Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 LÀ MỘT TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ RÚT RA ĐỐI VỚI ANH/CHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (370.91 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP-HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MƠN
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

ĐỀ TÀI: 01
STT: 04
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 LÀ MỘT TẤT YẾU
CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI CỦA
CÁCH MẠNG VIỆT NAM, Ý NGHĨA LỊCH SỬ RÚT RA ĐỐI VỚI
ANH/CHỊ

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Quế

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022


PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................1
NỘI DUNG .............................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 LÀ MỘT
TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG LỢI
CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM ............................................................................2
1.1. Hoàn Cảnh lịch sử thế giới, Việt Nam ...........................................................2
1.1.1. Thế giới ..................................................................................................2
1.1.2. Việt Nam ................................................................................................2
1.2. Các phong trào đấu tranh thời kì đầu tạo nên tiền đề cho sự ra đời của Đảng
Cộng Sản .............................................................................................................3


1.3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước ...............................................4
1.4. Hệ thống quan điểm và những lý luận đúng đắn về con đường giải phóng
dân tộc .................................................................................................................6
1.5. Sự nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh của các chiến sĩ và sự ra đời của các
tổ chức Cộng sản .................................................................................................7
1.6. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của lịch sử ....8
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LỊCH SỬ RÚT RA ĐỐI VỚI ANH/CHỊ ........................ 11
2.1. Tổng quát ....................................................................................................11
2.2. Những bài học thực tế em rút ra được ......................................................... 12
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 15


MỞ ĐẦU
Trải qua rất nhiều thập kỷ vừa qua, dân tộc ta đã vượt qua một chặng đường
đấu tranh cực kỳ khó khăn, gian khổ, giành được những thắng lợi vẻ vang. Từ thân
phận người dân mất nước, nhân dân ta đã anh dũng vùng lên, lần lượt đánh bại sự
xâm lược của nhiều đế quốc lớn mạnh, đưa đất nước ta bước vào kỷ nguyên mới – kỷ
nguyên độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội. Lực lượng lãnh đạo nhân dân
ta dành được những thắng lợi vĩ đại đó là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhìn lại Việt Nam ta ngày nay tuy là một nước đang phát triển đời sống tinh
thần, vật chất của nhân dân đã được cải thiện, tốt hơn trước kia rất nhiều nhưng chúng
ta trước Cách mạng tháng 8 năm 1945 thì lúc đó chúng ta cịn là thuộc địa của Pháp,
cịn nghèo túng lạc hậu, trì trệ hơn rất nhiều so với các nước trên thế giới. Nhưng sau
cách mạng giành chính quyền, tiếp tục đấu tranh, xây dựng cho đến nay chúng ta đã
đạt được những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực.
Theo suốt quá trình đấu tranh và đi lên thì có thể nói Đảng Cộng sản Việt Nam
nắm một vai trò tổ chức lãnh đạo cực kì quan trọng và là người soi đèn dẫn đường
đưa đất nước từng bước vượt qua bao khó khăn.
Trong ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài tiểu luận: “Đảng cộng sản Việt nam ra

đời năm 1930 là một tất yếu của lịch sử và là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của
cách mạng việt nam, ý nghĩa lịch sử rút ra đời với anh/chị” có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn đối với sự nghiệp đổi mới đất nước và mở rộng thêm nhiều quan hệ quốc tế ở
nước ta hiện nay.
Mặc dù em đã cố gắng trong việc hồn thành bài tiểu luận nhưng vẫn cịn
những sai sót. Em mong được lắng nghe những ý kiến đóng góp của cơ để bài tiểu
luận hồn thiện hơn.
Em cảm ơn cơ !
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022
Sinh viên Nguyễn Tiến Dũng

