Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại công ty cổ phần đầu tư mir việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.14 KB, 80 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

NGUYỄN TUẤN HƯNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHÓA 9
NGÀNH KINH TẾ QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG THỰC
PHẨM TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MIR VIỆT NAM

Hà Nội, tháng 6 năm 2022

i


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP



Giảng viên hướng dẫn :PGS.TS Vũ Đình Hịa
Sinh viên thực hiện

:Nguyễn Tuấn Hưng

Mã sinh viên

:5093106117

Lớp

:Kinh tế đối ngoại 9A

Hà Nội, tháng 6 năm 2022

ii


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài “Giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu mặt
hàng thực phẩm tại công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam” là kết quả nghiên cứu
trung thực từ nỗ lực của bản thân trong quá trình học tập ở Học viện cũng như thực
tập tại công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam.
Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm với cam kết trên.

Hà Nội, tháng 06 năm 2022.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Tuấn Hưng


iii


LỜI CẢM ƠN
Trải qua bốn năm là một sinh viên khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Chính sách
và Phát triển – một ngồi trường chỉ với hơn 10 năm hình thành và phát triển, nhưng
trong em ln tự hào và tự tin khẳng định rằng mình là sinh viên của APD, em luôn
muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám đốc, các cán bộ, giảng viên nói
chung và đặc biệt là các thầy cơ trong khoa Kinh tế quốc tế. Để em có sự tự tin và
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học khơng chỉ là nền tảng cho q trình
thực tập mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và
tự tin, em luôn hiểu rằng điều đó là nhờ có sự ủng hộ và giúp đỡ của các thầy cô
trong khoa.
Trên thực tế không có sự thành cơng nào mà khơng gắn liền với những sự hỗ
trợ. Để hồn thành q trình thực tập lần này, em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Vũ Đình
Hịa đã tận tình hướng dẫn và quan tâm tới em.
Tiếp đến, em xin cảm ơn các cô, chú, anh, chị đang công tác tại công ty cổ
phần đầu tư MIR Việt Nam, đặc biệt là các anh, chị tại phòng nhập khẩu đã tạo điều
kiện, giúp đỡ và cung cấp số liệu để em có thể tiếp cận dần với cơng việc mà em muốn
tìm hiểu.
Vì kiến thức bản thân cịn hạn chế, trong q trình hồn thiện khóa luận này
em khơng tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ
các thầy, các cô cũng như các anh, chị.
Cuối cùng em xin kính chúc q thầy, cơ dồi dào sức khỏe và thành cơng trong
sự nghiệp cao q. Đồng kính chúc các cô, chú, anh, chị đang công tác tại công ty cổ
phần đầu tư MIR Việt Nam luôn khỏe mạnh, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2022.

Sinh viên

Nguyễn Tuấn Hưng
iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG ................................................................... ix
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ............................x
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ...................................................................1
2. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................3
6. Kết cấu của khóa luận .........................................................................................4
CHƯƠNG 1................................................................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ MẶT HÀNG THỰC PHẨM
.....................................................................................................................................5
1.1 Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu và mặt hàng thực phẩm .......................5
1.1.1 Một số vấn đề chung về nhập khẩu .............................................................5
1.1.2 Một số vấn đề chung về mặt hàng thực phẩm .............................................9
1.2 Quy trình nhập khẩu .....................................................................................11
1.2.1 Chuẩn bị giao dịch ....................................................................................11
1.2.2 Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng ........................................................12
1.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ....................................................13
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu .....................................15

1.3.1 Nhân tố khách quan ...................................................................................15
1.3.2 Nhân tố chủ quan ......................................................................................18
1.4 Các tiêu chí đánh giá quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm ............19
1.4.1 Bảo đảm tính thuận lợi cho quy trình nhập khẩu ......................................19
1.4.2 Bảo đảm tính phối hợp tốt trong quy trình nhập khẩu ..............................19
1.4.3 Tổng thời gian để thực hiện một quy trình nhập khẩu hàng hố hồn
chỉnh ...................................................................................................................20
1.4.4 Mức độ hồn thành mỗi giai đoạn trong quy trình nhập khẩu hàng hố .20
1.4.5 Bảo đảm quy trình nhập khẩu đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng 21
v


CHƯƠNG 2..............................................................................................................22
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MẶT HÀNG
THỰC PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MIR VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2019 – 2021 ..................................................................................................22
2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam .................................22
2.1.1 Thơng tin chung về cơng ty........................................................................22
2.1.2 Q trình hình thành và phát triển của công ty ........................................23
2.1.3 Chức năng, tầm nhìn và sứ mệnh của cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt
Nam.....................................................................................................................24
2.1.4 Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam ........25
2.1.5 Tình hình hoạt động của cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn
2019 – 2021 ........................................................................................................29
2.1.6 Khái quát thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần đầu tư
MIR Việt Nam .....................................................................................................32
2.2 Thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm của công
ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam .......................................................................35
2.2.1 Chuẩn bị giao dịch ....................................................................................36
2.2.2 Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng ......................................................39

