược đẩy mạnh sản xuất, xuất
khẩu cà phê của quốc gia mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
Việc xuất khẩu cà phê cũng đem lại nguồn kinh phí khá lớn chi việc đầu tư vào trang
thiết bị, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Cà phê là một trong những mặt hàng có tính thương mại cao nhất thế giới, là
nguồn thu quan trọng của các nước có thu nhập chủ yếu từ sả n xuất cà phê. Ở Việt
Nam, cà phê là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng, là một trong mười mặt hàng xuất
khẩu chủ lực ở Việt Nam, đứng thứ 7 trong 10 ngành hàng hóa xuất khẩu hàng đầu và

đứng thứ 2 trong 7 hàng hóa nông sản xuất khẩu chủ yếu.
Từ lâu cà phê được xem như một loại cây công nghiệp ngắn ngày xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam với giá trị xuất khẩu hàng năm ngày càng cao, đóng vai trò quan
trọng trong cơ cấu xuất khẩu hàng hóa nông sản của Việt Nam ra nước ngoài. Nó có tác
động to lớn đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng và đối với cả nền kinh tế nói chung :
• Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa thì rất cần tới
nguồn ngoại tệ mạnh phục vụ cho quá trình này. Xuất khẩu cà phê tạo một nguồn thu
ngoại tệ khá lớn hàng năm cho nền kinh tế đảm bảo cán cân thanh toán quốc tế, nhập
khẩu nhiều máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến phục vụ cho nền sản xuất còn chậm
phát triển trong nước.
9
• Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên
môn hóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ của
khoa học kĩ thuật , áp dụng cơ khí hóa, hiện đại hóa quá trình sản xuất đến các khâu sau
thu hoạch, tiêu thụ, thúc đầy các ngành công nghiệp phục vụ như sản xuất máy bơm
nước tưới, máy chế biến… đẩy nhanh quá trình chuyển đồi nền kinh tế từ nông
nghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.
• Ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê đã thu hút một lượng lớn nguồn lao
động của đất nước, góp phần giải quyết được tình trạng thất nghiệp cho xã hội, tạo
công ăn việc làm cho các dân tộc miền núi, Tây Nguyên. Từ đó, giúp Nhà nước giải
quyết được tình trạng đói nghèo của đời sống nhân dân và giảm thiểu các tệ nạn xã hội.
“Theo Hiệp hội cà phê Việt Nam (Vicofa) thi mỗi năm ngành cà phê thút hút khoãng
600000 – 700000 lao động, thậm chí trong 3 tháng thu hoạch số lao động có thể lên đến
800000 lao động”.
(2)
• Xuất khẩu cà phê cho chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với những
nước khác. Đó là lợi thế về tự nhiên, về đất đai, khí hậu, nguồn nước … tận dụng nguồn
lao động dồi dào. Vị trí địa lí của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi buôn bán hàng
hóa, các cảng biển thuận tiện cho việc lưu thông đường thủy, thuận tiện cho việc chuyên
chở, giao dịch hàng hóa. Chính vì vậy mà chúng ta cần có những chính sách để khai

thác triệt để lợi thế này trong cả quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê, tạo
những điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê.
• Xuất khẩu cà phê còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị
trường thế giới:
+ Xuất khẩu cà phê chính là tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới theo xu
hướng chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội sâu sắc trên thế giới đúng theo tư
tưởng của các học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith và lợi thế so sánh của
David Ricardo là khi tham gia thương mại quốc tế, tất cả các nước đều có lợi khi tận
dụng ưu thế về phân công lao động quốc tế.
10
+ Xuất khẩu cà phê để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức thương
mại mà Việt Nam cũng là mọt thành viên tạo khả năng thu hút được nhiều lợi nhuận
hơn cùng những ưu đãi về điền kiện xuất khẩu.
Tóm lại, sản xuất xuất khẩu cà phê là một trong những hàng hóa nông sản quan
trọng và có vị thế lớn đối với Việt Nam. Nó góp phần quan trọng và có ý nghĩa lớn đối
với nền kinh tế xã hội của đất nước.
2. Tiềm năng của ngành.
- Việt Nam có thế mạnh về trồng cây cà phê do điều kiện đất đai và khí hậu thuận
lợi. Đất đỏ bazan, rất thích hợp với cây cà phê, được phân rộng khắp lãnh thổ, trong đó
tập trung nhiều ở hai vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ với diện tích hàng triệu ha.
Khí hậu nhiệt đới gió mùa , lượng mưa phân bố đều các tháng trong năm , nhất là các
tháng cà phê sinh trưởng. Cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là đất và nước thì cả hai yếu
tố ấy đều có ở Việt Nam.
- Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù và được các nhà rang xay trên thế giới
đánh giá là dễ chế biến. Giá xuất khẩu tương đối rẻ hơn so với các nước xuất khác
(Brazin).
- Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu lớn cho nền
kinh tế nên được sự quan tâm đặc biệt từ Nhà nước. Các chính sách hỗ trợ tín dụng, xúc
tiến thương mại, tập trung thâm canh cà phê…lần lượt được đưa vào áp dụng.
- Nhu cầu sử dụng cà phê trên thế giới không ngừng tăng lên điển hình là các thị