1


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 LÀ MỘT
TẤT YẾU CỦA LỊCH SỬ VÀ LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH MỌI THẮNG
LỢI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
1.1. Hoàn Cảnh lịch sử thế giới, Việt Nam
1.1.1. Thế giới
Trên thế giới , sau chiến tranh thế giới thứ nhất , sức mạnh và móng vuốt khổng
lồ của CNĐQ đã bao trùm khắp nơi sự áp bức và xu hướng thơn tính dân tộc của các
nước CNĐQ tăng lên rõ rệt . Sự xuất khẩu tư bản vào các nước thuộc địa của chủ
nghĩa tư bản đã làm cho quan hệ xã hội cũ thay đổi một cách căn bản . Nhưng bản
thân chủ nghĩa tư bản du nhập từ bên ngồi vào lại địi hỏi và thực tế đã tạo cho các
dân tộc những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng . Sự thức tỉnh về ý thức
dân tộc và phong trào đấu tranh tự giải phóng khái ách thực dân tăng lên mạnh mẽ rõ
đầu thế kỉ XX. Nhất là sau cách mạng tháng Mười Nga 1917 . Việt Nam cũng chịu
ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử đó.
1.1.2. Việt Nam

Những năm 50 - 60 của thế kỉ XIX , Việt Nam đã bị thực dân Pháp xâm lược
. Sau khi hoàn thành việc xâm lược và bình định vũ trang, thực dân Pháp đã thiết lập
bộ máy chính trị trên khắp đất nước . Nhanh chóng đã ngang nhiên tiến hành những
cuộc khai thác thuộc địa nhằm khai thác tài nguyên, bóc lột nhân cơng. Chính sách
thuộc địa của Pháp ở Việt Nam và ở Đơng Dương là chun chế về chính trị , kìm
hãm về kinh tế .Chóng rêu rao gọi là “sứ mạng khai hố” chính là sự khai thác thuộc
địa của bọn thực dân bằng lưỡi lê , họng súng , giá treo cổ và hãm hiếp phụ nữ.
Về chính trị, Chúng trực tiếp nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong bộ máy nhà
nước, thi hành chính sách cai trị chuyên chế, biến một bộ phận của giai cấp tư sản và
địa chủ phong kiến thành tay sai đắc lực, tạo nên sự cấu kết giữa chủ nghĩa đế quốc
và phong kiến tay sai, đặc trưng của chế độ thuộc địa. Sự cai trị của chính quyền
thuộc địa đã làm cho nhân dân ta mất hết quyền độc lập, quyền tự do dân chủ; mọi
phong trào yêu nước bị đàn áp dã man; mọi ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ từ bên
ngoài vào đều bị ngăn cấm.

2


Về kinh tế, Chúng triệt để khai thác Đông Dương vì lợi ích của giai cấp tư sản
Pháp, bóc lột tàn bạo nhân dân ta, thực hiện chính sách độc quyền, kìm hãm sự phát
triển kinh tế độc lập của nước ta. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, vơ nhân đạo,
kể cả duy trì bóc lột kiểu phong kiến... đẩy nhân dân ta vào cảnh bần cùng, làm cho
nền kinh tế bị suy giảm, để lại hậu quả nghiêm trọng, kéo dài.
Về văn hóa - xã hội, chúng thực hiện chính sách ngu dân, khuyến khích văn
hố nơ dịch, nhằm kìm hãm nhân dân ta trong vịng tăm tối, dốt nát, lạc hậu, phục
tùng sự cai trị của chúng.
Dưới ách thống trị đó, mâu thuẫn cơ bản vốn có trong lịng xã hội Việt Nam
phong kiến cũ là mẫu thuẫn giữa nhân dân ta mà trước hết là nông dân với giai cấp
địa chủ phong kiến không mất đi mà ngồi ra cịn xuất hiện một mâu thuẫn mới bao
trùm lên tất cả , đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với đế quốc thực dân Pháp.