2.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu ....................................................41
2.2.4 Sau khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu .....................................................48
2.3 Đánh giá quy trình nhập khẩu của cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam
...............................................................................................................................50
2.3.1 Bảo đảm thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu ...........................................51
2.3.2 Bảo đảm tính phối hợp tốt trong quy trình nhập khẩu ..............................52
2.3.3 Tổng thời gian thực hiện quy trình nhập khẩu ..........................................53
2.3.4 Mức độ hoàn thành mỗi bước trong giai đoạn .........................................54
2.3.5 Mức độ hài lòng của khách hàng ..............................................................56
CHƯƠNG 3..............................................................................................................58
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỐT QUY TRÌNH NHẬP KHẨU MẶT
HÀNG THỰC PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ MIR VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2022 – 2025 ........................................................................................58
3.1 Định hướng phát triển của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam .........58
3.1.1 Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của chính phủ Việt Nam .............58
3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần đầu tư
MIR Việt Nam .....................................................................................................59
vi


3.2 Mục tiêu phát triển của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam ..............60
3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập
khẩu của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam .............................................61
3.3.1 Mở rộng mối quan hệ và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp khác 61
3.3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả của bộ máy tổ chức và trình độ nghiệp vụ
của nhân viên trong công ty ...............................................................................62
3.3.3 Giải pháp thực hiện tốt quá trình xin giấy phép nhập khẩu, lựa chọn nhà
cung cấp..............................................................................................................62
3.3.4 Giải pháp thực hiện tốt quá trình lựa chọn thị trường .............................64
3.3.5 Giải pháp đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng ........................................65

3.4 Một số kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền nhằm
thực hiện tốt quy trình nhập khẩu .....................................................................65
3.4.1 Kiến nghị đối với Tổng cục hải quan ........................................................65
3.4.2 Kiến nghị đối với nhà nước .......................................................................65
KẾT LUẬN ..............................................................................................................69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70

vii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Giải nghĩa tiếng Anh

Chữ viết tắt

Giải nghĩa tiếng Việt

A/N

Arrival Notice

Giấy báo nhận hàng

B/L

Bill of Lading

Vận đơn đường biển

C/O


Certificte of Origin

Giấy chứng nhận xuất xứ

C/Q

Certificte of Quality

Giấy chứng nhận chất lượng

CFR

Cost and Freight

Tiền hàng và cước phí

CIF

Cost, Insurance and Freight

Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí

D/O

Delivery Order

Lệnh giao hàng

DC


Dry Container

Container khơ

FCL

Full Container Load

Hàng đầy container

FOB

Free On Board

Giao lên tàu

HS Code

Harmonized System Codes

L/C

Letter of Credit

Thanh toán bằng thư tín dụng

LCL

Less than Container Load


Hàng lẻ

T/T

Telegraphic Transfer

Thanh tốn bằng điện

TNHH

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

USD

United State Dollar

Đồng đô la Mỹ

VAT

Value Added Tax

Thuế giá trị gia tăng

VNACCS

Vietnam Automated Cargo

Clearance System

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã
hóa hàng hóa

Hệ thống thơng quan tự động

VNĐ

VNĐ

Đồng Việt Nam

VSATTP

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG SỬ DỤNG
Bảng 2.1


Bảng 2.2

Cơ cấu và trình độ nhân sự của cơng ty cổ phần đầu tư
MIR Việt Nam
Một số chỉ tiêu tài chính của cơng ty cổ phần đầu tư MIR
Việt Nam giai đoạn năm 2019 – 2021

Trang 30

Trang 31

Giá trị và tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của công ty cổ
Bảng 2.3

phần đầu tư MIR Việt Nam theo cơ cấu nhóm sản phẩm

Trang 33

giai đoạn 2019 – 2021
Bảng 2.4

Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu của công ty cổ phần đầu tư
MIR Việt Nam theo cơ cấu đối tác giai đoạn 2019 – 2021

Trang 34

Tỉ lệ tăng giá thành sản phẩm trung bình của 5 nhà cung
Bảng 2.5


cấp lớn nhất của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam

Trang 38

giai đoạn 2019 – 2021
Thời gian đàm phán trung bình với 5 nhà cung cấp lớn
Bảng 2.6

nhất của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn

Trang 40

2019 – 2021
Bảng 2.7

Bảng 2.8

Bảng 2.9

Số lượng giao dịch hợp đồng nhập khẩu của công ty cổ
phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Cơ cấu hợp đồng theo điều kiện nhập khẩu của công ty cổ
phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Cơ cấu phương thức thanh toán hợp đồng của công ty cổ
phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

Bảng

Số lượng hợp đồng phải bồi thường của công ty cổ phần


2.10

đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

Bảng

Số lượng hợp đồng thanh lý của công ty cổ phần đầu tư

2.11

MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021

Bảng
2.12

Trang 40

Trang 43

Trang 47

Trang 49

Trang 50

Thời gian thực hiện quy trình nhập khẩu trung bình của
cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 2021

ix


Trang 52


Đánh giá mức độ hoàn thành các giai đoạn trong việc

Bảng

thực hiện quy trình nhập khẩu trung bình của cơng ty cổ

2.13

Trang 54

phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021
Đánh giá mức độ thực hiện quy trình nhập khẩu trung

Bảng

bình của cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn

2.14

Trang 56

2019 - 2021

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 1.1

Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty cổ phần đầu tư MIR

Việt Nam

Trang 26

Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của cơng ty cổ phần
Hình 2.1

