Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY XÃ THÀNH LONG HUYỆN THẠCH THÀNH TRONG VIỆC GẮN PHÁT TRIỂN KINH TÊ VỚI PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.86 KB, 5 trang )

1

BÀI THAM LUẬN:

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ỦY
XÃ THÀNH LONG - HUYỆN THẠCH THÀNH TRONG VIỆC GẮN
PHÁT TRIỂN KINH TÊ VỚI PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HĨA DÂN
TỘC VÀ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG SINH THÁI
Học viên: Phạm Văn Hấn –
Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Thành Long;
Học viên K8, lớp TCLLCT-HC Thạch Thành
Kính thưa các quý vị đại biểu
Kính thưa hội nghị !
Đại diện cho đơn vị xã Thành Long tôi xin báo cáo tham luận tại buổi toạ đàm
với nội dung; Giải pháp nâng cao năng lực lãnh dạo của Đảng ủy xã Thành Long
trong việc phát triển kinh tế gắn với phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ
mơi trường sinh thái.
I. Tình hình chung:
Thành Long là xã miền núi, cách trung tâm huyện Thạch Thành 7 km về phía Đơng
nam, xã có 6 thơn và 2 đơn vị hành chính đóng trên địa bàn xã (gồm đơn vị T974 trại giam
Cục điều tra hình sự Bộ Quốc phòng và Trạm bảo vệ rừng phòng hộ Ngọc Long).
Xã Thành Long có diện tích tự nhiên là 2.716,1 ha, tổng số hộ trên địa bàn xã là
1.335 hộ, với số khẩu là 6.359 khẩu, trong đó: Dân tộc Mường chiếm tỷ lệ 95%, đồng
bào theo đạo Công giáo chiếm tỷ lệ 63,8% dân số toàn xã.
Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, công tác quản lý điều
hành có hiệu qủa của UBND và sự phối hợp tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc, các
đồn thể từ xã đến thơn cùng với các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đã giúp cho
xã có thêm điều kiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh. Giữ vững trật tự an toàn xã hội. đến nay xã đạt 17 /19 tiêu chí xây dựng NTM.
II. Cơng tác lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ:
Đảng bộ xã Thành Long có 10 chi bộ, (Trong đó: 6 chi bộ nông thôn và 4 chi


bộ khối trường học và trạm y tế).
Tổng số đảng viên của Đảng bộ là 179 đồng chí. Trong những năm qua cùng với
sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và sát sao của Ban Thường vụ huyện ủy, Đảng bộ đã
không ngừng nổ lực, đoàn kết thống nhất cao trong lãnh đạo xây dựng hệ thống chính trị
ngày càng vững mạnh, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trách nhiệm, thái độ phục vụ
nhân dân của cán bộ, công chức. Tổ chức triển khai kịp thời các Chỉ thị, Nghị quyết của
Đảng, Nhà nước; bên cạnh đó Ban Thường vụ Đảng ủy chủ động tham mưu cho Ban
Chấp hành Đảng bộ ban hành các Nghị quyết năm, Nghị quyết chuyên đề để tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ và nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế, chú trọng phát triển
kinh tế rừng theo đề án Chăn nuôi dưới tán rừng, theo điều kiện tự nhiên đã nêu trên thì


2

Thành Long chủ yếu dựa vào rừng để phát triển kinh tế, tồn xã có đến nay tồn xã có 55
trang trại, trong đó có 15 trang trại chăn ni dưới tán rừng, đã đem lại hiệu quả kinh tế
cao cho người dân. Tổng số đàn trâu bị tồn xã là 1600 con, đàn dê là 1300 con, tổng
đàn ong là 1325 đàn, trong đó có nhiều hộ chăn ni trên 20 con bị, điển hình như hộ
ơng Bùi Văn Quyến thôn Thành Sơn, hộ ông Bùi Văn Hoan thôn Thành Du, Trang trại
lợn hộ ông Bùi Văn Chung thôn Thành Du chăn nuôi 25 con lợn nái giống ngoại và duy
trì đàn lợn thịt mỗi năm hàng trăm con. Tổng số hộ chăn nuôi dê là 25 hộ, trong đó điển
hình là hộ ơng Bùi Văn Hán thơn Thành Sơn, hộ ông Nguyễn Văn Hùng thôn Thành Du
luôn duy trì 70 đến 80 con dê, mơ hình ni trồng thủy sản hộ ông Bùi Văn Nghĩa thôn
Thành Minh hàng năm trừ chi phí gia đình cịn lãi từ 200 đến 300 triệu đồng/năm.
Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, tạo được sự đồng thuận cao trong các tầng
lớp nhân dân. Trong đó có các Nghị quyết riêng về phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn
các giá trị văn hóa dân tộc, đặc biệt là những nét văn hóa của dân tộc Mường đang sinh
sống trên địa bàn xã theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và các Chỉ thị,
Nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban bí thư đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Kết quả đạt được trên các lĩnh vực cụ thể như sau:

* Về kinh tế: Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất trung bình hàng năm đạt trên 16%;
năm 2015 ước đạt 15%, tổng giá trị sản xuất đạt 125 tỷ đồng, thu nhập bình quân đầu
người ước đạt khoảng 17,1 triệu đồng/người/năm. Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt
3.850 tấn, bình qn lương thực đầu người đạt 526 kg/người/năm; cơ cấu kinh tế tiếp tục
chuyển dịch theo hướng tích cực giảm dần tỷ trọng nơng, lâm nghiệp và tăng các lĩnh vực
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại (Cụ thể: Tỷ trọng nông, lâm
nghiệp và chăn nuôi từ 67,5% năm 2010 giảm xuống cịn 60,5%; Cơng nghiệp, tiểu thủ
cơng nghiệp và xây dựng 12% năm 2010 tăng lên 16%; Dịch vụ, thương mại 20,5% năm
2010 tăng lên 23% năm 2015). Cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp; an ninh chính trị, trật
tự an tồn xã hội ln ổn định, hệ thống chính trị được củng cố vững chắc. Đời sống, vật
chất và tinh thần của nhân dân từng bước được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là
39,5% giảm xuống cịn 10,89% năm 2015, bộ mặt nơng thơn của xã có nhiều khởi sắc;
Phát triển cây cao su. Tích cực chỉ đạo trồng cao su tiểu điền và thực hiện cơ
chế chính sách theo Nghị quyết HĐND tỉnh, trong các năm 2010-2015 đã trồng 15,1
ha cao su tiểu điền. Tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, của huyện thực hiện việc trồng và
quản lý, bảo vệ rừng như dự án WB3, kết quả đã trồng được 867,7 ha rừng, quản lý
bảo vệ 1.554 ha diện tích rừng trồng, tổ chức khai thác rừng 661 đến tuổi để trồng lại
rừng theo Dự án WB3. Đến nay tỷ lệ che phủ rừng đạt 41,5%.
Đi đôi với phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân Đảng ủy, HĐND,
UBND, Mặt trận Tổ quốc xã luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa, xã hội. Là một xã
miền núi có đa số dân là đồng bào dân tộc thiểu số nên để giữ gìn và phát huy được


3

các giá trị văn hóa của từng dân tộc trong thời đại bùng nổ thông tin diễn ra một cách
nhanh chóng như hiện nay, nếu khơng có cách làm phù hợp và sự đầu tư cần thiết thì
các giá trị văn hóa rất dễ bị mai một. Đặc biệt là các hủ tục lạc hậu như ma chay, cưới
xin, nạn tảo hơn …. Nhận thức được những khó khăn và vấn đề đặt ra, trên cở sở các
Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và huyện, Ban chấp hành Đảng bộ đã xây dựng

