Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Khẩu phần ăn và thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh thái nguyên, ninh bình, hà nam và hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.71 KB, 63 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

BỘ Y TẾ



ĐỖ VĂN CƯỜNG

KHẨU PHẦN ĂN VÀ THỰC HÀNH CHĂM SÓC THAI NGHÉN
CỦA PHỤ NỮ MANG THAI TỪ 26 - 29 TUẦN TUỔI
TẠI THÁI NGUYÊN, NINH BÌNH, HÀ NAM VÀ HẢI PHÒNG
NĂM 2014.

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA
Khóa 2011 – 2015

Người hướng dẫn: TS. Trần Thúy Nga
PGS.TS. Phạm Văn Phú

HÀ NỘI – 2015


2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình từ nhà trường, thầy cô, gia đình và bạn bè.


Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học Trường Đại học Y Hà Nội đã tạo
mọi điều kiện cho em trong trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Viện Đào tạo Y học Dự
phòng và Y tế Công cộng, cùng các thầy cô, anh chị của Bộ môn Dinh dưỡng
- An toàn thực phẩm Trường Đại học Y Hà Nội đã dìu dắt, dạy bảo, hướng
dẫn và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em, giúp em có thể tự
tin hơn khi làm việc sau này.
Em cũng xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt tới: TS.Trần Thúy Nga và
PGS.TS. Phạm Văn Phú; Phó trưởng Bộ môn Dinh dưỡng- An toàn thực
phẩm là những người thầy đã trực tiếp tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho em
bước những bước đầu tiên trên con đường nghiên cứu khoa học và hoàn thành
khóa luận này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn các phụ nữ mang thai đã cung cấp
những thông tin trung thực cho đề tài này.
Cuối cùng, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, gia đình thân
yêu đã luôn ủng hộ, sát cánh và là chỗ dựa vững chắc chắc cho em có được
kết quả như ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn!
ĐỖ VĂN CƯỜNG


3

LỜI CAM ĐOAN

Kính gửi:

Phòng Quản lý Đào tạo Đại học – Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Dinh dưỡng - An toàn thực phẩm - Trường Đại học Y Hà

Nội.
Hội động chấm khóa luận tốt nghiệp.

Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm khóa luận một cách khoa
học, chính xác và trung thực. Các kết quả thu được trong khóa luận là có thực
và chưa được công bố trên bất kì tài liệu khoa học nào.
Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BMI

: Chỉ số khối cơ thể ( Body Mass Index)

CSDD

: Chăm sóc dinh dưỡng

CSSK

: Chăm sóc sức khỏe

MUCA

: Chu vi vòng cánh tay

PNMT

: Phụ nữ mang thai


KPA

: Khẩu phần ăn

TMDD

: Thiếu máu dinh dưỡng

SDD

: Suy dinh dưỡng

WHO

: Tổ chức Y tế thế giới ( Worl Health Organization )


4


5

MỤC LỤC

PHỤ LỤC


6


DANH MỤC BẢNG


7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


8

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe thai nghén là một trong các lĩnh vực rất quan trọng của đời
sống con người, trong đó chăm sóc về dinh dưỡng là nội dung đầu tiên và cốt
lõi theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới về chăm sóc sức khỏe (CSSK)
ban đầu. Dinh dưỡng tốt và hợp lý đảm bảo cho cơ thể tồn tại, phát triển tối
ưu đồng thời duy trì nòi giống khỏe mạnh, là điểm then chốt để đạt được mục
tiêu sức khỏe. Nhiều hội nghị cấp cao trên toàn thế giới cũng đã kêu gọi các
quốc gia có kế hoạch hành động cụ thể giảm dần nạn đói và nâng cao những
hiểu biết về dinh dưỡng.
Trong chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng ở Việt Nam giai đoạn 2010 –
2020 thì bà mẹ và trẻ em vẫn là đối tượng được quan tâm đặc biệt vì đầu tư
cho đối tượng này là sự đầu tư dài hơi, có lộ trình, từ đó đảm bảo cho sự phát
triển của tương lai. Chăm sóc thai nghén mà nội dung chính là chăm sóc dinh
dưỡng (CSDD) cho phụ nữ mang thai (PNMT) chính là biện pháp can thiệp
sớm nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng cũng như các chỉ số về sức khỏe
của bà mẹ và trẻ em. Theo báo cáo của Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2010,
tỷ lệ thiếu nhiệt lượng trường diễn ở người trưởng thành nước ta là 17,2%,
trong đó tỷ lệ này riêng ở nữ giới là 18,5%, đặc biệt cao ở nhóm nữ trong độ
tuổi sinh sản 20 – 30 tuổi là 22,9 – 27,7%. Ngoài ra phụ nữ Việt Nam trong độ

tuổi sinh đẻ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề thiếu các vi chất dinh dưỡng.
Năm 2010, tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng (TMDD) ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ
chung là 28,8%, ở phụ nữ có thai là 36,5% và tỷ lệ sơ sinh thấp cân chiếm tới
10%. Tỷ lệ thiếu vitamin A ở phụ nữ đang cho con bú khoảng 35% [1].
Trong thập niên đầu của thế kỉ 21, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu
về cải thiện tình trạng dinh dưỡng nhân dân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em và
bà mẹ đã giảm đáng kể và bền vững, hiểu biết của người dân về dinh dưỡng
hợp lý đã được nâng cao. Tình hình an ninh lương thực thực phẩm được cải
thiện rõ rệt, bữa ăn của nhân dân phong phú hơn về số lượng và chất lượng.