đầu tư MIR Việt Nam theo cơ cấu nhóm sản phẩm giai
đoạn 2020 – 2021

x

Trang 34


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hoạt động ngoại thương đóng vai trị hết sức quan trọng trong thời đại tồn cầu
hóa các nền kinh tế, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Tham gia hội nhập và mở
rộng quan hệ thương mại quốc tế đã và đang là xu hướng tất yếu của các quốc gia.
Trong đó, vấn đề thực hiện tốt quy trình xuất nhập khẩu là một trong số những ưu
tiên hàng đầu đối với nhiều doanh nghiệp. Thực hiện tốt quy trình xuất nhập khẩu
cho phép doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao hiệu quả cơng việc
nhằm đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường và khách hàng. Thực hiện tốt hoạt động này,
mỗi doanh nghiệp có thể nới rộng, chiếm lĩnh thị trường khu vực và vươn ra thị trường
thế giới. Trong suốt những năm gần đây, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nước ta
đã có những bước phát triển rõ rệt, đời sống người lao động được cải thiện và nâng
cao, tạo tiền đề cho sự phát triển nền kinh tế, khoa học – cơng nghệ, ổn định về chính
trị, từng bước khẳng định vị trí của đất nước trong mơi trường khu vực và quốc tế.
Khi Việt Nam tham gia là thành viên của tổ chức quốc tế WTO và hoà cùng xu

thế tồn cầu hố tồn diện trên tất cả lĩnh vực với sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường, tính phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và thương mại giữa các quốc gia ngày càng
sâu sắc, Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Với xuất phát điểm là một nước nơng nghiệp, cịn nhiều
hạn chế về trình độ khoa học, kỹ thuật, vì vậy cần nhanh chóng tiếp cận những công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Để làm được điều này thì việc thực
hiện tốt quy trình nhập khẩu đóng góp một vai trị vơ cùng quan trọng. Vì vậy, vấn
đề thực hiện tốt quy trình nhập khẩu hàng hố là một trong số những ưu tiên đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Trong ngành sản xuất thực phẩm, Việt Nam chưa đủ cơ
sở hạ tầng cũng như kỹ thuật hiện đại để sản xuất, trong khi nhu cầu thị trường là rất
lớn. Vì vậy, việc thực hiện tốt quy trình nhập khẩu ngành hàng thực phẩm hiện nay
là giải pháp giúp đáp ứng kịp yêu cầu thị trường trong nước và là động lực thúc đẩy
các doanh nghiệp phát triển kinh doanh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng và đem lại sự
phát triển cho đất nước.
Trước tình hình kinh tế thế giới nói chung và đang trong giai đoạn khó khăn do
ảnh hưởng phức tạp của dịch bệnh như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đóng của hoặc
phải tạm dừng kinh doanh, sản xuất. Đứng trước diễn biễn phức tạp và khó khăn,
1


doanh nghiệp phải đưa ra phương án kinh doanh tiết kiệm chi phí, nâng cao năng
suất. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hố, thực hiện quy trình nhập
khẩu hoàn chỉnh sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí, nâng cao hiệu
quả nhập khẩu. Do đó, vấn đề thực hiện tốt quy trình nhập khẩu là rất quan trọng.
Đây là một trong những chìa khố giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn.
Trong quá trình thực tập tại cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam, trên cơ sở
những kiến thức đã được học tập và nghiên cứu tại Học viện Chính sách và Phát triển
và kinh nghiệm làm việc thực tiễn, tôi nhận thấy rằng mức độ ảnh hưởng rất lớn của
quy trình nhập khẩu hàng hố đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Hiện tại, cơng ty
cịn gặp nhiều khó khăn chưa được tháo gỡ và nhiều thiếu sót trong quá trình thực

hiện quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài: “Giải
pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại công ty cổ phần đầu
tư MIR Việt Nam” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp với mong muốn được góp một
phần trí lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và cơng ty cổ phần đầu tư
MIR Việt Nam nói riêng.
2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại công ty
cổ phần đầu tư MIR Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Vận dụng, tổng hợp cơ sở lý luận chung về quy trình nhập khẩu hàng hố và cụ
thể là mặt hàng thực phẩm từ đó tìm ra những điểm cịn hạn chế để thực hiện tốt quy
trình nhập khẩu thực phẩm tại cơng ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam. Từ đó, đưa ra
một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại công
ty.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian nghiên cứu, đề tài tập trung nghiên cứu về quy trình nhập khẩu
thực phẩm tại trụ sở chính và chi nhánh kinh doanh tại Hà Nội của công ty cổ phần
đầu tư MIR Việt Nam.
Về thời gian nghiên cứu, đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2019
đến năm 2021.

