Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang thị trương Liên minh Châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 92 trang )

Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

TRUỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THUƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ



CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đề tài:

THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN
TỬ VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG LIÊN MINH CHÂU ÂU
Giáo viên hướng dẫn

: TS. Nguyễn Anh Minh

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hiên

Mã sinh viên

: CQ511336

Chuyên ngành

: Kinh tế quốc tế


Lớp

: Kinh tế quốc tế 51 B

Hệ

: Chính quy

Thời gian thực tập

: Đợt I năm 2013
HÀ NỘI, 2013

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh tế
quốc dân đã trang bị cho tác giả các kiến thức và kỹ năng cơ bản cũng như chuyên sâu để
tác giả hoàn thành chuyên đề: “|Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của
Việt Nam sang thị trương Liên minh Châu Âu”
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Anh Minh đã vơ cùng nhiệt tình hướng
dẫn, chỉ bảo và dõi theo đường đi, nước bước của tác giả trong quá trình thực tập tại Viện
nghiên cứu châu Âu cũng như trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS. Đinh Công Tuấn và đặc biệt là các Anh
(chị) trong Viện Nghiên cứu châu Âu đã giúp đỡ tác giả trong thời gian thực tập, tạo điều

kiện cho tác giả hoàn thành chuyên đề. Do điều kiện thời gian hạn hẹp, kiến thức hạn chế
nên đề tài cịn nhiều thiếu sót. Tác giả hy vọng đề tài này có thể đóng góp một phần nhỏ
trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang thị trường
Liên Minh Châu Âu trong giai đoạn sắp tới.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới bố, mẹ và những người thân của tác giả những người luôn tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả thực tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiên

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan, đề tài “|Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của
Việt Nam sang thị trương Liên minh Châu Âu” là cơng trình nghiên cứu hoàn toàn độc
lập do tác giả nghiên cứu dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của TS. Nguyễn Anh Minh
và PGS.TS. Đinh Công Tuấn. Tác giả không sao chép của bất cứ đề tài nào khác, các tài
liệu được sử dụng chỉ để tham khảo.
Nếu sai, tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Hà Nội, ngày 17 tháng 5 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Hiên


SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1

Chữ viết
tắt
AFTA

2

ASEAN

3

CEA

4

CEPT

5

CKD


6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

CNĐT
CNH
CNPT
CNTT
EC
EMS
EU
FDI
FTA
GDP
GSP

17

IKD

18


JETRO

19

ODM

20

OEM

21
22
23

PC
R&D
REACH

24

RoHS

25

SEV

STT

Nghĩa đầy đủ

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ASEAN Free Trade Area

Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
Hiệp hội Điện tử Tiêu dùng

Association of South East
Asian Nations
Common Effective Preferential
Tariff

European Community
European Union
Foreign Direct Investment
Free Trade Area
Gross Dometic Products
Generalized System of
Preferences
Japan External Trade
Organization
Original designed
Manufacturer
Original Equipment
Manufacturer

Personal Computer
Reseach and Development
Registration, Evaluation,
Authorisation and Restriction
of Chemical substances
Restriction on Hazardous
Substance

Chương trình thuế quan ưu đãi
có hiệu lực chung
Nhập tất cả các linh kiện
Cơng nghiệp điện tử
Cơng nghiệp hóa
Cơng nghiệp phụ trợ
Cơng nghệ thơng tin
Cộng đồng Châu Âu
Dịch vụ sản xuất điện tử
Liên minh Châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiệp đinh thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Chế độ ưu đãi thuế quan phổ
cập
Nhập một phần linh kiện
Tổ chức thương mại Nhật Bản
Nhà sản xuất thiết kế gốc
Nhà sản xuất thiết bị gốc
Máy tính cá nhân
Nghiên cứu và phát triển
Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép

và Hạn chế Hóa chất
Hạn chế sử dụng các chất độc
hại
Nhà máy công nghệ cao

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

WEF

Vietnam Electric Industries
association
Waste from Electrical and
Electronic Equipment
World Electrronics Forum

Samsung Bắc Ninh
Dự án khu tổ hợp công nghệ
cao Samsung Thái Nguyên
Nhập một nửa linh kiện
Đô la Mỹ
Hiệp hội Kỹ thuật Điện, điện tử
& Thông tin Châu Âu
Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử
Việt Nam
Quy định về việc tái chế các

thiết bị điện tử
Diễn đàn điện tử thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới

26

SEVT

27
28
29

SKD
USD
VDE

30

VEIA

31

WEEE

32

33

The United States Dollar

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU..........3

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ THẾ
GIỚI.......................................................................................................................... 3
1.1.1. Sản xuất....................................................................................................3
1.1.2. Tiêu dùng..................................................................................................6
1.2. CÁC NHÂN TỐ TỪ PHÍA VIỆT NAM..........................................................7
1.2.1. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam..............................7
1.2.1.1. Hoạt động sản xuất và lắp ráp............................................................7
1.2.1.2. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu...............................................9
1.2.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử và
linh kiện..................................................................................................................10
1.2.2.1. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá rẻ, và có trình độ học vấn ngày càng
cao.........................................................................................................................10

