Pháp trị Hàn Phi Tử
Prepared for
Nhóm 2
Prepared by
Nguyễn Tuấn Anh
21/11/11
Version: 1.0
Pháp trị Hàn Phi Tử
Change record
Ngày Tác giả
Phiên
bản
Change reference
21/11/2011 Nguyễn Tuấn Anh 1.0 Giá trị của Pháp trị - Hàn Phi Tử
Duyệt
Date Name and position
2/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
Mục lục
1. Khái niệm Pháp trị 4
1.1. Tóm tắt hoàn cảnh ra đời 4
1.2. Nội dung cơ bản của Pháp trị Hàn Phi Tử 5
2. Vận dụng của Pháp trị thời xưa 8
2.1. Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trị 8
2.2. Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội 9
2.3. Pháp luật phải được thi hành triệt để 11
3. Vận dụng của Pháp trị trong quản lý kinh tế hiện đại 13
3.1. Vận dụng thực tế 13
3.2. Những lợi hại của “Pháp trị” trong quản lý 13
3.3. Pháp trị và Đức trị 14
4. Kết luận 15
3/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
1.
1.
Khái niệm Pháp trị
Khái niệm Pháp trị
1.1.
1.1.
Tóm tắt hoàn cảnh ra đời
Tóm tắt hoàn cảnh ra đời
Lịch sử Trung Hoa cổ đại có hai thời kỳ được nói đến nhiều nhất: Xuân thu và Chiến quốc.
Thời Xuân thu (770-403 TCN) là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây chính là thời kỳ sinh
sống của Lão Tử, Khổng Tử (551-479 TCN).
Cuối thời Xuân thu sang đầu Chiến quốc, xã hội Trung Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng
ngày càng trầm trọng: nền chính trị Thiên Tử của nhà Chu suy vong, các chư hầu cùng nổi
lên tranh giành bá chủ.
Thời Chiến quốc (403-221 TCN) từ gần cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tề
thống nhất đất nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử (280-233 TCN).
So với thời Xuân Thu thì Chiến Quốc loạn lạc và bất ổn định hơn về chính trị, nhưng lại
phát triển hơn về kinh tế. Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn lạc chưa từng thấy với hơn
năm trăm năm chiến tranh đau thương " người chết đầy đồng, thây chất đầy thành "
(Mạnh Tử). Trong thời Xuân Thu, công cụ sản xuất và khí giới chủ yếu là bằng đồng. Sắt
bắt đầu được dùng cuối thời kỳ này và trở nên thông dụng vào thời Chiến Quốc, do đó,
thúc đẩy việc mở rộng đất đai nông nghiệp, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ đạo
đức suy đồi, người ta chỉ tìm mọi cách để tranh lợi. Quan lại tham nhũng, ăn chơi xa hoa
truỵ lạc; chiến tranh kéo dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ
cùng cực. Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia
rẽ về tư tưởng.
Hiện thực nóng bỏng đó là tiền đề tích cực cho ra đời hàng loạt các học thuyết tư tưởng,
nhằm lý giải hiện thực và đề xuất những quan điểm, đường lối chính trị- những phương
thuốc cứu đời từ loạn về trị.
Thời gian này có 3 dòng tư tưởng lớn nhất cùng tồn tại đó là:
• Phái thứ nhất có Nho gia và Mặc Tử, Khổng Tử muốn khôi phục nhà Chu. Mặc Tử,
Mạnh Tử, Tuân Tử thấy nhà Chu suy quá, không cứu được, lại mong có vị minh
quân thay Chu thống nhất Trung Hoa bằng chính sách Đức trị có sửa đổi ít nhiều.
• Phái thứ hai, phái Đạo gia muốn giảm thiểu, thậm chí giải tán chính quyền, sống tự
nhiên như thuở sơ khai, từ bỏ xã hội phong kiến để trở về xã hội cộng sản nguyên
thuỷ.
• Thứ ba, phái pháp gia muốn dùng vũ lực lật đổ chế độ phong kiến phân tán và lập
ra chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, thay “vương đạo” của Khổng Mạnh
bằng chính sách “Bá đạo”.
Lịch sử Trung Quốc đã từng kiểm nghiệm vai trò các học thuyết "Đức trị ", "Vô vi trị ",
"Kiêm ái " Song chúng đều tỏ ra bất lực vì không đáp ứng được yêu cầu thời cuộc. Vào
lúc tưởng chừng bế tắc đó, học thuyết pháp trị đã xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách
là đường lối chiến lược chính trị lấy pháp luật làm công cụ chủ yếu, nhanh chóng trở thành
ngọn cờ tư tưởng góp phần đưa sự nghiệp thống nhất của nhà Tần đi đến thắng lợi, thúc
đẩy sự chuyển biến xã hội Trung Quốc từ phong kiến sơ kỳ sang quân chủ chuyên chế,
đánh dấu một mốc quan trọng trong lịch sử Trung Quốc.
Người đầu tiên đặt nền móng cho Pháp trị chính là Tuân Tử. Quan niệm về con người của
ông là:
4/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
• Ông cho bản tính con người là ác, tự tư, tư lợi và bản năng của con người là luôn
luôn muốn tìm kiếm sự thoả mãn nhu cầu riêng tư của mình. Sự tranh giành quyền
lợi cá nhân tất yếu sẽ dẫn đến tình trạng loạn lạc trong xã hội.
• Con người sống trong xã hội nhưng mỗi cá nhân lại có khả năng riêng và nếu
không có sự phân công rõ ràng thì tất yếu dẫn đến sự tranh giành lẫn nhau "Dục
đa như vật quả, quả tất tranh".
Với những quan niệm trên về con người Tuân Tử đưa ra những khuôn phép nhằm quản lý
con người để giữ sự ổn định của xã hội. Tuân Tử là người đưa ra tư tưởng coi trọng dân
hay khách thể quản lý. Ông nói "Vua là thuyền, thứ dân là nước. Nước chở thuyền nhưng
nước cũng có thể lật thuyền".
Hàn Phi Tử (-280-234) là học trò của Tuân Tử nên ông vẫn đi theo và thống nhất với quan
điểm bản chất con người là ác, tự tư tự lợi. Ngoài ra học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử
cũng được hình thành trên cơ sở thống nhất của 3 học phái như sau:
• Pháp của Thương Ưởng (?- 338);
• Thế của Thận Đáo (-370-290);
• Thuật của Thân Bất Hại (-401-337),
1.2.
1.2.
Nội dung cơ bản của Pháp trị Hàn Phi Tử
Nội dung cơ bản của Pháp trị Hàn Phi Tử
Hệ tư tưởng của Pháp trị:
• Quan niệm con người là ác, tự tư, tư lợi và luôn tranh giành quyền lợi lẫn nhau.
• Công cụ quản lý là pháp luật.
• Phương pháp quản lý chủ yếu là thưởng phạt và cưỡng chế.
• Với công cụ và phương pháp quản lý đó, người quản lý phải có thuật và thế.
Nhìn chung phái pháp trị có 03 khuynh hướng cơ bản: Trọng pháp, trọng thuật và trọng
thế.
• Xu hướng trọng pháp (Thương Ưởng: 390-338 TCN) cho rằng muốn giữ ổn định
cho quốc gia phải dùng pháp luật. Nhưng pháp luật đó phải được công bố một cách
rộng rãi và công khai để cho mọi người dân thi hành một cách nghiêm túc. Tội nhẹ
cũng phải dùng hình phạt nặng cho dân sợ mà không phạm tội nữa (Dùng hình
phạt để trừ bỏ hình phạt). Đồng thời, phải thưởng cho những người tố cáo sự gian
dối và người có công.