9
Nhiều bằng chứng thuyết phục cho thấy tầm vóc người Việt Nam đang được
cải thiện. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương vẫn còn nhiều khó khăn bất cập.Một
trong những yếu tố trực tiếp là khẩu phần ăn thực tế chưa đáp ứng nhu cầu
năng lượng và chất dinh dưỡng. Khẩu phần ăn (KPA) của các bà mẹ vẫn thiếu
về số lượng, chưa cân đối về chất lượng. Kiến thức, thực hành chăm sóc thai
nghén còn hạn chế, thiếu sót. Tình trạng suy dinh dưỡng (SDD) bào thai,
SDD sớm còn hay gặp ở nước ta đặc biệt là những vùng nghèo, kinh tế kém
phát triển [2].
Cụ thể hơn nữa, trong các giai đoạn của thai kỳ, đặc biệt là khi thai bước
vào 3 tháng cuối, não bộ cũng như khối lượng cơ thể…của trẻ phát triển rất
nhanh, có thể bằng toàn bộ thời gian 6 tháng phát triển trước đó và phần lớn
lượng chất dinh dưỡng mẹ truyền cho con cũng ở giai đoạn này. Chính vì thế,
người PNMT cần được chú trọng hơn đến KPA và các thực hành chăm sóc
thai nghén, đặc biệt là ngay từ tháng đầu tiên của thai kỳ.
Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng là bốn tỉnh thuộc miền
Bắc. Những nghiên cứu về tình trạng chăm sóc thai nghén và khẩu phần ăn
của PNMT ở đây chưa nhiều. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của đất
nước, vấn đề CSSK PNMT đã được quan tâm hơn nhưng vẫn còn nhiều hạn

chế về cả nhận thức và thực hành chăm sóc thai nghén của các bà mẹ mang
thai.Xuất phát từ thực tiễn đó, nghiên cứu: “Khẩu phần ăn và thực hành chăm
sóc thai nghén của phụ nữ mang thai từ 26 -29 tuần tuần tuổi tại 4 tỉnh Thái
Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng’’ được tiến hành để từ đó có thể
tìm ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa sức khỏe của bà mẹ và trẻ em
trong tương lai.
Mục tiêu:
1.

Đánh giá khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai từ 26-29 tuần tại 4

2.

tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng.
Mô tả thực hành chăm sóc thai nghén của phụ nữ mang thai tại 4
tỉnh Thái Nguyên, Ninh Bình, Hà Nam và Hải Phòng.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
Chăm sóc sức khỏe PNMT là một lĩnh vực quan trọng trong chiến lược
phát triển và hoàn thiện hệ thống y tế của bất kỳ quốc gia nào. Phụ nữ là một
nửa của thế giới, là nòng cốt trong lao động sản xuất, nắm giữ vai trò thiêng
liêng của cuộc sống đó là sinh sản cũng như nuôi dạy con cái. Tại Việt Nam,
vấn đề CSSK PNMT cũng được đề cập và thực hiện khá rộng rãi trong sự hỗ
trợ tham gia của các tổ chức xã hội mà tiên phong là Bộ Y tế. Từ đó góp phần
thúc đẩy và nâng cao, bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em.
Chăm sóc sức khỏe của phụ nữ mang thai là một lĩnh bao gồm nhiều nội

dung khác nhau như chăm sóc trước sinh, chăm sóc trong khi sinh, chăm sóc
sau sinh. Từng nội dung lại có những vấn đề, hoạt động khác nhau. Nghiên
cứu này xin được đề cập tới một số vấn đề trong công tác chăm sóc thai
nghén của PNMT từ 26 – 29 tuần.
1.1. KHẨU PHẦN ĂN CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
Bữa ăn là điều cơ bản và cần thiết cho sức khỏe con người. Đặc biệt với
PNMT lại càng cần được chú trọng hơn, vì khi đó dinh dưỡng không chỉ ảnh
hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn giúp cho sự dự trữ chất dinh
dưỡng để người mẹ sản xuất sữa sau khi sinh [3]. Vì vậy, người mẹ khi mang
thai cần có một chế độ ăn hợp lý, đầy đủ về chất dinh dưỡng và năng lượng
cơ thể.
Thời kỳ trẻ còn trong bào thai, dinh dưỡng của trẻ phụ thuộc vào dinh
dưỡng của mẹ. Nguồn dinh dưỡng từ mẹ lại qua nhau thai theo máu đến cung
cấp cho trẻ. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp mẹ có sức đề kháng tốt tránh mắc
bệnh, đủ sức để sinh con, mau hồi phục sức khỏe sau khi sinh và đủ sữa cho
con bú.