2


5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, trên quá trình thực tập để thu thập thông
tin, số liệu liên quan tại công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam, đề tài sử dụng các
phương pháp sau:
5.1 Phương pháp phân tích thực chứng
Là cách phân tích trong đó người ta cố gắng lý giải khách quan về bản thân các

vấn đề hay sự kiện kinh tế. Phân tích thực chứng có khuynh hướng tìm kiếm cách mô
tả khách quan về các sự kiện hay quá trình trong đời sống kinh tế. Động cơ của phép
phân tích thực chứng là cắt nghĩa, lý giải và dự đốn về các q trình hay sự kiện kinh
tế này.
5.2 Phương pháp phân tích chuẩn tắc
Là cách phân tích nhằm đưa ra những đánh giá và khuyến nghị dựa trên cơ sở
các giá trị cá nhân của người phân tích. Câu hỏi trung tâm mà cách tiếp cận chuẩn tắc
đặt ra là: cần phải làm gì hay cần phải làm như thế nào trước một sự kiện kinh tế?
Những kiến nghị mà kinh tế học chuẩn tắc hướng tới cần phải dựa trên sự đánh giá
của người phân tích, theo đó, các sự kiện trên được phân loại thành xấu hay tốt, đáng
mong muốn hay không đáng mong muốn.
5.3 Phương pháp nghiên cứu định tính
Là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng “phi số” để có được
các thơng tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra nhằm phục vụ
mục đích phân tích hoặc đánh giá chun sâu. Các thơng tin này thường được thu
thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo luận nhóm tập trung sử dụng
câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính
tập trung.
5.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có
tính chất thống kê để có được những thơng tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên
cứu nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hố việc
thu thập và phân tích dữ liệu. Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua
khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp
mẫu nghiên cứu lớn.
3


5.5 Các phương pháp thu thập, so sánh, phân tích
6. Kết cấu của khóa luận

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận được chia
thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu và mặt hàng thực phẩm.
Chương 2: Thực trạng thực hiện quy trình nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tại
công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021.
Chương 3: Đề xuất giải pháp thực hiện tốt quy trình nhập khẩu mặt hàng thực
phẩm của công ty cổ phần đầu tư MIR Việt Nam giai đoạn 2022 – 2025.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU VÀ MẶT HÀNG THỰC PHẨM
1.1 Cơ sở lý luận chung về nhập khẩu và mặt hàng thực phẩm
1.1.1 Một số vấn đề chung về nhập khẩu
(i) Khái niệm
Nhập khẩu của doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ nước
ngoài phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái xuất nhằm phục vụ mục đích thu lợi
nhuận. Hay nhập khẩu là việc mua hàng hóa từ các tổ chức kinh tế, các cơng ty nước
ngồi và tiến hành tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất với
mục đích thu lợi nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
Theo khoản 2, điều 28, chương 2 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Nhập khẩu
hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ
khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật”.[2]
(ii) Đặc điểm
Nhập khẩu là hoạt động phức tạp so với hoạt động kinh doanh trong nước. Hoạt
động nhập khẩu có những đặc điểm sau:
Hoạt động nhập khẩu chịu sự điều chỉnh của nhiều nguồn luật như điều ước
quốc tế và ngoại thương, luật quốc gia của các nước hữu quan, tập quán thương mại

quốc tế.
Các phương thức giao dịch mua bán trên thị trường quốc tế rất phong phú: giao
dịch thông thường, giao dịch qua trung gian, giao dịch tại hội chợ triển lãm.
Các phương thức thanh toán rất đa dạng: nhờ thu, hàng đổi hàng, L/C...
Tiền tệ dùng trong thanh tốn thường là ngoại tệ mạnh có sức chuyển đổi cao
như: USD, bảng Anh...
Điều kiện cơ sở giao hàng: có nhiều hình thức nhưng phổ biến là nhập khẩu theo
điều kiện CIF, FOB...
Kinh doanh nhập khẩu là kinh doanh trên phạm vi quốc tế nên dịa bàn rộng, thủ
tục phức tạp, thời gian thực hiện lâu.

5


Kinh doanh nhập khẩu phụ thuộc vào kiến thức kinh doanh, trình độ quản lý,
trình độ nghiệp vụ ngoại thương, sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin.
Trong hoạt động nhập khẩu có thể xảy ra những rủi ro thuộc về hàng hố. Để
đề phong rủi ro, có thể mua bảo hiểm tương ứng.
Nhập khẩu là cơ hội để các doanh nghiệp có quốc tịch khác nhau hợp tác lâu
dài. Thương mại quốc tế có ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế - chính trị của
các nước xuất khẩu, góp phần phát triển kinh tế đối ngoại.
(iii) Phân loại
Các hình thức nhập khẩu mặt hàng thực phẩm cũng giống như nhập khẩu hàng
hố thơng thường. Các hình thức nhập khẩu thông dụng ở nước ta hiện nay:
a) Nhập khẩu trực tiếp
Hàng hóa được mua trực tiếp từ nước ngồi không thông qua trung gian. Bên
xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong hình thức này, doanh nghiệp
kinh doanh nhập khẩu phải trực tiếp làm các tất cả các bước trong quy nhập khẩu
hàng hố: tìm kiếm đối tác, đàm phán kí kết hợp đồng... và chi phí kinh doanh hàng
nhập khẩu: chi phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận lưu kho bãi, nộp thuế

và tiêu thụ hàng hóa.
b) Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng là hai nghiệp vụ chủ yếu của bn bán đối lưu, nó là
hình thức nhập khẩu đi đơi với xuất khẩu. Hoạt động này được thanh tốn khơng phải
bằng tiền mà chính là hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị tương
đương nhau. Hàng hoá đổi lấy hàng hoá.
c) Nhập khẩu uỷ thác
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thơng qua trung gian thương mại. Bên nhờ uỷ
thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận uỷ thác dưới hình thức phí uỷ thác, cịn
bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của hợp đồng uỷ thác đã
được kí kết giữa các bên. Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận uỷ thác khơng
mất nhiều chi phí, độ rủi ro thấp nhưng lợi nhuận từ hoạt động này không cao.
d) Nhập khẩu gia công

