Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

BÁO cáo ẩm THỰC DINH DƯỠNG PHỤ nữ MANG THAI và CHO CON bú CHUYÊN đề 3 các vấn đề THƯỜNG gặp đối với PHỤ nữ MANG THAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.62 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

BÁO CÁO
ẨM THỰC DINH DƯỠNG PHỤ NỮ MANG THAI VÀ CHO CON BÚ
CHUYÊN ĐỀ 3: CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thủy Hà

Nhóm thực hiện:
Nguyễn Thị Hậu Giang - 2028190220
Nguyễn Thị Mỹ Duyên - 2028190217
Nguyễn Thị Thảo My - 2028190239
Phan Mạc Ngọc Thiên Nhi – 2028190250
Đinh Khang Duy – 2028190016
Bùi Thị Thùy Trang – 2028190303

TP HCM, ngày 25 tháng 5 năm 2022
i

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


P

1

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


MỤC LỤC
Contents


I.

CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI....................................3
1.1 Thiếu máu ở bà bầu.............................................................................................3
1.2 Khó tiêu ở bà bầu................................................................................................4
1.3. Táo bón ở bà bầu................................................................................................6
1.4 Chứng nơn nghén................................................................................................8
1.5 Phù ở chân......................................................................................................... 10

II. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CHO CON BÚ...................................11
2.1 Mệt mỏi............................................................................................................. 11
2.2 Khát nước.......................................................................................................... 12
2.3 Thiếu canxi........................................................................................................ 12
2.4 Thay đổi cân nặng.............................................................................................. 13
2.5 Thay đổi tâm lý.................................................................................................. 13

2

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


I. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ MANG THAI
1.1 Thiếu máu ở bà bầu
Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, hiện có khoảng 30% dân số thế giới bị thiếu máu,
chủ yếu là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ và trẻ em là những đối tượng bị thiếu máu
thường gặp nhất. Thiếu máu ở bà bầu là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng tại
nhiều quốc gia. Điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia cho thấy 36,8% phụ nữ mang
thai tại Việt Nam thiếu máu thai kỳ.
Thiếu máu ở bà bầu thường có biểu hiện mệt mỏi yếu sức, rụng tóc, móng tay móng
chân và niêm mạc miệng mơi mắt nhợt nhạt, trường hợp nặng sắc mặt trắng xanh, phù

nhẹ, mất sức, đầu váng tai ù, tim hoảng hốt, hụt hơi, ăn kém, bụng đầy, rối loạn đại
tiện lúc táo lúc lỏng
Phụ nữ có thai được coi là thiếu máu thai kỳ khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong
máu thấp <11g/dl.
Có nhiều nguyên nhân có thể gây thiếu máu nhưng thường gặp nhất ở phụ nữ mang
thai là thiếu máu thiếu sắt. Đây là tình trạng cơ thể khơng có đủ lượng sắt cần thiết để
tạo Hemoglobin - một protein quan trọng của hồng cầu.
Thiếu máu ở bà bầu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều
hậu quả xấu cho trẻ sau này. Chính vì vậy việc duy trì hemoglobin trong giới hạn bình
thường là rất quan trọng
Ảnh hưởng đến thai phụ
Thiếu máu ở bà bầu gây nên tình trạng thiếu oxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ
quan như tim, não...có thể gây những hậu quả nặng nề cho mẹ và con.
Đối với mẹ: Dễ sảy thai, nhau tiền đạo, nhau bong non, tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản
giật, ối vỡ sớm, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản.
Đối với con: Nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, thời gian điều trị hồi sức kéo dài, dễ
mắc bệnh sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu. Con của những bà mẹ thiếu máu
thai kỳ ở giai đoạn sớm của thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn trẻ khác.
3

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Vì vậy, các bác sĩ đã coi thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa
sản khoa.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Những đứa trẻ sinh ra bởi những người mẹ thiếu máu thai kỳ cũng dễ bị thiếu máu,
nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai, tăng khả năng bị các bệnh sơ sinh hơn so với bình
thường. Trẻ sơ sinh thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra ảnh hưởng lâu dài tới phát
triển trí não và hậu quả của nó có thể tiếp tục làm suy giảm khả năng học tập của trẻ

