Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.29 KB, 34 trang )


1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG








LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304




ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI CÁ LÓC
THƯƠNG PHẨM Ở VỊ THỦY - HẬU GIANG






Sinh viên thực hiện


HUỲNH THỊ THÚY NGUYỆT
MSSV: 06803026

LỚP: NTTS K1




Cần Thơ, 2010

2


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 304






ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH NUÔI CÁ LÓC
THƯƠNG PHẨM Ở VỊ THỦY - HẬU GIANG





Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện

ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN HUỲNH THỊ THÚY NGUYỆT
MSSV: 06803026
LỚP: NTTS K1






Cần Thơ, 2010


3

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Luận văn: Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang
Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THÚY NGUYỆT
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K1
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo

vệ luận văn đại học Khoa Sinh Học Ứng Dụng - Đại Học Tây Đô


Cần Thơ, ngày……tháng……năm……

Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện




ThS. TRẦN NGỌC TUYỀN HUỲNH THỊ THÚY NGUYỆT





CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG




PGs. Ts. NGUYỄN VĂN BÁ

4

TÓM TẮT
Đề tài “Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu Giang” đã được
thực hiện từ tháng 03 đến tháng 06/2010 nhằm thu thập và tổng kết kinh nghiệm nuôi
cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông tại Vị Thủy - Hậu Giang, từ đó góp phần giúp
người dân địa phương có định hướng phát triển và ứng dụng các biện pháp khoa học -

kỹ thuật vào thực tiễn của mô hình nuôi nhằm mục tiêu đạt được hiệu quả sản xuất.
Trong khoảng thời gian thực hiện đề tài, số liệu về tình hình nuôi cá lóc thương phẩm
của 31 hộ đã tiến hành thu trên địa bàn huyện Vị Thủy - Hậu Giang.
Kết quả cho thấy, khoảng 3 - 4 năm gần đây mô hình nuôi cá lóc thương phẩm ở
huyện tập trung nhiều bằng hình thức nuôi cá trong vèo trên sông. Các hộ chủ yếu tận
dụng diên tích mặt nước sông sẵn có, vèo thể tích trung bình là 18,1±5,64 m
3
, sản
lượng đạt 1.396±657 kg với mật độ thả trung bình 206±35,2 con/m
3
. Nguồn thức ăn
chủ yếu là cá tạp, ốc, xương cá tra. Thời gian thả nuôi khoảng 4-5 tháng thì thu hoạch
với kích cỡ trung bình khoảng 539 g/con, tỷ lệ sống đạt 66,8%. Lợi nhuận bình quân
mỗi vèo là 6.667.000±4.054.000 đồng/vèo.
Tóm lại, cá lóc là đối tượng dễ nuôi và được nuôi với nhiều mô hình khác nhau, phù
hợp với nhiều vùng đất. Tuy nhiên nếu chọn nuôi theo hình thức vèo trên sông thì
khâu quản lý nguồn nước là khó khăn nhất. Vì vậy muốn phát triển mô hình này cần
phải căn nhắc rất nhiều và sự vào cuộc của chính quyền địa phương.

5

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ i
TÓM TẮT ii
CAM KẾT KẾT QUẢ iii
MỤC LỤC iv
DANH SÁCH BẢNG vi
DANH SÁCH HÌNH vii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
CHƯƠNG I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Mục tiêu đề tài 1
1.3 Nội dung đề tài 2
CHƯƠNG II 3
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3

2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc 3
2.1.1 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi của cá lóc 3
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc 4
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá lóc 5
2.1.4 Đặc điểm sinh sản của cá lóc 5
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam và ĐBSCL 5
2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang 6
2.3.1 Điều kiện tự nhiên 6
2.3.2 Tình hình phát triển và nuôi thủy sản ở Hậu Giang 8
2.4 Tổng quan về huyện Vị Thủy 8
2.4.1 Điều kiện tự nhiên 8
2.4.2 Tình hình phát triển và nuôi thủy sản ở huyện Vị Thủy 9
CHƯƠNG III 11
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 11
3.2 Phương pháp nghiên cứu 11
3.2.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp 11
3.2.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp 11
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 12
CHƯƠNG IV 13
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 13
4.1 Những thông tin về tình hình nuôi cá lóc trong vèo ở Vị Thủy 13
4.2 Thông tin chung về nông hộ 14


6

4.2.1 Tỷ lệ giới tính và trình độ văn hóa 14
4.2.2 Kiến thức về nuôi trồng thủy sản 15
4.2.3 Kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản 15
4.2.4 Các hoạt động kinh tế chủ yếu của nông hộ 16
4.3 Những thông tin về kỹ thuật 16
4.3.1 Chuẩn bị vèo và mùa vụ thả nuôi 16
4.3.2 Thể tích vèo, con giống, mật độ và thức ăn 18
4.3.3 Chăm sóc và quản lý dịch bệnh 21
4.3.4 Thu hoạch, năng suất và kích cỡ cá 22
4.4 Hiệu quả kinh tế 23
4.4.1 Các khoản chi phí để thực hiện vèo nuôi 23
4.4.2 Hạch toán kinh tế 24
4.5 Thị trường tiêu thụ 25
4.6 Những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi cá lóc trong vèo 25
4.6.1 Thuận lợi 25
4.6.2 Khó khăn 25
CHƯƠNG V 26
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 26
5.1 Kết luận 26
5.2 Đề xuất 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO 27
PHỤ LỤC A. 1

Phụ lục A: Phiếu phỏng vấn A. 1
Phụ lục B: Bảng số liệu điều tra thực tế và đã xử lý B. 1
Phụ lục C: Tỷ lệ sống, năng suất cá thu hoạch của các hộ khảo sát C. 1
Phụ lục D: Tổng chi, tổng thu và lợi nhuận của các hộ khảo sát D. 1