1.2.2.2. Mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định, chính sách phát triển, thu hút đầu

tư nước ngồi thơng thống, cơ sở hạ tầng ngày càng được hồn thiện.........11
1.2.3. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam.....................................12
1.3. CÁC NHÂN TỐ TỪ PHÍA THỊ TRƯỜNG EU............................................15
1.3.1. Sự phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU.............................15
1.3.2. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU trong những năm gần đây
................................................................................................................................. 15
1.3.2. Tập quán tiêu dùng và kênh phân phối................................................16
1.3.2.1. Tập quán tiêu dùng...........................................................................16
1.3.2.2 Kênh phân phối..................................................................................17
1.3.3. Chính sách thương mại của EU đối với hàng điện tử nhập khẩu......17
1.3.3.1. Quy định về chất thải điện – điện tử WEEE (2002/96/EC) (Waste
Electrical and Electronic Equipment)............................................................18
1.3.2.2. Tiêu chuẩn RoHS (Restriction on Hazardous Substance).................18
1.3.2.3. Tiêu chuẩn REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa
chất)............................................................................................................... 19
1.3.2.4. Quy định về đóng gói, ghi nhãn và dán nhãn....................................20
1.3.4.Đặc điểm thị trường sản phẩm điện tử và linh kiện của EU......................20
1.3.4.1. Sản xuất sản phẩm điện tử và linh kiện ở EU...................................20
SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

1.3.4.2. Các nguồn cung cấp sản phẩm điện tử và linh kiện tại EU...............22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN
TỬ VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU...................23
GIAI ĐOẠN 2009-2012..........................................................................................23
2.1. KẾT QUẢ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN CỦA

VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2009-2012.......................23
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam
sang thị trường EU.................................................................................................23
2.1.2. Thị trường xuất khẩu............................................................................30
2.1.3. Phương thức xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam
sang thị trường EU.................................................................................................33
2.2. PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP VIỆT NAM ĐÃ ÁP DỤNG ĐỂ THÚC
ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN SANG THỊ
TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2009-2012.............................................................35
2.2.1 Giải pháp từ phía nhà nước...................................................................36
2.2.2. Giải pháp từ phía Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam.............39
2.2.3. Các giải pháp từ phía các Doanh nghiệp điện tử Việt Nam................40
2.3. ĐÁNH GIÁ VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ
VÀ LINH KIỆN SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2009-2012............42
2.3.1. Ưu điểm trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện
của Việt Nam..........................................................................................................42
2.3.2. Hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện
của Việt Nam..........................................................................................................42
2.3.3 Nguyên nhân của những mặt hạn chế...................................................44
2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan………………………………………………44
2.3.3.2 Nguyên nhân khách quan.......................................................................45
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU SẢN
PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG
EU ĐẾN NĂM 2020...............................................................................................47

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

3.1 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN
TỬ VÀ LINH KIỆN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU ĐẾN NĂM 2020
................................................................................................................................. 47
3.1.1. Cơ hội......................................................................................................47
3.1.2. Thách thức..............................................................................................49
3.2. ĐỊNH HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ
LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TỚI NĂM 2020.....50
3.2.1. Định hướng phát triển ngành điện tử Việt Nam tới năm 2020...........50
3.2.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển....................................................50
3.2.1.2 Định hướng phát triển......................................................................51
3.2.2. Định hướng xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam
sang thị trường EU.................................................................................................52
3.3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẤY XUẤT KHẨU SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ VÀ LINH
KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU TỚI NĂM 2020................53
3.3.1 Giải pháp từ phía nhà nước...................................................................53
3.3.2. Giải pháp đối với hoạt động của Hiệp hội............................................55
3.3.3 Giải pháp từ phía các Doanh nghiệp.....................................................56
KẾT LUẬN.............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................62
PHỤ LỤC................................................................................................................ 65

DANH MỤC BẢNG

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

Bảng 1.1: Lương tháng của công nhân ngành công nghiệp điện tử..........................10
Bảng 1.2 : Tốc độ tăng trưởng sản xuất điện tử EU theo từng lĩnh vực giai đoạn
2010-2015 (dự báo)...................................................................................21
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang EU
giai đoạn 2009-2012..................................................................................23
Bảng 2.2: Kim ngạch, tỷ trọng xuất khẩu một số nhóm mặt hàng chính của Việt
Nam sang EU năm 2012............................................................................26
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang
các nước EU

