ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: KỸ THUẬT MAY CĂN BẢN
NGÀNH, NGHỀ: THIẾT KẾ THỜI TRANG
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 257/QĐ-TCĐNĐT-ĐT ngày 13 tháng 07 năm 2017
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghề đồng Đồng Tháp)
Đồng Tháp, năm 2017
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
LỜI GIỚI THIỆU
Kỹ thuật may căn bản 1 là tài liệu được biên soạn để cung cấp cho người
học nghề Thiết kế thời trang những kiến thức cơ bản về kỹ thuật may, công nghệ
gia công các bộ phận trên nhóm sản phẩm áo như túi ốp, bâu áo, thép tay, măng
- set. Thông qua mô đun này, người học sẽ hình thành được các kỹ năng về sử
dụng máy 1 kim, máy vắt sổ, kỹ năng may các chi tiết đơn giản để ứng dụng vào
lắp ráp các sản phẩm của mô đun Cắt, may trang phục căn bản, các mơ đun
Cắt, may trang phục nâng cao.
Giáo trình này được biên soạn nhằm mục đích phục vụ cho cơng tác giảng
dạy, học tập, nghiên cứu của giảng viên, HSSV Trường Cao đẳng Nghề Đồng
Tháp.
Xin chân thành cảm ơn Tổ bộ môn May và Thiết kế thời trang, Khoa Kỹ
thuật – Công nghệ, Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp, các anh chị đang công
tác tại Công ty Cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp May 6 đã giúp đỡ chúng tơi
hồn thành giáo trình này.
Đồng Tháp, ngày 12 tháng 06 năm 2017
Biên soạn
Đàm Thị Thanh Dân
1
MỤC LỤC
[Bổ sung thêm mục: Tài liệu tham khảo vào Mục lục]
TRANG
Lời giới thiệu
1
Mục lục
2
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun
8
Mục tiêu của mơ đun
8
Bài 01: Vận hành máy may 1 kim
9
Giới thiệu
9
Mục tiêu
9
1. Cấu tạo máy may 1 kim
9
2. Nguyên tắc vận hành
10
2.1. Chuẩn bị trước khi vận hành
10
2.2. Qui trình khi vận hành máy
10
2.3. Khi máy ngưng hoạt động
11
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
11
2.5. Thực hành vận hành máy may 1 kim
13
2.5.1. Thực hành vận hành máy khơng gắn kim
13
2.5.2. Thực hành vận hành máy có gắn kim, khơng xỏ chỉ
13
3. Thực hành may hình học
13
3.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên phụ liệu
13
3.2. May đường thẳng
13
2
3.3. May hình vng
14
3.4. May hình trịn
14
4. Thực hành may các đường cơ bản
15
4.1. May can rẽ
15
4.2. May lộn viền
15
4.3. May viền bọc mép (viền bọc kín)
16
Bài 02: Vận hành máy sổ
18
Giới thiệu
18
Mục tiêu
18
1. Cấu tạo máy vắt sổ
18
2. Nguyên tắc vận hành
19
2.1. Chuẩn bị trước khi vận hành
19
2.2. Qui trình khi vận hành máy
20
2.3. Khi máy ngưng hoạt động
20
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
21
3. Thực hành vắt sổ đường thẳng
21
4. Thực hành vắt sổ đường cong
21
Bài 03: May túi ốp
22
Giới thiệu
22
Mục tiêu
22
1. May túi ốp không nắp
22
1.1. Đặc điểm cấu tạo
22
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
23
3
1.3. Qui trình may
23
1.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
23
1.5. Thực hành may túi ốp ngồi khơng nắp
23
2. May túi ốp có nắp
24
2.2. Đặc điểm cấu tạo
24
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
24
2.3. Qui trình may
24
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
25
2.5. Thực hành may túi ốp có nắp
25
Bài 04: May các kiểu đường xẻ, nẹp áo
26
Giới thiệu
26
Mục tiêu
26
1. May đường xẻ có đáp (đường xẻ 2 trụ)
26
1.1. Đặc điểm cấu tạo
26
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
26
1.3. Qui trình may
27
