Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Cty cổ phần XNK Hàng không Airimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.85 KB, 49 trang )

Mục lục
Mục lục……………………………………………………………………1
A-Lời mở đầu….………………………………………………………….2
B-Nội dung……..........................................................................................4
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may…………………….4
1.Tổng quan về xuất khẩu………………………………………………....4
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam…………………………………….5
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật
Bản của Việt Nam…………………………………………………………10
1.Tình hình nhập khẩu dệt may của Nhật Bản…………………………….10
2.Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản của Việt Nam qua các
năm………………………………………………………………………...16
3.Kết luận tình hình xuất khẩu hàng dệt may nước ta sang thị trường Nhật
Bản………………………………………………………………………....26
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản……………………………………………………………30
1.Triển vọng hàng dệt may nước ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản….30
2.Định hướng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản…………..36
3.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu dệt may sang thị trường Nhật Bản………37
C-Kết Luận…………………………………………………………………47
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….48
11
A-Lời mở đầu
Từ khi đất nước ta tiến hành đổi mới ,chuyển từ kinh tế tập trung bao
cấp sang kinh tế thị trường, nhu cầu phát triển kinh tế và mở rộng các mối
quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia khác trên thế giới ngày càng
bức thiết. Xuất khẩu đã trở thành một trong ba chương trình chiến lược quốc
gia nhằm nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay như dầu mỏ,
giày dép, thủy sản,gạo, cà phê, sản phẩm gỗ… dệt may luôn nằm trong số
10 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất cả nước. Ngành dệt may mỗi


năm đã đóng góp hàng tỷ USD vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Tuy nhiên, ngành dệt may nước ta vẫn đang gặp phải những khó khăn, thử
thách từ phía môi trường kinh doanh. Ví dụ như áp lực cạnh tranh từ phía
các đối thủ cạnh tranh ngày càng cao, nền kinh tế thế giới gặp phải nhiều
biến động, tỷ giá hối đoái có nhiều biến động khó lường, sự khác biệt về
kinh tế-văn hóa-xã hội tại các thị trường xuất khẩu… Ngành dệt may nước
ta đang phải vượt lên những khó khăn, thử thách ấy để có thể mở rộng hơn
nữa thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, ngành dệt may Việt Nam tại thị trường Nhật Bản đã và đang
dần khẳng định được chỗ đứng của mình. Thị trường Nhật Bản hiện đang là
thị trường xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 3 của Việt Nam. Thị trường này
vốn nổi tiếng là một thị trường khó tính trên thế giới. Khi ngành dệt may
nước ta có thể đứng vững trên thị trường Nhật thì chúng ta hoàn toàn có thể
tin tưởng vào khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Để có thể hình dung ra được những khó khăn, thách thức cũng như tìm
ra được các giải pháp tháo gỡ cho ngành dệt may nước ta, em xin trình bày
22
đề tài: “ Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản” với các nội dung chủ yếu sau:
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu dệt may
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu dệt may sang thị trường
Nhật
Chương III: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản
Em xin chân thành cám ơn P.GS.TS Nguyễn Văn Tuấn đã tận tình
giúp đỡ em hoàn thành đề án này.
33
B- Nội dung
Chương I: Lý luận chung về xuất khẩu hàng dệt may

1.Tổng quan về xuất khẩu
1.1.Khái niệm
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các
nước thông qua hoạt động mua bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận.
Hoạt động trao đổi, mua bán này thường vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Sự
trao đổi hàng hóa, dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế, xã
hội, nó phản ánh sự phụ thuộc lấn nhau giữa những người sản xuất hàng hóa
riêng biệt ở các quốc gia khác nhau. Xuất khẩu là một trong những nội dung
cơ bản của hoạt động ngoại thương hay thương mại quốc tế ở góc độ quốc
gia.
Xuất phát từ khái niệm chung về thương mại quốc tế, ta có thể hiểu xuất
khẩu hàng hóa, dịch vụ là quá trình đưa các hàng hóa, dịch vụ từ quốc gia
này sang quốc gia khác nhằm mục đích thu lợi. Nếu xét ở góc độ kinh tế,
mục đích của việc xuất khẩu là thu lợi ích kinh tế, cụ thể là lợi nhuận. Nếu
xét ở góc độ xã hội, mục đích của xuất khẩu là nhằm thu được các lợi ích xã
hội như an sinh, việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống …
1.2.Vai trò của xuất khẩu
Đẩy mạnh xuất khẩu được coi là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát
triển kinh tế và thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Vai trò của xuất khẩu được thể hiện rõ ở các mặt sau:
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
Xuất khẩu đóng góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản
xuất phát triển.
44
Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản
xuất phát triển ổn định.
Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản
xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước.
Xuất khẩu tạo ra những tiền đề kinh tế, kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng

