Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học của SINH VIÊN đề tài tác động của ngành nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.96 KB, 63 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Đề tài: Tác động của ngành nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình
tại Việt Nam

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kiều Diễm - 44k20.2
Nguyễn Phương Duyên - 44k20.2
Hoàng Minh Đức - 44k20.2
Nguyễn Thành Luân - 44k20.2
Nguyễn Thị Thu Phương - 44k20.2
Giáo viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021
1


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA
CÁC NHÓM HỢ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM

Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh tế phát triển
Sinh viên thực hiện chính:



Nguyễn Kiều Diễm, Nữ
Nguyễn Phương Duyên, Nữ
Hoàng Minh Đức, Nam
Nguyễn Thành Luân, Nam
Nguyễn Thị Thu Phương, Nữ

Lớp, khoa: 44K20.2, Khoa Kinh Tế

Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4

Dân tộc: Kinh
Ngành học: Kinh Tế Đầu Tư
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2021
2


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................................3
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................4
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 12
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 13
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................13
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.............................................................................14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................15
3.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................15
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................15
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài......................................................................15

5. Tổng quan tình hình nghiên cứu...........................................................................15
5.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước...................................................................15
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước...................................................................18
6. Kết cấu của đề tài.................................................................................................20
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...................................................................................21
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu ngành kinh tế đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình...................................................................................................21
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế..........................................................21
1.1.2. Khái niệm hộ gia đình và nơng hộ...........................................................22
1.1.3. Khái niệm về thu nhập của các nhóm hộ gia đình và các nhân tố tác động
đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình.............................................................23
1.2. Kinh nghiệm thế giới trong việc ứng phó tác động của ngành nông nghiệp đến
thu nhập của các nhóm hộ gia đình.......................................................................25
1.2.1. Thái Lan...................................................................................................25
1.2.2. Nhật Bản..................................................................................................28
1.2.3. Isarel........................................................................................................31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐƯỜNG DẪN
(SPA)........................................................................................................................... 35
2.1. Cơ sở dữ liệu..................................................................................................35
2.1.1. Cơ sở lý thuyết của ma trận hạch toán xã hội...........................................35
2.1.2. Cơ sở dữ liệu............................................................................................37
2.2. Phân tích đường dẫn cấu trúc (SPA)..............................................................37
Chương 3: Ứng dụng SPA để làm rõ cơ chế tác đợng và vai trị của ngành Nông
nghiệp đối với thu nhập của các nhóm hộ gia đình......................................................40
1


3.1. Phân tích ảnh hưởng của thu nhập từ ngành Nơng nghiệp.............................40
3.1.1. Phân tích ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của hộ theo khu vực...............40
3.1.2. Phân tích cơ cấu thu nhập của các hộ theo ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ

sản...................................................................................................................... 42
3.1.3. Phân tích ảnh hưởng đến cơ cấu thu nhập của hộ theo các nhóm thu nhập
........................................................................................................................... 43
3.2. Phân tích nhân tử thu nhập.............................................................................45
3.3. Phân tích đường dẫn SPA...............................................................................47
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị............................................................................52
4.1. Kết luận..........................................................................................................52
4.2. Khuyến nghị......................................................................................................53
4.2.1. Nông dân chủ động trang bị kiến thức, đầu tư vốn, đổi mới tư duy trở
thành nông dân thế hệ mới.................................................................................53
4.2.2. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ đầu tư để phát triển nông
nghiệp bền vững................................................................................................54
4.2.3. Xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế phù hợp với mục tiêu phát
triển mỗi giai đoạn.............................................................................................55
DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................56

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CIEM

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương

DANIDA

Cơ quan phát triển quốc tế Đan Mạch

DI


Ảnh hưởng trực tiếp

GI

Tổng ảnh hưởng

Mp

Hệ số đường dẫn

SAM

Ma trận hoạch tốn xã hội

SPA

Phương pháp phân tích đường dẫn

VSAM

Ma trận hoạch toán xã hội Việt Nam

3


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Danh mục bảng
Bảng 1: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nguồn thu, thành thị - nông thôn.......40

Bảng 2: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản...............42
Bảng 3: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nguồn thu của các nhóm thu nhập....44
Bảng 4: Cơ cấu thu nhập của hộ gia đình theo nơng, lâm nghiệp, thuỷ sản của.........45
Bảng 5: Nhân tử thu nhập của các chuyên ngành thuộc ngành Nông nghiệp.............47
Bảng 6: Phân tích đường dẫn tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình.........................................................................................................50

Danh mục biểu đồ
Biểu đồ 1: Thu nhập bình qn đầu người/tháng từ hoạt động nơng, lâm nghiệp,.....41

4


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA
CÁC NHÓM HỘ GIA ĐÌNH TẠI VIỆT NAM
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Kiều Diễm
Nguyễn Phương Duyên
Hoàng Minh Đức
Nguyễn Thành Luân
Nguyễn Thị Thu Phương
- Lớp: 44K20.2