• Xu hướng trọng thế (Thận Đáo: 370-290 TCN) cho rằng người quản lý phải sử
dụng quyền thế, quyền lực của mình thì mới quản lý được thiên hạ. Ông cho rằng:
Người hiền mà chịu khuất kẻ bất tiến vì quyền thế nhẹ, địa vị thấp. Kẻ bất tiến mà
khuất phục được người hiền vì quyền trọng, vị cao. Vua Nghiêu hồi còn là dân
thuờng không quản lý nổi 3 người. Vua Kiệt khi làm thiên tử thì có thể làm loạn cả
thiên hạ… Hiền và trí không đủ làm cho đám đông phục tùng, nhưng quyền và thế
đủ thì có thể khuất phục được người khác.
• Xu hướng trọng thuật (Thân Bất Hại: 385-337 TCN) cho rằng không nên tập trung
quá mức vào pháp luật và quyền thế mà phải dùng các thủ thuật, mánh khoé để
cai trị đất nước.
Hàn Phi Tử đã hợp nhất được cả 3 xu hướng trên với quan điểm “bản chất con người là ác”
của thầy ông - Tuân Tử để đưa nên học thuyết Pháp trị của mình.
Theo ông chỉ có ít người có tính thiện còn đại đa số mang tính ác, sẵn sàng giết nhau vì
miếng ăn hay chức vụ. Mọi hành động của con người suy cho cùng không phải vì nhân
nghĩa mà vì lợi ích của cá nhân mình: Thầy lang khéo mút vết thương, ngậm máu bệnh
nhân đâu phải vì tinh cốt nhục mà chỉ vì lợi. Thợ đóng xe mong nhiều người giầu sang, còn
thợ đóng quan tài thì mong nhiều người chết yểu. Không phải vì thợ đóng xe có lòng nhân
5/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
và thợ đóng quan tài tàn nhẫn mà chỉ vì người ta không giầu sang thì không mua xe,
người ta không chết thì quan tài không bán được.
Trong đời sống xã hội, việc tranh giành hay nhường ngôi đều xuất phát từ điều lợi: Các
vua thời cổ nhường ngôi thiên tử cũng chẳng qua chỉ là từ bỏ cuộc sống của người giữ
cổng, đời lao khổ của tên nô lệ, có gì dáng khen đâu. Một huyện lệnh ngày nay khi chết rồi
thì con cháu mấy đời về sau còn ung dung ngựa xe nên người ta quý chức huyện lệnh.
Người xưa nhường ngôi thiên tử thật là dễ, người nay từ chức huyện lệnh thật là khó chỉ là
do cái lợi hậu hay bạc mà thôi.
Hàn Phi Tử đẩy mạnh quan điểm con nguời tự tư tới cực đoan. Ông đã mở rộng yếu tố vị
lợi của con người trong cả quan hệ gia đình. Hàn Phi Tử nói cha mẹ sinh con trai thì mừng,
sinh con gái thì giết. Trai hay gái thì đều từ trong lòng cha mẹ mà ra, sỡ dĩ người ta muốn
sinh con trai là vì nghĩ đến điều lợi về lâu về dài sau này.
Để dựng nước và giữ nước, để chế ngự cái ác, các thủ đoạn kiếm lợi của con người thì bậc
làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ “vạn năng” là hệ thống pháp luật. “Phải dựa vào cái
khiến cho những người nhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm
thường có thể gìn giữ nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức
với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”. Hệ thống phát luật phải thoả mãn 3
yếu tố cơ bản:
• Pháp luật do cửa quan ban ra và mọi người phải tuân theo nhưng nó phải thay đổi
cho phù hợp với thời thế: thời thay mà pháp không đổi thì nước loạn. Đời đã thay
đổi mà cấm lệnh không biến thì nước sẽ bị chia cắt (Tân độ) và chính sách cai trị
phải dựa vào ý dân, dân muốn thì gì thì cấp cho cái đó, không muốn cái gì thì trừ
cho cái đó.
• Pháp luật phải viết một cách dễ hiểu để dân dễ biết và dễ thi hành: Cái gì mà kẻ sĩ
có óc tinh tế mới biết thì không nên ban làm lệnh vì dân không phải người nào
cũng có đầu óc tinh tế cả. Cái gì mà bậc hiền mới làm được thì không nên dùng
làm phép tắc vì không phải người dân nào cũng hiểu cả.
• Pháp luật phải được áp dụng một cách phổ biến, công bằng với mọi đối tượng, mọi
người: Định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho quần chúng,
trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không hiếp
đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên
giới không bị xâm phạm. Quan lại phải lấy pháp luật mà dạy dân và phải truyền bá
pháp luật tới mọi người.
Hàn Phi chủ trương pháp trị, song cũng rất chú trọng đến “thuật” của nhà vua, bởi vì “ bầy
tôi đối với nhà vua không phải có tình thân cốt nhục, chỉ vì bị tình thế buộc không thể
không thờ”. Do vậy, nhà vua phải có “thuật” để dùng người. Đối với Hàn Phi, “thuật” luôn
gắn liền với “Pháp” chỉ khác là “Pháp” dùng để trị dân còn “thuật” dùng để kiểm soát thuộc
thần, đó chính là một loạt các phương pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm, thi cử, thưởng phạt
của nhà vua. Hàn Phi Tử ca ngợi chính sách nêu gương và giáo hoá của Khổng Tử nhưng
cho rằng chính sách đó không thực tế. Chỉ ít người như Nghiêu, Thuấn mới dùng được và
phải mất nhiều năm mới phát huy tác dụng. Hàn Phi Tử đề cập đến 3 thuật cơ bản:
• Thuật trừ gian: Trước hết phải nhận biết được kẻ gian. Kẻ gian tựu trung vào hai
loại kẻ thân thích của vua và quần thần. Cả hai đều đánh vào tình cảm, dục vọng
và điểm yếu của vua để lung lạc vua và hoành hành. Họ còn ngăn cản và hãm hại
trung thần.
• Thuật dùng người với phép hình danh: Căn cứ vào công việc và kết quả của công
việc. Việc dùng người phải hết sức thận trọng. Muốn vậy phải lắng nghe bề tôi nói,
phải khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi và phải dùng thực tiễn công việc để
đánh giá. Trong thuật dùng người, Hàn Phi Tử khuyên các bậc vua phải biết phân
công công việc cho mọi người để dùng tài sức của họ: Sức một người không địch
nổi đám đông, trí một người không biết hết mọi việc, dùng một người không bằng
6/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
dùng cả nước. Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung bình
dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí của người. Dùng hết tài trí
của người thì vua như thần. Việc dùng chính sách thưởng phạt phải tuân thủ các
nguyên tắc: Thưởng thì phải tín (tin tưởng), phạt thì phải tất (cương quyết);
thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư, ”,”vua tôi, sang hèn đều
phải theo pháp luật”, “danh chính, pháp hoàn bị thì bậc minh quân chẳng có việc gì
phải làm nữa, vô vi mà được trị”. Và vua phải nắm hết quyền thưởng phạt mới giữ
được thế của mình.