Mâu thuẫn này ngày càng trở nên gay gắt thêm.
1.2. Các phong trào đấu tranh thời kì đầu tạo nên tiền đề cho sự ra đời của Đảng
Cộng Sản
Nhân dân ta với truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm đã đứng dậy đấu
tranh đòi lại cái gọi là độc lập, bình đẳng và bác ái đúng nghĩa từ bọn thực dân Pháp.
Rất nhiều phong trào yêu nước đòi độc lập dân tộc đã nổ ra. Đầu tiên là các
phong trào Cần Vương ở Trung kỳ và Bắc kỳ. Song các phong trào thời kì này đều
lần lượt bị thực dân Pháp đàn áp . Do quá yếu ớt và cổ hủ, mang tính chất lạc hậu
kiểu phong kiến.
Vào đầu thế kỉ XX , sau Cách mạng tháng Mười Nga, thành công của phong
trào dân chủ tư sản ở Đông Âu làm cho cục diện thế giới thay đổi , cách nhìn nhận về
các vấn đề trên thế giới cũng thay đổi theo. Phong trào dân chủ tư sản nở rộ như một
trào lưu và đã du nhập vào Việt Nam. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở nước
ta cũng chiu ảnh hưởng của sự thay đổi đó, mang nhiều yếu tố mới cả về tư tưởng
cũng như phương pháp đấu tranh.
Tiểu biểu là phong trào Đông Du đưa các thanh niên ưu tú đi du học và dùng
thơ văn yêu nước để thức tỉnh quốc dân; phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục tuyên
truyền cải cách văn hố, xã hội, hơ hào thực nghiệp đả phá tư tưởng và thói phong
kiến; phong trào Duy Tân vận động cải cách văn hóa xã hội, động viên lịng yêu nước.

3


Các phong trào này chỉ đấu tranh về mặt chính trị, mang nặng chủ nghĩa cải
lương, yếu ớt và cuối cùng đều thất bại.
Việt Nam lúc bấy giờ cịn có phong trào đấu tranh của các giai tầng khác cũng
nhiều , rầm rộ như của tầng lớp tư sản, tiểu tư sản mới , của các nhà yêu nước, trí
thức, của nông dân , công nhân Phong trào yêu nước , tự tôn dân tộc của tầng lớp tiểu
tư sản thành thị có đổi mới hơn về hình thức với các một số tổ chức cấp tiến như Việt
Nam Nghĩa Hoà Đoàn , Đảng Thang Niên , Đảng An Nam Độc Lập nhưng tất cả đều

khơng có đường lối chính trị rõ ràng và hệ thống tổ chức chặt chẽ ,hoạt động rời rạc
cho nên khơng có khả năng tập hợp quần chúng. Tất cả đều nhanh chóng thất bại mà
khơng đạt được gì.
Về phong trào đấu tranh tầng lớp cơng nhân hay phong trào cơng nhân thì
diễn ra dưới các hình thức đặc thù của giai cấp mình như bãi cơng đình cơng. Trong
các cuộc đấu tranh , cơng nhân đã nêu lên được yêu sách của mình , đấu tranh có tổ
chức hơn , có sự liên hệ với công nhân cùng ngành nghề và đã bắt đầu xuất hiện tổ
chức công hội. Trong các cuộc đấu tranh đó có cuộc bãi cơng năm 1925 của cơng
nhân Ba Son do Tôn Đức Thắng tổ chức đã buộc thực dân Pháp đồng ý tăng 10%
lương cho công nhân Ba Son, một thành công nhỏ, một dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên
các phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XX đến những năm 1925 dù phát triển mạnh
song vẫn cịn tự phát, thiển cận , đơn giản khơng tìm được mục đích đấu tranh sâu xa
căn bản tất cả đều không thành công. Công nhân chưa trở thành một lực lượng chính
trị độc lập trong phong trào dân tộc. Phong trào dân tộc Việt Nam vẫn bị bế tắc , chưa
tìm được con đường dẫn đến thắng lợi.
1.3. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước
Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung lúc bấy giờ là một thanh niên nồng
nàn yêu nước và cũng có quen biết Phan Bội Châu. Khi Người sinh ra đã thấy rõ cảnh
nước mất nhà tan, nhân dân lao động cơ cực. Bằng lòng yêu nước thương dân , căm
thù đế quốc xâm lược, áp bức bất công , năm 1911 Người đã lên tàu của Pháp xuất
ngoại . Hồ Chí Minh ra đi với một hoài bão, trăn trở lớn là tìm con đường giải phong
dân tộc khái cảnh áp bức , khốn khổ , được độc lập dân chủ.
Suy nghĩ đầu tiên của Hồ Chí Minh là muốn sang phương Tây nơi mà người
cho là có tư tưởng tự do, dân chủ và khoa học kĩ thuật, có bình đẳng và bác ái để xem
họ làm như thế nào và ngồi ra cịn một lí do khác rằng Người muốn sang phương
4