6


Nhập khẩu gia cơng là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận
gia cơng) tiến hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía người xuất khẩu (bên đặt gia
công) về để tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai
bên.
e) Nhập khẩu liên doanh
Là hoạt động nhập khẩu hàng hoá trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện
giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một bên là doanh nghiệp nhập khẩu trực
tiếp nhằm phối hợp các kĩ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp
có liên quan đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi
bên được quy định theo tỷ lệ vốn đóng góp. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực
tiếp trong liên doanh phải ký hai loại hợp đồng.
(iv) Vai trò
Ngày nay, sản xuất đã được quốc tế hố. Để có thể tồn tại và phát triển kinh tế

các quốc gia đều tích cực tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng
hố với bên ngồi. Trong đó hoạt động nhập khẩu ngày càng có vai quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang
phát triển cịn nghèo đói và lạc hậu như Việt Nam. Có thể thấy tầm quan trọng của
hoạt động nhập khẩu qua những vai trò sau:
a) Đối với quốc gia nhập khẩu
Nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống
trong nước. Bởi vì, khơng một quốc gia nào có khả năng sản xuất hiệu quả đối với tất
cả các loại hàng hoá. Theo thuyết lợi thế so sánh, các quốc gia đều muốn đạt tới lợi
ích tối đa, do đó hoạt động nhập khẩu là một hoạt động tất yếu. Nó cho phép các quốc
gia có thể sử dụng được tất cả các loại hàng hoá với chất lượng tốt nhất và mức giá
rẻ nhất.
Như vậy, nhập khẩu đã và đang tác động một cách trực tiếp và quyết định đến
sản xuất và đời sống các quốc gia. Bản thân nhập khẩu tự nó đã có vai trị to lớn, nó
là một tiến trình giao tiếp và hoà nhập nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Với những lý do đó, nhập khẩu có vai trị lớn trong q trình phát triển của Việt Nam,
được thể hiện thơng qua các khía cạnh sau:

7


Nhập khẩu là địn bẩy cho q trình thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế thị trường theo hướng cơng nghiệp hố – hiện đại hố định hướng xã
hội chủ nghĩa của đất nước.
Nhập khẩu góp phần trong quá trình cải thiện và nâng cao mức sống của nhân
dân. Đối với người tiêu dùng, nhập khẩu mang lại cơ hội tiếp cận với hàng hoá đa
dạng, phong phú và giá thành cạnh tranh hơn so với sản phẩm được sản xuất trong
nước. Đối với quá trình sản xuất hàng hoá, nhập khẩu là nguồn nguyên liệu đảm bảo
đầu vào cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm ổn định cho người lao
động.

Nhập khẩu có vai trị quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, xuất khẩu. Nó
cung cấp tư liệu kinh doanh, xuất khẩu làm tăng tính cạnh tranh về chất lượng và giá
thành cho sản phẩm, hàng hóa của nước ta so với nhu cầu và tiêu chuẩn cao của thế
giới, tạo điều kiện đảm bảo cho hàng hố Việt Nam có thể xuất khẩu ra thị trường
quốc tế từ đó thúc đẩy GDP và vị thế của quốc gia.
Hoạt động nhập khẩu tạo điều kiện cung cấp sản phẩm chất lượng tốt, nâng cao
sức khoẻ cộng đồng, đem lại cuộc sống chất lượng cho con người. Bên cạnh đó, nó
góp phần làm đa dạng hoá mặt hàng về chủng loại, quy cách, cho phép thoả mãn nhu
cầu của người tiêu dùng. Nhu cầu của thị trường về thực phẩm là rất lớn và cùng với
sự phát triển về kinh tế và nâng cao đời sống xã hội thì nhu cầu về thực phẩm, hàng
hố an tồn với sức khoẻ con người ngày càng cao.
b) Đối với các doanh nghiệp
Cũng như đối với nền kinh tế, hoạt động nhập khẩu đóng vai trò quan trọng
trong sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu nói riêng. Bởi vì đây là một trong những nghiệp vụ đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh ở các doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên
tục, là chìa khố mở ra cánh cửa cho hoạt động kinh doanh quốc tế của các doanh
nghiệp đồng thời là nguồn thu lớn đóng góp vào lợi nhuận cho tồn doanh nghiệp và
đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ cơng nhân viên của doanh nghiệp. Có thể khái
qt vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với các doanh nghiệp như sau:
Hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm là một trong những khâu quan trọng
của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp yếu tố đầu vào cho quá trình
8


kinh doanh. Bên cạnh đó, nhập khẩu được thực hiện tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết
kiệm thời gian và chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và tăng sức
cạnh tranh trên thị trường cho công ty.
Hoạt động nhập khẩu mặt hàng thực phẩm rất phức tạp do có sự tham gia của
nhiều nền kinh tế khác nhau, địi hỏi doanh nghiệp phải ln hồn thiện và nâng cao