• Người làm vua phải biết giữ mình. “Nhà vua chớ để lộ cho người ta biết mình muốn
gì, vì nếu nhà vua để lộ cho người ta biết mình muốn gì thì bọn bầy tôi thế nào
cũng tô vẽ. Nhà vua chớ để lộ ý của mình, vì nếu nhà vua để lộ ý của mình thì bọn
bầy tôi thế nào cũng biểu lộ cái khác với bản tính của họ”. Vua phải vừa là trời,
vừa là quỷ thì mới dễ sai khiến dân. Đồng thời, vua không cho dân biết được
những suy nghĩ, tình cảm và ham muốn của mình nhờ vậy mà: “Nhà vua không
giỏi mà làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự
khôn ngoan. Bầy tôi phải vất vả mà nhà vua hưởng sự thành công.”
Với cách nhìn như vậy thì “pháp” và “thuật” gắn bó chặt chẽ với nhau: “Nhà vua không có
thuật trị nước thì ở trên bị che đậy; bầy tôi mà không có pháp luật thì cái loạn sinh ra ở
dưới. Hai cái không thể thiếu cái nào, đó đều là những công cụ của bậc đế vương”
Hàn Phi đặc biệt coi trọng “Quyền lực tối thượng” đó là “thế”. “Thế” còn được gọi là “quyền
thế”, “uy thế”, “thế trọng” nó chỉ một sức mạnh quyền uy tuyệt đối, cũng chính là quyền
thống trị tối cao của người cai trị, bao gồm quyền sử dụng người, quyền thưởng phạt, v.v
Hàn Phi Tử cho rằng người có quyền mà không có thế thì khó mà sai được người khác.
Trong thiên “Bát kinh”, ông viết: “Cái thế là cơ sở để thắng đám đông” (Thế giả, thắng
chúng chi tư dã). Để yên ổn trị nước, bậc quân chủ tất phải nắm giữ quyền thế. Hàn Phi
quan niệm rất rõ ràng 3 điểm trọng yếu về thế:
• Vua không được chia sẻ, dùng chung hoặc cho bề tôi mượn quyền thế "Quyền thế
bất khả dĩ tá nhân, thượng thất kỳ nhất, hạ dĩ vi bách". (Quyền thế chớ có chia sẻ
cho người ta, khi bề trên chia mất một quyền, thì kẻ dưới sẽ lạm dụng thành trăm)
• Cần sử dụng thuật thưởng phạt để củng cố quyền thế.
• Vua phải duy trì địa vị độc tôn của mình, không được để bề tôi quá quý hiển, đề
phòng đại thần tiếm quyền. Vì vậy, nếu chỉ xét về bản thân vị vua, thì “thế” là cái
cốt lõi nhất, quan trọng nhất, còn “pháp” và “thuật” chỉ là công cụ.
Sử dụng “pháp”, “thuật”, “thế” cốt yếu là để tăng cường sức mạnh của tập quyền quân
chủ, tạo nên bối cảnh chính trị “việc tuy ở bốn phương song then chốt ở tại trung ương,
thánh nhân nắm giữ cái chủ yếu, bốn phương đến phục dịch” (sự tại tứ phương, yếu tại
trung ương, thánh nhân chấp yếu, tứ phương lai hiệu. “Hàn Phi tử. Dương quyền”); từ đó,
góp phần tạo ra một xu thế lịch sử cho việc xây dựng một nhà nước trung ương tập quyền
phong kiến thống nhất.
Pháp trị là học thuyết duy nhất có sự kế thừa, hàm chứa những những yếu tố của những
học thuyết khác nhiều nhất, nhờ đó tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc, toàn
vẹn và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc: Lễ nghĩa, danh phận của Nho gia được cụ thể
hoá trong pháp luật; Vô vi của Lão gia được chuyển hoá thành quan hệ biện chứng vô vi-
hữu vi; Kiêm ái của Mặc gia tuy là nội dung yếm thế nhất của học thuyết pháp trị, nhưng
Hàn Phi vẫn coi đây là mục đích cuối cùng của pháp luật.
Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời
tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập
quyền đầu tiên, mở ra một trang sử mới cho dân tộc Trung Hoa.
7/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn
bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì
con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một
người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.
2.
2.
Vận dụng của Pháp trị thời xưa
Vận dụng của Pháp trị thời xưa
2.1.
2.1.
Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trị
Pháp luật là công cụ của quyền lực chính trị
Trước tình hình rối ren, các chư hầu thi nhau nổi loạn tranh bá, tiếm đoạt quyền lực thiên
tử, đa số các nhà tư tưởng Trung Quốc cổ đại đều cho rằng: nguyên nhân xã hội loạn là do
sự suy yếu địa vị của nhà Chu. Từ đó, họ thống nhất với nhau chủ trương tôn quân quyền
(đề cao uy thế nhà vua). Từ điểm xuất phát này, mỗi học thuyết lại đề xuất những giải
pháp khác nhau: Đức trị chủ trương dùng đạo đức, Pháp trị tìm thấy ở pháp luật tính khả
thi cho việc thực hiện đường lối của mình. Đề cập đến phương thức cai trị- nội dung cốt lõi
của vấn đề chính trị, các nhà pháp trị cho rằng: Việc trị nước, quản dân không thể dựa
theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt
chẽ. Pháp luật, theo Hàn Phi " là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều
được dân tin chắc là thi hành thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp,
như vậy bề tôi sẽ theo pháp " 1 . Điều đó cho thấy Pháp trị đã coi pháp luật là cơ sở của
việc cai trị.
Quan niệm của Hàn Phi về "pháp luật như dây mực, cái thuỷ chuẩn, cái quy, cái củ" (thước
tròn, thước vuông)- là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để lo đường sự đúng sai của các
hành vi và làm khuôn phép để khen chê cho đúng. Theo các nhà pháp trị, pháp luật hết
sức cần thiết để duy trì sự thắng thế của nhà vua vì pháp luật là gốc của vương quyền và
để bảo vệ vương quyền, do vua đặt ra để bắt dân thi hành , theo quan niệm: "Pháp luật là
gốc của vua, hình phạt là đầu mối của tình thương".
Sự cần thiết của pháp luật ở chỗ là mẫu mực để an dân, làm cho nước trị vì nó có mục đích
xoá nguồn gốc của sự rối loạn " làm cho trị là pháp luật, gây ra loạn là cái riêng tư " . Ở
đây, tư tưởng của Hàn Phi không hẹn mà gặp các nhà tư tưởng vĩ đại của Hy Lạp cổ đại.
Xolong (-638-559) cho rằng pháp luật là cái bảo đảm cho sự bình yên của quốc gia, " tình
trạng vô chính phủ sẽ đem lại bao tai hoạ, đưa thành phố tới chỗ diệt vong. Chỉ có pháp
luật mới thiết lập được trật tự và tạo nên sự thống nhất ". Hêraclit (-530-470) cũng rất coi
trọng pháp luật. Bằng câu nói nổi tiếng: " các nhà nước thị thành phải được thiết lập căn
cứ trên pháp luật. Đấu tranh bảo vệ pháp luật cũng quan trọng như đấu tranh bảo vệ
thành phố quê hương ", Ông đã coi pháp luật là phương tiện để thực hiện cái phổ biến.