1.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
27
1.5. Thực hành may đường xẻ có đáp
28
2. May xẻ nẹp cài nút chìm (đường xẻ 1 trụ)
28
2.1. Đặc điểm cấu tạo
28
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
28
2.3. Qui trình may
28
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
29
4
2.5. Thực hành may xẻ nẹp cài nút chìm
30
3. May nẹp áo veston
30
3.1. Đặc điểm cấu tạo
30
3.2. Yêu cầu kỹ thuật
30
3.3. Qui trình may
30
3.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
31
3.5. Thực hành may nẹp áo veston
31
4. May nẹp áo Jacket
31
4.1. Đặc điểm cấu tạo
31
4.2. Yêu cầu kỹ thuật
32
4.3. Qui trình may
32
4.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
34
4.5. Thực hành may nẹp áo Jacket
34
Bài 5: May các kiểu cổ áo
35
Giới thiệu
35
Mục tiêu
35
1. May cở cài kín áo sơ mi
35
1.1. Đặc điểm cấu tạo
35
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
36
1.3. Qui trình may
36
1.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
40
1.5. Thực hành may bâu sơ mi
40
2. May cổ bẻ ve rời
40
5
2.1. Đặc điểm cấu tạo
40
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
41
2.3. Quy trình may
41
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
44
2.5. Thực hành may cổ bẻ ve rời
44
3. May cổ lá sen
44
3.1. Đặc điểm cấu tạo
44
3.2. Yêu cầu kỹ thuật
44
3.3. Quy trình may
45
3.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
46
3.5. Thực hành may cổ lá sen
46
Bài 6: May các kiểu thép tay, mangset
47
Giới thiệu
47
Mục tiêu
47
1. May thép tay
47
1.1. Đặc điểm cấu tạo
47
1.2. Yêu cầu kỹ thuật
48
1.3. Quy trình may
48
1.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
49
1.5. Thực hành may thép tay
49
2. May mangset
49
2.1. Đặc điểm cấu tạo
49
2.2. Yêu cầu kỹ thuật
50
6
2.3. Quy trình may
50
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
51
2.5. Thực hành may mangset
51
Tài liệu tham khảo
52
7
GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: KỸ THUẬT MAY CĂN BẢN
Mã mơ đun: MĐ22
I. Vị trí, tính chất của mơ đun
Vị trí: Mơ đun kỹ thuật may căn bản là mơ đun chun mơn nghề bắt
buộc, trong chương trình đào tạo trình độ Cao đẳng nghề Thiết kế thời trang;
- Tính chất: Mơ đun kỹ thuật may căn bản mang tính tích hợp giữa lý thuyết
và thực hành.
I. Mục tiêu mơ đun
- Về kiến thức: Trình bày được u cầu kỹ thuật và phương pháp may các
cụm chi tiết trên quần, áo;
- Về kỹ năng: May được các bộ phận trên quần, áo đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật và đúng trình tự;
Sử dụng được một số thiết bị máy máy, đảm bảo an tồn lao động và vệ sinh
cơng nghiệp;
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Rèn luyện kỹ năng thực hành may;
Nghiêm túc, tự giác trong học tập.
III. Nội dung mô đun
8
BÀI 1: VẬN HÀNH MÁY MAY 1 KIM
Mã bài: MĐ22 - 01
Giới thiệu:
Bài học này sẽ giới thiệu cho người học những bộ phận của máy may 1 kim
và rèn luyện kỹ năng vận hành máy may 1 kim.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được nguyên tắc vận hành máy may 1 kim;
- Kỹ năng:
+ Vận hành được máy may 1 kim;
+ May các đường hình học, các đường may cơ bản bằng máy 1 kim;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa; có ý
thức tiết kiệm ngun phụ liệu; có trách nhiệm thực hiện an tồn cho thiết bị,
dụng cụ, thực hiện an toàn vệ sinh cơng nghiệp;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của người học.