Khoa: Kinh tế

Năm thứ: 3


Số năm đào tạo: 4

- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân
2. Mục tiêu đề tài:
- Làm rõ khung tác động của cơ cấu ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các nhóm
hộ gia đình.
- Ứng dụng phương pháp phân tích đường dẫn (Structural Path Analysis – SPA) trên
cơ sở dữ liệu của VSAM 2016 để làm rõ cơ chế tác đợng và vai trị của ngành Nơng
nghiệp đới với thu nhập của các nhóm hộ gia đình.
- Đề xuất các khuyến nghị nâng cao phúc lợi của các nhóm hộ gia đình trên cơ sở phát
triển ngành Nông nghiệp trong trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
3. Tính mới và sáng tạo:
Đề tài đầu tiên ứng dụng phương pháp SPA để làm rõ tác động của ngành Nông
nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Xác định được các được dẫn có ảnh hưởng lớn đến thu nhập của các nhóm hợ gia
đình và từ đó đề xuất các khuyến nghị cải thiện thu nhập cho các nhóm hợ gia đình tại
Việt Nam.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng và
khả năng áp dụng của đề tài:

5


- Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lĩnh vực nghiên cứu tác động của các ngành kinh
tế đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam. Bên cạnh đó, kết quả nghiên
cứu là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng các chính sách nâng cao phúc lợi cho các
nhóm hộ.
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên tạp

chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):

Ngày

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)
Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài: Các sinh viên nhiệt tình trong cơng tác nghiên cứu, từ đó đã hồn thành tốt
bài nghiên cứu của mình.

Ngày
Xác nhận của Khoa

tháng

năm

Người hướng dẫn

6


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Kiều Diễm
Sinh ngày: 31

tháng

08

năm 2000

Nơi sinh: Đà Nẵng
Lớp: 44K20.2

Khoa: Kinh tế

Địa chỉ liên hệ: 38A Đoàn Thị Điểm, phường Hải Châu II, quận Hải Châu, Đà Nẵng
Điện thoại: 0702384851

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:

Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.51
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.51
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.85
Sơ lược thành tích:
Ngày
Xác nhận của Khoa

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài


7


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Phương Duyên
Sinh ngày: 13

tháng

06

năm 2000

Nơi sinh: Đà Nẵng
Lớp: 44K20.2

Khoa: Kinh tế

Địa chỉ liên hệ: K424/H19/02 Ơng Ích Khiêm, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê,
Đà Nẵng
Điện thoại: 0905853701


Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.8
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 3.1
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.9
Sơ lược thành tích:
Ngày
Xác nhận của Khoa

tháng


năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
8


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Hoàng Minh Đức
Sinh ngày: 17

tháng

02

năm 1999

Nơi sinh: Quảng Bình
Lớp: 44K20.2


Khoa: Kinh tế

Địa chỉ liên hệ: Tổ 64, phường Hoà Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Điện thoại: 0345252576

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 3.42
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 3.61
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 4.0
Sơ lược thành tích:

Ngày
Xác nhận của Khoa

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
9


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Thành Luân
Sinh ngày: 26

tháng 07 năm 2000

Nơi sinh: Kon Tum
Lớp: 44K20.2


Khoa: Kinh tế

Địa chỉ liên hệ: KTX, 71 Ngũ Hành Sơn, Mỹ An, Đà nẵng
Điện thoại: 0983380544

Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.52
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.6
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 3.0
Sơ lược thành tích:

Ngày
Xác nhận của Khoa

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
10


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:

Ảnh 4x6

Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Phương
Sinh ngày: 09

tháng

12

năm 2000


Nơi sinh: Nghệ An
Lớp: 44K20.2

Khoa: Kinh tế

Địa chỉ liên hệ: 44 Tôn Thất Thiệp, Mỹ An, Ngũ Hành Sơn, Đà nẵng
Điện thoại: 0901743161


Email:

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến năm
đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.52
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 2:
Ngành học: Kinh tế đầu tư

Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.78
Sơ lược thành tích:
* Năm thứ 3:
Ngành học: Kinh tế đầu tư


Khoa: Kinh tế

Kết quả xếp loại học tập: 2.63

Ngày
Xác nhận của Khoa

tháng

năm

Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài

11


LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học “TÁC ĐỘNG CỦA
NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC NHÓM HỘ GIA ĐÌNH
TẠI VIỆT NAM ” chúng em đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ cũng như là quan tâm,
động viên từ Ban giám hiệu và các cán bộ giảng viên của trường Đại học Kinh tế - Đại
học Đà Nẵng. Đặc biệt nhóm nghiên cứu chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.
Nguyễn Hữu Nguyên Xuân bởi cô đã dành cả thời gian, công sức để truyền đạt kiến
thức và hướng dẫn nhóm nghiên cứu xun suốt q trình làm việc.
Bài nghiên cứu này được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm
từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí khoa học, sách báo, giáo trình của
nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cảm ơn chân thành đến đội ngũ giảng viên trường Đại

học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng đã luôn hỗ trợ về các tài liệu nghiên cứu cần thiết để
nhóm hồn thành nghiên cứu.
Tuy cả nhóm đã rất cố gắng để hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu khoa học, nhưng
vẫn không tránh khỏi những thiếu sót trong đề tài nghiên cứu khoa học này. Chính vì
vậy, chúng em hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của các Quý thầy cô, các
nhà nghiên cứu và những bạn đọc quan tâm để hoàn thiện bài nghiên cứu của nhóm
mình.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cám ơn!