7

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệu
Hậu Giang có diện tích tự nhiên là 160.059 ha, chiếm khoảng 4% diện tích ĐBSCL.
Đây là một vùng đất có khí hậu điều hòa, ít bão, quanh năm nóng ẩm, không có mùa
lạnh, có nguồn thủy sản khá phong phú, chủ yếu là những giống loài tôm, cá nước
ngọt. Năm 2006 diện tích nuôi thủy sản là 9.984 ha các đối tượng thả nuôi chủ yếu
như: cá lóc, cá thát lát, tôm sú, tôm càng xanh…Sản lượng thủy sản cả năm ước đạt
32.878 tấn (Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007). Vị Thủy là một huyện thuộc
Hậu Giang, với địa hình thuận lợi, hàng năm đã đóng góp một phần không nhỏ vào
sản lượng thủy sản chung của toàn tỉnh Hậu Giang, năm 2008 thủy sản của huyện đạt
gần 4.060 tấn (Phan Dũng và Hà Thanh, 2009).
Nuôi thủy sản nước ngọt là ngành sản xuất nông nghiệp quan trọng ở Hậu Giang.
Trong những năm qua, nhờ sự phấn đấu nổ lực và sáng tạo của nhân dân, sự quan tâm
của chính quyền và sự hỗ trợ của các viện nghiên cứu, các trường đại học…nghề thủy
sản đã gặt hái được nhiều kết quả khả quan. Một trong những đối tượng nuôi nước
ngọt mang lại hiệu quả kinh tế là cá lóc. Cá lóc có kích thước lớn, giá trị thương phẩm
cao, tăng trưởng nhanh, có khả năng thích ứng với những biến đổi lớn của điều kiện
môi trường và được phân bố ở nhiều loại hình thủy vực khác nhau như ao, hồ, kênh,
ruộng (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Hiện nay nghề nuôi cá lóc
đã phát triển khá nhanh ở Vị Thủy - Hậu Giang. Tuy nhiên, mô hình nuôi cá lóc
thương phẩm trong vèo trên sông hiện nay đang gặp không ít những khó khăn như:
không quản lý được nguồn nước dẫn đến dịch bệnh phát sinh, ô nhiễm môi trường,
việc áp dụng trình độ khoa học - kỹ thuật vào mô hình nuôi con hạn chế, vốn, thức
ăn… những khó khăn trên đã gây ra không ít trở ngại cho nghề nuôi cá lóc ở huyện, từ
đó dẫn tới hiệu quả nuôi chưa cao.

Vì vậy, một trong những hướng nghiên cứu cho mục tiêu này là thu thập và tổng kết
những kinh nghiệm đã có được đồng thời xác định nhu cầu tiêu thụ nguồn thực phẩm
hiện có để tránh tình trạng nuôi một cách tự phát và cuối cùng không có thị trường
tiêu thụ. Đề tài “Điều tra tình hình nuôi cá lóc thương phẩm ở Vị Thủy - Hậu
Giang” sẽ góp phần cho nghề nuôi cá lóc ngày càng đạt hiệu quả hơn.
1.2 Mục tiêu đề tài
Đề tài thực hiện nhằm thu thập và tổng kết kinh nghiệm nuôi cá lóc thương phẩm
trong vèo trên sông ở Vị Thủy - Hậu Giang, từ đó làm cơ sở khoa học xây dựng và
hoàn thiện quy trình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông, giúp người dân địa

8

phương có định hướng phát triển và ứng dụng các biện pháp khoa học - kỹ thuật vào
thực tiễn của mô hình nuôi nhằm đạt được hiệu quả sản xuất.
1.3 Nội dung đề tài
Khảo sát hiện trạng, kỹ thuật và hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong
vèo trên sông ở huyện Vị Thủy - Hậu Giang. Từ đó phân tích những thuận lợi và khó
khăn của mô hình nuôi. Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm góp phần nâng cao năng
suất và hiệu quả của mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông ở huyện Vị
Thủy - Hậu Giang.

9

CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá lóc
Hệ thống phân loại (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993)
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Ophiocephalidae

Giống: Channa
Loài: Channa sp.


Hình 2.1: Hình thái bên ngoài của cá lóc
(Ảnh: Dương Nhựt Long, 2005)
2.1.1 Đặc điểm phân bố và sự thích nghi của cá lóc
Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao hồ, đầm, sông, thích nghi được cả
với môi trường nước đục, tù, nước lợ, có thể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 30
0
C.
Tính thích nghi với môi trường xung quanh của cá rất mạnh, nhờ có cơ quan hô hấp
phụ nên cá có thể hít thở được O
2
trong không khí, ở vùng nước có hàm lượng O
2
thấp
cá vẫn sống được, có khi không cần nước chỉ cần da và mang cá có độ ẩm nhất định
vẫn có thể sống được thời gian khá lâu. Đây cũng là ưu thế để phát triển các mô hình
nuôi thâm canh trong bè, trong ao (Dương Nhựt Long, 2005).
Cá thích sống nơi có rong đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dễ ẩn mình rình mồi.
Vào mùa hè cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông khi nhiệt độ

10

dưới 8
0
C cá thường xuống sâu hơn, ở nhiệt độ 6
0
C cá ít hoạt động (Dương Nhựt

Long, 2005).
2.1.2 Đặc điểm dinh dưỡng của cá lóc
Cá lóc là loài cá dữ có kích thước lớn. Lược mang dạng hình núm. Thực quản ngắn,
vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn. Dạ dày to hình chữ Y (Hình 2.2 và
Hình 2.3). Quan sát thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá cho thấy cá chiếm
63%; tép 35,9%; ếch nhái 1,03% và 0,07% là bọ gạo, côn trùng và mùn bã hữu cơ. Cá
nhỏ ăn: giáp xác, chân chèo, ấu trùng bọ gậy, ấu trùng côn trùng, tôm con, nòng nọc,
các loại cá nhỏ khác. Cá trưởng thành ăn tạp: cá, ếch, nhái, tôm Chúng ăn mạnh vào
mùa hè, khi nhiệt độ giảm xuống dưới 12
0
C cá ngừng kiếm ăn. Hàm lượng chất béo
của cá cao vào trước mùa đẻ, cá ở vùng nước lợ béo hơn ở vùng nước ngọt (Dương
Nhựt Long, 2005).
Giai đoạn ấu trùng mới nở, cá dinh dưỡng bằng noãn hoàng trong khoảng 3-4 ngày.
Sau khi hết noãn hoàng, cá bắt mồi xung quanh như các loài động vật phù du (luân
trùng, giáp xác chân chèo…) vừa cỡ miệng. Khi cá dài khoảng 5-6 cm đã có thể bắt
các loài cá, tép nhỏ. Trong giai đoạn ương cá bột thì Moina là thức ăn tốt trong 3 tuần
lễ đầu, đối với cá giống thức ăn ưa thích là sâu gạo và dòi (Dương Nhựt Long, 2005).
Hình 2.2: Lược mang dạng hình núm Hình 2.3: Dạ dày to hình chữ Y

(Ảnh: Dương Nhựt Long, 2005) (Ảnh: Dương Nhựt Long, 2005)
Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2004), khi nghiên cứu hiệu quả sử dụng các loại thức ăn
khác nhau để ương cá lóc bông giai đoạn 0,2-3,0g cho kết quả: ở các nghiệm thức cá
đã được cho ăn hoàn toàn trùn chỉ, hoàn toàn thức ăn chế biến (TACB) và kết hợp
TACB với trùn chỉ có tỷ lệ sống đạt 97,0-97,5% và khác biệt có ý nghĩa so với
nghiệm thức cho cá ăn hoàn toàn cá xay và nghiệm thức kết hợp TACB với cá xay.