Đặc trưng nổi bật của pháp luật là những quy tắc xử sự chung, làm khuôn mẫu hành vi cho
mọi người trong xã hội. Sức mạnh của pháp luật được bảo đảm bằng chính sức mạnh
quyền lực chính trị để buộc mọi người phải tuân theo. Và ngược lại, pháp luật được thực thi
để củng cố và duy trì uy thế nhà vua. Cho nên, pháp luật là cẩm nang và phương tiện đặc
biệt đảm bảo cho sự cai trị thành công. Ngoài pháp luật là chỗ dựa duy nhất để nhà vua tin
cậy, tất cả các quan hệ khác như: vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng đều tuyệt đối
không thể tin tưởng và luôn phải cảnh giác. Theo họ thì mọi tình cảm như: sự kính trọng,
thuỷ chung, trung hiếu đều là huyễn hoặc xa vời.
Sự nghi kỵ luôn là cần thiết và phải được coi là phương châm xử thế. Việc xem xét quan hệ
giữa con người với nhau phải trên nguyên tắc lấy cái lợi làm hệ quy chiếu. Pháp trị cho
rằng bản chất của con người là ác, luôn tranh giành, xâu xé nhau về lợi ích, cho nên,
những lời lẽ ca ngợi sự tin tưởng giữa con người với nhau đều là giả dối hay ngây thơ trong
chính trị. Với họ, đạo đức, nhân nghĩa chỉ là món hàng xa xỉ, những thứ đồ chơi của trẻ
nhỏ. Cái quý nhất là pháp luật và chỉ có thể là pháp luật " áp dụng pháp luật thì kẻ trí phải
8/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
theo mà kẻ dũng không dám cãi, khiến cho toàn dân noi theo một đường thì không gì bằng
pháp luật. Pháp luật phân minh thì người trên được coi trọng, không bị lấn. Người trên
được coi trọng không bị lấn thì vua mạnh, nắm được cái mối quan trọng ".
Cho rằng pháp luật là công cụ đắc lực và hiệu nghiệm nhất để duy trì và củng cố quyền lực
chính trị (uy thế) của nhà vua- công cụ của đế vương, chỗ dựa vững chắc nhất để bảo đảm
an toàn cho sự ngự trị của vua, nên theo Hàn Phi, nhà vua sáng suốt phải đặt pháp luật
lên trên đức hạnh và trên cả người hiền (vụ pháp chứ không vụ đức) " Thánh vương không
quý nghĩa mà quý pháp luật ".
Không chỉ thế, các nhà pháp trị còn chủ trương lấy pháp luật làm chuẩn mực duy nhất áp
đặt cho các giá trị của đạo đức, tình cảm, văn hoá trong đời sống xã hội. Có thể nói, Hàn
Phi đã cực đoan khi độc tôn pháp luật.
Từ chỗ ghi nhận những nội dung quan trọng (như trên) đến việc phát hiện ra vai trò cực kỳ
quan trọng của pháp luật là phương tiện hữu hiệu trong việc quản lý xã hội là sự phát triển
logic của quá trình nhận thức mang tính khoa học trong tư duy các nhà pháp trị. Điều này
thể hiện rõ trong vấn đề cáo gian (tố cáo kẻ gian) do Hàn Phi đặt ra: " cái đạo của minh
quân là người được tố cáo việc gian của người sang. Thượng cấp cáo tội, thuộc hạ không tố
cáo thì bị liên luỵ " trong một huyện, nhà nào cũng gần nhau, họp nhau thành từng
"ngũ" (năm nhà), từng " liên " (250 nhà), hễ ai tố cáo lỗi của người khác thì được thưởng,
không tố cáo thì bị trị. Bề trên đối với kẻ dưới, kẻ dưới đối với bề trên đều như vậy cả. Như
vậy thì trên dưới sang hèn đem pháp luật ra răn nhau, đều đem điều lợi ra dạy nhau 5 .
Đây là biện pháp nhằm để thống nhất tư tưởng toàn dân, tạo khả năng tăng cường trật tự,
trị an và kiểm soát hành động của mỗi người.
Tư tưởng này đã đặt cơ sở cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật và là một hình thức
sơ khai của biện pháp nghĩa vụ dân sự liên đới trong khoa học pháp lý hiện đại- là một loại
nghĩa vụ mà những người có nghĩa vụ luôn liên quan với nhau trong cả quá trình thực hiện
toàn bộ nghĩa vụ cũng như quyền yêu cầu của những người có quyền luôn được coi là một
thể thống nhất. Biện pháp " cáo gian " của Hàn Phi đã tạo hiệu quả cao trong phòng ngừa
tội phạm để giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Điều đó cho thấy, từ xa xưa các nhà pháp trị đã
nhận thức được vấn đề mang tính bản chất: Pháp luật do giai cấp thống trị ban hành và là
công cụ đắc lực để bảo vệ quyền lực chính trị. Bằng sự kết hợp giữa quyền lực và luật
pháp, Pháp trị đã cho chính trị ly khai khỏi sự chế ngự của đạo đức và soi rõ thực chất của
mối quan hệ giữa nhà cầm quyền và người bị trị là quan hệ của quyền lực, vạch rõ cơ sở
khoa học của mối quan hệ giữa luật pháp với chính trị trong vai trò là công cụ của quyền
lực chính trị.
Khác với các nhà đức trị đã tìm cách đồng nhất thần quyền (thuyết thiên mệnh) với thế
quyền, các nhà pháp trị đã không ngần ngại gạt bỏ những quan niệm sáo mòn trong quá
khứ, trả lại một cách dứt khoát cho siêu nhiên những gì của nó để đề cao duy nhất vai trò
của pháp luật- sản phẩm của nhân định. Họ tìm thấy niềm tin ở ngay nhân tố chủ quan, đề
cao năng lực nhận thực và sức mạnh cải tạo ở chính con người, công khai tuyên bố bản
chất của chính trị là quan hệ giữa con người với con người hoàn toàn mang tính trần gian
và chỉ rõ quan hệ đó bị chi phối bởi yếu tố lợi ích. Vì thế, cái mà họ đề cao chính là uy thế
địa vị (quyền lực) và pháp luật của nhà vua chứ không phải là sự thuyết giảng về thiên
mệnh và đạo đức.
2.2.
2.2.
Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội
Pháp luật phải phù hợp với đời sống xã hội
Một trong những quan điểm hàng đầu của Pháp trị cho rằng: việc ban hành pháp luật phải
thích ứng với thời đại, theo nguyên tắc thời biến pháp biến, " pháp luật mà cùng với thời
mà thay đổi thì nước trị, trị dân mà hợp với đời thì có kết quả thời thay mà pháp luật
không đổi thì nước loạn. Đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt. Cho
9/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
nên thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cùng với đời mà biến ".
Pháp trị cho rằng việc trị nước không có cái nguyên tắc bất biến. Xét trong bối cảnh đương
thời, khi tư tưởng Đức trị đã trở thành chính thống và việc theo gương các vua nhân đức
đời xưa trở thành mẫu mực của đạo trị nước thì quan điểm trên đây của Pháp trị thực sự
mang tính cách mạng và đột phá cao.