(Đơn vị: Triệu USD)........................................................29

DANH MỤC HÌNH

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

Hình 1.1: Cơ cấu sản xuất sản phẩm điện tử thế giới năm 2012.................................4
Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng ước tính của ngành cơng nghiêp điện tử các châu lục
giai đoạn 2010-2013....................................................................................5
Hình 1.3: Thống kê tổng kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại
hàng hóa giữa Việt Nam- EU giai đoạn 2005 -2012.................................16
Hình 1.4 : Cơ cấu sản xuất điện tử và linh kiện của EU năm 2012..........................21
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam vào thị trường Anh

giai đoạn 2009-2012..................................................................................31
Hình 2.2 Các kênh thương mại ở thị trường EU đối với điện tử lắp ráp...................34
Hình 2.3: Các kênh thương mại ở thị trường EU đối với linh kiện điện tử...............35

SV: Nguyễn thị Hiên
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài
Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 đã
nêu rõ, ngành cơng nghiệp tiếp tục giữ vai trị động lực, quyết định trong phát triển
nền kinh tế, đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trên cơ sở các quan điểm và mục tiêu đó, cần phát triển phù hợp cho những ngành
sản xuất có hiệu quả (điện tử, điện tử-Tin học, cơ điện tử), để trở thành các ngành
mũi nhọn. Bắt đầu từ những năm giữa thập niên 90, chính phủ Việt Nam đã “bắt
tay” vào xây dựng ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Trong giai đoạn vừa qua,
sự phát triển chóng mặt của ngành công nghiệp điện tử thế giới đã tác động mạnh
mẽ tới tình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam.
Liên minh Châu Âu là thị trường lớn nhất thế giới và đến nay là đối tác
thương mại quan trọng nhất cho các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam với
kim ngạch thương mại hai chiều tăng trung bình 15-20% năm. Năm 2012, EU là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Tiềm năng kinh tế giữa Việt Nam và EU
được dự đốn là sẽ có nhiều bước tiến vượt bậc khi nước ta đang trong vòng đàm
phán hiệp định thương mại tự do song phương FTA với EU và tương lai sẽ được ký
kết trong năm 2014.
Trong một vài năm trở lại đây, ngoài những mặt hàng truyền thống của Việt

Nam xuất khẩu vào thị trường EU như dệt may, thủy sản, da giày,…sự phát triển
của ngành công nghiệp điện tử, cụ thể là 2 nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện; nhóm hàng máy tính các loại và linh kiện đã góp phần gia tăng kim
ngạch xuất khẩu của nước ta vào thị trường EU. Kể từ năm 2008 sản phẩm điện tử
và linh kiện ln nằm trong tốp 10 nhóm/mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam
vào thị trường EU. Và có xu hướng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu xuất
khẩu vào EU.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện Việt Nam sang thị
trường EU trong thời gian vừa qua tăng cao, nhưng trên thực tế giá trị gia tăng lại rất
thấp vì phải nhập khẩu hầu hết nguyên liệu và chủ yếu là lắp ráp. Với những hạn chế
về công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất manh mún, thiếu “chuỗi cung” và quy hoạch
chiến lược xa rời thực tế…Bên cạnh đó, những rào cản phi thuế từ phía EU đã, đang
và sẽ làm cản trở xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang thị
trường này. Điều này sẽ được giải quyết khi chúng ta có một chiến lược phát triển
thích hợp, đây là một vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng. Với mong muốn đóng
góp vào sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam nói chung, và của
SV: Nguyễn thị Hiên

1
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện sang thị trường EU nói riêng, tơi chọn đề tài
“ Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang thị
trường Liên minh Châu Âu” là một đề tài cần thiết trong giai đoạn hiện nay nhằm
giúp Hiệp hội và các doanh nghiệp trong ngành tự đổi mới mình và tiến tới phát
triển và chiếm lĩnh thêm thị phần trên thị trường rộng lớn đầy tiềm năng này.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản
phẩm điện tử và linh kiện của Việt Nam sang thị trường EU
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
 Làm rõ Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện
của Việt Nam sang thị trường EU
 Phân tích, đánh giá Thực trạng xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của
Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2009-2012
 Đề ra Các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh
kiện của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia
 Phạm vi nghiên cứu
 Không gian: Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt
Nam sang thị trường EU
 Thời gian: Giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012 và tầm nhìn đến năm 2020
 Góc độ nghiên cứu: Dưới góc độ vĩ mơ và vi mô
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích tổng hợp để
làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục Bảng, Danh mục Hình, Danh mục
các từ viết tắt, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục đề tài được kết cấu thành 3
chương:
 Chương 1: Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh
kiện của Việt Nam sang thị trường EU
 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm điện tử và linh kiện của Việt
Nam sang thị trường EU giai đoạn 2009-2012
 Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm điện tử
và linh kiện của Việt Nam sang thị trường EU đến năm 2020