do khiếm khuyết trong quá trình hình thành myelin do thiếu sắt. Đứa con của những
bà mẹ thiếu máu thai kỳ ở giai đoạn sớm thai kỳ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn
trẻ khác khi đến tuổi trưởng thành.
Với thiếu máu nhẹ, sẽ khơng có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn
đề bà bầu thiếu máu hơi chóng mặt một chút, nhưng với mẹ bầu bị thiếu máu nặng,
có nhiều nguy cơ đặc biệt nguy hiểm cho cả mẹ và bé như: Tăng nguy cơ sảy thai,
nhau tiền đạo, bong nhau non, huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, vỡ ối sớm, nguy cơ băng
huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản. Ngoài ra, vấn đề băng huyết sau sinh sẽ có nguy
cơ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng người mẹ thiếu máu thai kỳ.
Khi còn trong tử cung của mẹ, cơ thể thai nhi đã bắt đầu tích trữ sắt để sau khi ra đời
tạo thành huyết sắc tố. Lượng tích trữ sắt của bé sơ sinh đủ tháng bình thường là 250 300mg, lượng này đủ cho nhu cầu tạo huyết 3 - 4 tháng sau sinh. Nếu lượng sắt tích
trữ khơng đủ (do sinh non, sinh đôi, do mẹ thiếu máu thai kỳ) đều dễ phát sinh thiếu
máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, sau khi sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp chất
sắt duy nhất. Sữa mẹ tuy có ít sắt nhưng được cơ thể trẻ hấp thụ hồn tồn. Nếu trẻ
khơng được bú mẹ đầy đủ sẽ bị thiếu sắt dẫn đến bệnh thiếu máu. Đặc biệt, nếu trẻ
khơng bú mẹ mà ăn sữa ngồi (ăn sữa bị) mà dị ứng có thể thiếu máu mạn tính
1.2 Khó tiêu ở bà bầu
Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa khi mang thai
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do sự
thay đổi nội tiết tố và do kích thước thai nhi ngày một lớn hơn.
- Thay đổi nội tiết tố: Trong thai kỳ, nồng độ hormone trong cơ thể của mẹ bầu có sự

thay đổi. Hàm lượng Progesterone của mẹ tăng, làm giảm nhu động ruột. Là nguyên
nhân dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa khi mang thai với tình trạng thức ăn tiêu hóa
chậm và táo bón là hệ quả rõ ràng nhất. Tình trạng táo bón rất thường gặp ở hầu hết bà
bầu, khiến mẹ vơ cùng khó chịu. Tình trạng này ảnh hưởng đến cả khả năng hấp thụ
dinh dưỡng cho cơ thể cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của mẹ. Bên
cạnh đó, nồng độ hormone progesterone tăng sẽ làm giảm sự vận động của các van
nối giữa thực quản và dạ dày. Điều này khiến cho thức ăn và axit dịch vị dạ dày bị
4


TIEU LUAN MOI download : moi nhat


trào ngược trở lại thực quản và gây nên tình trạng đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu
thường gặp ở mẹ bầu.
- Thay đổi thể chất bên trong khi tử cung phát triển: Theo thời gian, thai nhi sẽ phát
triển ngày một to hơn. Từ đó, kích thước tử cung cũng tăng lên theo tỷ lệ thuận để có
thể bao bọc được thai nhi. Khi kích thước tử cung tăng lên sẽ chèn ép các cơ quan nội
tạng khác. Lúc này, ruột già bị ép lại, ruột non bị đẩy lên khiến cho tình trạng táo bón
ngày càng hơn, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Sử dụng thuốc, thực phẩm bổ sung: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường được chỉ định
uống một số loại thuốc giúp cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho thai nhi phát triển.
Trong số đó, sắt là loại thuốc mà rất ít mẹ bầu bỏ qua, để có thể giúp phịng chống thiếu
máu dinh dưỡng. Các viên bổ sung sắt có tác dụng tốt và rất cần thiết đối với thai nhi
nhưng nó cũng gây ra tác dụng phụ, điển hình là khiến mẹ bầu bị táo bón.
- Cơ thể nhạy cảm hơn: Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi, cơ thể mẹ trở nên nhạy

cảm hơn với các yếu tố bên ngoài. Lúc này, đa số các mẹ bầu sẽ nhạy cảm hơn với
thức ăn, nhất là những loại thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bị
rối loạn tiêu hóa, mà biểu hiện rõ nhất là tình trạng tiêu chảy. Bên cạnh đó, một số mẹ
bầu cịn khơng thể hấp thụ được lactose có trong các loại sữa cho bà bầu nên dẫn đến
tình trạng tiêu chảy.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân khách quan kể trên, có rất nhiều

nguyên nhân chủ quan khiến mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa. Lười vận động, ít tập thể dục
cũng là nguyên nhân khiến mẹ gặp tình trạng này. Việc mẹ ăn ít chất xơ, ăn thực phẩm
lạ bụng cũng gây nên tình trạng táo bón, tiêu chảy…
Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở bà bầu
- Buồn nôn, nôn mửa: Buồn nôn và nôn là dấu hiệu thường gặp trong 3 tháng đầu


