Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Hãy trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4 0) theo đồng chí, cần làm gì để đẩy mạnh quá trình CNH, hđh ở địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.02 KB, 15 trang )

Câu 19: Đồng chí hãy trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh
công nghiệp lần thứ tư (cơng nghiệp 4.0). Theo đồng chí, cần làm gì để tận dụng
được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại để đẩy mạnh quá
trình CNH, HĐH ở địa phương?
Trả lời:
1/. Trình bày sự hiểu biết của bản thân về cuộc cách mạnh công nghiệp lần
thứ tư (công nghiệp 4.0).
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần
đây, tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần
đây, đại thể là cuộc cách mạng về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá
trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… với
nền tảng là các đột phá của công nghệ số.
Khái niệm "công nghiệp 4.0" được đưa ra vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover,
giới thiệu các dự kiến của chương trình cơng nghiệp 4.0 của nước Đức, nhằm nâng
cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức.
Khơng chỉ nước Đức với chương trình Cơng nghiệp 4.0, các nước phát triển
trong vài năm qua đều có các chương trình chiến lược về sản xuất khi những tiến bộ
của khoa học và công nghệ đang diễn ra rất nhanh. Nước Mỹ có "Chiến lược quốc gia
về sản xuất tiên tiến" cho ba thập kỷ tới. Nước Pháp có "Bộ mặt mới của cơng nghiệp
nước Pháp". Hàn Quốc có "Chương trình tăng trưởng của Hàn Quốc trong tương lai".
Trung Quốc có "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025". Nhật Bản có "Xã hội thơng
minh 5.0",… Nhiều người cũng cho rằng cái tên "cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư”
mới có tính chất dự báo và chưa xảy ra.
Báo chí thường mơ tả Cơng nghiệp 4.0 với các thành tựu của Trí tuệ Nhân tạo,
với máy móc tự động và thơng minh như ơ-tơ tự lái, in ấn 3 chiều, kết nối vạn vật
1


(IoT), công nghệ sinh học và công nghệ nano,… Nhưng cốt lõi của những đột phá


này là gì? Có hay khơng điểm chung của các đột phá đó?
Có thể nói rằng đó chính là đột phá của cơng nghệ số trong những năm vừa
qua, tiếp nối thành quả của cuộc cách mạng số hoá đã diễn ra mấy chục năm qua từ
khi có máy tính.
Sự ra đời của máy tính đã dẫn đến cuộc cách mạng số hoá, nhất là khi máy tính
cá nhân và internet xuất hiện. Máy tính chỉ làm việc với hai con số '0' và '1'. Để tính
tốn trên máy tính ta cần biểu diễn được các thực thể bằng những con số '0' và '1' trên
máy tính. Ta có thể hiểu biểu diễn này là 'phiên bản số' của các thực thể. Có thể hình
dung đơn giản 'phiên bản số' của một chiếc ô-tô là số liệu kỹ thuật chi tiết của các bộ
phận của xe, hoặc có thể là số liệu về chuyển động của xe và các ảnh số thu được từ
camera của xe khi xe chạy trên đường. Những 'phiên bản số' của một người có thể là
những ý kiến của người này trên facebook, những số liệu đo được từ các thiết bị đeo
trên người hay bệnh án điện tử của người này trong cơ sở dữ liệu ở bệnh viện. Gần
đây, với tiến bộ và sử dụng các cảm biến (sensor) việc số hố đã có những bước tiến
lớn, góp phần vào hiện tượng dữ liệu lớn và thúc đẩy công nghệ số tiến bộ.
'Phiên bản số' của các thực thể cho phép ta nối chúng với nhau trên các hệ
thống máy tính hoặc nối chúng vào internet, và tạo ra các không gian số tương ứng
với thế giới thực thể của chúng ta. Những hệ thống kết nối các thực thể và 'phiên bản
số' của chúng được gọi là các hệ kết nối không gian số-thực thể, tạm dịch theo nghĩa
của từ cyber-physical systems.
Đây là một khái niệm cơ bản của Cách mạng công nghiệp 4.0, phản ánh mối
liên hệ của sản xuất tiến hành trong thế giới các thực thể nhưng q trình tính tốn
được làm trên khơng gian số và kết quả tính tốn này được trả lại dùng cho sản xuất
trong thế giới các thực thể. Đây là thay đổi cơ bản về phương thức sản xuất của con
người, sản xuất được điều khiển và hỗ trợ quyết định từ không gian số.