12


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo đang và tiếp tục là những thách thức
chính sách quan trọng đối với tồn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Bất
chấp vai trị tiềm năng của tồn cầu hóa trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông
qua hội nhập kinh tế thế giới, tác động của tồn cầu hóa đến xóa đói giảm nghèo
khơng đồng đều. Sự thất bại của một số nước đang phát triển, đặc biệt là các nước kém
phát triển, trong việc đa dạng hóa sản xuất và xuất khẩu và trải qua quá trình chuyển
đổi cơ cấu đã dẫn đến tăng trưởng thấp và nghèo dai dẳng (UNCTAD, 2002; 2004;
2006). Hơn nữa, bất kể tốc độ tăng trưởng cao và hoạt động thương mại đáng chú ý,
một tỷ lệ lớn dân số ở các nước đang phát triển vẫn sống ở cực kỳ nghèo khó. Một số
người cho rằng tự do hóa hồn tồn trong thương mại và hàng hóa có thể có tác động
tiêu cực đáng kể ảnh hưởng đến các nước phát triển kém phát triển và các nước châu
Phi cận Sahara về sản xuất và việc làm, và cả làm trầm trọng thêm các vấn đề mơi
trường. Tự do hóa hồn tồn nơng nghiệp có thể dẫn đến sự gia tăng sự phụ thuộc vào
nhập khẩu lương thực và sự gia tăng nghèo đói ở hầu hết các nơi (George, 2010).
Trong bối cảnh này, nhiều nghiên cứu xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế đối
với phúc lợi và giảm nghèo thơng qua tăng thu nhập gia đình. Đặc biệt, một số nghiên

cứu đã chỉ ra mức độ ảnh hưởng đến thu nhập của các nhóm hộ của sự thay đổi nhu
cầu đối với sản phẩm của hoạt động sản xuất của họ. Dựa trên sự phân phối thu nhập
theo các yếu tố sản xuất, một số nghiên cứu đã làm rõ nguyên nhân của sự bất bình
đẳng giữa các quốc gia [2, 3], cũng như trong một quốc gia riêng lẻ [13]. Trong đó cơ
cấu ngành có vai trị quyết định đối với cuộc chiến chống đói nghèo [6].
Phân tách nhân tử là một công cụ được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh
tế vĩ mô nhằm làm rõ các cơ chế khác nhau cũng như mối liên kết trong nền kinh tế.
Bản chất của kỹ thuật này là bóc tách ảnh hưởng tổng được tạo ra từ bất kỳ tác động
ngoại sinh nào đến nền kinh tế thành những ảnh hưởng thành phần để đo lường và
đánh giá vai trò của các chủ thể trong việc lan truyền tác động. Phương pháp đường
dẫn (Structural path analysis - SPA) được xem là một biến thể của phân tách nhân tử,
cung cấp một mạng lưới di chuyển hoàn chỉnh từ điểm đầu đến điểm cuối của một cú
sốc ngoại sinh. So với hai phương pháp phân tách nhân tử truyền thống được đề xuất
bởi Stone (1978) và Pyatt và Round (1979) thì phương pháp đường dẫn phân tách
13


nhân tử chi tiết hơn và thể hiện rõ nét hơn hướng lan tỏa tác động bên cạnh độ lớn của
các ảnh hưởng. Bên cạnh đó, các tiếp cận phương pháp tiếp cận kinh tế vi mô và vĩ mô
truyền thống như mơ hình cân bằng cục bộ khó có thể đánh giá ảnh hưởng gián tiếp từ
các cú sốc ngoại sinh. Do đó, tiếp cận SPA hữu ích khi so sánh độ lớn liên kết của các
tài khoản trong mạng lưới cấu trúc kinh tế.
Với hơn 70% dân số sống bằng nghề nơng, ngành nơng nghiệp đóng vai trị chủ
đạo trong nền kinh tế và cũng có tác động đáng kể đến thu nhập của các nhóm hộ gia
đình ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông thôn. Nông nghiệp không chỉ là ngành đảm
bảo lương thực, thực phẩm cho xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, nguồn
hàng cho xuất khẩu, mà còn là nền tảng của q trình cơng nghiệp hố và hiện đại hố
đất nước. Trong những năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam đã có những bước phát
triển đáng kể: tốc độ tăng GDP toàn ngành giai đoạn 2016-2020 ước đạt 2,71% / năm,
tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt khoảng 190,32 tỷ đô la Mỹ [ 15]. Cùng với sự