SV: Nguyễn thị Hiên

2
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

CHƯƠNG 1
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
ĐIỆN TỬ VÀ LINH KIỆN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ
TRƯỜNG EU
1.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ THẾ
GIỚI
1.1.1. Sản xuất
 Thị trường sản xuất
Thị trường hàng điện tử thế giới đã có sự phân cơng sản xuất và phân chia thị
trường ở mức độ rất sâu và rất cao. Với ưu thế về vốn và công nghệ, các nước
CNĐT phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU đang chi phối thị trường hàng điện tử thế
giới thông qua việc khống chế sản xuất và xuất khẩu linh kiện điện tử cũng như
nghiên cứu ứng dụng và triển khai các sản phẩm mới. Các nước đang phát triển nhập
khẩu linh kiện và nhận chuyển giao công nghệ, đồng thời sản xuất, xuất khẩu lại các
sản phẩm điện tử thành phẩm.
Mỹ là nước đi đầu trong lĩnh vực CN điện tử-tin học, có thị trường lớn nhất thế
giới, là nơi tiêu thụ hàng điện tử của các nước Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc và các
nước Đông Nam Á. Giá trị sản lượng ngành này đứng thứ 2 trong nền kinh tế Mỹ,
Mỹ cũng là nước cung cấp các sản phẩm điện tử hàng đầu, có ý nghĩa then chốt với
sự phát triển của CNĐT tồn cầu, đồng thời có vai trị khống chế thị trường thiết bị
bán dẫn, máy vi tính và phần mềm. Thị trường của Mỹ có quy mơ khoảng 500 tỷ

USD/năm, tổng sản lượng ngành CNĐT và CNTT của Mỹ khoảng trên 1000 tỷ
USD. Tổng doanh số sản phẩm điện tử của Mỹ đạt khoảng 700 tỷ USD/năm. Các thị
trường khác phải kể đến Nhật Bản, Tây Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan,
Xingapo, Ấn Độ, Hồng Kông...
Các nước có ngành CNĐT phát triển nhanh đều tập trung ở Châu Á như Hàn Quốc,
Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia... Những kinh nghiệm phát triển
thành công ngành công nghiệp và thị trường hàng điện tử của các nước này là những bài
học tốt cần tham khảo khi đề ra phương hướng và chính sách phát triển thị trường hàng
điện tử của Việt Nam.
 Cơ cấu sản xuất
Trong thị trường hàng điện tử dân dụng, thiết bị điện tử dân dụng chiếm khoảng
SV: Nguyễn thị Hiên

3
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

9-10% tổng số, trong đó chủ yếu là thiết bị nghe nhìn. Trước thập niên 90 của thế kỷ
trước, Nhật Bản, Tây Âu và Mỹ sản xuất tới 71% thiết bị điện tử dân dụng tồn thế giới
(trong đó Nhật Bản 40%, Tây Âu 18% và Mỹ 13%). Sản xuất, đặc biệt là lắp ráp các
thiết bị nghe nhìn đang có xu hướng chuyển dịch sang các nước khu vực châu Á-TBD.
Những năm gần đây, các nước mới CNH ở châu Á nổi lên như các nước cung
cấp thiết bị điện tử dân dụng giá rẻ hàng đầu thế giới. Giai đoạn 1999-2002, sản xuất
thiết bị điện tử dân dụng giảm bình quân 1,4%/năm ở Nhật Bản và 1,3%/năm ở Mỹ,
thì lại gia tăng bình quân 6,8%/năm ở Trung Quốc. Cũng trong giai đoạn đó, xuất
khẩu thiết bị điện tử dân dụng chiếm tới 20-30% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
điện tử nói chung của các nước mới CNH châu Á và gần 50% ở Trung Quốc.

Do lợi nhuận cao và do tầm chiến lược của CNĐT đối với nền kinh tế, nhiều
nước đã đổ xô vào phát triển CNĐT, dẫn đến khủng hoảng thừa các sản phẩm điện
tử thông dụng. Tuy nhiên, về lâu dài thị trường hàng điện tử thế giới vẫn rộng mở
không ngừng cho các sản phẩm công nghệ cao, hiện đại, có những tính năng mới,
nổi trội, thơng minh. Chu kỳ sống của sản phẩm điện tử ngày ngày rút ngắn, sản
phẩm điện tử mang tính hiện đại, mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc và vật liệu chế tạo
thường xuyên thay đổi nhằm thích nghi, đáp ứng được tính hiếu kỳ và ln đổi mới
của khách hàng, nhất là điện thoại, computer, tivi...
(Đơn vị: %)