Nội dung chính:
1. Cấu tạo máy may 1 kim
Hình 1.1: Cấu tạo máy may 1 kim
9
- Đầu máy: là phần quan trọng nhất của máy may được thiết kế nhằm đảm
bảo yêu cầu công nghệ cụ thể.
- Bàn máy: là phần đỡ đầu máy và là nơi làm việc của người công nhân,
thường được làm bằng gỗ dán ép nhằm tránh cong vênh và giảm tiếng ồn khi
làm việc.
- Chân máy: là phần đỡ bàn máy và tạo độ cao cần thiết cho người công
nhân làm việc. Chân máy được đúc bằng gang hoặc thép hàn, có thể điều chỉnh
độ cao cho phù hợp với người sử dụng.
- Mô tơ: dùng truyền chuyển động quay cho máy, có thể sử dụng điện một
pha hoặc ba pha. Động cơ được khởi động trước khi may và chạy liên tục suốt
thời gian mở máy. Chuyển động quay của trục động cơ được truyền cho máy
thông qua cơ cấu truyền động.
2. Nguyên tắc vận hành
2.1. Chuẩn bị trước khi vận hành
- Kiểm tra dầu trong bể chứa dầu. Không bao giờ cho máy hoạt động khi
dầu trong bể thấp hơn mức “Low”.
- Kiểm tra chiều quay của trục động cơ bằng cách dùng tay quay puly máy
cho kim đi xuống, sau đó nhấn nút ON và quan sát, nếu puly quay theo chiều
ngược chiều kim đồng hồ là chiều đúng.
- Kiểm tra kim có được gắn đúng chiều hay chưa, nếu thấy rãnh khuyết
hướng về phía puly là đúng.
- Kiểm tra cách xỏ chỉ.
- Lắp suốt chỉ và thoi thuyền: lắp suốt chỉ vào thuyền sao cho khi kéo
chỉ thì suốt chỉ quay theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Kéo chỉ qua
rãnh, sau đó qua khe của thuyền. Khi làm việc, chỉ nằm dưới me thuyền sẽ
chui ra từ me thuyền.
- Lắp thuyền (đã có suốt chỉ) vào ở máy.
2.2. Qui trình khi vận hành máy
- Ấn nút ON để khởi động máy, chờ khoảng 30 giây cho motor quay đều
thì mới bắt đầu sử dụng máy.
- Tay trái giữ sợi chỉ từ kim (chỉ trên), dùng tay phải quay puly cho kim đi
xuống để lấy chỉ từ thuyền lên (chỉ dưới).
10
- Gạt gối phải để nâng chân vịt lên, đưa vải vào khu vực trụ kim, điều chỉnh
cự ly đường may theo yêu cầu của chi tiết, buông gối để hạ chân vịt xuống.
- Chân phải đạp bàn đạp để vận hành máy, tay giữ vải để vải không
chạy tự do.
Lưu ý: Suốt qúa trình máy hoạt động, phải cẩn thận không đưa đầu,
ngón tay, hay bất cứ vật gì lạ lại gần puly máy, đai truyền, động cơ. Điều này
có thể gây nguy hiểm; Nếu máy có trang bị tấm che đai truyền, tấm bảo
hiểm ngón tay hoặc các dụng cụ bảo hiểm khác thì khơng cho máy hoạt động
khi các tấm bảo hiểm này bị tháo ra.
2.3. Khi máy ngưng hoạt động
- Nhấn nút OFF khi đã ngừng may hoặc khi rời khỏi máy.
- Lót một mảnh vải nhỏ dưới chân vịt để phòng rỉ sét.
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
+ Boû một hay vài mũi kim khi bắt đầu may
- Nguyên nhân:
Kim, tấm kim hay bàn ép, không đúng, hay áp lực bàn ép quá nhỏ;
Bàn ép không giữ được chỉ kim;
Kim qúa to;
Lỗ của tấm kim to;
p lực bàn ép nhỏ.
- Cách khắc phục:
Kiểm tra bàn ép và lỗ tấm kim;
Thay kim chỉ số nhỏ hơn.
Thay tấm kim có lỗ nhỏ hơn.