2


Công nghệ số là công nghệ về các tài nguyên số, khởi đầu từ giữa thế kỷ trước,

đã và đang thay đổi nhiều lĩnh vực. Có hai khía cạnh của cơng nghệ số, một là việc số
hố và hai là việc quản trị và xử lý các dữ liệu được số hố. Thí dụ của số hố trong
các ngành nghề khác nhau như chụp ảnh đã chuyển từ ảnh phim qua ảnh số, từ máy
ảnh cơ qua máy ảnh số; việc in ấn dựa vào ảnh số và chế bản điện tử cho chúng ta có
sách báo như ngày nay; kỹ thuật truyền hình đã chuyển sang truyền hình số đẹp hơn
rất nhiều; công nghệ truyền tin đã thay thế các tín hiệu tương tự bằng các tín hiệu số,
truyền và nhận tín hiệu số trên những đường truyền hiệu năng cao,…
Cơng nghệ số có phần chung rất lớn với cơng nghệ thơng tin, đó là phần quản
trị và xử lý dữ liệu được số hoá. Trải qua các làn sóng của cơng nghệ số, những đột
phá trong thời gian gần đây như điện toán đám mây, thiết bị di động thơng minh, trí
tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT… đang tạo điều kiện cho sản xuất thông minh được
thực hiện rộng rãi, mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực nhằm làm cho máy tính khơng những biết tính tốn
mà cịn có các khả năng của trí thơng minh con người, tiêu biểu là các khả năng lập
luận, hiểu ngôn ngữ và biết học tập. Trong lịch sử 60 năm phát triển của trí tuệ nhân
tạo, ngành học máy (machine learning), nhằm làm cho máy có thể tự học để nâng cao
năng lực hành động, là lĩnh vực sôi động nhất của trí tuệ nhân tạo trong hai thập kỷ
qua.
Có thể định nghĩa học máy là việc phân tích các tập dữ liệu ngày càng lớn và
phức tạp để đưa ra các quyết định hành động. Thí dụ đó là các quyết định khi chương
trình AlphaGo của Google đánh thắng nhà vô địch cờ Vây, là quyết định trong các
phần mềm dịch từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác hay các phần mềm nhận biết
tiếng nói con người, là các quyết định chẩn đoán bệnh của hệ Watson của hãng
IBM… Gần đây, với sự bùng nổ của dữ liệu, kết quả của việc số hoá và kết nối
internet khắp nơi, khoa học dữ liệu-với trung tâmlà phân tích dữ liệu dựa vào học
máy và thống kê-đang trở thành nền tảng của cách mạng 4.0.
3


Rất nhiều đột phá trong công nghệ sinh học và công nghệ nano những năm

qua, và các công nghệ này cũng liên quan rất nhiều đến công nghệ số. Gần đây việc
số hoá trong sinh học phân tử đã trở nên dễ dàng với giá rẻ hơn rất nhiều (một hệ
gene có thể được số hố trong vài giờ đồng hồ với chi phí ít hơn 1.000 USD). Lĩnh
vực tin-sinh học - dựa vào các phương pháp của học máy để phân tích nguồn dữ liệu
sinh học khổng lồ nhằm khám phá các hiểu biết về sự sống - đang góp phần vào
những tiến bộ của cơng nghệ sinh học, mở ra nhiều triển vọng cho y học và nông
nghiệp. Cơng nghệ nano cũng có những bước tiến hứa hẹn dựa vào công nghệ số.
Gần đây nước Mỹ khởi đầu chương trình nghiên cứu lớn về vật liệu tính tốn, nhằm
dùng các kỹ thuật của học máy để rút ngắn giai đoạn thử nghiệm trong phịng thí
nghiệm khi chế tạo các vật liệu mới. Một chương trình tương tự ở Nhật cũng đã bắt
đầu từ ba năm qua.
Những ứng dụng tiến bộ thường được nói đến trong Cơng nghiệp 4.0 như ô-tô
tự lái, in 3D hay robot thông minh đều dựa vào công nghệ số. Chẳng hạn khi một
chiếc ô-tô tự lái chạy trên đường, rất nhiều phương pháp học máy được sử dụng để
xác định đường đi của ô-tô, các thực thể chuyển động quanh và tương tác với ô-tô, và
phân tích để đưa ra quyết định chuyển động.
Cách mạng Công nghiệp 4.0 và những vấn đề đặt ra với Việt Nam
Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản xuất; là sự thay
đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cách mạng công
nghiệp (CMCN) đã khiến lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ, tạo ra lượng của cải
vật chất khổng lồ cho xã hội. Năng suất lao động tăng nhanh, khoa học công nghệ đã
trở thành lực lượng lao động trực tiếp; nền kinh tế tri thức đã trở thành những đặc
điểm chính của giai đoạn hiện nay.
Trong lịch sử loài người đã và đang trải qua các cuộc cách CMCN:

4


- CMCN lần thứ nhất vào năm 1784: Khởi nguồn từ nước Anh đặc trưng là
cơ khí hóa với máy chạy bằng thủy lực và phát minh ra động cơ hơi nước (phát minh

này của James Watt công bố năm 1775) - Kỷ nguyên sản xuất cơ khí
- CMCN lần thứ hai: Từ năm 1871 - 1914 đặc trưng là động cơ điện, vận tải,
hóa học; sản xuất thép và sản xuất trên cơ sở điện cơ khí và sang giai đoạn tự động
hóa và khởi nguồn từ Mỹ.
- CMCN lần thứ ba: Từ năm 1969 với sự ra đời của công nghệ thông tin, sử
dụng điện tử và công nghệ thơng tin để tự động hóa sản xuất. Được xúc tác bởi chất
bán dẫn, siêu máy tính, laptop (1970 và 1980), Internet (thập niên 1990) trung tâm và
khởi nguồn từ Mỹ
- Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (The Fourth Industrial Revolution)
đang được hình thành trên nền tảng của cách mạng cơng nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc
cách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ trước. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 4 đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng chưa từng có trong lịch sử
từ năm 2011 đặc trưng là điều khiển hệ và Robot; các hệ thống liên kết thế giới thực
và thế giới ảo do: (1) Sự đột phá của khoa học công nghệ dựa trên nền tảng cơng
nghệ số tích hợp cơng nghệ “thơng minh” để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản
xuất; (2) Nguy cơ an ninh phi truyền thống địi hỏi tìm ra các giải pháp cơng nghệ, tối
ưu hóa q trình sản xuất theo hướng bền vững hơn; (3) Điểm “đòn bẩy” là: Công
nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hóa,
Robot, cơng nghệ kết nối vạn vật (IoT) và Internet các dịch vụ (IoS).
Đặc trưng của Cách mạng 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo (CyberPhysical Systems-CPS), lần đầu tiên được Dr.Jame Truchat, Giám đốc điều hành của
National Instrument đưa ra vào năm 2006, trong đó thiết bị thơng minh làm việc với
nhau qua mạng không dây hoặc qua “đám mây”.
Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt đầu từ dự án trong chiến lược CNC của chính
phủ Đức, thuật ngữ được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover; chính
5


thức nhận diện khái niệm, nội hàm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46,
ngày 20/01/2016.
Cách mạng 4.0 đang phát triển với tốc độ cấp số nhân, chưa từng có tiền lệ