11
Điều tra KPA là một bộ phận thiết yếu trong cuộc điều tra dinh dưỡng.
Thông qua thu thập số liệu về KPA cho phép đưa ra kết luận về mối quan hệ
giữa ăn uống và tình trạng sức khỏe, cũng như chăm sóc thai nghén của
PNMT.
1.1.1. Nhu cầu năng lượng và chất dinh dưỡng thời kì mang thai.
1.1.1.1. Nhu cầu năng lượng
Theo ước tính, một phụ nữ tăng 12,5 kg trong quá trình mang thai và cân
nặng lúc sinh của trẻ là 3,4g thì nhu cầu năng lượng cần cho sự phát triển các
mô trong thời kỳ này khoảng 41500 kcal, tương đương với 925g protein và
3,8 kg mỡ [23]. Mức độ bổ sung năng lương tăng dần theo tuổi thai và ở từng
độ tuổi khác nhau của PNMT thì nhu cầu năng lượng cũng khác nhau.Bình

thường, nhu cầu năng lượng trung bình ở phụ nữ khoảng 2200kcal/ngày.
Phụ nữ mang thai ba tháng đầu cần chú ý bổ sung thêm nguồn đạm động
vật giúp thai nhi phát triển tốt, trong ba tháng giữa cần tăng nhu cầu năng
lượng thêm 360 kcal/ngày, đa dạng các loại thực phẩm; trong ba tháng cuối
cầm thêm 475 kcal/ngày,vì thai nhi phát triển nhanh [4].
Bảng 1.1. Nhu cầu năng lượng khuyến nghị của phụ nữ có thai theo mức
lao động [5]
Nhu cầu năng lượng theo loại hình lao
động
( Kcal/ngày )
Lứa tuổi/ tình trạng sinh lý
PNMT 3 tháng giữa
PNMT 3 tháng cuối

Lao động
nhẹ

Lao động
vừa

Lao động
nặng

+ 360

+ 360

_

+ 475


+ 475

_


12
1.1.1.2. Nhu cầu về các chất dinh dưỡng
Khẩu phần ăn của PNMT nên được thực hiện theo 10 lời khuyên dinh
dưỡng hợp lý của Viện dinh dưỡng. Một chế độ ăn hợp lý là phải cung cấp đủ
năng lượng theo nhu cầu cơ thể, các chất dinh dưỡng đầy đủ và có tỉ lệ cân
đối thích hợp.
Theo khuyến nghị của Viện dinh dưỡng, KPA cần có tỷ lệ cân đối P:L:G
là 12:18:70 và tiến tới 14:20:66, tỷ lệ Ca/P trong KPA nên đạt 0,7 – 1,5, tỷ lệ
cũng nói lên cân bằng kiềm toan của khẩu phần[6]. Bên cạnh đó, khi phối hợp
được các thực phẩm đúng cách sẽ giúp bà mẹ và thai nhi đạt được mức cân
nặng hợp lý và an toàn.
* Nhóm chất dinh dưỡng sinh năng lượng
Nhu cầu protid :
Khi mang thai, nhu cầu protid của người mẹ tăng lên cùng với sự phát
triển của thai để tạo máu, phát triển tử cung, vú, tích lũy mỡ và sự phát triển
các tổ chức thai nhi. Phụ nữ mang thai cần được tăng cường thành phần protid
từ cả 2 nguồn động vật và thực vật trong KPA. Các acid amin thiết yếu cần
được cung cấp đầy đủ, vì chúng không thể tổng hợp được trong cơ thể [8].
Nguồn đạm tốt nhất cho thai phụ có trong hầu hết các loại thực phẩm hàng
ngày như: thịt, cá, trứng, sữa…
Nhu cầu protid khuyến nghị với PNMT như sau [4]
Phụ nữ mang thai 6 tháng đầu tăng thêm 10 đến 15g protein/ngày
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối cần tăng thếm 12 đến 18g protein/ngày.
Nhu cầu Lipit

Lipit cung cấp năng lượng rất lớn, chỉ cần 20g lipit đã thêm được gần
200 Kcal, lipit còn giúp cơ thể hấp thu một số vitamin tan trong dầu như
vitamin A, D, E, K. Phụ nữ mang thai và bà mẹ nuôi con bú cần 20 – 25%


13
năng lượng do lipit cung cấp, tối đa có thể tới 30% năng lượng khẩu phần.
Trong đó lipit khẩu phần chiếm 60% tổng số lipit [4].
Trong ba tháng cuối, nhu cầu lipit tăng lên khoảng 26g/ngày. [7]
Nhu cầu về Glucid
Glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Glucid được
lấy từ gạo là chủ yếu, ngoài ra còn có trong các loại lương thục khác như ngô,
khoai, sắn..
* Nhóm các chất dinh dưỡng không sinh năng lượng
Khẩu phần ăn hợp lý không chỉ đầy đủ năng lượng mà cũng cần đầy đủ
các vitamin và khoáng chất. Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ
PNMT cần có KPA cân đối, đảm bảo cung cấp đủ vitamin, các khoáng chất và
các yếu tố vi lượng. Khi có thai PNMT nên cung cấp thêm các loại thực phẩm
có nhiều vitamin C như rau, củ, quả, các thực phẩm giàu canxi, phospho như
cá, tôm, cua…để giúp cho sự tạo xương của trẻ, các thức ăn giàu sắt như thịt,
trứng , các loại đậu đỗ…để đề phòng thiếu máu [7].
Vitamin:
Là yếu tố dinh dưỡng không thế thiếu được trong KPA, vitamin giúp
cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Tuy nhu cầu về
vitamin không lớn như các nhóm khác nhưng lại đóng vai trò cực kỳ quan
trọng, đặc biệt là sự phát triển của bào thai.
Chất khoáng:
Canxi, sắt, kẽm, phospho, iot là những chất cần thiết cho hoạt động của
cơ thể, trong đó 2 loại khoáng chất dễ bị thiếu là canxi và sắt. Khi có thai, nhu
cầu sắt tăng cao hơn do người mẹ cần chuyển cho thai nhi 200 -370mg sắt