Tăng áp lực bàn ép.
Kiểm tra độ cao trụ kim và thời điểm bắt móc của ổ móc.
Với vải dệt kim mỏ móc bắt muộn hơn.
Giảm độ căng và hành trình (hành trình tiêu chuẩn 5-7mm).
11
Sửa mỏ móc hoặc thay ổ.
+ Chỉ bị tuột khỏi kim khi bắt đầu may
- Nguyên nhân:
Có sự biến đổi chiều dài phần chỉ thừa của kim sau khi cắt chỉ;
Cắt chỉ quá ngắn;
Kim quá to
- Cách khắc phục:
Xem xét lại thời điểm cắt chỉ nếu máy có hệ thống cắt chỉ;
Thay kim khác.
+ Đường may bị nhăn
- Nguyên nhân:
Kim quá to.
Độ căng chỉ kim và chỉ suốt quá cao.
Nguyên nhân do bàn ép.
Độ phẳng của vật liệu
- Cách khắc phục:
Sử dụng kim nhỏ hơn.
Làm trơn đường dẫn chỉ.
Đặt lại quan móc kim.
Làm muộn thời điểm đẩy của răng cưa nhưng không ảnh hưởng đến
chuyển động đẩy của kim.
Di chuyển tay đỡ chỉ kim sang phải để giảm chiều dài chỉ được kéo
bởi cần giật chỉ.
Tăng hành trình lò xo râu tôm
Sử dụng dầu bôi trơn Siliconc.
12
2.5. Thực hành vận hành máy may 1 kim
2.5.1. Thực hành vận hành máy không gắn kim
+ Các bước thực hiện:
- Mở máy (nhấn nút on)
- Chân đặt lên bàn đạp.
- Đạp bàn đạp cho puly quay thuận chiều với motor.
+ Yêu cầu:
- Sau khi ấn nút ON phải đợi 30 giây cho motor quay đều.
- Chân phải điều khiển được tốc độ của máy.
2.5.2. Thực hành vận hành máy có gắn kim, khơng xỏ chỉ
+ Các bước thực hiện:
- Gắn kim: kim sử dụng cho máy 1 kim có ký hiệu là DB x 1; Dùng vít dẹt
vặn ốc kim; gắn kim vào trụ kim (khi đưa kim vào trụ kim phải đảm bảo rằng
kim đã được đẩy hết dốc), xoay kim cho rãnh dài quay ra phía tay trái, rãnh
khuyết quay vào trong đối diện puly máy; xiết thật chặt ốc lại.
- Mở máy (nhấn nút on).
- Chân đặt lên bàn đạp.
- Đạp bàn đạp cho puly quay thuận chiều với motor.
+ Yêu cầu:
- Kim gắn chắc, đúng chiều.
- Sau khi ấn nút ON phải đợi 30 giây cho motor quay đều.
- Chân phải điều khiển được tốc độ của máy.
3. Thực hành may hình học
3.1. Chuẩn bị dụng cụ, nguyên phụ liệu
- Dụng cụ: kéo cắt vải, kéo bấm chỉ, thuyền chỉ, suốt chỉ, bàn ủi.
- Nguyên phụ liệu: vải, chỉ may, phấn may.
3.2. May đường thẳng
+ Các bước thực hiện:
- Gắn kim.
13
- Xỏ chỉ.
- Mở máy (nhấn nút on).
- May một đường để kiểm tra chỉ. Nếu chỉ trên và dưới không đẹp như
nhau ta phải điều chỉnh lực căng của chỉ.
- May các đường tiếp theo cách đều 1 chân vịt (5mm)
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Chỉ đẹp (cả trên lẫn dưới)
- Đường may thẳng, cách đều nhau 5mm.
3.3. May hình vng
+ Các bước thực hiện:
- Dùng giấy roki cắt hình vng có cạnh 3cm.
- Cắt tấm vải vng cạnh từ 12cm trở lên.
- Đặt hình vng vào vị trí trung tâm của tấm vải. Dùng phấn sắc nét (hoặc
chì) vẽ lại hình vng lên vải.