trong lịch sử; trọng tâm là cách phát minh, phát kiến và sự kết hợp của ba “đại xu
hướng”: Vật lý, số hóa và sinh học, hay là sự kết hợp của ba thế giới: Thế giới vật
chất, thế giới ảo (thế giới số) và thế giới sinh vật; đặc trưng là sự hợp nhất về mặt
cơng nghệ, nhờ đó xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học,
đem lại sự kết hợp giữa hệ thống ảo và thực tế.
Cuộc CMCN lần thứ 4 không chỉ là về các máy móc, hệ thống thơng minh và
được kết nối, mà cịn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời là các làn sóng của
những đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công
nghệ nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính tốn lượng tử. Cuộc CMCN lần thứ 4 là
sự dung hợp của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật
lý, số và sinh học, làm cho Cuộc CMCN lần thứ 4 về cơ bản khác với các cuộc cách
mạng trước đó. Trong cuộc cách mạng này, các công nghệ mới nổi và sự đổi mới trên
diện rộng được khuếch tán nhanh hơn và rộng rãi hơn so với những lần trước. Cuộc
CMCN lần thứ 2 chưa đến được với 17% dân số của thế giới, tức ước tính khoảng
gần 1,3 tỷ người vẫn chưa tiếp cận với điện. Cuộc CMCN lần thứ ba vẫn chưa đến
được với hơn nửa dân số thế giới, 4 tỷ người, phần lớn đang sống trong các nước
đang phát triển, thiếu tiếp cận Internet.
Cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ có tác động mạnh mẽ tới mọi mặt đời sống, kinh tế,
xã hội, chính phủ, doanh nghiệp/kinh doanh, tổ chức, cá nhân, an ninh... Đối với kinh
tế là những thay đổi về tăng trưởng, việc làm và bản chất cơng việc. Đối với chính
phủ, đó là những tác động tới chỉ đạo và điều hành trong thời đại số, sự tương tác
giữa chính quyền và người dân. Đối với doanh nghiệp/kinh doanh là kỳ vọng của
người tiêu dùng, dữ liệu/thông tin sản phẩm, hợp tác đổi mới và các mơ hình hoạt
động mới, các dịch vụ và mơ hình kinh doanh. Đối với xã hội là sự bất bình đẳng
6


giữa các cộng đồng, và bất lợi cho tầng lớp trung lưu. Đối với cá nhân là quan hệ
giữa người với người, vấn đề đạo đức, quản lý thông tin cá nhân...
Hiện CMCN 4.0 đang diễn ra tại các nước phát triển như Mỹ, châu Âu, châu

Á. Hiện Việt Nam vẫn đang ở trong cả 3 cuộc cách mạng thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Và
nay chuyển sang cuộc CMCN 4.0 sẽ là cơ hội lớn để phát triển kinh tế - xã hội mọi
mặt. Bên cạnh những cơ hội mới, CMCN 4.0 cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách
thức phải đối mặt, trong đó có thách thức trong tình hình an ninh trật tự.
Về tác động tích cực, cuộc CMCN 4.0 là điều kiện để thúc đẩy sản xuất, đẩy
nhanh quá trình hội nhập và phát triển kinh tế ở nước ta. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực
giữ gìn, bảo đảm an ninh trật tự, những thành tựu cơng nghệ của Cách mạng 4.0 có
thể ứng dụng trong cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm. Ngồi ra, việc tăng
cường kết nối toàn cầu và phát triển tự động hố có thể giúp nâng cao quan hệ phối
hợp giữa Công an Việt Nam với các lực lượng trong và ngoài nước, trong và ngoài
ngành trong đấu tranh với các loại tội phạm xuyên quốc gia, băng ổ nhóm; giúp giảm
thiệt hại về người và của, đảm bảo an tồn cho các lực lượng khi thi hành cơng vụ
hơn. Nếu biết đón đầu, chủ động phát huy mặt tích cực của cuộc CMCN 4.0, đời
sống nhân dân được nâng cao là điều kiện để hạn chế tội phạm và tệ nạn xã hội phát
sinh trong thời gian tới.
Mặt trái của CMCN 4.0 là nó có thể gây ra sự bất bình đẳng. Đặc biệt là có thể
phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế lao động chân tay trong nền
kinh tế, khi robot thay thế con người trong nhiều lĩnh vực, hàng triệu lao động trên
thế giới có thể rơi vào cảnh thất nghiệp, nhất là những người làm trong lĩnh vực bảo
hiểm, môi giới bất động sản, tư vấn tài chính, vận tải. Trước khi diễn ra CMCN 4.0,
Việt Nam có lợi thế địa lý kinh tế và nguồn lao động trẻ, dồi dào, tham gia vào nhiều
chuỗi giá trị toàn cầu ở khâu lắp ráp. Cùng với đó, thế giới cũng có sự dịch chuyển
trung tâm trọng lực kinh tế toàn cầu từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Tuy
nhiên, khi CMCN 4.0 đổ bộ thì những điều trên sẽ thay đổi, làm suy giảm lợi thế lao
7


động giá rẻ, cũng như lợi thế địa kinh tế khi đưa công nghiệp chế tạo quay lại các
nước phát triển để gần thị trường tiêu thụ. Với tình thế đó, Việt Nam sẽ chịu áp lực
tụt hậu nhưng vẫn phải hội nhập vào thế giới công nghệ cao và cạnh tranh trong đó.