phát triển của kinh tế nông nghiệp, đời sống của nông hộ cũng được cải thiện đáng kể.
Mặc dù vậy, về bản chất nông nghiệp là ngành sinh lợi tương đối thấp, trong khi
những rủi ro về thời tiết, biến động giá cả thị trường nông sản lại lớn nên tăng trưởng
của nông nghiệp vẫn còn bấp bênh và thiếu sự bền vững. Điều này khiến thu nhập gia
đình từ nơng nghiệp khá thấp so với thu nhập gia đình ở các ngành khác của nền kinh
tế. Ngồi ra, q trình tự do hóa thương mại tạo ra nhiều vấn đề mới cho nền kinh tế
Việt Nam nói chung và ngành nơng nghiệp nói riêng. Đặc biệt, tác động của đại dịch
COVID-19 vừa qua đã làm bộc lộ những lỗ hổng của chuỗi cung ứng sản phẩm nông
nghiệp tại Việt Nam, mặc dù mức độ gián đoạn rất khác nhau. Trong bối cảnh đó, phát
triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho hộ nơng dân, mà cốt lõi là nhìn nhận các nhân tố
tác động đến thu nhập của các nông hộ nước ta và đưa ra giải pháp – hiện đang là vấn
đề mà nhiều nhà nghiên cứu và các cấp chính quyền quan tâm. Ngoài ra, chưa có một
nghiên cứu nào rõ ràng về việc ứng dụng SPA cho phép làm rõ liên hệ giữa ngành
Nông nghiệp và thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu
“Tác động của ngành nơng nghiệp đến thu nhập của các nhóm hộ gia đình ở Việt
Nam” mang tính cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Làm rõ Cơ sở lý luận về tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình.
14


- Ứng dụng phương pháp phân tích đường dẫn (Structural Path Analysis – SPA)
trên cơ sở dữ liệu của VSAM 2016 để làm rõ cơ chế tác động và vai trị của ngành
Nơng nghiệp đới với thu nhập của các nhóm hộ gia đình.
- Đề xuất các khuyến nghị nâng cao phúc lợi của các nhóm hộ gia đình trên cơ sở
phát triển ngành Nông nghiệp trong trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và đánh giá tác động của ngành Nông nghiệp đến

thu nhập của các nhóm hộ gia đình tại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam trên cơ sở dữ liệu Ma trận hạch toán
xã hội Việt Nam 2016 (VSAM2016).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp chính sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp Phân tích kết cấu
đường dẫn (SPA) trên cơ sở dữ liệu VSAM theo tiếp cận của Defourny và Thorbecke
(1984) Xác định và đo lường những kênh lan truyền chủ yếu các tác động tạo ra thu
nhập cho các nhóm hộ gia đình từ ngành Nơng nghiệp.
Ngồi ra, nghiên cứu này cịn sử dụng các phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so
sánh để hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tác động của ngành Nông nghiệp đến thu nhập
của các nhóm hộ gia đình, đánh giá các dữ liệu thứ cấp liên quan đến mối quan hệ giữa
các tài khoản trong quá tình phân phối thu nhập từ ngành Nông nghiệp đến các hợ gia
đình.
5. Tởng quan tình hình nghiên cứu
5.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Điểm xuất phát của hầu hết các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng
là giả thuyết hình chữ U ngược của Kuznets (1955). Kuznets cho rằng thu nhập từ
nông nghiệp nông thôn (kém phát triển hơn) thấp hơn và được phân bổ đồng đều hơn
so với thu nhập từ công nghiệp ở thành thị (phát triển hơn). Theo giả thuyết này khi
các quốc gia phát triển, bất bình đẳng thu nhập đầu tiên tăng lên, đạt đến đỉnh điểm và
sau đó giảm xuống. Trong phỏng đốn của mình, Kuznets giải thích rằng mơ hình này
là kết quả của động lực kép đã tạo ra sự chuyển dịch nhanh chóng từ nơng nghiệp sang
lĩnh vực công nghiệp. Tức là, sự di chuyển của người lao động từ khu vực trả lương
15


thấp sang khu vực trả lương cao ban đầu làm tăng bất bình đẳng nhưng sau đó điều
này giảm dần do cung lao động làm giảm mức lương ở khu vực trả lương cao xuống.
Thuật ngữ "tăng trưởng vì người nghèo" gần đây đã trở nên phổ biến trong các

