Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của việt nam sang thị trường liên minh châu âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 77 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

ĐỒN MAI HƯƠNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HỒ TIÊU
CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU

Hà Nội, năm 2022


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Phạm Thị Quỳnh Liên
Sinh viên thực hiện : Đoàn Mai Hương
Mã sinh viên


: 5093106231

Lớp

: KTĐN 9C

Hà Nội, năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam
sang thị trường Liên minh châu Âu” là sản phẩm nghiên cứu khoa học của bản thân
dưới sự hướng dẫn của Th.S Phạm Thị Quỳnh Liên.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực và hoàn toàn không
sao chép hoặc sử dụng kết quả của đề tài nghiên cứu nào tương tư. Nếu phát hiện có
sự sao chép kết quả nghiên cứu của đề tài khác, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022
Tác giả đề tài

Đoàn Mai Hương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt 4 năm học tập và rèn luyện tại Học viện Chính sách và phát triển,
em đã được học tập, rèn luyện và tích lũy thêm nhiều kiến thức. Em xin gửi lời cảm
ơn chân thành tới Ban Giám Đốc, Cán bộ, Giảng viên tại Học viện Chính sách và
phát triển nói chung. Đặc biệt là các thầy cô trong Khoa Kinh tế quốc tế đã chỉ dạy
tận tình, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại Học viện.

Sau quá trình tìm hiểu về các vấn đề liên quan tới kinh tế Việt Nam, em đã chọn
đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường Liên
minh châu Âu” làm đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp sau bốn năm học tập và
rèn luyện tại Học viện.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô Phạm Thị Quỳnh Liên –
giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp. Nhờ cơ tận tình hướng dẫn, định hướng
và cho lời khuyên về đề tài, cách viết cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của cơ mà em
có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp một cách sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................vii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU .......4
1.1. Khái niệm xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu .................................................... 4
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu ............................................................................................ 4
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu ...................................................................................... 4
1.2. Đặc điểm của mặt hàng hồ tiêu và vai trò của xuất khẩu hồ tiêu đối với sự phát
triển kinh tế ........................................................................................................................ 8
1.2.1. Đặc điểm của mặt hàng hồ tiêu ........................................................................... 8
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hồ tiêu đối với sự phát triển kinh tế ................................. 9
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hồ tiêu ....................................................... 11

1.3.1. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................ 11
1.3.2. Các nhân tố khách quan .................................................................................... 12
1.4. Bài học kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu hồ tiêu ................................................ 14
1.4.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia sang Mỹ .................................... 14
1.4.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hồ tiêu của Malaysia sang Nhật Bản ........................... 14
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ......................................................... 15

Chương 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU TRONG GIAI ĐOẠN 2018 - 2021 ..................................................18
2.1. Khái quát về thị trường hồ tiêu EU........................................................................ 18
2.1.1. Đặc điểm tiêu dùng của người dân các nước EU .............................................. 18
2.1.2. Chính sách của EU đối với mặt hàng hồ tiêu .................................................... 19
2.2. Xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2018 – 2021 ......... 21
2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu ......................................................................................... 21
2.2.2. Cơ cấu thị trường ............................................................................................... 25
2.2.3. Cơ cấu mặt hàng ................................................................................................ 29
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào EU giai đoạn 2018
– 2021 .............................................................................................................................. 33
2.3.1. Các nhân tố chủ quan ........................................................................................ 33
2.3.2. Các nhân tố khách quan .................................................................................... 35
iii


2.4. Đánh giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2018 –
2021 ................................................................................................................................. 38
2.4.1. Thành công ........................................................................................................ 38
2.4.2. Hạn chế .............................................................................................................. 41
2.4.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 45

Chương 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HỒ TIÊU CỦA VIỆT NAM

SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2022 - 2030 .............................................49
3.1. Cơ hội và thách thức xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào EU ............................. 49
3.1.1. Cơ hội................................................................................................................. 49
3.1.2. Thách thức ......................................................................................................... 51
3.2. Định hướng phát triển xuất khẩu hạt tiêu từ Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2022 - 2030 ............................................................................................................. 52
3.2.1. Mục tiêu và định hướng phát triển từ năm 2022 – năm 2025 ........................... 52
3.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển từ năm 2026 – năm 2030 ........................... 53
3.3. Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường EU giai
đoạn 2022 - 2030 ............................................................................................................. 55
3.3.1. Nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, công nhân và người nông dân............... 55
3.3.2. Liên kết các doanh nghiệp hỗ trợ lẫn nhau trong việc xuất khẩu hàng hóa...... 57
3.3.3. Đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất ............................................................. 59
3.3.4. Nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hồ tiêu....................................................... 60
3.4. Kiến nghị ............................................................................................................... 62
3.4.1. Đối với Nhà nước................................................................................................ 62
3.4.2. Đối với các Hiệp hội, tổ chức ............................................................................. 64

KẾT LUẬN ...............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................67

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
CPTPP

NGHĨA TIẾNG ANH


NGHĨA TIẾNG VIỆT

Comprehensive and Progrssive Hiệp định Đối tác Toàn diện và
Agreement for Trans –Pacific Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
Partnership

CAP

College

of

American Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ

Pathologists
EU
EVFTA
FTA
HS code

Europeon Union

Liên minh châu Âu

Europeon – Vietnam Free

Hiệp định thương mại tự do Liên

Trade Agreement


minh châu Âu – Việt Nam

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Harmonized Commodity
Mã số hàng hóa
Description and Coding System

IDH

The Sustainable Trade Initiative Tổ chức Sáng kiến Thương mại
Bền vững

RCEP

Regionial
Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn
Economic Partnership
diện Khu vực

USD

United States Dollar

Đơn vị tiền tệ của nước Mỹ

VPA


Vietnam Pepper Association

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục

Trang

Bảng 2.1. Sản lượng hồ tiêu Pháp phân phối tới 5 quốc gia khác

19

Bảng 2.2. Sản lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang
thị trường EU giai đoạn 2018 – 11 tháng đầu năm 2021

22

Bảng 2.3. Sản lượng xuất khẩu hồ tiêu của một số nước xuất khẩu
chính trên thế giới giai đoạn 2018 – 2021
Bảng 2.4. Sản lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sang 5 quốc gia
thuộc EU giai đoạn 2018 - 2021
Bảng 2.5. Sản lượng và giá trị xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam sang một
số quốc gia thuộc EU năm 2019 - 2020
Bảng 2.6. Sản lượng chủng loại hồ tiêu của Việt Nam xuất khẩu sang
EU giai đoạn 2018 - 2021
Bảng 2.7. Diện tích trồng hồ tiêu tại một số địa phương năm 2019 và

năm 2020
Bảng 3.1. Dự báo diện tích trồng hồ tiêu của một số tỉnh thành đến
năm 2030

vi

24

26

29

30

31

54


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Danh mục

Trang

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ nhập khẩu của các châu lục giai đoạn 2018 – 11
tháng đầu năm 2021
Biểu đồ 2.2. Đơn giá xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang một số
quốc gia EU nhiều nhất năm 2020
Biểu đồ 2.3. Đơn giá xuất khẩu tiêu của Việt Nam sang thị trường
EU năm 2020 và năm 2021

