TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
Đề tài :
Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Ngọc Thông
Lớp: CH20I – Quản trị doanh nghiệp
Nhóm 2: Nguyễn Tuấn Anh (1983)
Nguyễn Thị Thu Giang
Vũ Thái Hà
Nguyễn Đình Hải
Tạ Thị Hương Lan
Trần Đức Thành
I. LỜI MỞ ĐẦU
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Theo quan điểm cổ đại:“ Triết học là một hình thái ý thức xã hội; là hệ thống tri
thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người
trong thế giới ấy”
Quan niệm macxit cho rằng: "Triết học là một trong những hình thái ý thức xã
hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, của thái
độ con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy".
Xét về chức năng, triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới
quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do các khoa học đem lại. Đó là chức năng thế giới
quan của triết học.
Trên cơ sở chức năng đó, triết học có vai trò và ảnh hưởng rất lớn đến sự phát
triển của xã hội vì nó là cơ sở của phương pháp luận cho nhiều ngành khoa học trong
đó có khoa học nghiên cứu và quản lý kinh tế. Tuy nhiên do lịch sử phát triển của triết
học rất đa dạng và phong phú nên cũng hình thành ra nhiều trường phái, nhiều quan
điểm, lập trường nhưng tựu trung lại có thể phân ra làm hai dòng triết học lớn là triết
học phương đông và triết học phương tây.
Nếu như ở phương Tây, triết học được xây dựng bởi chủ yếu là các nhà khoa
học, gắn liền với các thành tựu khoa học, đặc biệt là khoa học tự nhiên thì ở phương
Đông, triết học gắn với những hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo đức, chính
trị-xã hội.
Đối tượng của triết học phương Tây rất rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư
duy mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy ngoại (ngoài con người) để giải thích
trong (con người), nói chung xu hướng nổi trội là duy vật. Trong khi đó phương Đông
lấy xã hội, cá nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung quanh. Do đó đối tượng của triết
học phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị, đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng
là hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài. Đa số trường phái thiên về duy tâm.
Triết học phương Tây thay đổi theo hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá
càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu. Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định hoàn
toàn cái ở giai đoạn trước. Còn triết học phương Đông biến đổi tuần tự thay đổi dần về
lượng, dù thay đổi bao nhiêu vẫn giữ lấy phần gốc phần lõi làm nền, không rời xa gốc
đã có.
Chính vì những điểm khác nhau đó mà sự phát triển về khoa học nghiên cứu và
quản lý kinh tế ở phương Tây có sự phát triển khá rực rỡ, nhiều khái niệm, nhiều học
thuyết được hình thành và được ứng dụng phát triển trong thực tiễn. Trong khi đó ở
2
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
phương đông, do chi phối bởi tư tưởng trên nên mà các ngành khoa học không mấy
phát triển.
Mặc dù không có những đóng góp nổi bật cho lĩnh vực nghiên cứu và quản
lý kinh tế trên góc độ các học thuyết khoa học, học thuyết kinh tế quản lý, nhưng
những tư tưởng của triết học phương Đông vẫn có những giá trị to lớn trên góc độ
tác động đến con người mà hiện nay chúng ta thấy vài trò của nó ngày càng lớn
trong hoạt động của doanh nghiệp, doanh nhân.
Nội dung bài tiểu luận này sẽ làm rõ hơn những giá trị của triết học phương
đông trong nghiên cứu và quản lý kinh tế qua một số hoạt động thực tiễn hiện hữu của
doanh nghiệp, doanh nhân như:
- Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh và lựa chọn cán bộ, lãnh
đạo cấp cao.
- Tư tưởng Đức trị trong quản lý cán bộ
- Tư tưởng Pháp trị trong điều hành doanh nghiệp
- Chữ “ Tín” trong quan hệ kinh doanh .
- Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh và hoạt
động xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.
Do còn hạn chế trong thực tiễn và nhận thức, chúng em rất mong nhận được sự
góp ý, nhận xét của thấy giáo TS. Lê Ngọc Thông để bài tiều luận được hoàn thiện
hơn. Chúng em xin chân thành cám ơn.
II – Những giá trị của triết học phương đông trong nghiên cứu và quản lý
kinh tế trên góc độ tác động đến con người.
3
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Các doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp được coi là những yếu tố
cơ bản của nền kinh tế và là đối tượng phổ biến được nghiên cứu hiện nay. Sự phát
triển của các doanh nghiệp được lấy làm hình ảnh cho sự phát triển của nền kinh tế.
Hoạt động của doanh nghiệp có thể chia ra làm hai loại : hoạt động bên trong doanh
nghiệp, hoạt động quản lý; hoạt động bên ngoài doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh.
Phần trình bày dưới đây sẽ nghiên cứ theo hướng hoạt động của doanh nghiệp từ bên
trong ra bên ngoài ngoài.
1. Ứng dụng học thuyết âm dương ngũ hành trong kinh doanh và lựa chọn
cán bộ lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp.
Đây là học thuyết kết hợp 2 học thuyết khác học thuyết về Âm dương và học thuyết về
Ngũ hành.Nói lên quan điểm Phương Đông về vũ trụ và vạn vật. Âm Dương là quy
luật bao trùm vũ trụ, mọi thứ sinh ra đều có thuộc tính âm hoặc
dương. Ngũ hành, gồm Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ cũng là như
thế, mỗi thứ đều có thuộc tính ngũ hành.
Quan hệ giữa năm hành là quan hệ sinh khắc. Tính theo thứ tự
Kim, Thuỷ, Mộc, Hoả, Thổ thì 2 hành kề nhau là tương sinh, 2
hành cách nhau là tương khắc. Quan hệ này cũng chỉ diễn ra
theo chiều thuận, tức Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ,
Thổ sinh Kim. Khắc là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ.
Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim.
Âm dương Ngũ hành được ứng dụng trong nhiều bộ
môn như Đông y, Võ thuật, Tử vi, Phong thủy…Âm
dương là hai mặt của sự sống, sự đảm bảo cân bằng âm
dương chính là sự đảm bảo cho cuộc sống tồn tại và
phát triển.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, yếu tố trung tâm
là Thổ bao gồm các nguồn lực đất đai, văn phòng,
nguyên liệu, nhân lực, vốn liếng. Sử dụng hiểu quả Thổ sẽ sinh Kim là sản phẩm tốt
có giá trị. Trong việc tổ chức tiêu thụ bán hàng, Kim chuyển hoa thành Thủy thành
Tiền thành doanh thu. Từ đó có điều kiện để tiếp tục mua nguyên vật liệu, thuê thêm
nhân công, mở rộng quy mô sản xuất tức là Thủy lại tiếp tục sinh ra Mộc, tượng trưng
cho sự phát triển và tăng trưởng. Doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải có
chính sách PR hiệu quả tạo nên thương hiệu tốt. Lúc này Mộc lại sinh Hỏa, tạo nên
nhiệt năng, động lực tinh thần để công ty phát triển. Doanh nghiệp có thương hiệu
mạnh là điều kiện rất tốt để mở mang đất đai, cơ sở sản xuất kinh doanh, tuyển thêm
nhân viên, thu hút đầu tư, tức là Hỏa lại sinh Thổ kết thúc một chu kỳ kinh doanh.
4
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Trong chu trình nàyt ất cả đều phải cân bằng, trung hòa. Bất cứ hành nào quá vượng
hay quá suy đều không tốt. Chẳng hạn nếu Mộc quá vượng sẽ làm cho Thủy bị vắt
kiệt. Nếu doanh nghiệp đầu tư phát triển tràn lan làm cho dòng vốn không theo kịp
phải vay nợ làm tăng chi phí, nhân lực không theo kịp.
Trong việc bố trí và tổ chức cán bộ, nếu như Nam nhân ứng với tính Dương thì Nữ
nhân ứng với tính Âm. Do đó mà trong cơ cấu nhân sự của hầu hết các phòng ban ta
đều thấy có cả nam và nữ, rất hiếm khi có các phòng ban toàn nam hoặc toàn nữ vì lúc
đó sẽ sinh ra hiện tượng Dương thịnh Âm suy hoặc Âm thịnh Dương suy mà theo
quan điểm cân bằng âm dương thì không thuận lợi cho sự ổn định và phát triển của
phòng ban đó.
Hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng nhiều bất ổn, rủi ro, đòi hỏi người quản lý, lãnh
đạo luôn phải cố gắng đương đầu với những thách thức và lựa chọn cho doanh nghiệp,
tổ chức của mình những cán bộ lãnh đạo cấp dưới phù hợp. Trong các yếu tố phù hợp
đó, các nhà lãnh đạo hiện nay cũng chú ý hơn đến yếu tố về mệnh với mong muốn
duy trì được sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp, tổ chức mình. Theo đó, trong
việc tuyển chọn nhân sự, cán bộ cấp cao thường có một số chú ý sau:
- Chọn bản mệnh chủ đạo của công ty theo bản mệnh người có quyền hành cao
nhất như chủ tịch hội đồng quản trị hay tổng giám đốc.
- Khi chọn các nhân viên cấp dưới mà có thể nắm giữ những vị trí quan trọng
trong công ty hay trong tổ chức không được xung khắc với bản mệnh của
người đứng đầu. Trong trường hợp có thể tương sinh với bản mệnh của người
đứng đầu là tốt nhất, nhưng cần phải theo chiều vượng cho người đứng đầu.
- Khi phân chia nhóm để làm việc cũng cần xem xét bản mệnh của các thành
viên trong nhóm để việc hợp tác được diễn ra suôn sẻ, đặc biệt với những tác
vụ cần sự phối hợp các thành viên trong một thời gian dài và kết quả của tác vụ
có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của công ty hay tổ chức đó.
- Các nhân viên dưới quyền của các cấp quản lý cũng cần phải xem xét và so
sánh với bản mệnh của người quản lý trực tiếp.
- Các bộ phận giám sát lẫn nhau thì có thể chọn các cán bộ có mệnh sung khắc
lẫn nhau
Trong tư tưởng của người Trung Quốc cổ thì Âm dương ngũ hành là những
phạm trù cơ bản nhất, nó đi xuyên suốt một thời gian rất dài trong lịch sử và vẫn còn
ảnh hưởng nhiều trong thời đại ngày nay. Đó cũng là những khái niệm trừu tượng đầu
tiên của người xưa để giải thích sụ sinh thành, biến hóa của vũ trụ. Thuyết âm dương
ngũ hành được phát triển mạnh từ thời Chiến quốc, và trở thành phổ biến trong các
lĩnh vực khoa học tự nhiên. Song học thuyết âm dương ngũ hành cũng như các học
thuyết triết học Trung Quốc cổ đại là thế giới quan của người Trung Hoa ở vào một
thời kỳ lịch sử mà lúc đó lực lượng sản xuất và khoa học còn ở trình độ thấp, cho nên
không khỏi có những hạn chế do những điều kiện lịch sử đương thời quy định. Tư
5
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
tưởng này chủ yếu dựa trên trực giác và kinh nghiệm được đúc kết và hoàn thiện theo
thời gian, đặc biệt sự phát triển của nó chưa gắn với những thành tựu của khoa học tự
nhiên cận hiện đại. Song học thuyết đó đã trang bị cho con người tư tưởng duy vật khá
sâu sắc và độc đáo nên đã trở thành lý luận cho một số ngành khoa học cụ thể trong đó
có nghiên cứu và quản lý kinh tế.