cuộc thảo luận về chính sách phát triển. Theo một quan điểm, tăng trưởng là vì người
nghèo nếu sự thay đổi đi kèm trong phân phối thu nhập tự nó làm giảm nghèo
(Kakwani, 2000). Tuy nhiên, định nghĩa này khá hạn chế, vì nó ngụ ý rằng, chẳng hạn,
tốc độ tăng trưởng rất nhanh và giảm nghèo mạnh mẽ của Trung Quốc trong những
năm 1980 và 1990 khơng phải vì người nghèo tại người nghèo thu được tương đối ít
hơn so với người không nghèo. Một định nghĩa rộng hơn và trực quan hơn là tăng
trưởng là vì người nghèo nếu thước đo mức độ nghèo đói giảm xuống. Ravallion và
Chen (2003) đề xuất định nghĩa này và áp dụng nó cho một thước đo nghèo cụ thể, chỉ
số Watts.
Aart Kraay (2006) đã áp dụng định nghĩa rộng hơn, và sau đó áp dụng các kỹ thuật
phân tích nghèo chuẩn để xác định ba nguồn tiềm năng của tăng trưởng vì người
nghèo: tốc độ tăng thu nhập trung bình cao; mức độ nhạy cảm cao của nghèo đói với
tăng trưởng thu nhập trung bình và mơ hình giảm nghèo về tăng thu nhập tương đối.
Về tầm quan trọng tương đối của ba nguồn tăng trưởng vì người nghèo tiềm năng, ơng
thấy rằng phần lớn sự thay đổi của những thay đổi trong nghèo đói là do tăng thu nhập
trung bình. Ngược lại, những thay đổi trong thu nhập tương đối chỉ chiếm 30%
phương sai của những thay đổi trong thước đo tỷ lệ nghèo trong ngắn hạn và chỉ 3%
trong dài hạn. Tăng trưởng thu nhập trung bình chiếm gần như tất cả 70% phương sai
còn lại trong ngắn hạn và 97% phương sai trong dài hạn, trong khi sự khác biệt giữa
các quốc gia về mức độ nhạy cảm của nghèo đói với tăng trưởng là rất nhỏ. Tỷ lệ
phương sai của những thay đổi về tỷ lệ nghèo do thay đổi thu nhập tương đối phần nào
lớn hơn đối với các biện pháp nghèo nhạy cảm với đáy hơn, phản ánh thực tế là những
thay đổi trong các biện pháp này ít ảnh hưởng đến tăng trưởng thu nhập trung bình.
Những thay đổi về thu nhập bình quân đầu người là yếu tố chính quyết định sự thay
đổi của nghèo đói. Nhưng việc tối đa hóa thu nhập bình quân đầu người trong thời đại
hội nhập toàn cầu nhanh chóng có thể khơng đặt đủ trọng lượng vào việc giảm nghèo
và giảm bất bình đẳng (Basu, 2006). Sự khác biệt trong và giữa các quốc gia, bất bình
đẳng là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong các lập luận về tác động của tồn cầu
hóa. Ngồi ra, tăng trưởng kinh tế có hậu quả đối với phân phối thu nhập giữa các
16



quốc gia và trong các quốc gia, cũng như nghèo đói. Vì vậy, điều quan trọng là phải
liên hệ cả hai nền văn học để cố gắng hiểu tác động của thương mại và chính sách đối
với xóa đói giảm nghèo. Các nghiên cứu gần đây về khía cạnh thương mại của tồn
cầu hóa và bất bình đẳng chủ yếu tập trung vào các hậu quả phân bổ của toàn cầu hóa,
và khơng nhất thiết là về tác động của nghèo đói.
Một nghiên cứu tại Ngân hàng Thế giới của Dollar và Kraay (2000) kết luận rằng
thu nhập của người nghèo tăng lên một phần với sự tăng trưởng chung. Mối quan hệ
chung giữa thu nhập của người nghèo và tăng trưởng GDP bình quân đầu người được
duy trì ở 80 quốc gia trong vòng 4 thập kỷ. Một hàm ý quan trọng của nghiên cứu này
là tăng trưởng là tốt cho người nghèo bất kể bản chất của tăng trưởng. Tăng trưởng
kinh tế trong khoảng thời gian bốn thập kỷ khơng làm thay đổi sự bất bình đẳng tương
đối; lợi ích tỷ lệ thuận của tăng trưởng đối với người nghèo cũng giống như lợi ích mà
người khơng nghèo được hưởng.
Một số nghiên cứu đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập các nhóm
hộ gia đình như trình độ học vấn, số lao động (Hossain and Sen, 1992), tỷ lệ diện tích
được tưới chủ động (Khan, 1993), năng suất lao động (Park, 1992), môi trường xã hội
và điều kiện tự nhiên (Neejes, 2003). Theo Mincer (1993), bên cạnh tài chính và tài
sản của nông hộ, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng đến tăng trưởng kinh tế,
gián tiếp ảnh hưởng đến tăng thu nhập cho các nhóm hộ gia đình. Các nghiên cứu này
cho thấy các yếu tố kinh tế, xã hội và nhân khẩu học là những yếu tố ảnh hưởng đến
bất bình đẳng thu nhập. Gần đây nhất, Martin A., Markhvida M., Hallegatte S. and
Walsh B. (2020) đã phát triển một mơ hình kinh tế vi mơ để ước tính tác động trực tiếp
của dịch Covid_19 đến thu nhập,tiết kiệm, tiêu dùng của hộ gia đình và tình trạng đói
nghèo ở khu vực Vịnh San Francisco. Mơ hình bao gồm hai giai đoạn: giai đoạn khủng
hoảng trong đó một số hợ gia đình bị sụt giảm thu nhập nghiêm trọng và có thể sử
dụng tiền tiết kiệm của họ để duy trì hoạt đợng tiêu dùng và thời kỳ phục hồi, khi các
hộ gia đình tiết kiệm để bổ sung khoản tiền tiết kiệm đã cạn kiệt của họ trước thời kỳ
dịch bệnh. Kết quả cho thấy, mức độ tác động của dịch bệnh đến kinh tế không đồng