vai trò quản trị trong chuỗi cung ứng. Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp cần tự giác
học hỏi, tích luỹ kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn,…
Thực hiện nhập khẩu mặt hàng thực phẩm sẽ tạo cơ hội phát triển kinh doanh,
mở rộng thị trường, đem lại việc làm cho người lao động trong nước. Hoạt động nhập
khẩu giúp doanh nghiệp tiếp cận được công nghệ mới, thị trường quốc tế tiềm năng,
hàng hoá chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Hoạt động nhập khẩu hàng hố tạo điều kiện cho cơng ty có cơ hội cọ xát với
thị trường quốc tế, liên kết với các doanh nghiệp nước ngồi. Khi xuất hiện sự có mặt
của hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước sẽ dẫn đến sự cạnh tranh giữa hàng
nội địa và hàng quốc tế. Để có thể tồn tại và phát triển trong cuộc đó sức này, cơng
ty phải nỗ lực tìm mọi biện pháp nâng cao năng lực, vị thế trên thị trường, cung cấp
sản phẩm chất lượng và dịch vụ hoàn hảo.
1.1.2 Một số vấn đề chung về mặt hàng thực phẩm
(i) Khái niệm
Thực phẩm hay còn được gọi thức ăn, là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm
bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein)
hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thơng
qua việc ăn hoặc uống.
Thực phẩm là một phần thiết yếu để có thể sống có thể hấp thụ dinh dưỡng để
tồn tại chứ khơng vì mục đích sở thích cá nhân. Chúng thường có nguồn gốc từ động
vật, thực vật, vi sinh vật hay các chế phẩm từ các nguồn nguyên liệu này.
(ii) Phân loại
a) Thực phẩm chức năng
Thực phẩm chức năng là từ dùng để chỉ những thực phẩm được thêm các thành
phần mới hoặc nhiều thành phần hiện có để thực hiện một chức năng bổ sung. Đây
thường là một thực phẩm liên quan đến tăng cường sức khỏe hoặc phòng chống bệnh,
9


ngăn ngừa một số bệnh tật. Nhưng chúng không phải là thuốc chữa bệnh và cũng

không thể dùng thay cho thuốc chữa bệnh.
b) Thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh là một trong những cách bảo quản phổ biến nhất hiện
nay. Phương pháp này có thể làm chậm q trình phân hủy của thực phẩm và ức chế
sự phát triển của các vi khuẩn gây hư hỏng. Phương pháp đóng băng hay đơng lạnh là
dùng cơng nghệ cấp đơng có sử dụng nhiệt độ cực thấp của nitơ lỏng -196 °C (-320
°F).
c) Thực phẩm tươi sống
Thực phẩm tươi sống hay còn gọi là Fresh food, là thực phẩm chưa được bảo
quản chưa qua chế biến và đặc biệt là chưa hư hỏng. Chúng được hiểu là thực phẩm
chưa qua các q trình xử lý hun khói, lên men, muối chua, đóng hộp,... Đối với rau
củ quả, khi được gọi là tươi sống nghĩa là chúng mới vừa được thu hoạch, mới vừa
được xử lý đúng với tiêu chuẩn "sau thu hoạch". Những sản phẩm này phải đảm bảo
không bị hư hỏng, dập nát hay héo úa.
d) Thực phẩm đã qua chế biến
Thực phẩm đã qua chế biến là những thực phẩm đã chịu ảnh hưởng của một
trong số hoặc nhiều hơn các q trình sau: đơng lạnh, đóng hộp, làm khô hay chịu
các tác động của nhiệt như: chiên, xào, nướng, áp chảo,... Loại thực phẩm sẽ có màu
sắc và hương vị vơ cùng dạng. Cũng chính vì vậy mà hàm lượng dinh dưỡng bên
trong chúng cũng có sự thay đổi ít nhiều. Thưc phẩm đã qua chế biến cần phải có quy
trình xử lý và bảo quản đúng cách để đảm bảo chất lượng và mức độ an toàn đối với
người dùng.
e) Thực phẩm cắm trại
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ những sản phẩm bao gồm các thành phần được sử
dụng để chuẩn bị phù hợp cho cắm trại và du lịch bụi. Chúng thường được làm đông
khô để làm thực phẩm bị mất nước để dễ bảo quản và mang đi. Bên cạnh đó người ta
cũng sử dụng biện pháp mất nước để khiến thực phẩm nhỏ gọn, dễ mang đi. Tuy
nhiên so với biện pháp làm đơng khơ thì biện pháp này sẽ khiến thực phẩm có cảm
giác nặng hơn.
g) Thực phẩm ăn kiêng

10


Thực phẩm ăn kiêng hay còn gọi là thức ăn kiêng là sản phẩm được sử dụng
cho các chế độ ăn kiêng để giảm chất béo, carbohydrate hay đường... dung nạp vào
cơ thể. Mục đích chủ yếu là để giảm cân, giảm béo hoặc thay đổi loại cơ thể. Điểm
cốt yếu của mơt sản phẩm ăn kiêng chính là tìm ra một loại thực phẩm khác có chỉ số
năng lượng thấp chấp nhận được để thay thế cho những sản phẩm có chỉ số năng
lượng cao. Các loại ngũ cốc hay hạt là một trong những lựa chọn hàng đầu để thêm
vào sản phẩm dành cho chế độ giảm cân vì chúng giàu chất xơ nhưng lại ít hoặc
khơng có tinh bột.