trường tiêu thụ cà phê lâu năm như EU, Hoa Kỳ,… Sự thay đổi thói quen trong tiêu
dùng của người Á Đông (Trung Quốc, Nhật Bản) cũng là dấu hiệu cho sự phát triển thị
trường cà phê trên ở những nước này trong tương lai.
- Việc gia nhập WTO tạo nhiều cơ hội cho ngành xuât khẩu cà phê Việt Nam: cơ
hội trong việc chuyển giao công nghệ, nhất là công nghệ chế biến và bảo quản vốn còn
lạc hậu ở nước ta, lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cà phê Việt Nam là ngành đem lại
nhiều lợi nhuận nên hứa hẹn việc đầu tư vốn từ nước ngoài vào lĩnh vực này. Qua việc
11
hội nhập thì cũng giúp cho các nước đang phát triển như Việt Nam bình đẳng hơn trong
việc tranh chấp thương mại so với các nước phát triển.
3. Tình hình xuất khẩu cà phê trong những năm qua.
3.1 Kim ngạch xuất khẩu.
Trong những năm đầu của thập kỷ thứ nhất của thế kỷ XXI ngành xuất khẩu cà
phê Việt Nam gặp nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng giá cà phê trên thế giới nên đã
làm cho kim ngạch xuất khẩu cà phê giảm đáng kể. Từ năm 2007 thì giá cà phê có phần
tăng trưởng lại nhưng đến năm 2009 thì lại có chiều hướng giảm xuống.
Bảng 3: Tình hình xuất khẩu cà phê trong thời kỳ 2008 – 2011.
Năm
Số lượng
(nghìn tấn)
Tốc độ tăng
trưởng so với
kỳ trước (%)
Giá trị (triệu
USD)
Tốc độ tăng
trưởng so với kỳ
trước (%)
2008
1060,9 _ 2113,8 _

2009
1183,0 11,5 1730,6 -18,1
2010
1218,0 3 1851,4 0,7
2011
1250,9
2,7 2740,1
48
Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam.
Ta thấy, tuy sản lượng xuất khẩu cà phê từ 2008 đến 2009 tăng thêm 11,5% nhưng
phần giá trị lại giảm 18,1% nguyên nhân là do ảnh hưởng của cuộc khủng thế giới 2008-
2009 đã làm cho cầu cà phê trên thế giới bị tụt giảm. Bên cạnh đó là việc đầu cơ của
người nước ngoài, họ đã tung tin giá cà phê sẽ tăng trong thời gian tới làm cho các doanh
nghiệp Việt Nam thu mua cà phê với giá cao sau đó họ tìm cách dìm giá cà phê xuống
khiến cho các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta phải bán tháo với giá thấp. Từ năm
2009 đến năm 2010 thì xuất khẩu cà phê vừa tăng về lượng (3%) vừa tăng về giá trị
(0.7%). Còn 6 tháng đầu năm 2011 cũng tăng mạnh so với cùng kỳ 2010, sản lượng tăng
thêm 31.3%, giá trị tăng mạnh đạt đến 106.1%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh
12
như vậy là do tình hình thế giới đang hồi sức trở lại sau cuộc khủng hoảng dẫn tới nhu
cầu về cà phê cũng tăng theo. Việc thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, một thị trường
tiêu thụ cà phê lớn của thế giới cũng là bước tăng trưởng trong việc xuất khẩu cà phê Việt
Nam. Theo số liệu báo cáo từ tổng cục thống kê thì Mỹ là nước nhập khẩu cà phê lớn
nhất của Việt Nam vào 6 tháng đầu năm 2011 (210444 nghìn USD) đã vượt qua mặt Đức
(188916 nghìn USD) là nước nhập khẩu cà phê lớn nhất của nước ta vào những năm
trước đó. Nguyên nhân là do nền kinh tế Mỹ có dấu hiệu phục hồi sau cuộc khủng hoảng,
thêm vào đó là dấu hiệu nợ công ở các nước châu Âu đã làm cho thị trường EU giảm
lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam.
Niên vụ cà phê hàng năm được tính từ ngày 1/10 năm trước (thời điểm bắt đầu thu
hoạch cà phê vụ mới) đến hết ngày 30/9 năm sau. Niên vụ 2010-2011 vừa kết thúc là niên