2. Tư tưởng “ Đức trị” trong quản lý cán bộ
Tư tưởng “Đức trị” được bắt nguồn từ Khổng Tử, người mở đầu khai sinh ra
trường phái Nho gia . Ông tên thật là Khổng Khâu, tự là Ni, sinh ra tại nước Lỗ, nay
thuộc tỉnh Sơn Đông-Trung Quốc. Khổng Tử từng làm quan (quan trong coi ruộng
đất, sổ sách) nhưng không được trọng dụng. Cuộc đời không thành đạt trong quan
trường nhưng lại rực rỡ trong lĩnh vực triết học nhân sinh. Khổng tử mất vào năm 73
tuổi.
Quan niệm về Đức là cơ sở quan trọng tạo nên tư tưởng đức trị của Khổng Tử .
Ông coi đức là gốc của con người, coi hiếu đễ là gốc của đức. Quan niệm về "đức"
của Khổng Tử trong "Luận ngữ" rất sâu sắc và phong phú. Đức không chỉ là thiện đức
mà chủ yếu là hành động, là lời nói đi đôi với việc làm. Khổng Tử quan niệm đức với
tài phải đi đôi với nhau, nhưng đức phải là gốc. Lòng tin mãnh liệt vào thiện đức của
con người chính là cơ sở của đường lối đức trị Khổng Tử.
Quan niệm đức nhân: đức nhân có nhiều nghĩa nhưng nghĩa chính là thương
người, nhân đạo đối với con người, nhân cũng là đức hạnh của người quân tử. Khổng
Tử cho rằng đức nhân dựa trên 2 nguyên tắc:
+ “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”- cái gì mình không muốn thì đừng làm cho
người khác.
+ “ Kỷ dục lập nhi lập nhân, kỷ dục đạt nhi đạt nhân”- mình muốn đứng vững
thì giúp người khác đứng vững, mình muốn lập thân thì gíup người khác lập thân,
mình muốn thành đạt thì giúp người khác thành đạt.
Trên cơ sở 2 nguyên tắc này, ông cụ thể thành các tiêu chuẩn đạo đức cụ thể
đặc biệt là đối với tầng lớp quân tử, ông cho rằng đối với những người làm chính trị
quản lý xã hội muốn có đức nhân phải có 5 điều:
+ Một là trọng dân
+ Hai là khoan dung độ lượng với dân
+ Ba là giữ lòng tin với dân
+ Bốn là mẫn cán (tận tụy trong công việc): lo việc chung
6
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
+ Năm là đem lòng nhân ái đối xử với dân
Như vậy, quan niệm về đức nhân của Khổng Tử là một đóng góp lớn trong việc
giáo dục đào tạo con người giúp con người phát triển toàn diện, vừa có đức vừa có tài.
Với Khổng Tử đạo đức là gốc của con người, nói đến con người trước hết là
nói đến đạo đức: “Làm người có nết hiếu dễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên. Không
thích xúc phạm bề trên mà thích làm loạn thì chưa từng có. Người quân tử chăm chú
vào việc gốc, gốc mà vững thì đạo đức sinh ra. Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân ”
Đức với Khổng Tử là lời nói đi đôi với việc làm trên cơ sở cái thiện: “Người xưa thận
trọng lời nói, sợ sẽ xấu hổ nếu nói mà không làm được:
Trên cơ sở đó, mà Khổng Tử đã đề xuất đường lối “Đức trị”-Đường lối trị nước
bằng đạo đức mang đậm dấu ấn độc đáo của ông. Khổng Tử quan niệm “Làm chính trị
(trị dân) mà dùng đức (để cảm hóa dân) thì như sao Bắc Đẩu ở một mơi mà các ngôi
sao khác hướng về cà (tức thiên hạ theo về).
Trước sau Khổng Tử vẫn tin rằng: “dùng chính lệnh để dẫn dắt dân, dùng hình
phạt để bắt dân vào khuôn phép, dân tránh khỏi tội nhưng không biết hổ thẹn. Dùng
đạo đức để dẫn dắt dân, dùng lễ giáo để đặt dân vào khuôn phép, dân biết hổ thẹn mà
lại theo đường chính”
Trong quản trị nhân sự hiện nay tư tưởng “Đức trị” là một phần không thể thiếu
đặc biệt trong quản trị nhân sự cấp cao. Thị trường kinh tế hội nhập, tri thức là một
phần không thể thiếu cho sự thịnh tồn của mỗi doanh nghiệp. Khi đó bài toán giữ
người hiền tại phục vụ cho doanh nghiệp được đặt ra hàng đầu. Ngoài những lợi ích
kinh tế mà người lao động được hưởng thì quan hệ giữa ông chủ, nhân viên, giữa
người chủ công ty và người được thuê rất được chú trọng. Với mức lương xấp xỉ giữa
các doanh nghiệp, người lao động sẽ chọn nơi mà họ được trọng dụng, được đối đãi
tốt, nơi họ có “Chính danh” (danh phải rõ ràng với những quy định, thủ tục rõ ràng
“Danh chính thì ngôn mới thuận”. Bên cạnh đó vấn đề đào tạo người tài cũng cần
được chú trọng, cần đảm bảo sao cho người tài sẽ đem kiến thức phục vụ lại lợi ích
của doanh nghiệp
Đường lối Đức trị trong quản lý, chủ yếu là dựa vào xây dựng quan niệm giá trị
chung của mọi người, dựa vào quyền lực phi chính thức của bản thân người lãnh đạo
như phẩm chất đạo đức, tài năng, tình cảm , dẫn dắt mọi người hoàn thiện cuộc sống
tinh thân và tu dưỡng đạo đức, trên cơ sở đó, thực hiện khống chế bên trong của hành
vi, khiến cho hành vi của mọi người tự giác đảm bảo nhất trí với mục tiêu của tổ chức.