Biểu đồ 2.4. Số lượng hồ tiêu vi phạm chất cấm theo quy định của
EU

vii

23

28
32
43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện
nay, các quốc gia đã, đang và sẽ tiếp tục hướng tới một thế giới có sự trao đổi, kết
hợp văn hóa, giao thương giữa các nước. Để có thể đưa thế giới hướng tới một nền
văn hóa trao đổi, giao thương mạnh mẽ thì khơng thể thiếu hoạt động xuất nhập khẩu.
Đây có thể coi là một trong những hoạt động đóng góp tích cực nhất không chỉ về
kim ngạch, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người
lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước nói chung và ngành nói riêng mà cịn
tạo ra sự gắn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác về
kinh tế, ngoại giao, thương mại và trên nhiều lĩnh vực khác. Đối với Việt Nam, xuất
khẩu có vai trị quan trọng khơng chỉ thúc đẩy kinh tế quốc gia phát triển mà cịn tạo
sự ảnh hưởng tới hàng hóa nơng sản tại nhiều quốc gia khác nhau. Đặc biệt là xuất
khẩu nông sản Việt Nam, cụ thể trong năm 2021 xuất khẩu các mặt hàng rau quả,
nông sản khô đạt 7,1 tỉ USD trong đó xuất khẩu hồ tiêu đạt khoảng 40 nghìn tấn, thu
về cho Việt Nam 165 triệu USD. Có thể nói, hồ tiêu Việt Nam đang dần dần chiếm
được thị phần tại nước ngoài ngày càng nhiều, kể cả các thị trường khó tính như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU,… Hàng năm xuất khẩu nông sản đã đem về nguồn ngoại tệ

lớn cho Việt Nam. Theo thống kê Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), EU hiện
là thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Việt Nam nhiều nhất hiện nay, chiếm 45% tổng
lượng nhập khẩu hồ tiêu vào EU. Năm 2021, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang
EU chủ yếu tại các nước Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha,… đạt 34.000 tấn, thu
về 120 triệu USD cho xuất khẩu nông sản Việt Nam. Con số này có thể tiếp tục tăng
trong vài năm tới khi việc thực thi Hiệp định thương mại EVFTA được phát triển
mạnh mẽ và áp dụng nhiều hơn. Nhờ có Hiệp định thương mại này, các nước EU cam
kết xóa bỏ thuế quan hoàn toàn đối với sản phẩm hồ tiêu (mã HS 0904). Đây là lợi
thế cũng là động lực to lớn giúp Việt Nam có thể cạnh tranh, gia tăng xuất khẩu, mở
rộng thị trường hơn nữa.
Bên cạnh những động lực, thành công khi áp dụng Hiệp định thương mại
EVFTA vào xuất khẩu hồ tiêu thì Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn thách thức
khác nhau trong việc xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi. Năm 2020, dịch bệnh Covid
19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới con đường xuất khẩu hàng hóa của các quốc gia trên
tồn thế giới. Khơng những làm giảm sản lượng xuất khẩu ra thị trường nước ngồi
mà cịn khiến chuỗi cung ứng ngun liệu bị đứt đoạn, dẫn đến tình trạng giảm năng
suất hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất hạt điều đều bị ảnh hưởng nghiêm
trọng, người lao động mất việc làm, gánh nặng cho Nhà nước ngày càng lớn khi vừa
1


phải tìm cách ngăn chặn dịch bệnh vừa phải ổn định tình hình kinh tế đất nước. Việt
Nam đang từng bước cố gắng lấy lại vị thế xuất khẩu hồ tiêu của mình. Năm 2021,
con đường xuất khẩu đã bình thường trở lại, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị
trường EU tăng cả về số lượng và giá. Tuy nhiên, xuất khẩu ồ ạt, số lượng lớn khiến
các doanh nghiệp không chú trọng tới chất lượng, kiểm duyệt nguồn nguyên liệu đầu
vào, quá trình sản xuất đạt chuẩn khơng được kiểm sốt. EU là một trong những thị
trường khó tính, kiểm sốt chất lượng các sản phẩm nghiêm ngặt, đặt ra hàng rào tiêu
chuẩn kỹ thuật (gồm tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn về vệ sinh, tiêu chuẩn về lao
động, tiêu chuẩn an toàn cho người lao động và tiêu chuẩn về môi trường). Các tiêu

chuẩn kỹ thuật được EU đặt ra đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này
đều gây khó khăn và thách thức lớn cho ngành hàng hồ tiêu vốn phải cạnh tranh nhiều
từ các thị trường xuất khẩu khác như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,… Vậy tình hình
xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào EU như thế nào? Đồng thời, Nhà nước và các
doanh nghiệp cần làm gì để thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong những
năm tới?
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam
vào thị trường Liên minh châu Âu” làm đề tài nghiên cứu.
2. Đối tượng và mục tiêu nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU
Mục tiêu nghiên cứu:
Hệ thống lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hồ tiêu.
Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường
EU giai đoạn 2018 - 2021.
Đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam vào thị trường
EU giai đoạn 2022 – 2030.
3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: thị trường EU trong đó tập trung phân tích thị trường 5 nước Đức,
Pháp, Bỉ, Hà Lan, Tây Ban Nha
Thời gian: thực trạng tập trung vào giai đoạn 2018 – 2021, giải pháp tập trung
vào giai đoạn 2022 – 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này tôi sử dụng phương pháp thống kê, so sánh số liệu xuất khẩu
sang các nước trong thị trường EU giai đoạn 2018 - 2021. Đây là phương pháp được
sử dụng nhiều nhất trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu làm đề tài. Các tài liệu
được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như các giáo trình, các số liệu thống kê, các
2


cơng trình nghiên cứu có nội dung liên quan. Ngồi ra, cịn thu thập thêm các thơng

tin từ báo chí, Internet,… để phục vụ cho đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá. Các tài liệu, số liệu sau khi
thu thập sẽ được xử lý qua các bước như phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để trở
thành những tài liệu, dẫn chứng có tính thuyết phục cao nhằm phục vụ cho mục đích
trong đề tài.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, kết cấu của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu hồ tiêu
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường EU giai
đoạn 2018 – 2021.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang thị trường
EU giai đoạn 2022 – 2030.

3


Chương 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU HỒ TIÊU
1.1. Khái niệm xuất khẩu và các hình thức xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động ngoại thương đầu tiên giữa các quốc gia trên thế giới nhằm
khai thác lợi thế của mình với các quốc gia khác. Đến nay xuất khẩu vẫn chiếm vị trí quan
trọng trong hoạt động ngoại thương mỗi quốc gia.
Theo điều 28, mục 1, chương 2, Luật thương mại Việt Nam 2005 cụ thể: “Xuất khẩu
hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của
pháp luật”. “Xuất khẩu hàng hóa là việc những sản phẩm hàng hóa hữu hình được sản
xuất hoặc gia công tại các cơ sở sản xuất, gia công và các khu chế xuất với mục đích để
tiêu thụ thị trường ngoài nước (xuất khẩu) đi qua hải quan”.