vụ được mùa nhất từ trước đến nay. Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong
năm 2011 đã đạt mức kỷ lục là 2,7 tỉ đô la, tăng hơn 48% so với năm trước. Tân Hoa Xã
trích dẫn các số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố hôm thứ Tư cho biết năm
qua Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,2 triệu tấn cà phê, tăng 2,7% về số lượng, với giá trung
bình 2,200 đô la một tấn, tăng 49,2% so với năm 2010.
Theo Tổng cục Thống kê, ước tính niên vụ 2011-2012 cả nước xuất khẩu 1,6 triệu
tấn cà phê, kim ngạch đạt kỷ lục 3 tỷ USD, cao hơn 300 triệu USD (tăng 11%) so với
niên vụ 2010-2011.
Các chuyên gia tổng kết năm nay cà phê vừa được mùa - được giá, ít khi giá
xuống mức 35.000 đồng/kg, chủ yếu quanh mức 40.000-42.000 đồng/kg. Một điều thú vị
là giá cà phê nhân xô nội địa sau 12 tháng, đến cuối tháng 9/2012 lại quay về như mức
đầu vụ trước, quanh mức 42.500 đồng/kg.
Từ trước tới nay, tổng sản lượng thu hoạch cà phê mỗi năm của nước ta khoảng
1,1-1,2 triệu tấn. Khi kết thúc vụ thu hoạch, Hiệp hội Cà phê đưa ra con số sản lượng thu
hoạch là 1,2 triệu tấn. Tất cả các con số ước báo gần nhất của nhiều nơi, cả trong lẫn
ngoài nước đều cho quanh mức từ 20 triệu đến 22 triệu bao, rất ít ai dám mạnh dạn đưa ra
con số 23 triệu bao (mỗi bao 60kg). Thế nhưng kết thúc niên vụ con số xuất khẩu lên đến
26,7 triệu bao.
13
Đấy là chưa kể, theo thăm dò của Reuters, lượng cà phê tồn trong dân và doanh
nghiệp ở Việt Nam đến thời điểm này vẫn còn khoảng 100-150 ngàn tấn. Như vậy, con
số thực về sản lượng thu hoạch cà phê của nước ta trong niên vụ vừa qua thấp nhất phải
là 1,6 triệu tấn, có thể lên tới 1,7 triệu tấn.
Vụ thu hoạch cà phê 2012-2013 đã bắt đầu sớm hơn mọi năm sẽ sớm tăng nguồn
cung đáp ứng cho nhu cầu xuất khẩu. Ngay từ tháng 9/2012, nhiều nông dân trồng cà phê
ở Đồng Nai đã bước vào vụ hái cà phê sớm hơn gần 1 tháng so với mọi năm.
Theo dự báo của Hiệp hội Cà phê (Vicofa), sản lượng cà phê Việt Nam niên vụ
2012-2013 sẽ giảm khoảng 15-20% do sự biến động bất thường của thời tiết, nhất là vào
thời gian thu hoạch. Thêm vào đó diện tích vườn cây già cỗi đang ngày càng gia tăng góp
phần làm giảm sản lượng chung của cả nước.

Đánh giá về thị trường tiêu thụ cà phê trong niên vụ mới vẫn rất sáng sủa. Hiện tại,
giá cà phê Robusta tiếp tục tăng. Trong tuần vừa qua, cà phê kỳ hạn giao tháng 11 tăng
58 USD, tương đương 2,65%, lên mức 2.188 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 1/2013 tăng
57 USD, tương đương 2,59%, lên mức 2.201 USD/tấn.
3.2 Giá cả.
Tại thị trường trong nước, giá cà phê nhân xô tăng thêm 700 đồng trong ngày
10/10/2012 lên mức 42.800 - 43.000 đồng/kg. Giá cà phê Robusta tươi đang được các lò
sấy chào mua với giá 7.800 - 8.000 đồng/kg. Đây là mức giá cà phê cao nhất tính từ đầu
năm đến nay, và là mức giá mà người trồng cà phê luôn mong đợi.
Tuy nhiên, để lường trước những diễn biến bất ngờ của thị trường có thể xảy ra khi bước
vào vụ thu hoạch, Câu lạc bộ 20 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam vừa
đưa ra kiến nghị Chính phủ cho tạm trữ ngay 300 ngàn tấn cà phê ngay từ đầu vụ 2012-
2013.
Theo đó, Câu lạc bộ kiến nghị chính phủ và ngân hàng hỗ trợ trực tiếp người dân để tạo
điều kiện cho người nông dân tạm trữ cà phê khi giá xuống. Từng bước Chính phủ và các
bộ, ngành xây dựng quy chế tạm trữ cà phê hỗ trợ trực tiếp cho người nông dân.
Việc tạm trữ là yêu cầu cần thiết để điều tiết lượng xuất khẩu, giữ cho giá khỏi giảm sâu
14
vào đầu vụ khi nguồn cung gia tăng đột biến. Tạm trữ còn giúp nhà nông tiêu thụ được
lượng hàng lớn để trang trải chi phí thu hoạch.
(Nguồn : baocongthuong.com.vn)
Bảng 4: Giá xuất khẩu bình quân cà phê vối nhân xô Việt Nam từ 2008 đến 6 tháng đầu
năm 2011.
Đơn vị tính: nghìn đồng/kg.
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Giá 32,394 24,546 26,937 45,826
Tốc độ tăng trưởng
so với kỳ trước (%) _ -24,2 9,7
49,2
Nguồn: />Theo số liệu từ nguồn trích dẫn trên thì giá cà phê vối nhân xô là 40,422 nghìn