Tây để xem nước mà đang thống trị nước mình là nước Pháp để học tập họ rồi trở về
giúp đồng bào mình cởi bỏ xiềng xích nơ lệ. Trên con đường bôn ba khắp năm châu

bốn bể, với nhiều lần thay tên đổi họ, Người đã làm hàng trăm công việc trong địa vị
của nhiều giai tầng trong xã hội các nước như nhà báo, công nhân, quét tuyết Nhờ
vậy mà Hồ Chí Minh có được sự đồng cảm với mọi giai tầng trong xã hội các nước
cũng như ở Việt Nam, Người có được cái nhìn vừa khái quát tổng thể vừa sâu sắc đầy
đủ bản chất của chủ nghĩa Đế quốc, thực dân xâm lược, Người đã xem chủ nghĩa Đế
quốc nó như là con đỉa hai vòi một vòi hút máu nhân dân lao động các nước thuộc
địa, một vòi hút máu nhân dân lao động chính trong nước, nếu muốn loại bỏ chủ nghĩa
Đế quốc chỉ có cách cắt đồng loạt hai cái vịi của con đĩa này.
Kết hợp với việc nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng
điển hình trên thế giới Hồ Chí Minh đã đúc rút được nhiều bài học quý về lực lượng
cách mạng và dặc biệt là bài học về chọn con đường cách mạng từ đó hình thành nên
sơ bộ quan điểm về làm cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ cịn thiếu , tư tưởng lý luận đầy
đủ sâu sắc và đúng đắn về con đường làm cách mạng . Và Người đã tìm thấy , đó là
thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga – là bản Sơ thảo lần thứ nhất đề cương
về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V. I .Lê-Nin . Cuối cùng thì trong HCM mình đã
định rõ con đường cứu nước cho dân tộc mình : khơng có con đường nào khác ngồi
con đường cách mạng vô sản – con đường cách mạng của Lê-Nin.
Tại đại hội Đảng xã hội Pháp họp ở Tua(Tous) năm 1920 , Hồ Chí Minh đã
gia nhập Quốc tế cộng sản đánh dấu bước ngoặt trong nhận thức, quan điểm cũng
như trong con đường cách mạng mà Người sẽ theo sau này, từ chủ nghĩa yêu nước,
đến chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc chưa có khuynh hướng rõ
ràng thành một chiến sĩ theo chủ nghĩa cộng sản và một chiến sĩ Quốc tế vô sản.
Trước đó Người mặc dù đã nhìn nhận thấy sự thiếu sót trong đường lối và tư
tưởng đấu tranh của các nhà yêu nước tiền bối đã dẫn đến những thất bại như thế nào
nhưng đến lúc này người mới tìm được đường đi cho chính mình, con đường mà
người tin tưởng.
Sau đó với việc thực hiện những nhiệm vụ đối với phong trào công nhân và
cộng sản quốc tế, Hồ Chí Minh đã tích cực vận động phong trào cách mạng ở các
thuộc địa , nghiên cứu chủ nghĩa Mác- LêNin và xây dựng tư tưởng chiến lược cách
mạng giải phóng dân tộc để truyền về Việt Nam, chuẩn bị về tư tưởng , chính trị và