Đức trị dựa vào giáo hóa, dựa vào tư tưởng để giải quyết vấn đề. Như vậy, hiệu quả sẽ
nhìn thấy chậm, có thể hiếu là Đức trị theo đuối hiệu quả trong thời gian dài. và đây là
quản lý mang tính chiến lược.
7
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Mỗi một tư tưởng triết học đều được sản sinh và phát triển trong một xã hội
nhất định với các hình thái, mối quan hệ xã hội tương ứng. Ngày nay tuy xét về bối
cảnh lịch sử cho ra đời tư tưởng Đức trị là không phù hợp, nhưng với những giá trị mà
“Đức trị” đem lại trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp nói chung và quản trị nhân sự
nói riêng khiến cho “Đức trị” là một phần không thể tách rời của quản lý. Đó chính là
lý do tại sao một học thuyết, một tư tưởng đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng
vẫn được loài người quan tâm, vận dụng và khai thác hơn nữa trong hoạt động, phát
triển của xã hội.
3. Tư tưởng “ Pháp trị” trong điều hành doanh nghiệp
Có thể nói người đầu tiên đặt nền móng cho Pháp trị chính là Tuân Tử, quan
niệm của ông về là bản chất con người có là ác chúng ta luôn muốn tìm cách thoả mãn
những nhu cầu riêng tư của mình và từ đó nếu không có phương pháp quản lý tốt sẽ
dẫn đến tình trạng loạn lạc trong xã hội.
Học trò của Tuân Tử là Hàn Phi Tử (-280-234) đã kế thừa quan điểm bản chất
con người là ác. Theo Hàn Phi Tử thì để chế ngự cái ác, xây dựng và giữ vững đất
nước thì vua phải dùng công cụ pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những người
nhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữ
nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thì
cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”. Hệ thống phát luật phải thoả mãn 3 yếu tố cơ
bản:
- Pháp luật quan trên ban ra tất cả đều phải tuân theo và nó cần thay đổi cho phù
hợp với thời thế: thời thay mà pháp không đổi thì nước loạn. Đời đã thay đổi
mà cấm lệnh không biến thì nước sẽ bị chia cắt và chính sách cai trị phải dựa
vào ý dân, dân muốn thì gì thì cấp cho cái đó, không muốn cái gì thì trừ cho cái
đó.
- Pháp luật phải viết cho mọi người đều dễ hiểu và dễ thi hành: Cái gì mà kẻ sĩ
có óc tinh tế mới biết thì không nên ban làm lệnh vì dân không phải người nào
cũng có đầu óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được thì không nên dùng
làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiểu cả.
- Pháp luật phải được áp dụng một cách rộng rãi và công bằng cho mọi người:
Định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng, trừ
hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp
đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn,
biên giới không bị xâm phạm.
8
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Ngày nay các công ty, các tập đoàn các tô chức muốn tồn tại và phát triển lâu
dài đều phải áp dụng một phần tư tưởng Pháp trị như xây dựng một hệ thống văn bản
quy chế, nguyên tắc, quy phạm hành động Chức năng của nó là:
- Răn đe, ngăn chặn những người có ý định xấu muốn gây thiệt hại cho công ty.
- Tạo ra một môi trường làm việc, phấn đấu thật an toàn cho mọi người, ai có
công được thưởng, ai làm sai bị phạt, công lớn thưởng lớn, công nhỏ thưởng
nhỏ.
Các công việc, thể hiện cụ thê hướng đến Pháp trị trong việc quản lý hiện nay
có thể kể ra bao gồm:
- Hợp đồng lao động.
- Các chế độ chính sách của công ty.
- Chấm công hàng ngày.
- Nội quy, quy chế . Ví dụ để tránh mọi người đi muộn ta có thê đưa ra nội quy
công ty là ai đến muộn bị phạt tiền, cứ muộn thêm 5 phút phạt thêm 50.000
vnđ.
- Áp dụng chế độ lương thưởng hướng tới công bằng, ai làm nhiều hưởng nhiều,
ai làm ít hưởng ít.
- Chế độ phạt, đuổi việc trừ thưởng cho những người vi phạm quy định.
- Sử dụng KPI để chấm hiệu quả công việc của người lao động.
Áp dụng Pháp trị ở đây sẽ đạt được những điều sau:
- Giúp nhân viên cảm thấy được đối sử công bằng.
- Giúp nhân viên không cảm thấy bất mãn tạo sự ổn định về nhân sự cũng như
hoạt động sản xuất của công ty . Ví dụ: rất nhiều công ty khi thuê nhân viên
mới về, trả lương cao hơn nhiều những người cũ, ưu đãi nhiều hơn làm nhân
viên trong công ty cảm thấy bất mãn và tất yếu là họ sẽ kéo nhau chuyển qua
công ty khác.
- Răn đe những thành phần định làm ảnh hưởng xấu trong công ty. Ví dụ nhiều
công ty đưa ra quy chế đào tạo nhằm ràng buộc thời gian làm việc của người
lao động, khi đó nếu người lao động sau khi được công ty cử đi đào tạo nước
ngoài lúc về nước sẽ không dám chuyển công ty vì sẽ bị phạt tiền rất nặng.
Nếu như tư tưởng “Đức trị” của Nho gia đề cao cái chủ trương cai trị bằng cái
tâm, bằng đạo đức, bằng văn của vua tôi thì “Pháp trị” lại đề cao Pháp luật, Pháp gia
đã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai trị mới - Pháp trị “Pháp bất vị thân”,
pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân dễ biết, dễ thi hành; pháp luật
9
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
phải công bằng, bênh vực kẻ thiểu số; thưởng phải trọng hậu, phạt phải nặng Đó là
tư tưởng về chính trị quản lý xã hội, quản lý kinh tế còn nhiều ý nghĩa đối với hiện
nay.