cao năng lực sản xuất trong nước. Nghĩa là xuất khẩu là phương tiện quan
trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam
nhằm hiện đại hóa kinh tế đất nước, tạo ra một năng lực sản xuất mới.
Xuất khẩu cũng đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn
thiện công việc quản trị sản xuất và kinh doanh.
Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và
cải thiện đời sống người dân.
Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
2. Đặc điểm ngành dệt may Việt Nam
2.1.Ưu điểm
Dệt may là ngành Việt Nam được đánh giá có lợi thế so sánh: lợi thế giá
nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào, đầu tư nước ngoài ngày
càng tăng… Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, trong những năm qua đã có
534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư
vào ngành dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng kí là 3,215 tỷ USD.
Trong giai đoạn 1998-2008, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may
Việt Nam ngày càng tăng, ngành dệt may xuất khẩu luôn đạt trên 1 tỷ USD
và thị trường xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Ngành dệt may Việt Nam
đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm, kim
ngạch xuất khẩu chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2007, kim
55
ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đạt 7,8 tỷ USD, tăng 33,4% so với
năm 2006 và bằng khoảng 16% giá trị xuất khẩu hàng hoá năm 2007. Năm
2008, kim ngạch xuất khẩu dệt may nước ta lên tới 9,12 tỷ USD, tăng gần
17% so với năm 2007. Ngành dệt may đã luôn nằm trong top 10 sản phấm
xuất khẩu nước ta đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, năm 1998 là 1,3 tỷ USD,
năm 2008 con số này là trên 9,1 tỷ USD. Đặc biệt, từ sau khi gia nhập WTO,
doanh nghiệp Việt Nam đã có thể xuất khẩu vào toàn bộ các nước thành viên
WTO với mức thuế ưu đãi ,thâm nhập được vào các thị trường trọng yếu

trên thế giới như Hoa Kỳ ,liên minh Châu Âu (EU) , Trung Quốc ,Nhật Bản
do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử.
Ngành dệt may nước ta có một số lượng lớn các doanh nghiệp với trên
50 doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, gần 2000 doanh nghiệp tư nhân,
công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn và gần 500 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, sử dụng trên 2,2 triệu lao động. Các doanh nghiệp có
quy mô lớn nhất trong ngành dệt may Việt nam lần lượt là Công ty Hưng
Ngiệp FORMOSA, công ty sợi TAIWAN, Tổng công ty Việt Tiến, Tổng
công ty Phong Phú, Tập đoàn Dệt May Vinatex, công ty may Nhà Bè…
Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may nước ta ngày càng được cải
thiện. Chất lượng hàng dệt may Việt Nam ngày càng được nâng cao, nhiều
thương hiệu Việt Nam đã có thể vươn ra thị trường quốc tế, chinh phục được
nhiều thị trường khó tính yêu cầu cao cả về kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng
sản phẩm như Mỹ, EU, Nhật Bản. Đây là ba thị trường xuất khẩu hàng dệt
may lớn nhất của Việt Nam.
Ở Việt Nam, dệt may cũng là một trong những ngành được chú trọng
phát triển khi Việt Nam thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những
ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư không lớn, khả năng
66
thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may
để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của
đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động.
Các sản phẩm của ngành may mặc nước ta khá đa dạng, phong phú. Sản
phẩm của ngành may mặc không chỉ được biết đến đơn thuần là các sản
phẩm quần áo, mà còn bao gồm những sản phẩm dùng trong các ngành và
sinh hoạt như: lều, buồm, chăn, màn, rèm…Với ngành may mặc Việt Nam,
sản phẩm của ngành cũng rất đa dạng nhằm đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Những sản phẩm may mặc phổ biến thường được xuất khẩu sang các thị
trường chính của Việt Nam, như Mỹ, EU, Nhật Bản, là quần dài, quần short,
áo jacket, áo sơ mi, áo bông, áo thun…