11


2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng của cá lóc
Cá lóc là loài có tốc độ tăng trưởng nhanh. Trong điều kiện nuôi với nguồn thức ăn
thích hợp và có chế độ chăm sóc tốt cá sẽ lớn nhanh, sau 6 tháng nuôi cá có thể đạt
khối lượng từ 0,8-1,2 kg/con, tỷ lệ sống từ 75-85% và năng suất cá nuôi có thể đạt từ
30-60 tấn/ha. Cá lớn nhanh từ tháng nuôi thứ tư, thứ năm (khi cá đạt trọng lượng trên
100 g/con) lúc này cá ăn rất mạnh. Cá ăn nhiều, hoạt động mạnh và lớn nhanh vào
mùa xuân - hè. Và đây cũng là giai đoạn cá béo nhất trước khi bước vào mùa sinh sản
vào đầu mùa mưa. Trong cùng giai đoạn phát triển của cá lóc thì cá đực có chiều dài
dài hơn so với cá cái nhưng ngược lại cá cái lại có khối lượng nặng hơn cá đực
(Dương Nhựt Long, 2005).
Cá lóc 1 tuổi dài 19-39 cm, nặng 100-750 g. Cá hai tuổi thân dài 38-45 cm, nặng 600-
1400 g. Cá ba tuổi dài 45-59 cm, nặng 1.200-2.000 g. Cá có thể sống trên 10 năm dài
67-85 cm, nặng 7000-8000 g (Dương Nhựt Long, 2005).
Theo Phạm Văn Khánh (2000), cá lóc bông là loài có kích thước lớn nhất trong họ cá
lóc. Kích thước tối đa dài trên 1m và nặng trên 20 kg. Trong điều kiện tự nhiên do sự
cạnh tranh thức ăn nên cá lớn không đều và tỷ lệ hao hụt lớn. Trong điều kiện nuôi, cá
có thể đạt 1,0-1,5 kg/con/năm. Theo Mai Đình Yên (1983), cá lóc bông 3 tuổi có thể
đạt khối lượng 3-4 kg.
2.1.4 Đặc điểm sinh sản của cá lóc
Cá lóc 1-2 năm tuổi bắt đầu đẻ trứng, có thể đẻ 5 lần/năm, số lượng trứng tùy theo
kích thước cơ thể và tuổi của cá cái. Sức sinh sản của cá cái có kích cỡ 0,5 kg đạt
khoảng 8.000-10.000 trứng. Trước lúc đẻ, cá làm tổ hình tròn, đường kính tổ khoảng
40 - 50 cm. Sau khi đẻ xong cả cá cái và đực không rời khỏi ổ mà nằm phục dưới đáy
bảo vệ trứng cho đến khi nở thành con mới rời ổ và dẫn đàn con đi tìm thức ăn. Mùa
vụ sinh sản của cá từ tháng 4-8, tập trung vào tháng 4-5. Cá thường đẻ vào sáng sớm
sau những trận mưa rào, nơi yên tĩnh có nhiều thực vật thủy sinh. Nhiệt độ 20-35
0
C,
sau 3 ngày trứng nở thành cá bột và khoảng 72 giờ sau cá tiêu hết noãn hoàng lúc này

cá bắt đầu ăn được thức ăn tự nhiên bên ngoài (Dương Nhựt Long, 2005).
2.2 Tình hình nuôi thủy sản ở Việt Nam và Đồng Bằng Sông Cửu Long
Sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong tháng 01/2010 ước tính đạt 151.000 tấn,
tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2009, trong đó sản lượng cá đạt 112.000 tấn, tăng
3,7%; sản lượng tôm đạt 20.000 tấn, tăng 5,3%; sản lượng thủy hải sản và trồng rong
biển đạt 19.000 tấn. Sản lượng NTTS tăng nhanh, chủ yếu do các địa phương tiếp tục
phát triển mạnh mô hình nuôi đa canh, đa con cho năng suất và hiệu quả cao (Thông
tin thống kê, 2010).

12

Theo ban chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2010, ĐBSCL phấn đấu đưa diện tích NTTS lên
930.000 ha mặt nước, tăng hơn 100.000 ha so với năm 2009 (Khuyến ngư Tp. HCM -
Thông tin thủy sản, 2009).
Nuôi cá lóc bông (Channa micropeltes) trong lồng bè đã được bắt đầu từ 1960s trong
khi nuôi cá lóc đen (Channa striatus) được áp dụng từ thập kỷ 90 cùng thế kỷ và hiện
trở nên phổ biến ở ĐBSCL (Lê Xuân Sinh và ctv, 2009).
Tỉnh Đồng Tháp, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm rất phát triển, tổng sản lượng cá
lóc thu hoạch của toàn tỉnh năm 2008 đạt 4.981 tấn (Nguyễn Đặng Thùy, 2009). Bên
cạnh đó ở An Giang, Hậu Giang nghề nuôi cá lóc thương phẩm cũng không kém phần
phát triển.
Hiện nay các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm phổ biến như: nuôi trong ao đất,
vèo/giai trong ao, vèo/giai trên sông, lồng bè và ao nổi (nylon hoặc xi măng). Riêng ở
Hậu Giang mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông được xem là phổ
biến nhất. Ở ĐBSCL, cá lóc bông có thể nuôi thâm canh cả trong ao lẫn trong bè và
đều đạt năng suất cao, dao động từ 42,5-116 kg/m
3
(Nguyễn Đình Chiến, 2003).
Hầu hết nuôi cá lóc thương phẩm đều sử dụng nguồn cá tạp nước ngọt làm thức ăn
(tập trung nhiều trong mùa lũ từ tháng 9-12) và chiếm 37,8% lượng thức ăn hàng năm.

Theo thông tin một số hộ nuôi cá lóc cho biết để thu được 1 kg cá lóc cần tiêu tốn
4,0-4,5 kg cá tạp (Lê Xuân Sinh và ctv, 2009).
Các mô hình nuôi cá lóc thương phẩm hiện nay đang gặp một số khó khăn như: thiếu
vốn, ô nhiễm khu vực nuôi, biến động lớn về giá cả thương phẩm, nguồn thức ăn
không ổn định (Lê Xuân Sinh và ctv, 2009).
2.3 Tổng quan về tỉnh Hậu Giang
2.3.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Hậu Giang được tách ra từ tỉnh Cần Thơ để trở thành một tỉnh mới trực thuộc
Trung Ương theo Nghị quyết 22/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa 11 và Nghị định số 05/2004/NĐ - CP
ngày 02/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ. Hậu Giang là một trong mười ba đơn vị
hành chính cấp tỉnh thành của vùng ĐBSCL, tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là
1.608 km
2
(Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
Tỉnh có 07 đơn vị hành chính là: Thị xã Vị Thanh, Thị xã Ngã Bảy và các huyện Long
Mỹ, Vị Thủy, Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A.