đều về không gian và các hộ gia đình bị tổn thất nhiều hơn mức trung bình có thể mất
hơn một năm để phục hời.
Nhìn nhận dài hạn cho thấy rằng nhiều nguồn thu nhập là kinh nghiệm bình thường
đối với các hộ gia đình hoạt động sản xuất nơng nghiệp. Mơ hình nơng dân và gia đình
17


của họ chỉ làm nông nghiệp và chỉ phụ thuộc vào nó để có thu nhập. Càng ngày, các
gia đình nơng dân càng được khuyến khích phát triển các nguồn thu nhập thay thế như
một cách để thích ứng với tình hình kinh tế đang thay đổi mà nơng nghiệp phải đối
mặt. Cuộc cải cách năm 1988 của Quỹ Cơ cấu và việc xuất bản cuốn Tương lai của xã
hội nông thôn đã đánh dấu sự công nhận rằng hỗ trợ nông nghiệp là một phần không
thể thiếu của hỗ trợ cho các khu vực nơng thơn nói chung, mặc dù vai trị này rất khác
nhau trên tồn EU theo các loại hình đa dạng. Đa dạng hóa kinh tế nơng thơn và các
hoạt động nơng nghiệp sang các hình thức phi nông nghiệp là một phần của chiến lược
này; tăng thêm thu nhập từ các nguồn phi nông nghiệp cho các hộ gia đình nắm giữ là
kết quả của việc mở rộng cơ sở kinh tế này. Cải cách CAP năm 1992 có khả năng
khiến các hộ nơng dân cơ cấu lại hoạt động của mình hơn nữa, với sự tham gia nhiều
hơn vào nền kinh tế phi nông nghiệp. Cùng với những thay đổi này là vai trò tiếp tục
của lương hưu và các khoản trợ cấp xã hội khác góp phần vào hạnh phúc của các gia
đình nơng dân. Các hình thức thu nhập này đặt ra câu hỏi về định nghĩa hộ nơng
nghiệp là gì và ai là đối tượng được hỗ trợ dự kiến theo chính sách nơng nghiệp của
EU.
5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, thu nhập hộ gia đình và các yếu tố quyết định nó khơng phải là một
chủ đề mới. Đây là được coi là cần thiết không chỉ về mặt khoa học mà cịn ở phạm vi
chính sách, vì vấn đề thu nhập ln gây ra mối quan tâm lớn ở các quốc gia đang phát
triển.
Nghiên cứu của Anh và Thủy (2010) cho thấy mỗi quan hệ chặt chẽ giữa nguồn
lực, thu nhập của nông hộ và tăng trưởng kinh tế khu vực. Trần Quốc Nhân và các

cộng sự (2012) cho rằng nguồn lực bao gồm cả nguồn lao động và nguồn vật chất.
Trong đó, nguồn lao động là số lượng lao động và chất lượng lao động. Cụ thể, các
nhóm hộ có nhiều thành viên tham gia sản xuất sẽ có nguồn thu nhập tốt hơn; về chất
lượng nguồn lực thì trình độ học vấn, chun mơn của người lao động sẽ có ảnh hưởng
đến việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, từ đó nâng cao năng suất, cải thiện thu
nhập. Bên cạnh đó, một chỉ tiêu khác của nguồn lao động chính là sức khỏe và độ tuổi
cũng có những tác động đến thu nhập của nơng hộ. Thực tế, nếu có sự sắp xếp sử dụng
nguồn lực hiệu quả và được sự hỗ trợ từ chính quyền trong chuyển dịch cơ cấu,
chuyển dịch đất đai và xây dựng các nhóm ngành theo chun mơn cao thì thu nhập
18


của các nơng hộ cũng sẽ có những chuyển đổi tích cực.
Mợt sớ nghiên cứu khác cho thấy ́u tớ nhân khẩu cũng ảnh hưởng đến thu nhập
của các nhóm hộ gia đình. Trần Thọ Đạt (2008) đã chỉ ra rằng trung bình số năm đi
học của một người càng cao thì GDP đầu người cũng cao hơn. Từ đó, bài nghiên cứu
đã đưa ra các sự liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học như: Qui mô hộ gia đình, tỉ
lệ phụ thuộc giới tính và trình độ học vấn của các nông hộ đến thu nhập của các nhóm
hộ. Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (2003) cũng cho thấy trình độ học vấn đóng vai trò
chủ chốt, tương quan thuận với sự gia tăng lợi tức của nông hộ. Kết quả này cũng phù
hợp với kết quả nghiên cứu của Bùi Quang Bình (2008), Trương Đơng Lộc và Đặng
Thị Thảo (2011).
Q trình đơ thị hóa chóng mặt đã khiến các quy mô sản xuất của các nông hộ dần
bị thu hẹp. Nguyễn Lan Duyên (2014), Chu Thị Kim Loan & Nguyễn Văn Hướng
(2015) đều cho thấy rằng quy mơ đất sản xuất có ảnh hưởng lớn nhất đến thu nhập của
nông hộ. Do vậy, yếu tố tư liệu sản xuất rất cần được chú trọng khi xem xét yếu tố thu
nhập của nông hộ. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2016), ở Việt Nam tình
trạng ruộng đất bị phân tán, manh mún (đặc biệt là khu vực đồng bằng sơng Hồng và
vùng núi phía Bắc) sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động và hiệu quả quản lí của nơng
hộ. Trong khi đó, nhiều chính sách gây trở ngại cho quá trình tập trung ruộng đất, điển