2.2.Nhược điểm
Với mục tiêu thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, dệt may
là một trong những ngành được chú trọng và ưu tiên phát triển trên cơ sở
tận dụng nguồn nhân công dồi dào, giá rẻ trong nước để thực hiện các đơn
hàng may xuất khẩu của nước ngoài. Đến nay, số lao động trong ngành may
là trên 2 triệu lao động. Tuy ngành may đã thu hút được nhiều lao động,
nhưng tính ổn định của nguồn lao động trong ngành lại không cao. Nguyên
nhân chính là do mức thu nhập của công nhân ngành may khá thấp so với
các ngành khác. Do đó, người lao động không mấy mặn mà với ngành may
Họ sẵn sàng chuyển đổi sang những công việc khác có thu nhập cao hơn.
Mặc dù, trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp may đã có những thay
đổi trong chính sách lương thưởng cho người lao động nhưng số lao động
thôi việc vẫn không ngừng tăng lên so với số lao động tuyển mới.
Doanh nghiệp dệt may của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn là thực hiện
các đơn hàng gia công xuất khẩu cho phía nước ngoài. Số doanh nghiệp có
77
khả năng thiết kế và sản xuất các sản phẩm thời trang hiện vẫn chưa nhiều.
Do đó, sự khác biệt về kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm Việt Nam so với nhiều
quốc gia khác vẫn chưa được thể hiện rõ nét. Điều này đã làm giảm đi giá trị
gia tăng trong các sản phẩm may mặc của Việt Na, dẫn đến lợi nhuận thu về
chưa tương xứng với khả năng cũng như giá trị xuất khẩu cao trong những
năm qua.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp may mặc trong nước lại chưa chú trọng
đến thị trường nội địa với số dân đông đảo hiện nay (trên 80 triệu người năm
2008). Chính vì thế, hàng may mặc Việt Nam dù được đánh giá khá cao tại
nước ngoài thì lại được biết tới rất ít ở trong nước. Quần áo của Trung Quốc
với giá rẻ và mẫu mã đa dạng có thể được tìm thấy ở khắp các cửa hàng,
siêu thị, chợ của Việt Nam trong khi hàng Việt Nam thì hầu như vắng bóng.
Gần đây, hàng may mặc của Việt Nam đã nổi lên với một số thương hiệu
như May 10, Việt Tiến, Ninomax... dần được người tiêu dùng Việt Nam

chú ý hơn. Tuy nhiên, ở phân khúc thị trường hàng may mặc giá rẻ thì hàng
Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.
Một điểm yếu cực kỳ quan trọng là ngành may mặc của Việt Nam vẫn
bị phụ thuộc khá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài, với trị giá
nguyên phụ liệu nhập khẩu thường chiếm gần 60 – 80% giá trị nguyên phụ
liệu cần thiết để sản xuất. Tuy đã được chú trọng đầu tư về công nghệ, dây
chuyền sản xuất hiện đại hơn nhưng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc
không đủ cho nhu cầu sử dụng để sản xuất hàng xuất khẩu, hoặc không đáp
ứng được tiêu chuẩn của khách hàng nước ngoài. Nhiều đơn đặt hàng, phía
nước ngoài cũng chỉ định luôn nhà cung cấp nguyên vật liệu khiến cho các
doanh nghiệp may Việt Nam không có điều kiện sử dụng những nguyên
liệu sản xuất trong nước với giá thành rẻ hơn.
88
Trình độ công nghệ và năng lực sản xuất của các doanh nghiệp may
Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn 30 – 50% so với mặt bằng chung của
khu vực. Với trình độ như vây, khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt
Nam bị giảm đi phần nào.
Bảng 1: Hiện trạng năng lực sản xuất doanh nghiệp dệt may (2005)
Sản phẩm Số doanh nghiệp Năng lực sản xuất hàng năm
Các loại sợi 102 260 ngàn tấn
Dệt 135 680 triệu mét vuông
Sản phẩm dệt kim 56 300 ngàn tấn
Vải 1050 2000 triệu đơn vị sản phẩm
Nguồn: Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số doanh nghiệp cũng đã chủ động đầu
tư cải tiến về công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết
kiệm chi phí, từ đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngành dệt may trong nước là phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường
như Mỹ (chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu), EU (17%), Nhật (8%)...
(theo số liệu năm 2008 của Hiệp hội dệt may Việt Nam). Do vậy, ngành dệt

may nước dễ bị tác động khi các thị trường trên gặp sự cố. Đặc biệt là vừa
qua tình hình khủng hoảng trên toàn thế giới, nhu cầu tiêu thụ hàng giảm
mạnh do người dân các thị trường lớn thắt chặt chi tiêu. Nhiều đơn đặt hàng
từ nước ngoài bị rút lại cũng đã gây ảnh hưởng khá lớn đến hoạt động xuất
khẩu dệt may của nước ta.
99

×