13











Hình 2.4: Bản đồ hành chánh tỉnh Hậu Giang
(Ảnh: Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
2.3.1.1 Tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu, thời tiết: tỉnh Hậu Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ít bão,
quanh năm nóng ẩm không có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng
12-4 (Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
Chế độ thủy văn: địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống dòng chảy: hệ thống
sông Hậu và hệ thống sông Cái Lớn (Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
Đất đai: trên địa bàn tỉnh có ba nhóm đất chính là đất phù sa (chiếm 42% diện tích tự
nhiên); đất phèn (chiếm 41% diện tích tự nhiên) và đất ngập nước (chiếm 17% diện
tích tự nhiên) (Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
2.3.1.2 Xã hội:
Năm 2006 dân số toàn tỉnh đạt 799.114 người, mật độ 497 người/km
2
. Mức tăng từ
1,07-1,11%/năm. Dân thành thị là 132.406 người, chiếm 17%. Đa phần dân số sống
dựa chủ yếu vào canh tác nông nghiệp chiếm 41,4%, phi nông nghiệp chiếm 58,6%
(Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
Thành phần dân tộc: gồm 4 dân tộc là Kinh, Khmer, Hoa, Chăm. Dân tộc Kinh chiếm
96,5%; dân tộc Khmer chiếm 2,33%; dân tộc Hoa chiếm 1,14%; dân tộc Chăm chiếm
0,03% (Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
Nhìn chung, Hậu Giang có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi để phát triển
nông nghiệp, kinh tế vườn phát triển sẽ giúp người dân Hậu Giang sớm đạt được mục
tiêu thu nhập 50.000 đồng/ha. Nằm ở vị trí trung tâm miền Tây Sông Hậu là điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và giao lưu phát triển kinh tế với

14


vùng Tây Sông Hậu, bán đảo Cà Mau và cả vùng ĐBSCL (Sở NN và PTNT tỉnh Hậu
Giang, 2007).
2.3.2 Tình hình phát triển và nuôi thủy sản ở Hậu Giang
Hiện nay trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội thì NTTS là thế mạnh thứ hai
sau cây lúa của tỉnh Hậu Giang (Quyết định số 01/QĐ - UBND, 2008).
Vừa qua Ủy Ban Nhân Dân (UBND) tỉnh đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển
ngành thủy sản đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu năm 2010 diện tích NTTS là 11.000
ha, đến năm 2015 là 16.000 ha và đến năm 2020 là 20.000 ha. Tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2008-2010 đạt 34,7%/năm; giai đoạn 2011-2015 là 7,8%/năm và
giai đoạn 2016-2020 là 4,6%/năm
(Quyết định số 01/QĐ - UBND, 2008).
Quan điểm và định hướng phát triển là khai thác nguồn lợi thủy sản và sử dụng hiệu
quả tiềm năng diện tích đất, mặt nước và các nguồn lực để phát triển ngành thủy sản
ổn định, bền vững phù hợp với quy hoạch của tỉnh, quy hoạch phát triển thủy sản của
ĐBSCL và chiến lược phát triển thủy sản chung của cả nước (Quyết định số 01/QĐ -
UBND, 2008).
Về NTTS tỉnh phát triển theo 3 loại hình nuôi: nuôi chuyên, nuôi kết hợp và nuôi
lồng, vèo. Phát triển sản xuất giống thủy sản nước ngọt để chủ động cung cấp cho nhu
cầu nuôi trong tỉnh. Chuyển dần nuôi sử dụng thức ăn tự chế sang sử dụng thức ăn
công nghiệp. Chuyển đổi dần những đối tượng có hiệu quả sản xuất thấp, thị trường
tiêu thụ khó khăn sang nuôi những loài đặc sản có giá trị kinh tế cao hơn (Quyết định
số 01/QĐ - UBND, 2008).
Bảng 2.1: Sản lượng thủy sản tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2005-2009
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Sản lượng thủy sản (tấn) 21.810 25.570 31.851 38.659 40.767
Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang hàng năm
Qua Bảng 2.1 cho thấy sản lượng thủy sản của tỉnh trong 5 năm trở lại đây đều không
ngừng tăng, do dó cùng với những quy hoạch tổng thể trên hy vọng thủy sản của Hậu
Giang không lâu sau có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.
2.4 Tổng quan về huyện Vị Thủy

2.4.1 Điều kiện tự nhiên
Vị Thủy là một huyện của tỉnh Hậu Giang được tách ra từ huyện Vị Thanh vào năm
1999 theo nghị định 45/1999/NĐ - CP ngày 01/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Trung tâm huyện là Thị trấn Nàng Mau. Tổng diện tích của huyện là 230 km
2
với tổng
dân số là 96.500 người (Hoàng Chí Hùng, 2008).

15








Hình 2.5: Địa điểm điều tra (Bản đồ hành chánh tỉnh Hậu Giang)
(Ảnh: Sở NN và PTNT tỉnh Hậu Giang, 2007).
Huyện có địa bàn khá thuận lợi về vị trí địa lý: nằm ở phía tây của Hậu Giang; phía
Bắc giáp huyện Châu Thành A; Nam giáp huyện Long Mỹ; Tây giáp tỉnh Kiên Giang
và thị xã Vị Thanh; Đông giáp huyện Phụng Hiệp. Về hành chánh, bao gồm thị trấn
Nàng Mau và 9 xã là Vị Bình, Vị Trung, Vị Thủy, Vị Đông, Vị Thanh, Vị Thắng,
Vĩnh Tường, Vĩnh Trung, Vĩnh Thuận Tây (Hoàng Chí Hùng, 2008).
Ở Vị Thủy nông nghiệp phát triển chủ yếu bằng nghề trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia
cầm và thủy sản. Sau 10 năm thành lập, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng
năm của huyện đạt khoảng 11,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ
trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ
(Hoàng Chí Hùng, 2008).
2.4.2 Tình hình phát triển và nuôi thủy sản ở huyện Vị Thủy

Thế mạnh thứ hai sau cây lúa của huyện là mô hình NTTS (Phạm Thanh Vũ - Trạm
Khuyến Nông Vị Thủy, 2008). Tổng diện tích NTTS của huyện tăng nhanh vào năm
2008, với sản lượng thu hoạch đạt gần 4.060 tấn (Phan Dũng và Hà Thanh, 2009).
Bảng 2.2: Sản lượng thủy sản huyện Vị Thủy giai đoạn 2005-2009

Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang hàng năm
Nhìn chung, từ năm 2008 phong trào nuôi thủy sản của toàn huyện phát triển khá
nhanh, sản lượng đã tăng lên so với năm 2007 (từ 2.413 tấn lên 4.060 tấn), đây là
ngành có tiềm năng mang lại thu nhập cho nông dân khá lớn trong phát triển kinh tế
gia đình. Năm 2009, diện tích thả nuôi thủy sản của toàn huyện khoảng 432 ha, tăng
gấp 3 lần so với năm 1999 (Phan Dũng và Hà Thanh, 2009). Sản lượng thủy sản
không ngừng tăng lên, từ khi áp dụng các mô hình nuôi chuyên canh cá rô đồng, sặc
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Sản lượng thủy sản (tấn) 2.030 2.879 2.413 4.060 4.995

Địa điểm
điều tra:
huyện
Vị Thủy


16

rằn, thát lát, cá lóc, theo hình thức công nghiệp. Ông Nguyễn Văn Vui, Phó Chủ tịch
UBND huyện Vị Thủy, phân tích: “Tiềm năng thủy sản trên địa bàn huyện còn rất lớn
(khoảng 20.000 ha mặt nước chưa được khai thác). Trong thời gian qua, diện tích, sản
lượng thủy sản tăng nhanh nhờ sự góp sức của công tác chuyển giao kỹ thuật từ
trường Đại Học Cần Thơ và các sở, ngành, tỉnh, sự tìm tòi học hỏi của bà con nông
dân, rồi từng bước mở rộng quy mô, tăng dần diện tích”. Tuy nhiên, nếu nuôi thâm
canh ồ ạt, sẽ kéo theo ô nhiễm môi trường nước. Vì vậy, cần phải có quy hoạch vùng

nuôi bền vững mà UBND huyện đã và đang tính đến (Phan Dũng và Hà Thanh, 2009).
Ngoài các mô hình sản xuất như: 2 vụ lúa xen 1 vụ cá; vườn ao chuồng (VAC) thì
hiện nay huyện còn có các mô hình nuôi chuyên canh theo quy trình nuôi bán công
nghiệp - công nghiệp, cá lồng, bè rãi rác ở các xã, thị trấn. Đặc biệt trong thời gian
gần đây, mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông đang là hướng phát
triển mới của huyện. Tuy nhiên, các mô hình nuôi còn khá đơn giản, chưa có quy
hoạch cụ thể, nuôi trong vèo trên sông là chủ yếu và chưa được đầu tư đúng mức, với
diện tích chiếm khoảng 5% tổng diện tích các đối tượng thủy sản nuôi của huyện
(Phan Dũng và Hà Thanh, 2009).
Nhìn chung, cho đến nay các đối tượng cá đồng như cá lóc, cá rô đồng…được nuôi
với hình thức thương phẩm khá nhiều. Tuy nhiên những số liệu điều tra về các đối
tượng này còn hạn chế. Do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn, tổng thể hơn nhằm
phát triển nghề nuôi các đối tượng cá đồng. Đó cũng là một trong những lý do để thực
hiện đề tài này.














17


CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài:
Đề tài đã được thực hiện từ tháng 03-06/2010.
Địa điểm thực hiện đề tài:
Các số liệu về tình hình nuôi cá lóc thương phẩm được phỏng vấn trực tiếp từ các hộ
dân nuôi cá lóc trong vèo trên sông ở huyện Vị Thủy - Hậu Giang.
Nhập, xử lý, phân tích số liệu đã được tiến hành tại Khoa Sinh Học Ứng Dụng -
Trường Đại Học Tây Đô.
Chọn ngẫu nhiên 31 hộ dân nuôi cá lóc trong vèo ở huyện Vị Thủy - Hậu Giang để
phỏng vấn trực tiếp.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
Số hộ điều tra ở 5 xã được trình bày cụ thể qua Bảng 3.1.
Bảng 3.1: Số hộ điều tra ở các xã của huyện Vị Thủy
STT Xã được điều tra Số hộ (hộ)
1 Vị Bình 2
2 Vị Đông 6
3 Vị Trung 5
4 Vĩnh Trung 12
5 Vĩnh Tường 6
Tổng 31
3.2.1 Phương pháp thu số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp đã được ghi nhận từ các nghiên cứu trước đây, các báo cáo của cục
thống kê ở tỉnh, huyện cùng với các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, thư
viện, website, báo chí, tạp chí
3.2.2 Phương pháp thu số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp đã được ghi nhận thông qua phiếu điều tra được soạn sẵn với những nội
dung chính như sau:
Thông tin tổng quát: thông tin về chủ hộ như: tên, tuổi, địa chỉ, số năm kinh nghiệm,

trình độ văn hóa, số lao động trong gia đình; lý do chọn đối tượng nuôi là cá lóc;

18

Thông tin về kỹ thuật: đặc điểm mô hình nuôi; con giống; tình hình sử dụng thuốc,
hóa chất trong cải tạo vèo và nuôi; nguồn thức ăn; cách chăm sóc, quản lý; tình hình
phòng và trị bệnh.
Thông tin về kinh tế: tổng chi phí; tổng thu; lợi nhuận; những thuận lợi và khó khăn từ
mô hình nuôi vèo.
Thông tin về thị trường: khả năng và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
3.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
Số liệu đã được kiểm tra, điều chỉnh trước khi nhập vào máy tính, sau đó dùng phần
mềm microsoft excel 2003 để tính như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ %, tỷ
suất lợi nhuận dùng để mô tả diện tích nuôi trồng, các đặc trưng kinh tế xã hội của
nông hộ
Phân tích hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi:
Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi.
Tổng thu = Sản lượng * Giá bán.
Tổng chi: Chi phí vèo, thức ăn, con giống, hóa chất, thuốc phòng và trị bệnh
Tổng thu
Hiệu quả chi phí =
Tổng chi
Lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận =
Tổng chi
Tổng số lượng cá thu hoạch
Tỷ lệ sống (%) = *100
Tổng số lượng cá thả nuôi

Hệ số thức ăn (FCR): là lượng thức ăn (tính theo khối lượng khô) sử dụng để tăng một

đơn vị khối lượng vật nuôi.
Tổng lượng thức ăn sử dụng (kg)
FCR =
Một đơn vị khối lượng gia tăng (kg)






19

CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Những thông tin về tình hình nuôi cá lóc trong vèo ở Vị Thủy
Mô hình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông qua 3 năm gần đây đã thu được
một sản lượng khá lớn, cụ thể được trình bày qua Bảng 4.1.
Bảng 4.1: Sản lượng cá lóc nuôi trong vèo trên sông qua 3 năm (2007-2009)
Năm 2007 2008 2009
Số hộ nuôi (hộ) 762 823 1.227
Số lượng vèo (cái) 2.094 2.262 2.055
Tổng thể tích vèo (m
3
) 18.120 19.550 18.976
Tổng sản lượng cá lóc (tấn) 1.003 2.607 2.701
Tổng sản lượng thủy sản (tấn) 2.413 4.060 4.995
Tỷ lệ sản lượng cá lóc (%) 41,6 64,2 54,1