Thất nghiệp và lạm phát là hai vấn đề nan giải nhất của nước ta trước tác động của
cuộc CMCN 4.0, có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sự ổn định kinh tế - chính
trị - xã hội nói chung, an ninh trật tự nói riêng. Ảnh hưởng rất lớn đến từng cá nhân
và gia đình trong xã hội, cắt đứt nguồn thu nhập chủ yếu hoặc duy nhất, cắt đứt
phương tiện sinh sống của người lao động và gia đình họ, đẩy những người này vào
cảnh túng quẫn khơng có khả năng thanh tốn cho các chi phí thường ngày. Gia tăng
lượng người vô gia cư, tổn hại về mặt tinh thần và sức khỏe cho người lao động.
Nhiều người thất nghiệp đã sa vào các tệ nạn xã hội, tội phạm,... Đối với quốc gia,
thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự phát triển kinh tế,
đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính
trị, gây bất ổn tới an ninh quốc gia. Dễ dẫn đến biểu tình, đình cơng, người lao động
dễ bị xúi giục tun truyền lệch lạc, phản động.
Những bất ổn về kinh tế nảy sinh từ CMCN 4.0 sẽ dẫn đến những bất ổn về đời
sống. Hệ lụy của nó sẽ là những bất ổn về chính trị. Nếu chính phủ khơng hiểu rõ và
chuẩn bị đầy đủ cho làn sóng cơng nghiệp 4.0, nguy cơ xảy ra bất ổn trên toàn cầu là
hoàn tồn có thể.
Cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, đặc biệt là cuộc
CMCN 4.0, các thủ đoạn tội phạm lại càng đa dạng và tinh vi hơn; thâm nhập vào đời
sống dân sinh để lừa đảo dưới mọi hình thức - chiêu trị - mánh khóe trên tất cả bình
diện. Trong dịng chảy của cuộc CMCN lần thứ 4, không gian mạng phức hợp đã tác
động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam trở thành một trong những
quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 49,7
triệu người dùng Internet (chiếm 52,1% dân số); xếp thứ 17 thế giới với số người sử
dụng Internet; đứng đầu Đông Nam Á về số lượng tên miền quốc gia. Do đó, nếu
8


thông tin cá nhân không được bảo vệ một cách an tồn sẽ dẫn đến những hệ lụy khơn
lường. Thậm chí, đối tượng tấn cơng của loại tội phạm này có thể là cơ sở dữ liệu của
các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan an ninh quốc phịng, các cơ sở dữ liệu về tài

chính, ngân hàng, giao thông, năng lượng, thông tin liên lạc, các công ty thương mại
điện tử, các ngân hàng cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng, các máy ATM… ngày
càng nhận thấy rõ nét hơn sự phối hợp của tội phạm trong nước và quốc tế tấn công
vào các mạng máy tính trộm cắp thơng tin thẻ tín dụng, sử dụng thơng tin thẻ tín
dụng làm thẻ “trắng” giả rút tiền ở ATM, thẻ “màu” giả để mua hàng, mua vé máy
bay, thanh toán tiền khách sạn… thiệt hại do lộ thơng tin bí mật quốc gia sẽ khó có
thể ước tính được nếu khơng có sự chuẩn bị đối phó từ bây giờ. Nhu cầu an ninh
mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao ngày càng gay gắt mang tính sống cịn
trên mọi lĩnh vực của đời sống.
Cuộc cách mạng 4.0 vẫn đang trong giai đoạn khởi phát nên sẽ là cơ hội quý
báu mà Việt Nam phải nhanh chóng đón bắt để tranh thủ đẩy nhanh tiến trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, nếu khơng định hướng được rõ ràng mục tiêu,
cách thức tiếp cận và tham gia thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới giáo
dục, phát triển khoa học và công nghệ phù hợp thì sức ép bởi cuộc cách mạng này đặt
ra cho kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của Việt Nam nói chung, an ninh trật tự nói
riêng là rất lớn. Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng
tối đa các lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã
ký Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng Công
nghiệp lần thứ tư.
2/. Để tận dụng được cơ hội do cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư
mang lại để đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH ở địa phương
Để chủ động nắm bắt cơ hội, đưa ra các giải pháp thiết thực tận dụng tối đa các
lợi thế, đồng thời giảm thiểu những tác động tiêu cực của cuộc cách mạng công
9