tiên của thai kỳ.
- Thèm hoặc chán ăn: Trong thời kỳ mang thai, thèm dữ dội hoặc ghê sợ với một số
đồ ăn là khá phổ biến.
- Ợ nóng: Ợ nóng là vấn đề tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai.
- Chậm tiêu: Táo bón là tình trạng rối loạn tiêu hóa tiêu biểu và rất thường gặp phụ
nữ mang thai.
Phương pháp cải thiện rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu quả
- Uống nhiều nước: Không chỉ riêng bà bầu mà bất cứ ai cũng nên uống đủ nước mỗi

ngày để cơ thể hoạt động bình thường. Để hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu
hãy nạp vào cơ thể nhiều nước. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả, vừa cung
cấp nước vừa cung cấp vitamin và khoáng chất. Mẹ nên nạp vào cơ thể khoảng 2,5 – 3 lít
nước mỗi ngày.
- Bổ sung nhiều chất xơ giúp giảm rối loạn tiêu hóa khi mang thai: Nếu cung cấp đủ

chất xơ, mẹ sẽ hạn chế tối đa tình trạng táo bón, biểu hiện rõ nhất của chứng rối loạn tiêu
hóa ở bà bầu. Theo khuyến cáo, mỗi ngày mẹ nên cung cấp khoảng 28g chất

5

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


xơ. Hãy ăn các thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt… để
có được hệ tiêu hóa khỏe mạnh suốt thai kỳ.
- Chia nhỏ các bữa ăn để giảm thiểu tình trạng rối loạn tiêu hóa khi mang thai:
Đây là biện pháp có thể khắc phục tình trạng rối loạn tiêu hóa mà mẹ bầu nên thử.
Hãy giảm lượng thức ăn mỗi bữa, thay vào đó là ăn nhiều bữa hơn.
- Tập thể dục, vận động thường xuyên: Tập thể dục là một trong những biện pháp tốt


nhất để chữa táo bón. Mẹ bầu hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để tốt cho thai nhi
như đi bộ, vận động nhẹ… Hãy biến những bài tập này thành thói quen hằng ngày mẹ
nhé.
- Sử dụng thuốc nhuận tràng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa khi mang thai hiệu
quả: Thuốc nhuận tràng giúp làm mềm phân là biện pháp mẹ bầu có thể áp dụng để
giải quyết tình trạng táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử
dụng loại thuốc này.
1. 3. Táo bón ở bà bầu
Táo bón là một vấn đề khá phổ biến khi mang thai. Các thai phụ có thể bị táo bón
trước đó hoặc q trình mang thai sẽ làm nặng thêm các triệu chứng táo bón đã có của
họ. Tỷ lệ táo bón được báo cáo ở thai phụ dao động từ 11% đến 38% và xảy ra chủ
yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện sớm từ tuần thứ
12 của thai kỳ.

Táo bón là gì?
Táo bón được định nghĩa là sự khó khăn trong việc thải phân do giảm nhu động ruột.
Đặc điểm chủ yếu là phân cứng, thô, lổm nhổm, cảm giác thải phân không hết, và nhu
động ruột không nhịp nhàng.
Cơ chế bệnh của táo bón trong thai kỳ cịn nhiều bàn cãi, với sự đóng góp của nhiều
yếu tố và cơ chế chưa rõ ràng. Táo bón có thể là sự kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm
thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ hoặc do sự thay đổi hoạt động sinh học cũng như thói
quen ăn uống trong thai kỳ. Bên cạnh đó, khi thai phát triển về mặt kích thước, cũng
tạo áp lực đè nén lên đường ruột của người mẹ, gây ra táo bón do tắc nghẽn.
Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai?
Các nguyên nhân có thể kể đến:
Hormone
Thay đổi nồng độ hormone và đặc biệt là sự tăng đột biến của progesterone, có thể
góp phần làm chậm nhu động ruột. Progesterone là chất giúp giãn cơ trơn khi thai lớn
dần. Nhưng progesterone cũng có tác dụng phụ ngồi ý muốn trên cơ ruột đó là gây

táo bón. Nồng độ progesterone tăng cao sẽ gây ức chế motilin, một loại hormone kích
thích nhu động cơ trơn của ruột.
Chế độ ăn uống
6