4. Chữ “ TÍN” trong hoạt động quản lý kinh doanh
Chữ Tín là một khái niệm quan trọng trong tư tưởng triết học của Khổng Tử và
là một bộ phận quan trọng trong tư tưởng quản lý đức trị. Chữ tín cuả Khổng Tử bao
gồm sự tín nhiệm của dân chúng và sự trung thực của người quản lý theo Khổng Tử
chữ tín còn đứng trên cả “thực túc”, “binh cường”.
Ngày nay chữ Tín được hiểu:
- "Tín" trong đời thường được hiểu là lòng tin mà mình tạo dựng được bởi một
chủ thể khác.
- "Tín" trong kinh doanh được hiểu là giữ đúng lời hứa, cam kết giữa các đối tác,
là đảm bảo chất lượng hàng hoá phục vụ người tiêu dùng.
- "Tín" trong đối nhân xử thể giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể
trong được hiểu là giữ đúng lời hứa, lòng tin giữa cá nhân với nhau.
"Một lần bất tín- vạn lần bất tin”, là một trong những bài học đầu tiên cho bất
cứ ai làm quản lý kinh tế nói riêng cũng như các doanh nghiệp nói chung, nó không
chỉ biểu hiện triết lý kinh doanh bền vững mà sâu xa hơn là nhân cách của người làm
nghề quản lý, kinh doanh.
Chữ Tín dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ nguyên giá trị. Dù cho có
bị ràng buộc bởi luật pháp, thì chữ Tín vẫn phát huy được vai trò của nó. Trong quan
hệ với khách hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo được chữ Tín, một lần bất tín vạn sự
bất tin, muốn làm ăn lâu dài thì phải đặt chữ Tín lên hàng đầu. Khiến cho người khác
tin mình đã là khó, làm sao giữ được lòng tin ấy lâu bền còn khó hơn nữa. Giữ chữ
Tín đó là bước đầu tiên thiết lập cơ hội tạo mối Lợi lâu dài. Bỏ qua chữ Tín lần này,
lần khác ta sẽ không được tin tưởng và mất cơ hội làm ăn. Xem nhẹ chữ Tín đối với
người tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ nhìn ta bằng cặp mắt khác. Đối với đối tác làm ăn,
quyền lợi trước tiên phải đảm bảo cho cả hai bên qua những ràng buộc về pháp lý, rồi
tuân thủ theo hợp đồng, đó là giữ chữ Tín với nhau.
Giữ chữ Tín, tạo lòng tin là cách tốt nhất, nhanh nhất, bền vững nhất để quảng
bá thương hiệu của doanh nghiệp và phát triển mạng lưới kinh doanh. Không ít các
doanh nghiệp, để cạnh tranh, thu hút khách hàng bằng cách giảm giá thành sản phẩm.
Nhưng cách thực hiện nó lại không được minh bạch ví dụ: sử dụng những nguyên,
phụ liệu kém chất lượng, cắt giảm chi phí nhân công, chi phí quản lý Lợi trước mắt
là lượng hàng bán ra có thể nhiều hơn so với trước. Song cái Hại chính là khách "một
đi không trở lại". Thấy cái Lợi trước mắt để bỏ chữ Tín là cái nhìn thiển cận. Để thiết
lập chữ tín, đôi lúc doanh nghiệp phải hy sinh cả lợi ích trước mắt của mình.
10
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt doanh nghiệp phải tạo được lòng tin của
khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp đó, doanh phải
ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ Tín trong kinh doanh và phải xây dựng được khả
năng để làm tốt các mình hứa.
Khả năng sinh lời trong kinh doanh không nhất thiết phải tùy thuộc vào số vốn,
vào mặt hàng, công nghệ mà còn trên độ tin cậy của người tiêu thụ mặt hàng hoặc
dịch vụ đó ví dụ với một thương hiệu uy tín có thể bán sản phẩm giá thành cao hơn
sản phẩm cùng lọai của một hãng khác chưa có uy tín bằng.
Để ý thức được giá trị tuyệt đối của chữ tín trong kinh doanh, doanh nghiệp cần
có tư duy dịch vụ. Nghĩa là phải luôn đặt mình vào vị trí của người tiêu thụ và tự đánh
giá sản phẩm của mình một cách khách quan trên mặt giá trị tiện và lợi, người tiêu thụ
phải được thuyết phục để tin rằng người sản xuất luôn luôn chu đáo nghĩ đến nhu cầu
của họ và thỏa mãn nhu cầu của họ xứng đáng với giá của họ phải trả.
Ngoài ra còn tính chu đáo trong kinh doanh, tính chu đáo và sự trung thực tạo
được sự tin cậy, và từ đó tạo được lợi thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp.
Việt Nam gia nhập WTO, là cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp
trong nước trong việc "chào hàng" và tìm bạn hàng. Đây là một sân chơi quốc tế với
sự cạnh tranh khốc liệt. Để tồn tại, bên canh những điều kiện cần và đủ về cơ sở hạ
tầng, năng lực kinh doanh thì chữ Tín đóng vai trò không nhỏ. Việt Nam nên lấy
hình mẫu của các doanh nghiệp Nhật Bản trong kinh doanh, sản phẩm của các công ty
Nhật Bản lấy ví dụ như hãng xe Honda, sản phẩn của họ luôn dẫn đầu thị trường về
chất lượng sản phẩm, khi nhắc đến xe gắn máy thì người Viện Nam luôn nghĩ ngay
đến sản phẩm xe gắn máy của Honda vì lòng tin của người tiêu dùng vào chất lượng
sản phẩm đã được kiểm chứng bằng thực tế qua rất nhiều năm.