Ngoài ra, các nhà Pháp trị còn cho rằng, pháp luật phải chiều theo tập quán của dân
chúng, " thánh nhân cai trị thì xem phong tục của thời đại thì pháp luật không đứng được,
mà dân loạn " . Tư tưởng này thể hiện cái khôn ngoan của kẻ cai trị: dùng sức mạnh của
tập quán để củng cố sức mạnh cho pháp luật và cũng chính tập quán là chất xúc tác quan
trọng để pháp luật phát huy vai trò trong cuộc sống. Tuy nhiên, Hàn Phi cũng không cứng
nhắc trong vấn đề này. Theo ông, việc pháp luật thay đổi hay không đổi không phụ thuộc
vào vấn đề cổ hay kim, cũ hay mới mà cái chính là ở chỗ việc đó có hợp thời hay không:
Thánh nhân không nhất định phải theo cổ, giữ cựu lệ mà phải xét việc đương thời rồi tuỳ
nghi tìm biện pháp: Điều đó cho thấy, trong quan điểm của các nhà Pháp trị luôn thống
nhất giữa tính nguyên tắc với sự linh hoạt cần thiết của tư duy biện chứng sâu sắc.
Đây là quan điểm duy vật lịch sử mà cách đây trên 2000 năm các nhà pháp trị bằng tư duy
trực quan mách bảo đã tiếp cận được, thực sự là quan điểm tiến bộ, rất duy vật mà cũng
rất biện chứng khi xem xét vấn đề pháp luật và coi đây là cơ sở lý luận, là xuất phát điểm
khoa học quan trọng của học thuyết này. Xét trên phương diện nhất định, quan điểm này
phần nào " gần " với quan điểm của các nhà Mác xít sau này khi cho rằng, pháp luật là một
hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc, phản ánh hạ tầng cơ sở của xã hội, khi cơ sở
hạ tầng thay đổi thì thượng tầng kiến trúc phải thay đổi theo, " pháp luật không cao hơn
cũng không thấp hơn trình độ phát triển kinh tế- xã hội " (Mác). Yêu cầu đối với pháp luật
là phải phản ánh phù hợp với thực trạng kinh tế- xã hội.
Trên quan điểm đó, các nhà pháp trị đã đả phá kịch liệt quan điểm cổ hủ của Nho gia luôn
miệng " kính tiên thiên " cho rằng đời sau không bằng đời trước. Tiếc thay, đến giữa thế kỷ
XIX, chủ nghĩa tư bản đã thống trị ở Châu Âu và quay sang thôn tính phương Đông, giai
cấp phong kiến Trung Quốc và Việt Nam vẫn không tỉnh ngộ, nhìn thẳng vào thực tại đất
nước mà vẫn khư khư chủ trương " pháp tiên vương " và cho Tây phương- những kẻ có
súng ống, tàu đồng là " man di ", để rồi nhanh chóng chuốc lấy thất bại.
Trong xây dựng pháp luật thực định, Pháp trị chủ trương pháp luật phải đơn giản, dễ hiểu.
Phải soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành. " Pháp luật không gì bằng thống nhất và ổn
cố, khiến cho dân biết được " . Từ chức năng là khuôn mẫu xử sự chung nên pháp luật
trong bản chất tự nhiên đã mang tính công bằng, trở thành đại biểu của công lý. Theo Hàn
Phi, pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu, số ít, như vậy mới tạo nên trật tự trong
nước: " trị nước thì mình định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc để cứu loạn cho
dân chúng, trừ hoạ cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đông không
hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời, bọn trẻ con được nuôi lớn, biên giới
không bị xâm phạm, vua tôi thân nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị cầm
tù, đó cũng là cái công cực lớn vậy ". Pháp luật được quan niệm như là mẫu số chung để
điều chỉnh các mối quan hệ khác nhau trong xã hội quy về một trật tự thống nhất theo ý
chí của giai cấp thống trị.
Công bằng phải được thiết lập trên cơ sở mọi người đều bình đẳng trước pháp luật- là điểm
tiến bộ của pháp trị so với chủ trương phân biệt đẳng cấp " lễ bất há thứ dân, hình bất
thướng đại phu " của đức trị (lễ không dành cho dân đen, hình phạt không dùng cho người
trên), thể hiện bước phát triển lớn trong quan niệm về dân chủ của phương Đông. Tuy
nhiên, do xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị nên nội hàm của khái niệm công bằng
theo Hàn Phi còn phiến diện và khác xa so với hiện nay bởi đó mới chỉ là quy định công
bằng trong phục tùng nghĩa vụ giữa các thành viên trong xã hội, (còn công bằng về quyền
lợi chưa được đề cập đến). Do vậy mà pháp luật chỉ được chú trọng đến quyền lợi của Nhà
nước mà xem nhẹ quyền lợi của người dân và các biện pháp chế tài cũng thường tuyệt đối
10/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
hoá mặt trừng trị mà chưa nhìn thấy một chức năng không kém phần quan trọng của pháp
luật là giáo dục.
Những quan điểm về ban hành pháp luật của Pháp trị như trên về cơ bản vẫn phù hợp và
giữ nguyên giá trị trong xây dựng pháp luật hiện đại. Đến nay, yêu cầu về ban hành văn
bản pháp luật vẫn phải là chính xác, đơn giản, dễ hiểu, chặt chẽ, phổ thông. Xưa và nay
với khoảng cách của trên 2 thiên niên kỷ song tư tưởng của Hàn Phi vẫn đang sống với
thực tại của chúng ta chứ chưa phải đã lùi về quá khứ.
2.3.
2.3.
Pháp luật phải được thi hành triệt để
Pháp luật phải được thi hành triệt để
Việc ban hành pháp luật mới chỉ đáp ứng về điều kiện cần để điều chỉnh các quan hệ xã
hội. Điều quan trọng hơn là những quy định pháp luật đó được tổ chức thực hiện trong
cuộc sống để trở thành pháp luật trên thực tế và mới đáp ứng được yêu cầu của chính trị.
Thống nhất giữa pháp luật và pháp chế luôn là một đòi hỏi khách quan trong xây dựng và
thực thi pháp luật. Nhận thức rõ điều này, Hàn Phi không chỉ coi trọng việc xây dựng pháp
luật trên cơ sở khoa học mà còn đòi hỏi nó phải được thực thi một cách triệt để: trong xã
hội từ trên xuống dưới, từ vua quan cho đến thần dân đều phải tuân thủ nghiêm minh.
Tính nghiêm minh của pháp luật được thể hiện trước hết ở việc thưởng phạt. Nhà vua
không được tuỳ tiện mà phải theo đúng phép nước chí công vô tư " dùng pháp luật để trị
nước là để khen đúng người phải, trách đúng kể quấy trị tội thì không chừa các quan lớn,
thưởng công thì không bỏ sót các dân thường " và " nếu quả thật có công thì dù là kẻ
không thân mà hèn mọn cũng thưởng, nếu quả thật có tội thì dù là kẻ thân ái cũng phạt "
" không tránh người thân và đại thần, thi hành với cả người mình yêu " Những quan
điểm đó cho thấy việc thi hành pháp luật của Hàn Phi là hết sức triệt để, không có chỗ cho
những tình cảm cá nhân, hay địa vị, tư lợi mà chỉ dành cho phép công duy nhất. Chủ
trương của Pháp trị là đề cao tuyệt đối pháp luật, vứt bỏ hết thi- thư- lễ- nhạc là những cơ
sở giáo hoá của đức trị để đưa mọi người vào một khuôn khổ duy nhất là luật pháp. Thậm
chí, giữa vua- tôi cũng không cần bày tỏ tình cảm kính trọng, thân ái mà chỉ cần làm theo
đúng pháp luật. Với các nhà pháp trị, pháp luật được đặt ở vị trí tối thượng và thực sự là
thứ đạo đức không có tình cảm.