1.2 Quy trình nhập khẩu
Nhập khẩu hàng hố nói chung và nhập khẩu mặt hàng thực phẩm nói riêng
được thực hiện với nhiều nghiệp vụ khác nhau từ việc nghiên cứu thị trường trong
nước, tìm kiếm thị trường cung ứng nước ngoài,… đến việc thực hiện hợp đồng, bán
hàng nhập khẩu ở trong nước. Các khâu, các nghiệp vụ này cần phải đặt trong mối
quan hệ tương hỗ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất phục vụ kịp thời cho nhu cầu
trong nước. Do đó, nhân viên trực tiếp tham gia vào hoạt động nhập khẩu mặt hàng
thực phẩm cần phải nắm chắc các nội dung của hoạt động nhập khẩu hàng hố.
Đối với hình thức nhập mặt hàng thực phẩm trực tiếp và là lần đầu tiên nhập
khẩu mặt hàng đó thì bên nhập khẩu cần thực hiện theo quy trình sau:
1.2.1 Chuẩn bị giao dịch
(i) Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu thị trường để có một hệ thống thơng tin về thị trường đầy đủ, chính
xác, kịp thời. Điều này sẽ làm cơ sở cho doanh nghiệp có những quyết định đúng đắn,
đáp ứng được các tình thế của thị trường. Đồng thời hệ thống thơng tin không những
làm cơ sở để doanh nghiệp lựa chọn được các đối tác giao dịch thích hợp mà cịn làm
cơ sở cho quá trình giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng và thực hiện các hợp đồng
sau này có hiệu quả. Chỉ có thể phản ứng linh hoạt và có các quyết định đúng đắn

trong q trình giao dịch đàm phán khi có các thơng tin đầy đủ. Do đó, ngồi việc
lắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách, luật lệ quốc gia có liên quan
đến hoạt động kinh tế đối ngoại, đơn vị kinh doanh ngoại thương cần phải nhận biết
hàng hoá kinh doanh, nắm vững thị trường nước ngoài và lựa chọn đối tác.
11


Do đó, cơng việc nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp nhập khẩu gồm
có:
-

Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu.

-

Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới dung lượng thị trường.

-

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

-

Nghiên cứu sự vận động của môi trường kinh doanh.
(ii) Nghiên cứu thị trường quốc tế
Nghiên cứu thị trường quốc tế là cơng việc rất khó khăn và phức tạp do sự khác

biệt lớn về chính trị, địa lý, văn hố, phong tục, tập quán... Nghiên cứu thị trường
quốc tế cần xem xét các yếu tố cung cầu, giá cả, cạnh tranh,...
-


Nguồn cung cấp hàng hoá trên thị trường quốc tế.

-

Nghiên cứu giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế.

-

Lựa chọn nhà cung cấp, đối tác.
(iii) Lên kế hoạch, phương án kinh doanh
Dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước ta tiến hành lập kế

hoạch và phương án kinh doanh. Phương án kinh doanh là một kế hoạch hành động
cụ thể của một giao dịch mua bán hàng hoá, dịch vụ. Lên kế hoạch mua hàng dựa
theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh và thị trường. Có thể triển khai theo từng tháng,
từng quý kèo theo dự báo số lượng, tiêu chuẩn về quy cách, chất lượng, đóng gói,
phương thức vận chuyển, phương thức thanh tốn và những yêu cầu của việc lên kế
hoạch nhập khẩu.
(iv) Xin giấy phép nhập khẩu
Xin giấy phép nhập khẩu là một biện pháp quan trọng để nhà nước quản lý nhập
khẩu. Vì vậy sau khi ký́ kết hợp đồng nhập khẩu doanh nghiệp phải xin giấy phép
nhập khẩu để thực hiện hợp đồng đó. Ngày nay, trong xu hướng tự do hoá mậu dịch,
nhiều nước giảm bớt số mặt hàng cần phải xin giấy phép nhập khẩu.
1.2.2 Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng
(i) Giao dịch
Sau giai đoạn nghiên cứu, tiếp cận thị trường, để chuẩn bị giao dịch xuất nhập
khẩu, các doanh nghiệp tiến hành tiếp xúc với khách hàng bằng biện pháp quảng cáo.
Nhưng để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán với nhau, người xuất khẩu và người nhập
12



khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch, thương thảo và các điều kiện giao dịch.
Q trình đó có thể bao gồm những bước sau đây:
Hỏi giá: là lời đề nghị bước vào giao dịch. Hỏi giá là việc người mua đề nghị
người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng.
Hỏi giá không ràng buộc trách nhiệm pháp lý của người hỏi giá, cho nên người hỏi
giá có thể hỏi nhiều nơi nhằm nhận được nhiều bản chào hàng cạnh tranh nhau để so
sánh lựa chọn bản chào hàng thích hợp nhất.
Chào hàng: Luật pháp coi đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng và như vậy phát
giá có thể do người bán hoặc người mua đưa ra. Nhưng trong bn bán thì phát giá
là chào hàng, là việc người xuất khẩu thể hiện rõ ý định bán hàng của mình.
Đặt hàng: đặt hàng là lời đề nghị ký kết hợp đồng thương mại xuất phát từ phía
người mua. Trong đặt hàng người mua nêu cụ thể về hàng hoá định mua và tất cả
những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng.
Hoàn giá: hoàn giá là sự mặc cả về giá cả và các điều kiện thương mại khác.
Hồn giá có thể bao gồm nhiều sự trả giá.
Chấp nhận: nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của hoàn giá, chào
hàng, đặt hàng để kết thúc q trình hồn giá. Chấp nhận phải được truyền đạt tới
chính những người phát ra đề nghị.
Xác nhận: là văn bản thống nhất những điều kiện đã thoả thuận mua bán có xác
nhận của các bên tham gia. Đặc tính của xác nhận là có tính ràng buộc trách nhiệm
pháp lý cao nhất đối với giao dịch kinh doanh. Chính vì vây, giai đoạn xác nhận là
giai đoạn ký kết hợp đồng.
(ii) Đàm phán
Đàm phán thương mại là quá trình trao đổi ý kiến của các chủ thể trong một
xung đột nhằm đi đến thống nhất cách nhận định, thống nhất quan niệm, thống nhất
cách xử lý những vấn đề nảy sinh trong quan hệ buôn bán giữa hai hoặc nhiều bên.
(iii) Ký kết hợp đồng
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên, bên bán có nhiệm vụ giao hàng và