5. Ảnh hưởng tính “ Thiện” của Phật giáo trong hoạt động kinh doanh và
hoạt động xã hội của doanh nghiệp, doanh nhân.
Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới và có phát triển
mạnh mẽ đặc biệt ở các nước Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Phật giáo là một tôn giáo ra đời vào cuối thế kỉ VI trước Công nguyên ở Ấn Độ, sau
đó phát triển thành một trong 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới (cùng với đạo Kitô và
đạo Hồi). Người sáng lập ra Phật giáo là Thích Ca Mâu Ni. Phật giáo xuất hiện với tư
cách một tôn giáo, đề cao nếp sống đạo đức trong sáng, coi nhẹ hình thức nghi lễ.
Theo giáo lý của Thích Ca Mâu Ni, thế giới tự nó tồn tại, không do ai tạo ra cả. Vạn
vật là vô thường, luôn luôn biến chuyển theo luật nhân quả, sinh ra và diệt đi, tuần
hoàn không ngừng. Bốn chân lý lớn: 1) Cuộc sống là bể khổ (sinh, lão, bệnh, tử). 2)
Nguyên nhân của khổ là lòng tham, sự tức giận, sự ngu si (vô minh). 3) Diệt khổ tức
là diệt những nguyên nhân ấy, chấm dứt vòng luân hồi, đến cõi Niết Bàn; 4) Con
đường giải thoát là tu tập theo Bát chính đạo. Phật giáo đặt vấn đề số phận con người
là do bản thân con người tạo ra và tự mình chịu trách nhiệm, không do thần thánh định
11
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
đoạt. Chủ trương bình đẳng (ai cũng có khổ và đều có thể được giải thoát), đề cao
lòng từ bi (yêu thương mọi loài, chống lại điều ác, làm mọi điều lành)
Đạo Phật đã đưa ra bốn chân lý kỳ diệu, với yếu tố biện chứng, kết cấu chặt chẽ
khi đưa ra lý thuyết “ngũ uẩn”, chỉ rõ căn nguyên của khổ đau là do thâm, sân , si
cùng với lý luận về thập nhị nhân duyên, đồng thời khẳng định con đường diệt khổ đó
là “trung đạo”… hướng con người đến nếp sống thiện lánh xa cái ác. Dạy con người
sống cảm thông, hỷ xả với nhau. Vị tha dạy con người sống vì người khác, bao dung
độ lượng đó là phương pháp giúp con người đạt được đức hạnh. Tư tưởng chủ chổt
giáo dục con người, giúp con người hướng thiện trong đạo Phật chính là Từ bi,đã có
khẳng định rằng “Từ bi là gốc rễ của đạo Phật”.
“Từ bi” là “từ” và “bi”, là hai đức tính (tinh thần) cơ bản trong bốn đức tính mà
Phật giáo gọi là “tứ vô lượng” hay còn gọi là “tứ vô lượng tâm”. Về đối tượng vô
lượng, bao quát mọi chúng sinh, không hạn chế một ai cả (vô lượng chúng sinh) và
hiệu quả vô lượng, lợi ích đem lại cho chủ thể cũng như khách thể đạo đức là vô cùng
lớn lao (vô lượng phúc quả). Kinh Tập giải thích: “Từ” là lòng mong muốn đem lại lợi
ích và an lạc cho người khác. “Bi” là hy vọng nhằm loại trừ những khổ đau không có
lợi cho người khác hoặc có hại cho người khác” (Từ thị lợi ích hòa an lạc tha nhân
đích tâm nguyện. Bi thị trừ khử bất lợi tha nhân hoặc hữu hại tha nhân chi khổ chi hy
vọng . Tâm niệm đem lại niềm vui cho người khác gọi là “từ”, tâm niệm làm cho
người khác bớt khổ đau gọi là “bi”, vui mừng vì chúng sinh được an lạc, tránh khổ
đau gọi là “hỷ” ”, tâm niệm đối với chúng sinh không tính toán thân, sơ, đối xử với
mọi người bình đẳng như nhau gọi là “xả”
Văn hóa dân tộc ta chịu ảnh hưởng rất lớn từ văn hóa Phật giáo, nên tất cả
những gì lợi cho mình, lợi cho người, đem niềm vui đến cho mình, đem niềm vui đến
cho người, hoặc sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà có lợi cho người tiêu dùng;
sự giàu có của mình góp thêm vào sự giàu có của đất nước, tiền bạc của số người giàu
được chia sẻ lại cho số người còn người nghèo, để khoảng cách giàu nghèo rút ngắn
lại, thì đó chính là văn hóa Phật giáo. Do vậy, hàng ngày trên các phương tiện thông
tin đại chúng chúng ta dễ dàng thấy những thông tin về các hoạt động từ thiện, thiện
nguyện của các doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức và từ tất cả các tấm lòng hướng
Phật.
"Từ" là "Từ Tâm"."Thiện" là việc tốt. "Từ Thiện" là làm việc tốt "Từ Tâm".
Làm từ thiện chính là làm theo lời dạy của Đức Phật. Phật giáo có cả một kho tàng
quý báu về lý Nhân quả - Nghiệp báo, về bốn tâm vô lượng Từ-Bi-Hỷ-Xả, về Vô
thường -Vô ngã v.v… Đấy chính là nền tảng của một xã hội nhân ái, bình đẳng và văn
minh nếu những bài học giáo lý ấy biến thành hiện thực trong cuộc sống. Có thể nói,
xã hội Việt Nam từ ngàn xưa đã có truyền thống nhân ái cũng đều bắt nguồn từ những
bài học giáo lý nói trên. Vì vậy, hoạt động từ thiện hôm nay chính là con đường chủ
12
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
động đưa Đạo Phật đến với quần chúng. Con đường này sẽ đưa chúng ta đi đến mục
tiêu góp phần xây dựng xã hội an lạc theo tinh thần Phật Giáo.