nghiệp lần thứ 4 đối với Việt Nam, trong thời gian từ nay đến năm 2020 tập trung chỉ
đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp. Cụ thể:
Thứ nhất, tập trung thúc đẩy phát triển, tạo sự bứt phá thực sự về hạ tầng, ứng

dụng và nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông. Phát triển hạ tầng kết nối số và
bảo đảm an toàn, an ninh mạng tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp dễ
dàng, bình đẳng trong tiếp cận các cơ hội phát triển nội dung số.
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các Nghị quyết số 19-2017/NQ-CP
ngày 06 tháng 02 năm 2017, số 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 và số 36a/NQCP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ nhằm cải thiện mơi trường cạnh tranh
kinh doanh để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp nhanh chóng hấp thụ và phát triển được các công nghệ sản xuất mới. Các bộ,
ngành cần khẩn trương triển khai xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục chủ động rà
soát, bãi bỏ các điều kiện kinh doanh khơng cịn phù hợp; sửa đổi các quy định quản
lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng đơn giản hóa và
hiện đại hóa thủ tục hành chính.
Thứ ba, rà sốt lại các chiến lược, chương trình hành động, đề xuất xây dựng
kế hoạch và các nhiệm vụ trọng tâm để triển khai phù hợp với xu thế phát triển của
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Xây dựng chiến lược chuyển đổi số, nền quản trị
thông minh, ưu tiên phát triển công nghiệp công nghệ số, nông nghiệp thông minh,
du lịch thơng minh, đơ thị thơng minh. Rà sốt, lựa chọn phát triển sản phẩm chủ lực,
sản phẩm cạnh tranh chiến lược của quốc gia bám sát các công nghệ sản xuất mới,
tích hợp những cơng nghệ mới để tập trung đầu tư phát triển.
Thứ tư, tập trung thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia
theo hướng xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể, phù hợp để phát triển mạnh mẽ
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như: Có cơ chế tài chính thúc đẩy hoạt động
nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của doanh nghiệp với tôn chỉ doanh
nghiệp là trung tâm; đổi mới cơ chế đầu tư, tài trợ nghiên cứu khoa học và phát triển
10


cơng nghệ; có chính sách để phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo;
kết nối cộng đồng khoa học và cơng nghệ người Việt Nam ở nước ngồi và cộng
đồng trong nước.
Thứ năm, thay đổi mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục

và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế cơng nghệ
sản xuất mới, trong đó cần tập trung vào thúc đẩy đào tạo về khoa học, cơng nghệ, kỹ
thuật và tốn học (STEM), ngoại ngữ, tin học trong chương trình giáo dục phổ thơng;
đẩy mạnh tự chủ đại học, dạy nghề; thí điểm quy định về đào tạo nghề, đào tạo đại
học đối với một số ngành đặc thù. Biến thách thức dân số cùng giá trị dân số vàng
thành lợi thế trong hội nhập và phân công lao động quốc tế.
Thứ sáu, nâng cao nhận thức của lãnh đạo các cấp, các ngành, các địa phương,
doanh nghiệp và toàn xã hội về cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tăng cường
hội nhập quốc tế và thông tin, truyền thông tạo hiểu biết và nhận thức đúng về bản
chất, đặc trưng, các cơ hội và thách thức của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để có
cách tiếp cận, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Mặt khác, trong thời gian tới, để phát triển kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0,
Việt Nam cần đầu tư phát triển mạnh hạ tầng kết nối công nghệ thông tin, hạn chế
nhập khẩu công nghệ và thiết bị lạc hậu, triển khai có hiệu quả các dịch vụ viễn thơng
cơng ích, xây dựng cơ sở nền tảng kỹ thuật - công nghệ hiện đại. Về quản lý nhà
nước, cần có hệ thống chính sách khuyến khích doanh nghiệp lựa chọn, tiếp nhận
những công nghệ tiên tiến của thế giới.
Hiện nay, cách mạng công nghiệp lần thứ tư mới ở giai đoạn đầu, do vậy, nó
đang mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam. Chúng ta có thể đẩy nhanh q trình phát
triển “rút ngắn” thơng qua việc ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại vào
một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
với giá thành hợp lý, tăng sức cạnh tranh trên thị trường quốctế.