Mặt khác, nếu xem xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu
là hình thức cơ bản đầu tiên của một quốc gia khi bước vào kinh doanh quốc tế. Mỗi quốc
gia luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngồi. Xuất
khẩu cịn tồn tại ngay cả khi quốc gia đã tiến hành các hình thức cao hơn trong kinh doanh
quốc tế. Các lý do để một công ty thực hiện xuất khẩu là: sử dụng những lợi thế của quốc
gia mình và giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm.
Khi một thị trường chưa bị hạn chế bởi thuế quan, hạn ngạch, các quy định khắt khe
về tiêu chuẩn kỹ thuật, trên thị trường có ít đối thủ cạnh tranh hay năng lực của doanh
nghiệp trong quốc gia đó cịn chưa có đủ khả năng để thực hiện các hình thức cao hơn thì
xuất khẩu được lựa chọn. So với đầu tư rõ ràng xuất khẩu đòi hỏi một lượng vốn ít hơn,
rủi ro thấp hơn, thu được lợi nhuận trong một thời gian ngắn.
Các hoạt động xuất khẩu được diễn ra trên cơ sở thanh toán bằng tiền tệ của một
trong hai quốc gia, hoặc lấy đồng tiền của một bên thứ ba làm căn cứ. Ví dụ, Việt Nam
xuất khẩu hàng hóa sang Đài Loan thì có thể giao dịch bằng tiền Việt Nam (đồng nội tệ),
tiền Đài Loan hoặc sử dụng đồng USD (đồng ngoại tệ). Thông thường đồng USD sẽ phổ
biến hơn cả trong hầu hết các hoạt động xuất khẩu trên thế giới.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
* Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ do chính đơn vị doanh nghiệp
đó sản xuất hoặc thu mua từ những đơn vị sản xuất trong nước, xuất khẩu ra nước ngồi
thơng qua tổ chức của mình. Xuất khẩu trực tiếp đặt ra những yêu cầu cao đối với doanh
nghiệp như: nguồn vốn phải đủ lớn, đội ngũ nhân viên giỏi, có đủ năng lực và trình độ để
4


tiến hành trực tiếp các hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu trực tiếp sẽ bao gồm 2 công đoạn:
thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu với các đơn vị, doanh nghiệp địa phương trong nước;
đàm phán ký kết hợp đồng với doanh nghiệp nước ngồi, giao hàng và thanh tốn tiền
hàng với đơn vị đã hợp tác.
Hai hình thức mà công ty sử dụng để thâm nhập thị trường quốc tế qua xuất khẩu

trực tiếp là:
Đại diện bán hàng là hình thức bán hàng mà người bán khơng mang danh nghĩa của
mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người ủy thác) nhằm nhận lương và một phần
hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hóa bán được. Do đó họ khơng phải chịu trách nhiệm
chính về mặt pháp lý. Nhưng trên thực tế, đại diện bán hàng hoạt động như nhân viên bán
hàng của công ty của thị trường nước ngồi. Cơng ty sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách
hàng ở thị trường nước đó.
Đại lý phân phối là người mua hàng hóa, dịch vụ của cơng ty để bán theo kênh tiêu
thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi, kênh phân phối ở thị
trường nước ngoài. Đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ rủi ro liên quan đến việc
bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua chênh lệch giữa giá mua và giá
bán.
* Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp hay còn được gọi là xuất khẩu ủy thác. Đây là hình thức kinh
doanh trong đó đơn vị xuất nhập khẩu sẽ đóng vai trị là người trung gian thay cho đơn vị
sản xuất tiến hành ký kết hợp đồng, thực hiện các thủ tục cần thiết để xuất khẩu. Với hình
thức này, nhà sản xuất sẽ được hưởng một số tiền nhất định gọi là phí ủy thác. Phí ủy thác
được tính căn cứ theo tỷ lệ phần trăm giá trị lô hàng.
Các bước cơ bản của xuất khẩu gián tiếp: làm việc và ký kết hợp đồng xuất khẩu ủy
thác với các đơn vị trong nước. Ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng, thanh toán tiền hàng
với đơn vị nước ngồi. Nhận cước phí ủy thác xuất khẩu từ các đơn vị trong nước. Các
trung gian xuất khẩu như: đại lý, công ty quản lý xuất nhập khẩu và công ty kinh doanh
xuất nhập khẩu.
Đại lý: là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một hay một
số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài do người ủy thác ủy quyền dựa trên quan hệ
hợp đồng đại lý. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa các công ty và khách
hàng ở thị trường nước ngồi. Đại lý khơng có quyền chiếm hữu và sở hữu hàng hóa mà
chỉ thực hiện một hay một số cơng việc nào đó cho công ty ủy thác và nhận thù lao.
Công ty quản lý xuất khẩu: là các công ty nhận ủy thác và quản lý cơng tác xuất
khẩu hàng hóa hoạt động trên danh nghĩa của các công ty xuất khẩu. Vì vậy cơng ty quản

lý xuất khẩu là nhà xuất khẩu gián tiếp. Họ chỉ nhận các thủ tục xuất khẩu và thu phí xuất
5


khẩu. Do vậy, bản chất của công ty quản lý xuất khẩu là thực hiện dịch vụ quản lý và thu
khoản thù lao từ hoạt động đó.
Cơng ty kinh doanh xuất khẩu: là công ty hoạt động như nhà phân phối độc lập có
chức năng kết nối các khách hàng nước ngồi với các cơng ty xuất khẩu trong nước để
bán hàng hóa ra thị trường nước ngồi. Bản chất của công ty kinh doanh xuất khẩu là thực
hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng nước ngồi với cơng ty xuất
khẩu. Ngồi ra với ưu thế về vốn, mối quan hệ và chính sách vận chuyển nên cơng ty cịn
đảm nhận việc cung ứng các dịch vụ xuất nhập khẩu và thương mại đối lưu, thiết lập và
mở rộng kênh phân phối, tài trợ các dự án thương mại và đầu tư, thậm chí trực tiếp thực
hiện sản xuất để bổ trợ một công đoạn nào đó cho sản phẩm như: đóng gói, in ấn. Các
cơng ty kinh doanh xuất khẩu có kinh nghiệm về thị trường nước ngồi và có đội ngũ
chun gia làm dịch vụ xuất khẩu nên có thể cử các chuyên gia này đến hỗ trợ cho các
công ty xuất khẩu. Cơng ty kinh doanh xuất khẩu có doanh thu từ doanh nghiệp xuất khẩu
và tự chịu chi phí cho hoạt động của mình.
Đại lý vận tải: là các cơng ty thực hiện dịch vụ thuê vận chuyển và những hoạt động
liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa như khai báo thuế quan, áp biểu thuế quan, thực
hiện giao nhận, chuyên chở và bảo hiểm. Đại lý vận tải thực hiện các nghiệp vụ xuất khẩu
và kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ giao nhận hàng hóa đến tay người nhận. Khi xuất
khẩu qua các đại lý vận tải hay các cơng ty chuyển phát hàng thì các đại lý vận tải và các
cơng ty đó kiêm ln các dịch vụ xuất khẩu liên quan đến hàng hóa đó. Về bản chất, các
đại lý vận tải hoạt động như các công ty kinh doanh dịch vụ giao nhận, vận chuyển và
dịch vụ xuất nhập khẩu, thậm chí cả dịch vụ bao gói hàng hóa phù hợp với phương thức
vận chuyển mua bảo hiểm hàng hóa cho hoạt động của họ.
* Xuất khẩu ủy thác
Xuất khẩu ủy thác là hình thức công ty xuất khẩu ủy thác cho công ty thứ ba làm
nhiệm vụ xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi.