chương trình hành động và đề ra các giải pháp phù hợp với thực tiễn của địa phương;
thông qua các dịp lễ, tết. UBND xã chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền vận động nhân dân khơi phục lại các trị
chơi dân gian như: đánh Mảng, bắn nỏ, ném kòn, đẩy gậy và kéo co... và các phong
tục của các dân tộc như: Hát Sường của người Mường, mo Mường, ... Phần nào đã
góp phần mang lại đời sóng văn hố tinh thần cho nhân dân.
Cơng tác bảo vệ môi trường sinh thái gắn với việc khai thác tài nguyên tiếp tục
được đẩy mạnh; cùng với phát triển kinh tế vấn đề ô nhiêm môi trường đang đặt ra cho
chúng ta phải có các giải pháp, chương trình kế hoạch cụ thể để giải quyết. Cũng như các
xã Miền núi trong huyện. Thành Long đang có các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh
doanh nên tình trạng ô nhiễm môi trường chưa bị ảnh hưởng; là một xã đang xây dựng
NTM của huyện, dân số đông nên tình trạng rác thải sinh hoạt tại các khu dân cư ngày
càng trở nên khó kiểm sốt, việc thu gom xử lý chưa được thực hiện triệt để, phần nào
làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Công tác quản lý nhà nước về khai thác tài
nguyên trong những năm qua từng bước được đẩy mạnh trong xã đã có xe chở rác phục
phụ cho nhân dân thơn Trung Tâm, kinh phí vận chuyển do nhân dân trong thơn tự
nguyện đóng góp với đặc điểm của xã nguồn tài ngun khống sản khơng nhiều mà chủ
yếu là tài ngun rừng hơn hơn 1976 ha đất lâm nghiệp (Chủ yếu là đất rừng sản xuất) và
rừng phòng hộ. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước cho phép người dân chuyển
đất rừng nghèo kiệt sang trồng cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao.
*Văn hố xã hội. Cơng tác tập huấn, đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho
nhân dân ngày càng được quan tâm chú trọng, là một xã cơ cấu lao động chủ yếu làm
nông nghiệp nên giải quyết việc làm và có thu nhập ổn định cho người lao động gặp
rất nhiều khó khăn. Từ thực tiễn công tác lãnh đạo, Ban Chấp hành Đảng bộ đã xây
dựng và ban hành nhiều chủ trương, giải pháp để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu
quả phát huy nguồn lực địa phương và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới của Đảng, Nhà nước, gắn với phát triển diện tích các loại cây trồng,
vật nuôi, mở rộng các nghề phụ như Mộc, thợ nề, và kinh doanh, dịch vụ….
Để thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, xã đã phối kết hợp với Sở
LĐTB&XH và Phòng LĐTB&XH huyện mở được 5 lớp đào tạo nghề và thí điểm cấp

thẻ học nghề cho lao động nông thôn với tổng số 175 học viên, nâng tổng số lao động
qua đào tạo toàn xã là 1420/3706 lao động, chiếm tỷ lệ 38,8%; tổng số lao động trong


4

độ tuổi có việc làm thường xuyên là 3620/3706 lao động, chiếm tỷ lệ 97,6%; Từ đó
đã phát huy được tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế của địa phương.
Kết quả đạt được sau 5 năm thực hiện xây dựng NTM.Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 là
31,6%, năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 4,9%, thu nhập bình quân đầu người
năm 2010 là 10,1 triệu đồng/người/năm, đến năm 2015 đạt 22,8 triệu đồng/ người/năm.
III. Những tồn tại hạn chế:
1. Tăng trưởng sản xuất chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của xã,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, thiếu đồng bộ, việc
ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt;
công tác quản lý quy hoạch sản xuất còn hạn chế. Việc sơ kết, tổng kết nhân rộng mơ
hình sản xuất nơng, lâm nghiệp chưa được chú trọng, chăn ni cịn manh mún, nhỏ
lẻ, chưa thu hút được nhiều lao động; kêu gọi đầu tư kinh doanh chưa đạt so với nghị
quyết đại hội đảng bộ xã khoá XIX.
2. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội thiếu đồng bộ, đặc biệt là cơ
swor hạ tầng về trường học. việc phát triển các ngành, nghề phụ chưa được nhân dân
quan tâm ủng hộ.
3. Công tác giải quyết việc làm cho lao động địa phương tuy đạt được những
kết quả nhất định nhưng chưa bền vững nhất là nguồn thu nhập, lao động được đào
tạo nghề xong lại không phát huy được những ngành nghề mình được học, việc đăng
ký học nghề của người lao động chưa sát với nhu cầu sử dụng của xã hội làm lãng phí
nguồn kinh phí được hổ trợ đào tạo ngành nghề;
4. Nguồn lực chăm lo cho đầu tư cho lĩnh vực văn hóa cịn hạn chế, việc bảo tồn và
phát huy các giá trị, những nét đẹp văn hóa dân tộc trên địa bàn xã chưa được quan tâm
đúng mức, chưa khơi dậy được tính sáng tạo và sự chủ động tham gia của người dân.