11


Thí dụ đầu tư phát triển ngành du lịch biển và dịch vụ trung chuyển hàng hải;
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, bảo đảm chất lượng, nâng cao giá
trị kinh tế sản phẩm; hướng dẫn nông dân sản xuất nông sản sạch, hướng tới phát
triển nền nông nghiệp xanh bền vững, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu,... Điều này

vừa khai thác hiệu quả nguồn lực sẵn có, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, vừa
cải thiện giá trị xuất khẩu.
Việc ứng dụng những thành tựu của cơng nghiệp 4.0 có khả năng mở ra những
cơ hội mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam nếu chúng ta quyết
tâm đổi mới tư duy và xây dựng được chiến lược phát triển rút ngắn phù hợp. Song,
đây vẫn đang là một thách thức lớn đối với Việt Nam, do kinh tế thế giới đang
chuyển đổi rất nhanh sang mơ hình phát triển mới, hiện đại, trong khi tư duy cũ của
cách mạng 2.0 và giai đoạn đầu của cách mạng 3.0 vẫn đang chi phối mạnh ở mọi
cấp độ quản lý và hệ thống chính trị Việt Nam.
- Thách thức đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vấn đề lao
động - việc làm
Với đặc trưng là ứng dụng phổ biến các thành tựu khoa học - công nghệ hiện
đại, trí tuệ nhân tạo và kết nối mạng, sự phát triển của công nghiệp 4.0 đặt ra nhu cầu
cấp bách phải có nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực công nghệ
thông tin và công nghệ cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy, công nghiệp 4.0 tác động rất
lớn đến cơ cấu nguồn nhân lực. Sẽ có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong thị trường lao
động theo hướng từ nguồn nhân lực giá rẻ - trình độ thấp sang nguồn nhân lực chất
lượng cao, do vậy thị trường lao động truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ.
Thách thức lớn nhất đối với lĩnh vực lao động việc làm là hiện nay Việt Nam
có cơ cấu lao động lạc hậu, trình độ thấp, thiếu nghiêm trọng nguồn nhân lực chất
lượng cao. Theo Tổng cục Thống kê, hiện nay tổng dân số trong độ tuổi lao động của
nước ta (từ 15 tuổi trở lên) là 68.819.816 người, trong đó 82,7% chưa được đào tạo
chun mơn kỹ thuật. Nhân lực trình độ cao (tính từ đại học trở lên) chiếm số lượng
12


ít, chất lượng nhìn chung chưa đáp ứng kịp những thay đổi nhanh chóng của cơng
nghệ hiện đại.
Cụ thể: trình độ đại học có 4.527.780 người (chiếm 6,58% lực lượng lao động);
thạc sĩ: 215.343 người (chiếm 0,31%); tiến sĩ: 37.157 người (chiếm 0,05%) (4). Tính

đến năm 2016, tổng số giáo sư, phó giáo sư là 12.322 người; trong đó có 1.745 giáo
sư và 10.577 phó giáo sư(5). Như vậy, lực lượng lao động của nước ta hiện nay chủ
yếu là lao động giản đơn, trình độ thấp. Với chất lượng nguồn nhân lực như vậy, tiếp
cận công nghiệp 4.0 sẽ là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Với công nghiệp 4.0, cơ cấu lao động - việc làm sẽ có những thay đổi khác biệt so
với sản xuất truyền thống. Số lượng việc làm do người lao động đảm nhiệm có nguy
cơ giảm mạnh do việc ứng dụng ngày càng rộng rãi cơng nghệ rơ bốt vào q trình
sản xuất.
Diễn đàn Kinh tế thế giới dự báo giai đoạn 2015 - 2020, sẽ có trên 5,1 triệu lao
động trên thế giới bị mất việc làm do những biến động của thị trường lao động.
Nghiên cứu mới đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, trong 2 thập kỷ
tới, khoảng 56% số người lao động tại 5 quốc gia Đơng Nam Á, trong đó có Việt
Nam, có nguy cơ mất việc vì rơ bốt, đặc biệt là trong ngành dệt may, da giày, lắp ráp
điện tử, chế biến thủy hải sản, dịch vụ bán lẻ...
Đổi mới công nghệ và tăng cường ứng dụng công nghệ rô bốt trong quá trình
sản xuất là xu hướng tất yếu, song cũng là nguy cơ lớn đối với doanh nghiệp và
người lao động, đồng thời là nguyên nhân làm gia tăng phân hóa giàu - nghèo, phân
hóa xã hội.
Do vậy, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao hướng tới
tiêu chuẩn quốc tế là đòi hỏi cấp thiết hiện nay. Chính phủ và các bộ, ngành liên quan
cần điều chỉnh các chính sách về đào tạo, nâng cao kỹ năng, phát triển nguồn nhân
lực thích ứng với sự biến đổi của công nghệ và phát triển của cách mạng công nghiệp