Những trường hợp cần tới ủy thác xuất khẩu:
Doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp có mặt hàng xuất khẩu mới, không
đủ kinh nghiệm để xuất khẩu đặc biệt là những mặt hàng cần làm thủ tục giấy tờ kiểm
dịch chất lượng, yêu cầu cao,… Khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu sẽ nhờ tới một doanh
nghiệp khác chuyển xuất khẩu ủy thác để thực hiện dịch vụ này. Vì doanh nghiệp chuyên
về xuất khẩu ủy thác sẽ có nhiều kinh nghiệm xử lý những trường hợp xuất khẩu như trên.
Các cá nhân có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngồi mà khơng có
chức năng để xuất khẩu hàng hóa quốc tế sẽ cần tới doanh nghiệp chuyên về ủy thác xuất
khẩu để làm việc.
6


Các doanh nghiệp khơng có chức năng xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng ngẫu nhiên.
Mỗi doanh nghiệp chỉ được phép xuất khẩu mặt hàng mà doanh nghiệp đó được phép xuất
khẩu trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Hoặc trong trường hợp doanh nghiệp không
tin tưởng người giao hàng của mình có thể sử dụng tới bên thứ ba làm ủy thác xuất khẩu
để tránh rủi ro cho hàng hóa sau này.
Sử dụng xuất khẩu ủy thác sẽ có những mặt lợi cho doanh nghiệp sử dụng. Thứ nhất,
thuê ngoài giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản phí tương đối lớn để tạo ra
một bộ phận xuất nhập khẩu riêng. Sử dụng dịch vụ thuê ngoài sẽ có được giá rẻ hơn mình
tự làm và các thủ tục giấy tờ cũng sẽ được bên thứ ba lo liệu bớt thời gian, chi phí làm thủ
tục này. Thứ hai, trong q trình xuất khẩu nếu có sai sót về giấy tờ hay xảy ra sự cố gì
về hàng hóa sẽ được chia sẻ rủi ro với bên làm dịch vụ ủy thác. Thứ ba, sử dụng dịch vụ
ngoài giúp các doanh nghiệp đảm bảo sự ổn định trong vận hành, chất lượng hiệu suất
công việc được đảm bảo bởi bên làm dịch vụ.
* Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức kinh doanh mà trong đó một bên sẽ nhập khẩu
nguyên liệu, bán thành phẩm để chế biến, gia cơng thành sản phẩm hồn chỉnh. Xét về
khía cạnh quốc tế, hình thức gia cơng là hình thức xuất khẩu tại chỗ, có vượt qua biên giới
quốc gia nhưng chưa phải là xuất khẩu một sản phẩm hồn chỉnh.

Gia cơng quốc tế có vai trị trong việc ln chuyển hàng hóa, thúc đẩy chun mơn
hóa và hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước hay nước ngoài với nhau. Bên cạnh đó,
hình thức gia cơng quốc tế còn giúp các doanh nghiệp tiếp thu được nhiều kinh nghiệm
quốc tế, người lao động tiếp cận gần hơn với các trang thiết bị hiện đại trong sản xuất.
Đây là hình thức quan trong cần thiết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích đó là việc các doanh nghiệp gặp phải nhiều rủi ro khi
nhận hàng hóa, bán thành phẩm từ doanh nghiệp khác để gia công. Bên nhận gia cơng có
thể khơng đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc khơng đủ máy móc, trang thiết bị
hiện đại để nhận gia cơng. Vì vậy, việc gia cơng sẽ gặp khó khăn, thu được ít lợi nhuận
từ hoạt động này.
* Tạm nhập, tái xuất
Tạm nhập, tái xuất là hình thức xuất nhập khẩu tạm thời vào một lãnh thổ nào đó,
có làm các thủ tục hải quan và xuất khẩu ra thị trường nước ngồi như bình thường. Tuy
nhiên, hàng hóa được tạm nhập tái xuất sẽ chỉ được quá cảnh vào một quốc gia trong thời
gian cho phép, phục vụ cho một mục đích nhất định và khơng được mua bán tại quốc gia
đó. Các doanh nghiệp nói riêng và các quốc gia nói chung khi tham gia hình thức tạm
nhập tái xuất đều có lợi ích nhất định như tăng cường giao lưu quốc tế, tăng thu lợi nhuận
từ kinh doanh quốc tế. Đồng thời kéo theo sự phát triển của nhiều ngành khác liên quan,
7


là cầu nối giao dịch thương mại quốc tế giữa các bên liên quan. Hình thức này được sử
dụng với nhiều mục đích khác nhau như đưa thơng tin sản phẩm tới người tiêu dùng, kích
cầu giao thương kinh tế quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất giữa các quốc gia. Ví dụ,
một quốc gia chưa có khả năng trong việc sản xuất một sản phẩm có thể tạm nhập tái xuất
máy móc, trang thiết bị từ quốc gia khác để thực hiện sản xuất. Tạm nhập, tái xuất là hình
thức quan trọng trong xuất nhập khẩu của mỗi quốc gia. Nó đáp ứng nhu cầu về hàng hóa
sản phẩm, thương mại quốc tế. Khơng chỉ giúp ích cho doanh nghiệp tham gia mà cịn
góp phần quảng bá dịch vụ của quốc gia đó.
* Xuất khẩu tại chỗ

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức hàng hóa được làm, sản xuất tại một quốc gia nhưng
bán cho doanh nghiệp nước ngồi có chi nhánh tại quốc gia sản xuất ra sản xuất ra sản
phẩm đó. Hình thức này giúp các doanh nghiệp đảm bảo được tiến độ giao hàng, bảo quản
hàng hóa thuận tiện nhất là hàng hóa nơng sản, hoa quả có độ nhảy cảm về mặt thời gian
vì qng đường vận chuyển ngắn. Bên cạnh đó, hình thức này tiết kiệm được khá nhiều
chi phí cho doanh nghiệp vì được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhưng vẫn giúp quốc gia thu
được nguồn ngoại tệ từ việc bn bán, trao đổi hàng hóa. Đồng thời tạo hình ảnh về mơi
trường làm việc chun nghiệp và hình ảnh quốc gia đối với người nước ngồi. Từ đó,
thu hút sự đầu tư nước ngoài giúp quốc gia phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế nhanh
chóng.
1.2. Đặc điểm của mặt hàng hồ tiêu và vai trò của xuất khẩu hồ tiêu đối với sự
phát triển kinh tế
1.2.1. Đặc điểm của mặt hàng hồ tiêu
Hồ tiêu còn được gọi là tiêu ăn, cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt. Đây là
loại cây leo có hoa thuộc họ hồ tiêu, trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, dùng làm gia vị trong
các món ăn dưới dạng khơ hoặc tươi. Ngồi ra, hồ tiêu cịn được dùng để chữa bệnh. Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học, hồ tiêu đen được dùng như một loại thuốc để chữa các
bệnh hen suyễn, đau nhức, đau họng, chứng khó tiêu và một số loại bệnh thông thường
khác. Hồ tiêu được chia thành bốn loại là tiêu đen, tiêu sọ (tiêu trắng), tiêu xanh, tiêu
hồng. Mỗi loại tiêu đều có cơng dụng và mùi vị đặc trưng riêng.
Tiêu đen là loại tiêu được sử dụng phổ biến trong chế biến món ăn. Tiêu đen có vị
cay, mùi thơm nhẹ thường được dùng để chế biến các món ăn có mùi tanh nồng. Ngồi
ra, tiêu đen cịn được sử dụng như thuốc chữa bệnh như ho, đau họng, cảm,…
Tiêu sọ hay còn gọi là tiêu trắng. Tiêu trắng thường được dùng để trang trí cho các
món ăn vì chúng ít cay nồng, màu sắc hài hòa hơn các loại tiêu khác. Tại nhiều nước châu
Âu, tiêu trắng được xay cùng với sữa hoặc kem để gia tăng mùi vị cay nhẹ nhàng cho món
ăn mà vẫn giữ được nét thẩm mỹ.
8