hình là hạn chế dưới 3ha đối với đất trồng cây hằng năm, điều này sẽ ảnh hưởng đến
khả năng thu hút đầu tư (Ngân hàng Thế giới, 2012).
Ngoài các yếu tố nêu trên, nguồn vốn tài chính để sản xuất cũng đóng vai trị quan
trọng đới với thu nhập các nhóm hộ gia đình bởi yếu tố này là cơ sở để mở rộng quy
mô sản xuất. Theo nghiên cứu của Lê Văn Dũng và Nguyễn Quang Trường (2011) thì
nguồn vốn có tác động hỗ trợ các nơng hộ thay đổi các mơ hình cây trồng vật ni có
hiệu quả hơn, dễ ni trồng và năng suất cao hơn. Nguồn vốn cũng giúp các hộ này
được tiếp cận gần hơn với các máy móc, thiết bị tiến bộ, nhằm tăng vụ, tăng quy mô
và tiết kiệm thời gian cũng như cơng sức. Về cơ bản thì hiệu quả tài chính trong sản
xuất cũng sẽ tăng dần theo sự gia tăng của nguồn vốn. Theo kết quả khảo sát của Võ
Thành Khởi (2015) tỷ lệ hộ gia đình được vay vốn để sản xuất là 51,4% và số hộ gia
đình khơng có vốn vay là 48,6%. Điều này cho thấy số nông hộ không thể tiếp cận vốn
vay chiếm đến gần một nửa tổng số hộ, thể hiện nhiều hạn chế trong chính sách vay
vốn, hỗ trợ nơng dân.
19


Cùng với các yếu tố đã đề cập, ngành kinh tế cũng được cho là có tác động đến thu
nhập hộ gia đình ở Việt Nam. Hầu hết các nghiên cứu chú ý đến nông nghiệp và sự
khác biệt giữa thu nhập từ nơng nghiệp và phần cịn lại của nên kinh tê. Cuộc khảo sát
của Tran et al. (2012) nhận thấy rằng thu nhập hộ gia đình từ nơng nghiệp,lâm nghiệp
và nuôi trồng thủy sản thấp hơn thu nhập từ các ngành khác. Maltsoglou và
Rapsomanikis (2005), khi nghiên cứu sự đóng góp của chăn ni đối với thu nhập hộ
gia đình ở Việt Nam nhấn mạnh rằng chăn ni có nhiều tiềm năng cải thiện thu nhập
của nơng hợ.
6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu đề tài gồm 5 phần.
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Ứng dụng SPA để làm rõ cơ chế tác động và vai trị của ngành Nơng
nghiệp đới với thu nhập của các nhóm hộ gia đình
Chương 4: Kết luận và khuyến nghị.

20


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Cơ sở lý luận về tác động của cơ cấu ngành kinh tế đến thu nhập của các
nhóm hộ gia đình
1.1.1. Khái niệm về cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế được hiểu là thuộc tính của hệ thống kinh tế, nó phản ánh tính chất
và trình độ phát triển của hệ thống kinh tế; biểu hiện quan hệ tỷ lệ cả về mặt lượng và
chất của các phần tử hợp thành hệ thống.
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia là nguyên nhân cơ bản của hoạt động kinh tế
(Constantine, 2017). Do đó, sự khác biệt về cơ cấu kinh tế theo thời gian và khơng
gian có thể giải thích sự khác biệt trong phát triển kinh tế.
Ngành là tổng thể các đơn vị kinh tế có những đặc điểm chung, cho phép tách khỏi
những bộ phận khác để cùng thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao
động xã hội.
Dựa trên 3 tiêu chí là quy trình sản xuất, nguyên liệu đầu vào và đặc điểm đầu ra,
các ngành kinh tế ở Việt Nam được phân chia thành các hệ thống ngành kinh tế.
Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống ngành
kinh tế Việt Nam bao gồm 5 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 21 ngành được mã hóa theo bảng chữ cái lần lượt từ A đến U;
- Ngành cấp 2 gồm 88 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng hai số theo ngành cấp
1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 242 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng ba số theo ngành cấp
2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 486 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng bốn số theo ngành

cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 734 ngành; mỗi ngành được mã hóa bằng năm số theo ngành
cấp 4 tương ứng.
Cơ cấu ngành kinh tế được xác định là cơ cấu và hình thái của các thành phần khác
nhau của nền kinh tế thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số
lượng và chất lượng giữa các ngành với nhau.
Vai trò của cơ cấu ngành kinh tế đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế được thừa
nhận rộng rãi. Tuy nhiên, để tạo ra tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần một
sự chuyển dịch hợp lý của cơ cấu ngành kinh tế. Thay đổi cơ cấu được khái niệm là sự
21