13


mới; đồng thời tập trung xây dựng hệ thống an sinh xã hội với những trụ đỡ về việc
làm, thu nhập, bảo hiểm xã hội, trợ giúp xã hội.
- Đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững vừa là nhu cầu bức thiết, vừa là
thách thức phải vượt qua

Trong kinh tế tri thức ở trình độ cơng nghiệp 4.0,đổi mới, sáng tạotrở thành
nguồn năng lượng và là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng và phát triển, đồng thời
là nhân tố chính quyết định sự tiến bộ xã hội, là yếu tố làm thay đổi nhanh chóng
cách thức tổ chức quản lý.
Hiện nay, Việt Nam đã hội nhập và tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động
quốc tế có quy mơ tồn cầu, đặc biệt là các hoạt động thương mại xuyên biên giới,
xuất nhập khẩu các sản phẩm vơ hình như phần mềm, nội dung số hay dịch vụ công
nghệ thông tin... Việc tuân thủ các quy định quốc tế và quản lý các hoạt động này trở
nên phức tạp, đòi hỏi Nhà nước và các cơ quan quản lý phải có phương thức quản lý
hiệu quả để khơng kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.
Dưới góc độ mơi trường, nhiều thành tựu cơng nghệ mới được ứng dụng cho
phép tiết kiệm năng lượng, sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với môi trường và
giúp con người đưa ra các cảnh báo sớm về các thảm họa thiên nhiên.
Hiện nay, Trung tâm Nghiên cứu chính sách của cộng đồng châu Âu đang tập
trung nghiên cứu các chính sách phát triển xanh để thực hiện có hiệu quả chiến lược
“châu Âu 2020”. Chiến lược này lấy mục tiêu chính là phát triển kinh tế tri thức xanh
và bền vững, thí dụ chiến lược phát triển dựa vào sinh học (bio-based economy).
Theo đó, các nguyên liệu, nhiên liệu được chế biến từ sinh khối bằng công nghệ sinh
học và công nghệ nano, giúp hạn chế đến mức thấp nhất sử dụng nguyên nhiên liệu
không tái tạo.
Hiện nay, nhiều quốc gia, nhất là các nước lớn đang dồn lực để chinh phục
khoảng không và “xác định chủ quyền trên không trung” thông qua việc đưa các thiết
bị công nghệ cao vào không gian vũ trụ. Điều này giúp cho sự liên kết giữa các nước
14


trên thế giới trở nên gần gũi hơn, song cũng gây ra những bất ổn đe dọa tới cuộc sống
bền vững của con người.
Các hoạt động trên mặt đất và dưới mặt đất, cũng như trong không trung và vũ
trụ luôn bị giám sát, theo dõi một cách chặt chẽ bởi vô số các thiết bị công nghệ kỹ

thuật số chính xác đến từng centimet, điều này chứa đựng các nguy cơ tiềm ẩn về an
tồn, an ninh thơng tin. Thơng tin bí mật của các quốc gia, tổ chức doanh nghiệp trở
nên dễ dàng bị đánh cắp và can thiệp hơn bao giờ hết.
Trong công nghiệp 4.0, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo và kinh tế mạng để quản
trị và sử dụng một cách hiệu quả các thành tựu khoa học - cơng nghệ cao đã làm hốn
chuyển nền kinh tế thế giới sang trình độ mới, với cách thức quản lý mới.
Bối cảnh đó đặt các quốc gia trước những thách thức to lớn trong cuộc chạy đua cơng
nghệ với tính cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Nhìn một cách tổng quát, tiến trình
phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với cả thời cơ và thách thức
giúp cho chúng ta chủ động, sẵn sàng hơn khi hội nhập vào sân chơi chung của thế
giới.

15



×