đồng/kg cao hơn so với cùng kỳ năm 2010 là 50%.Qua bảng số liệu trên ta thấy giá cà
phê có phần biến động mạnh hơn giá trị xuất khẩu. Điển hình là giá từ 2008 đến 2009
giảm đến 24,2% nhưng giá giá trị xuất khẩu chỉ giảm -18.1%; từ 2009 đến 2010 giá xuất
khẩu tăng 9.7% còn giá trị chỉ tăng 0.7%. Nguyên nhân của sự chênh lệch đó là việc thu
hái lẫn quả xanh của người nông dân còn khá phổ biến, số lượng cà phê cà phê chưa qua
chế biến đạt chuẩn hạng 1 và 2 vẫn còn thấp so với tổng số. “Thực tế cho thấy, nếu không
tái chế, cà phê của nông dân Đắk Lắk sẽ không đạt chuẩn hạng 1 và 2 theo TCVN 4193-
2005 vì vượt quá 150 lỗi/300 gram. Đối với xuất khẩu, kim ngạch giảm không chỉ vì lý
do cà phê kém chất lượng, nhu cầu tiêu thụ giảm mà còn vì cách làm ăn thiếu chuyên
nghiệp, thiếu liên kết của các nhà xuất khẩu, trong đó, phần lớn doanh nghiệp xuất khẩu
tự cập nhật thông tin thị trường nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết sàng lọc
thông tin.”
“Nguồn: Giacaphe.com (28/10/2009)”
15
Tính đến hết quý 3/2012, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt 1,34 triệu tấn, trị
giá đạt 2,85 tỷ USD, tăng 34,2% về lượng và tăng 29,1% về trị giá so với cùng kỳ năm
2011 (tương ứng tăng 642 triệu USD).
Biểu đồ: Lượng, đơn giá cà phê xuất khẩu năm 2011 và 9 tháng/2012
Theo: Tổng cục Hải Quan
4. Thuận lợi và khó khăn của ngành.
4.1 Thuận lợi:
- Với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam có một lưu lượng mưa lớn khí hậu
vùng tây Nguyên mát mẻ, nền đất Bazan màu mỡ rất phù hợp với cây cà phê vốn là loại
cây chỉ được trồng một vài nơi trên thế giới. Diện tích cà phê Robusta chiếm phần lớn
trong tổng số diện tích trồng cà phê Viêt Nam. Vị trí Việt Nam cũng có một điểm thuận
lợi khác là nằm điểm nối trên tuyến lưu thông hàng hải của thế giới. Việc xuất khẩu cà
phê cũng chủ yếu thông qua vận chuyển đường biển, và cà phê cũng có thể cất giữ qua
một thời gian dài rất thích hợp cho loại hình vận chuyển này.
- Giống cà phê vối vốn rất thích hợp với nền khí hậu ở nước ta, cà phê vối là
một trong những loại cà phê được ưu chuộng trên thị trường thế giới. Loại cà phê này

được tiêu thụ mạnh ở các nước châu Âu một thị trường tiêu thụ lâu năm và nhiều nhất
trên thế giới.
- Việt Nam có một lực lượng lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp dồi dào
với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng cà phê và giá rẻ. Đó là một trong những điều
kiện tốt cho việc xuất khẩu cà phê Việt.
16
- Chính phủ Việt Nam rất chú trọng cho việc phát triển của cây cà phê. Thứ
nhất xuất khẩu cà phê đem lại một nguồn thu ngoại hối lớn cho nền kinh tế. Thứ hai cây
cà phê giải quyết được tình trạng đói nghèo của những người dân sống ở khu vực miền
núi, Tây Nguyên, các dân tộc ở đây sống chủ yếu dựa vào trồng trọt nên có nhiều kinh
nghiệm trong việc chăm sóc cây cà phê.
- Là một nước xuất khẩu cà phê lâu năm trên thế giới, Việt Nam đã xuất khẩu
hơn 60 nước trên thế giới trong đó thị trường chính là các nước châu Âu, Mỹ, một số
nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore,…).
- Một thuận lợi khác không thể bỏ qua chính là sản xuất tập trung gần cảng
và việc xây dựng tuyến đường Hồ Chí Minh cũng góp phần làm giảm chi phí vận chuyển
trên bộ. Từ đó làm giảm giá thành của cà phê xuất khẩu.
4.2 Khó khăn và thách thức đối với ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
Khó khăn lớn nhất trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê của Việt Nam đó chính là chất
lượng sản phẩm. Nguyên nhân chính dẫn đến chất lượng cà phê thấp hơn các nước khác
đó chính là: việc thu hái của quả xanh của người dân còn khá phổ biến; công đoạn phơi
khô vẫn còn tình trạng phơi trực tiếp cà phê trên nền đất, thiếu máy sấy cà phê, ủ cà phê
trên nền đất… Đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng ban đầu của cà phê. Tại sao
việc người nông dân lại không đầu tư máy móc vào công đoạn sấy khô, cũng như xây
dựng sân bãi cho việc phơi khô cà phê? Nguyên nhân chủ yếu là đa số các hộ sẩn xuất cà
phê Việt Nam thường nhỏ lẻ nên không có đủ khả năng trong việc đầu tư thiết bị, cơ giới
hóa trong vấn đề sản xuất, chế biến và bảo quản. Do thiếu vốn trong sản xuất nên người
dân không đủ điều kiện trong việc xây sân xi măng phục vụ cho việc phơi cà phê. Xây
dựng nhà kho đủ tiêu chuẩn cho việc bảo quản.
Chất lượng cà phê vối và cà phê chè còn rất chênh lệch. Cà phê chè là loại cà phê