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Đối với nhiều thai phụ, các triệu chứng ốm nghén và giảm cảm giác thèm ăn có thể
làm thay đổi thói quen ăn uống thơng thường của họ. Hệ thống tiêu hóa chưa thích
nghi với sự thay đổi và có thể phản ứng lại bằng cách gây táo bón và các tác dụng phụ
khó chịu khác như cảm giác đầy hơi, chướng bụng, chuột rút và đau.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn ít chất xơ và uống ít nước là một trong những nguyên
nhân gây táo bón ở người bình thường cũng như ở thai phụ.
Giảm vận động
Đối với một số phụ nữ, thai kỳ có thể gây buồn nơn, nơn ói, mệt mỏi, và những triệu
chứng cơ năng khác có thể làm cho họ giảm vận động. Việc giảm vận động tồn cơ
thể có thể dẫn đến giảm nhu động ruột gây ra táo bón.
Căng thẳng
Q trình học tập làm mẹ ban đầu sẽ rất thú vị, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra căng
thẳng. Trên thực tế, tất cả các loại căng thẳng, cả "xấu" (căng thẳng tiêu cực) và "tốt"
(căng thẳng tích cực) đều tác động đến cơ thể theo cùng một cách. Sự căng thẳng, lo
lắng là bình thường và tự nhiên khi mang thai nhưng nó cũng có thể đưa cơ thể sang
trạng thái “chiến đấu hay bỏ chạy”. Hiệp hội sản phụ Hoa Kỳ (APA) cho rằng căng
thẳng dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể ảnh hưởng đến q trình chuyển hóa thức
ăn và sự di chuyển của thức ăn qua ruột, điều này có thể dẫn đến táo bón.
Thực phẩm chức năng hoặc thuốc
Một trong những thực phẩm chức năng thai phụ thường dùng có thể gây táo bón là sắt.
Các loại thuốc khác cũng có thể góp phần gây táo bón – vì vậy các thai phụ nên trao đổi
với bác sĩ trước khi muốn bổ sung bất kì thực phẩm chức năng nào trong thai kỳ.


Táo bón có thay đổi theo sự phát triển của thai?
Táo bón có thể thay đổi theo sự phát triển của thai. Điều này là do sự thay đổi nội tiết
tố ở các giai đoạn khác nhau của thai kỳ và những thay đổi về thể chất. Ví dụ, tồn bộ
cấu trúc ở bụng giãn ra và mở rộng khi thai nhi phát triển, dẫn đến tăng áp lực lên các
cấu trúc và cơ quan trong ổ bụng, bao gồm ruột non, ruột già, trực tràng và bàng
quang.
Những phương pháp điều trị có thể dùng để giảm táo bón trong thai kỳ
Táo bón trong thai kỳ có liên quan đến suy giảm chất lượng cuộc sống và gây lo lắng
cho thai phụ cũng như các vấn đề về thể chất, một số trường hợp có thể bị trĩ. Có
nhiều phương pháp điều trị được gợi ý như thuốc, bổ sung thêm các chất cần thiết
hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống.
- Các biện pháp can thiệp không dùng thuốc như: thay đổi chế độ ăn uống, uống

nước và tập thể dục được khuyến nghị đầu tiên, sau đó là các biện pháp can thiệp
7

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


dược lý nếu các biện pháp can thiệp không dùng thuốc thất bại. Can thiệp dược lý bao
gồm các loại thuốc từ các nhóm thuốc như: chất bơi trơn, chất tạo khối, thuốc nhuận
tràng thẩm thấu, thuốc nhuận tràng kích thích, thuốc làm mềm phân, thuốc bơm trực
tràng và thuốc dạng viên nén.
Phương pháp tự nhiên không dùng thuốc:
Tăng lượng chất xơ, nước và tập thể dục hàng ngày. APA khuyến nghị nên tập thể dục
cường độ trung bình từ 20 đến 30 phút ít nhất ba lần mỗi tuần, ví dụ bơi lội hay đi bộ.
Điều chỉnh liều lượng vitamin trước khi sinh. Trong một số trường hợp, có thể chuyển
sang chế phẩm sắt khác hoặc dùng liều thấp hơn để giảm triệu chứng táo bón.
Phương pháp tự nhiên dùng thuốc:

Có ba loại thuốc mà bác sĩ thường dùng khi bị táo bón mà khơng đáp ứng với các điều
trị không dùng thuốc: thuốc làm mềm phân, thuốc nhuận tràng và chất tạo khối. Chất
làm mềm phân thường được coi là an toàn để sử dụng trong thai kỳ.
Và cuối cùng hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ khi đã điều trị táo bón trong thai kỳ bằng
các biện pháp tự nhiên hay thay đổi lối sống không hiệu quả, điều này là vì sự an tồn
cho thai phụ và thai nhi.
1.4 Chứng nôn nghén
Nhiều phụ nữ bị buồn nơn hoặc ói mửa, hay cịn gọi là “ốm nghén”, đặc biệt trong 3
tháng đầu của thai kỳ. Nguyên nhân của buồn nôn và nôn khi mang thai là do nồng độ
hormone HCG (human chorionic gonadotropin) trong máu tăng nhanh chóng, được
tiết ra bởi nhau thai. Tuy nhiên, khi có cảm giác buồn nơn và nơn mửa dữ dội, dai
dẳng trong thai kỳ, nặng hơn là “ốm nghén” thông thường, có thể dẫn đến giảm cân và
mất nước, cần điều được trị tích cực.
Thống kê cho thấy, khoảng 70% trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn nôn ở tuần
thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, 10% trường hợp xuất hiện triệu chứng đến tuần thứ
16, thậm chí kéo dài đến suốt thai kỳ. Ở những thai phụ có cơ địa nhạy cảm, tình
trạng buồn nơn, nơn có thể xảy ra nghiêm trọng hơn và khó kiểm sốt.
Tình trạng ốm nghén thường gặp ở thai phụ vào 3 tháng đầu thai kỳ
Dựa vào mức độ của các triệu chứng gặp phải mà nghén được chia thành hai
loại:
Cơn nghén thông thường: Khoảng 80% thai phụ bị nghén ở dạng này. Trong
thai kỳ, thai phụ luôn thấy mệt mỏi do nơn ói. Tuy nhiên, tình trạng nơn ói chỉ
diễn ra ở mức độ vừa phải, vẫn còn giữ thức ăn bên trong dạ dày. Do đó, thai
phụ khơng sút cân, tồn thân ít thay đổi. Sau khoảng 12 tuần sẽ thấy triệu
chứng nơn ói giảm dần.

8

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



Cơn nghén nặng: Khoảng 1 – 1,5% thai phụ bị nghén nặng. Thai phụ thường
xun nơn ói với mức độ trầm trọng khiến thức ăn bị tống ra hết bên ngồi,
nơn liên tục, ăn gì cũng nơn, kết hợp với tình trạng chán ăn do ốm nghén khi
mang thai khiến thai phụ sút cân. Điều đó dẫn đến thai phụ dễ bị suy nhược,
hay mệt mỏi, chóng mặt. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mất nước, rối loạn điện
giải thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai.
Nhìn chung, các triệu chứng và biến chứng thai kỳ có thể từ nhẹ đến nặng, đơi khi đe
dọa tính mạng, nhưng phụ nữ mang thai cũng khó xác định. Tình trạng thể chất và
tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hoặc bé có thể là do mang thai, hoặc trở nên
tồi tệ hơn khi mang thai. Nhiều vấn đề nhẹ và không tiến triển, nhưng cũng gây hại
cho mẹ hoặc thai nhi. Có nhiều cách để kiểm sốt các biến chứng thai kỳ, vì vậy hãy
phối hợp chặt chẽ vớiTriệu chứng của cơn nghén
Triệu chứng của cơn nghén
Các triệu chứng ốm nghén khi mang thai có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong
ngày, nhất là khi có sự kích thích về mùi vị ở các loại thực phẩm như thịt sống, cá
sống… bạn dễ có cảm giác buồn nơn và nơn. Khi nơn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ bị mất
nước. Đồng thời, chính sự nhạy cảm về mùi vị thức ăn nên bạn khơng thấy ngon
miệng, thậm chí chán ăn. bác sĩ sản khoa nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào trong thời gian
mang thai.
Bên cạnh đó, bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt, sút cân do khơng ăn uống đầy đủ,
không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, rất dễ nhận thấy sự mệt mỏi,
thiếu năng lượng, không thể tập trung vào công việc ở những người bị nghén bầu.
Nguyên nhân gây ốm nghén khi mang thai
Hiện nay nguyên nhân dẫn đến tình trạng ốm nghén khi mang thai vẫn chưa được
làm rõ. Một số nghiên cứu cho rằng, thai phụ bị nghén do sự thay đổi nội tiết tố ở
tuyến sinh dục khi mang thai, cụ thể là Progesteron và HCG. Cơ thể thai phụ sẽ sản
sinh ra một lượng lớn hormone Progesterone gây giãn các cân cơ ở hệ tiêu hóa, khiến
lượng thức ăn bên trong dạ dày bị đẩy lên thực quản, gây cảm giác buồn nơn. Thêm
vào đó, hormone này cịn làm chậm khả năng tiêu hóa dẫn đến chứng khó tiêu.