Hoạt động từ thiện tại các doanh nghiệp đã và đang phát triển và mang lại
những giá trị tốt đẹp cho xã hội cũng như cho chính các doanh nghiệp tham gia. Theo
một báo cáo vừa được công bố trong tuần này của Trung tâm Phát triển cộng đồng
LIN, các doanh nghiệp đang tổ chức ngày càng nhiều các hoạt động từ thiện tại Việt
Nam, và xu hướng này sẽ lớn dần lên trong tương lai gần.
Hàng trăm doanh nghiệp là thương hiệu mạnh, trong đó có 11/30 thương hiệu
được công nhận là thương hiệu quốc gia, cũng tích cực hưởng ứng và tham gia các
hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Các hình thức hoạt động từ thiện của doanh nghiệp bao
gồm:
+ Trợ cấp và tài trợ
Đối phó với cơn bão nhiệt đới Ketsana đổ bộ vào Việt Nam cuối tháng 9/2009,
Công ty Sabeco đã quyên góp được 470 triệu đồng từ nhân viên và khách hàng để hỗ
trợ các nạn nhân cơn bão và gia đình tại các vùng Kontum, Quảng Ngãi, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Các doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện phi lợi nhuận như cuộc thi Cyclo
Challenge hàng năm của Saigon Children Charity, đấu giá nghệ thuật của tổ chức
Phẫu thuật Nụ cười, Đi bộ từ thiện hàng năm của tổ chức Lawrence S.Ting, tất cả ba
sự kiện đều gây quỹ cho những nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam
+ Trợ cấp hiện vật
Nhằm giúp cho bà con nghèo tháo gỡ một phần khó khăn trong dịp Xuân Tân
Mão 2011, Bộ tư lệnh Quân khu 9 đã chỉ đạo và vận động Công ty 622 (Quân khu 9);
các công ty đứng chân trên địa bàn gồm: Công ty Địa Cầu, Công ty Nam Trường
Sơn ủng hộ 13 tấn gạo cho các gia đình chính sách, hộ nghèo ở tỉnh Cà Mau. Cụ thể,
ủng hộ các xã Tân Trung, Trần Phán, Thanh Tùng và xã Ngọc Chánh thuộc huyện
Đầm Dơi 8,5 tấn; xã Khánh Bình của huyện Trần Văn Thời 3 tấn; phường 9 thuộc
thành phố Cà Mau 1 tấn và xã Tân Lộc, huyện Thới Bình 500kg. Tổng số gạo ủng hộ
trị giá gần 200 triệu đồng.
Nhằm góp phần chia sẻ với những đau thương mất mát mà bà con miền Trung
đang gánh chịu, Công ty TNHH Saehwa Vina (TP.HCM) đã thông qua TNO, gửi tặng
10.000 sản phẩm quần áo mới đến với đồng bào vùng lũ lụt.
+ Các chương trình tình nguyện của nhân viên
13
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
IBM Việt Nam đã và đang tích cực triển khai chương trình Vinh danh hoạt
động tình nguyện này của Tập đoàn IBM. IBM Việt Nam đã phối hợp với nhiều tổ
chức phi chính phủ, các trường đại học, trường phổ thông, mẫu giáo, và các đối tác địa
phương, để triển khai hàng loạt các các chiến dịch tình nguyện từ đầu năm 2011, đóng
góp tổng cộng gần 3,500 giờ tình nguyện (tính đến ngày 15.6.2011), tương đương với
hơn 400 ngày làm việc của các nhân viên IBM Việt Nam. Hơn 300 lượt nhân viên
IBM đã tham gia các chương trình tình nguyện phục vụ cộng đồng, được diễn ra tại
các thành phố và tỉnh thành khắp cả nước như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Quảng Trị,
Đà Lạt …
Nhiều năm qua, CLB doanh nhân và CLB nữ doanh nhân Sài Gòn, hai tổ chức
thuộc Hiệp hội Doanh nhân TPHCM với gần 1.500 doanh nghiệp thành viên đã có
nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng như khám chữa bệnh, mổ mắt, mổ hàm ếch, xây
trường học, trạm xá cho các địa phương vùng sâu, vùng xa, tặng học bổng cho học
sinh nghèo và xây tặng hàng trăm căn nhà tình thương cho đồng bào nghèo ở vùng
biên giới và các tỉnh, thành trong cả nước.
Và ngày càng nhiều hơn nữa các quỹ, tổ chức, doanh nghiệp được hình thành
vì mục đích từ thiện, điển hình như: Quỹ VinaCapital là một tổ chức phi lợi nhuận
đăng ký tại Mỹ, giúp xóa đói giảm nghèo và cải thiện cuộc sống của người nghèo ở
Việt Nam bằng cách giúp trẻ em tiếp cận nhiều hơn dịch vụ y tế có chất lượn, cải thiện
các cơ sở y tế, và hỗ trợ các chương trình cấp cao nhằm xây dựng kiến thức kinh
doanh và khả năng lãnh đạo. Trong vòng 5 năm (2006-2011), thông qua chương trình
Nhịp tim Việt Nam, Quỹ VCF thuộc Tập đoàn VinaCapital đã giúp 2.050 trẻ mắc
bệnh tim bẩm sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vượt qua ranh giới mong manh
giữa sự sống và cái chết.