được ưa chuộng hàng đầu của thế giới hiện nay . Nhưng diện tích trồng cà phê vối ở Việt
Nam chiếm phần lớn. Khoảng chênh lệch này cho thấy Việt Nam chưa phát huy hết tiềm
năng vốn có của mình. Kế hoạch phát triển cà phê Arabica còn kém hiệu quả.
Có tới 90% diện tích trồng cà phê ở Việt Nam cần tưới nước, vì vậy sản lượng cà
phê phụ thuộc nhiều vào diễn biến lượng mưa hằng năm và hệ thống kênh đào, tưới tiêu.
Nhưng thực trạng ở Việt Nam là việc trồng cây cà phê được trồng chủ yếu ở khu vực Tây
17
Nguyên, nơi thiếu hệ thống sông ngòi để phục vụ cho việc tưới tiêu. Hiện nay các hộ
nông dân chủ yếu đào các giếng khoan phục vụ cho việc tưới nước cho cây cà phê, việc
này không đảm bảo cho nguồn nước phục vụ lâu dài cho việc trồng trọt và phát triển cây
cà phê.
Lĩnh vực sản xuất cà phê cũng mang nhiều khuyết điểm, nông dân đã quá lạm
dụng vào thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Việc này làm cho đất trồng càng trở nên bạc
màu, điều này không tốt cho việc phát triển lâu dài. Thêm vào đó, việc lạm dụng thuốc
trừ sâu cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng cà phê khiến cho cà phê không đạt tiêu chuẩn
và mất giá.
Các tiêu chuẩn của Việt Nam về độ ẩm, đen vỡ và tạp chất chưa tương xứng với
các tiêu chuẩn của thế giới. Bên cạnh đó phần lớn các doanh nghiệp trong nước không
muốn áp dụng TCVN 4193: 2005 vì khó khăn hơn trong việc thu mua, vì đa số chất
lượng cà phê đầu vào thường không đạt tiêu chuẩn. Các doanh nghiệp nước ngoài thì
cũng không muốn áp dụng tiêu chuẩn này vì họ phải trả giá cao hơn cho việc thu mua từ
các doanh nghiệp Việt Nam.
Trong sự điều tiết của Nhà nước cũng tồn tại những hạn chế. Chẳng hạn như
vai trò của quỹ xuất khẩu, có thể nói rằng tỷ lệ quỹ này dành cho cà phê thời gian qua
trong tổng thực chi là tương đối lớn. Bởi vì trong điều kiện ngân sách của nhà nước còn
hạn hẹp thì việc chi đã được xem xét đã hợp lý chưa ? Vấn đề là làm thế nào để có được
cách thức và mức độ hỗ trợ hợp lý của Nhà nước trong điều kiện hội nhập kinh tế và
thương mại quốc tế, trong điều kiện mà sự bảo hộ đối với nông sản đang có xu hướng
tăng trên thị trường thế giới, kể cả đối với các nước phát triển. Và chính sách hỗ trợ còn
dàn trải, thiếu chọn lọc, gây tâm lý ỷ lại. Các chính sách hầu như tập chung nhiều vào hỗ