Điện tử công nghiệp, y tế

8%

9%

18%
Điện tử tiêu dùng

18%

24%

Thiết bị xử lý dữ liệu
Viễn thơng

23%

Hàng khơng vũ trụ/ Quốc phịng
Ơ tơ


Nguồn: DECISION
Hình 1.1: Cơ cấu sản xuất sản phẩm điện tử thế giới năm 2012
Hình 1.1 cho thấy ngành điện tử viễn thơng và thiết bị xử lý số liệu là các
ngành sản xuất điện tử chủ yếu trên thế giới, lần lượt chiếm 24%, 23% trong cơ cấu
sản phẩm điện tử thế giới. Tiếp đến, là các ngành điện tử tiêu dùng và thiết bị điện
SV: Nguyễn thị Hiên

4
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

tử công nghiệp và y tế, cùng chiếm 18%. Tổng giá trị sản phẩm điện tử sản xuất
trong năm 2012 là 1.400 tỷ euro.
 Xu hướng chuyển dịch
Quá trình phát triển của CNĐT thế giới là xu hướng chuyển dịch đầu tư từ khu
vực kinh tế phát triển sang khu vực kinh tế kém phát triển hơn do có sự chuyển dịch
về lợi thế so sánh. Đầu tiên là từ các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu
sang các nước phát triển ở trình độ thấp hơn như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông,
Xingapo... và gần đây là các nước ASEAN, Trung Quốc.
(Đơn vị: %)

Nguồn: />
Hình 1.2: Tốc độ tăng trưởng ước tính của ngành cơng nghiêp điện tử các châu
lục giai đoạn 2010-2013
Hình 1.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng của ngành cơng nghiệp điện tử ở Châu
Á có xu hướng cao hơn ở các khu vực khác. Châu Á đang dần trở thành trung tâm

của ngành công nghiệp máy tính, do có ưu thế về chi phí sản xuất thấp. Hầu hết các
hãng sản xuất máy tính lớn đã thiết lập nhà máy lắp ráp máy tính tại các nước Tây
Âu và Mỹ. Xu hướng chung của máy tính là nhỏ hơn, rẻ hơn, tiện lợi hơn và nhanh
hơn. Để đáp ứng yêu cầu này, các hãng sản xuất máy tính đang chuyển sang sản
xuất theo đơn đặt hàng, hạn chế các trung gian, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người

SV: Nguyễn thị Hiên

5
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

tiêu dùng. Mỹ là nước cung cấp tới 90% tổng lượng CPU toàn thế giới, nên đang giữ
vai trò chi phối thị trường máy tính thế giới.
Trên thị trường linh kiện điện tử cũng đang có sự dịch chuyển sản xuất từ khu
vực kinh tế phát triển sang khu vực có kinh tế chậm phát triển hơn. Một bộ phận cơ
bản của thị trường linh kiện điện tử là linh kiện bán dẫn. Một đặc trưng của ngành
sản xuất linh kiện bán dẫn là tính tập trung cao. Do đó địi hỏi vốn đầu tư lớn cho
nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, nên chủ yếu được sản xuất tại các nước phát triển, còn
lắp ráp được thực hiện ở các nước khác.
Trong sản xuất, ln có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng trong việc tạo
ra các sản phẩm mới, làm cho công nghệ sản xuất luôn thay đổi với tốc độ nhanh.
Cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các tập đoàn kinh tế, nhiều tập đoàn và hãng
lớn trên thế giới vẫn phải tìm cách liên kết, hợp tác với nhau thành từng nhóm, từng
khu vực và lập nên những mạng lưới sản xuất, kinh doanh mang tính tồn cầu.
1.1.2. Tiêu dùng
 Thị trường tiêu thụ

Mỹ đứng đầu thế giới về tiêu thụ thiết bị điện tử dân dụng, tiếp đến là Nhật
Bản, Đức, Anh, Pháp... Một xu hướng nổi bật là số lượng thiết bị tiêu thụ tăng mạnh
trong khi giá giảm đáng kể (giảm khoảng 20-40% tuỳ loại trong 5 năm qua). Thị
trường ở các nước phát triển hầu như đã bước vào giai đoạn bão hoà, trong khi ở các
nước đang phát triển, tiêu thụ tăng khoảng 10%. Nhu cầu đặc biệt tăng nhanh đối
với các loại thiết bị mới, có chất lượng cao (như máy phát hình có độ nét cao, màn
hình tinh thể lỏng...).
 Cơ cấu tiêu dùng
Về cơ cấu tiêu dùng sản phẩm điện tử, tiêu thụ thiết bị nghe nhìn chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong tổng thiết bị điện tử dân dụng, tới 60-62%, trong đó TV 35%,
tiếp theo là thiết bị nghe. Gần đây, các videogames đã phát triển nhanh nhất trong
nhóm sản phẩm thiết bị điện tử dân dụng với những tính năng kết hợp được cả máy
tính và TV cáp.
Trong cơ cấu tiêu thụ hàng điện tử, thiết bị điện tử chuyên dụng, thiết bị tin
học có xu hướng tăng trong khi tiêu thụ thiết bị điện tử dân dụng giảm đi, đặc biệt là
ở các nước phát triển. Các nước đang phát triển vẫn có tốc độ tăng tiêu thụ thiết bị
điện tử dân dụng cao, chủ yếu là các sản phẩm thế hệ thứ hai với giá rẻ. Samsung
đang dẫn đầu thế giới về sản xuất con chíp, màn hình phẳng LCD và tivi màu. Hầu
như khơng có một tuần lễ nào trôi qua mà Samsung không công bố một sản phẩm
nào đó thuộc hàng “đầu tiên trên thế giới” hoặc “lớn nhất thế giới” hoặc gì đó tương
SV: Nguyễn thị Hiên