trong suốt quá trình mang thai giúp cho sự hình thành rau thai, tăng khối
lượng máu mẹ và mất máu khi sinh. Nhu cầu sắt cần thiết cho toàn bộ thai kỳ
là 840mg[8].
1.1.2. Chế độ ăn trong thời kì mang thai


14
Phụ nữ mang thai không còn chỉ sống, ăn uống và sinh hoạt cho riêng
mình nữa, cái thai trong bụng là rất quan trọng. Thai nhi hấp thu tất cả những
gì PNMT ăn vào, chính vì vậy có ảnh hưởng rất lớn đến trẻ.
* PNMT nên:
Tính toán lượng calo cho khẩu phần ăn: để đáp ứng nhu cầu thêm
475kcal/ngày trong 3 tháng cuối tương đương thêm 1 bát cơm đầy kèm theo
thức ăn mỗi ngày[4].
Bổ sung chất khoáng[4]: Cung cấp canxi giúp trẻ phát triển xương đồng
thời đảm bảo cho mẹ không bị hao hụt xương trong thời gian mang thai.
Ngoài ra còn giúp PNMT không bị huyết áp cao, từ đó giúp cho sự phát triển
của não và cơ bào thai.
Bổ sung sắt: thịt nạc, cá, đậu...rất giàu sắt. Sắt giúp cho thai nhi phát
triển bình thường và không bị đẻ non. Phụ nữ mang thai nên chú ý những loại
thức ăn và bổ sung khi cần thiết.
Kẽm: Có trong thịt, cá, hải sản…
Phụ nữ mang thai nên uống thêm sữa có ít mỡ hoặc trung bình, nên uống
từ trước, trong và sau khi mang thai.
Bổ sung vitamin, đặc biệt là vitamin D, B1[4,5].
Uống nhiều nước: Trong thời gian mang thai cơ thể người mẹ đặc biệt
cần nhiều chất lỏng, chủ yếu là nước. Chất lỏng giúp cho người mẹ không bị
táo bón,tuần hoàn tốt cả mẹ lẫn con.
* Một số thực phẩm nên hạn chế sử dụng trong quá trình mang thai [4,5]
Người mẹ nên hạn chế café, nước chè đặc, thuốc lá và giảm ăn các loại

gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi…
Nên tuyệt đối kiêng rượu vì chất alcol trong rượu có thể đi qua rau thai,
ảnh hưởng đến thai nhi.


15
Ăn nhạt, hạn chế muối nhất là các PNMT có vấn đề về thận như phù
thận, để giảm phù và tránh các tai biến sau đẻ.
Trong trường hợp bị nghén nhẹ như buồn nôn hoặc nôn hay sợ ăn một số
thức ăn, PNMT cố gắng thay thế sang một số thức ăn hoặc đồ uống khác đáp
ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên
kiêng khem quá mức bất lợi cho sức khỏe và ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra
hằng ngày.
Có thể thấy, KPA hợp lý trong thời kỳ thai nghén của PNMT có vai trò
then chốt đối với sức khỏe của cả mẹ và con, làm nền tảng cho sự phát triển
sau này. Mặc dù vậy, để thực hiện được tốt ở trong cộng đồng thì còn nhiều
khó khăn do trình độ, ý thức, sự hiểu biết và văn hóa từng vùng miền…
1.1.3. Tình hình nghiên cứu khẩu phần ăn thực tế PNMT trên thế giới và
Việt Nam


Trên thế giới
Các nhà khoa học trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu về khẩu

phần ăn, từ đó chỉ ra mối liên quan giữa khẩu phần thực tế và tình trạng dinh
dưỡng người mẹ trong và sau mang thai. Năm 2000, một nghiên cứu về chế
độ ăn và sức khỏe người mẹ trong quá trình mang thai và cho con bú chỉ ra
rằng sức khỏe người mẹ đóng vai trò quan trọng, tác động đến quá trình thai
nghén và việc nuôi con sau này của bà mẹ[24].
Năm 2005, Baron và các cộng sự của mình điều tra trên 419 PNMT tại

Venezuela, có 14,4% PNMT thiếu máu do thiếu sắt, và còn kèm théo rất nhiều
thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin A, C. Nguyên nhân chính ở
đây là do sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong KPA hàng ngày[25].
Năm 2012, nghiên cứu ở Pakistan phân tích và kết nối dữ liệu từ 16
nghiên cứu can thiệp khác nhau đã đưa ra kết luận, việc cung cấp một khẩu


16
phần đầy đủ protein là yếu tố ảnh hưởng rất quan trọng đến việc giảm tỷ lệ sơ
sinh nhẹ cân, thai nhi chậm phát triển và đặc biết là tình trạng suy dinh dưỡng
người mẹ[26].