Nguồn: Cục thống kê Hậu Giang hàng năm
Qua Bảng 4.1 cho thấy tổng sản lượng cá lóc trong ba năm trở lại đây đều tăng từ

1.003 tấn lên 2.701 tấn, sản lượng tăng mạnh nhất vào năm 2008, chiếm tới 64,2% so
với tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng của toàn huyện. Riêng năm 2009 mặc dù số hộ
nuôi và tổng sản lượng cá lóc có tăng lên so với năm 2008 nhưng số lượng vèo và
tổng thể tích vèo lại giảm xuống, từ đó dẫn đến tỷ lệ phần trăm sản lượng cá lóc nuôi
trong vèo cũng giảm theo, chỉ chiếm 54,1% (năm 2008 là 64,2%, giảm 10,1%). Điều
này đã cho thấy, do những năm trước một hộ có thể đầu tư tới 4-5 vèo nhưng vì một
số lý do như nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm, nhà nước có chính sách bảo vệ nguồn
lợi thủy sản, nghiêm cấm không cho khai thác quá mức làm mất cân bằng sinh thái
dẫn đến nguồn cá tạp dùng làm thức ăn nuôi cá lóc khó tìm đồng nghĩa với mức giá
thức ăn dùng để nuôi cá lóc sẽ tăng lên, dẫn đến người nuôi không có lãi Do đó một
số hộ đã chuyển sang các đối tượng nuôi mới và giảm dần số lượng vèo của gia đình
xuống. Trung bình mỗi hộ chỉ nuôi từ 1-2 vèo, chỉ vài hộ còn đầu tư tới 5-6 vèo vì đây
là nguồn thu nhập chính của gia đình.
Theo ý kiến của Trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của huyện thì hình thức nuôi cá
lóc vèo trên sông cần được phát triển vì với mức đầu tư ban đầu thấp, tận dụng mặt
nước sẵn có nhưng hàng năm lại đóng góp một sản lượng không nhỏ vào tổng sản
lượng thủy sản chung của toàn huyện. Hiện nay khi nói đến hình thức nuôi cá thương
phẩm trong vèo ở Vị Thủy thì đối tượng đầu tiên được cán bộ khuyến nông, khuyến
ngư nghĩ đến là cá lóc.
Qua số liệu điều tra từ trung tâm khuyến nông, khuyến ngư của huyện Vị Thủy thì
trong năm vừa qua hầu hết ở các xã đều có hộ nuôi cá lóc vèo trên sông. Tập trung

20

Nam, 74%
Nữ, 26%
nhiều nhất là ở các xã Vị Đông, Vị Bình, Vị Trung, Vĩnh Trung…Trong đó, xã có
tổng số hộ nuôi nhiều nhất và mức độ thành công cao là xã Vĩnh Trung. Vì vậy khi
khảo sát các hộ nuôi cá lóc vèo trên sông thì xã Vĩnh Trung có số hộ được điều tra
chiếm nhiều hơn 4 xã còn lại.

4.2 Thông tin chung về nông hộ
4.2.1 Tỷ lệ giới tính và trình độ văn hóa
Tỷ lệ giới tính từ số hộ khảo sát thì người đứng chính trong quá trình nuôi được trình
bày ở Hình 4.1.








Hình 4.1: Tỷ lệ giới tính số hộ khảo sát
Theo Hình 4.1 cho thấy trong quá trình nuôi thủy sản đã có đến 74% nam là người
đứng chính và chỉ có 26% nữ. Điều này cho thấy nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn
trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp của gia đình. Nữ giới chủ yếu trong việc nội
trợ hoặc chỉ phụ giúp thêm. Mặc dù hiện nay giữa nam và nữ đã có sự bình đẳng
nhưng ta thấy hầu hết trong tất cả mọi lĩnh vực thì nam giới vẫn là người chiếm ưu thế
hơn, đó cũng là một khó khăn cho nữ giới khi họ không có nhiều cơ hội để tự khẳng
định và phát triển khả năng làm việc độc lập của bản thân mình.
Bên cạnh về giới tính, trình độ văn hóa cũng ảnh hưởng rất nhiều trong quá trình nuôi
thủy sản.
Bảng 4.2: Trình độ văn hóa của 31 hộ đã được khảo sát
Trình độ văn hóa Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Cấp 1 22 71
Cấp 2 9 29
Tổng cộng 31 100


21


Qua Bảng 4.2 cho thấy trình độ văn hóa của các hộ được khảo sát đa phần là cấp I,
chiếm 71%, phần còn lại là cấp II và không có tỷ lệ người mù chữ. Như vậy đây cũng
là một trong những thuận lợi

cho người dân trong quá trình nhận thức, tham khảo sách
báo, các tài liệu về đối tượng mình nuôi. Tuy nhiên với một trình độ mà phần lớn kiến
thức của các chủ hộ là cấp I nên khả năng tiếp thu những kỹ thuật mới, các ứng dụng
mới sẽ chậm, từ đó để các hộ nuôi có thể áp dụng các kỹ thuật mới vào mô hình nuôi
của mình chưa được chú trọng dẫn tới hiệu quả nuôi của các mô hình chưa cao.
Nhìn chung trình độ văn hóa và giới tính của nông hộ cũng là một trong những trở
ngại và ảnh hưởng rất lớn đến việc ứng dụng và tiếp thu các kỹ thuật mới, điều này
ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cũng như thu nhập của nông hộ.
4.2.2 Kiến thức về nuôi trồng thủy sản
Nguồn kiến thức về NTTS của các hộ được khảo sát thông thường là từ tivi, radio, từ
nông dân khác, kinh nghiệm nuôi thủy sản…và được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Nguồn tiếp cận thông tin kỹ thuật các hộ khảo sát
Nguồn tiếp cận Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
Tivi + radio + nông dân khác 21 68
Kinh nghiệm nuôi thủy sản 10 32
Tổng cộng 31 100
Qua Bảng 4.3 cho thấy các nông hộ tiếp nhận nguồn thông tin kỹ thuật từ các phương
tiện như tivi, radio. Bên cạnh đó đa phần là từ học hỏi kinh nghiệm nuôi ở người này
truyền sang người khác trong vùng nuôi, hầu hết thì chưa có hộ nào được tham dự qua
lớp tập huấn về nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông.