Một vài ngun nhân khác có thể dẫn đến tình trạng nghén khi mang thai gồm:
Thói quen ăn uống thất thường.
Hệ thần kinh của thai phụ nhạy cảm với các loại thực phẩm có mùi vị.
Di truyền: Thường gặp ở những thai phụ có mẹ bị ốm nghén khi mang thai.
Tuy nhiên, không phải tất cả thai phụ đều sẽ gặp phải các triệu chứng này. Một số thai
phụ có khả năng cao bị nghén như:
Mang thai lần đầu;
Từng có tiền sử nghén nặng ở những lần mang thai trước;
9

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Người quá gầy.
Mang song thai hoặc mang đa thai
Mắc bệnh nguyên bào nuôi, do sự gia tăng của tế bào bên trong tử cung.
1.5 Phù ở chân
Đây là triệu chứng xuất hiện ở khoảng tháng thứ 5 của thai kì, phù có thể xảy ra ở
mặt, tay, chân, nhưng phổ biến nhất khi mang thai vẫn là phù ở chân. Triệu chứng phù
ở chân là chân nặng nề, phù lên như úng nước trong da. Nguyên nhân là do khi mang
thai thì nội tiết tố thay đổi nên lượng máu được sản sinh nhiều hơn bình thường, do
sức nặng cơ thể gia tăng gây áo lực lên chân, do sự gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hoặc
do các yếu tố bên ngoài như trang phục hay vận động cũng có thể làm nặng thêm tình
trạng phù ở phụ nữ mang thai.
Theo các bác sĩ sản khoa thì có 3 nguyên nhân chính gây ra phù chân ở bà bầu là do:

Những thay đổi trong máu
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ tự động đẩy mạnh khả năng sản xuất máu,
làm cho lượng máu được tạo ra nhiều hơn bình thường tới 50%. Lượng máu bao gồm
các dưỡng chất này được dùng để nuôi dưỡng bào thai. Tuy nhiên, nó cũng chính là

ngun nhân gây sưng phù cơ thể của thai phụ.
Sự cản trở máu trở về tim
Khi có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng
và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu, làm cho máu khó chảy trở
về tim.
Rối loạn nội tiết
Khi mang thai trọng lượng cơ thể của bà bầu có thể tăng từ 9 tới 12kg, thậm chí có
người tăng gần 20kg. Chính sự tăng vọt về trọng lượng này đã gây sức ép lên đôi chân
cho các bà bầu khiến bàn chân trở nên phù nề. Ngoài ra, nội tiết trong cơ thể thay đổi
dẫn đến lượng máu trong cơ thể bà bầu sẽ dồn về đôi chân nhiều hơn và hàm lượng
muối trong cơ thể tăng cịn hàm lượng kali thì lại giảm đi cũng làm cho chân tay trở
nên nặng nề hơn.
Đồng thời, việc đi giày dép không phù hợp khiến cho đôi chân bà bầu trở nên mệt
mỏi. Nếu bà bầu đi giày gót cao thì trọng lượng cơ thể sẽ bị dồn về phía trước làm cho
cơ thể khơng được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi theo khiến đau nhiều ở vùng
lưng dưới.
Đi giày, dép chật tạo cho đôi bàn chân bị gị bó, bức bối, khó chịu và phát sinh chứng
viêm kẽ chân, nhất là kẽ ngón chân cái. Nguy hiểm hơn, ngoài việc bị phù nề chân
nếu cứ đi giày cao và chật nhiều sẽ làm cho thai phụ bị sưng tĩnh mạch và mang lại
những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bà bầu bị trẹo chân ngã.
10

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Một số nguyên nhân gây phù chân khác ở bà bầu như: Do đứng lâu, chế độ ăn ít kali
(Kali giúp duy trì chất lỏng và chất điện giải trong tế bào cơ thể), tiêu thụ nhiều
caffeine, ăn nhiều natri (muối), làm việc quá sức, thời tiết nóng bức cũng góp phần
làm phù nề chân ở mẹ bầu.
Mặc dù phù không gây nguy hiểm cho sức khỏe phụ nữ mang thai nhưng gây ảnh

hưởng tới ngoại hình cũng như khó khăn trong sinh hoạt. Để khắc phục tình trạng này
thì bà bầu nên lưu ý: Hạn chế ăn đồ mặn, kê cao chân khi nằm hoặc ngồi, uống đủ
nước, đừng để cơ thể bị nóng, vận động nhẹ nhàng, chọn giày phù hợp...
AI. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP ĐỐI VỚI PHỤ NỮ CHO CON BÚ