6
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

tự. Samsung đang có nhiều phát minh đăng ký tại Mỹ, năm 2004 là 1.600 phát minh

sáng chế được đăng ký, hơn cả Intel. Công ty nghiên cứu thị trường của Anh quốc
Interbrand đã tính tốn và kết luận giá trị thương hiệu tồn cầu của Samsung vượt
qua cả Sony. Nó cho thấy mức tăng trưởng vượt bậc mà chưa có một thương hiệu
của một cơng ty tồn cầu nào đạt được.
Trong thị trường thiết bị tin học, máy tính chiếm tỷ trọng lớn nhất. Xu hướng
tập trung hoá cao là đặc điểm của lĩnh vực sản xuất máy tính. Hiện nay, 3 hãng
Compaq, IBM, Dell Computer chiếm tới 30% doanh thu trên thị trường máy tính
tồn cầu. Doanh số bán máy tính tồn cầu có tốc độ tăng 11,6%/năm giai đoạn
1995-2000, từ 125 lên 216 tỷ USD. Máy tính xách tay là một trong những sản phẩm
có tỷ trọng tiêu thụ cao nhất trong nhóm thiết bị tin học, chiếm 33% tổng tiêu thụ
máy tính ở Mỹ và 20% ở Tây Âu. Những năm qua, mức tăng tiêu thụ cao nhất là các
máy chủ (Server) xuất phát từ nhu cầu phát triển công nghệ thông tin, các hệ thống
mạng nội bộ và dịch vụ Internet. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ PC lớn nhất, chiếm
40-45% tiêu thụ toàn cầu, Nhật Bản và Tây Âu chiếm 20-25%. Tỷ trọng tiêu thụ ở
các nước châu Á-TBD những năm gần đây có xu hướng tăng mạnh.
1.2. CÁC NHÂN TỐ TỪ PHÍA VIỆT NAM
1.2.1. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử Việt Nam
Ngành CNĐT nước ta ra đời muộn hơn nhiều so với sự ra đời của ngành
CNĐT thế giới. Với những tiến bộ vượt bậc về công nghệ thông tin đã ảnh hưởng
lớn đến sản phẩm điện tử thì Việt Nam chỉ mới tham gia vào giai đoạn đầu (gia
công, lắp ráp) trong chuỗi giá trị tồn cầu. Chính điều này đã khiến cho ngành
CNĐT của Việt Nam còn lạc hậu so với các nước trong khu vực từ 10-20 năm. Tuy
nhiên trải qua các giai đoạn đã có những sự chuyển biến rõ rệt nhằm phát triển và
định hướng để trở thành ngành cơng nghiệp mũi nhọn trong q trình hiện đại hóa
đất nước.
1.2.1.1. Hoạt động sản xuất và lắp ráp
Xuất phát điểm của CNĐT Việt Nam là lắp ráp các thiết bị điện tử gia dụng
dưới dạng SKD (nhập một nửa linh kiện ), CKD (nhập tất cả các linh kiện), và IKD
(nhập một phần linh kiện) là chính. Ngồi ra, chúng ta cịn tiến hành cơng đoạn lắp
ráp máy vi tính, gia cơng xuất khẩu các bảng mạch điện tử và thực hiện các dịch vụ

khác. Và cơ cấu của ngành chú trọng đầu tư sản xuất thành phẩm hơn là linh phụ
kiện và bán thành phẩm, chính điều này khiến cho mức độ quốc tế hóa ngược (nhập
khẩu) của ngành tương đối cao.
 Cơ cấu sản xuất
SV: Nguyễn thị Hiên