Từ đó cho thấy với một
trình độ tương đương nhau và khả năng tiếp thu là như nhau thì mức độ truyền đạt
những kiến thức cho nhau là rất thấp, sự nắm bắt những kỹ thuật mới sẽ rất hạn chế,
dẫn đến một kết quả tất yếu là hiệu quả của các mô hình chưa được cao. Với những

nguồn tiếp cận hạn chế như trên cho thấy với các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi thủy
sản của các cán bộ khuyến ngư, khuyến nông trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu cây
trồng vật nuôi là rất cần thiết và bổ ích cho người NTTS. Cũng như việc cung cấp
những thông tin về thị trường của các đối tượng thủy sản cho người nuôi. Mặt khác
các nông hộ cũng phải tham gia một cách tích cực từ các buổi tập huấn để các mô
hình nuôi của gia đình mình ngày càng đạt hiệu quả hơn.
4.2.3 Kinh nghiệm về nuôi trồng thủy sản
Qua khảo sát cho thấy kinh nghiệm về nuôi cá lóc của các hộ dao động trung bình là
3,06±1,63 năm (Bảng 4.4). Nghề nuôi thủy sản ở địa phương đã phát triển khá lâu, tuy
nhiên trước đây người dân chỉ nuôi cá lóc thương phẩm trong ao đất hoặc vèo đặt
trong ao đất và nuôi thêm các đối tượng thủy sản khác bên ngoài vèo. Nhưng thời gian

22

sau này các nông hộ thấy vèo trên sông vừa tiết kiệm được diện tích đất, vừa nuôi
được với mật độ cao, thuận tiện trong việc thu hoạch, cũng như phù hợp đối với các
hộ không có diện tích đất dùng trong nuôi trồng thủy sản Chính vì vậy mà đa số các
hộ đã chuyển sang hình thức nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông. Vì vậy mô
hình nuôi cá lóc thương phẩm trong vèo trên sông ở huyện Vị Thủy nói chung hay ở
các xã trong huyện nói riêng chỉ mới phát triển mạnh trong khoảng 3-4 năm gần đây.
Bảng 4.4: Kinh nghiệm nuôi thủy sản của các hộ đã được điều tra
Số năm kinh nghiệm (năm) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
1-2 12 38,7
3-5 17 54,8
>5 2 6,5
Trung bình±ĐLC 3,06±1,63
Tổng cộng 31 100
Kinh nghiệm nuôi cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu
quả của nghề nuôi. Theo chú Nguyễn Chí Tâm, với 8 năm kinh nghiệm nuôi cá, tháng
10 vừa qua chú Tâm thả cá với mật độ 222 con/m

3
sau 4 tháng nuôi đã thu được lợi
nhuận tới 13.385.000 đồng (phụ lục B).

4.2.4 Các hoạt động kinh tế chủ yếu của nông hộ
Trồng lúa là hoạt động chính của 31 hộ đã được khảo sát, hầu hết các nông hộ đều cho
rằng nuôi thủy sản chỉ là công việc phụ thêm trong thu nhập của gia đình, tận dụng
mặt nước sẵn có, một số hộ còn tham gia chăn nuôi, tham gia khai thác thủy sản với
quy mô nhỏ nhằm cung cấp thức ăn cho gia đình và làm nguyên liệu phục vụ cho
NTTS. Qua đó cho thấy quan điểm về NTTS của các nông hộ còn hạn chế, các hộ
chưa thật sự chú trọng trong việc đầu tư mà chỉ nuôi theo hình thức có bao nhiêu thì
làm bấy nhiêu, coi nhẹ lợi ích của NTTS. Với suy nghĩ trên thì khả năng mở rộng mô
hình nuôi và việc đầu tư đúng mức hơn cũng như việc làm sao để tăng hiệu quả mô
hình nuôi là vấn đề rất khó khăn.
4.3 Những thông tin về kỹ thuật
4.3.1 Chuẩn bị vèo và mùa vụ thả nuôi
4.3.1.1 Chuẩn bị vèo
Tất cả các vèo đều được dùng lưới cước may nối các phần dưới và căng thẳng các
góc, cố định các góc trên và dưới bằng những cây trụ (tre, tầm vong ), những vèo có
thể tích lớn thì cần thêm hai cây trụ được đặt ở phần giữa chiều dài của vèo để kéo
vèo lên bằng với các góc nhằm tránh tình trạng cá tập trung ở giữa vèo nhiều sẽ làm
phần giữa vèo thấp hơn cá góc, cá dễ thoát ra ngoài, một số hộ cẩn thận có thể may
thêm phần lưới ở phía trên, như vậy khi mặt nước sông có dâng lên quá cao cũng

23

không làm cá thoát ra ngoài được. Khoảng cách từ đáy lưới của vèo nuôi đến đáy sông
khoảng 0,5m, nếu như vèo được đặt chạm đáy sông thì chất thải và thức ăn thừa sẽ
tích tụ gây ô nhiễm nước. Mặt khác do đặc điểm sinh học của loài cũng như việc đặt
lưới quá sâu chỉ làm hao tốn diện tích lưới, các chất cặn bã cũng như phù sa tích tụ sẽ

làm ảnh hưởng đến cá, là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh phát triển, trong khi đó ở
bề mặt trên của lưới sẽ gần mặt nước sông, khi nước dâng cao cá dễ thoát ra ngoài. Độ
sâu của mỗi vèo dao động từ 1,3-2,0m (phụ lục B), có sự chênh lệch độ sâu như vậy là
do độ sâu của lòng sông ở mỗi vùng là khác nhau nên việc chọn độ sâu cho mỗi vèo
phải phù hợp không quá thấp cũng không quá cao, thuận tiện cho việc chăm sóc và
quản lý.
Lưới được chọn để làm vèo là loại lưới được dệt có sợi chỉ lớn bằng nilon ít thấm
nước và có độ chắc cao, bền vững, không bị ôxy hóa. Kích thước lỗ lưới phải nhỏ hơn
cỡ cá giống thả nuôi, đảm bảo cá không thể thoát ra khỏi vèo được.










Hình 4.2: Mô hình nuôi cá lóc vèo của chị Trần Thị Vàng ở Vĩnh Trung - Vị Thủy
4.3.1.2 Mùa vụ thả nuôi
Do cá lóc sinh sản quanh năm nên một số hộ có thể nuôi 3 vụ/năm. Tuy nhiên, hiện
nay đa số các hộ đều nuôi 2 vụ/năm hoặc 1 vụ/năm. Theo khảo sát từ các nông hộ thì
cách thả cá có thể được mô tả theo lịch thời vụ như sau:





24


2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 2 (AL)