2.1 Mệt mỏi
Mệt mỏi sau sinh diễn ra khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh, tình trạng này có thể kéo dài
trong nhiều tháng. Cơ thể người mẹ lúc này đang trong quá trình hồi phục thể chất từ
quá trình mang thai và sinh nở, phải mất một khoảng thời gian nhất định mới có thể
phục hồi sau sinh.
Một số lí do có thể dẫn đến việc mệt mỏi sau sinh:
Do cơ thể mất nhiều sức trong lúc chuyển dạ, người mẹ bị mất máu và dùng
nhiều sức để rặn mới có thể đón em bé chào đời khỏe mạnh bình an. Đặc biệt là
những phụ nữ sinh mổ cơ thể càng mệt mỏi hơn do chịu đau đớn từ vết mổ.
Tình trạng mệt mỏi của người mẹ càng trở nên tồi tệ hơn khi người mẹ bị mất
một lượng máu lớn, vết mổ chưa kịp hồi phục, tác dụng phụ của thuốc giảm
đau, thuốc gây tê...
Chế độ ăn uống không đủ chất khiến mẹ bị mệt mỏi sau sinh. Phụ nữ sau sinh
sức khỏe cịn rất yếu sức đề kháng suy giảm vì vậy nếu cơ thể không được
cung cấp đủ chất dinh dưỡng bồi bổ sức khỏe thông qua chế độ ăn uống hằng
ngày thì sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, thiếu năng lượng, kiệt sức. Chưa kể đến
việc mẹ ăn uống khơng đủ chất thì cũng khơng thể đảm bảo dinh dưỡng cho
con thơng qua việc bú mẹ tình trạng này xảy ra phổ biến ở những bà mẹ nóng
lịng giảm cân sau sinh nhưng lại không đúng cách không khoa học
Mệt mỏi sau sinh do khơng có nhiều thời gian nghỉ ngơi. Kể từ khi có em bé
cuộc sống của người mẹ gần như bị xáo trộn hoàn toàn, bận rộn và vất vả hơn
rất nhiều. Mẹ phải thức đêm trông con, cho con bú, thay tả, dỗ con khi quấy
khóc từ đó dẫn đến tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ dẫn đến cơ thể mẹ bị mệt mỏi
sau sinh.
2.2 Khát nước

Trong quá trình sinh nở cơ thể người mẹ sẽ bị thất thoát một lượng lớn dịch thể bao
gồm như mồ hôi, máu huyết và cái dịch tiết nước bọt,…
11

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


Sau khi sinh mẹ cũng dễ bị đổ nhiều mồ hôi nên càng khiến lượng nước trong cơ thể
mất đi nhiều hơn.
Tất cả trạng thái này sẽ thông qua thần kinh trung khu chuyện hơn não bộ sinh ra cảm
giác khát nước.
Không những vậy, cho bé bú mẹ sẽ làm mẹ luôn cảm thấy khát nước và phải uống
nước liên tục. Nguyên nhân là do mẹ đang cung cấp một lượng sữa lớn để ni bé mỗi
ngày, q trình cho con bú sẽ giải phóng một một lượng lớn hoc-mơn. Vì vậy mẹ cần
bổ sung thêm nước để bù lại và tiếp tục kích sữa cho bé bú.
Tuy nhiên nếu tình trạng này q nghiêm trọng đến mức khó chịu, đồng thời cân nặng
của mẹ giảm xuống thì cần thận trọng vì có thể là tính hiệu của bệnh tiểu đường, bệnh
cường giáp.
2.3 Thiếu canxi
Mang thai và sinh con là quá trình khiến mẹ mất đi một lượng canxi đáng kể. Nguyên
nhân của tình trạng thiếu canxi ở phụ nữ sau sinh là do quá trình mang thai và cho con
bú sẽ làm hay đổi mật độ xương, cơ thể bị tiêu hao một lượng lớn vitamin D vì phải
ni dưỡng thai nhi, tái tạo xương, răng, cũng như não bộ thai nhi.
Nồng độ estrogen tăng cao ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ, gân, dây chằng đặc
biệt là vùng khớp cùng của xương chậu dẫn đến tình trạng đau lưng, mệt mỏi kéo dài
sau sinh.
Các triệu chứng của thiếu canxi như: sau sinh từ một hai tháng mẹ bắt đầu suất hiện
các triệu chứng như đau nhức khắp người, đặc biệt là ở khu vực lưng, vai, bàn chân.
Triệu chứng đau có thể là đau dữ dội hoặc âm ỷ. Đây là những dấu hiệu cho biết bạn
đang bị lỗng xương nhẹ và cần phải nhanh chóng được điều trị để tránh những hậu