- Đặt vải vào vị trí kim may, xun kim vào góc của hình vng, hạ chân
vịt để giữ vải.
- Bấm nút ON để khởi động máy và chờ 30 giây cho motor quay đều.
- May hình vng đầu tiên theo dấu phấn đã vẽ.
- May các hình vng tiếp theo cách đều 1 chân vịt (5mm)
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Chỉ đẹp (cả trên lẫn dưới)
- Đường may thẳng, các góc vng, mũi kim dừng đúng vị trí.
- Các hình vng cách đều nhau 5mm.
3.4. May hình trịn
+ Các bước thực hiện:
- Dùng giấy roki cắt hình trịn có đường kính 3cm.
- Cắt tấm vải vng cạnh từ 12cm trở lên.
- Đặt hình trịn vào vị trí trung tâm của tấm vải. Dùng phấn sắc nét (hoặc
chì) vẽ lại hình vng lên vải.
14
- Đặt vải vào vị trí kim may, xuyên kim vào một điểm bất kỳ trên hình trịn,
hạ chân vịt để giữ vải.
- Bấm nút ON để khởi động máy và chờ 30 giây cho motor quay đều.
- May hình tròn đầu tiên theo dấu phấn đã vẽ.
- May các hình trịn tiếp theo cách đều 1 chân vịt (5mm)
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Chỉ đẹp (cả trên lẫn dưới)
- Đường may đều, khơng gãy góc.
- Các hình trịn cách đều nhau 5mm.
4. Thực hành may các đường cơ bản
+ Chuẩn bị:
- Dụng cụ: kéo cắt vải, kéo bấm chỉ, thuyền chỉ, suốt chỉ, bàn ủi.
- Nguyên phụ liệu: vải, chỉ may, phấn may.
4.1. May can rẽ
Là một đường may ở mặt trái vải, khi may xong hai mép vải sẽ được ủi rẽ
sang hai bên.
+ Các bước thực hiện:
- Cắt hai miếng vải bằng nhau.
- So hai mép vải cho bằng và đặt vào vị trí kim, hạ chân vịt để giữ vải.
- Bấm nút ON để khởi động máy và chờ 30 giây cho motor quay đều.
- May một đường song song mép vải và cách đều mép vải 1cm.
- Lật mặt trái của sản phẩm, ủi rẽ vải thừa sang hai bên.
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Đường may cách đều mép vải, hai đầu đường may được lại mũi chắc chắn.
- Phần vải thừa được ủi êm, sát đường may.
4.2. May lộn viền
Là đường may mà ở giữa hai lớp vải có một miếng vải nhỏ gấp đơi. Khi
nhìn ở mặt trái sẽ có 4 mép vải trùng nhau.
Phạm vi ứng dụng: may le các đường trang trí ở cở áo, túi áo...
15
+ Thực hiện
- Cắt hai miếng vải bằng nhau (vải chính).
- Cắt một miếng vải nhỏ hơn (vải viền).
- May lược viền: đặt 1 miếng vải chính nằm dưới, mặt phải vải quay lên
trên. Tiếp theo gấp đôi sợi viền, sửa cho mép vải bằng nhau. May một đường
cách mép gấp đôi của sợi viền 5mm (1 cạnh chân vịt).
- May cố định viền: Đặt miếng chính cịn lại ở dưới, mặt phải quay lên
trên. Đặt miếng vải đã lược sợi viền sao cho sợi viền nằm giữa hai lớp vải
chính. Sắp cho các mép vải bằng nhau, may một đường trùng với đường
may lược viền.
- Cạo lật đường may về phía lớp vải chính, sợi viền nằm về một phía, may
sát mí lên lớp vải chính để cố định sợi viền.
+ Yêu cầu kỹ thuật:
- Mép viền thẳng, đều, chắc.
- Bản viền đúng cự ly.
4.3. May viền bọc mép (viền bọc kín)
Là đường may để giữ mép vải khơng bị tuột sở và bọc kín mép vải.