Có thể nói, càng thành công trong kinh doanh, các doanh nhân càng mong
muốn được chia sẻ lợi nhuận để góp phần chăm lo cho người nghèo. Những chuyến
công tác từ thiện cứ nối tiếp nhau, danh sách những người được khám chữa bệnh,
được trao tặng nhà cứ dài thêm ra và niềm vui của các doanh nhân cũng được nhân lên
khi biết những đóng góp của mình đã đem niềm vui đến cho nhiều người, giúp nhiều
gia đình vượt qua cơn khốn khó.
Tham gia các sự kiện cộng đồng, hoạt động từ thiện là cách thức khác để biểu
lộ sự cam kết của doanh nghiệp với xã hội. Hoạt động này không trực tiếp đánh giá
mức độ hoàn thành công việc của nhân viên, mà gửi thông điệp cho thấy doanh
nghiệp biết quan tâm tới hạnh phúc của những người khác và muốn là một công dân
tốt trong cộng đồng. Và khi làm như thế, các nhân viên có thể tự hào về công ty của
mình.
14
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
Tuy nhiên hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp làm từ thiện với động cơ PR.
Hoạt động từ thiện là một phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing. Hằng năm,
các doanh nghiệp đều có chi phí riêng cho hoạt động từ thiện với nhiều hình thức. Họ
còn có bộ phận chuyên phụ trách lĩnh vực này, làm việc chuyên nghiệp. Làm từ thiện
gắn liền với xây dựng thương hiệu đã trở thành xu thế chung của các doanh nghiệp
Điều này rất dễ thấy vì đa số hoạt động từ thiện đều có điều kiện, trong đó điều
kiện truyền thông là quan trọng nhất. Mục tiêu truyền thông của “từ thiện” là cho cộng
đồng biết được doanh nghiệp đó “tốt bụng”, với chủ đích xây dựng một hình ảnh
“quý” của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng. Đây là mục tiêu rất có lợi cho
doanh nghiệp, được về thương hiệu, được về thành tích và nhất là được về nhân cách
kinh doanh trong tâm trí cộng đồng tiêu dùng. Đáng buồn là hiện nay nhiều doanh
nghiệp đã sử dụng “từ thiện” để làm công cụ đánh lạc hướng dư luận, người tiêu dùng,
lấy thành tích với cơ quan chức năng, che lấp những khiếm khuyết về sản phẩm, về
động cơ kinh doanh, về lao động, môi trường sống, thậm chí về luật pháp. Có khi số
tiền họ bỏ ra làm từ thiện so với chi phí đáng lý phải bỏ ra để xử lý chất thải, giảm
khói bụi, giảm tiếng ồn, hoặc để cải thiện điều kiện làm việc, đóng bảo hiểm xã hội
cho nhân viên là rất nhỏ. Làm như thế, xét về mặt văn hóa, doanh nghiệp đã làm tổn
thương hai chữ “từ thiện” vốn dĩ rất tốt đẹp.
Những hoạt động từ thiện của các doanh nghiệp, doanh nhân, các tổ chức phần
lớn đều mang lại những ý nghĩa và giá trị tốt đẹp. Làm từ thiện chính là làm theo lời
dạy của Đức Phật- làm việc tốt từ tâm.Thiết nghĩ, với trên hai ngàn năm có mặt ở Việt
Nam, dù đã trải qua nhiều biến đổi, thăng trầm cùng lịch sử đất nước song thời nào,
Phật giáo cũng lấy đức từ bi, hỷ xả để giáo hóa chúng sinh, lấy tình thương, khoan hòa
làm phương châm hành đạo. Đồng thời, điều đó lại được hiện thực hóa thông qua các
hành động cụ thể và thiết thực trong công tác từ thiện, xã hội mang tính nhân đạo,
nhân văn sâu sắc, góp phần hun đúc nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam
hiện nay.
15
Tiểu luận triết học Nhóm 2 – CH20I
III – Kết luận
Không có nhiều những học thuyết,về quản lý kinh tế mà trong đó bao hàm
những khái niệm, những công thức, những tính toán…nhưng những giá trị để lại của
triết lý phương đông hiện nay vẫn là một đề tài lớn mà các nhà khoa học, nhà quản lý
trên khắp thế giới nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng trong hoạt động quản lý kinh
doanh của mình.
Ví dụ như bên cạnh các cuốn sách hướng dẫn đầu tư chứng khoán theo các
trường phải giá trị, cơ bản, kỹ thuật chúng ta cũng thấy những sách hướng dẫn đầu tư
chứng khoán theo Kinh dịch; hay bên cạnh những tính toán khoa học về kết cấu, khả
năng chịu lực, kiến trúc tòa nhà…chúng ta vẫn thấy có những con số như thước Lỗ
ban mà theo đó có thế đón sinh khí, vượng khí vào căn nhà, công trình; hay bên cạnh
các phương pháp quản lý nhân sự tạo điều kiện cho các thành viên trong công ty phát
huy được những thế mạnh của mình bằng công nghệ, bằng các phương pháp quản lý
hiện đại thì các nhà lãnh đạo có tầm nhìn vẫn cố gắng dùng cái “ đức” của mình để
cảm hóa cấp dưới, cảm hóa nhân viên tạo động lực cho sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp….
Đối với chúng em những doanh nhân, những nhà quản lý tương lai thì những
giá trị của triết học phương đông là những tin hoa cần tiếp tục tìm hiểu và khám phá.
Ngoài ra trong một giai đoạn mà sự cạnh tranh về con người, về nhân sự cấp cao đang
diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì những tư tưởng quản trị đặc biệt là “ Đức trị” đang
ngày càng được đánh giá cao và cần được vận dụng sáng tạo như một sức mạnh tạo ra
giá trị cho sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Chúng em xin chân thành cám ơn sự góp ý, nhận xét tận tình của thầy giáo TS.
Lê Ngọc Thông đã giúp chúng em hoàn thiện nội dung của bài tiểu này.
16