Tiêu xanh được dùng trong các món ăn đặc biệt là các món hầm, nấu chín kỹ để khử
mùi nồng của các thực phẩm tươi sống. Ngoài ra, tiêu xanh còn tăng độ ấm cho cơ thể khi
ăn, chữa được các loại bệnh nhẹ thơng thường.
Tiêu hồng cịn gọi là tiêu đỏ vừa được dùng trong trang trí các món ăn vừa được sử
dụng như một thành phần thuốc chữa bệnh. Màu sắc đẹp đẽ khi trang trí món ăn sẽ làm
gia tăng màu sắc cho món ăn đó. Vì vậy, tiêu đỏ thường được các nhà hàng châu Âu sử
dụng vì họ thích những mịn ăn cầu kỳ, nhiều màu sắc.
Hồ tiêu có nhiều loại và nhiều cơng dụng khác nhau. Việt Nam cũng là một trong
những quốc gia trồng hồ tiêu nằm trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất hồ
tiêu. Các vùng trồng hồ tiêu nổi tiếng và lâu đời ở nước ta có thể kể đến như Bình Phước,
Bà Rịa Vũng Tàu, Tây Nguyên, Quảng Trị. Vì vậy, hồ tiêu được sản xuất, chế biến và
xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia, vùng miền có đặc trưng riêng nên
việc xuất khẩu các loại hồ tiêu đa dạng đều có sự thay đổi.
1.2.2. Vai trò của xuất khẩu hồ tiêu đối với sự phát triển kinh tế
* Đối với xã hội
Đối với các quốc gia lấy nơng nghiệp làm chính, có khí hậu và địa hình thuận lợi
cho việc trồng và phát triển các loại cây nơng nghiệp thì ngành nơng sản đóng vai trị quan
trọng trong việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia đó, thu về nguồn ngoại tệ lớn.
Việc thu về nguồn ngoại tệ dồi dào sẽ giúp việc đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện
đại dễ dàng làm gia tăng năng suất. Theo đó, các quốc gia này sẽ xuất khẩu nhiều mặt
hàng hơn, tăng danh tiếng về thị trường nông sản ra nước ngồi. Bên cạnh đó, xuất khẩu
nơng sản tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề khác phát triển theo. Ví dụ xuất khẩu
hồ tiêu sẽ kéo theo các ngành như sản xuất nguyên liệu, chế biến các món ăn, sản xuất
bao bì đóng gói, vận chuyển,... Sự phát triển của đa dạng ngành nghề giúp giải quyết các
vấn đề cho người dân như việc làm, an sinh xã hội được cải thiện, Nhà nước bớt gánh
nặng có thể tập trung vào việc phát triển đất nước. Xuất khẩu nơng sản góp phần mở rộng
các mối quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Với thời đại công nghệ
phát triển mạnh mẽ, giao thương kết hợp với phát triển đời sống xã hội thì việc có quan
hệ hợp tác lâu dài với nhiều quốc gia sẽ giúp các quốc gia đang phát triển có thêm nhiều
cơ hội phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Cùng với việc giúp ích cho nền kinh tế của một quốc gia, xuất khẩu hồ tiêu cũng tạo
ra công ăn việc làm cho người lao động tại các vùng nông thôn, lao động tay chân, giảm
gánh nặng cho Nhà nước. Các vùng trông hồ tiêu lớn tại một số quốc gia xuất khẩu chính
trên thế giới người lao động có thêm thu nhập sau dịch Covid 19, cải thiện đời sống an
sinh xã hội nhờ công việc thu hoạch hồ tiêu. Với những cánh rừng trồng hồ tiêu rộng hàng
nghìn hecta, việc thu hoạch và vận chuyển hồ tiêu sẽ cần thêm nhiều lao động.
9


Hồ tiêu là cây trồng chủ lực mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì vậy, việc xuất khẩu
hồ tiêu ra thị trường nước ngoài đặc biệt là thị trường khó tính, kiểm định chất lượng
nghiêm ngặt như EU sẽ có cơ hội quảng cáo hình ảnh sản phẩm quốc gia, thu hút đầu tư
nước ngồi. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu ra nước ngoài chứng tỏ nguồn cung ứng trong
nước khá ổn định, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường
EU không chỉ mở ra cơ hội hợp tác phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập, có cơ hội tham
gia nhiều các diễn đàn hợp tác phát triển kinh tế khác nhau với không chỉ các nước thuộc
khu vực Liên minh châu Âu mà còn với các quốc gia khác trên toàn thế giới. Việc xuất
khẩu được một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của nhiều quốc gia, đặc biệt là
các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á sẽ là đòn bẩy mạnh mẽ cho các mặt hàng khác
có cơ hội xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Xuất khẩu hồ tiêu cũng kéo theo sự phát triển
của các ngành khác như vận chuyển, thu hoạch tại vườn, sản xuất đóng gói bao bì,…
Như vậy, với ưu thế là một nước nơng nghiệp, có khí hậu và địa thế phù hợp để phát
triển, trồng trọt các loại cây nơng nghiệp thì việc phát triển các mặt hàng nơng nghiệp
trong đó có hồ tiêu được kỳ vọng sẽ ngày càng phát triển. Xuất khẩu nơng sản nói chung
và xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu nói riêng đã giúp ích rất nhiều cho việc phát triển kinh tế
xã hội. Hàng năm, mặt hàng hồ tiêu đã thu về nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia, tạo công
ăn việc làm cho người nơng dân và người lao động tay chân có thêm thu nhập. Đối với
riêng quốc gia, nhờ xuất khẩu ra nước ngoài đã tạo thêm nhiều mối quan hệ bền vững với
các quốc gia lớn mạnh, có lượng tiêu thụ lớn trên thế giới như Pháp, Đức, Ý, Hà Lan,…
Bên cạnh đó, nhờ mối quan hệ tốt đẹp các quốc gia đã có sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong

quá trình phát triển, hướng tời thế giới hội nhập.
* Đối với doanh nghiệp
Xuất khẩu hồ tiêu không chỉ có vai trị quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội
quốc gia mà cịn có vai trị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
Thứ nhất, xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng doanh thu, lợi nhuận hàng năm. Không
chỉ làm tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp mở rộng thị
trường. Hiện tại, sản xuất mặt hàng hồ tiêu trong nước đang phát triển khá mạnh, trong
tương lai việc bão hòa sản xuất các sản phẩm hồ tiêu đã qua chế biến hoặc chưa qua chế
biến đều có thể xảy ra. Vì vậy, các doanh nghiệp có cơ hội và đáp ứng việc xuất khẩu hồ
tiêu ra thị trường nước ngoài sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng
khách hàng khác nhau trên thế giới. Từ đó, việc phát triển về mặt doanh thu và lợi nhuận
sẽ được cải thiện rất nhiều, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cạnh tranh cùng
một mặt hàng như hiện nay.
Thứ hai, xuất khẩu ra nước ngoài là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng quy mơ sản
xuất. Trong bối cảnh tồn thế giới giao thương, hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu hàng
10