chuyển quyền sở hữu cho bên mua. Bên mua có nhiệm vụ thanh tốn tồn bộ số tiền
theo hợp đồng.
1.2.3 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu
13


Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết, đơn vị kinh doanh xuất
nhập khẩu với tư cách là một bên ký kết phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là
một cơng việc rất phức tạp. Nó địi hỏi phải tn thủ luật quốc gia và luật quốc tế,
đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn
vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp
đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thơng,
nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch.
Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải tiến
hành các khâu công việc sau đây:
(i) Mở thư tín dụng L/C
Nếu hợp đồng quy định thanh tốn bằng phương thức thư tín dụng chứng từ thì
bên mua phải mở L/C ở ngân hàng khi có thơng báo từ bên bán.
Thời gian mở L/C phụ thuộc vào thời hạn giao hàng. Cơ sở mở L/C là các điều
khoản của hợp đồng. Đơn vị hợp đồng dựa vào cơ sở đó, làm đơn xin mở L/C theo
mẫu của ngân hàng. Thông thường L/C được mở trước 20 ngày đến 25 ngày trước
thời gian giao hàng. L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/ C cam kết
trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ trình được chứng từ thanh toán phù hợp với nội
dung của L/C. Căn cứ để mở L/C là và các điều khoản của hợp đồng.
(ii) Thuê tàu chở hàng
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, việc ai thuê tàu, thuê tàu theo hình thức
nào được tiến hành dựa vào ba căn cứ sau đây:
-

Điều kiện cơ sở giao hàng của hợp đồng nhập khẩu.


-

Khối lượng hàng hoá và đặc điểm hàng hoá.

-

Điều kiện vận tải.
(iii) Mua bảo hiểm hàng hoá
Hàng hoá chuyên chở trên biển thường gặp nhiều rủi ro, tổn thất. Vì thế bảo

hiểm hàng hố đường biển là loại bảo hiểm phổ biến nhất trong ngoại thương. Bảo
hiểm là một sự cam kết của người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm về
những mất mát, hư hỏng, thiệt hại của đối tượng bảo hiểm do những rủi ro đã thoả
thuận gây ra với điều kiện người được bảo hiểm đã mua cho đối tượng đó một khoản
tiền gọi là phí bảo hiểm.
14


(iv) Làm thủ tục hải quan
Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ
tục hải quan.
(v) Nhận hàng
Để nhận hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài về, đơn vị nhập khẩu phải làm các
cơng việc sau:
(vi) Tiến hành thủ tục thanh tốn
Thanh toán là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế. Có nhiều phương thức
thanh tốn như: Thư tín dụng (L/C), phương thức nhờ thu, chuyển tiền, ...Việc thực
hiện theo phương thức nào phải quy định cụ thể trong hợp đồng.
(vii) Khiếu nại và xử lý khiếu nại (nếu có)

Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng nhập khẩu phát hiện thấy hàng
nhập khẩu bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì cần lập hồ sơ khiếu nại ngay để
khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Đối tượng khiếu nại có thể là bên bán, bên vận tải, cơng
ty bảo hiểm, ... tuỳ theo tính chất của tổn thất. Tuỳ theo nội dung khiếu nại mà người
nhập khẩu và bên bị khiếu nại có các cách giải quyết khác nhau. Nếu khơng tự giải
quyết được thì làm đơn kiện gửi trọng tài kinh tế hoặc toà án kinh tế trong hợp đồng.
(viii) Đánh giá kết quả mua hàng.
Đây là một bước rất quan trọng nhưng rất nhiều doanh nghiệp đã bỏ lỡ. Nội
dung đánh giá là so sánh giữa thực tế mua với các yêu cầu đặt ra cho q trình nhập
khẩu hàng hố, nếu kết quả khơng được đáp ứng đúng mong muốn thì cần kiểm tra
lại các bước trong quá trình để khắc phục, đảm bảo không tái diễn trong lần mua hàng
tiếp theo. Việc đánh giá giúp cho hồn thiện q trình nhập khẩu hàng hố của doanh
nghiệp được diễn ra sn sẻ hơn.


Trên đây là tất cả q trình nhập khẩu hàng hố của doanh nghiệp. Bất

kể thực hiện bước nào trong việc nhập khẩu đều quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, ln cẩn thận và thận trọng trong mỗi quá trình.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhập khẩu
1.3.1 Nhân tố khách quan
15


×