7
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

Cơ cấu sản xuất CNĐT Việt Nam có thể chia thành 5 nhóm chính như sau:
Điện tử gia dụng: Đa số các DN điện tử chủ yếu tham gia vào loại hình chế tác
và lắp ráp đơn giản, dạng CKD chiếm tới 80%. Khoảng 70% tổng số tivi và radio,
cassette bán trên thị trường nội địa là lắp ráp trong nước, nhưng lại dùng linh kiện và
các đầu vào khác của nước ngoài. Đây là ngành có quy mơ sản xuất lớn nhất, có sự
tham gia của cả doanh nghiệp Việt Nam xác định đây nhóm sản phẩm chủ lực, song
lại là những sản phẩm mà ta chậm hơn các nước trong khu vực từ 10-15 năm công
nghệ.
Thiết bị thông tin: Chủ yếu là kinh doanh lắp ráp máy tính, thiết bị mạng và
thiết bị ngoại vi. Từ năm 1998, Việt Nam đã lắp ráp máy tính mang thương hiệu
Việt Nam như CMS, T&H…nhưng toàn bộ linh kiện điện từ chip vi xử lý, chipset,
connector, điện trở, tụ điện, socket thậm chí cả pin, dung môi hàn, mạch PCB đế
dây chuyền công nghệ lắp ráp đều là nhập khẩu.
Thiết bị viễn thông: Đây là lĩnh vực được nhà nước quan tâm nên đã được đầu
tư chiều sâu với quy mơ thích hợp có công nghệ hiện đại: sản xuất được một số sản
phẩm có chất lượng cao, thay thế nhập khẩu và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu.
Tuy nhiên vẫn chỉ dừng ở mức độ lắp ráp và vẫn nhập khẩu phần lớn linh kiện.

Sản xuất phụ kiện và vật liệu: Hiện nay, Việt Nam đã sản xuất được một số
loại linh phụ kiện như đế mạch in, tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái
tia, chi tiết nhựa, tuy nhiên năng lực sản xuất phụ kiện và vật liệu của Việt Nam vẫn
còn hạn chế.
Sản xuất điện tử chun dụng và cơng nghiệp: Bao gồm các máy móc và các
thiết bị điện tử phục vụ các ngành công nghiệp khác như an ninh, y tế.
Cơ cấu ngành công nghiệp điện tử của Việt Nam còn tương đối mất cân xứng trong
đó hàng điện tử gia dụng chiếm tỷ lệ cao hơn 80%, còn lại là các sản phẩm điện tử
chuyên dụng và linh kiện, phụ kiện điện tử chỉ chiếm 20%.
 Về quy mơ
Hiện cả nước có gần 500 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp
điện tử, trong đó, khoảng 1/3 là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng
khoảng 250.000 lao động, đáp ứng được nhu cầu trong nước với các loại sản phẩm
điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin - viễn thơng thơng dụng với tốc độ tăng
trưởng bình qn 20 - 25%/năm.
Hiện nay trong chuỗi giá trị toàn cầu, doanh nghiệp Việt Nam thường ở vị trí là
gia cơng, lắp ráp là chủ yếu. Nếu so sánh với các nước ASEAN 5 (gồm Thái Lan,
Singapore, Malaysia, Indonexia và Philippines) ngành CNĐT Việt Nam mới đang ở
SV: Nguyễn thị Hiên

8
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

cuối giai đoạn 1 (lắp ráp sản phẩm từ phụ kiện nhập khẩu), đầu giai đoạn đầu tư sản
xuất linh kiện phụ tùng phát triển cơng nghiệp phụ trợ. Trong khi đó các nước
ASEAN 5 đang phát triển ở giai đoạn 3 (nghiên cứu thiết kế sản phẩm, đầu tư công

nghệ cao, đẩy mạnh xuất khẩu). Công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm của ngành
này cũng được đánh giá ở mức yếu kém.
1.2.1.2. Hoạt động thương mại xuất nhập khẩu
 Xuất khẩu
Từ năm 2005 trở lại đây, điện tử liên tục đứng trong top 10 ngành có giá trị
kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Cơ hội cho các doanh nghiệp điện tử
Việt Nam là rất lớn khi nhu cầu hàng điện tử toàn thế giới tăng từ 8 - 10%/năm.
So với các ngành công nghiệp khác, công nghiệp điện tử vốn là một trong
những ngành non trẻ của nước ta. Trước đây, nhóm hàng này chưa thực sự được
quan tâm phát triển nhưng với bước nhảy vọt về kim ngạch xuất khẩu trong mấy
năm gần đây, sản phẩm điện tử và linh kiện đang là một trong những nhóm hàng
được xếp vào danh sách “ các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng”. Kim ngạch xuất khẩu
không ngừng tăng qua các năm với tốc độ rất nhanh. Theo VEIA thì tăng trưởng
kim ngạch xuất khẩu hàng năm ước đạt 25-30%. Về cơ cấu xuất khẩu, cũng như cơ
cấu sản xuất, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu hàng điện tử dân dụng, máy vi tính, điện
thoại các loại, linh phụ kiện giản đơn, chủ yếu là các sản phẩm có hàm lượng cơng
nghệ trung bình.
Về thị trường xuất khẩu hiện tại hàng điện tử Việt Nam đã có mặt trên 70 quốc
gia, trong đó tập trung chủ yếu là Châu Âu và Châu Á. Trong đó, Châu Âu và các
nước trong khối Đông Á là thị trường rộng lớn nhất của xuất khẩu điện tử Việt Nam.
Xuất khẩu sản phẩm điện tử của Việt Nam ra các nước EU chủ yếu là hoạt động
xuất nhập khẩu qua các kênh phân phối ở thị trường EU. Trong đó thị trường Đức
ln đứng đầu, tiếp theo là Anh, Hà Lan, Pháp,…
 Nhập khẩu
Như đã đề cập ở trên, sản xuất của Việt Nam mới chỉ dừng lại ở khâu lắp ráp là
chính nên để hoạt động lắp ráp có thể thực hiện được trong điều kiện ngành công
nghiệp phụ trợ nước ta chưa thể cung cấp linh kiện cho sản xuất thì việc nhập khẩu
linh kiện điện tử có ý nghĩa quan trọng để duy trì sự phát triền của ngành CNĐT
nước ta.
Về cơ cấu nhập khẩu, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm sau:

 Nhập khẩu hàng nguyên chiếc: trước đây các cơ sở lắp ráp điện tử chưa phát
triển, cho nên để đáp ứng nhu cầu tiều dùng trong nước, chúng ta phải nhập khẩu
SV: Nguyễn thị Hiên

9
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B


Chuyên đề thực tập
GVHD: TS. Nguyễn Anh Minh

các sản phẩm nguyên chiếc từ nước ngoài. Hiện nay mặc dù đã lắp ráp được nhiều
sản phẩm điện tử nhưng với những sản phẩm cơng nghệ cao như màn hình tinh thể
lỏng cỡ lớn, Tivi Plasma. Đầu DVD vẫn phải nhập khẩu ngun chiếc vì chưa có
dây chuyền cơng nghệ, vốn đầu tư và trình độ tay nghề của cơng nhân cịn hạn chế.
 Nhập khẩu linh kiện điện tử: nguồn linh kiện điện tử đóng vai trị hết sức
quan trọng đối với ngành CNĐT và đặc biệt là CNĐT hướng vào lắp ráp như ở
Việt Nam. Thông thường chúng ta nhập khẩu CKD (80%), SKD và IKD.
Về thị trường nhập khẩu, các doanh nghiệp điện tử ở Việt Nam chủ yếu nhập
khẩu từ các nước trong khu vực Đông Á: đặc biệt là Singapore, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan và Malaysia. Trong kế hoạch phát triển
ngành công nghiệp điện tử, Chính phủ đã đề cao vai trị của ngành này như một
trong những bộ phận chính tạo nên sự tăng trưởng của kinh tế nội địa.
1.2.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm điện tử và
linh kiện
1.2.2.1. Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, giá rẻ, và có trình độ học vấn ngày càng cao

Nguồn nhân lực trẻ,dồi dào
Việt Nam là nước có dân số đơng và mật độ dân số thuộc loại cao trên thế giới.
Về cơ cấu theo ngành kinh tế, hiện 54,6% làm việc trong nhóm ngành nơng, lâm

nghiệp và thuỷ sản, 19,6% trong nhóm ngành cơng nghiệp và xây dựng và 25,9%
thuộc các ngành dịch vụ.
Một đặc điểm nổi bật của dân số Việt Nam đó là dân số trẻ. Đây là một lực
lượng lao động lớn có trình độ giáo dục cao, siêng năng và có khiếu sáng tạo. Theo
thơng kê thì năm 2005 tỉ lệ lao động trong độ tuổi từ 15-35 chiếm 37.67% tức là hơn
1/3 tổng số dân; dự báo đến năm năm 2015 con số này sẽ là 35,61%.
CNĐT là một ngành công nghiệp địi hỏi cơng nhân có trình độ tri thức cao.
Với đối tượng nhân công trẻ việc học tập và bồi dưỡng kiến thúc sẽ dễ dàng hơn, từ
đó có thể đáp ứng dễ dàng nhu cầu của công việc
 Nguồn nhân công giá rẻ
Việt Nam nằm ngay bên cạnh Trung Quốc, đất nước được mệnh danh là sân
sau của thế giới với mức nhân công rẻ tuy nhiên so với Trung Quốc thì cơng nhân ở
Việt Nam vẫn cịn đầy tính cạnh tranh. Lao động Việt Nam làm việc khoảng 48
giờ/tuần và các chương trình xã hội của chính phủ ước tính chiếm khoảng 25% chi
phí lương. Trong khi đó, Trung Quốc có 40 giờ làm việc một tuần và chi phí xã hội
chiếm khoảng 50-60% lương.

SV: Nguyễn thị Hiên

10
Lớp: Kinh tế quốc tế 51B



×