Với vua là người đề ra và nắm pháp luật trong tay, cũng là người cao nhất có quyền thực
thi pháp luật, hơn ai hết Vua phải gương mẫu tự đưa mình vào khuôn khổ trong thi hành
pháp luật. Bậc minh quân phải là người có tinh thần thượng tôn pháp luật và bắt các quan
lại thi hành luật pháp một cách đúng đắn: "Người thi hành pháp luật mà cương cường thì
nước mạnh, người thi hành pháp mà nhu nhược thì nước yếu"
Vai trò và sự sáng suốt của vua là yếu tố tiên quyết đảm bảo cho việc thực thi pháp luật có
hiệu quả. Muốn vậy, vua phải gạt bỏ hoàn toàn những riêng tư để chỉ tuân theo pháp luật:
" nhà cầm quyền nào biết từ bỏ tư lợi tà tâm mà theo phép công (tức pháp luật) thì dân sẽ
yên, nước sẽ trị; biết từ bỏ hành động riêng tư mà làm theo phép công thì binh sẽ mạnh,
địch sẽ yếu ". Ở đây, Hàn Phi đã nhận thấy ý muốn cá nhân là cội nguồn của tình trạng vô
pháp luật và ông cảnh báo nguy cơ: khi pháp luật bị xem thường và đặt dưới ý chí chủ
quan của người cầm quyền là lúc xảy ra tai hoạ của sự suy vong. Như vậy, trong khi Đức
trị chủ trương vua nêu gương nhân đức, Pháp trị lại chủ trương vua nêu gương tuân thủ
pháp luật.
Pháp luật là vũ khí sắc bén để bảo vệ uy thế của vua. Vì vậy, vua phải sử dụng pháp luật
một cách hữu hiệu bằng việc nắm trong tay các quyền thưởng phạt để chế ngự bề tôi, yêu
cầu việc thưởng phạt phải xác thực, đúng người và đích đáng mới phát huy hiệu quả của
pháp luật. " Phạt tội một kẻ mà ngăn cấm được mọi sự gian tà trong nước ( ). Kẻ bị phạt
nặng là kẻ cướp, kẻ sợ hãi là lương dân ".
Đây là quan điểm dùng hình phạt để bỏ hình phạt (hình dĩ khử hình) của Pháp trị, trái
ngược với Nho giáo là bãi bỏ hình phạt để không còn hình phạt nữa (hình bất hình). Ở đây,
các nhà pháp trị đã tiếp cận đến nguyên tắc kết hợp giữa giáo dục với trừng phạt; hình
phạt là để răn đe, phòng ngừa tội phạm. Tư tưởng này khác xa so với tư tưởng của Phương
Tây cổ đại (mà tiêu biểu là Bộ luật La Mã), trong đó quy định nguyên tắc trừng phạt mang
tính trả thù ngang bằng máy móc và thô thiển. Chẳng hạn, có những quy định nếu ai đó
phạm phải một trong các tội như: giết người, đánh người bị thương hay làm gãy tay mù
11/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
mắt người khác thì người đó phải chịu sự trừng phạt tương ứng. Đáng buồn hơn " quy
tắc trả thù đó tồn tại suốt lịch sử tiến triển của pháp luật: nó xuất hiện trong luật báo thù
(Lex talionis) của La Mã; nó đóng vai trò quan trọng trong bộ luật của Hamourabi, trong
luật của Moixse "dĩ oán báo oán ", và người ta có thể dễ dàng nhận ra nó ở phía sau nhiều
điều lệ trong các bộ luật hiện hành
Ở đây, tư tưởng phương Đông đã thể hiện tầm cao hơn hẳn phương Tây, vượt qua những
giới hạn nhận thức hạn hẹp và cụ thể để vươn đến mục tiêu xa hơn là đáp ứng những yêu
cầu về chính trị, phản ánh ưu thế của một tư duy duy vật biện chứng với một bên là tư duy
siêu hình máy móc.
Ngoài ra, đề cập đến việc thi hành pháp luật, Hàn Phi cho rằng, phải phổ biến pháp luật
(trái với Thuật được dùng bí mật) để không một người dân nào có thể viện cớ rằng mình
không biết pháp luật nên lỡ phạm pháp. " Pháp luật là cái chép trong sách vở, bày ở công
sở và công bố cho toàn dân pháp luật không gì bằng phải bày ra cho mọi người biết mà
Thuật thì không muốn cho người khác thấy. Bậc minh chủ nói đến pháp luật thì hết thảy
những kẻ ty tiện đều được nghe biết ".
Quan điểm này trái ngược với các nhà đức trị là luôn chủ trương không phổ biến pháp luật
nhưng thể hiện tính hợp lý ở chỗ: việc phổ biến, tuyên truyền là bước đi đầu tiên trong tổ
chức thực thi, bảo đảm cho pháp luật đi vào cuộc sống với mục đích cuối cùng làm cho ý
chí của giai cấp thống trị trở thành hiện thực trong thực tế đời sống xã hội.
Trên quan điểm duy vật lịch sử, học thuyết pháp trị đã phản ánh đúng quy luật vận động
của lịch sử, trở thành đại biểu cho tiếng nói của giai cấp địa chủ phong kiến đang lên thay
thế địa vị giai cấp quý tộc chủ nô trong xã hội Trung Quốc cổ đại. Mang lập trường của giai
cấp tiến bộ đương thời, các nhà pháp trị đã tìm thấy vai trò vô cùng quan trọng của pháp
luật trong việc duy trì, bảo vệ quyền lực thống trị, coi đó là vũ khí đặc biệt trong việc quản
lý xã hội, nhờ đó, giai cấp thống trị (mà nhà Tần là đại biểu) tạo được sự thống nhất bên
trong để có điều kiện đối phó với tình hình bên ngoài (tranh bá giữa các nước) để hoàn
thành sứ mệnh lịch sử: lần đầu tiên đưa sự nghiệp thống nhất Trung Quốc đến thắng lợi.
Pháp trị ra đời đáp ứng được yêu cầu của lịch sử. Tuy nhiên, do đã thủ tiêu những giá trị
nhân đạo, nhân văn là hạt nhân tích cực trong nội dung các học thuyết "Đức trị ", " Kiêm ái
" nên ở phương diện này Pháp trị lại phản ánh một bước lùi lịch sử. Như một đứa con yêu
có công lao lớn nhưng cũng mang nhiều lỗi tật, tuy được giai cấp phong kiến sau này thực
sự cưng chiều nhưng đành phải che giấu mặt tàn ác (cái tật) của nó dưới hình thức vỏ bọc
" Dương Nho âm Pháp ".
Pháp trị đã xuất hiện trong lịch sử như một vì sao sáng chói rồi sau đó phải khuất chìm sau
ánh sáng của Đức trị. Tư tưởng đề cao pháp luật, coi pháp luật là công cụ quản lý nhà
nước và xã hội, cũng như những quan điểm và nguyên tắc pháp lý như trên của Pháp trị
thực sự là tiến bộ lịch sử, trở thành niềm tự hào và là nét đặc sắc của tư tưởng phương
Đông mà mãi sau này đến thế kỷ Khai sáng phương Tây mới tiếp cận và vượt lên bởi các
tên tuổi John Lock, JJ. Rut-Xo, Mongtexkiơ phát triển tư tưởng về nhà nước và pháp luật
lên đỉnh cao bởi các học thuyết "tam quyền phân lập", "nhà nước pháp quyền"
Hai tư tưởng cách nhau trên một ngàn năm song bước nhảy của phương Tây so với phương
Đông chỉ trong một khoảng ngắn ngủi: Pháp trị đề cao pháp luật, yêu cầu mọi người phải
tuân thủ pháp luật, chỉ chừa đặc quyền cao nhất cho một người được đứng trên là nhà vua
(do hạn chế của thời đại). Còn phương Tây chủ trương tất cả mọi người đều bình đẳng
trước pháp luật. Sự thay đổi từ công thức (n - 1) đến (n), tuy rất nhỏ nhưng thực sự là kết
quả đấu tranh gian khổ và lâu dài của nhân loại, đánh dấu một bước ngoặt mang tính thời
đại.