hóa ra nước ngồi là một trong những phương pháp giúp cho danh nghiệp mở rộng quy
mô sản xuất. Nhu cầu của con người ngày một đổi mới, sức mua mỗi lúc một khác nhau.
Đây là điều kiện tốt cho các doanh nghiệp phát triển mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng, tăng thị phần trong và ngoài nước. Đồng thời, chứng tỏ được
sức ảnh hưởng của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa đặc biệt là mặt hàng hồ tiêu.
Hồ tiêu là một loại gia vị được sử dụng phổ biến trong ẩm thực tại nhiều quốc gia châu
Âu nên việc xuất khẩu và sản xuất nhiều mặt hàng này đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi
mặt cho các doanh nghiệp lớn nhỏ.
Thứ ba, thực hiện hoạt động xuất khẩu nhiều giúp doanh nghiệp rút ra được các bài
học kinh nghiệm sau mỗi lần xuất khẩu. Dựa vào những lần doanh nghiệp mình và các
doanh nghiệp khác cùng xuất khẩu các mặt hàng tương tự để học hỏi kinh nghiệm sao cho
tăng lượng tiêu thụ tại thị trường nước ngoài, cách thức xuất khẩu, đàm phán trao đổi

thương lượng về giá để học hỏi và áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Đây cũng là một
trong những lợi ích mà các doanh nghiệp nhận được mỗi khi xuất khẩu ra nước ngồi. Đối
với thị trường trường tiêu thụ nhiều và khó tính cả về chất lượng và số lượng thì việc học
hỏi, áp dụng cách thức xuất khẩu của những thương vụ trước để tránh các rủi ro khơng
đáng có đối với hàng hóa của mình. Ví dụ, EU chú trọng về an tồn vệ sinh thực phẩm thì
các doanh nghiệp cần có quy trình, cơng nghệ chế biến đạt chuẩn quy định châu Âu để
tránh việc bị trả lại hàng hóa. Học hỏi, rút kinh nghiệm từ chính doanh nghiệp của mình
nhưng bên cạnh đó cũng cần phải xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu
từ các doanh nghiệp cũng chính là đối thủ cạnh tranh của mình.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hồ tiêu
1.3.1. Các nhân tố chủ quan
Tình hình xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới nói chung và các quốc gia nói riêng ln
bị các yếu tố bên ngồi, chủ quan làm ảnh hưởng. Không chỉ ảnh hưởng về năng suất, số
lượng xuất khẩu mà ảnh hưởng cả về giá trị của hàng hóa xuất khẩu. Một trong những
nhân tố làm ảnh hưởng tới tình hình xuất khẩu hồ tiêu là do nhiều nhân tố chủ quan khác
nhau tạo nên.
Thứ nhất, do điều kiện cơ sở vật chất tại các doanh nghiệp thu hoạch, sản xuất chế
biến chưa đảm bảo cho việc xuất khẩu, sản xuất sản phẩm. Các doanh nghiệp chỉ chú
trọng tới việc thu về lợi nhuận, sản xuất càng nhiều càng tốt nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cả
thị trường nội địa và nước ngoài. Tuy nhiên, nhờ có cơng nghệ, dây chuyền sản xuất hiện
đại khơng chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian, chi phí và nhân lực trong việc
sản xuất mà cịn đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm trong q trình chế biến so với sử
dụng nhân công. Thu hoạch hồ tiêu là công đoạn tốn nhiều thời gian và nhân lực nhất.
Nhưng nếu khơng chịu đầu tư máy móc hiện đại, các doanh nghiệp có thể phải chi trả một
11


khoản đầu tư lớn cho việc thuê và đào tạo nhân công làm quen với công việc. Việc này
gây tốn thời gian, sức lực và chi phí thuê lao động của của các doanh nghiệp.
Thứ hai, nguồn nguyên liệu đầu vào dùng cho sản phẩm qua chế biến chưa được

kiểm sốt kỹ lưỡng. Một quốc gia khơng thể đáp ứng toàn bộ nhu cầu của nhiều thị trường
nước ngoài được, nên cần phải nhập nguyên liệu từ các quốc gia khác để chế biến sau đó
xuất khẩu thành phẩm hồn chỉnh. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường đang có vô số các
chủng loại hồ tiêu, nhập khẩu với số lượng lớn khiến các doanh nghiệp khơng thể kiểm
sốt triệt để chất lượng của từng hạt hồ tiêu. Vì vậy, việc đó sẽ dẫn tới tình trạng nhập
khẩu phải những hạt hỏng, mốc hoặc bị vỡ không thể dùng cho sản xuất. Điều này gây
ảnh hưởng tới nguyên liệu chế biến và thời gian để tìm và thay thế số ngun liệu hỏng
đó.
Thứ ba, do chính sách của các quốc gia nhập khẩu hồ tiêu ngày càng khắt khe, khó
đáp ứng được. Các quốc gia nhập khẩu sản phẩm nước ngồi khơng chỉ muốn sản phẩm
chất lượng, giá thành tốt mà còn muốn bảo vệ các doanh nghiệp trong nước khỏi thị trường
nước ngồi. Ví dụ như thị trường EU và một số thị trường khó tính khác đều đưa ra các
chính sách hạn ngạch, phi thuế quan và các quy định về kỹ thuật, kiểm dịch thực vật,
chính sách bảo vệ mơi trường,… đang làm các doanh nghiệp khó khăn trong việc đáp ứng
kịp thời những yêu cầu đó.
1.3.2. Các nhân tố khách quan
Bên cạnh những nhân tố chủ quan mà các doanh nghiệp có thể kiểm sốt được thì
cũng có những nhân tố khách quan khác mà doanh nghiệp khơng thể kiểm sốt hồn tồn.
Thứ nhất, do nhu cầu và thị hiếu của người dân thay đổi liên tục. Số lượng người
dân tăng lên không ngừng đồng nghĩa với nhu cầu tại các quốc gia đó ngày càng nhiều.
Mỗi một giai đoạn, nhu cầu và thị hiếu của người dân chắc chắn sẽ thay đổi dù ít hay
nhiều. Chính vì vậy, các quốc gia xuất khẩu đều gặp khó khăn trong việc tìm hiểu thị hiếu
thay đổi của người dân và sản xuất được lượng hàng hóa lớn đáp ứng đủ nhu cầu không
chỉ của thị trường nước ngồi mà cịn cả thị trường nội địa. Nhiều quốc gia không đáp
ứng được nhu cầu thị trường trong nước nên khó khăn trong việc xuất khẩu ra nước ngồi.
Điều này gây ảnh hưởng tới nguồn thu ngoại tệ cũng như độ uy tín của quốc gia đó trên
thị trường quốc tế. Đây là bài tốn khó cần tháo gỡ dành cho mỗi doanh nghiệp trong
ngành xuất khẩu hồ tiêu nói riêng và xuất khẩu hàng hóa nói chung.
Thứ hai, do tình hình dịch bệnh kéo dài và tình hình chiến sự tại một số quốc gia
không chấm dứt nên ảnh hưởng tới con đường vận chuyển nguyên liệu và xuất khẩu sang

thị trường nước ngoài. Dịch bệnh Covid 19 đã kéo dài được ba năm gây nhiều khó khăn
cho sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Khi dịch bùng phát một số thành phố đã phải đóng
cửa, khơng giao thương với nước ngồi để kiểm sốt dịch bệnh. Đồng thời, cửa khẩu tại
12