trợ đầu ra cho sản phẩm xuất khẩu, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế và quy mô của quỹ
này còn quá nhỏ, nguồn thu ít. Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu còn tồn tại vấn đề là
nợ quá hạn quá cao, cơ chế cho vay ưu đãi triển khai quản lý chưa chặt chẽ, dẫn đến tình
trạng sử dụng vốn không hiệu quả. Nhìn chung chính sách đưa ra còn chưa đồng bộ, chưa
toàn diện và tính hiệu quả chưa cao. Và tình trạng các công ty sản xuất kinh doanh của
Việt Nam còn thiếu vốn, không có đủ khả năng tài chính để giữ hàng lại cũng là vấn đề
cần chú trọng. Nhà nước chưa có chính sách chỉ đạo quản lý chặt chẽ ngành cà phê, chưa
18
có chính sách đầu tư hữu hiệu vào khâu chế biến sản phẩm, mà đây là công đoạn rất quan
trọng. Nếu chế biến mà không tốt thì dù các công đoạn trước có tốt đến mấy thì không
thể nào cho ra được những lô hàng đạt chất lượng tốt.
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM
1. Một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu cà
phê của Việt Nam.
1.1 Về phía nhà nước:
- Thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu đang
bị thua lỗ nguyên nhân do giá cà phê xuống thấp. Đồng thời quy định giá sàn trả cho
nông dân khi giá cà phê trên thị trường thế giới giảm, giá bán thấp hơn giá thành sản xuất
ra. Tuy nhiên các nhà xuất khẩu lại bị thua thiệt và thông qua quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nhà
nước sẽ bù lỗ cho các nhà xuất khẩu.
- Nhà nước cần đẩy mạnh tự do hoá hơn nữa, mở rộng quyền kinh doanh cho các
doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, từ đó tăng khả năng thích ứng nhanh, tạo lập
môi trường cạnh tranh năng động, chủ động hội nhập thị trường khu vực và thị trường thế
giới. Mặt khác nhà nước nên điều chỉnh lại chính sách thuế theo hường tăng cường nội
địa hoá sản phẩm. Giảm chi phí qua thuế đối với sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng
nông sản nói chung và cà phê nói riêng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho các
doanh nghiệp Việt Nam.
- Tăng cường phát huy các biện pháp đòn bẩy kinh tế thúc đẩy xuất khẩu cà phê
Việt Nam từ nhà nước như : hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ lãi xuất, thưởng xuất khẩu, hội

chợ, quảng cáo, tín dụng trong xuất khẩu, áp dụng các biện pháp trợ cấp, trợ giá theo các
nguyên tắc của WTO và AFTA.
- Xây dựng mô hình kinh doanh gắn cơ sở sản xuất với cơ sở chế biến, thực hiện
đồng bộ từ trung ương đến địa phương trên tất cả các mặt kinh tế: vốn, công nghệ, thị
trường, tạo nguồn hàng và bạn hàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
19
- Tăng cường công tác dự báo, thông tin và các dịch vụ thị trường với các nội
dung như: cơ chế, chính sách nhà nước diễn biến cung cầu hàng hoá, các thông tin chiến
lược, biện pháp của các nước ở từng thị trường cụ thể.
- Tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về cà phê, hỗ trợ ngành cũng như
Tổng công ty đào tạo đội ngũ có năng lực về chuyên môn cây cà phê, có khả năng phân
tích thị trường thế giới để giúp ngành có những bước đi đúng đắn.
- Tăng cường các biện pháp khuyến nông như củng cố và mở rộng chương trình
khuyến nông chuyên ngành từ trung ương đến cơ sở, nhằm phổ cập các kiến thức kỹ
thuật về chế biến, phân loại và bảo quản ngay từ khi bắt đầu thu hoạch cho cán bộ kỹ
thuật và người trồng cà phê, việc này sẽ góp phần làm cho số lượng cũng như chất lượng
cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng lên trong tương lai. Hướng dẫn nông dân kỹ thuật
thu hái, sơ chế bảo quản để giảm thiểu những tổn thất sau thu hoạch về số lượng cũng
như chất lượng cà phê.
1.2 Về phía các doanh nghiệp:
- Nâng cao chất lượng cà phê phù hợp với đòi hỏi hiện nay và duy trì sản xuất để
có một sản lượng cà phê xuất khẩu ổn định, bằng cách đầu tư, nghiên cứu, tổ chức hiệu
quả khâu chế biến - dịch vụ - tiêu thụ xuất khẩu. Bên cạnh đó cần phát huy lợi thế sẵn có
về điều kiện tự nhiên, sinh thái lao động cần tập trung đầu tư nâng cao chất lượng các
dịch vụ, hạ giá thành sản xuất, phát trển cơ sở hạ tầng, cải tiến công nghệ chế biến và bảo
quản sau khi thu hoạch.
- Doanh nghiệp phải thật sự năng động, tìm tòi quan tâm gắn kết sản xuất với thị
trường để tổ chức quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý; chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo
hướng đa dạng hoá sản phẩm. Chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương
mại, tìm kiếm thị trường.