Tại Việt Nam
Các cuộc điều tra của Viện dinh dưỡng từ 1985 – 2005 cho thấy bữa ăn

hàng ngày của người Việt Namđã và đang có xu hướng thay đổi, giảm chất
bột và tăng nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng..) và chất béo.
Một nghiên cứu tại Hà Nội năm 2002, khẩu phần thực tế của PNMT mới
chỉ xấp xỉ nhu cầu năng lượng khuyến nghị, năng lượng do lipit thực vật thấp,
tỉ lệ cân đối các chất khoáng chưa đảm bảo.
Khảo sát của Nguyễn Thị Như Ngọc và Nguyễn Trọng Hiếu tại bệnh
viện Hùng Vương, thành phố Hồ Chí Minh cho kết quả calo trung bình khẩu
phần PNMT chỉ đạt 1624 ±613 Kcal, lượng calcium trung bình khẩu phần là
422gram/ngày thấp hơn nhiều so với nhu cầu khuyến nghị[27].
Các nghiên cứu khác được tiến hành ở Kiến Thụy – Hải Phòng(2003)
[28], Sóc Sơn – Hà Nội(2009), Kim Bảng – Hà Nam(2013)[59] cũng cho thấy
một số điểm còn nhiều bất cập trong KPA thực tế của PNMT ở các địa
phương.
1.1.4. Một số hậu quả của thiếu chất dinh dưỡng trong KPA của PNMT

Trên thế giới đã có nhiều nhà chuyên môn nhận định được những thách
thức trong vấn đề toàn cầu về dinh dưỡng mà ở đó có hai thái cực đối lập
nhau là thừa ăn và thiếu ăn, trong đó nhấn mạnh sự thiếu ăn tạo ra các vấn đề
nổi cộm như: trọng lượng sơ sinh thấp, thiếu máu thiếu sắt PNMT và trẻ em,
rối loạn thiếu iot, vitamin, suy dinh dưỡng, thiếu vi chất…
Những nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ khi mang thai được
tiến hành từ những năm 70 của thế kỷ 20 chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng
dinh dưỡng trước và trong khi mang thai với sự phát triển của thai nhi [17].


17
Người ta đã kết luận rằng, tầm vóc của bà mẹ tỉ lệ nghịch với tỉ lệ tử
vong, còi cọc và nhẹ cân ở trẻ sơ sinh, cứ 1cm chiều cao của người mẹ sẽ làm
giảm 0,978 nguy cơ tương đối tỷ lệ tử vong chu sinh[18].
Ở Banglades, năm 2003, tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị SDD trường
diễn chiếm 45%, 50% PNMT bị thiếu máu thiếu sắt và 2,7% có biểu hiện quáng
gà do thiếu vitamin A trong thời kì mang thai. Điều đó gây ra hậu quả trực tiếp là
tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân (<2500 gram) ở đất nước này lến đến 40% [9].
Suy dinh dưỡng là vấn đề phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Đây là tình
trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein năng lượng, kèm theo bệnh
lý nhiễm khuẩn và ngược lại, là vấn đề dinh dưỡng cộng đồng quan trọng nhất
trên thế giới mà đối tượng chính là trẻ em.
Bảng 1.2. Một số chỉ số sức khỏe của phụ nữ và trẻ em khu vực Đông Nam
Á và Nam Á [21]
Chỉ số

Ấn Độ

420


Phụ nữ độ
tuổi sinh đẻ
có BMI
< 18
47

Indonesia
Thái Lan
Sri Lanka
Myanmar
Banglades

390
44
24
190
390

35
15
_
_
Nông thôn

Nước

Tử vong mẹ
(trên 100000
ca sinh sống )


Cân nặng sơ
sinh thấp
(%)

Trẻ <5 tuổi
thấp cân
(%)

30

50

11
7
18
23
50

36
18
16
31
56

47%
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng và thiếu máu
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng xấu đến sự phát triển con người.
Thiếu hụt một số vi chất quan trọng như sắt, iod, vitamin A, acid folic,



18
kẽm….có thể dẫn đến những hậu quả về sức khỏe nghiêm trọng như mù lòa,
tổn thương não, thai chết lưu, hoặc làm con người mệt mỏi, kém tập trung.
Về tình trạng thiếu máu, theo WHO thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng
bệnh lý xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin trong máu giảm thấp hơn so với
bình thường (<11g/dl) do thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho
quá trình tạo máu bất kể do nguyên nhân gì.
Thiếu máu gây ảnh hưởng đến khả năng lao động, năng lực trí tuệ với
biếu hiện mệt mỏi, mất tập trung, dễ kích thích, khả năng học tập giảm sút,
tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhất là ảnh hưởng đến thai sản: làm
tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh tật, tử vong cả mẹ và con.Vì vậy
người ta coi TMDD trong thời kì thai nghén là một đe dọa sản khoa, gây trở
ngại lớn cho sự phát triển của con người, các quốc gia trên toàn cầu.
Tỷ lệ thiếu máu trong thai kỳ thay đổi một cách đáng kể do sự khác biệt
về điều kiện kinh tế xã hội, lối sống, thái độ tiếp cận sức khỏe cũng như trình
độ văn hóa khác nhau. Tỷ lệ này cao hơn ở các đang phát triển, ở PNMT
(56%), ở trẻ em (44%). Tính trên toàn thế giới thiếu máu cũng ảnh hưởng tới
một nửa số PNMT: 52% ở các nước đang phát triển, 23% ở các nước phát
triển[19].
Ở Việt Nam, theo kết quả của tổng điều tra năm 2000 tỷ lệ PNMT
bịthiếu máu dinh dưỡng là 32,2%, mặc dù có giảm so với trước nhưng vẫn ở
mức vừa và nặng theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới[2].Trong thiếu máu
dinh dưỡng thì thiếu máu do thiếu sắt là hay gặp và phổ biến nhất.