một số quốc gia cũng bị đóng gây tình hình ùn tắc tại cửa khẩu làm hỏng hàng hóa thực
phẩm và trì trệ thời gian giao hàng dự kiến. Dù chiến tranh giữa hai quốc gia tưởng chừng
như không ảnh hưởng tới dịch vụ vận tải nhưng chính việc chiến tranh, lệnh trừng phạt
cấm vận của hai nước mà giá nhiên liệu đầu vào tăng mạnh trong nhiều ngày qua. Giá
xăng tăng đồng nghĩa với việc chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng theo. Doanh nghiệp nếu
không tăng giá hàng hóa xuất khẩu có thể sẽ bị thiếu hụt lợi nhuận phải chi trả cho nhiên
liệu phục vụ việc vận chuyển. Nhưng nếu doanh nghiệp tăng giá hồ tiêu xuất khẩu có thể
sẽ mất khách hoặc thậm chí khó xuất khẩu được sang các quốc gia cũ. Bởi họ vẫn muốn
được mua hồ tiêu giá rẻ nhưng vẫn phải đảm bảo được quy trình bảo quản, an tồn vệ sinh
thực phẩm, thời gian vận chuyển cho mọi hàng hóa.
Thứ ba, sự cạnh tranh của nhiều quốc gia cùng xuất khẩu một loại hàng hóa ngày
càng gia tăng. Hội nhập kinh tế quốc tế càng sâu rộng thì việc các quốc gia tận dụng thời
cơ tốt để tạo dựng mối quan hệ nhằm xuất khẩu hàng hóa dễ dàng hơn. Hội nhập cũng có
mặt lợi và mặt hại. Hội nhập có thể khiến các quốc gia có nhiều cơ hội tăng trưởng kinh
tế nước nhà, gia tăng nguồn thu ngoại tệ cho nước mình. Tuy nhiên, hội nhập đã và đang
gây ra sự cạnh tranh không hề nhỏ giữa các quốc gia. Các quốc gia xuất khẩu cùng một
loại hàng hóa ln phải tìm cách thâm nhập được vào thị trường mới, đáp ứng tiêu chuẩn
của các thị trường khó tính và cạnh tranh trực tiếp với nhiều quốc gia cùng xuất khẩu mặt
hàng giống mình. Bên cạnh đó, họ ln phải tìm cách làm cho sản phẩm của mình nổi bật
để tạo sức hấp dẫn với người tiêu dùng nước ngồi. Các đối thủ cạnh tranh ln nắm bắt
thời điểm nhạy cảm của doanh nghiệp hay những lúc đối thủ suy yếu để cạnh tranh, xây
dựng các chiến lược vượt trội hơn đối thủ của mình. Một số các vấn đề mà đối thủ thường
nhắm tới như cạnh tranh về giá, chất lượng dịch vụ, cách tiếp cận khách hàng, chất lượng
nguồn gốc của sản phẩm,… tất cả đều được khai thác triệt để nhằm thay thế đối thủ cạnh

tranh trên thị trường. Theo marketing quốc tế, đối thủ cạnh tranh được phân ra làm hai
loại là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là dễ nhận
biết nhất. Họ có cùng chiến lược, nhóm khách hàng phục vụ và thị trường giống nhau.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp khó nhận biết hơn dù họ có cùng thị trường nhưng đối tượng
phục vụ lại khác nhau. Mỗi đối thủ cạnh đều có điểm mạnh và điểm yếu để khai thác
nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong thời đại công nghệ số dẫn đầu xu hướng, nhiều loại
hình dịch vụ cải tiến. Tuy nhiên, khách hàng chỉ lựa chọn sản phẩm nào mà họ cảm thấy
uy tín và có lợi cho họ. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu cần xây dựng cho
mình một chiến lược cạnh tranh rõ ràng, cần cân nhắc đổi mới từ công nghệ, chất lượng
sản phẩm, các khâu dịch vụ cho tới đội ngũ nhân viên của chính mình để tạo ra sự khác
biệt so với đối thủ cạnh tranh.

13


1.4. Bài học kinh nghiệm quốc tế về xuất khẩu hồ tiêu
1.4.1. Kinh nghiệm xuất khẩu hồ tiêu của Indonesia sang Mỹ
Hoa Kỳ nằm trong số những quốc gia nhập khẩu hồ tiêu lớn của Indonesia, đứng thứ
nhất trên thế giới về lượng nhập khẩu mặt hàng này. Bên cạnh đó, cũng giống như EU, để
xuất khẩu được bất cứ sản phẩm nào vào thị trường Hoa Kỳ, nước xuất khẩu luôn phải
đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt. Indonesia và
Việt Nam đều là những nước có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nơng sản và là những
quốc gia có nguồn cung nông sản lớn đặc biệt là hồ tiêu. Sản lượng hồ tiêu trong giai đoạn
2018 – 2021 có sự ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau nhưng nhìn chung sản lượng
và khối lượng xuất khẩu trong giai đoạn này của Indonesia vẫn có sự tăng trưởng ổn định.
Theo số liệu của Cục Thống kê Trung ương Indonesia (BPS), lượng hồ tiêu xuất khẩu đạt
37.738 tấn với kim ngạch 166,8 triệu USD. So với năm 2020 thì sản lượng giảm nhưng
kim ngạch tăng 4%. Thị trường xuất khẩu hồ tiêu chủ yếu của Indonesia là Việt Nam với
8.285 tấn, Mỹ với 5.294 tấn, Trung Quốc với 4.908 tấn. Trong đó, hồ tiêu trắng nguyên
hạt chiếm 47,7% tổng lượng hồ tiêu xuất khẩu, đạt 13.931 tấn; hồ tiêu đen nguyên hạt

chiếm 37% đạt 10.800 tấn; còn lại là hồ tiêu xay. Trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu
hồ tiêu của Indonesia sang 3 nước nhập khẩu chính có sự giảm sản lượng đáng kể. Tuy
nhiên, giảm về số lượng nhưng giá bán có phần khởi sắc rõ rệt. Nguyên nhân của việc
giảm sản lượng xuất khẩu một phần là do dịch Covid 19 khiến việc vận chuyển gặp nhiều
khó khăn, một phần do nhu cầu thị trường nội địa tăng cao nên các doanh nghiệp sản xuất
hồ tiêu phải đáp ứng đủ lượng cầu trong nội địa.
Tính đến nay, hồ tiêu của Indonesia sản xuất đã có mặt tại hơn 40 quốc gia trên thế
giới. Trong đó, Hoa Kỳ là nước tiêu thụ hồ tiêu lớn nhất, tiếp đến là Ấn Độ và Việt Nam.
Đối với tiêu trắng, Singapore là nước tiêu thụ nhiều nhất, sau đó là các nước Hoa Kỳ, Hà
Lan, Đức,… Các nước thuộc EU tiêu thụ hồ tiêu khá lớn, đặc biệt là hồ tiêu có nguồn gốc
xuất xứ từ châu Á bởi đây là những nước thuần về nông nghiệp nên lượng sản xuất và
xuất khẩu tương đối lớn, có thể đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài. Các nước
xuất khẩu hồ tiêu lớn như Ấn Độ, Việt Nam cũng phải nhập khẩu một lượng lớn từ
Indonesia do tình trạng thiếu hụt hồ tiêu đen trên toàn thế giới. Điều này cho thấy xuất
khẩu hồ tiêu của Indonesia còn tăng mạnh trong một vài năm tới khi nhu cầu của người
dân đặc biệt là các nước châu Âu ngày càng tăng.
1.4.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hồ tiêu của Malaysia sang Nhật Bản
Nhật Bản và EU là hai khu vực có lượng tiêu thụ lớn nhưng cũng là thị trường khó
tính trong việc lựa chọn sản phẩm nhập khẩu vào các nước đó. Nếu muốn được xuất khẩu
sản phẩm nào sang 2 thị trường khu vực này, các doanh nghiệp luôn cần thận trọng trong
việc thực hiện đúng các quy định, tiêu chuẩn đề ra của Nhật bản và EU như quy định về
14