IV. Những bài học kinh nghiệm:
Một là: Phải triển khai kịp thời, đầy đủ và vận dụng sáng tạo các chủ trương
của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế của xã, đúng
tâm tư nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân. Phải đề cao tinh thần, trách nhiệm
của cán bộ, đảng viên nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trong phát triển kinh tế xã hội.
Hai là: Tập trung đổi mới nội dung phương thức lãnh đạo của cấp uỷ, phát huy
dân chủ, tinh thần đoàn kết thống nhất cao; kịp thời động viên và khơi dậy khả năng,
tính sáng tạo của cán bộ, đảng viên và nhân dân, khơng ngừng củng cố lịng tin của
nhân dân với Đảng, chính quyền. Chấp hành nghiêm quy chế hoạt động của cấp uỷ,
đổi mới lề lối, tác phong làm việc của cán bộ, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập thể
lãnh đạo, cá nhân phụ trách nêu cao vai trò trách nhiệm của các đảng viên phân công
về sinh hoạt tại chi bộ nông thôn, thực hiện tốt Chỉ Thị 29 của TW;


5

Ba là: Phải chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình cơng tác cụ thể có trọng
tâm, trong điểm; quan tâm giải quyết việc làm, nâng cuộc sống, mức thu nhập và mức
hưởng thụ văn hóa cho người dân. Phải có kế hoạch và dành nguồn lực đáng kể để đầu tư
xây dựng các thiết chế văn hóa, hướng dẫn, hổ trợ bà con các dân tộc phục dựng lại các
trị chơi dân gian, các giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc có nguy cơ bị mai một.
Bốn là: Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng, vai trò quản lý chỉ đạo
điều hành và tổ chức thực hiện của chính quyền đảm bảo thực sự có hiệu lực, hiệu
quả, chăm lo xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, phát huy dân chủ gắn với giữ
vững kỷ luật, kỷ cương, tạo môi trường lành mạnh để phát triển kinh tế.
Năm là: Đảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc trong xã bám sát Nghị
quyết đại hội đảng bộ xã khoá XX và nghị quyết đại hội đảng các cấp theo các
chương trình hành động mà các tổ chức đã xây dựng, lượng hoá thời gian để thực hiện
sát, đúng với tình hình địa phương.

V. Đề xuất kiến nghị
1. Quan tâm đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội cho các xã Miền núi, đặc biệt
là hạ tầng giao thông, trường học đề nghị Trung ương, tỉnh phải nghiên cứu các chính
sách hổ trợ giảm nghèo dành riêng cho các xã miền núi phù hợp với trình độ canh tác
của đồng bào dân tộc.
2. Đề nghị tỉnh cần có cơ chế chính sách đầu tư, hổ trợ kinh phí cho các xã,
triển khai, phục dựng và bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc.
3. Đề nghị đưa các chuyên gia kinh tế Nông, Lâm nghiệp về địa phương tư vấn
quy hoạch cây trồng có hiệu quả kinh tế cao theo thổ nhưỡng vùng miền. Ưu tiên
nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần của nhân dân.
Kính thưa hội nghị!
Với những kết quả đạt được và những tồn tại hạn chế mà tôi vừa báo cáo, đây mới
chỉ nói lên một phần nào đó trong cơng tác lãnh, chỉ đạo của cấp ủy cơ sở về giải pháp
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng ủy trong việc gắn phát triển kinh tế với phát huy bản
sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái ở xã Thành Long nói riêng và huyện Thạch
Thành nói chung. Bản thân tôi coi đây là những bài học kinh nghiệm để làm bản lề cho
việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ hiệu quả hơn trong thời gian tiếp theo.
Cuối cùng xin kính chúc các quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc buổi toạ
đàm thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!



×