Học thuyết pháp trị do phản ánh đúng quy luật khách quan nên đã đáp ứng được yêu cầu
của lịch sử. Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thì một yêu cầu quan trọng là phải xây dựng hệ
thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, tạo môi trường pháp lý ổn định cho phát triển kinh
tế- xã hội. Qua thực tiễn hơn mười năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu không thể phủ
nhận trong hoạt động xây dựng và thực thi pháp luật, trên thực tế cũng xuất hiện tình
trạng chồng chéo, khủng hoảng thiếu hay thừa về luật trong một số lĩnh vực. Pháp luật
của chúng ta lại thiếu tính ổn định và sự cụ thể chặt chẽ; ý thức pháp luật của một bộ
phận cán bộ và nhân dân còn thấp dẫn đến việc coi thường trong chấp hành hoặc áp dụng
pháp luật tuỳ tiện là những nguyên nhân của kỷ cương phép nước không nghiêm. Những
12/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
hạt nhân tiến bộ của Học thuyết pháp trị chắc chắn sẽ cho chúng ta nhiều suy nghĩ trong
công tác xây dựng và hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật hiện nay.
3.
3.
Vận dụng của Pháp trị trong quản lý kinh tế hiện đại
Vận dụng của Pháp trị trong quản lý kinh tế hiện đại
Hơn hai nghìn năm sau, tư tưởng vị lợi của Hàn Phi được tái hiện trong tư tưởng “con
người kinh tế” - cơ sở triết học của học thuyết quản lý theo khoa học của Taylor và bản
chất con người là lời nhác và ham lợi của “Thuyết X”, được Mc. Gregor đưa ra. Thực dụng
hơn, cực đoan hơn trong tư tưởng quản lý so với thời Taylor
3.1.
3.1.
Vận dụng thực tế
Vận dụng thực tế
Trong thực tiễn cải cách quản lý doanh nghiệp liên quan đến hai đặc tính lớn là tính dân
tộc và tính thời đại của quản lý, về khách quan cũng tồn tại hai thái độ cực đoan đối với
hai đặc tính lớn này. Đó chính là: Hoặc là chủ nghĩa bảo thủ dân tộc chỉ nhấn mạnh tính
dân tộc của quản lý mà coi nhẹ tính thời đaị, hoặc chủ nghĩa hư vô dân tộc chỉ nhấn mạnh
tính thời đại của quản lý mà coi nhẹ tính dân tộc. Hai thái độ này, về nhận thức để phiến
diện, trong thực tiễn đều là có hại. Noi gương kinh nghiệm của Nhật Bản, trong hai thái độ
cực đoan này cũng nên tìm được “Trung đạo” và kiên trì “trung dung”. Đó chính là một mặt
biểu hiện khác của đạo trung dung trong quản lý doanh nghiệp.
“Trung đạo” này đòi hỏi sự thống nhất hoàn mỹ giữa tính dân tộc và tính thời đại hoá quản
lý doanh nghiệp, thực hiện việc hiện đại hoá quản lý doanh nghiệp có bản sắc dân tộc,
cũng tức là quản lý doanh nghiệp có đặc sắc của Trung Quốc.
Từ góc độ quản lý hiện đại, tiến hành phân tích, giám định toàn diện một lượt đối với quản
lý truyền thống của Trung Quốc, cũng chính là xem xét một cách hệ thống “hiện thực”
quản lý doanh nghiệp. Đối với những tư tưởng, lý luận, chế độ, phương pháp quản lý
doanh nghiệp được chứng minh qua thực tiễn lâu dài, đã có đặc điểm văn hoá dân tộc, lại
phù hợp với đặc trưng cơ bản của quản lý doanh nghiệp hiện đại, phải tiến hành khẳng
định, kế thừa và phát triển một cách đầy đủ. Đối với những cái có đặc điểm văn hoá dân
tộc, nhưng không hoàn toàn phù hợp với đặc trưng cơ bản của quản lý doanh nghiệp hiện
đại, nên căn cứ yêu cầu của quản lý hiện đại. Dưới tiền đề giữ gìn đặc tính cơ bản dân tộc,
tiến hành cải tạo, loại bỏ, làm cho nó phù hợp với đòi hỏi của quản lý hiện đại. Chẳng hạn
thực tiễn công tác giáo dục tư tưởng tiến hành mấy chục năm lại đây trong các xí nghiệp
của Trung Quốc đại lục đã phù hợp với quan niệm nghĩa lợi trong truyền thống văn hoá
dân tộc, lại nhất trí ở trình độ tương đối lớn với quản lý mềm, quản lý của thế giới ngày
nay rất chú trọng đối với các doanh nghiệp.
Về thực tiễn, quản lý đã có từ lâu. Nhưng quản lý trở thành một khoa học thì khởi đầu phải
nói là phương Tây. Ở thế kỷ này, nhất là trước thập kỷ 70, quản lý học phát triển nhanh
chóng, các học phái mọc ra như nấm, một cảnh tượng phát triển rực rỡ. Cần phải nói rằng,
về mặt khoa học hoá, định lượng hoá về quản lý thì quản lý phương Tây có công đầu.
Tóm lại: Quản lý doanh nghiệp kiểu Trung Quốc và Nhật Bản cần phải có nét khái quát lớn.
Song nó không phải là trạng thái tĩnh, mà là trạng thái động. Nó dứt khoát không phải là
một loại mô thức cứng nhắc cố định, hình thức cụ thể của nó phải tuỳ từng nơi mà chế
định biện pháp thích hợp, tuỳ lúc mà chế định biện pháp thích hợp, từ đó mà là cái trăm
ngàn dáng vẻ, phong phú, đa dạng.
3.2.
3.2.
Những lợi hại của “Pháp trị” trong quản lý
Những lợi hại của “Pháp trị” trong quản lý
Pháp trị là chế độ pháp luật của người thống trị xây dựng theo ý chí của mình. Bao gồm
định ra pháp luật, nguyên tắc, quy phạm hành động và trạng thái trật tự làm việc dựa theo
chế độ pháp luật. Pháp trị gắn bó không tác rời dân chủ. Nó có chung hàm nghĩa với nền
chính trị lập hiến, sinh ra đồng thời với hiến pháp. Hiến pháp, do công dân định ra, nó bảo
13/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
đảm dân quyền, hạn chế chính phủ. Điểm cơ bản của pháp trị là lấy pháp để hạn chế
quyền lực của chính phủ, bảo đảm quyền lợi công dân “Quyền lực thuộc về nhân dân”,
“Chính phủ phải giữ luật”, là bố cục cơ bản của pháp trị. Do vậy, tiêu điểm chính mà pháp
trị quan tâm là hạn chế có hiệu quả vận dụng hợp lý quyền lực công cộng.