nhãn mác, quy định kiểm dịch thực vật, chứng nhận mơi trường,… Malaysia và Việt Nam
có điểm chung là hai quốc gia nông nghiệp và thuộc khu vực Đông Nam Á. Cả hai quốc
gia đều là những nước có lượng xuất khẩu hồ tiêu hàng năm đạt số lượng và giá trị cao.
Theo nhu cầu và thị hiếu của người dân Malaysia, họ khơng thích hồ tiêu ở dạng
thơ, người dân nước này ưa chuộng hồ tiêu đã qua chế biến hơn. Chính vì vậy, số lượng
hồ tiêu thơ của Malaysia xuất khẩu ra nước ngoài đặc biệt nhiều và cịn tăng mạnh khi

tình hình dịch Covid 19 được kiểm soát. Tiêu đen hiện là một trong những ngành hàng
quan trọng của Malaysia đóng góp 2,4 triệu Ringgit vào tổng sản phẩm quốc nội và được
hy vọng sẽ tiếp tục giữ vững vị thế trên quốc tế, mang lại sinh kế cho hàng nghìn nơng
dân nước này. Những thị trường nhập khẩu hồ tiêu của Malaysia bao gồm Nhật Bản chiếm
41% thị phần, Trung Quốc chiếm 12,6%, Đài Loan chiếm 9,1% thị phần,… Theo số liệu
từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), xuất khẩu hồ tiêu của Malaysia trong 6 tháng
đầu năm 2021 đạt 3.598 tấn, thu về 15,27 triệu USD, giảm 0,8% về lượng nhưng tăng
23,1% về giá so với năm 2020. Bên cạnh việc xuất khẩu hồ tiêu sang thị trường châu Âu,
Malaysia còn xuất khẩu khoảng 20.000kg/tháng hồ tiêu đã khử trùng sang thị trường
Trung Quốc.
Nhờ những chính sách hỗ trợ cả trong lẫn ngồi mà Malaysia vừa mở rộng diện tích
trồng hồ tiêu vừa gia tăng sản lượng thu hoạch nhằm đáp ứng cả thị trường nội địa và
nước ngoài. Ủy ban Hồ tiêu Malaysia (MPB) đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp
trong việc giới thiệu hệ thống dây chuyền hiện đại đưa vào sản xuất chế biến cũng như
chương trình hỗ trợ trồng tiêu trực tuyến. Đồng thời, Chính phủ Malaysia đặc biệt quan
tâm, tiếp tục hỗ trợ người dân trồng tiêu bằng các kế hoạch trồng tiêu mới như động lực
khuyến khích người dân trồng tiêu mở rộng diện tích, gia tăng năng suất. Khơng chỉ mở
rộng diện tích trồng trọt, Malaysia còn tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở chế
biến hồ tiêu phục vụ cho việc sản xuất.
1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Indonesia là đất nước vạn đảo, dân số lớn gấp 3 lần Việt Nam. Vì vậy, nhu cầu tiêu
dùng trong nước tương đối cao và thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa ra nước ngồi. Vấn
đề vận chuyển cũng là một lợi thế lớn đối với việc buôn bán trao đổi giao thương với các
quốc gia khác, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa ra thế giới. Những năm gần đây, quốc gia
này phát triển mạnh cả về đầu tư và xuất nhập khẩu, thu hút một lượng vốn lớn FDI, thúc
đẩy GDP tăng cao, cải thiện đời sống nhân dân, thu về nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Đây là điều mà Việt Nam hướng tới trong tương lai, học hỏi cách thức làm việc, thúc đẩy
hội nhập và tự tạo cơ hội xuất nhập khẩu cho chính mình.
Malaysia là thị trường sản xuất và tiêu thụ nơng sản lớn với hơn 32 triệu dân. Đồng
thời cũng là quốc gia có chính sách thương mại cởi mở và là nền kinh tế có khả năng cạnh

15


tranh cao trên thế giới. Xuất khẩu nông nghiệp chiếm khoảng 7,2%, con số khá nhỏ so
với các loại hình kinh doanh khác của nước này. Tuy nhiên, Malaysia luôn cố gắng thúc
đẩy nông nghiệp để tạo ra bước đột phá lớn, đóng gióp cho GDP của quốc gia. Những thị
trường nhập khẩu nông nghiệp lớn của Malaysia là Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, EU,… hầu
hết đều là các quốc gia có số dân lớn nên lượng tiêu thụ cũng cao. Nếu Việt Nam có thể
học hỏi kinh nghiệm xuất khẩu của Malaysia để mở rộng thị trường thì sẽ là một bước
tiến lớn cho ngành nông nghiệp của Việt Nam nói riêng và tồn bộ nền kinh tế quốc gia
nói chung. Để xuất khẩu được số lượng lớn hàng hóa ra thị trường khó tính như Nhật Bản,
Mỹ, EU,… Việt Nam cần đưa ra các giải pháp hữu hiệu, thực hiện tốt những gì đề ra để
phát triển dài lâu.
Thứ nhất, học hỏi việc cải tiến, đầu tư về cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, chế
biến nông sản đặc biệt là sản phẩm hồ tiêu. Hạ tầng về giao thông của Indonesia và
Malaysia phát triển rất mạnh qua các năm, nhiều đường cao tốc nối liền giữa các tỉnh, các
hòn đảo được kết nối với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa ra
nước ngồi. Bên cạnh đó, Chính phủ hai nước luôn chú trọng vào đầu tư cơ sở hạ tầng.
Năm 2021, Indonesia đã xây dựng khu sản xuất lương thực nhằm củng cố hệ thống lương
thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước trong tình hình dịch Covid 19
kéo dài gây khó khăn cho việc phát triển các hoạt động kinh tế.
Thứ hai, Chính phủ ln quan tâm hỗ trợ người dân trong việc thúc đẩy sản xuất
nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất hồ tiêu vươn ra thế giới. Trong vài năm trở lại đây, Chính
phủ đã phát động sáng kiến mỗi làng một sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại vào sản
xuất, trồng trọt. Bên cạnh đó, Indonesia tích cực phát triển nghề làm vườn hướng đến xuất
khẩu nhằm tăng cao thu nhập cho nông dân và đưa sản phẩm nông nghiệp đến với thị
trường nước ngoài. Các nhà đầu tư cung cấp hạt giống chất lượng cao, hỗ trợ q trình
đóng gói. Chính phủ sẽ hỗ trợ về tài chính và kết nối với các quốc gia để thúc đẩy xuất
khẩu, cạnh tranh trực tiếp với các nước cùng sản xuất mặt hàng đó. Một lợi thế khác của
Indonesia là có các loại lương thực và sản xuất số lượng nhiều đáp ứng được nhu cầu cả

thị trường nội địa và nước ngồi.
Thứ ba, tăng cường kiểm tra kiểm sốt các quy định về sản xuất, chế biến trước khi
xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Xuất khẩu thực phẩm đã qua chế biến hoặc chưa
qua chế biến cần phải tuân thủ các quy định của cả trong nước và quốc tế. Khi xuất khẩu
sang thị trường EU – một trong những thị trường khó tính về quy định nghiêm ngặt trước
khi cho nhập khẩu bất cứ loại hàng thực phẩm nào. Indonesia chú trọng đáp ứng đầy đủ
các yêu cầu từ phía các nước EU như an tồn vệ sinh thực phẩm về dư lượng thuốc bảo
vệ thực vật, sản phẩm nông sản tươi cần được chiếu xạ,… Đây là các điều kiện cơ bản
không chỉ riêng EU mà tất cả các nước khác đều yêu cầu nên Indonesia đặc biệt chú trọng,
16


×