- Mở rộng thị trường cà phê và tăng cường hợp tác quốc tế. Do khối lượng cà phê
xuất khẩu ngày càng tăng nên không thể thụ động ngồi chờ người mua đến mà cần phải
chủ động tạo thị trường, mở cơ quan đại diện, đồng thời sử dụng các phương thức thương
mại khác như: đổi hàng, trả nợ nhà nước và các hiệp định chính phủ. Tập trung phát triển
về bề sâu như đa dạng hóa mặt hàng cà phê, đa phương hóa thị trường cà phê.
20
- Chú ý và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho cà phê Việt Nam. Cần nghiên cứu
để thương hiệu cà phê Việt Nam được quảng bá và bảo hộ trên thị trường quốc tế và phấn
đấu để có dấu hiệu chất lượng cao, nhằm cải thiện hình ảnh cà phê Việt Nam trên thị
trường thế giới. Cà phê thành phẩm cũng cần được dán nhãn như vậy.
- Mở rộng các chủng loại mặt hàng cà phê như: cà phê hoà tan, cà phê dạng lỏng
đóng hộp. Sản xuất hàng hoá chất lượng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.
Tuy nhiên đây vẫn là mặt hàng có tính không ổn định, chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố,
đặc biệt là thời tiết, nên các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cần theo dõi chặt chẽ diễn
biến để có những quyết định kinh doanh có lợi.
- Phát triển công nghiệp chế biến cà phê. Đẩy mạnh và nâng cao cơ sở vật chất
kỹ thuật về công nghiệp chế biến sẽ làm tăng chất lượng sản phẩm cà phê, từ đó làm tăng
lượng xuất khẩu hàng năm. Cần sử dụng và khai thác tối đa máy móc hiện có, đồng thời
đầu tư mới máy móc thiết bị đồng bộ hiện đại.
1.3 Đối với người dân:
- Chọn và lai tạo giống có chất lượng tốt và năng suất cao:
Việc đầu tư và chọn giống cà phê sẽ mở ra một triển vọng lớn trong việc trồng và
nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng cà phê nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu.
Trong những năm gần đây có một số công trình chọn và lai tạo giống cà phê mới của một
số nước đã cho thấy những kết quả khả quan tạo tiền đề cho việc tăng năng suất cà phê ở
các nước này. Với kỹ thuật trồng dầy, chu kỳ kinh doanh ngắn hạn chúng ta thấy giống cà
phê này đã mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Như vậy chọn và lai tạo giống là một trong
những biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất khẩu cà phê.
- Đẩy mạnh thâm canh và mở rộng diện tích cà phê:
+ Thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất cao ổn định, tạo môi trường

sinh thái bền vững suốt chu kỳ sinh trưởng phải là phương hướng, nhiệm vụ quan trọng
của toàn nghành. Phương hướng thâm canh cà phê là đầu tư chiều sâu, ứng dụng rộng rãi
các tiến bộ sinh học và kỹ thật mới vào các khâu giống, chăm sóc để tăng chất lượng cà
phê.
+ Tập trung giải quyết vấn đề nước tưới cho cây cà phê. Đây là một trong những
khó khăn đối với 2 vùng cà phê lớn nhất nước ta hiện nay Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
21
+ Mở rộng diện tích cà phê chè: hiện nay diện tích cà phê của Việt Nam vẫn chủ
yếu là cà phê vối trong khi đó cà phê chè được ưa chuộng hơn và được tiêu thụ mạnh trên
thế giới với mức giá thường gấp đôi cà phê vối. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần
chuyển dịch dần cơ cấu sang trồng cà phê chè.
+ Quy hoạch vùng trồng cà phê nguyên liệu, có diện tích và sản lượng đảm bảo
đáp ứng đủ nguyên liệu cho nhà máy chế biến hoạt động.
+ Vùng nguyên liệu phải được thâm canh cao, giống tốt cho năng suất cao chất
lượng ổn định.
2. Giải pháp phía Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (Đẩy mạnh vai trò của hiệp
hội).
Hiệp hội ngành cà phê cần tập trung vào công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, đổi
mới phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện tốt vai trò là người
hỗ trợ Doanh Nghiệp, là đại diện và cầu nối hữu hiệu giữa cộng đồng doanh nghiệp với
các cơ quan quản lí nhà nước cũng như các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước. Để
làm được điều này, hiệp hội cần tích cực triển khai thực hiện mọt số giải pháp chủ yếu
sau :
Trên cơ sở Luật về hội Dự kiến được Quốc hội thông qua , Hiệp hội cần nghiên
cứu và tổ chức triển khai phương án kiện toàn tổ chức bộ máy hiện có để thực hiện tốt
hơn vai trò hỗ trợ cho doanh nghiệp.
Tập trung làm tốt chức năng là người đại diện, bảo vệ lợi ích của các hội viên
trước các vụ kiện từ phía nhà nhập khẩu Quốc Tế.
Làm tốt công tác tổ chức thông tin ngành hàng và xúc tiến thương mại để nâng cao
hiệu quả và vai trò của Hiệp hội trong hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp định hướng sản