Vụ 1
Vụ 2
Vụ 3
Qua kết quả khảo sát cho thấy các nông hộ đều chọn nuôi cá lóc ở vụ 1 và vụ 2. Đối
với vụ 3 chỉ một vài hộ thả nuôi, còn phần lớn thì các hộ bỏ trống không nuôi do thời
điểm này rơi vào những tháng nắng nguồn cá tạp tự nhiên dùng làm thức ăn để nuôi
cá lóc khó tìm, nếu hoàn toàn mua nguồn cá tạp để nuôi cá lóc thì chi phí khá đắt và
cuối cùng là người nuôi sẽ không có lãi. Bên cạnh đó nhiệt độ những tháng này biến
động nhiều làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá dẫn đến khả năng tăng trọng
của cá sẽ chậm. Với những nguyên nhân trên, các hộ nuôi cá lóc thường không chọn
nuôi ở vụ 3 và nếu có nuôi sẽ không thu được lợi nhuận cao thậm chí sẽ lỗ. Điển hình
ở hộ anh Trần Văn Kửng, tháng 2 vừa qua anh thả 4.000 con cá lóc giống, do vụ này
khó tìm nguồn thức ăn cho cá lóc nên anh không cung cấp đủ thức ăn dẫn đến cá ăn
lẫn nhau nhiều và thời tiết không được tốt, vì vậy sau 5 tháng nuôi chỉ đạt tỷ lệ sống là
40%, trọng lượng trung bình khi thu hoạch là 500 g/con. Sau khi thu hoạch anh trừ đi
tổng chi phí thì lỗ khoảng 5.065.000 đồng.
4.3.2 Thể tích vèo, con giống, mật độ và thức ăn
4.3.2.1 Thể tích vèo nuôi cá lóc
Thể tích NTTS của các hộ khảo sát trung bình là 18,1±5,64 m
3
/vèo (phụ lục B). Sở dĩ
độ lệch chuẩn biến động khá lớn là do mức đầu tư của nông hộ cũng như diện tích mặt
tiền trước nhà của các hộ nuôi, nếu như mặt tiền có chiều dài lớn thì hộ nuôi có thể
mở rộng thể tích vèo và ngược lại. Vèo nhỏ nhất có thể tích là 6 m
3
và vèo lớn nhất có

thể tích là 30 m
3
. Với thể tích trung bình của mỗi vèo khoảng 18,1 m
3
là tương đối
phù hợp, dễ chăm sóc và quản lý. Qua đó cho thấy vèo có thể tích lớn hay nhỏ là còn
phụ thuộc vào diện tích mặt sông của từng hộ gia đình, khả năng đầu tư ban đầu hoặc
việc tận dụng vèo của vụ trước mà tiếp tục sử dụng cho vụ sau, thông thường một vèo
có thể sử dụng để nuôi từ 2-3 vụ.
4.3.2.2 Nguồn giống
Nguồn giống mà các nông hộ nuôi chủ yếu là giống nhân tạo và đã được mua từ các
tỉnh như: Đồng Tháp, An Giang, Trung tâm giống Hậu Giang…Kích cỡ cá giống
được các nông hộ chọn mua thông thường từ lồng 8 đến lồng 10 (khoảng 1.000-1.200
con/kg). Với kích cỡ cá giống trên thì các hộ khi mua về đều thả nuôi lên thương

25

phẩm ngay không cần thêm giai đoạn ương thứ 2. Khâu chọn cá giống của các nông
hộ cũng khá đơn giản, quan trọng nhất là cá phải đồng cỡ, nhập giống một lần và khỏe
mạnh. Nếu cá giống không đều cỡ chỉ cần chênh lệch 10-7 là con 10 sẽ ăn con 7, cá
lớn rượt đuổi cá nhỏ không vào ăn được, hoặc cá lớn cắn cá nhỏ làm xây xát sẽ dẫn
đến bệnh, tỷ lệ hao hụt cao, mặc dù khi nhập giống cá vẫn khỏe và tốt. Kinh nghiệm
của các hộ nuôi cho rằng khi mua giống phải chọn những con cá cái do có kích thước
lớn và tăng trọng nhanh, thông thường cá lượt trên rỗ đa phần là cá cái. Vì vậy để có
đàn cá cái như mong muốn ta phải chọn những trại giống có kỹ thuật và uy tín cao.
4.3.2.3 Mật độ cá thả nuôi
Mật độ cá thả nuôi của các nông hộ được trình bày ở Bảng 4.5.
Bảng 4.5: Mật độ cá thả nuôi tại vèo của 31 hộ đã được khảo sát
Mật độ (con/m
3

) Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%)
> 200 11 35,5
200 - 250 18 58,1
< 250 2 6,4
Trung bình±ĐLC 206±35,2
Tổng 31 100
Qua Bảng 4.5 cho thấy mật độ cá thả nuôi dao động trong khoảng 200-250 con/m
3
,
chiếm tỷ lệ cao nhất (58,1%). Trong 31 hộ đã khảo sát thì mật độ trung bình cá thả
nuôi là 206±35,2 con/m
3
. Có sự biến động quá lớn về độ lệch chuẩn cá thả nuôi là do
mức đầu tư ban đầu của hộ nuôi, kích cỡ cá thả khác nhau cũng như có nhiều hộ thả
với mật độ dầy và nhiều hộ thả với mật độ thưa,…
Với mật độ thả cá giống khá cao như trên cho thấy chỉ thích hợp với hình thức nuôi cá
trong vèo trên sông, do nước chảy liên tục nên khả năng cung cấp oxy sẽ không bị
thiếu, đây cũng là một ưu thế khi chọn hình thức nuôi. Qua khảo sát từ 31 hộ cho thấy
mật độ cá thả nuôi phụ thuộc vào thể tích của vèo, vèo có thể tích càng lớn thì mật độ
thả cá giống càng cao và lợi nhuận tương đối đạt hơn các hộ nuôi với thể tích nhỏ.
Theo phụ lục B cho thấy, các hộ nuôi cá có thể tích vèo từ 22,5 m
3
trở lên đều thả
giống với mật độ trên 200 con/m
3
và một số hộ có mức lợi nhuận trên 10.000.000 đ/vụ
đều thả nuôi với thể tích vèo lớn. Ngoài ra mật độ cá thả còn phụ thuộc vào mùa vụ
nuôi và mức vốn vào thời điểm thả nuôi cá của từng hộ, do một số hộ sử dụng vèo của
vụ trước để tiếp tục nuôi cho vụ sau nhưng do thời tiết xấu, khả năng kiếm nguồn thức
ăn để nuôi cá lóc khó khăn hay giá cá thương phẩm lúc thu hoạch không cao nên một

số hộ nuôi thưa hơn vụ trước. Anh Phạm Văn Thới có thể tích vèo là 30 m
3
nhưng chỉ
thả cá với mật độ 200 con/m
3
, đạt tỷ lệ sống là 70% và cuối vụ anh thu được lợi nhuận
là 11.265.000đ, so với anh Nguyễn Chí Tâm chỉ với thể tích 22,5 m
3
nhưng thả với
mật độ 222 con/m
3
, tỷ lệ sống là 80% và đạt lợi nhuận tới 13.385.000đ. Giá cá vào

×