5


tổ chức cho việc thành lập một chính đảng cách mạng tiên phong của giai cấp công
nhân.
1.4. Hệ thống quan điểm và những lý luận đúng đắn về con đường giải phóng dân
tộc
Tháng 12-1924 , Hồ Chí Minh về Quảng Châu (Trung Quốc), trực tiếp chuẩn
bị thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam . Người đi đầu trong việc tham gia sáng lập
Hội liên hiệp các dân tộc bị áp ,lập ra Thanh niên cách mạng đồng chí hội , xuất bản
báo Thanh niên, huấn luyện cán bộ, viết tác phẩm Đường cách mệnh một trong các
bài viết của người trong giai đoạn từ 1921 đến 1927 với một hệ thống quan điểm:
Một là. Thấy rõ bản chất phản động của chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa thực
dân là kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao
động trên tồn thế giới , là kẻ thù trực tiếp nguy hại nhất của nhân dân các nước thuộc
địa , bản thân nhân dân các nước thuộc địa phải tự mình đứng lên giải phóng cho
mình.
Hai là, phải gắn cách mạng trong nước với cách mạng của nhân dân các nước
khác trên thế giới , đây là thời đại cách mạng mới , cách mạng vô sản. Phải cách mạng
triệt để , lãnh đạo ,tập hợp sức mạnh nhân dân giành chính quyền trao lại cho người
dân. Không được để lọt vào tay số ít cá nhân .
Ba là, cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính
quốc mà nó có tính chủ động độc lập , người làm cách mạng phải tự lực cánh sinh
chủ động cách.
Bốn là, cách mạng thuộc địa không phụ thuộc vào cách mạng vơ sản ở chính
quốc mà nó có tính chủ động độc lập, người làm cách mạng phải tự lực cánh sinh chủ
động cách.
Năm là, Nước đã mất thì dân mất hết cả quyền lợi về kinh tế và chính trị , mất
cả tự do độc lập. Từ đó phải tiến hành giải phóng dân tộc mở đường tiến lên giải
phóng lao động , giải phóng con người tức là làm cách mạng giải phóng dân tộc rồi

tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa . Như vậy có thể vạch ra vấn đề về kẻ thù , về
nhiệm vụ cách mạng ,về các lực lượng tạo nên sức mạnh dân tộc Phải xây dựng lực
lượng cách mạng ,xây dùng sức mạnh dân tộc trên nhận thức thực tế rằng công nông
là đông đảo , chịu áp bức nặng nề nhất nên công nông là gốc của cách mạng, ngoài

6


ra còn cần phải tập hợp mọi lực lượng yêu nước khác khơi dậy và phát huy truyền
thống đoàn kết dân tộc.
Sáu là, Quần chúng phải được giác ngộ và được tổ chức mới tạo nên sức mạnh
của cách mạng .Vì vậy phải biết giáo dục quần chúng về mục có trách nhiệm cách
mạng biết đồng tâm hiệp lực , có ý chí quyết tâm , bền gan chiến đấu lâu dài.
Bảy là, Cách mạng muốn thắng lợi thì phải có Đảng cách mạng, Đảng có vững
thì cách mạng mới thành cơng. Đảng muốn vững thì phải có học thuyết cách mạng.
Đó là học thuyết của LêNin. Đảng phải có đội ngũ cán bộ, đảng viên có lý tưởng cách
mạng có lập trường và đạo đức cách mạng, có quyết tâm chiến đấu vì lý tưởng giải
phóng dân tộc và nhân loại. Hệ thống quan điểm và lý luận này được truyền vào Việt
Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Theo cơ sở tư tưởng lý luận đó các tổ chức
cộng sản ở Việt Nam đã ra đời rất nhanh chóng.
1.5. Sự nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh của các chiến sĩ và sự ra đời của các
tổ chức Cộng sản
Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 1929 đã lần lượt ra đời ba tổ chức cộng sản đầu
tiên ở Việt Nam đã ra đời đó là Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng Sản
Đảng , Đơng Dương Cộng Sản Liên Đồn .Trong ba Đảng đó thì Đơng Dương Cộng
Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng đều có tiền thân là tổ chức Thanh niên cách
mạng đồng chí hội, Cả ba tổ chức đảng đều hoạt động trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh . Nhưng sự tồn tại ba Đảng hoạt động biệt lập
có nguy cơ dân một sự chia rẽ lớn.
Điều này nảy sinh từ cách nhận thức khác nhau, sai lệch về tư tưởng lý luận

của HCM cả ba đều thiếu sót một điều quan trọng cơ bản đó là phải tập hợp lực lượng
quần chúng, tạo nên sức mạnh dân tộc thì sự nghiệp cách mạng của dân tộc mới thành
cơng được. Đứng trước tình hình đó , Hồ Chí Minh là người đi đầu trong việc nhận
thức ra sai lệch nghiêm trọng và tiến hành thống nhất ba tổ thành một Đảng Cộng Sản
thống nhất trong cả nước.