Ứng dụng: viền xung quanh mép ngồi các chi tiết như cở áo (cở khơng
bâu), vịng nách áo (áo sát nách), …
16
+ Các bước thực hiện:
- Đường may thứ 1: úp mặt phải của sợi viền vào mặt phải của vải
chính, sắp cho các mép vải bằng nhau, may một đường cách mép vải bằng to
bản sợi viền.
- Đường may thứ 2: cạo lật sợi viền, bẻ kín mép viền bọc sát các mép vải
chính, may lọt khe để cố định chân viền (hoặc có thể may sát mí viền).
+ u cầu kỹ thuật:
- Mép viền đều, bản viền đúng cự ly.
- Mặt phải khơng nhìn thấy đường may lọt khe.
- Mặt trái nhìn thấy đường may chân viền đều, khơng sụp mí.
17
Bài 2: VẬN HÀNH MÁY VẮT SỔ
Mã bài: MĐ22 - 02
Giới thiệu:
Máy vắt sổ là máy may tạo đường may bao mép cắt nguyên liệu may nhằm
tránh tuột sổ hoặc may ráp các đường bao ngoài của sản phẩm dệt kim.
Bài học này hướng dẫn cho người học hình thành những kỹ năng về sử
dụng máy vắt sổ.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Trình bày được nguyên tắc vận hành máy vắt sổ;
- Kỹ năng:
+ Vận hành được máy vắt sổ;
+ Sử dụng máy vắt sổ để thực hiện vắt đường thẳng, đường cong.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Xác định được các nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa; có ý
thức tiết kiệm nguyên phụ liệu; có trách nhiệm thực hiện an toàn cho thiết bị,
dụng cụ, thực hiện an tồn vệ sinh cơng nghiệp;
+ Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của người học.
1. Cấu tạo máy vắt sổ
+ Cơ cấu trụ kim
- Kim máy vắt sở có ký hiệu là DC. Cấu tạo cơ bản giống như kim may
máy 1 kim nhưng có chiều dài ngắn hơn.
- Trụ kim: chuyển động tịnh tiến theo phương nghiêng một góc 23 – 300 so
với mặt phẳng đứng.
+ Cơ cấu cị (móc chỉ)
Bao gồm cơ cấu cị móc chỉ trên và cơ cấu cị móc chỉ dưới, tùy thuộc vào
loại mũi may hoạt động của móc chỉ trên và móc chỉ dưới khác nhau, quan hệ
giữa chuyển động của hai móc chỉ phụ thuộc vào nhau.
+ Cơ cấu xén mép vải
Đặc điểm của đường may vắt sở thực hiện ngay sát mép ngồi của ngun
liệu nên hệ thống dao xén có nhiệm vụ xén mép vật liệu, tạo đường may ôm sát
18
mép vật liệu làm mép vật liệu gọn và đẹp. Hệ thống dao xén gồm hai dao, dao
cố định nằm phía dưới và dao di động nằm phía trên.
+ Cơ cấu dịch vải
Đường vắt sổ thực hiện ở mép cắt của vật liệu, nên khi may vật liệu dễ bị co
dãn và khi vắt sổ ở các đường cong đường vắt sở thường khơng bám sát mép
cắt. Vì thế hầu hết các máy vắt sổ đều áp dụng phương thức chuyển đẩy răng
cưa dưới lệch bước. Phương thức này gồm 2 răng cưa dưới phối hợp với lực đè
chân vịt để thực hiện việc đẩy vật liệu. Hai răng cưa được gắn trên 2 cầu răng
cưa riêng biệt có bước đẩy khác nhau. Răng cưa phía sau gọi là răng cưa chính,
bước đẩy của răng cưa này quyết định chiều dài mũi may. Răng cưa phía trước
gọi là răng cưa phụ và có bước đẩy lớn hơn răng cưa chính để bù lại lượng dãn
của vật liệu.
2. Nguyên tắc vận hành
2.1. Chuẩn bị trước khi vận hành
- Không được nắm nắp che bên trái của máy khi chuyển máy từ nơi này qua
nơi kia.