quả đáng tiếc xảy ra.
Thiếu canxi lâu ngày nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến tình trạng lỗng xương
nhẹ.
Theo khuyến nghị nhu cầu dinh dưỡng dành cho người Việt, phụ nữ giai đoạn cho con
bú cần khoảng 1300 mg Canxi/ngày. Lượng canxi cần thiết khi trẻ bú mẹ là 300 đến
500mg trong một ngày, tất cả lượng canxi này đều được hấp thu hoàn tồn từ sữa mẹ
vì vậy việc mẹ bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể là điều cần thiết để mẹ duy trì cho bản
thân và cho em bé lượng dưỡng chất đảm bảo phát triển.
2.4 Thay đổi cân nặng
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, đặc biệt nhất là sự thay đổi về
khối lượng, cấu trúc cơ thể và thành phần của máu. Thông thường, trong một kỳ mang
thai bà mẹ tăng 10-12kg bao gồm bào thai, rau thai, nước ối, máu, dịch mô, tử cung,
vú. Nếu người mẹ tăng cân ít trong thai kỳ dễ có nguy cơ đẻ con nhẹ cân, thiếu vi chất
12

TIEU LUAN MOI download : moi nhat


(thiếu sắt, thiếu máu, can xi...). Nếu mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ sẽ sinh khó,
nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.
Sau khi sinh cân nặng có thể sẽ giảm xuống khoảng 6kg, trong đó xó 3 – 4kg là trọng
lượng của bé nhau thai khoảng 0.5kg, khoảng 1-2kg máu và nước ối mất đi trong quá
trình sinh. Không thể trở lại số cân nặng trước khi mang thai ngay lập tức.
Cân nặng vẫn tiếp tục giảm sau khi sinh vì cơ thể sẽ tự động loại bỏ lượng nước phụ
trội trữ trong các tế bào. Vì vậy trong các ngày đầu sau khi sinh cơ thể bạn sẽ bài tiết
nước tiểu nhiều hơn bình thường, có thể gần 3 lít/ngày. Đồng thời sẽ đổ mồ hơi rất
nhiều trong những ngày này. Vào cuối tuần đầu tiên sau sinh, thường sẽ giảm được 2
– 3kg trọng lượng từ lượng chất lỏng thừa được thải ra (tùy thuộc vào lượng chất lỏng
bạn trữ trong thời gian mang thai)
2.5 Thay đổi tâm lý

Một số phụ nữ sau khi sinh con trong vịng từ 2 tuần đến 1 năm có thê găp nhưng thay
đổi tâm lý.
Sau khi sinh, người phụ nữ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể: đau đớn phải
trải qua do quá trình sinh con, thậm chí phải mổ đẻ, đau có thể kéo dài một vài tuần
sau sinh. Những vấn đề về tâm lý như khi con ra đời, người mẹ thường cảm thấy mình
trở nên xấu xí và khơng cịn sự hấp dẫn nữa. Họ thường phải thay đổi về cách sống để
chăm sóc con, đặc biệt đối với những người lần đầu làm mẹ, thường quá lo lắng về
trách nhiệm làm mẹ của mình, mong muốn là người mẹ hồn hảo. Có một tỉ lệ
khoảng70- 80% các bà mẹ có những cảm giác buồn thống qua, cịn gọi là “baby
blues” - buồn sau sinh, là một trạng thái biến đổi cảm xúc nhẹ, xuất hiện trong vòng
mấy ngày đầu sau khi sinh con. Những biểu hiện chính của buồn sau sinh gồm: giảm
khí sắc, dao động cảm xúc, buồn rầu, ủ rũ, lo âu, dễ cáu gắt, rối loạn giấc ngủ. Các rối
loạn này kéo dài khoảng 5 - 10 ngày rồi tự mất đi hoàn toàn. Đây là do thay đổi
hormon sau sinh. Nhưng nếu những biểu hiện này kéo dài hơn hai tuần, có nghĩa bạn
đã mắc trầm cảm. Ngay sau khi sinh, sự sụt giảm nhanh chóng nồng độ estrogen và
progesterone, nồng độ hormon tuyến giáp thyroid cũng giảm, dẫn đến mệt mỏi, trầm
cảm. Suy giảm nồng độ hormone cùng với sự thay đổi về huyết áp, chức năng của hệ
miễn dịch và những biến đổi về chuyển hóa mà bà mẹ sau sinh phải trải qua là một
phần trong các nguyên nhân gây trầm cảm.

13

TIEU LUAN MOI download : moi nhat



×