7


1.6. Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời năm 1930 là kết quả tất yếu của lịch sử
Những ngày đầu tháng 2 năm 1930 hội nghị thống nhất ba tổ chức đảng đã
được tổ chức, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã ra đời .
Nhìn lại cả một quá trình lịch sử ta thấy dù trong một thời gian ngắn nhưng rõ
ràng cách mạng của Việt Nam đã được trải nghiệm với nhiều con đường , nhiều hình
thức đấu tranh . Từ những hình thức non , phong trào đấu tranh của cơng nhân tất cả
đều là vùng lên địi dân chủ , bình quyền, địi quyền lợi chính đáng nhưng tất cả chỉ
mới là chỉ mới đòi hỏi những mục đích trước mắt độc lập mà khơng thấy được mối
liên hệ khăng khít của các mục đích đó cùng một nguồn gốc mục đích chung là gì .
Các cuộc đấu tranh nổ ra lẻ tẻ, thức bột phát thiếu tổ chức , không tạo được
lực lượng . Theo sự phát triển tự nhiên các phong trào càng về sau này càng có những
điểm tiến bộ hơn các phong trào trước đó .Tuy nhiên các phong trào vẫn cịn rất nhiều
thiếu sót về mặt quy mơ tổ chức về lý luận về nhận thức thực tiễn để có thể có được
sức mạnh và tồn tại bền vững. Quá trình phát triển nhận thức chủ quan của Hồ Chí
Minh cũng nằm trong xu thế tự nhiên như thế nhưng Người đã nhận thức một cách
nhạy bén tiến bộ sâu sắc và toàn diện , điều này thể hiện trong tư tưởng và lý luận của
người. Hệ thống quan điểm , lý luận của người và con đường cách mạng , sáng lập ra
Đảng là kết quả một quá trình nhìn nhận chủ hành động chủ quan nhưng lại nằm trong
kết quả của quá trình, quy luật phát triển chung của sư vật hiện tượng.
Có vận động và phát triển thì phát sinh mâu thuẫn , mâu thuẫn lại kéo theo sự
vận động phát triển mới theo xu hướng giải quyết mâu thuẫn đó. Sự phát triển mới

này có thể nhanh hay chậm , nhiều hình thức nhưng xu hướng của nó ln khơng đổi
đó là xố bỏ mâu thuẫn sinh ra nó . Vấn đề của chúng ta ở đây cũng thế chủ nghĩa tư
bản phát triển xâm lược thuộc địa, gây nhiều loại mâu thuẫn , sự ra đời của Đảng
chính là kết quả của quá trình vận động giải quyết một trong những mâu thuẫn đó
như mâu thuẫn dân tộc , mâu thuẫn giai cấp,là kết quả của quá trình đấu tranh dân tộc
và giai cấp ở nước ta trong thời đại mới , là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa
Mác - Lênin với phong trào yêu nước phong trào cơng nhân Việt Nam .
Q trình chính ở đây là quá trình phát triển nhận thức chủ quan của nhân dân
ta mà đi đầu là Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
1.7. Sự ra đời của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Cách mạng Việt
Nam
8


Từ những phân tích trên ta có thể thấy được rằng khi Hồ Chí Minh tham gia
học tập ở Liên Xô và hoạt động trong Quốc tế Cộng sản, tháng 1l-1924, Nguyễn Ái
Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam. Tại đây, Người sáng lập và trực tiếp huấn luyện Hội Việt Nam
Cách mạng thanh niên, sáng lập và viết bài cho báo Thanh niên, xuất bản tác phẩm
Đường Kách mệnh (1927)... nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin vào trong
nước. Người tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ cốt cán, tiếp tục chuẩn bị về mặt chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng.
Chủ nghĩa Mác - Lênin và các tài liệu tuyên truyền của Nguyễn Ái Quốc được
giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam đón nhận. Nó lơi cuốn những người yêu
nước Việt Nam đi theo con đường cách mạng vô sản; làm dấy lên cao trào đấu tranh
mạnh mẽ, sơi nổi khắp cả nước, trong đó giai cấp cơng nhân ngày càng trở thành một
lực lượng chính trị độc lập. Sự truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào quần
chúng và phong trào công nhân, làm cho phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân
và các tầng lớp nhân dân phát triển mạnh mẽ, đòi hỏi phải có tổ chức đảng chính trị
lãnh đạo. Vì vậy, các tổ chức cộng sản lần lượt được thành lập:

- Ngày 17-6-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập ở Bắc Kỳ.
- Mùa Thu năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng được thành lập ở Nam Kỳ.
- Ngày l -l -1930, Đơng Dương Cộng sản Liên đồn được thành lập ở Trung
Kỳ.
Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, ở Việt Nam đã có ba tổ chức cộng sản
tuyên bố thành lập. Điều đó phản ánh xu thế tất yếu của phong trào đấu tranh cách
mạng ở Việt Nam, đồng thời sự tồn tại của ba tổ chức cộng sản hoạt động biệt lập
trong một quốc gia có nguy cơ dẫn đến chia rẽ lớn. Yêu cầu bức thiết của cách mạng
đặt ra là cần có một đảng cộng sản duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam. Lãnh tụ Nguyền Ái Quốc – cán bộ của
Quốc tế Cộng sản, người chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam – là người
duy nhất có đủ năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu thống nhất các tổ chức cộng sản.
Từ ngày 6 – l đến ngày 7 – 2 – 1930, Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản
họp tại bán đảo Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) dưới sự chủ trì của đồng chí
Nguyễn Ái Quốc. Hội nghị nhất trí thành lập một đảng thống nhất, lấy tên là Đảng

9


Cộng sản Việt Nam, thông qua Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình
tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng.
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam mang tầm vóc lịch sử như
là Đại hội thành lập Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập là kết quả của
cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc ở nước ta trong những năm đầu thế kỷ
XX; là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước; là kết quả của quá trình lựa chọn, sàng lọc nghiêm khắc của
lịch sử và của q trình chuẩn bị đầy đủ về chính trị, tư tưởng và tổ chức của một tập
thể chiến sĩ cách mạng, đứng đầu là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Đó là một mốc lớn, bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam,
chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước. Chánh cương vắn tắt, Sách

lược vắn tắt do Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, được Hội nghị thành lập Đảng
Cộng sản Việt Nam thông qua đã xác định: Cách mạng Việt Nam phải tiến hành cách
mạng giải phóng dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội là con đường cách mạng duy nhất đúng để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam với Cương lĩnh, đường lối cách mạng
đúng đắn chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo
cách mạng.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái
Quốc - Hồ Chí Minh, người sáng lập, lãnh đạo và rèn luyện Đảng ta.

10


CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA LỊCH SỬ RÚT RA ĐỐI VỚI ANH/CHỊ
2.1. Tổng quát
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt
Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Sự kiện Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử cực kỳ trọng đại, một bước ngoặt vô cùng quan
trọng trong lịch sử cách mạng Việt Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con
đường phát triển của dân tộc ta.
Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam, là sự kiện gắn
liền với tên tuổi của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng
đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải phóng dân
tộc theo phương hướng cách mạng vơ sản, chính là cơ sở để Đảng Cộng sản Việt
Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam; giải
quyết được tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách

mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra con đường và phương hướng phát triển mới cho
đất nước Việt Nam. Chính đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng
và sự đoàn kết, thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để
tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này. Đây cũng là
điều kiện cơ bản quyết định phương hướng phát triển, bước đi của cách mạng
Việt Nam trong suốt những năm qua.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam
là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn
của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên
những thắng lợi vẻ vang. Đồng thời cách mạng Việt Nam cũng góp phần tích cực vào
sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hồ bình, độc lập dân tộc và tiến
bộ xã hội.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra
thời kì mới cho cách mạng Việt Nam – thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến
lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những
nội dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu
11