thay đổi tầm quan trọng tương đối của các chỉ số tổng hợp của ngành trong nền kinh
tế.
Câu hỏi được đặt ra là: các mối quan hệ giữa thành phần ngành và sự thay đổi cơ
cấu trong quá trình phát triển kinh tế là gì?
Chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế được hiểu là quá trình thay đổi, làm mới
trạng thái cơ cấu từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hiện đại và phát
triển kinh tế bền vững. Biểu hiện của nó được thể hiện qua kết quả của sự phát triển
khác nhau của các ngành đã làm thay đổi mối quan hệ tương đối ổn định vốn có của
chúng ở thời điểm trước đó, đồng thời là sự đóng góp của nó vào hiệu quả phát triển
chung của nền kinh tế.
Trong quá trình phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam chuyển đổi từ
thuần nông thành cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, hướng tới trở thành một
nước cơng nghiệp và phát triển ngành dịch vụ.
Có nhiều nguồn gốc của sự chuyển đổi cơ cấu, nhưng chúng có thể được nhóm lại
thành hai loại lớn: (1) sự can thiệp của nhà nước và (2) các cú sốc từ bên ngoài. Sự can
thiệp của nhà nước bao gồm sự thay đổi có chủ ý trong các biện pháp khuyến khích thị
trường và việc tạo ra hoặc phá hủy thị trường. Kinh nghiệm của các thị trường mới nổi
ở Đông Á và Châu Âu cũ trong thế kỷ 19 và 20 là những ví dụ về sự can thiệp của nhà

nước nhằm tăng cường tăng trưởng (Chang, 2003). Mặt khác, những cú sốc từ bên
ngoài bao gồm chiến tranh, những biến động của thiên nhiên và những cú sốc kinh tế,
v.v
Đối với q trình chuyển dịch cơ cấu ngành, ngồi những chỉ số về tốc độ tăng
trưởng kinh tế, năng suất lao động xã hội, số việc làm mới được tạo ra, tỷ lệ thất
nghiệp hay là chỉ số ICOR, thì có 2 chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá tính hiệu
quả của cơ cấu kinh tế là mức thay đổi về cơ cấu GDP và mức thay đổi về cơ cấu lao
động.
1.1.2. Khái niệm hộ gia đình và nơng hộ
Hộ gia đình là một hoặc một nhóm người ăn chung, ở chung trong một chỗ ở từ 6
tháng trở lên trong 12 tháng qua và có chung quỹ thu chi (Nhân, 2011).
Nông hộ là những hộ gia đình chủ yếu lấy nơng nghiệp làm sinh kế chính, thu nhập
của họ đến từ việc sản xuất nông nghiệp và dựa vào sức lao động gia đình (Ellis F.,
1993). Mục đích cơ bản của nơng hộ là sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình, họ
22


khác với các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên, họ cũng có thể sản xuất để
mua bán trao đổi trong một giới hạn nhất định, do đó, nơng hộ đóng vai trị là đơn vị
kinh tế cơ sở, nhưng cũng là đơn vị sản xuất kiêm tiêu dùng. Có thể nói rằng "Gia đình
là một đơn vị của sản xuất và tiêu dùng" là sự thể hiện rõ ràng nhất đặc điểm của nông
hộ (Meillassoux, 1979)
Tại Việt Nam, khá nhiều tác giả cũng đề cập đến khái niệm nông hộ, nổi bật như
nhận định của (Tuấn, 2003) cho rằng “Nơng hộ là hộ gia đình chủ yếu hoạt động nông
nghiệp, bao gồm hoạt động lâm – ngư nghiệp và cả phi nông nghiệp ở nông thôn”.
Phân loại nông hộ
Dựa vào cơ chế và mục tiêu hoạt động, nông hộ được phân thành:
- Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường: sản xuất sản
phẩm để dùng trong gia đình.
- Hộ nơng dân sản xuất hàng hóa chủ yếu: mục tiêu chính là lợi nhuận và có phản

ứng rõ rệt với thị trường.
1.1.3. Khái niệm về thu nhập của các nhóm hộ gia đình và các nhân tố tác động
đến thu nhập của các nhóm hợ gia đình
a. Thu nhập của hộ gia đình
Theo Tổng cục thống kê (2010), toàn bộ tiền và cả các hiện vật có giá trị sau khi
đã trừ đi chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian (thường là 1 năm) chính là phần
thu nhập của hộ.
Thu nhập của hộ gia đình đến từ thu nhập từ lao động, thu nhập từ vốn và các
khoản chuyển nhượng nhận được từ các tác nhân khác bao gồm cả Chính phủ. Mỗi
loại hộ gia đình nhận được một phần cố định thu nhập của mỗi loại lao động. Tương tự
như vậy, tổng thu nhập vốn được phân phối giữa các đại lý, bao gồm cả các hộ gia
đình, dưới dạng cổ phần cố định. Thu nhập của chính phủ bao gồm thu thuế đối với
thu nhập của hộ gia đình, thu thuế từ hoạt động kinh tế, thù lao vốn và hỗ trợ phát triển
chính thức (viện trợ song phương và đa phương) từ nước ngoài (Jean Abel Traore,
2019). Các nguồn thu nhập của hộ gia đình có thể được phân loại theo ba tiêu chí sau:
theo ngành (nơng nghiệp và phi nông nghiệp), theo chức năng (làm công ăn lương và
tự kinh doanh) hoặc theo không gian (làm tại địa phương và di cư) (Barrett C., 2001).
Cơ cấu thu nhập của hộ phụ thuộc vào nhiều nguồn gốc khác nhau, tùy theo đặc
trưng, lợi thế của từng tỉnh và từng loại hình hoạt động kinh tế của hộ gia đình.Nhìn
23


×