Cái hại của pháp trị nó còn thể hiện ở chỗ công hiệu của nó chỉ có hiệu quả trong một thời
gian ngắn, mà không phải là lâu dài. Cũng tức là nói, nó chỉ có thể cấm điều ác, không thể
khuyên điều thiện. Do vậy, về hành vi ác, nó chỉ có thể ngăn chặn mà không thể tiêu diệt.
Mà một tổ chức điều mong mỏi là yên ổn lâu dài. Điều này nếu chỉ dựa và pháp trị không
thôi thì không làm nổi. Vừa có vấn đề đã phải ngăn chặn. Đối tượng không pháp trị có thể
thi hành chức năng của mình, cũng có tính giới hạn rất lớn. Thập kỷ 50 của thế kỷ này,
quản lý khoa học “củ cà rốt + cái gậy” của Taylor từng vang dội phương Tây. Đó là quản lý
pháp trị điển hình.
Bên cạnh đó, chúng ta đã nói về lợi và hại của quản lý pháp trị, thì dưới đây, ta lại xem
thử về lợi hại của quản lý đức trị. Có thể nói pháp trị theo đổi là hiệu quả thời gian ngắn.
Pháp trị là quản lý tính chiến thuật.
Chức năng của pháp trị dựa vào sức răn đe để duy trì. Răn đe từ ngoài tới, ép buộc cho
con người. Sự phục tùng của mọi người là bị bắt buộc, miễn cưỡng, tiêu cực.
3.3.
3.3.
Pháp trị và Đức trị
Pháp trị và Đức trị
Hai học thuyết quản lý được trình bày, có vẻ như đối lập nhau nhưng về thực chất, chúng
đều thống nhất ở logic tiếp cận: xuất phát từ quan niệm khác nhau về con người và mục
đích trị vì thiên hạ để đưa ra công cụ quản lý cùng với những phương pháp quản lý phù
hợp.
Hàn Phi đã mở rộng cái bản chất vị lợi đến mọi mối quan hệ gia đình và xã hội. Chẳng hạn
trong mối quan hệ cha - con, chữ “Hiếu” của Nho gia đã bị thay thế bằng sự tính toán lợi
hại tàn nhẫn. Chúng ta có thể cho rằng, Hàn Phi là một người duy lý, duy lợi theo chủ
nghĩa thực dụng. Song cũng phải thừa nhận rằng ông có một trí tuệ rất sâu sắc. Và chính
ông đã vì sự tồn vong của đất nước mình mà phải chịu chết thảm, tuy rằng ông biết trước
đó là số phận chung của các pháp gia có tài và có tâm, nhiệt thành yêu nước. Kỳ lạ hơn,
Hàn Phi đã vượt rất xa thời đại mình khi ông nêu ra tư tưởng đấu tranh sinh tồn và giải
thích nguyên nhân của sự nghèo khổ là do dân số tăng lên quá nhanh, vượt xa sự gia tăng
của sản xuất (xem thiên ngũ đố). Hàn Phi nhắc các vị vua phải cứng rắn, nghiêm khắc
trong việc trị nước, đồng thời ông cũng mong muốn họ thực hiện chí công vô tư, từ bỏ tư
lợi, tà tâm cứ theo phép công mà làm thì nước sẽ thịnh: “Không nước nào luôn mạnh,
không nước nào luôn yếu. Người thi hành pháp luật (tức vua) mà cương cường thì nước
mạnh, người thi hành pháp luật mà nhu nhược thì nước yếu Cho nên ở vào thời kỳ này,
nhà cầm quyền nào biết từ bỏ lợi, tà tâm mà theo phép công thì binh sẽ mạnh, địch sẽ
yếu”. Mặc dù dân trí thấp, người dân chỉ biết cái lợi trước mắt , nhưng Hàn Phi vẫn đề cao
chính sách dùng người, tài năng của nhà cai trị thể hiện ở việc dùng sức, dùng trí của
người khác. Đây là một tư tưởng rất sâu sắc về quản lý mà Hàn Phi đã nêu ra. Hàn Phi
phát triển học thuyết của mình trên cơ sở kế thừa của các pháp gia trước ông, nhưng phải
đến Hàn Phi thì nó mới trở nên sâu sắc, phổ biến với nhiều nội dung mới. Hàn Phi dùng chữ
“pháp” theo nghĩa phép tắc, còn pháp gia nới tới “pháp” là chỉ pháp luật. Hàn Phi ví pháp
luật với dây mực, cái quy, cái củ tức là những đồ dùng làm tiêu chuẩn để phân biệt đúng
sai, phải trái. Pháp không tách rời khỏi Thế và Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng ba
chân. Luật pháp phải kịp thời. Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đổi thì nước
loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị cắt”. Đối với Hàn Phi, pháp luật
là thứ “phép công” điều khiển hành vi của mọi người. Trong các phạm trù cơ bản của pháp
14/15
Pháp trị Hàn Phi Tử
học thi pháp là quan trọng nhất, sau mới đến Thế và Thuận. Hàn Phi đã kế thừa tư tưởng
“vô vi” của Nho và Đạo, biến nó thành thuật cai trị của vua chúa.
Trong cai trị - quản lý thì “tiên phú, hậu giáo”- trước hết là làm cho dân giàu sau đó thì
giáo dục họ. Trong giáo dục thì “tiên học lễ - hậu học văn”.
Nho gia chủ trương cai trị bằng đạo đức, bằng văn và đã phát triển học thuyết phương
pháp Đức trị (Nhân trị). Ngược lại, Pháp gia đã đưa ra một học thuyết và phương pháp cai
trị mới - Pháp trị “Pháp bất vị thân”, pháp phải hợp thời, pháp luật phải soạn sao cho dân
dễ biết, dễ thi hành; pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ thiểu số; thưởng phải trọng
hậu, phạt phải nặng Đó là tư tưởng về chính trị quản lý xã hội còn có ý nghĩa đối với
hiện nay.
Vậy, thành công lớn nhất của giai đoạn này, mặc dù còn bị hạn chế dưới góc độ tư tưởng
quản lý đã tạo lập nhiều quan điểm quản lý quan trọng thuộc phạm vi quản lý vĩ mô, đã
vạch ra được lôgíc của quá trình quản lý xã hội bao gồm các mức từ thấp đến cao: “Chính
tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, đã đưa ra được trình tự tiến hành các hoạt
động quản lý: “trị đạo, trị học, trị thể, trị tài, trị phong, trị thuật” mà ngày hôm nay trong
quản lý nói chung, và quản lý kinh tế nói riêng vẫn còn có thể khai thác và sử dụng tốt.
4.
4.
Kết luận
Kết luận
Những phân tích ở trên cho thấy rằng, trong thực tiễn quản lý pháp trị phải có đủ cả và kết
hợp sử dụng, rộng mạnh cùng thi hành. Kết luận của thực tiễn quản lý mấy ngàn năm của
Trung Quốc đói với hôm nay phải có ý nghĩa răn bảo. Không chỉ Trung Quốc, ngay ở Nhật
Bản, giới xí nghiệp trong tổng kết thực tiễn, cũng rút ra kết luận như vậy. Nhà xí nghiệp
nổi tiếng đương đại Songxia nói: “Là một người lãnh đạo, đối với ân uy phải phối hợp vận
dụng được”; “ân uy kiêm sử dụng, rộng nghiêm thoả đáng, mới có thể giúp nhau cùng
hoàn thành thu được hiệu quả một công đôi việc”.
15/15