xuất, tìm kiếm thị trường…
Đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế với các tổ chức, hiệp hội ngành nghề trong
khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ hỗ trợ về tài chính, kĩ năng chuyên môn, công
nghệ kinh nghiệm hoạt động và tạo dựng thị trường cho doanh nghiệp
Cần củng cố và hoàn thiện để Hiệp hội thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp
các hội viên và Nhà nước, cùng tham gia với cơ quan Nhà nước trong việc đưa ra các chủ
trương chính sách, các văn bản pháp quy mà Hội viên là đối tượng thi hành.
22
Hiệp hội hỗ trợ địa phương, doanhnghiệp xây dựng những thương hiệu mạnh cho
mỗi loại sản phẩm. Tăng cường sự liên kết chặt chẽ giữa các hiệp hội trong việc tổ chức
thăm dò, khảo sát các thị trường lớn, tránh tình trạng khảo sát tìm kiếm thị trường manh
mún như hiện nay. Tổ chức phổ biến các kiến thức mới về xúc tiến thương mại như khảo
sát thị trường, xây dựng thương hiệu quốc gia, mở văn phòng đại diện, nâng cao năng lực
phân tích và dự báo thị trường.
PHẦN KẾT LUẬN
 Kết luận.
Ngành xuất khẩu cà phê Việt Nam đang gặp một thực trạng là chất lượng
sản phẩm cà phê thấp hơn so với các quốc gia xuất khẩu khác trên thế giới. Vì vậy, xét về
sản lượng Việt Nam đang là nước xuất khẩu đứng thứ nhất trên thế giới, nhưng sẽ ko kéo
dài. Tuy được nhiều thuận lợi về điều kiện thiên nhiên nhưng sản phẩm cà phê vẫn kém
về chất lượng nguyên nhân chủ yếu là cách thức thu hoạch, phơi khô và bảo quản của
người nông dân vẫn còn lạc hậu. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu
của Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường nổi tiếng trên thị trường thế giới, nên
việc xuất khẩu chỉ là xuất khẩu trung gian, giá trị mang lại không cao bằng xuất khẩu cà
phê thành phẩm. Do đó, muốn tăng giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam việc cần làm là
phải thay đổi cách thức thu hoạch, phơi khô và bảo quản của người nông dân; quảng bá
mạnh hơn nữa về thương hiệu cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới.
 Kiến nghị.
- Đối với nhà nước.
Nên tạo nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận vốn của các công ty tư nhân. Việc

làm này sẽ tạo sự công bằng trong việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Điển
hình ở đây là doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước
thường được ưu ái hơn trong việc tiếp cận vốn nên đã gây ra tình trạng không công bằng
đối với những doanh nghiệp tư nhân.
- Đối với doanh nghiệp.
23
Nên trực tiếp thu mua cà phê từ người dân nhằm tránh tình trạng bán ép giá của
các thương lái đối với người nông dân. Giúp giảm chi phí nguyên liệu đầu vào.
Nguồn nguyên liệu đầu vào với chất lượng thấp như hiện nay cho thấy các doanh
nghiệp chưa quan tâm đúng mức về chất lượng của sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp cần
chủ động tiếp xúc với người nông dân, phối hợp với họ để có thể thu vào nguồn nguyên
liệu có chất lượng. Khuyến khích nông dân thu hoạch theo hướng chất lượng hơn là số
lượng. Đưa ra mức giá cao hơn cho cà phê đạt yêu cầu mà doanh nghiệp đã đề ra.
TÀI LỆU THAM KHẢO:
1. Tổng cục thống kê
2. tailieu.vn
3. Vnexpress.net (11/8/2010).
4. Giacaphe.com
5. doko.vn
6. tapchicongnghiep.vn
7. baocongthuong.com.vn
8. bepinox.com
24
MỤC LỤC:
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1: 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CÀ PHÊ HIỆN NAY 2
1. Trên thế giới: 2
2. Tại Việt Nam 6

2.1 Quá trình phát triển cây cà phê ở Việt Nam 6
2.2 Vấn đề chế biến cà phê từ khi gia nhập WTO cho đến nay: 7
CHƯƠNG 2: 9
TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG 9
1. Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam 9
3. Tình hình xuất khẩu cà phê trong những năm qua 12
3.1 Kim ngạch xuất khẩu 12
3.2 Giá cả 14
4. Thuận lợi và khó khăn của ngành 16
4.1 Thuận lợi: 16
4.2 Khó khăn và thách thức đối với ngành xuất khẩu cà phê ở Việt Nam 17
CHƯƠNG 3: 19
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CÀ PHÊ VIỆT NAM 19
1. Một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
cà phê của Việt Nam 19
1.1 Về phía nhà nước: 19
1.2 Về phía các doanh nghiệp: 20
1.3 Đối với người dân: 21
2. Giải pháp phía Hiệp hội cà phê – ca cao Việt Nam (Đẩy mạnh vai trò của
hiệp hội). 22
PHẦN KẾT LUẬN 23
TÀI LỆU THAM KHẢO: 24
25

×