1.2.TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA PHỤ NỮ MANG THAI
1.2.1. Những thay đổi sinh lý thời kì mang thai
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn về thành phần
máu, khối lượng cấu trúc cơ thể [10].
 Thay đổi tuần hoàn của PNMT:



19
Tăng lưu lượng tim: tăng sự hoạt động, chuyển hóa trong cơ thể. Trong 3
tháng cuối thai kỳ có thể tăng tới 40%[15,16].
Tăng lưu lượng máu khoảng 40%, trong đó cơ bản là tăng khối lượng
huyết tương 45-50%, còn khối lượng hồng cầu chỉ tăng khoảng 15 -20%[15].
 Hô hấp PNMT:
Rõ ràng mức tiêu thụ cả oxy và cacbonic đều sẽ tăng, trong đó oxy tăng
khoảng 20%.



Tăng trọng lượng cơ thể và nhu cầu dinh dưỡng
Khi tới tháng cuối cùng của thai kỳ, trọng lượng cơ thể mẹ sẽ tăng khoảng
12kg, trong đó thai nặng khoảng 3kg, 1kg tử cung, 1kg tuyến vú, 2kg dịch



và rau. Mỡ và dịch ngoại bào khoảng 5kg[15].
Các chất dinh dưỡng thời kỳ này cũng rất cần thiết như: protein, glucid,
lipit… cùng với các vitamin và muối khoáng như vitamin nhóm B, D, K,
calci, sắt, phospho. Nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng thai nhi sẽ



kém phát triển và gây thiếu hụt dinh dưỡng ở PNMT[15].
Tăng bài tiết hormone: Thời kỳ có thai, nội tiết của mẹ được tăng cường
hoạt động, bên cạnh những hormone do rau thai bài tiết ra. Đây là những
phản ứng tự nhiên của cơ thể giúp tăn cường chuyển hóa nhằm cung cấp
chất dinh dưỡng nuôi thai nhi, đồng thời phát triển cơ thể mẹ để chuẩn bị




cho sinh và nuôi con[15,16].
Một số hormone như cortisol, aldosteron, T3, T4, parathormon, các



hormone tuyến yên cũng tăng lên.
Sự phát triển của cơ quan sinh dục: Kích thước tử cung to lên, tuyến vú to
gấp đôi bình thường.

1.2.2. Sự tăng cân thời kì mang thai:
Sự tăng cân của phụ nữ có thai là kết quả tất yếu của sự thay đổi nội
tiết, sự phát triển của bào thai, sự phát triển của nhiều bộ phân người mẹ để
thích nghi với quá trình thai nghén. Số cân nặng tăng thêm của người mẹ


20
trong thời gian mang thai đã được nhiều nghiên cứu chứng minh là có liên
quan đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu bà mẹ tăng cân thấp làm tăng nguy cơ
tai biến sản khoa, đặc biệt là phụ nữ thấp cân từ trước khi mang thai. Những
phụ nữ thấp cân hoặc cân nặng bình thường trước sinh nếu tăng >14kg sẽ đẻ
con nặng cân hơn các bà mẹ còn lại.
Phụ nữ khi mang thai chắc chắn cân nặng sẽ tăng lên so với bình
thường, vậy tăng cân như nào là đủ và hợp lý?
Khi tăng cân không đủ thì cân nặng trẻ sơ sinh sẽ thấp. Một đứa trẻ chỉ
đạt dưới 2kg thì khó phát triển và có nguy cơ mắc nhiều bệnh tật hơn những
đứa trẻ đủ cân[11].
Tính theo tỷ lệ phần trăm cân nặng, mức tăng cân của phụ nữ trong thời

kỳ có thai nên đạt trung bình 15 -25% cân nặng trước khi có thai, tương
đương với 10 – 20kg. Trong đó phụ nữ có BMI trước khi mang thai >26 thì
chỉ nên tăng khoảng 15%, còn phụ nữ có BMI trước khi mang thai <19,8% thì
nên tăng khoảng 25%, phụ nữ có BMI trung bình nên tăng khoảng 20%[22].
Như vậy, tổng số cân nặng trong toàn bộ quá trình mang thai vào khoảng 1012kg, được phân bố như sau: 3 tháng đầu tăng 1kg hoặc không tăng, 3 tháng
giữa tăng 4-5kg, 3 tháng cuối tăng 5-6kg.
Bảng 1.3: Gia tăng cân nặng trong thời kỳ mang thai
Thời kỳ mang thai
3 tháng đầu
3 tháng giữa
3 tháng cuối