- Nếu khơng nhìn thấy màu đỏ khi nhìn từ trên xuống, hoặc nhìn từ bên mắc
dầu, thì cung cấp dầu theo đúng chỉ dẫn.
- Cho 2 hoặc 3 giọt dầu vào bạc trụ kim và bạc trụ móc trên , khi máy chạy
thời gian đầu hoặc thời gian dài không dùng đến.
- Máy chạy đúng chiều là puly quay theo chiều kim đồng hồ , nếu nhìn từ
cạnh puly vào , khơng được chạy máy theo chiều ngược lại.
- Lắp kim: Dùng kim tiêu chuẩn DC x 27, đưa giá bắt kim lên vị trí cao
nhất, nới lỏng vít và lắp kim vào giá, cho tới hết đốc kim, với mép lõm quay về
phía sau nhìn từ phía người vận hành.
- Xỏ chỉ theo sơ đồ.
19
Hình 2.1: Sơ đồ xỏ chỉ máy vắt sở 3 chỉ
2.2. Qui trình khi vận hành máy
- Ngồi ngay ngắn vào vị trí máy, chân trái đặt trên bàn đạp kim, chân phải
đặt trên bàn đạp nâng chân vịt.
- Ấn nút ON để khởi động máy, chờ khoảng 30 giây cho motor quay đều thì
mới bắt đầu sử dụng máy.
- Chân phải nhấn bàn đạp để nâng chân vịt lên, đưa vải vào khu vực
trụ kim, sao cho mép vải vừa chạm dao xén vải. Nhã chân phải để hạ chân
vịt xuống.
- Nhấn chân trái để thực hiện đường may vắt sổ. Khi may, tay trái giữ phần
vải đầu ra mũi may, tay phải giữ phần vải đầu vào mũi may sao cho mép vải
không bị dao xén sâu làm hụt kích thước của chi tiết.
+ Chú ý khi vận hành
- Không được đặt tay dưới kim khi bật nút ON trên hộp công tắc.
- Ấn nút “ OFF” của công tắc trước khi chuyển dây đai.
- Không được đưa tay hoặc tóc đến gần puly dây đai, hay mơ tơ khi máy
đang hoạt động.
- Nếu máy được (bảo hiểm ) trang bị các nắp che bảo hiểm ngón tay, bảo vệ
mắt, thì khơng sử dụng máy khi các nắp che này được tháo ra.
2.3. Khi máy ngưng hoạt động
- Nhấn nút OFF khi đã ngừng may hoặc khi rời khỏi máy.
20
- Lót một mảnh vải nhỏ dưới chân vịt để phòng rỉ sét.
2.4. Một số sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục
+ Đứt chỉ
- Nguyên nhân:
Chỉ bị căng,
Rối chỉ hoặc chỉ bị vướng
Xỏ chỉ sai
- Cách khắc phục:
Chỉnh chỉ bằng cách vặn các núm đồng tiền điều chỉnh ở cụm căng
chỉ.
Kiểm tra đường dẫn chỉ, không để bị vướng.
Xỏ chỉ đúng theo sơ đồ
+ Mép vải không sạch, gọn
- Nguyên nhân:
Vải quá dày
Dao xén không sắc bén
- Cách khắc phục: Bảo dưỡng dao xén thường xuyên.
3. Thực hành vắt sổ đường thẳng
- Cắt những tấm vải hình chữ nhật hoặc hình vng.
- Thực hiện đường may vắt sở trên 1 lớp vải.
- Thực hiện đường may vắt sổ trên nhiều lớp vải.
- Yêu cầu: chỉ ôm sát mép vải. Không bị lẹm, hụt kích thước của tấm vải
4. Thực hành vắt sổ đường cong
- Cắt những tấm vải có đường cong như vị trí vịng nách, cửa quần.
- Thực hiện đường may vắt sổ trên 1 lớp vải.
- Thực hiện đường may vắt sổ trên nhiều lớp vải.
- Yêu cầu: chỉ ơm sát mép vải. Khơng bị lẹm, hụt kích thước của tấm vải
21