cầu cần thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ
chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan
trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm
dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất phong
trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sĩ tiên phong vì lợi ích của giai cấp,
của dân tộc. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đảng Cộng
sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt Nam là một bộ phận

của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng hộ to lớn của cách mạng
thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại làm nên những thắng
lợi vẻ vang, đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập
dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.
2.2. Những bài học thực tế em rút ra được
Một là, nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - ngọn cờ vinh
quang mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao lại cho thế hệ hôm nay và các thế hệ mai
sau. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ chặt
chẽ với nhau.
Hai là, sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chính nhân dân là người làm nên những thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của
Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Sức mạnh
của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với nhân dân. Quan liêu, tham nhũng, xa rời nhân
dân sẽ dẫn đến những tổn thất khôn lường đối với vận mệnh của đất nước, của chế
độ xã hội chủ nghĩa và của Đảng.
Ba là, khơng ngừng củng cố, tăng cường đồn kết: Đoàn kết toàn Đảng, đoàn
kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đồn kết quốc tế. Đó là truyền thống q báu và là
12


nguồn sức mạnh to lớn của cách mạng nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tổng kết:
Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết - Thành cơng, thành cơng, đại thành công.
Bốn là, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước
với sức mạnh quốc tế. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng cần kiên định ý chí độc lập,
tự chủ, nêu cao tinh thần hợp tác quốc tế, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ
ngoại lực, kết hợp yếu tố truyền thống với yếu tố hiện đại.
Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng
lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng không có lợi ích nào khác ngồi việc phụng sự tổ

quốc, phục vụ nhân dân. Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khơng ngừng làm giàu trí tuệ, nâng
cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết
các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra. Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải
xuất phát từ thực tế, tơn trọng quy luật khách quan. Phải phịng và chống những nguy
cơ lớn: sai lầm về đường lối, bệnh quan liêu và sự thoái hoá, biến chất của các cán bộ
và đảng viên.

13


KẾT LUẬN
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một yếu tố quan trọng quyết định
sự thành công của phong trào Cách mạng giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.
Với đường lối Cách mạng đúng đắn, Đảng đã cùng nhân dân xây dựng nên
một lượng cách mạng to lớn và rộng khắp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn
phong kiến tay sai vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đảng đã lãnh đạo nhân dâ cả nước
dấy lên cao trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cao trào
đấu tranh chính trị 1936- 1939. Với khí thế cách mạng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với
một nghệ thuật lãnh đạo và tổng khởi nghĩa tài tình, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc Tổng
khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thành công trọn vẹn, khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hồ, nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Q trình thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: Lựa chọn con đường cách mạng
vô sản, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là một
sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt của Cách mạng Việt Nam, mà người tiên
phong là Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam,
người thầy vĩ đại của Đảng. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời của một chiến sĩ
Cộng sản trọn đời vì nước, vì dân, là biểu tượng của khí phách anh hùng, ý chí độc
lập tự cường, kiên trì lý tưởng, sáng tạo và quyết thắng.


14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo, Giáo trình Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam ( Dành cho
Bậc Đại học hệ khơng chun lý luận Chính trị), NXB Chính trị quốc gia.
[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb. Chính trị quốc gia, H,2016, tr. 65, 66.
[3] Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (24/1/2022), “Đảng Cộng sản Việt Nam ra
đời, bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam
[4] Sưu tầm, tổng hợp (22/01/2019), “Lịch sử và ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng
sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2019)”, Trang thông tin điện tử Ban tuyên giáo tỉnh uỷ
Kon Tum.
[5] ThS. Trần Ngọc Trường Giang (3/2/2020), “Đảng lãnh đạo - nhân tố quyết định
mọi thắng lợi của của cách mạng Việt Nam”, Tuyên giáo.
[6] Tạ Quang Đạo (12/1/2015), “ Sáng tạo, chủ động, kịp thời - Bài học kinh nghiệm
nhìn từ sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam”,Tạp chí cộng sản.
“, Cổng thông tin điện tử tỉnh Cà Mau.



×