Sự gia tăng cân nặng
0 -1kg
4 -5kg
5- 6kg

Trái lại, khi tăng cân quá nhiều trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến
cân nặng trẻ sơ sinh quá cao (>4kg), gây ra những khó khăn trong cuộc đẻ:
chuyển dạ kéo dài, đẻ khó, ngạt, chấn thương…hoặc liên quan đến một số
bệnh lý như đái đường thai kỳ, béo phì, tăng huyết áp, tim mạch. Vì vậy,


21
PNMT cần nhận đủ calo trong thời kỳ mang thai nhưng không nên quá mức,
nhất là những thực phẩm giàu chất béo và đường.
1.3. THỰC HÀNH CHĂM SÓC THAI NGHÉN CỦA PNMT
Muốn có được một thế hệ tương lai phát triển tốt thì CSSK cho PNMT
là nhiệm vụ quan trọng, trong đó có chăm sóc thai nghén và chăm sóc dinh
dưỡng thông qua khẩu phần ăn của PNMT, đây là vấn đề không chỉ của mỗi

cá nhân mà mỗi gia đình và toàn xã hội cần quan tâm. Chế độ ăn không hợp
lý và đảm bảo là nguy cơ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, ảnh hưởng đến bà mẹ
và sự phát triển của trẻ. Chăm sóc thai nghén không hợp lý, đúng cách sẽ dẫn
đến những hậu quả trầm trọng cho cả bà mẹ và thai nhi. Hai vấn đề có mối
liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hành chăm sóc thai nghén
1.3.1. Tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ trước khi mang thai
Tình trạng dinh dưỡng của PNMT được đánh giá qua sự tăng cân trong
9 tháng thai kỳ, trên cơ sở sức khỏe vốn có của người phụ nữ khi bước vào
thời kỳ mang thai.
Thường được đánh giá bằng chỉ số khối của cơ thể BMI.
BMI = cân nặng (kg)/ chiều cao2 (m)
Chiều cao: Chiều cao, tầm vóc người phụ nữ cũng liên quan đến cân nặng
của trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người phụ nữ hạn chế về chiều
cao cần được trợ giúp trong sinh nhiều hơn những người phụ nữ khác.
Cân nặng: Bất kỳ bà mẹ mang thai nào cũng mong muốn đứa trẻ mình
sinh ra được khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Để làm được điều đó thì
PNMT vần có được sự chuẩn bị thật tốt về sức khỏe trước khi có thai và cân
nặng là một yếu tố quan trọng, nó thể hiện một lượng dinh dưỡng dự trữ nhất
định, là nền tảng cho mẹ và con bước vào thời kỳ thai nghén.


22
Chỉ số khối của cơ thể thấp dưới 18,5 phản ánh tình trạng thiếu năng
lượng trường diễn của người mẹ. Nguy cơ trẻ sinh ra nhẹ cân chiếm tỷ lệ cao
ở nhóm thai phụ có BMI trước khi có thai thấp.
Sự ảnh hưởng của tình trạng dinh dưỡng của người mẹ với dinh dưỡng
của trẻ đã có trong nhiều nghiên cứu. Tại Hưng Yên, những bà mẹ có chiều
cao <145cm có nguy cơ sinh con nhẹ cân cao gấp 4,5 lần và gấp 1,8 lần với
thình trạng thiếu máu sơ sinh so với bà mẹ có chiều cao >145cm[12]. Nghiên

cứu tại 4 xã miền núi tỉnh Bắc Giang cũng đã khẳng định mối liên quan giữa
cân nặng của mẹ trước khi mang thai và chiều cao sơ sinh của trẻ, thu được
kết quả là mối liên quan chặt chẽ giữa chiều cao mẹ và mức tăng cân trong 9
tháng mang thai[14].
Thừa cân hay béo phì của PNMT cũng là một nguy cơ. Phụ nữ béo bụng
có sự cản trở tạo các hormone[20], một số biến chứng thai kỳ như tiền sản
giật, dị tật bẩm sinh ở trẻ em, nguy cơ dị tật nứt đốt sống và dị tật thoát vị rốn
tăng gấp 3 lần so với bình thường [20].
1.3.2. Tình trạng dinh dưỡng PNMT trong thời kỳ thai nghén.
Trong thực hành chăm sóc thai nghén, dinh dưỡng hợp lý đóng một vai
trò quan trọng vì không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe cho người mẹ khi mang
thai, khi sinh và nuôi dạy trẻ mà còn cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
giúp thai nhi phát triển tốt cũng như phòng tránh được một số khuyết tật.
Những trẻ có suy dinh dưỡng từ bào thai sẽ có nguy cơ trở thành suy dinh
dưỡng sau sinh, nguy cơ thấp bé khi trưởng thành và nếu là bé gái lại trở
thành một vòng luẩn quẩn từ khi còn bé đến khi trở thành bà mẹ thiếu năng
lượng trường diễn, dễ sinh trẻ nhẹ cân sau này. Chính điều này đã giải thích
cho sự tác động tiêu cực của tình trạng thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ mang
thai đến sự phát triển của thai nhi trong tử cung và sự phát triển trong tương
lai của các thế hệ tiếp theo.


23
Chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi từ 3 nguồn chính: từ chế độ
khẩu phần ăn của người mẹ, kho dự trữ các chất dinh dưỡng của mẹ và từ quá
trình tổng hợp các chất dinh dưỡng ở nhau thai. Nhau thai lại kiểm soát quá
trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, các hormone, các chất cần thiết ảnh
hưởng tới sự phát triên của thai nhi. Những thiếu hụt dinh dưỡng trong giai
đoạn thai nghén có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa và sinh trẻ
nhẹ cân. Vì vậy, chế độ và khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng tới sức khỏe

thai nghén.
Phụ nữ mang thai bị suy dinh dưỡng thường dẫn đến các nguy cơ cũng
như hậu quả tới sản phụ và thai nghén như: tăng nguy cơ tai biến, giảm sức
khỏe người mẹ, thiếu máu, sảy thai, ảnh hưởng thể chất và tinh thần của trẻ
sau này[5].
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng phụ nữ mang thai và cho con bú dưới
6 tháng tuổi, chỉ số khối BMI của cơ thể thường không tương ứng với tình
trạng dinh dưỡng. Vì thế tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị sử dụng chu vi
vòng cánh tay (MUAC) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng với các ngưỡng
sau [13].
MUAC ( cm )

Đánh giá

< 19

Suy dinh dưỡng nặng

< 22

Suy dinh dưỡng vừa

≥ 22

Bình thường

1.3.3. Chăm sóc sức khỏe thời kỳ thai nghén.


Đăng kí và quản lý thai nghén:

Thời kì thai nghén chia ra 3 quý: tối thiểu khám 3 lần. Lý tưởng 1 tháng/

lần nhằm theo dõi được sự phát triển của thai, những bất thường của thai nhi


24
và người mẹ, tiên lượng được diễn biến cuộc đẻ, giảm bớt được các tai biến
cho mẹ và con[29,30].
+ Quản lý thai 3 tháng đầu:
Xác định có thai không, thai bình thường hay bệnh lý
Khám phát hiện các bệnh lý nội khoa, bệnh lý khi có thai
Làm xét nghiệm: nước tiểu, thai nghén
Siêu âm: vào tuần 12 thời kì thai nghén
+ Quản lý thai 3 tháng giữa:
Đánh giá sự phát triển của thai(chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim
thai, tăng cân...)
Tình hình sức khoẻ của người mẹ(mạch huyết áp...)
Siêu âm: tuần thứ 22, đánh giá hình thái học của thai
Xét nghiệm nước tiểu(albumin, đường niệu...)
+ Quản lý thai 3 tháng cuối:
Phát hiện sớm tình trạng nhiễm độc thai nghén(HA, Alb niệu, phù)
Đánh giá tình trạng phát triển của thai: nghe tim thai, chiều cao tử cung,
vòng bụng
Xác định ngôi thế thai, độ lọt của ngôi, dự tính ngày sinh
Tiên lượng sơ bộ cuộc đẻ
Hướng dẫn thai phụ nghỉ ngơi, chuẩn bị cho cuộc chuyển dạ
Siêu âm đánh giá tình trạng phát triển của thai


Tiêm vaccine phòng uốn ván đủ 2 mũi:



25
Đảm bảo cho mẹ không bị uốn vánsau đẻ, trẻ không bị uốn ván sau sinh,
phải tiêm đủ và đúng cách. Ở Việt Nam, năm 2011 chỉ có 61,1% PNMT được
tiêm đầy đủ cả 2 mũi trong thời kỳ thai nghén[29].


Uống viên sắt:
Thiếu máu hay gặp ở PNMT. Ở Việt Nam tỷ lệ PNMT thiếu sắt năm
2008 là 36,5% .Bệnh thiếu máu có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cả
mẹ lẫn con. Người mẹ thiếu máu do thiếu sắt khiến cho lượng dự trữ sắt của
trẻ thấp, tăng nguy cơ thiếu máu và chậm phát triển.



Vệ sinh thai nghén:
Cần tắm rửa hàng ngày, cần tránh lạnh, gió lùa, tránh mọi nguồn lây
bệnh, không nên ngâm mình
Vệ sinh răng miệng: vệ sinh răng miệng, đánh răng, chữa các bệnh về
răng miệng
Ăn mặc: Quần áo mặc rộng rãi thoáng mát, thay hàng ngày
Vệ sinh vú: Tuyến vú phát triển, hàng ngày phải vệ sinh núm vú, không
mặc áo nịt vú quá chặt
Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài: Vệ sinh và giữ sạch bộ phận sinh dục
ngoài tránh viêm nhiễm nguy cơ gây sảy thai hoặc ối vỡ sớm...
Nếu có dấu hiệu viêm nhiễm cần đi khám ngay
Tránh quan hệ vợ chồng đặc biệt khi bị doạ sảy thai...
Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: hạn chế lao động nặng, quá tải và có chế
độ nghỉ ngơi hợp lý, nghỉ ngơi tuyệt đối các trường hợp bệnh lý

Đảm bảo thời gian ngủ, tránh tác động mạnh tâm thần.
1.3.4. Các yếu tố khác :
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thai nghén của các bà mẹ
như : chế độ ăn, các yếu tố kinh tế, xã hội, tình trạng bệnh tật, kiểu gen[31].


×